b. Những biểu hiện cụ thể về sản phẩm báo chí đa phương tiện
3.12.3, Những hạn chế của báo chí công dân
Mặc dù báo chí công dân có khả năng đem đến những thông tin độc, hấp dẫn và khách quan ở một góc độ nào đó, nhưng bên cạnh đó báo chí công dân cũng có những hạn chế và điểm yếu. Điều đáng nói đầu tiên đó là độ tin cậy báo chí của các “nhà báo công dân” rất khó kiểm chứng, đặc biệt là yếu tố chủ quan của người thông tin rất cao. Vì thế, việc xã hội hoá báo
chí theo kiểu này đôi khi là “con dao 2 lưỡi” đối với các tờ báo thiếu biên tập viên và tỉnh táo có tay nghề cao và nhạy cảm với “thời tiết thông tin”. Cuối năm 2006 vừa qua có một tờ báo ở bị “rút phép Thông Công” vì đã quá lạm dụng ý kiến người dân như vậy. Không phải công dân nào cũng đưa ra được những thông tin chính xác, có thể đó chỉ là những nhận định chủ quan vô căn cứ của họ, hay như vì một mục đích cá nhân họ sẵn sàng gửi đến các tòa soạn những thông tin sai lệch… điều đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khi thông tin được đăng và thông tin tới cho toàn bộ công chúng.
Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan báo chí cần thiết phải có một bộ phận biên tập viên có đủ năng lực để xác nhận và kiểm chứng các thông tin do độc giả mang tới.
Ở Việt Nam, blog phát triển muộn nhưng tốc độ phát triển cực nhanh đặc biệt trong năm 2006 và lôi kéo được 80% thanh niên sử dụng mạng Internet tham gia và nó cũng đã đặt ra những vấn đề đáng lưu tâm ở khía cạnh quản lý, dư luận xã hội, văn hóa mạng…
Ngày nay, công chúng không chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận sản phẩm báo chí mà còn có thể tham gia vào quá trình sản xuất thông tin. Trào lưu “báo chí công dân” đã thể hiện rằng báo chí và nền dân chủ phải kết hợp với nhau để cùng tồn tại. Trong tương lai, các cơ quan báo chí và các nhà báo công dân sẽ sự liên kết với nhau để tạo nên một xã hội thông tin đa chiều
IV : Xu Hướng Phát Triển Của Báo Chí Châu Á.4.1; Xu hướng phát triển của báo chí Châu Á hiện nay 4.1; Xu hướng phát triển của báo chí Châu Á hiện nay
Trong luồng quay của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, báo chí vẫn luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi thiên chức của mình. Và báo
chí Châu Á cũng không nằm ngoài luồng quay đó, quy luật đó. Thị trường báo chí châu Á đang thu hút sự quan tâm của các chính phủ, các chủ bút, các nhà báo và cả bạn đọc ở trong châu lục cũng như ngoài châu lục, do sự phát triển mạnh mẽ cộng với nhiều yếu tố thuận lợi tác động.
Theo thống kê của Hiệp hội Báo chí thế giới (WAN), trong vài năm trở lại đây, báo chí khu vực châu Á có xu hướng tăng mạnh. Trong hai năm 2005 và 2006, lượng báo phát hành tại khu vực này tăng 3,61%, trong khi tại châu Âu, mức tăng chỉ là 0,74% và tại Bắc Mỹ lại giảm 1,97%. Trong 5 thị trường báo chí có lượng tiêu thụ báo chí lớn nhất thế giới thì có ba ở Châu Á là: Trung Quốc đứng đầu với 107 triệu bản/ngày, tiếp đến là Ấn Độ - 99 triệu bản và Nhật Bản - 68 triệu bản. Hai thị trường khác là Mỹ - 52,3 triệu bản và Đức - 21,1 triệu bản. Cũng theo WAN khảo sát ở 216 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, doanh thu báo chí trên toàn cầu tăng 6% trong 5 năm qua, chủ yếu là tăng doanh thu ở châu Á. Trong khi các tòa soạn báo ở các nước phương Tây đang cắt giảm nhân lực cũng như số lượng bài vở, kể cả đóng cửa vì doanh thu kém do những khách hàng thường xuyên đặt mua báo in chuyển sang đọc báo mạng, thì ngành công nghiệp báo in ở Châu Á lại làm ăn rất phát đạt. Tám trong số mười quốc gia tiêu thụ báo in nhiều nhất nằm ở Châu Á.
Để có cái nhìn cụ thể, ta có thể xét một số loại hình báo chí tiêu biểu ở Châu Á: