1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

lịch sử báo chí cuối kì pptx

67 413 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 628,5 KB

Nội dung

Nó cùng vớimôn Lịch sử báo chí Việt Nam cung cấp cho sinh viên báo chí một cái nhìntổng quan về tình hình báo chí trong nước và thế giới trong quá khứ và hiệntại, đồng thời nó giúp chúng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Khoa Báo Chí & Truyền Thông

Bài Tiểu Luận cuối kì môn:

Lịch Sử Báo Chí Thế Giới

Giảng Viên : Thạc sĩ Đinh Thị Chính

Sinh viên : Vũ Văn Hùng

Lớp : K54_ Báo chí & Truyền thông

Đề tài: Các xu hướng phát triển của báo chí hiện đại và vấn đề phát triển báo chí Châu Á so với các Châu lục khác.

HÀ NỘI - 10/ 6/ 2011

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.

4.1 Cơ sở lí luận

4.2 Phương pháp nghiên cứu

II. Khái niệm.

Trang 3

3.1.5, Ưu, nhược điểm

3.2 Toàn cầu hoá thông tin.

3.3.2.1, Biểu hiện trên báo in:

3.3.2.2, Biểu hiện trên báo phát thanh

Một số đài tiêu biểu như :

3.3.2.3, Biểu hiện trên lĩnh vực truyền hình

3.3.2.4, Biểu hiện trên lĩnh vực thông tấn

3.3.2.5, Biểu hiện trên lĩnh vực báo mạng

3.4, Qui luật phân bố thông tin không đồng đều

Trang 4

3.5.3, Biểu hiện

3.5.4, Ảnh hưởng của thương mại hoá báo chí.

* Ở Việt Nam, xu hướng thương mại hoá được biểu hiện hết sức rõ nét.

3.6, Tập trung và độc quyền hoá báo chí.

3.6.1, Khái niệm.

3.6.2, Biểu hiện

+Quá trình giảm bớt số lượng của những tờ báo độc lập

+Sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn báo chí lớn

3.7, Sự suy giảm của báo in ở các nước phát triển và sự lên ngôi của báo in ở các nước đang phát triển.

3.8, Sự phát triển không ngừng của báo mạng

Trang 5

Lịch sử báo chí thế giới là một bộ môn quan trọng trong các bộ mônchuyên ngành của sinh viên ngành báo chí ở nước ta nói chung và sinh viêncủa khoa báo chí và truyền thông – ĐH KHXH&NV nói riêng Nó cùng vớimôn Lịch sử báo chí Việt Nam cung cấp cho sinh viên báo chí một cái nhìntổng quan về tình hình báo chí trong nước và thế giới trong quá khứ và hiệntại, đồng thời nó giúp chúng ta dự đoán được xu thế phát triển của báo chíthế giới trong tương lai.

Báo chí từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến xa hơn

Từ tờ báo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên vàphát triển cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quảcủa quá trình phát triển lâu dài với nhiều thách thức Tùy theo điều kiện lịch

sử và xu hướng của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêngcủa mình để đáp ứng lại những điều đó Trong bối cảnh toàn cầu hóa, báochí cũng chịu phần nào ảnh hưởng

Việc nghiên cứu các xu hướng phát triển mới của báo chí thế giới vàbáo chí Châu Á sẽ góp phần hiểu rõ hơn đặc điểm, thực trạng của nền báochí toàn cầu và trong khu vực hiện nay Qua đó có cách thức, giải pháp chophù hợp với tình hình chung

2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu về xu hướng phát triển của báo chí hiện đại và xu hướng phát triển cụ thể của Châu Á để thấy được quá trình hình thành và phát triển của của báo chí hiện đại và thấy được sự ảnh hưởng giữa báo chí Việt Nam

Trang 6

với các xu hướng báo chí thế giới như thế nào? Nhận định được sự phát triểnmới, giúp báo chí Việt Nam bắt nhịp xu hướng mới của báo chí khu vực nói riêng và báo chí thế giới nói chung, điều chỉnh được xu hướng phát triển củamình cho phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Để đạt được những mục đích trên chúng ta cần thực hiện những nhiệm

vụ sau:

- Nghiên cứu kĩ sự xuất hiện và xu hướng chính của báo chí hiện đại(ra đời trong hoàn cảnh nào, phục vụ mục đích gì…)

- Các xu hướng báo chí hiện đại là những xu hướng này

- Xu hướng phát triển của báo chí trong khu vực châu Á có gì giống và khác biệt với xu hướng phát triển của báo chí thế giới

Trả lời được những câu hỏi đó chúng ta sẽ thành công trong việc tìm hiểu nó để phục vụ cho mục đích như trên

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.

Bài tiểu luận này em xin tập trung sâu vào nghiên cứu các xu hướng chính của báo chí hiện đại và so sánh sự giống và khác nhau giữa các xu hướng phát triển của báo chí châu Á và các châu lục khác để thấy được sự rõnét các xu hướng của báo chí hiện đại, đồng thời để thấy được sự ảnh hưởng của nó đến báo chí nước ta

4.1 Cơ sở lí luận

Sử dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí làm nền tảng lí luận Đồng thời vận dụng những kiến thức thầy cô giảng dậy trên lớp để nghiên cứu sự thấu đáo xu hướng phát triển của báo chí hiện đại

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Sử dụng một số phương pháp khoa học như: phân tích, tổng hợp thông tin để trả lời tốt nhất phần nhiệm vụ đã đặt ra.

II. Khái niệm.

2.1, Xu hướng báo chí.

1.1, Xu hướng báo chí

Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992),

“Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó Sự thiên về những

hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.

