Sự suy giảm của báo in ở các nước phát triển và sự lên ngôi của báo in ở các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu lịch sử báo chí cuối kì pptx (Trang 40 - 43)

ngôi của báo in ở các nước đang phát triển.

Tại các nước phát triển, báo chí có một trình độ phát triển vượt xa so với ở các nước đang phát triển. Cùng với đó là sự phát triển mạnh của Khoa học kĩ thuật, mạng internet. Ngành công nghiệp ở các nước phát triển cùng với nền kinh tế thị trường khiến cho công chúng không có nhiều thời gian để đọc báo in. Thói quen lướt web tìm thông tin đã trở nên phổ biến, khiến cho báo mạng dẫn phát triển và báo in giảm mạnh về số lượng độc giả. Nhiều cơ quan phát hành báo in mở thêm báo online và dần dà, đóng cửa báo in và chuyển hẳn sang báo mạng.

Ở các nước đang phát triển, đặc điểm nền kinh tế cũng như sự phát triển nền khoa học kĩ thuật còn hạn chế  báo in trở thành phương tiện thông tin đại chúng phù hợp nhất, thống trị nền báo chí ở các nước này.

Trên Vietnamplus.vn ngày 27/10/2009 có bài viết về sự suy giảm báo in ở Mỹ.

Kết quả nghiên cứu của Cơ quan kiểm tra số lượng phát hành báo (ABC) công bố ngày 26/10 cho thấy lượng phát hành báo in của Mỹ trong giai đoạn từ tháng 4 - 9/2009 đã giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm 2008.

Như vậy, ngành báo in Mỹ tiếp tục phải nhận thêm những tin xấu trong khi đang chật vật với doanh thu quảng cáo sụt giảm và thói quen của người đọc đang chuyển dần từ báo giấy sang báo mạng.

Theo nghiên cứu của ABC, số lượng phát hành trung bình của 379 nhật báo trong quý II và III năm nay đã giảm tới 10,6%, xuống còn 30,4 triệu bản, so với mức 34 triệu bản của cùng kỳ năm 2008. Không chỉ vậy, số lượng phát hành của 562 tờ báo Chủ Nhật cũng giảm 7,5%, xuống còn 40 triệu bản, cao hơn nhiều so với mức giảm 4,9% của năm 2008.

Nghiên cứu trên cho thấy trong số 25 tờ báo hàng đầu của Mỹ, chỉ duy nhất "Tạp chí phố Uôn" ("Wall Street Journal") của Tập đoàn News Corp. có số lượng phát hành tăng 0,6%, lên 2,02 triệu bản. Nhưng kết quả này có được sau khi Tập đoàn Gannett Co thông báo cắt giảm 17% lượng phát hành của tờ "Nước Mỹ ngày nay" ("USA Today").

Bên cạnh đó, do "Tạp chí phố Wall" là một trong số ít tờ báo ở Mỹ yêu cầu người đọc phải trả tiền đọc báo mạng, vì vậy, doanh số phát hành của báo còn được tính gộp cả lượng truy cập báo mạng. Trong khi đó, mặc dù vẫn được coi là tờ báo lớn thứ 3 của Mỹ song số lượng phát hành của tờ "The New York Times" cũng đã giảm tới 7,28%, còn 928.000 bản. Đây là lần đầu tiên trong vòng 20 năm, tờ báo này có số lượng phát hành dưới 1 triệu bản.”

Trong khi đó, trên báo Daibieunhandan.vn ngày 25/10/2010 có bài viết về báo in ở Ấn Độ cho hay: “Trong khi rất nhiều tờ báo in ở phương Tây đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử do sự bành

trướng của internet và sự bùng nổ của các mạng xã hội thì ở Ấn Độ, báo in lại phát triển hơn bao giờ hết. Điều này được giải thích bằng nền kinh tế đi lên của ấn Độ, sự mở rộng của tầng lớp trung lưu và đặc biệt là tỷ lệ dân số biết đọc tăng theo cấp số mũ.

Hiện tại, Ấn Độ có 2.700 nhật báo, tăng 44% so với năm 2005, theo báo cáo của Hiệp hội Báo chí thế giới. Ấn Độ xếp trên cả Mỹ (1.397 tờ) và Trung Quốc (1.000 tờ) và cũng là nước đứng số 1 về lượng bản in ra lò, vượt qua Trung Quốc vào năm 2008. Giám đốc trung tâm nghiên cứu về các phương tiện truyền thông ở New Delhi Bhaskar Rao cho biết: “Tại âËn Độ, chúng tôi đã có một sự thay đổi về mặt giáo dục và sức mua của người dân. Thực sự đã có một làn sóng khát học ở người Ấn Độ”. Những chiếc vô tuyến truyền hình “chỉ là món tráng miệng với người Ấn Độ. Sau khi xem tin tức trên truyền hình vào buổi tối, họ muốn biết thêm bằng cách đọc các tờ báo ra ngày hôm sau”.

Hiện tại, các tờ báo in ở Ấn Độ không phải chịu sự cạnh tranh của internet - được coi là kẻ thù của báo in thế giới. Chỉ 55 triệu người Ấn Độ có thể tiếp cận internet, do giá thành đắt đỏ và thiếu cơ sở vật chất. Mặt

khác, các tờ nhật báo đều có giá khá rẻ, khoảng 4 rupie (tương đương 7 xu theo đồng euro), cho phép người dân ở tầng lớp trung lưu tiếp cận với nhiều đầu báo.”

Một phần của tài liệu lịch sử báo chí cuối kì pptx (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w