Các bước lập KHPT nghề nghiệp

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm (Trang 55 - 58)

Lập KHPT nghề nghiệp bao gồm 5 bước:

Bước 1: Đánh giá bản thân

Bước 2: Nghiên cứu công việc

Bước 3: Tính toán và ra quyết định

Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bước 5: Lập kế hoạch hành động

Sau đây ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách thức xây dựng từng bước cụ thể như sau:

022014 – MTT - BGCT Trang 56

Biết và hiểu bản thân là một phần quan trọng nhất của kế hoạch nghề nghiệp. Thông thường có thể tự đánh giá bản thân

thông qua các câu hỏi về sở thích như:

1. Điểm mạnh:

- Bạn làm tốt việc gì?

- Bạn có những kỹ năng gì?

- Tính cách nào của bạn nổi trội nhất?

2. Điểm yếu

- Bạn không thích loại công việc nào?

- Những kỹ năng nào bạn không giỏi?

- Bạn có những hạn chế gì? 3. Cần cải thiện:

- Bạn muốn học thêm những kiến thức gì? (chuyên ngành, xu hướng mới…) - Bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng gì? (phân tích, đàm phán, thuyết trình…) 4. Đam mê:

- Bạn thích làm công việc gì? (gặp gỡ nhiều người, làm việc với các con số, phân tích tình hình tài chính hay chăm sóc, hỗ trợ khách hàng…)

- Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa? (Tiền lương, thăng tiến, cơ hội học hỏi…)

Trong trường hợp chúng ta không biết phải hỏi bản thân những câu gì để khám phá con người của chính mình, chúng ta có thể sử dụng một trong những công cụ rất hữu ích đó là ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ mà ta có thể gặp phải, từ đó sẽ giúp chúng ta tập trung phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội một cách tốt nhất.

022014 – MTT - BGCT Trang 57

4.2.2.2 Nghiên cứu công việc

Tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân của mình nhất. Truy cập vào các trang web tuyển dụng có thể giúp chúng ta tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường, cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại.

Nguồn thông tin việc làm:

- Các Websites tuyển dụng có thể giúp bạn tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại.

- Các mạng cộng đồng Facebook, Twitter, Blogs: hỏi những người trong nghề bạn quen xem công việc mà họ đang làm hằng ngày là gì? Kỹ năng nào cần thiết cho công việc? Triển vọng thăng tiến như thế nào?

Ngoài ra, bạn cũng có thể dự các buổi hội thảo, hội chợ việc làm để thu thập thêm thông tin. Cách làm này cũng rất hiệu quả vì chúng ta có thể trực tiếp tương tác với nhân viên trong một công ty.

Muốn việc này tiến hành thuận lợi, đừng quên thường xuyên cập nhật hồ sơ (thông tin giới thiệu về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và thành công trong công việc).

4.2.2.3 Tính toán và ra quyết định

Lập danh sách 02 hoặc 03 ba công việc ưng ý nhất dựa trên những tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp như giá trị, sở thích, tính cách, kỹ năng…

Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nếu công việc lý tưởng đó chính là những gì bạn đang làm thì từ nay bạn chỉ cần tập trung mọi nỗ lực của mình vào kế hoạch thăng tiến sự nghiệp! Ngược lại, bạn nên cân nhắc đến khả năng chuyển việc.

4.2.2.4 Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn. Lưu ý:

022014 – MTT - BGCT Trang 58 - Thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt.

4.2.2.5 Lập kế hoạch hành động

- Sẵn sàng làm việc: Xác định kiến thức & kỹ năng cần bổ sung để đạt được mục tiêu thăng tiến, trong đó xác định rõ mức độ ưu tiên và thời hạn chót để hoàn thành.

- Chưa sẵn sàng cho công việc: Chỉnh sửa hoặc đăng mới hồ sơ trực tuyến. Theo dõi thường xuyên thông tin việc làm và tham khảo mục tư vấn hướng nghiệp trên báo đài hay trang web tuyển dụng để có những cơ hội việc làm mới.

Một bản hoạch định nghề nghiệp tỉ mỉ sẽ rất có ích cho chúng ta về sau vì nó giúp chúng ta tìm thấy mục tiêu, hành động mà bạn cần phải thực hiện.

Một phần của tài liệu kỹ năng mềm (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)