Xu hướng báo chí: là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới

Lịch sử báo chí thế giới kể từ khi ra đời cho đến nay đã chứng kiến sựtiến bộ vượt bậc của báo chí từ nội dung phản ánh đến hình thức trình bày,thể loại và phương thức thể hiện Từ thời tiền báo chí với hình thức là “báođá” (cách đây khoảng 2700 năm) rồi đến những bài hát rong, câu thơ cổ, hò

vè của các nhóm dân cư sống du mục; dần dà, chúng phát triển thành hìnhthức những thông tin chép tay (TCN ở Ý, Ai Cập và ở Trung Quốc, NhậtBản vào TK VI); tiếp theo là những bản thông báo giá cả hàng hoá được bản

ở Ý (năm 1556), Nga (năm 1621); hiện đại hơn là những cuốn sách mỏng(16 – 20 trang) mang tính chất châm biếm…tất cả tạo tiền đề để báo chí xuấthiện vào đầu TK XVII

Trang 8

2.2, Nguyên nhân hình thành những xu hướng báo chí hiện đại

Ngay từ khi vừa ra đời, báo chí đã khẳng định được vai trò to lớn vàkhông thể thay thế được của nó trong đời sống xã hội Ngoài chức năngthông tin, phản ánh, báo chí còn có khả năng tạo ra dư luận, định hướng vàđiều chỉnh hành vi con người trong xã hội Có thể nói, sự phát triển của báochí luôn mang nét đặc trưng của từng giai đoạn, từng khu vực cụ thể Ngàynay, tương ứng với tình hình mới, thời đại mới, một lẽ tất nhiên báo chí cũngphát triển và hình thành nhiều xu hướng mới, hiện đại hơn, cập nhật hơn.Nói một cách cụ thể, báo chí hiện đại hình thành những xu hướng mới làbởi:

Nhu cầu thông tin của công chúng không ngừng gia tăng và đòi hỏingày càng nhiều hơn và nghiêm khắc hơn đối với lĩnh vực báo chí

Kinh tế thế giới ngày càng phát triển và biến động không ngừng

Môi trường thực tiễn với lượng thông tin phong phú, đa dạng, đa chiều

để báo chí khai thác một cách triệt để nhất

Sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật công nghệ và ứngdụng của nó vào lĩnh vực thông tin báo chí và còn một số nguyên nhânkhác sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau

III Những xu hướng phát triển của báo chí hiện đại.

3.1, Tập đoàn báo chí.

Trang 9

3.1.1, Khái niệm:

Tập đoàn báo chí là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với nền báochí thế giới Sự ra đời của các tập đoàn báo chí trên thế giới là kết quả của sựphát triển không ngừng nghỉ của báo chí cùng với đó là tham vọng về kinh tếcủa những người làm báo Đây là 2 yếu tố quan trọng trong việc hình thànhmột tập đoàn báo chí Ngoài ra sự hình thành các tập đoàn báo chí còn phụthuộc vào định hướng phát triển báo chí của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.Một cách khái quát nhất:

Tập đoàn báo chí (Newspaper industry, media industry, media

economics, press group, media conglomerate…) là một tập đoàn kinh tế hoạt

động đa dạng trong lĩnh vực truyền thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ loại hình báo chí nào khác, và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh ngoài truyền thông.

3.1.2, Nguyên nhân hình thành.

Thực chất, tập đoàn báo chí chính là tập đoàn kinh tế mà báo chí,

truyền thông đại chúng là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, chủ yếu hoặc

là một bộ phận tạo thành có ý nghĩa quan trọng, có vai trò độc lập tương đối.Trên thực tế, rất hiếm thấy tập đoàn truyền thông hay báo chí nào không cóhoạt động sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực báo chí, truyền thông đạichúng

Tập đoàn kinh tế có thể hiểu là tổ hợp các công ty hoạt động trong một

ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước,trong đó có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động củacác “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển Tập đoàn là một

Trang 10

cơ cấu có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăngkhả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận Về mặt tổ chức, với hình thứcliên kết của nhiều công ty hoạt động trong cùng một ngành, hay nhữngngành khác nhau trong một nước hay nhiều nước, thông qua sự điều hànhchung.

Sự hình thành của các tập đoàn báo chí cũng xuất phát từ chính nhữngnguyên nhân đã hình thành các tập đoàn kinh tế:

Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là dưới tác

động của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cho phép hìnhthành việc tổ chức sản xuất mới trên cơ sở vừa chuyên môn hoá vừa tăngcường liên kết giữa các nhà máy, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quảkinh tế

Thứ hai, sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến việc liên kết dưới nhiều hình

thức khác nhau để tạo ra sức mạnh to lớn hơn, các nguồn lực mạnh mẽ hơncho các doanh nghiệp, tạo nên khả năng cạnh tranh lớn hơn và tránh rủi ro

Thứ ba, do sự phát triển và tính chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi

phải có sự đầu tư lớn vào nghiên cứu, dự báo, hoạch định chính sách pháttriển để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả Công việc này đòi hỏinguồn lực to lớn mà chỉ có những đơn vị kinh tế có quy mô lớn mới có khảnăng thực hiện

Trang 11

+ Xu hướng thứ nhất là phát triển theo chiều dọc: Đó là sự phát triển

nhằm đảm bảo sự bao quát đầy đủ các công đoạn sản xuất một loại hình sảnphẩm truyền thông (lập chương trình, sản xuất, phát hành hoặc phân phối),hoặc sự bành trướng, liên kết trong “nội bộ” các loại hình báo chí truyềnthông nhằm tăng cường ưu thế, sức mạnh trong cạnh tranh Ví dụ như BBCchỉ tập trung vào phát triển tất cả các công đoạn của 3 loại hình dịch vụchính của mình là phát thanh, truyền hình và trang web trên khắp toàn cầu

Ở Mỹ, có thể nói Gannett Co Inc là tập đoàn báo chí truyền thông có số

lượng đầu báo lớn nhất Tập đoàn này đang sở hữu 90 tờ nhật báo (trong đó

có USA today - một trong hai tờ có quy mô toàn quốc và Wall street Journal

- tờ báo hàng đầu về tài chính, kinh tế ở Mỹ), 36 tờ báo định kỳ khác, kiểmsoát 10 đài truyền hình, 16 đài phát thanh và một công ty quảng cáo lớn nhấtnước Mỹ

Hãng Turner Broadcasting System do Robert Edward Turner sáng lập

năm 1963 lại thành công và nổi tiếng chủ yếu do sự nổi tiếng và phát đạt củakênh truyền hình CNN Được thành lập và đi vào hoạt động từ 1-6-1960,đến nay CNN đã phủ sóng toàn cầu thông qua vệ tinh, cung cấp dịch vụ tintức truyền hình cho hơn 55 triệu gia đình ở Mỹ và hàng tỷ dân của 92 nước

trên thế giới Năm 1995, CNN đã sát nhập vào Tập đoàn Time Warner - một

đế chế truyền thông có tài sản trị giá 18 tỷ USD

+ Xu hướng thứ hai là liên kết và bành trướng theo hàng ngang, đầu tư

vào những ngành khác nhau, tạo sự liên kết những ngành báo chí truyềnthông, công nghiệp, tài chính, dịch vụ rất xa nhau để hỗ trợ lẫn nhau, hạnchế rủi ro, tăng cường sức mạnh Theo xu hướng đó, năm 1986, Công ty

General Electric đã mua mạng truyền hình Mỹ NBC; Công ty Viễn thông

khổng lồ Mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền

Trang 12

hình “cáp” TCI, rồi đến năm 2004 thôn tính tiếp mạng MediaOne Từ năm

1995, Tập đoàn Viacom đã thôn tính Công ty Điện ảnh Paramount và Hãng Truyền hình CBS Năm 2000, Tập đoàn AOL tuyên bố hợp nhất với Time

Warner Còn Vivendi và Canal Plus, một tập đoàn tư bản Pháp đã hợp nhất

với Seagram, hay việc Rupert Murdoch đã len chân vào ngành truyền hình

phải trả tiền theo yêu cầu tại Italia, Đức và đang chuẩn bị thực hiện hợp

đồng sáp nhập với tập đoàn NewsCorp có trị giá vài tỷ USD.

Về phương diện này, hai tác giả Johannes von Dohnanyi và ChristianMoller của nghiên cứu “The Impact of Media Concentration on ProfessionalJournalism” (Tác động của sự tập trung truyền thông đối với nghề báo) cũng

khái quát: “Sự tập trung có thể diễn ra theo chiều dọc, tức là tập trung các

thể chế kinh tế độc lập với các công đoạn sản xuất khác nhau lại làm một tập đoàn, hoặc diễn ra theo chiều ngang, tức là sáp nhập các công ty giống nhau về công đoạn sản xuất.”

Ngoài ra, tập đoàn báo chí còn có một số đặc điểm sau:

 Phổ biến ở tất cả các châu lục, đặc biệt là ở các nước phát triển.Đến cuối thế kỉ XX, các tập đoàn báo chí mới bắt đầu hình thành và pháttriển ở khu vực Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ

 Số lượng các tập đoàn từ chỗ mới hình thành, phát triển lên vàhiện có xu hướng giảm (do hiện trạng “cá lớn nuốt cá bé” và sáp nhập cáctập đoàn không chỉ trong một nước mà giữa nhiều nước khác nhau.)

 Số thành viên trong mỗi tập đoàn ngày càng lớn

 Doanh thu của các tập đoàn báo chí ngày càng cao (theo số liệuthống kê, doanh thu từ hoạt động báo chí của các tập đoàn báo chí chỉ đứngsau ngành Ngân hàng và ngành y dược.)

Trang 13

 Thu hút một lực lượng lao động lớn gồm các phóng viên, BTV,nhân viên kinh doanh…(cũng vì lý do này mà mỗi khi có một tập đoàn báochí nào đó bị mua lại hay sáp nhập với tập đoàn báo chí khác, số lượngngười lao động bị mất việc, thất nghiệp là không nhỏ, gây ra bất ổn xã hội.)

 Trong một nước có nhiều tập đoàn báo chí hoạt động chia theokhu vực, lãnh địa để hoạt động tạo nên Vương quốc báo chí

 Luật báo chí có nước qui định rằng một tập đoàn báo chí khôngđược phép quản lý quá 20% tổng số báo chí Tuy nhiên trên thực tế nhiềukhi phá vỡ qui định này

 Có nhiều hãng thông tấn lớn cũng là tập đoàn báo chí nổi tiếngđược gọi là các “phát ngôn toàn cầu” : AP, UPI, USEA, AFP (Pháp); AXN(Đức)…

Việt Nam hiện nay không có các tập đoàn báo chí Nước ta là một nướcphát triển đất nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa theo như chủ nghĩaMác – Lênin và Bác Hồ vĩ đại tin tưởng đề ra Chính vì thế, ở Việt Namkhông có báo chí tư nhân Việc thành lập các tập đoàn báo chí ở nước tahiện nay có rất nhiều luồng thông tin trái chiều nhau nhưng chưa có quyếtđịnh, động thái chính thức nào Trong một cuộc làm việc với lãnh đạo HộiNhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương Nguyễn

Khoa Điềm nêu rõ: “Việc xây dựng các tập đoàn báo chí là cần thiết, bởi đó

là yêu cầu khách quan của một nền báo chí phát triển dựa trên nền tảng của một nền kinh tế thị trường phát triển, công nghiệp và hiện đại Tuy nhiên báo chí nước ta là báo chí của Đảng, là công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là món ăn tinh thần của nhân dân, do vậy tập đoàn báo chí cũng phải hướng theo mục tiêu phấn đấu đó.”

Trang 14

Thực tế trong năm nước phát triển báo chí theo con đường báo chí vôsản (Việt Nam, Cu ba, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào) chỉ có duy nhất ởTrung Quốc là có tập đoàn báo chí

Nói về vấn đề tập đoàn báo chí ở Việt NamNguyên thứ trưởng Bộ Văn

hoá – thông tin, ông Nguyễn Quý Doãn cũng đã từng khẳng định: “mô hình

tập đoàn báo chí đang là xu hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả ở châu Á, mặt khác, vào thời điểm hiện nay, báo chí Việt Nam đã có

sự phát triển vượt bậc và thực tế cũng đang manh nha hình thành các tập đoàn báo chí.”

PGS, TS Tạ Ngọc Tấn - Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên giámđốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một trong những người đã công bốnhững bài liên quan đến Tập đoàn báo chí, truyền thông trong một lần trả lờiphỏng vấn trên báo Vietnamjournalism đã nói về điều kiện để hình thành tập

đoàn báo chí ở Việt Nam: “Cái điều kiện đầu tiên là phải hình thành hành

lang pháp lý cho sự ra đời của nó Tất nhiên trước đó phải có chủ trương, chính sách cho đúng rồi sau chủ trương đó để cho sự ra đời cụ thể của các tập đoàn đó thì hình thành hành lang pháp lang pháp lý cho nó Hành lang pháp lý ấy từ chế định cho phép nó hoạt động với tư cách phần nào là kinh

tế, phần nào là mụch đích chính trị - xã hội, rối cho phép nó trong quá trình hình thành tổ chức phát triển ra sao Định chế cho phép nó quan hệ công tác với cơ quan Đảng, nhà nước như thế nào, và định chế cho phép nó hình thành khả năng phát triển phạm vi ảnh hưởng đất nước ra sao, đây là điều kiện thứ nhất Điều kiện thứ hai là phải có những nghiên cứu hình thành những bước đi mang tính chất bài bản và tốt nhất mang tính thử nghiệm ban đầu để rút ra những kinh nghiệm cần và đủ cho việc xây dựng các Tập đoàn báo chí.”

Trang 15

Liệu trong tương lại Việt Nam có hình thành các tập đoàn báo chíkhông còn là một vấn đề có nhiều tranh cãi và có lẽ chỉ còn cách chờ đợimới biết được.

3.1.4, Một số tập đoàn báo chí nổi tiếng Thế giới.

 Tập đoàn báo chí nổi tiếng của Mỹ: Viacom, CNN,TheNewyork time, Gannett…

Tập đoàn CNN:Từ khi CNN khai trương 1 tháng 6, 1980, hệ

thống mạng lưới được mở rộng và đạt được một số lượng truyền hình

cáp và truyền hình vệ tinh (như bản tin chính CNN), 12 trang web, 2 hệ thống mạng lưới riêng (hệ thống mạng lưới sân bay CNN), 2 hệ thống

mạng radio Mạng lưới có 42 văn phòng giao dịch khắp thế giới và hơn 900 chi nhánh hội viên toàn cầu CNN mở rộng ảnh hưởng tới nhiều vùng và nhiều ngôn ngữ khắp thế giới, trang web tin tức là CNN.com, sau đó được quy tụ vào là CNN ngày 30 tháng 8, 1995

CNN trở nên nổi tiếng và được cho là kênh tin tức hàng đầu thế giới khi có Sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, bởi CNN đã ghi được những hình ảnh máy bay bị khủng bố lái đâm vào tòa tháp đôi (Trung tâm Thương mại Thế giới) và hơn thế là trong chiến tranh Iraq bởi kênh tin tức, video được truyền về liên tục và cung cấp cho cả thế giới, CNN nhiều lần truyền hình trực tiếp trận đánh giữa quân đội Mỹ và quân đội Iraq

Tập đoàn M.bloombeng : phát triển từ thập niên cuối xx, hiện tập

đoàn báo chí này có tới 8000 nhân viên với 5 hệ thông báo chí ( báo in, báo điện tử, báo phát thanh(gồm 7 chi nhánh), truyền hình) Bloombeng có tới

1300 phóng viên làm việc thu thập và xử lí thông tin kinh tế

Trang 16

The NewYork time: The New York Times (tên tiếng Việt: Thời báo

Niu-Giooc, Thời báo Nữu Ước) là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa

Kỳ và nhiều nơi trên thế giới Nó trực thuộc Công ty New York Times, công

ty đó cũng xuất bản khoảng 40 tờ báo khác, trong đó có International

Herald Tribune và The Boston Globe Tờ báo này được tên hiệu "Bà tóc

bạc" ("Gray Lady") và thường được gọi là tờ báo danh giá (newspaper of

record) của Hoa Kỳ.

The New York Times, một trong những tờ báo quan trọng nhất

trong lịch sử Hoa Kỳ, được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1851 bởi Henry Jarvis Raymond và George Jones Ông Raymond cũng là một trong những giám đốc thành lập Associated Press năm 1856. Adolph Ochs mua

báo Times năm1896, và dưới chỉ huy của ông, tờ báo này xây phạm vi phát

hành quốc tế và được nổi tiếng trên toàn thế giới Năm 1897, ông đặt ra khẩu

hiệu "All The News That's Fit To Print" của báo này, nhiều người coi nó là

một câu chọc đến những tờ báo cạnh tranh với nó ở Thành phố New York

(hai tờ New York World và New York Journal American) mà nổi tiếng về

mang tính giật gân Sau khi di chuyển tòa soạn của tờ báo đến tòa nhà mới trên Đường số 42, khu vực đó được đặt tên Quảng trường Times năm 1904

Chín năm sau, tờ Times mở cửa một nhà phụ ở số 229 Đường 43, vị trí hiện

nay, về sau họ bán Tòa nhà Times năm 1961

Tờ Times đầu tiên chỉ có mục đích in bản mỗi sáng trừ sáng chủ nhật; tuy nhiên, trong Nội chiến Hoa Kỳ, tờ Times bắt đầu in ra tờ chủ nhật giống

các nhật báo khác Nó được trao Giải Pulitzer về những bản tin tức và nhữngbài về Đệ nhất thế chiến và năm 1918 Năm 1919, nó gửi tờ báo qua Đại TâyDương tới Luân Đôn lần đầu tiên

Trang 17

( trích Wikipidia tiếng

việt:.wikipedia.org/wiki/The_New_York_Times)

 Tập đoàn báo chí nổi tiếng của Pháp: AP, UPI, USEA, AFP…

Tập đoàn AFP: Agence France-Presse (AFP) là hãng thông tấn xã lâu

đời nhất trên thế giới AFP là trung tâm tiếng Pháp lớn nhất và thông tấn xã lớn thứ ba trên thế giới, đứng sau AP và Reuters

Ngoài trụ sở chính đặt tại thủ đô Paris của Pháp, AFP còn có các trung tâm lớn khác đặt ở Washington D.C., Hong

Kong, Nicosia và Montevideo và văn phòng tại 110 nước trên thế giới

Tin tức được phát bằng nhiều thứ tiếng như: tiếng Pháp, tiếng

Anh, tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha và tiếngNga

AFP được Charles-Louis Havas thành lập vào năm 1835 (lúc đó dưới tên Agence Havas)

Tập đoàn Reuters: (tiếng Anh: Reuters Group plc) là một trong

những hãng thông tấn lớn nhất thế giới Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa vàvideo cho những tờ báo, đài phát thanh, đài truyền

hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác

Reuters kiếm tiền do những lợi tức thu được từ việc truyền tải dữ liệu rộng khắp toàn cầu của thị trường tài chính điện tử – tỷ giá hối đoái tiền

tệ, giá cổ phiếu, giá hàng hoá – tới những ngân hàng, thương gia, môi

giới, nhà đầu tư và những công ty khắp nơi trên thế giới Dữ liệu liên tục được cập nhật khi các thị trường tài chính thay đổi Reuters cũng bán phần mềm cho phép những nhà phân tích dữ liệu tài chính và cho những giao

Trang 18

dịch trực tiếp từ mộtmáy tính đầu cuối.Trụ sở chính của Reuters nằm

tại London, (Anh)

Ngày 15 tháng 7 năm 2007, hãng tin Canada Thomson đã thỏa thuận xong việc mua sát nhập Reuters vào thành một hãng tin Thomson Reuters với số tiền 17.2 tỉ USD, trở thành hãng nắm số thị phần thông tin tài chính lớn nhất thế giới lúc đó, vượt qua đối thủ Bloomberg

( nguồn, wikipedia tiếng anh : wikipedia.com)

 Tập đoàn báo chí nổi tiếng của Úc: ABC, SBS, Croporation …

ABC News: là một dịch vụ tin tức quốc gia sản xuất bởi các Tin tức và

Thời Sự phân chia của Australian Broadcasting Corporation - bộ phận chịu trách nhiệm về tất cả các góp nhặt tin tức và sản xuất sản lượng tin tức cho ABC truyền hình, radio và các dịch vụ trực tuyến. Mặc dù ABC được sở hữu

và tài trợ bởi Chính phủ Úc , sự độc lập biên tập của ABC được đảm bảo thông qua Đạo luật Úc Broadcasting Corporation (Cwlth) năm 1983. 

Tập đoàn Croporation  :  Sự hình thành và phát triển hùng mạnh của

tập đoàn truyền thông News Corporation (viết tắt là News Corp) ghi dấu ấn đậm nét của “nhà tài phiệt truyền thông” (media tycoon) người Mĩ gốc Úc Rupert Murdoch Lịch sử của tập đoàn có thể viết gọn trong các vụ thừa kế, sáng lập, sáp nhập, và mua bán

      Từ tờ báo tỉnh lẻ hạng hai Adelaide News của người cha (1952), Rupert Murdoch thành lập tập đoàn báo chí News Limited có tầm ảnh hưởngrộng rãi bậc nhất ở Úc (hiện nay, News Limited vẫn là công ty con ở Úc của News Corp) News Limited chuyên mua lại các tờ báo làm ăn lỗ lã ở Úc và vực chúng dậy bằng cách ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến và cải tổ nội dung Trong vòng 10 năm, News Limited đem lại cho Murdoch khoản lợi nhuận “kếch sù” Năm 1979, Murdoch thành lập News Corporation trên đất

Trang 19

Úc và bắt đầu thu mua những tờ báo và tạp chí hàng đầu London (Anh) và New York (Mĩ), cũng như thu mua nhiều tập đoàn truyền thông khác.

Các đài phát thanh hàng đầu các chương trình tin tức, AM , Hiện nay trên thế giới và PM được phát sóng trên đài phát thanh ABC. bộ phận này cũng sản xuất ABC NewsRadio , chỉ có Australia 24-giờ liên tục tin tức phátthanh kênh, cũng như sản xuất các bản tin phát thanh tin tức hàng giờ,

chương trình ABC địa phương Radio , ABC Radio National , ABC Classic

FM và Triple J , và Australia chỉ miễn phí-to- không khí kênh tin tức 24 giờ, ABC News 24 

Thường xuyên sử dụng bản tin chuyên dụng được sản xuất và phát sóng cho Australia Network trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bản tin được trình bày từ Melbourne của Beverley O'Connor và tính năng báo cáo từ các phóng viên ABC có trụ sở tại và xung quanh khu vực

 Tập đoàn báo chí nổi của Anh: BBC, Rmaxoen, Rmurdoc …

BBC : Thành lập năm 1922 do một nhóm các công ty viễn thông cho

tới các dịch vụ tin tức phát thanh truyền hình Buổi phát thanh truyền tin tức đầu tiên vào 14 tháng 11 năm 1922

Công ty, với John Reith là tổng quản lý, trở thành BBC năm 1927 khi

nó được thừa nhận sự hợp nhất BBC bắt đầu truyền tin bằng hình

năm 1932 và trở thành dịch vụ phổ biến năm 1936 Truyền tin bằng hình ảnh

bị dừng lại từ 1 tháng 9 năm 1939 tới 7 tháng 6 năm 1946 do Thế chiến thứ hai

Cuộc thi tìm hiểu BBC được giới thiệu năm 1955 như là một đài truyềnhình độc lập về hoạt động và thương mại BBC giới thiệu kênh TV BBC2 năm 1964, tồn tại cùng BBC1 BBC2 phát truyền hình màu từ 1 tháng

Trang 20

7 năm 1967 và được sáp nhập BBC 1 và ITV (đài truyền hình độc lập) ngày 15 tháng 11 năm 1969.

Các dịch vụ của BBC trên TV bao gồm: BBC One, BBC Two, BBC Three, BBC Four và BBC News 24; kênh của trẻ em CBBC và CBeebies; kênh chính trịBBC Parliament Trên đài phát thanh trong nước gồm: Radio

1, Radio 2, Radio 3, Radio 4 và BBC Radio Five Live Các dịch vụ dùng phát thanh kỹ thuật số bao gồm: 1Xtra, BBC 6 Music, BBC 7, BBC Five Live Sports Extra và BBC Asian Network

Ngoài ra BBC còn phát thanh BBC World Service trên toàn thế giới, mạng lưới dịch vụ của BBC rộng khắp toàn cầu, thông tin cập nhật và đa dạng phuc vụ nhiều đối tượng

3.1.5; Ưu, nhược điểm

 Về nhân lực: các ông chủ tập đoàn có đầu óc quản lý, có thamvọng và liều lĩnh; lực lượng phóng viên đông đảo và được đào tạo bài bản…

* Nhược điểm:

Trang 21

 Gây ra sự mất cân bằng về thông tin do một số tập đoàn báo chíđầu tư lớn, mạnh vùng giàu có, đông dân cư nên tập chung nhiều cơ quanbáo chí còn vùng ít dân sinh sống thì ít các cơ quan báo chí, các phương tiệnthông tin đại chúng.

 Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn báo chí hết sức khắc nghiệt, cálớn nuốt cá bé, những cơ quan báo chí nhỏ bị thâu tóm, mua lại và xảy ratình trạng cắt giảm nhân viên, mất công ăn việc làm dẫn đến mất trật tự xãhội

 Có sự thiên lệch trong thông tin bởi các ông chủ coi trọng thôngtin mang lại những lợi nhuận cao và coi thường các thông tin không manglại lợi nhuận trong việc thông tin báo chí

 Nhìn dưới góc độ chính trị, nếu độc đoán về chính trị, ông chủ nàonắm được cơ quan báo chí thì cũng áp đặt và gây ảnh hưởng về quan điểm

3.2 Toàn cầu hoá thông tin.

3.2.1, Khái niệm: Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay

đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu.

Toàn cầu hóa thông tin đó là quá trình thông tin ở khắp mọi nơi trên

thế giới được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới cho công chúng

3.2.2, Điều kiện hình thành

Trang 22

Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong các lĩnh

vực đăng tải, in ấn tạp chí, báo, sự phát triển các công nghệ phát thanhtruyền hình và đặc biệt là internet đã cho phép những thông tin từ một quốcgia có thể được biết đến trên toàn thế giới Quá trình toàn cầu hóa thông tinđược gắn với những thành tựu mới nhất trong kỹ thuật thông tin liên lạc vàđiện tử Thông tin trong khoảnh khắc được truyền tải tức thời tới cho ngườixem và người đọc Điều đó cho phép hàng triệu người được chứng kiến vàtham gia vào các sự kiện

Mạng internet bao phủ toàn cầu, nhờ đó mà người sử dụng có khả năng

nhận được thông tin cần thiết từ các hãng tin một cách dễ dàng Sự xâmnhập của tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các hoạt động báo chí là điều rõ ràng

và dễ nhận thấy Việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật điện tử, truyền tải dữ liệuxuyên biên giới, việc hình thành mạng lưới thông tin toàn cầu đã góp phầnđưa tin tức nhanh chóng tới công chúng Điều đó là cần thiết cho một xã hộiđang phát triển nhanh

Nhu cầu thông tin của công chúng ngày một gia tăng Các cơ quan báo

chí muốn đáp ứng nhu cầu đó thì cần phải đẩy mạnh việc khai thác sự đadạng của thông tin, không thể bó hẹp thông tin trong phạm vi một quốc giahay một khu vực

3.2.3, Biểu hiện

Hình thành rất nhiều hãng thông tấn, hãng tin chuyên khai thác tin tức

trên khắp thế giới rồi bán lại cho các cơ quan thông tấn trên thế giới Với sựchuyên biệt này, các cơ quan báo chí chỉ cần mua lại tin từ các hãng thông

Trang 23

tấn đó là có thể có đủ tin tức trên thế giới cung cấp cho công chúng củamình.

Biểu hiện thứ hai: thông tin ở mọi nơi được cập nhật liên tục và nhiều

chiều Nếu như trước kia, chỉ những thông tin quan trọng và có ảnh hưởng

lớn mới được đề cập, thì ngày nay những thông tin về những con người bìnhthường ở mọi nơi đều có thể được nhắc tới Thông tin về những nhân vật nổitiếng không còn chỉ là thông tin riêng của một quốc gia mà đã trở nên nguồntin nóng cho những người quan tâm trên thế giới

Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là liệu các thông tin được toàn cầu hóa đóliệu có trung thực? Các chuyên gia đã nhận xét, quốc gia nào làm chủ đượcthông tin thì quốc gia đó sẽ giành chiến thắng Không ai dám chắc nhữngthông tin mà các hãng tin đưa ra không mang màu sắc chính trị, phục vụ chomột đảng phái, một nền chính trị nào đó Điều đó là dễ hiểu trong thời đạithông tin có vai trò quan trọng như ngày nay Các chính phủ phải điều tiếtcác dòng thông tin trong tầm kiểm soát của họ, đưa ra những tin tức có lợi

và theo những mưu đồ chính trị được tính toán kĩ

3.3 Quốc tế hoá báo chí.

Trang 24

phát thanh ra nước ngoài), đồng thời nó còn xảy ra sự xâm lăng hoá về thôngtin

3.3.2: Biểu hiện

Để hiểu rõ biểu hiện của xu hướng Quốc tế hoá báo chí ta phải tìm hiểubiểu hiện của nó trên từng loại hình báo chí cụ thể

3.3.2.1, Biểu hiện trên báo in:

 Báo chí in ấn ở nước này, nhưng lại được phát hành ở nhiềunước trên thế giới

 Báo chí in ấn ở nhiều nước cùng một lúc (thí dụ Nhân dân Nhậtbáo của Trung quốc, tạp chí Tuyển tập (Readers Digest)

 Hai nước liên kết với nhau xuất bản một số báo ( hạn chế của

nó là nội dung báo không thể sửa được, đồng thời vận chuyển còn cồngkềnh, chi phí cao…)

 Cơ quan báo chí mở nhiều chi nhánh ở nước ngoài

 Các tập đoàn báo chí phát triển những tờ báo cho khu vực riêngvới ngôn ngữ của khu vực đó.( in ấn nhiều thứ tiếng)

 Có trang tin quốc tế

3.3.2.2, Biểu hiện trên báo phát thanh

 Xu hướng phát sóng ra nước ngoài của các tổ hợp truyền thông

 Có tổng số: 80 đài phát thanh ra nước ngoài, phát thanh tới20.000 giờ trong tuần, bằng 48 thứ tiếng, phủ sóng toàn cầu

Trang 25

Một số đài tiêu biểu như :

- VOA của Mỹ phát 2001 giờ/ tuần với 40 thứ tiếng

- BBC của Anh phát khoảng 120 giờ/ ngày với 38 thứ tiếng

- Làn sóng Đức phát 100 giờ/ ngày, với 40 thứ tiếng

- Đài CRI (Trung quốc) phát sóng 680 giờ/ngày với 43 thứ tiếng…

*Đặc điểm của các đài phát thanh phát sóng ra nước ngoài:

 Hoạt động rất sớm, ngay sau khi đài trong nước hoạt động

 Không có lợi cho nước chủ nhà về kinh tế nhưng có ý rất quantrọng về chính trị nên được các vị lãnh đạo quan tâm

 Có chiến lược và chiến thuật phát sóng: hướng về đâu, baonhiêu giờ, nội dung ra sao…

 Nội dung rất đặc biệt, tuỳ theo các nước để giới thiệu về phongtục tập quán, văn hoá của các vùng trong nước, từ đó quảng bá hình ảnh đấtnước…

 Kinh phí đầu tư lớn: Mỹ(từ 1945 – 1872), đầu tư 5 tỷ USD chođài phát thanh đối ngoại; con số này của Anh lên tới vài trăm triệu bảng…

3.3.2.3, Biểu hiện trên lĩnh vực truyền hình.

 Lợi thế của thông tin trong lĩnh vực truyền hình đó là sử dụnghình ảnh động (sinh động)

 Xu thế nhiều đài truyền hình trên thế giới phát các chương trìnhtruyền hình đối ngoại

Trang 26

 Tăng cường các chương trình phát hình gắn với lồng tiếng hoặc

có chữ dịch hiện trên màn hình

 Hình thành nhiều đài truyền hình của khu vực, đài truyền hìnhcho châu lục, hoăc đài của các tập đoàn báo chí dành riêng cho khu vực

 Truyền hình kỹ thuật số ngày càng hoàn thiện và phát triển

*Một số đài TH tiêu biểu:

 Mỹ: ABC, CBC, CBS, CNN…

 Trung Quốc: CCTV…

3.3.2.4, Biểu hiện trên lĩnh vực thông tấn

 Thu thập thông tin nước ngoài đầy đủ, chính xác là nghĩa vụ vàtrách nhiệm của các hãng thông tấn

 Đa dạng hóa các loại hình thông tin: hình ảnh, âm thanh, cácvăn bản

 Số lượng ấn phẩm báo ảnh càng ngày càng phát triển

 Liên kết các hãng thông tấn quốc tế

3.3.2.5, Biểu hiện trên lĩnh vực báo mạng

 Hình thành những trang web của các cơ quan báo chí

 Các phiên bản của báo in được cập nhật thông tin nhanh chóng

Trang 27

 Hình thành những dịch vụ thông tin mới như chat, thư điện tử,điện thoại qua mạng

 Thông tin nhanh chóng, vượt qua mọi trở ngại về không gian vàthời gian,

 Cần có trình độ cao để có thể loại bỏ thông tin nhiễu, thông tinkhông có độ tin cậy, thông tin rác

3.4, Qui luật phân bố thông tin không đồng đều

3.4.1, Khái niệm

Phân bố thông tin không đồng đều là hiện tượng ở quốc gia, khu vựcnày nắm giữ một lượng thông tin hết sức lớn, cho phối hoạt động thông tinbáo chí Thế giới, tuy nhiên ở nhiều quốc gia và khu vực khác lại rất nghèonàn về lượng thông tin báo chí

3.4.1, Khái niệm

Hậu quả của nó:

Tạo sự chênh lệch lớn về lượng thông tin giữa các nước phát triển vàđang phát triển

Nhiều thông tin đưa ra không thực sự chính xác, mang tính áp đặt vàphải qua nhiều lăng kính

Xảy ra nhiều vụ kiện tụng liên quan đến chất lượng thông tin

3.4.2, Biểu hiện

Trang 28

*Sự chênh lệch về lượng thông tin giữa các nước phát triển và chưaphát triển:

*Chỉ số:

+ Về Truyền hình:

Các nước phát triển

Lượng báo in chiếm 17% của thế giới

Chiếm 22% lượng sách của thế giới

Chiếm 18% đài phát thanh, 27% máy thu thanh,10% máy thu hình của TG

Số lượng máy thu hình (hiện nay)

Mỹ

847 máy/1000dân

Hasaman, Sahara10-15 máy/1000dân

Quần đảo Haity

5 máy/ 1000 dân

Trang 29

Ví dụ cụ thể như ở đài truyền hình nổi tiếng của Mỹ_CNN chiếm một

lượng thông tin khổng lồ, mỗi năm bán thông tin cho 212 nước, thu lợi

nhuận khoảng 98 triệu USD, hiện nay đã có hơn 94 triệu hộ gia đình lắp cáp

trực tiếp của CNN

+ Về nhật báo:

Chỉ số nhật báotrên 1000 dân

Nhật, Nauy

644 bản

Những nước phát triển

Châu Âu: chiếm 48% tổng số nhật báo

Châu Á: chiếm 30% tổng số nhật báo

Châu Mĩ: chiếm 18% tổng số nhật báo

Châu Úc và Châu Phi: 4% tổng số nhật báo

Trang 30

3.5, Thương mại hoá báo chí

3.5.1, Khái niệm:

Thương mại hoá báo chí: là một quá trình mà các cơ quan báo chí tìm

cách tăng thu nhập cho mình bằng các hoạt động kinh tế khác bên cạnh việc kinh doanh các loại hình báo chí thông thường Đó có thể là các hoạt động

quảng cáo cho các sản phẩm, thâu tóm các khâu trong quá trình làm báo: in

ấn, phát hành… phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng trên tờ báo hoặccũng có thể tham gia và các lĩnh vực kinh tế khác

3.5.2, Điều kiện hình thành:

Sau cuộc “cách mạng thương mại” những năm 1830 – 1840, cácphương tiện thông tin đại chúng trở thành những doanh nghiệp tư bản sinhlời, vì vậy bản thân chúng cũng chịu sự tác động của tất cả các quy luật củahoạt động kinh doanh: cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh, tập trung hóa, độcquyền hóa và những luật lệ khác Tất cả những điều đó để lại dấu ấn tronghoạt động báo chí hằng ngày và hoạt động của những tổ chức hữu quan.Chính vì sau “cuộc cách mạng thương mại”, những nguồn thu của báo chíđịnh kỳ chủ yếu đến từ quảng cáo chứ không phải từ số lượng phát hành nênnhững tổ chức đặt in quảng cáo bắt đầu hướng đến những ấn phẩm có sốlượng phát hành cao nhất Điều đó làm cho các nhà báo phải thay đổi nộidung và cách trình bày ấn phẩm

Trong lĩnh vực kinh tế thị trường và trong bối cảnh tương mại hóa toàncầu, hầu như mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi ích vềquảng cáo và thương mại Họ nhận ra vai trò của quảng cáo trên báo chí đối

Trang 31

với tư duy của khách hàng Báo chí cũng nhận ra điều đó Nhà tài phiệttruyền thông như Rupert Murdoch đã cho chúng ta thấy kinh doanh từ cácloại hình truyền thông đem lại lợi nhuận khổng lồ như thế nào Hoạt động tổchức của mọi phương tiện thông tin đại chúng đều nhằm đạt được hiệu quảcao về phương diện kinh tế - tài chính, cũng như các phương diện tư tưởng.Nếu chỉ xét về phương diện kinh tế của vấn đề thì cần nêu rõ rằng để đạtđược mức sinh lời cao khâu quản lý ở các báo và tạp chí, các đài phát thanhtruyền hình cũng phải được xây dựng theo những nguyên tắc giống nhưnhững nguyên tắc trong điều hành các doanh nghiệp.

3.5.3, Biểu hiện

Hiện nay những nguồn thu chủ yếu của mọi ấn phẩm đều gồm:

- Những khoản thu tài chính từ quảng cáo

- Những khoản thu nhờ bán báo, phát sóng…

- Những khoản thu từ các hoạt động thương mại dưới các hình thứckhác

- Những khoản tiền đóng góp từ bên ngoài

Và nền tảng cho những khoản thu bằng tiền này là khoản thu từ quảngcáo đem lại

Từ khi khai sinh, mục đích thương mại của báo in đã rất rõ rằng TờAnzeiger (người quảng cáo) xuất bản ở Dresden (Đức) năm 1730, theo nhànghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai tronghay ngoài thành phố muốn mua bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đivay Ở Mỹ, trong thời gian thuộc địa, thương mại đó là một yếu tố tiên quyếtcủa báo chí Nhu cầu về buôn bán hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt thông tin về

Trang 32

những tuyến tàu chở hàng từ bên kia đại dương đã để lại kết quả là các tờbáo ban đầu hầu hết gắn với từ “người quảng cáo” (Advertiser) trên vi-nhét.Bất kì một tờ báo nào, một tạp chí hoặc một ấn phẩm niên giám nàocũng dành một vài trang cho quảng cáo Hiện chính quảng cáo là nguồn thuchủ yếu của ấn phẩm Tùy thuộc vào điều kiện phát hành, truyền thống dântộc và tình hình kinh tế, ở từng nước các khoản thu từ quảng cáo của cácphương tiện thông tin đại chúng có khác nhau Ở Tây Ban Nha là khoảng80%, ở Mỹ là 75% và ở Pháp là khoảng 60%

Sức ép về kinh tế đã buộc các cơ quan báo chí bước vào cuộc cạnhtranh dữ dội để thu hút độc giả, thay đổi trong cách thu hút quảng cáo Nhiều

cơ quan đã tiến hành hàng loạt chiến lược để thương mại hóa sâu xa hơnngành công nghiệp này, khiến cho các mối quan tâm thương mại ngang vớihoặc quan trọng hơn chất lượng của xã luận hay trách nhiệm với xã hội.Riêng ngành công nghiệp báo in Mỹ: thu nhập tăng từ 12,2 tủy đô la Mỹ vàonăm 1975 lên 54,4 tỷ đô la năm 2000 Nói cách khác, báo in đã thu nhậptăng gấp 2,5 lần từ quảng cáo năm 2000 so với năm 1950 Trong vòng 30

năm qua, lượng nội dung quảng cáo trong báo in Mỹ vượt trên 60% (Báo chí

& tuyên truyền 6/2006 trang 43)

Việc các tờ báo hiện nay coi trọng tin tức thương mại hơn và phụ thuộcvào quảng cáo để tăng thu nhập đã khiến cho độ tin cậy vào các tin bài bịgiảm xuống, sự tin cậy của công chúng với các nhà báo bị tổn hại nhiều.Thủ tướng Vajpayee của Ấn Độ, trong cuộc phỏng vấn với BBC năm

2003 đã nói lên mối lo ngại về sự gia tăng tính thương mại và tính giật gântrong báo chí Ông nhấn mạnh các loại hình báo chí phải thể vai trò quantrọng của mình bằng tính có tư tưởng và giá trị: “Nếu không có lý tưởng,báo chí sẽ trở thành hàng hóa và không thể tác động đến suy nghĩ của độcgiả nữa” Ở Đài Loan, giáo sư báo chí Kuan Chung-Hsiang, Đại học Shih

Trang 33

Hsin đã tiên đoán rằng trong tương lai gần các loại hình báo chí Đài Loan sẽtiếp tục xuống cấp vì ảnh hưởng của các nhóm lợi ích chính trị và thươngmại Ở Úc, khi các nhà báo mới bị coi là “người kinh doanh nhỏ hiệu quả”đang cung cấp sản phẩm của họ cho người dân, nhà nghiên cứu KatrinaMandy Oakham tin vào sự đổi thay lớn mà các nhà báo không còn là ngườigiám sát xã hội hay các thành viên ưu tiên của “quyền lực thứ tư” nữa mà

“họ là những doanh nhân sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường” Nhà báo

Michelle Grattan thậm chí cho rằng “tính thương mại” đã nổi lên như là “giátrị cốt lõi” của báo chí Như vậy, điều mọi người lo ngại có thể đã thành hiệnthực: báo chí được xem như là hàng hóa

Vai trò của nhà báo đã thay đổi sâu sắc nếu chúng ta đồng ý với ýtưởng của Simon Canning trên tờ The Autrailian: “Mọi thứ có thể sẽ thayđổi và nhà báo sẽ sớm thấy công việc của họ không chỉ là phản ánh sự kiện,

mà chính là phương tiện mà các nhà quảng cáo phát tán thông điệp củamình” Thậm chí báo chí và thương mại luôn sát cánh kề vai, Canning cũngchỉ ra rằng quảng cáo đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận bằng cách đặt cácthông điệp quảng cáo của họ cạnh tin tức Như thế, các nhà báo đã “bị ép”

để cho ra những tin tức thương mại giống như thế trở thành tin tức”

Internet cung cấp một môi trường tuyệt vời cho ngành quảng cáo và do

đó báo chí điện tử dù muốn hay không cũng bị ảnh hưởng Một ví dụ màCanning đưa ra là phần mềm quảng cáo có tên là IntelliTXT của công tyquảng cáo trực tuyến Vibrant Media ở Mỹ Khi các nhà quảng cáo sử dụng

hệ thống này, họ có thể biến hàng trăm từ trong bài báo có tiềm năng gây thuhút về sản phẩm của họ mà bạn đọc có thể đọc sang dạng có kết nối đếnquảng cáo Và chỉ cần di con chuột tới vị trí từ đó, một màn hình nhỏ sẽ hiệnngay ra mời gọi người đọc nhấn vào trang quảng cáo chính thức Ứng dụngnày khiến các chuyên gia báo chí Mỹ lo ngại về việc nhà báo chọn từ khi

Ngày đăng: 19/06/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w