Cõng “kháng sinh” vào “ổ viêm” docx

4 214 0
Cõng “kháng sinh” vào “ổ viêm” docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cõng “kháng sinh” vào “ổ viêm” Những người cõng “kháng sinh” vào “ổ viêm” là các tuyên truyền viên đồng đẳng (TTVĐĐ), một lực lượng không thể thiếu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Họ là những người đi đến từng ngõ ngách, tụ điểm tiếp cận với những người có hành vi nguy cơ cao, cung cấp những kiến thức về HIV/AIDS, phát bao cao su, bơm kim tiêm miễn phí nhằm thay đổi hành vi ở nhóm người này. Họ đã góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nước ta, đặc biệt trong nhóm người nghiện chích ma tuý, mại dâm Những bước chân không mỏi hàng, khách sạn, quán cà phê, bia ôm và thậm chí là các “tụ điểm” ở ngoài đường phố để tiếp cận với chị em dễ có hành vi nguy cơ cao. Thời gian đi tiếp cận không cố định, bởi phải phụ thuộc vào thời gian biểu của “khách hàng”. Trong quá trình gặp gỡ, trao đổi, cung cấp dịch vụ nếu khách hàng nào thay đổi hành vi thì chị sẽ cho sang danh sách “khách hàng an toàn” và lại tiếp tục tìm kiếm, khai thác khách hàng mới. Nghe có vẻ đơn giản, ấy thế mà nhiều khi để tiếp cận được với một khách hàng đâu có dễ dàng gì. Chị Hiền tâm sự: Do toàn những điểm nhạy cảm nên khi vào tiếp xúc nhiều lần chị đã bị chủ quán đuổi. Khi vượt qua được vòng ngoài rồi thì khách hàng lại không cho tiếp xúc, còn mắng lại khiến chị nhiều phen tủi thân đến phát khóc. Những trường hợp ấy chị phải đi lại rất nhiều lần, phải kiên nhẫn thuyết phục, vì nếu bỏ cuộc thì sẽ thất bại. Khách hàng của anh Thành là những người nghiện chích ma tuý (NCMT). Vì thế ngoài việc tư vấn những kiến thức về HIV và cách phòng tránh, anh phát bơm kim tiêm sạch miễn phí cho họ để họ thực hiện hành vi an toàn. Bên cạnh việc phát là thu hồi bơm kim tiêm đã qua sử dụng. Bí quyết để có được thành công và gắn bó với công việc này từ năm 2003 đến nay là phải có một tấm lòng, phải tạo được lòng tin nơi khách hàng. Khi tạo được lòng tin rồi mình mới tư vấn, tìm thời điểm khách hàng có hành vi nguy cơ cao để thuyết phục họ đi xét nghiệm. Anh không chỉ là cầu nối giúp họ tới được các dịch vụ y tế mà còn trở thành “tài xế” luôn cho khách hàng của mình. Không chỉ có anh Thành, chị Hiền ở thành phố Vũng Tàu, hiện ở nước ta có trên 5.000 TTVĐĐ đang tham gia các hoạt động tiếp cận cộng đồng trong chương trình can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Hằng ngày họ vẫn đang len lỏi đến từng ngõ ngách, tìm đến với những người có hành vi nguy cơ cao để giúp họ thực hiện các hành vi an toàn. Hướng dẫn dùng bao cao su đúng cách cho “khách hàng” tại công viên Trần Hưng Đạo, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Thu Hương Cứu hàng ngàn người không bị nhiễm HIV Ông Chu Quốc Ân, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam cho biết: Hoạt động can thiệp giảm tác hại đã được triển khai ở nước ta từ năm 1993. Đến nay chương trình tiếp cận cộng đồng, can thiệp giảm tác hại, các hoạt động giáo dục đồng đẳng đã được triển khai rộng trên phạm vi cả nước tại 63 tỉnh, thành phố. Hoạt động giáo dục đồng đẳng được bắt đầu từ việc đơn giản là tuyên truyền