Thực hiện quy định của Luật Bảo vệ Môi trường BVMT nước CHXHCN Việt Nam, Công ty TECCO đã phối hợp với cơ quan tư vấn, là Trung tâm quan trắc & kỹ thuật môi trường Nghệ An tiến hành nghi
Trang 1Tiểu luận
Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Vinh Tân
Trang 2Mở đầu
Thành phố Vinh là thành phố thuộc tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội Trong lĩnh vực phát triển đô thị, việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật trên địa bàn thành phố Vinh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh đang chỉ đạo lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới góp phần giải quyết vấn đề bức xúc này
Dự án “Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Vinh Tân” là một dự án đáng quan
tâm trong kế hoạch phát triển Nam Vinh Công ty TECCO đã được Uỷ ban nhân
dân tỉnh quyết định cho phép làm chủ đầu tư dự án “Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Vinh Tân” tại xã Vinh Tân, thành phố Vinh
Tuy nhiên, khi Khu đô thị mới Vinh Tân đi vào hoạt động, bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội tất yếu cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề về môi trường Thực hiện quy định của Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) nước CHXHCN Việt Nam, Công ty TECCO đã phối hợp với cơ quan tư vấn, là Trung tâm quan trắc & kỹ thuật môi trường Nghệ An tiến hành nghiên cứu khảo sát và lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà đô thị mới Vinh Tân tại xã Vinh Tân, thành phố Vinh
Báo cáo được lập với những mục đích sau:
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện Dự án
- Phân tích khoa học và dự báo những tác động tích cực và tiêu cực, các tác
động trực tiếp và gián tiếp do hoạt động của Dự án tới môi trường tự nhiên, kinh tế
- xã hội khu vực thực hiện Dự án và các vùng phụ cận
- Đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật công nghệ giúp phòng tránh và giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động của Dự án nhằm bảo vệ môi sinh và đảm bảo sức khoẻ cộng đồng dân cư sống trong khu vực
Báo cáo này còn cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm quản lý tốt vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động của khu đô thị, đồng thời cũng giúp cho Chủ đầu tư có những thông tin cần thiết
để lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm khống chế, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ công nhân và môi trường
Trang 3Các Căn cứ để lập báo cáo
1 Cơ sở pháp lý
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành sau đây:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy địnhh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMTngày 18 tháng 12 năm 2006 V/v bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
- Quyết định số 412/ QĐ.UBND-ĐT ngày 28/1/2005 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết và quyết định số 747/QĐ.UBND-ĐT của UBND tỉnh Nghệ An về việc điều chỉnh đồ án Quy hoạch chi tiết dự án Khu đô thị mới Vinh Tân , thành phố Vinh
2 Các tài liệu và số liệu liên quan sử dụng trong Báo cáo
- “Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Vinh Tân” do Công ty tư vấn Đại học xây dựng thiết kế khảo sát và quy hoạch
- Số liệu điều tra thu thập về điều kiện tự nhiên, dân cư kinh tế - xã hội khu vực dự án do cơ quan tư vấn thực hiện;
- Kết quả nghiên cứu, khảo sát, đo đạc và phân tích hiện trạng phông môi trường nền khu vực dự án (nước và không khí) do cơ quan tư vấn thực hiện;
- Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường (năm 1995, 1998, 2000 và 2005)
3 Tổ chức thực hiện Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Vinh Tân – thành phố Vinh” do Trung tâm QT&KTMT Nghệ An chủ trì thực hiện, với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia am hiểu về ĐTM thuộc các lĩnh vực chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, chất thải rắn, sinh thái môi trường
Các thành viên tham gia thực hiện chính:
- KS Hồ Sỹ Dũng - Giám đốc Trung tâm QT&KTMT Nghệ An
- CN Lê Văn Hoà - Phó Giám đốc Trung tâm QT&KTMT Nghệ An
