Khống chế ô nhiễm, xử lý nước thải:

Một phần của tài liệu Dự án "Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Vinh Tân" ppt (Trang 34 - 36)

B. Nước dưới đất:

4.3.2. Khống chế ô nhiễm, xử lý nước thải:

Có 2 phương án xử lý nước thải của Khu đô thị mới Vinh Tân

* Phương án 1: UBND thành phố Vinh đang đầu tư dự án xây dựng khu xử lý

nước thải cho cả khu vực phía Nam thành phố Vinh. Dự án này do ngân hàng tái thiết Đức tài trợ, chậm nhất là vào Quý IV năm 2007 sẽ tiến hành thi công. Toàn bộ nước thải phía nam thành phố Vinh được thải qua con mương Hồng Bàng (trong khu đô thị) được xử lý thông qua Dự án này. Do vậy, nước thải của khu đô thị mới Vinh Tân cũng được thải trực tiếp vào con mương Hồng Bàng này và được đưa đến khu xử lý tập trung của dự án này.

Nếu phương án 1 này không thực thi như đã dự định thì buộc chủ đầu tư phải xây dựng công trình xử lý nước thải cụ thể như phương án 2 dưới đây;

* Phương án 2: Chủ đầu tư xây dựng một công trình xử lý nước thải, cụ thể như sau:

Hệ thống thu gom và thoát nước của Khu đô thị mới Vinh Tân được thiết kế và xây dựng độc lập giữa nước thải và nước mưa chảy tràn.

- Đối với nước mưa: Hệ thống thu gom, thoát nước bao gồm các rãnh thu nước quanh các công trình, mương bê tông có tấm đan thu nước mưa trên mặt bằng và mương bê tông hộp thoát nước chính.

Nước mưa sau khi được thu từ các mái nhà, mặt bằng sẽ tập trung vào hệ thống cống chính và thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Trên cống có bố trí các hố ga (30 - 40m/hố) vừa để thu nước mưa đồng thời lắng đất cát.

- Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được xử lý theo 2 cấp: + Cấp 1: Nước thải nhà vệ sinh được xử lý cục bộ tại các công trình (nhà ở, khu dịch vụ thương mại, khách sạn, chợ...) thông qua bể tự hoại (3 ngăn) rồi thải ra mương thoát nước chung của khu dân cư.

Bể tự hoại được thiết kế theo mẫu của Viện Tiêu chuẩn hóa – Bộ Xây dựng. Dung tích bể được tính toán thiết kế phù hợp với lưu lượng nước thải. Các bể tự hoại tại mỗi công trình khi cần thiết được hút định kỳ bằng xe vệ sinh thông tắc cống.

Nước thải chứa dầu mỡ, chất tẩy rửa, được thu vào đường ống riêng rồi chảy ra mương thoát nước chung của khu dân cư.

+ Cấp 2: Nước thải sau khi xử lý cục bộ được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung đạt TCVN 6772:2000 (mức B), rồi thoát ra mương thoát nước chung của thành phố.

Trạm xử lý nước thải tập trung được thiết kế dựa trên các căn cứ sau: + Lưu lượng nước thải: 890m3/ng.đ

+ Yêu cầu về mức độ xử lý: TCVN 6772:2000 (mức B).

+ Nơi tiếp nhận: Hệ thống mương thoát nước chung của thành phố.

Do nước thải sinh hoạt đã được xử lý qua bể tự hoại sau đó đưa về xử lý tập trung vì vậy chúng tôi đề xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu đô thị mới Vinh Tân, với lưu lượng nước thải 890m3/ng.đ, thiết kế hệ thống xử lý với công suất 900m3/ng.đ theo biện pháp sinh học hiếu khí kết hợp lắng lọc bằng các modul hợp khối. Hệ thống này được ghép lại bởi 03 modul, mỗi modul có công suất 300m3/ng.đ. Tiến độ xây dựng khu đô thị đến năm 2014 nên sẽ xây dựng từng modul một.

Nước thải sinh hoạt từ các nhà liền kề, biệt thự, khu nhà chung cư được xử lý riêng lẻ ở từng bể phốt 3 ngăn, sau đó được gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn bộ Khu đô thị mới Vinh Tân.

Sơ đồ cụng nghệ trạm xử lý nước thải tập trung:

Ban đầu nước thải được dẫn qua mương tách rác có bố trí song chắn rác nhằm tách rác, tạp chất thô là tác nhân có khả năng gây hỏng thiết bị và ảnh hưởng tới hiệu quả các công đoạn xử lý tiếp theo. Rác được vớt định kỳ, tập trung đổ tại nơi quy định cùng rác thải sinh hoạt.

Tiếp đó nước thải được hệ thống bơm, bơm vào bể điều hoà rồi về thiết bị keo tụ và lắng, tại đây nhờ lực liên kết giữa các điện tích trái dấu, kích thước của các bông

Nước thải Bể chứa

điều hoà TB.Keo tụ – lắng Phèn nhôm Bể lắng lọc Bể xử lý bùn Bể hiếu khí cưỡng bức Cấp khí Nước thải đã xử lý đạt TCVN 6722- 2000 mức II Sân phơi bùn Hệ thống thoát nước chung của Thành phố Vinh rồi ra sông Cửa Tiền

Điều chỉnh pH Lưới

bùn được tăng lên và lắng xuống đáy thiết bị và được đưa về bể chứa bùn thông qua hệ thống ống thu gom. Nước sau khi xử lý hoá lý được chảy về bể hiếu khí cưỡng bức là công trình xử lý chính có chức năng thực hiện quá trình phân huỷ các chất ô nhiễm nhờ sự hoạt động của hệ vi sinh vật hiếu khí.Tại bể hiếu khí, một lượng oxy không khí thích hợp được đưa vào nhờ máy thổi khí giúp cho quá trình hoạt động và tăng trưởng tế bào của hệ vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và bổ sung liên tục. Thời gian lưu của nước thải tại bể khoảng 2 - 2,5giờ để đảm bảo quá trình phân huỷ các chất hữu cơ được hiệu quả. Tại đây, nhờ các vi khuẩn hiếu khí bám trên các đĩa vật liệu, nước thải được xử lý gần như triệt để các mùn hữu cơ và các nguyên tố như Nitơ có trong nước thải để tạo thành các sinh khối. Từ bể hiếu khí nước thải được đưa sang bể lắng lọc để tách các hợp chất rắn sinh ra trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí để tách các hợp chất rắn nhỏ hơn lơ lửng trong nước. Vật liệu lọc là cát sỏi loại nhỏ kết hợp với than hoạt tính có tác dụng lọc cặn. Bể lắng lọc định kỳ được xóc rửa và thay vật liệu. Nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772: 2000 loại B rồi mới thải ra ngoài lưu vực tiếp nhận là hệ thống thoát nước thải chung của thành phố và ra sông Cửa Tiền.

Sân phơi bùn được phun chế phẩm EM khử mùi 2ngày/lần và xây dựng tường bao cao 2m để tránh mùi phát tán. Khi sân phơi bùn đầy sẽ được đưa đi làm phân bón, trồng cây. Hệ thống xử lý làm việc liên tục với 2 chế độ điều khiển tự động và bằng tay. Chế độ tự động sẽ tự hoạt động khi nước trong bể điều hòa đầy; Chế độ bằng tay hoạt động khi chế độ tự động xảy ra sự cố hỏng hóc.

Hệ thống xử lý nước thải được đề xuất ở trên khá đơn giản, hiệu quả. Chi phí xây dựng và thiết bị tính trên mỗi đơn vị nước thải theo giá hiện nay khoảng 4- 5 triệu đồng/m3 nước thải, chi phí vận hành hệ thống xử lý theo giá hiện nay khoảng 2.000 đồng/m3 nước thải.

Với hệ thống xử lý này có thay thế, sửa chữa khi có sự cố và tăng công suất xử lý nước thải bằng cách bổ sung thêm các modul của Dự án.

Quy trình xử lý nước thải được đề xuất có những ưu điểm sau:

+ Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm đạt TCVN 6772:2000 (mức B), phù hợp với việc xử lý nước thải sinh hoạt của khu dân cư tập trung.

+ Hệ thống được thiết kế có tính năng tự động cao, tốn ít nhân lực, vận hành đơn giản, không gây ô nhiễm phụ tới môi trường không khí. Mức đầu tư ban đầu và giá thành xử lý trên mỗi đơn vị nước thải thấp.

+ Hiệu quả xử lý cao, chiếm ít diện tích mặt bằng.

Một phần của tài liệu Dự án "Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Vinh Tân" ppt (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)