Tập trung và độc quyền hoá báo chí.

Một phần của tài liệu lịch sử báo chí cuối kì pptx (Trang 37 - 40)

3.6.1, Khái niệm.

Tập trung hóa báo chí là quá trình sáp nhập giữa các cơ quan báo chí, hoặc thôn tính, thâu tóm, bành trướng lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí để hình thành nên các tập đoàn báo chí.

Độc quyền, trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm, không có sản phẩm thay thế gần gũi. Tiếng Anh: monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp monos (nghĩa là một) và polein (nghĩa là bán). Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. (vi.wikipedia.org)

Độc quyền hóa báo chí đó là tình trạng mà các các tập đoàn báo chí đã thâu tóm toàn bộ các cơ quan báo chí, biến mình trở thành duy nhất trên thị trường nhằm phục vụ mục đích riêng của mình.

3.6.2, Biểu hiện

+Quá trình giảm bớt số lượng của những tờ báo độc lập

Chẳng khó khăn gì để các ông trùm báo chí đóng cửa bất kỳ một ấn phẩm báo chí nào có hại cho lợi ích của họ. Sự tập trung và độc quyền hóa lĩnh vực báo chí dẫn tới một hệ quả là thông tin khi được đưa ra đã chịu một sự chi phối từ các ông trùm truyền thông khiến cho thông tin không còn

chân thực và khách quan. Có nhiều cách khác nhau để tác động lên các cơ quan báo chí:

- Thông qua việc tham gia tài chính trong cơ quan báo chí.

- Thông quan việc kiểm soát các cơ quan tuyên truyền của chính phủ.

- Thông qua việc lãnh đạo trực tiếp các tổ chức thông tin – tuyên truyền của các tổ chức kinh doanh lớn và trong việc lãnh đạo nhiều tổ chức xã hội.

- Chiếm lĩnh các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức báo chí lớn.

- Thông qua quảng cáo có trả tiền là hoạt động không thể thiếu đối với sự tồn tại của các tờ báo, tạp chí, các đài phát thanh và truyền hình về phương diện tài chính.

Năm 1999, ở Mỹ trong tổng số 1489 tờ báo hằng ngày thì chỉ có 269 tờ nghĩa là 18% là những tờ báo độc lập còn lại thì đều thuộc quyền ở hữu của các tập đoàn báo chí. Tổng số các tờ báo hàng ngày cũng tiếp tục giảm. Năm 1998 đã có 20 tờ báo hằng ngày đóng cửa, tính đến tháng 2/1999 chỉ còn 1489 tờ báo. Trong 10 năm trở lại đây đã có 153 tờ báo hằng ngày chấm dứt tồn tại.Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc này cũng phải kể đến sự thâu tóm của các tập đoàn báo chí đối với các tờ báo độc lập.

Quá trình tập trung và độc quyền hóa diễn ra một cách nhanh chóng, nhiều quốc gia đã nới lỏng luật pháp tạo điều kiện cho các tập đoàn truyền thông phát triển và tập trung hóa. Việc tập trung hóa và độc quyền hóa giờ đây không còn chỉ diễn ra trong một quốc gia nữa mà nó đã có sự tập trung xuyên quốc gia. Các tập đoàn truyền thông lớn muốn nâng cao ảnh hưởng của mình đã vươn xa tới các quốc gia khác và thâu tóm các cơ quan báo chí

để phục vụ cho lợi ích của họ. Quá trình đó dẫn tới hình thành một mạng lưới tập đoàn báo chí Đa quốc gia.

Ngày nay quá trình tích tụ tư bản và độc quyền hóa các phương tiện thông tin đại chúng vẫn tiếp diễn. Không phụ thuộc vào các hình thức sở hữu và các phương pháp điều hành doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay sự tập trung và độc quyền hóa các phương tiện thông tin đại chúng đang diễn ra theo một loạt định hướng. Những tổ chức độc quyền đang tồn tại thì gia tăng sự hùng mạnh của mình bằng cách không ngừng giảm số lượng các phương tiện thông tin đại chúng “độc lập”, các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia, các cơ quan chính phủ đóng vai trò ngày càng lớn trong định hướng và thao túng các phương tiện thông tin đại chúng. Đã xuất hiện những doanh nghiệp thông tin đại chúng xuyên quốc gia với số tư bản “phân tán”, khi mà trên thực tế không thể xác định được chúng thuộc sở hữu quốc gia nào.

+Sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn báo chí lớn

Các công ty báo chí truyền thông ngày càng bành trướng mạnh mẽ bằng cách mua lại, sáp nhập, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh để thành lập nên các tập đoàn báo chí. Với việc bỏ ra hàng tỷ đô la, các ông chủ này đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng, tạo ra quy mô hoạt động, sức mạnh ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia, phạm vi khu vực. Điều này dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn báo chí lớn trên toàn thế giới đặc biệt là ở các nước TBCN phát triển. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Dialogic, trong 5 tháng đầu năm 2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp đồng sáp nhập, mua lại giữa các công ty, tập đoàn báo chí truyền thông với tổng giá trị lên đến 93,8 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là hợp đồng sáp

nhập giữa Google và Double Click, trị giá 3,1 tỷ USD hồi tháng 4-2007, hợp đồng sáp nhập giữa Yahoo với Right Media trị giá 680 triệu USD.

Thế giới đa dạng, các quá trình tập trung tư bản và độc quyền nắm giữ các phương tiện thông tin đại chúng ở các nước khác nhau đang diễn ra theo những cách khác nhau, tuy nhiên đó đều đang là xu hướng chung của nền báo chí truyền thông thế giới

Một phần của tài liệu lịch sử báo chí cuối kì pptx (Trang 37 - 40)