- CN Bạch Hưng Cử - Trưởng bộ phận quan trắc
- CN Trần Thị Thành - Trưởng bộ phận phân tích
- KS Ngô Trí Sâm - Cán bộ kỹ thuật
Trang 4- CN Nguyễn Minh Thắng - Cán bộ kỹ thuật
- Ông Bùi Văn Quyền - Phó Giám Đốc chi nhánh Cty TECCO
Chương I Mô tả tóm tắt dự án
1.1 Tên Dự án: “ Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Vinh Tân”
1.2 Chủ dự án: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng & ứng dụng công nghệ mới
(TECCO)
- Ông: Bùi Văn Quyền - Chức vụ: Phó giám đốc
- Địa chỉ: Nhà C1 Quang Trung, tp.Vinh, tỉnh Nghệ An
- Mã số thuế: 0302485061- 001
1.3 Vị trí địa lý của dự án:
Khu đô thị mới Vinh Tân có diện tích 14,3 ha nằm trong khu tổng thể quy hoạch đô thị Nam Vinh
+ Phía Tây giáp đường Đinh Nhật Thận;
+ Phía Đông giáp mương thoát nước;
+ Phía Bắc giáp đường quy hoạch và khu dân cư;
+ Phía Nam giáp đường tàu cũ
Mật độ xây dựng: 35,5%
Đánh giá vị trí lựa chọn:
- Về điều kiện xây dựng:
+ Vị trí dự án nằm gần đường tránh thành phố Vinh và chợ Vinh, phù hợp với việc quy hoạch khu dân cư đô thị mới, thuận tiện cho việc đầu tư xây dựng
+ Khu đất xây dựng dự án hiện một là đất ao trũng chuyên nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau muống và một phần thuộc diện tích hoang hoá
+ Cao độ san nền so với cao độ san nền quy hoạch cho phép là 3,7 m
Vì vậy, khu vực lựa chọn có nhiều thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình, chi phí đền bù thu hồi đất không nhiều
- Về vấn đề đầu nối hạ tầng kỹ thuật giữa trong và ngoài hàng rào khu vực dự án:
+ Thuận lợi: Vị trí dự án nằm gần đường tránh Vinh và chợ Vinh Đây là những tuyến đường chính và nơi giao thương của Thành phố Vinh, là động lực để phát triển kinh tế xã hội khu vực Vì vậy, vị trí lựa chọn có điều kiện thuận lợi để
đấu nối hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện nước, thông tin liên lạc
Trang 5+ Khó khăn: Là vùng đất nuôi trồng thuỷ sản, và trồng rau muống, đất hoang hoá có cốt địa hình thấp hơn so với xung quanh, cơ sở hạ tầng trong phạm
vi nghiên cứu quy hoạch hầu như chưa có gì, đòi hỏi việc san lấp mặt bằng, từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu lớn: san nền, đường giao thông
Đánh giá chung: Với vị trí địa lý thuận lợi (trong định hướng quy họach
chung của thành phố thì dự án thuộc khu vực trung tâm), nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng, bối cảnh kinh tế phát triển của thành phố cộng với những chính sách ưu
đãi đầu tư của tỉnh nên dự án có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện, có tính khả thi, đem lại nhiều hiệu qủa về kinh tế xã hội
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án
b Mục tiêu của dự án:
- Đầu tư xây dựng đồng bộ “Khu đô thị mới Vinh Tân” có điều kiện thu
hút được lượng người có nhu cầu đến sống và sinh hoạt tại đây
- Tạo tiền đề cho việc tiếp tục quy hoạch, nâng cấp và phát triển đồng bộ
“Khu đô thị mới Vinh Tân” khang trang, hiện đại ngang tầm với một số khu nhà
ở cao cấp trong nước
1.4.3 Quy mô của dự án
- San nền : san đến cao độ + 3,70 (cao độ hải đồ)
- Giao thông :
+ Đường trục chính : 54m, 24m, 18m
+ Đường khu vực tính cho làn xe : 12 -18m
- Cấp điện : 250KW/ha
- Thoát nước : 85% công suất cấp nước + thoát nước mưa
1.4.4 Các giải pháp quy hoạch :
Trang 6* Quy hoạch sử dụng đất : Hệ thống giao thông bám sát vào quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt Các tuyến giao thông chính được xác định trong quy hoạch tổng thể Tổ chức quy hoạch hợp lý thuận tiện
Giải pháp cơ cấu phân khu chức năng đáp ứng yêu cầu
về mối liên hệ giữa các khu, tính hoạt động độc lập, tạo không gian cảnh quan và bán kính hoạt động hợp lý, cụ thể như sau;
- Khu quy hoạch được bố trí thành các không gian chức năng
- Khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp trung tâm thương mại
- Khu nhà ở biệt thự vườn
- Khu nhà liền kề, nhà phố thương mại
- Khu thể dục thể thao
- Khu công viên cây xanh
- Khu nhà trẻ
- Khu công cộng hành chính chợ
