Xu hướng phát triển của Báo mạng.

Một phần của tài liệu lịch sử báo chí cuối kì pptx (Trang 59 - 61)

b. Những biểu hiện cụ thể về sản phẩm báo chí đa phương tiện

4.1.3, Xu hướng phát triển của Báo mạng.

Trong xu hướng toàn cầu hóa thông tin và bối cảnh thông tin đa chiều hiện nay, các tờ báo mạng trong khu vực châu Á xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng Internet. Mặc dù không kiếm được tiền từ các trang báo mạng miễn phí, nhưng nhiều tờ vẫn tồn tại được nhờ tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, số khác sống nhờ quảng cáo. Chẳng hạn như Asia News Network (ANN) - một website do người Thái Lan làm chủ đang đặt mục tiêu vươn lên để trở thành một Website nổi tiếng trong khu vực. Bài vở của ANN là sự kết hợp của các bài lấy từ 14 báo ở châu Á và họ tự cho rằng đây là tiếng nói của Á châu.

Một xu hướng mới của báo mạng Châu Á hiện nay là công chúng tham gia ngày càng nhiều vào nội dung tờ báo. Với dân số đông nhất thế giới, Châu Á thực sự là tiềm năng trong việc tiếp thu, cộng tác ý kiến, bình phẩm, đánh giá về mọi mặt đời sống xã hội của độc giả vào tác phẩm báo chí. Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự kiện cho báo mà họ còn ghi hình chụp ảnh và tường thuật sự kiện. Chẳng hạn như trong thảm hoạ sóng thần ở châu Á tháng 12-2004, nhiều khách du lịch đã viết nhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnh đưa lên mạng internet, sau đó được nhiều báo sử dụng.

Một xu hướng nữa của báo mạng Châu Á nói riêng và thế giới nói chung là Web 2.0. Web 2.0 còn được gọi là mạng xã hội, thế hệ thứ hai của cộng đồng cư dân mạng. Ở đó, thông tin do chính độc giả tạo ra. Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất cứ thông tin gì. Với số lượng người tham gia rất lớn, đến mức độ nào đó, qua quá trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị. Châu Á có một số tập đoàn báo chí đang áp dụng web 2.0 như tờ The Asashi Shimbun (Nhật Bản), Sinchew-i.com (Malaysia) …

Theo nhận xét của một chuyên gia: “ Thực tế, ở Châu Á cũng đang có sự thay đổi từ xu hướng đọc báo in sang báo mạng giống như các nước phương Tây, mặc dù sự thay đổi này diễn ra muộn hơn. Khi tầng lớp trung lưu được mở rộng và trở nên am hiểu về công nghệ thì thế hệ trẻ đương nhiên sẽ sử dụng những thiết bị không dây cầm tay để cập nhật thông tin thay vì đọc báo in”.( theo radioautralia.net ).

Tuy nhiên, số lượng người sử dụng Internet ở châu Á còn thấp, số lượng máy tính, điện thoại trên đầu người chưa cao, nên máy vi tính hoặc điện thoại di động chưa phải là phương tiện chủ yếu chuyển tải thông tin tới người đọc. Cho đến tháng 9 năm ngoái, ở Ấn Độ mới chỉ có 12,24 triệu người sử dụng Internet, một phần nhỏ so với 180 triệu người đăng ký mua báo in dài hạn. Ở các nước Đông Á cộng đồng cư dân mạng có đông đảo hơn nhưng báo in vẫn ngự trị. Ở Nhật, gia đình trung lưu nào cũng đăng ký mua vài tờ nhật báo mỗi ngày. Thực tế, dân Nhật là những người siêng đọc báo nhất thế giới cho dù lượng phát hành báo in giảm đôi chút trong vài năm vừa qua. Hơn nữa, số người cao tuổi tại đất nước này lớn, có 95% số lượng báo in được mang đến tận nhà.

Một phần của tài liệu lịch sử báo chí cuối kì pptx (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w