Những nguyên nhân của xu hướng phát triển báo chí Châu Á.

Một phần của tài liệu lịch sử báo chí cuối kì pptx (Trang 63 - 66)

b. Những biểu hiện cụ thể về sản phẩm báo chí đa phương tiện

4.2 Những nguyên nhân của xu hướng phát triển báo chí Châu Á.

Giải thích cho sự phát triển nhanh chóng của báo in ở Châu Á, Phóng viên Joanna McCarthy đã có cuộc phỏng vấn ông Kent Ewing – phóng viên báo Asia Times Online tại Hồng Kông. Ông cho biết: “ Sự thịnh vượng của ngành công nghiệp báo in chỉ diễn ra ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Hồng Kông. Châu Á là một khu vực có tốc độ phát triển nhanh chóng và cùng với việc mở rộng tầng lớp trung lưu thì số lượng người biết đọc, biết viết cũng như số độc giả ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, quyền tự do báo chí ở Châu Á cũng được tăng cường hơn trước rất nhiều và người dân đang ‘tận hưởng’ điều này. Đây là những lý do khiến cho số lượng độc giả báo in ở Châu Á cao hơn rất nhiều so với các nước phương Tây”.

Khi tỉ lệ người biết đọc ở Châu Á ngày càng tăng cùng với những cải cách báo chí ở nhiều nơi, tạo nên xu thế tự do và thoát khỏi sự “bao cấp” của Chính phủ trung ương, châu Á đang hưởng giai đoạn phát triển có lẽ là cuối cùng của báo giấy.

Khi đời sống con người ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu tinh thần ngày càng được đáp ứng. Châu Á cũng nằm trong quy luật ấy. Vì thế, báo chí Châu Á phát triển cũng là một xu hướng tất yếu. Theo công bố về nhân quyền năm 2010 của chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, châu Á đã nổi

lên là khu vực dẫn đầu với nhiều nước được xếp vào top 10 nước có bước tiến vượt bậc trong chỉ số phát triển con người, như tỷ lệ được đăng ký đến trường đã tăng từ 55% lên mức 70%. Ở Châu Á, chúng ta cũng thấy những bước tiến nhanh nhất chủ yếu đến từ các nước nghèo bao gồm cả các nước nghèo đang phát triển và hiện đang dần bắt kịp với các nước giàu trên thế giới. Báo chí nhờ đó cũng được đầu tư và phát triển phù hợp với nhu cầu xã hội.

Chỉ số phát triển ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển nói chung và báo chí – truyền thông nói riêng. Chỉ số này dựa trên ba tiêu chí chính, gồm: Mức độ phổ cập ICT (gồm các chỉ số phụ tỷ lệ điện thoại cố định, di động, băng thông Internet, tỷ lệ máy tính); Mức độ sử dụng ICT (gồm chỉ số tỷ lệ người dùng Internet, số thuê bao Internet, thuê bao băng rộng di động); Các kỹ năng ICT (tỷ lệ người trưởng thành biết chữ, tỷ lệ phổ cập phổ thông trung học). Hiện nay, chỉ số ICT ở Châu Á không ngừng được gia tăng. Châu Á có đại diện Hàn Quốc nằm trong tốp 10 quốc gia có chỉ số phát triển ICT cao nhất với vị trí thứ 2. Việt Nam cũng đã nhảy ấn tượng 15 bậc lên vị trí 97 trong 154 nước được xếp hạng của Chỉ số phát triển ICT toàn cầu và nằm trong top 10 quốc gia phát triển ICT nhanh nhất thế giới. Philippine xếp ngay trên Việt Nam. Thái Lan ở vị trí 63.( theo ICTnews). Ngoài ra, số người sử dụng internet ở Việt Nam tăng mạnh từ 1.8% năm 2002 lên 20% năm 2007. Tất cả những chỉ số trên cho ta thấy sự tiến bộ vượt bậc trong xã hội và báo chí Châu Á.

Tất cả những yếu tố trên quy định quá trình tồn tại và phát triển của báo chí Châu Á

Báo chí từ khi ra đời đến nay luôn khẳng định được vai trò không thể

thay thế của nó trong đời sống xã hội. cùng với sự phát triển của mọi yếu tố đời sống kinh tế xã hội, báo chí cũng từng bước phát triển. Những xu hướng phát triển của báo chí hiện đại đã được kể đến ở trên là những xu hướng tất yếu khách quan của báo chí trên chặng đường phát triển nhanh chóng của báo chí thế giới. Cũng nằm trong phạm vi của báo chí thế giới, báo chí Việt Nam dù ra đời muộn nhưng cũng đang dần đạt được những thành tựu đáng kể và có được những bước chuyển mình nhanh chóng. Các xu hướng: Toàn cầu hoá thông tin, quốc tế hoá báo chí, gia tăng báo mạng, báo chí đa phương tiện… cũng đã và đang ảnh hưởng cũng như được bộc lộ rõ nét khi nhìn vào nền báo chí nước nhà. Trong tương lai, hy vọng báo chí Việt Nam sẽ có được những bước tiến xa hơn nữa, khẳng định được vị thế của mình.

Qua phân tích và tìm hiểu các xu hướng phát triển hiện đại của báo chí thế giới. Ta nhận thấy trong tiến trình phát triển cũng như nhân rộng vai trò của báo chí thế giới hiện nay, báo chí Châu Á cũng là một thành tố quan trọng. Dù có thể xuất phát muộn hơn, với những bất lợi về điều kiện kĩ thuật hiện đại, nhưng báo chí Châu Á đang dần thể hiện rõ sự phát triển và tầm ảnh hưởng của mình. Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế, sự nâng lên rõ rệt của chất lượng đời sống, cộng với ưu điểm là thị trường tiêu thụ báo chí cũng như nơi cung cấp thông tin, chi tiết đời sống hết sức rộng lớn và đa dạng, tạo động lực và cơ sở để báo chí Châu Á phát triển mạnh mẽ.

Vì thế, vấn đề đặt ra với báo chí Châu Á trong thời đại ngày nay là làm sao để thấy được rõ mình, có những biện pháp và con đường đi đúng đắn, để tạo sự phát triển báo chí bền vững, đáp ứng thiết thực nhất nhu cầu xã hội và đời sống con người. Không khoanh vùng trong khu vực Châu Á, báo chí châu lục này còn phải thể hiện rõ sự hợp tác trên nhiều mặt với

những nền báo chí khác trên thế giới, biết nắm bắt và tạo thời cơ để phát triển nhanh chóng nền báo chí châu lục. Muốn vậy, báo chí Châu Á còn phải thấy rõ những yếu điểm của mình, như sự chênh lệch lớn giữa các nền báo chí ở các quốc gia, sự đầu tư không đúng mức, sự hạn chế của một số chính sách gây bất lợi, kìm hãm sự phát triển của báo chí, và đặc biệt là vấn đề tự do báo chí. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu báo chí Châu Á trong tương quan với báo chí ở các châu lục khác tạo sự so sánh, đối chiếu hết sức thú vị. Qua đó xu hướng phát triển chung của báo chí thế giới, ta thấy được mặt mạnh, mặt yếu của báo chí Châu Á, sự đa dạng, phong phú trong sự hình thành và phát triển của các nền báo chí thế giới. Đồng thời, việc tìm hiểu các xu hướng phát triển của báo chí thế giới và Châu Á cũng để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý giá trong việc hoàn thiện và đi theo con đường báo chí. Học hỏi những bài học từ nền báo chí thế giơi và khu vực, báo chí Việt Nam có thể tiếp thu những thuận lợi, những mặt mạnh và hạn chế những tiêu cực và chưa hoàn thiện.

Với vốn hiểu biết ít ỏi, khả năng tìm tòi, phân tích tài liệu còn hạn chế, cộng với những điều kiện chưa cho phép, bài luận nghiên cứu về xu hướng phát triển của báo chí hiện đại và báo chí Châu Á còn sơ sài, nhiều thiếu sót, nhiều chỗ chưa chính xác và mới mẻ, cập nhật. Vì thế, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng ghóp của độc giả và những người có chuyên môn, để bài luận được thêm hoàn chỉnh và sâu hơn, ghóp vào tri thức lí luận cho nghiên cứu lịch sử báo chí thế giới nói chung và báo chí Châu Á nói riêng.

Một phần của tài liệu lịch sử báo chí cuối kì pptx (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w