Các biệt thự vườn được bố trí thành dãy hướng về phía lõi của khu ở, tránh được các sự ảnh hưởng trực tiếp của khu ở tới trục đường Lê Mao cũng như cảnh quan chung của đô thị, các khu nhà kết hợp sân vườn nội bộ tạo nên cảnh quan đẹp cho toàn bộ tuyến đường và sự thuận lợi trong sinh hoạt của các chủ nhà sau này
Các nhà chung cư cao tầng kết hợp trung tâm thương mại bố trí theo dọc đường Lê Mao là tuyến đường chính tạo cảnh quan đẹp hình thành các điểm nhấn kiến trúc quy hoạch
Khu đất thể dục thể thao dành cho các hoạt động thể dục vui chơi của nhân dân trong khu dự án được bố trí hợp lý gần công viên hồ nước
Bảng 1.1: Cơ cấu quy hoạch đất đai
Trang 74 Đất cây xanh – Công viên- Mặt nước 17.829 12,5
bán cho thuê
1.4.5 Quy mô đầu tư các hạng mục công trình:
Trang 8Tổng số người trong BT5 : 9 x5 = 45 người
Tổng số căn nhà biệt thự là 113 căn Bình quân 1 căn nhà biệt thự có 5 người, vậy tổng số người trong tất cả các khu biệt thự là: 5 x 113 = 565 người
B NHà liền kề
a Khối nhà liền kề NL1:
- Số căn hộ liền kề: 28 căn
- Diện tích đất: 3757 m2
- Tổng diện tích sàn khu nhà ở liền kề NL1: 8453 m2
Tổng số người trong NL1 : 28 x4 = 112 người
b Khối nhà liền kề NL2:
- Số căn hộ liền kề: 33 căn
- Diện tích đất: 4700 m2
- Tổng diện tích sàn khu nhà ở liền kề NL2: 10575 m2
Tổng số người trong NL2 : 33 x4 = 132 người
c Khối nhà liền kề NL3:
- Số căn hộ liền kề: 26căn
- Diện tích đất: 3190 m2
- Tổng diện tích sàn khu nhà ở liền kề NL3: 7178 m2
Tổng số người trong NL3 : 26 x4 = 104 người
d Khối nhà liền kề NL 4:
- Số căn hộ liền kề: 32 căn
- Diện tích đất : 3910 m2
- Tổng diện tích sàn khu nhà ở liền kề NL4: 8798 m2
Tổng số người trong NL4 : 32 x4 = 128 người
e Khối nhà liền kề NL 5:
- Số căn hộ liền kề: 32 căn
- Diện tích đất : 4900 m2
- Tổng diện tích sàn khu nhà ở liền kề NL5:11025 m2
Tổng số người trong NL5 : 32 x4 = 128 người
Trang 9Như vậy tổng số căn hộ liền kề là 151 căn tương đương với số lượng người
là 4 x151 = 604 người (trung bình mỗi căn hộ có khoảng 4 người)
C NHà Chung cư cho người có thu nhập thấp (cao 5 tầng)
Tổng số người trong khu B là: 560 người
Tổng số người trong 2 khu chung cư là: 1180 người
D NHà Chung cư cao cấp và dịch vụ cao tầng
- Diện tích mỗi tầng là gần : 800 m2 tương đương với 16 căn hộ mỗi tầng
Vậy tổng số người trong khu B là : 16 x4x14 = 896 người
- Diện tích mỗi tầng là gần: 760 m2 tương đương với 14 căn hộ mỗi tầng
Vậy tổng số người trong khu C là : 14 x4x14 = 784 người
- Diện tích mỗi tầng là : 1.120 m2 tương đương với 20 căn hộ mỗi tầng
Vậy tổng số người trong khu E là : 20x4x14 = 1120 người
Tổng số người trong 3 khu B, C, E là 2800 người
1.4.6 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Trang 10a Hệ thống giao thông : mạng lưới nội bộ đường thiết kế rộng 12 m, trong
đó lòng đường rộng 6m đủ cho 2 làn xe, vỉa hè mỗi bên rộng 3m Trục đường của khu được thiết kế rộng 24m với 2 làn đường mỗi làn rộng 7,5m, giải phân cách rộng 2m và vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m Kết cấu đường loại A, tải trọng xe H10 (dùng cho xe con), Modul đàn hồi Eyc = 1190 daN/cm2), thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế đường, đường phố TCN 104 – 83 Gồm 3 lớp kết cấu :
- Lớp 1 : 7 cm (Bê tông hạt nhựa trung)
- Lớp 2 : 15 cm (cấp phối đá dăm loại 1)
- Lớp 3 : 15 cm (cấp phối đá dăm loại 2)
- Gạch lát hè 300x300 dày 6cm
b San nền tạo mặt bằng
- Thiết kế san nền theo nguyên tắc san nền tạo mặt bằng để xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường và các hạ tầng kỹ thuật đi kèm theo đường giao thông như : cấp thoát nước, cấp điện, bãi đỗ xe, cây xanh,…Đối với các lô đất, san gạt sơ bộ
để lấy mặt bằng xây dựng, khi xây dựng các công trình trong lô, tuỳ thuộc vào thiết kế chi tiết các công trình bên trong sẽ san nền tiếp để phù hợp với yêu cầu sử dụng và đấu nối với hạ tầng kỹ thuật bên ngoài
- Cơ sở cao độ khống chế : Tuân theo cao độ khống chế quy hoạch san nền khu vực và cao độ quy hoạch tại các tim đường đô thị
- Hướng dốc thoát nước san nền thiết kế dốc ra các nhánh đưòng xung quanh theo nguyên tắc nước tự chảy, cao độ vỉa hè cao hơn đường 0,15-0,2m
- Khu vực nền đường, bãi đỗ xe, trước khi đắp nền cần bóc bỏ lớp đất hữu cơ thảo mộc trung bình dày 20cm Đối với các ao hồ hiện trạng vét bùn đáy ao sau
đó đắp cát san nền theo từng lớp, đầm nén với độ chặt yêu cầu k=0,9 Đối với các lô đất, tiến hành đắp nền theo từng lớp đến cốt thiết kế Khi xây dựng các công trình bên trong lô sẽ xử lý nền móng tiếp để phù hợp theo quy mô cụ thể của từng công trình
- Khối lượng san lấp được tính toán theo phương pháp lưới ô vuông với kích thước ô trung bình 20x20m Một số ô được chia nhỏ hơn để phù hợp với ranh giới
và địa hình khu đất
- Khi tính toán ô coi mặt đường đã làm xong, sau đó sẽ trừ bớt khối lượng
đắp khuôn đường
c Cấp nước
Khu vực nghiên cứu hiện nay chủ yếu là đất ao trũng chuyên nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau muống và một phần thuộc diện tích hoang hoá Dự kiến nguồn nước cấp cho khu vực được nối từ đường ống đã có qua tuyến ống truyền dẫn nằm
Trang 11trên tuyến đường Lê Mao (ở phía Đông khu vực) Trong phạm vi quy hoạch này tuyến ống dẫn nước sẽ được xây dựng để đấu nối cho khu đô thị
d Cấp điện và chiếu sáng
Căn cứ theo quy chuẩn Việt Nam về trang thiết bị điện được thiết kế, lắp đặt trong công trình, phần thiết kế kỹ thuật được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn, quy phạm sau và hiện trạng của mặt bằng:
- TCXD 49 – 1972 tiêu chuẩn thiết kế khí hậu xây dựng – UB thiết kế cơ bản nhà nước 1972
- TCVN 2328 – 1978 : Môi trường lắp đặt thiết bị điện - định nghĩa chung
- 11 TCVN 18 – 1984 : Quy phạm trang thiết bị điện (phần 1 : quy định chung)
- 11 TCVN 19 – 1984 : Quy phạm trang thiết bị điện (phần 2 : Hệ thống
- TCVN 4756 – 89 : Quy phạm nối đất và nối trung tính các thiết bị điện
- 20 TCVN 25- 1991 : Đặt đường dẫn điện trong khu công trình công cộng
- Tiêu chuẩn IEC 346 và 479-1
- TCVN 2622-1995 phòng cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế – Viện tiêu chuẩn hoá tiêu chuẩn kết hợp với cục phòng cháy chữa cháy Bộ công an biên soạn
Giải Pháp thiết kế
Căn cứ theo quy mô và tính chất sử dụng, theo quy phạm xây dựng QLXD
2565, công trình được phân vào nhóm phụ tải loại II
Nhu cầu cung cấp điện : Điện áp 380 V 3 pha, 4 dây, tần số f = 50Hz
Nguồn điện cung cấp toàn bộ khu vực được lấy điện từ đường dây trung áp
đi ngang qua khu vực đã có
Từ đường dây trung áp 22KV đi ngang qua khu vực, các trạm biến áp, hạ áp 77khu vực sẽ lấy điện trực tiếp từ đường dây này
Bảng 1.3 Tổng hợp công suất các hạng mục sử dụng điện
Trang 125 Khu nhà ở cao tầng, kết hợp thương mại 440
Công suất trạm biến áp
Công suất đặt cho cả khu : PĐ = 3390,09 kW
Đối với khu đô thị mới lấy Knc = 0,6; cos = 0,85
Tổng công suất biểu kiến cho toàn khu vực:
Stt = PĐ * Knc /cos 0,85 = 3390,09 *0,6*/0,85 = 2393 kVA
Như vậy, tổng công suất biểu kiến của khu có nhu cầu khoảng 2393 kVA, với tổng công suất này sẽ bố trí 5 trạm biến áp, mỗi trạm có công suất tổng cộng không nhỏ hơn tổng công suất đặt của cả khu
Bảng 1.4 : Thống kê phần động lực hệ thống cấp điện
vị
Số lượng
Trạm 1 Cấp điện cho khu nhà
liền kề, biệt thự, trường mầm non & UBND
(35)/04kV
Trạm 1 Cấp điện cho nhà liền
kề, biệt thự & khu TDTT
(35)/04kV
Trạm 1 Cấp điện cho khu nhà
biệt thự & công viên cây xanh - mặt nước
Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà trong khu vực điều khiển tập trung tại các tủ
điều khiển chiếu sáng TĐKCS, các tủ điều khiển này được lấy nguồn trực tiếp từ
Trang 13tủ điện phân phối các trạm biến áp, sơ đồ điều khiển chiếu sáng thể hiện ở các bản
vẽ cáp chiếu sáng được đi trong các rãnh cáp
Để bảo vệ từng thiết bị cuối cùng, các nhánh đều đựơc bảo vệ bằng các aptomat tự động có tính năng bảo vệ quá tải và ngắt mạch, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối trong quá trình chiếu sáng
Các cột neon chiếu sáng sử dụng cột thép cao 8m đối với các đường, được chôn trực tiếp xuống móng Bêtông Mac200 chi tiết tính toán chiếu sáng với đường này được thể hiện ở phần chạy tính toán chiếu sáng ,
e Thoát nước thải và vệ sinh môi trường :
Bố trí hệ thống thoát nước thải riêng
Biện pháp tổ chức thu gom rác thải :
- Căn cứ vào các dạng biệt thự
- Việc thu gom rác do công ty môi trường đô thị thành phố đảm nhiệm