giáo dục, gặp những người nghiện chích ma túy, những người bán dâm, những người có quan hệ tình dục đồng giới để nói cho họ về HIV/AIDS. Sau đó là chương trình phát bơm kim tiêm và bao cao su miễn phí cho nhóm người có hành vi nguy cơ cao. Cao hơn nữa là giới thiệu cho họ đến các dịch vụ chuyển tuyến. Mấy năm gần đây, Nhà nước đã đồng ý cho chúng ta điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadon. Như vậy, cách thực hành tốt nhất về giáo dục đồng đẳng trên thế giới đã được áp dụng tại Việt Nam và đã được triển khai từ nhiều năm nay. Bằng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, những nỗ lực của Chính phủ, của Nhà nước, của nhân dân và sự tham gia của các TTVĐĐ, chúng ta đã cứu được hàng ngàn người không bị nhiễm HIV. Tỷ lệ người bị nhiễm HIV trong nhóm người có hành vi nguy cơ cao ngày càng giảm. Ông Ân cho biết: Lúc đầu người NCMT chiếm khoảng 70% trong tổng số người nhiễm HIV ở Việt Nam (nghĩa là cứ 100 người NCMT thì có 70 người nhiễm HIV). Con số này dần giảm xuống hơn 30% vào năm 2001 và hiện nay còn khoảng 18%. Như vậy nếu tính từ năm 2001 trở lại đây chúng ta đã cứu được 12% số người NCMT ở Việt Nam không bị nhiễm HIV. Nghĩa là tổng số người NCMT ở nước ta hiện có khoảng hơn 100 ngàn người (có hồ sơ quản lý) thì chúng ta đã cứu được 14.000 người NCMT không bị HIV trong vòng 7 năm qua. Tương tự như vậy, nữ bán dâm nhiễm HIV vào năm 2001 vào khoảng 6%, hiện nay giảm xuống còn 3%. Như vậy, đã có 3% phụ nữ bán dâm không nhiễm HIV. Sự cống hiến được ghi nhận Theo ông Chu Quốc Ân, hiện quyền và trách nhiệm của các TTVĐĐ được quy định rất rõ trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS và Nghị định 108 của Chính phủ Tuy nhiên, theo ông Ân thì đối với TTVĐĐ chế độ lớn nhất là họ được làm việc trong một chương trình có sự tổ chức, quản lý chặt chẽ của Nhà nước và là một người đi làm việc và giúp ích cho cộng đồng xã hội. Các TTVĐĐ sẽ được đào tạo, được nâng cao năng lực, được tham quan, tập huấn, giao lưu, trao đổi… Tất cả các hoạt động đó giúp cho TTVĐĐ có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS. Nhờ kiến thức ấy làm cho họ tự tin hơn. Theo ông Ân, TTVĐĐ nào hoạt động tích cực được biểu dương khen thưởng, nếu không may bị ốm đau được ngành y tế ưu tiên chăm sóc. Trường hợp không may đã nhiễm HIV thì được ưu tiên dùng thuốc cho đến tận cuối đời (kể cả trong trường hợp chúng ta không có thuốc của nước ngoài tài trợ). Đặc biệt, các TTVĐĐ hoạt động tích cực, có đóng góp sẽ được học nghề. Tất nhiên việc đào tạo này dựa trên nguyện vọng, yêu cầu của TTVĐĐ . Cõng “kháng sinh” vào “ổ viêm” Những người cõng “kháng sinh” vào “ổ viêm” là các tuyên truyền viên đồng đẳng (TTVĐĐ), một lực lượng. 14.000 người NCMT không bị HIV trong vòng 7 năm qua. Tương tự như vậy, nữ bán dâm nhiễm HIV vào năm 2001 vào khoảng 6%, hiện nay giảm xuống còn 3%. Như vậy, đã có 3% phụ nữ bán dâm không nhiễm. với chị em dễ có hành vi nguy cơ cao. Thời gian đi tiếp cận không cố định, bởi phải phụ thuộc vào thời gian biểu của “khách hàng”. Trong quá trình gặp gỡ, trao đổi, cung cấp dịch vụ nếu khách

Ngày đăng: 19/06/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan