B. Nước dưới đất:
3.2.2. Các tác động do nguồn nước thải:
Nguồn phát sinh nước thải bao gồm:
+ Nước thải sinh hoạt: Từ các hộ dân, khu trung tâm dịch vụ, thương mại,
công viên... với hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật cao.
Lượng nước thải sinh hoạt của toàn khu dân cư đô thị được tính dựa trên nhu cầu nước cấp (85%), tương đương 890 m3/ng.đ.
Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 01 người) và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của toàn khu đô thị mới (các hộ dân, người đến làm việc, du khách khoảng 5000 người) được tính như sau:
Bảng3.1. Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Thải lượng (kg/ngày)
1 BOD5 45 - 54 225 - 270 2 COD 72 - 102 360 – 510 2 COD 72 - 102 360 – 510 3 SS 70 - 145 350 – 725 4 Tổng N 6 - 12 30 – 60 5 Tổng P 0,8 - 4 4 – 20 6 Tổng Coliform 10 3 - 104 MPN/100ml 5.106 – 5.108 MPN/100ml
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng nước thải đô thị – Viện KH, CNMT - Đại học Bách khoa Hà nội)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy thải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt sinh ra là khá lớn, nếu không xử lý sẽ gây tác động xấu đến môi trường nước mặt và nước ngầm của cả khu vực.
+ Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn qua đường giao thông, mặt bằng khu đô thị, đất trống cuốn theo đất, cát, chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn:
Tổng Nitơ : 0,5 - 1,5 mg/l Tổng Photpho : 0,004 - 0,03 mg/l Nhu cầu oxy hoá học COD : 10 - 20 mg/l Tổng chất rắn lơ lửng TSS : 10 - 20 mg/l
Nhận xét: Qua các chỉ tiêu trên, nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn đạt tiêu chuẩn loại A –TCVN6772:2000.
Thoát nước mưa:
Về nguyên tắc, nước mưa trên đường theo rãnh dọc theo đường thu về các cửa thu hàm ếch tập trung chảy vào các hố thăm. Sau đó, nước mưa được theo các tuyến cống đặt trên vỉa hè đưa trực tiếp ra hố tiếp nhận.
Căn cứ vào thiết kế đường, bố trí cống thoát nước mưa chạy giữa lòng đường. Hai bên hè đường cách khoảng 30 đến 55m lại bố trí các hố thu hàm ếch thu nước thải vào tuyến cống chính ấy.
Quy hoạch thoát nước mưa:
Do đặc điểm địa hình chia hệ thống thoát nước mưa thành hai lưu vực: lưu vực phía Bắc theo các tuyến cống chạy thẳng ra tuyến cống chính ở phía Bắc đưa nước mưa về hệ thống thoát nước đã có của thành phố.
Lưu vực thứ hai bố trí thu nước xung quanh hồ và xả vào hồ qua các miệng xả. Từ hồ nước được dẫn qua một tuyến cống D1500 (xây dựng mới trên tuyến cống hiện có) để xả về phía Nam của khu vực (xả ra đường) ra mương thoát nước.
Các chỉ tiêu tính toán thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa ở đây được tính theo phương pháp cường độ giới hạn. Tần suất tính toán p =50% (chu kì ngập lụt = 2 năm). Do khu vực có diện tích hồ lớn, bề mặt thấm nước lớn hệ số mặt phủ lấy trung bình trên cả khu vực Ztb = 0,6.
* Cường độ mưa tính toán
Cường độ mưa tính toán cả khu vực xác định theo công thức của Cục Thuỷ Văn:
Trong đó, các hệ số q20, b, n, p là các thông số lấy theo khu vực Nghệ An như sau: Với các giá trị biết trước của t ta tính được q cho từng đoạn cống tính toán để đưa vào công thức tính toán lưu lượng nước mưa cho tuyến cống đó.
Do đặc điểm địa hình khu vực có độ dốc lớn nên hầu hết các tuyến cống được đặt độ dốc theo địa hình, còn lại một số ít tuyến được đặt theo cấu tạo l =
)( ( ) lg 1 ( ) 20 ( 20 b t p x n x q q n
1/d. Với độ dốc và đường kính đã chọn, các tuyến cống hoàn toàn có thể thoát hết và thoát tốt nước sinh hoạt của khu đô thị.
Xác định hệ số dòng chảy
Số liệu thành phần mặt phủ của khu vực được tính theo tỷ lệ %, do diện tích mặt phủ ít thấm nứơc > 30%, tổng diện tích của toàn khu cho nên hệ số dòng chảy được tính toán không phụ thuộc vào cường độ mưa và thời gian mưa. Khi đó, hệ số trong hồ sơ thiết kế này lấy hệ số này là m = 0,6
Xác định hệ số mưa không đều
Do diện tích các lưu vực nhỏ (< 150ha) nên hệ số mưa không đều là
= 1
Công thức tính toán lưu lượng nước mưa
Lưu lượng nước mưa được tính theo công thức sau: QTT = tb x q x F x
Trong đó
tb - hệ số dòng chảy , tb = 0,6 q - cường độ mưa tính toán F - diện tích thu nước tính toán
- hệ số mưa không đều Khi đó ta có: QTT = 0,6 x q x F
Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa
Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa trên cơ sở độ dầy thiết kế h/d = 1. Do khu nghiên cứu là tiểu khu nhỏ, nước mưa chảy đến các giếng thu nước mưa đầu tiên phần lớn đều là chảy tràn bề mặt nên công thức tính toán độ sâu chôn cống đầu tiên được tính theo công thức:
H = hbv + D Trong đó
+ hbv – khoảng cách từ đỉnh cống thoát nứơc đến mặt đường phố + D - đường kính ống thoát nước
Từ việc tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa và thoát nước thải ta xác định được đường kính, độ dốc, độ sâu đặt cống của các đoạn cống.
Đường kính các tuyến cống thoát nước mưa được sử dụng là D600 đặt theo độ dốc cao độ san nền thiết kế. Với độ dốc và đường kính đã chọn, các tuyến cống hoàn toàn có thể thoát hết và thoát tốt nước mưa của khu đô thị.
Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa
Đường cống tính toán theo độ dầy h/d = 1
Dựa vào phần tính toán thuỷ lực ta bố trí các tuyến cống trên mặt bằng đường phố như bản vẽ.
Kết cấu hệ thống thoát nước mưa
- Cửa thu nước ven đường và đường dẫn bằng BTCT Mác200. Sử dụng cống của nhà máy bêtông ly tâm, cống chịu tải trong BH – 13. Đế cống bằng BTCT M200 đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ tuỳ theo điều kiện thi công thực tế.