- Rác thu gom được đưa về bãi rác tập trung
Các khu nhà ở, nhà làm việc : Nước thải được đưa ra các tuyến cống sân nhà, khoảng 3 nhà được bố trí đầu chờ nối là các giếng thăm, thoát nước đường phố đặt trên vỉa hè, tim cống cách mép hè 200m, có đường kính 300-400mm Do đặc điểm
địa hình sau khi san nền nên toàn bộ khu vực được thiết kế một lưu vực thoát nước
f Khu cây xanh mặt nước
Khu cây xanh công viên tập trung được bố trí bên trong khu đất tiếp giáp với những khu nhà tầng thấp vừa tạo cảnh quan đẹp, là khoảng không gian mở trong toàn khu đất vừa là lá phổi cho toàn bộ khu ở Dự kiến trồng keo lá tràm, Phượng vỹ kết hợp với Bằng lăng dọc theo hai bên tuyến đường nội bộ với khoảng cách 10m/cây Diện tích khu đất gồm cây xanh và mặt nước công viên là
17.829m2 chiếm 12,5% diện tích toàn bộ khu quy hoạch dự án
g Khu dịch vụ công cộng:
Có diện tích: 7.999m2 chiếm 5,6% diện tích toàn bộ khu quy hoạch dự án
xây dựng khu vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu cho dân cư trong khu vực Gồm có: bể bơi, sân tennis, sân cầu lông, phòng tập thể dục thể hình, thẩm mỹ, vật
lý trị liệu, nhà hàng
g Hệ thống thoát nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý:
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế bằng mương thoát nước, có nắp đan Nước thải được thu gom về hệ thống ống trung tâm và được xử lý qua hệ thống xử
lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn TCVN6772:2000 rồi mới thoát ra lưu vực tiếp nhận là hệ thống thoát nước thải chung của thành phố (Khi chưa có hệ thống tách nước thải riêng thì nước thải, nước mưa sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn thải, lưu vực
Trang 14tiếp nhận là sông Cửa Tiền Khi hệ thống thoát nước thải của thành phố xây dựng xong, sẽ đấu nối với hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và tiếp tục xử lý tại trạm
xử lý nước thải tập trung của thành phố tại xã Hưng Hoà
1.4.7 Các giải pháp kỹ thuật:
a Giải pháp quy hoạch:
“Khu đô thị mới Vinh Tân” được thiết kế trong quy hoạch tổng thể Đô thị
Nam Vinh với ý đồ tạo nên một không gian sống linh động, bố cục các mẫu nhà với tỷ lệ cơ bản, làm cho bộ mặt khu nhà luôn thay đổi, chuyển động nhưng luôn theo một thiết kế trật tự thống nhất và ổn định
Khu nhà ở chung cư được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kiến trúc của nhà cao tầng Thang máy làm phương tiện giao thông thẳng đứng, bên trong chủ yếu dùng thang máy để tổ chức hệ thống giao thông công cộng Tổ hợp thang máy ở mỗi ngôi nhà chung cư được thiết kế bố cục hợp lý, thoả mãn tổ hợp không gian kiến trúc cao tầng
Phần nền móng nhà cao tầng ăn sâu dưới mặt đất để bám chắc do đó các ngôi nhà cao tầng được thiết kế tầng hầm, để làm phòng thiết bị, gara, phòng bảo vệ và hỗ trợ khác
c Giải pháp phòng hỏa:
Toàn bộ mặt bằng khu dự án được thiết kế và lắp đặt một hệ thống cứu hoả hữu hiệu nhất, từ hệ thống cấp nước cứu hoả của Thành Phố Vinh được đấu nối vào hệ thống phòng hoả trên mặt bằng toàn khu
Đối với nhà chung cư: do công năng phức tạp, thiết bị nhiều, người đông, sinh hoạt khác nhau do đó yếu tố gây hoả hoạn phải được coi trọng Giới hạn chịu lửa là cấp I Bố trí thang thoát người bằng đường bộ và thang máy dự phòng Cầu thang thoát hiểm bố trí thông ra mái nhà Tính toán cấp nước dự phòng và thiết bị dập lửa cố định
d Giải pháp cấp nước, thoát nước:
Trang 15Đối với cấp nước: Ngoài hệ thống cấp nước bên ngoài nhà, thì còn có hệ thống cấp nước nội bộ (trong nhà) bao gồm hệ thống bể ngầm và bể nước trên mái
có từng khoá van nước vào riêng rẽ từng căn hộ Mỗi hệ thống cấp nước đều có
khoá van nước độc lập
Đối với hệ thống thoát nước: Để đảm bảo tiêu thoát nước từ bể lớn và do
được thiết kế có dạng đứng và dài, nối tiếp các thiết bị WC vào đường ống nhiều, một bộ phận đường ống đứng có thể bị tắc làm hỏng những mối nối thiết bị vệ sinh có thể gây rò rỉ, cho nên với hệ thống thoát nước của nhà cao tầng phải có
đường ống thông hơi
Để đảm bảo vệ sinh môi trường, hệ thống thoát nước thải trong nhà được đấu vào hệ thống thoát nước thải riêng của toàn bộ khu dự án và được đưa dẫn tới bể xử lý ngầm (bể lắng lọc) và bể xử lý nước thải tập trung, rồi mới được đấu nối vào hệ thống
thu thoát nước mưa và nhập vào hệ thống thoát nước chung của thành phố
e Giải pháp thiết kế điện:
- Toàn bộ dự án được đầu tư xây dựng và lắp đặt một trạm biến áp 3390,09KVA cung cấp cho tất cả các hộ liền kề và nhà chung cư, khu vui chơi giải trí…
- Ngoài nguồn điện thường dùng, trong nhà chung cư phải có nguồn điện
dự phòng Khi nguồn dùng có sự cố thì máy dự phòng có thể cấp điện chiếu sáng
an toàn, bơm nước vận hành máy
f Thiết bị thang máy:
Mỗi khu nhà chung cư được bố trí 2 thang máy Phòng thang máy tách khỏi
bể nước trên mái, có điều kiện thông gió và chiếu sáng tốt
g Về chống sét: Bao gồm 3 bộ phận thiết bị chống sét trên mái, dùng kim chống
sét hoặc dải chống sét Đường dẫn nối liền phần chống sét với phần tiếp đất, có thể dùng vật liệu thép ở trong kết cấu bê tông cốt thép nên có 2 đường dẫn, chỗ nối phải hàn để đảm bảo tính dẫn điện
h Về điện thoại và truyền hình cáp:
Toàn bộ khu dự án được bố trí thiết bị phân tuyến để cho các hộ sử dụng
1.4.8 Nhu cầu sử dụng nước của dự án
Phương án cấp, thoát nước:
* Hệ thống cấp nước:
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt, sản xuất, tưới cây, rửa đường:
Trang 16- Nguồn nước: Dự kiến nguồn nước cấp cho khu vực được nối từ đường ống
đã có qua tuyến ống truyền dẫn nằm trên tuyến đường Lê Mao (ở phía Đông khu vực) Trong phạm vi quy hoạch này tuyến ống dẫn nước sẽ được xây dựng để đấu nối cho khu đô thị
Theo tính toán của nhà đầu tư toàn bộ dân số của khu đô thị mới Vinh Tân
sẽ khoảng 5000 người
Theo tiêu chuẩn TCVN 5913:1988, nhu cầu cấp nước như sau:
Nước sinh hoạt tính cho toàn bộ khu đô thị là:
1000
xN q
SH (m3/ng.đ)
Trong đó: N là số dân trong mỗi khu nhà
qSH : lượng nước sinh hoạt trung bình cấp cho mỗi người dân (tuỳ theo khu vực)
Trong đó : + Nước cấp cho khu biệt thự (5 khu): Số dân trong nhà lô N1 = 565 người
qSH = 200 l/người ng.đ
Thay số tính : QSH1 = 113,0 (m3/ng.đ) + Nước cấp cho khu nhà liền kề (5 nhà): Số dân trong khu này là N2
=604người
qSH = 180 l/người ng.đ
Thay số tính : QSH2 = 108,72 (m3/ng.đ) + Nước cấp cho khu chung cư 5 tầng (2 khu): Số dân trong 2 khu này là N3 =1180người
qSH = 150 l/người ng.đ
Thay số tính : QSH3 = 177 (m3/ng.đ) + Nước cấp cho khu chung cư cao cấp (3 khu): Số dân trong 3 khu này là N4 =2800 người
qSH = 160 l/người ng.đ
Thay số tính : QSH4 = 448 (m3/ng.đ) + Nước cấp cho khu mát xa, sân TDTT, nhà trẻ, trường học và các khu vực dịch vụ khác:
QMS = 200(m3/ng.đ)
Trang 17+ Nước tưới cây, rửa đường: QRĐ = Fx8.0(m3/ng.đ)
F: Tổng diện tích cây xanh (2ha) và mặt đường (4,95ha) Thay số tính QRĐ = 55,6 (m3/ng.đ)
Lượng nước cần trong một ngày đêm:
Q = QSH1 + QSH2 + QTC + QSH3 + QSH4 + QRĐ + QMS = 1102,3 m3/ngày đêm Trong đó lượng nước thải được tính bằng 85% lượng nước cấp
Qthải = (QSH1 +QSH2 +QSH3 + QSH4 +QMS)x85%
= 1046,7 x85%= 889,7m3/ngày đêm , làm tròn 890m3/ngày đêm
Các tuyến ống trên mạng được bố trí trên vỉa hè hoặc bên mặt đường dọc theo các tuyến đường, những tuyến đường ống mà các đối tượng sử dụng nước ở 2 bên đường Các nút trên mạng đều bố trí van khóa để điều chỉnh nước mỗi khi mạng lưới đường ống xảy ra sự cố sao cho mạng lưới đường ống cung cấp nước một cách liên tục
* Hệ thống cấp nước chữa cháy:
Phương án quy hoạch: Nước chữa cháy được lấy trực tiếp từ mạng cấp nước chữa cháy chung cả khu vực Thiết kế hệ thống cấp nước và phòng cháy chữa cháy theo các tiêu chuẩn sau : TCVN 2622:1978, TCVN 5760:1993, TCVN5913:1988
Số lượng đám cháy xảy ra đồng thời : 2 đám
Lưu lượng nước cho một đám cháy : 10 lít/giây
Lưu lượng yêu cầu cấp nước chữa cháy :
QCH = 1 x 10 = 10 l/s ( lấy theo cả các khu vực lân cận)
Vậy lượng nước dùng để cấp cho phòng cháy chữa cháy:
Trang 18Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn cống : Lưu lượng tính toán cho từng đoạn cống bao gồm: Lượng nước mưa và lượng nước thải sinh hoạt
1.5 Tổng mức đầu tư: 518.427.727.000 đ (năm trăm mười tám tỷ, bốn trăm hai
mươi bảy triệu, bảy trăm hai bảy ngàn đồng).
+ Điều kiện thi công các hạng mục: thứ tự ưu tiên của các hạng mục được
đan xen nhau nhưng vẫn đảm bảo tính chất trước sau và tính hợp lý của các hạng mục liên quan
Trang 19Chương II Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế – xã hội 2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1 Địa hình, địa chất:
Đây là một khu ao trũng được canh tác nuôi trồng thủy sản và một phần thuộc diện tích hoang hóa Cao độ san nền so với Cao độ San nền quy hoạch cho phép là 3,7 m Là vùng đất có sức chịu tải kém vì là vùng ruộng, ao hồ
Địa chất công trình: Theo kết quả khảo sát lỗ khoan và tổng hợp kết quả thí nghiệm của các mẫu đất, địa tầng của khu vực, có các lớp đất chính sau đây:
Lớp 1: Lớp đất mặt cát nhỏ màu xám đen, đất bão hoà nước, nhão, lẫn nhiều tạp chất khác, chiều dày trung bình 1,5 m
Lớp 2: Cát bụi màu xám đen, thành phần chủ yếu là cát, độ chọn lọc cao
Đất bão hoà nước, chặt vừa Chiều dày trung bình là 4,7 m
Lớp 3: Sét màu xám xanh, dẻo chảy: Thành phần hạt lẫn nhiều thấu kính cát bụi Đất bão hoà nước Độ sâu kết thúc lớp 14,4m
Lớp 4: Sét pha lẫn sạn màu xám vàng, xám trắng tím đỏ dẻo cứng: thành phần hạt đồng nhất, chủ yếu là sét ít bụi Đất bão hoà nước, trạng thái dẻo cứng
Độ sâu kết thúc là 20,1 m
Lớp 5: Sét màu xám vàng tím đỏ trạng thái cứng-nửa cứng
Kết luận: Địa chất này phù hợp với xây dựng công trình nhà cao tầng, nhưng phải ép cọc móng và cọc khoan nhồi để tạo độ vững chắc và an toàn cho nhà cao tầng (Nguồn: Công ty Tư vấn Đại học Xây dựng)
2.1.2 Khí hậu, thủy văn:
Dự án thuộc thành phố Vinh nơi chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nắng lắm, mưa nhiều Mùa hè khô và nóng thường có gió Tây Nam (gió Lào), tháng 7 là tháng nóng nhất trong năm với nhiệt độ trung bình 29,60C Mùa đông lạnh và khô hanh thường có gió Đông Bắc, tháng giêng là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 17,90C Nhiệt độ bình quân năm: 23 - 260C (Đài
KTTV Bắc Trung Bộ năm 2006)
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm ở khu vực khoảng 1400-1700 mm
nhưng phân bố không đều theo thời gian các tháng trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng từ 6 đến 10 Vào đầu mùa hè lượng mưa đạt giá trị cao nhất vào tháng 6 đến 7 chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm, thời điểm mưa lớn thường xuất hiện vào tháng 9, 10 chiếm tới 40-50% lượng mưa cả năm
Trang 20 Gió bão: Trong năm, ở Nghệ An thịnh hành hai hướng gió chính: Mùa hè có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8 và gió Đông Nam từ tháng 8 đến tháng 10 với vận tốc 1,5-6m/s, mùa đông có gió Đông Bắc tốc độ gió trung bình từ 1,2 – 4 m/s Những đợt gió mạnh thường xảy ra vào mùa mưa (tháng 6-10) với tốc độ
trung bình 4,2m/s (Đài KTTV Bắc Trung Bộ 2006)
Thuỷ văn: Do đặc điểm khí hậu nắng lắm mưa nhiều như đã trình bày ở trên
nên Nghệ An có hệ thống sông ngòi khá dày 0,6-0,7 km/km2 Các sông thường ngắn, độ dốc thấp dần theo chiều từ Tây sang Đông, luôn chảy theo cơ chế thay đổi và tạo ra cường độ lụt cao trong khoảng thời gian ngắn
Thành phố Vinh nằm giữa lưu vực của sông Lam và sông Cấm Sông Lam (hay còn gọi là sông Cả) là một con sông lớn bắt nguồn từ Lào chảy qua một số huyện của tỉnh Nghệ An và đổ ra biển ở Cửa Hội Sông Cấm được hình thành từ những khe suối nhỏ ở vùng đồi núi phía Tây và Tây Bắc Nghệ An và đổ ra biển tại Cửa Lò Vị trí dự án nằm trong khu vực xã Vinh Tân, thành phố Vinh và mặt khác thành phố lại đang triển khai dự án cải tạo và xây mới hệ thống thoát nước mưa và nước thải của thành phố Vinh, vì vậy ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và các điều kiện địa chất thủy văn khác
2.1.3 Hiện trạng môi trường:
Bảng 2.1: Chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án
Kết quả
TT Thông số Đơn vị đo
TCVN 5937- 2005 (TB 1 giờ)
Trang 21Ghi chú: Vị trí các điểm lấy mẫu (Sơ đồ vị trí lấy mẫu: xem phần Phụ lục)
+ K1: Mẫu không khí khu vực trung tâm dự án
+ K2: Mẫu không khí ở khu vực phía Tây trung tâm dự án, gần khu dân cư + K3: Mẫu không khí ở khu vực phía Đông Bắc trung tâm dự án
+ K4: Mẫu không khí ở khu vực phía Đông Nam trung tâm dự án gần khu ao hồ
Nhận xét: Qua kết quả đo đạc và phân tích cho thấy nồng độ bụi, các loại
khí, giá trị chỉ tiêu tiếng ồn đều thấp hơn ngưỡng quy định trong TCVN 5937:2005 và TCVN5949:1998
2.1.3.2 Môi trường nước
A Nước mặt: Nguồn nước mặt tại khu vực là các ao hồ với diện tích lớn
trong khu đất thực hiện dự án
(Nguồn: Trung tâm QT&KTMT Nghệ An tháng 07/2007)
Ghi chú: Vị trí các điểm lấy mẫu (Sơ đồ vị trí lấy mẫu: xem phần Phụ lục )
“-”: Không quy định trong tiêu chuẩn
+ M1: Mẫu nước mặt khu vực phía Đông Dự án (nước ao hồ)
+M2: Mẫu nước mặt khu vực thực hiện Dự án (nước ao hồ trong khu vực dự án)
Nhận xét: Giá trị tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất
lượng nước mặt TCVN 5942 – 1995 (cột B)
B Nước dưới đất:
Bảng 2.3: Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất khu vực
Trang 22Ghi chú: : Vị trí các điểm lấy mẫu (Sơ đồ vị trí lấy mẫu: xem phần Phụ lục )
Nhận xét: Giá trị tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất
lượng nước dưới đất TCVN 5944-1995 (cột B)
2.1.3.3 Hiện trạng môi trường đất:
Khu vực dự án chủ yếu là đất hoang hoá và một số ao hồ có diện tích lớn, không có cơ sở sản xuất công nghiệp, môi trường đất khu vực nhìn chung chưa có dấu hiệu ô nhiễm các yếu tố hoá học Như vậy hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, nên chủ đầu tư và đơn vị thi công trong quá trình triển khai, thực hiện dự án cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ nhằm giữ gìn môi trường nền của khu vực không bị tác động, ảnh hưởng lớn
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện về kinh tế - xã hội:
Thành phố Vinh có diện tích 6.694,51 ha, dân số năm 2006 là 240.270 người, mật độ 3.589,06 người/km2, GDP bình quân/người/năm xấp xỉ 16,5 triệu đồng; là trung tâm, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh
Hiện tại, thành phố Vinh đang trong quá trình nâng cấp kết cấu hạ tầng
KT-XH nhằm mục tiêu trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá khu vực Bắc Trung Bộ (theo Quyết định số 239/2005/QĐ.TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
và phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2020 Hiện nay, dân số làm việc trong các ngành kinh tế là 84.000 người, số lượng có trình độ cao đẳng, đại học và trên
đại học chiếm tỷ lệ 12,4% Vì vậy nền kinh tế thành phố Vinh đã có bước phát triển khá vững chắc
Về giáo dục thường xuyên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên, coi
Trang 23trọng chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn Tăng cường CSVCKT cho các trường học nhất là hệ mầm non
Nước sạch và nước sinh hoạt:
Hiện nay nhà máy nước Vinh có công suất là 60.000 m3/ngày đêm Vì vậy nước sạch hiện đáp ứng đủ 100% tổng số hộ dân trong thành phố Vinh Hệ thống đường ống được trang bị tương đối hiện đại, đảm bảo vệ sinh phục vụ sản xuất và sinh hoạt
Vị trí của dự án thuộc xã Vinh Tân gần với nhà máy nước, nên việc cấp nước cho hoạt động của Khu đô thị mới Vinh Tân hết sức thuận lợi
Năng lượng điện:
Nguồn điện của thành phố được xây dựng nhiều tuyến cao thế với tổng công suất lắp ráp là 500.000 KW Hiện nay điện lưới được phủ 100% trên địa bàn thành phố, điện rất ổn định cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh
Giao thông vận tải:
Hệ thống hạ tầng thành phố Vinh đang trong bước phát triển Đường quốc lộ 1A chạy ngang qua thành phố, tổng chiều dài đường giao thông trong khu vực là 305km Tuy nhiên đường rộng 12 m trở lên chỉ đạt 15,7%, mật độ giao thông là 4,5 km/1km2
Khu vực dự án thuộc phía Nam thành phố Vì vậy, việc lưu thông đi lại vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hoá của dự án là rất thuận lợi
Hệ thống thoát nước:
Khu vực thực hiện dự án xung quanh có hệ thống ao hồ và sông Cửa Tiền, có điều kiện tiêu thuỷ tốt Khu vực này có hệ thống kênh mương giúp cho việc tiêu thoát nước rất tốt, nước thải của toàn khu vực phía Nam thành phố Vinh được tiêu thoát nhờ con mương Hồng Bàng đi qua khu vực trung tâm của dự án Do đó, khi dự án triển khai và đi vào hoạt động có thể tận dụng con mương Hồng Bàng này để đấu nối tiêu thoát nước, như vậy vừa đảm bảo vệ sinh môi trường lại vừa tiết kiệm được kinh phí xây dựng và vận hành Tuy nhiên, vào mùa mưa bão dự án cũng cần có kế hoạch
và phương án chủ động chống để tránh mọi thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra
Trang 24Chương III: đánh giá các tác động môi trường
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Vinh Tân cũng như những dự án đầu tư xây dựng khác là được thực hiện qua 02 giai đoạn: Giai đoạn xây dựng và giai
đoạn đi vào hoạt động Mỗi giai đoạn đều có những tác động nhất định đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực
Trong quá trình thực hiện Dự án, việc giải toả, san ủi mặt bằng, vận chuyển vật liệu, xây dựng công trình sẽ có những tác động ảnh hưởng đến môi trường
Mặc dù là một dự án trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, song dự án lại
có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội và môi trường bởi vì một trong những mục tiêu của dự án là tạo lập khu dân cư đô thị mới hiện đại, văn minh, có môi trường đô thị sinh thái hoàn thiện
Đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường của dự án là việc làm cần thiết
để xác định mức độ ảnh hưởng, đưa ra các biện pháp khống chế, giảm thiểu và xử
lý ô nhiễm môi trường, hạn chế các tác động tiêu cực
3.1 Tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng
Khu dân cư đô thị mới được xây dựng tại xã Vinh Tân trên diện tích đất nông nghiệp, không có dân cư sinh sống nên việc đền bù giải phóng mặt bằng không gặp nhiều khó khăn
Tuy nhiên, quá trình giải phóng mặt bằng sẽ gây tác động đến môi trường xã hội, làm xáo trộn cuộc sống (do phải chuyển đổi nghề, thừa lao động) và gây tâm lý bất ổn cho người dân thuộc diện đền bù đất nông nghiệp và hoa màu trong khu vực Giai đoạn xây dựng có khối lượng công việc khá lớn (nhiều hạng mục thi công), diện tích rộng với các hoạt động nạo vét bóc lớp đất mặt, đắp nền, đóng cọc, đào hố móng, vận chuyển tập kết nguyên vật liệu, thi công xây dựng và đổ thải đều có thể tạo
ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường: bụi, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn
Chúng tôi tiến hành đánh giá cụ thể như sau: