Giới thiệu chung về công ty cổ phần Vinh Vân Minh Vân
Giới thiệu về Công ty CP Vinh Vân Minh Vân
Trụ sở chính: Tòa nhà Petroland , Tầng 4 Số 12 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh.
Chi nhánh tại Hải Phòng: Tòa Nhà TD Business, Tầng 5, 512A 20A Lê Hồng Phong, Q Ngô Quyền, TP Hải Phòng.Điện thoại 028-38447434
Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2007, Công ty CP Vinh Vân Minh Vân thành lập chi nhánh tại Hà Nội Năm 2011, VVMV JSC gia nhập VIFFAS (nay là VLA-Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam), trở thành hội viên chính thức của Hiệp Hội Giao Nhận Việt Nam Trong năm đó, VVMV JSC trở thành hội viện chính thức của Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI).
Lĩnh vực kinh doanh chính : Giao nhận vận tải quốc tế, Đại lý Hải Quan, Vận chuyển nội địa
Quy trình xuất khẩu nguyên container một lô hàng bột giấy từ xơ,sợi từ việc tái chế giấy loại hoặc bìa loại(phế liệu và vụn thừa)
từ xơ,sợi từ việc tái chế giấy loại hoặc bìa loại(phế liệu và vụn thừa) 2.1 lý luận chung về giao nhận
2.1.1 Vận tải biển- vai trò của vận tải biển và giao nhận
Vận tải biển là một hình thức vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.
Vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia Đường biển - con đường di chuyển phù hợp với các loại hàng, sản phẩm trên thị trường hiện nay (trừ một số hàng hóa đặc biệt) Do đó, vận tải đường biển có tầm quan trọng trong công đoạn trao đổi, buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế.
- Vận chuyển hàng hóa đường biển là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, xuất hiện từ sớm, cùng trải qua bao thăng trầm lịch sử, góp phần hình thành vai trò chủ chốt trong sự tăng trưởng kinh tế nước ta Hiện nay, nhiều đơn vị trang bị lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, công suất lớn và động cơ mạnh, chở được các mặt hàng khối lượng lớn, đa dạng chủng loại hàng.
Về kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí 31 vận chuyển hàng hóa đi buôn bán với khu vực khác Vận chuyển đường biển là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước Đồng thời, nó tạo điều kiện hình thành và phát triển những ngành mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia, nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào lãnh hải của nước đó.
Về xã hội: Mở ra cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa qua Từ đó, ngành vận tải biển đã giải quyết được các vấn đề nhức
31 nhối của xã hội như thất nghiệp, đói nghèo, nhằm tạo ra xu hướng hoàn toàn mới cho người dân trong học tập và làm việc.
Về đối ngoại - đối nội: Tạo dựng con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ nhằm tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia Riêng đối nội, vận tải nội địa góp phần quan trọng trong phương thức vận tải hàng hóa nước ta.
Về chính trị: Là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới, là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốc gia.
2.1.2 Lí lu n chungậ v ềề giao nh n hàng ậ hóa qu ốố ềố ằề c t b ng đ ường biển
*Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Khái niệm về giao nhận và hoạt động giao nhận
Vận chuyển hàng hóa quốc tế (freight forwarding) là dịch vụ giúp trao đổi hàng hóa giữa bên gửi và bên nhận Trong đó, công ty giao nhận vận tải (forwarder) sẽ ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng và liên hệ với hãng vận tải để đàm phán về chi phí vận chuyển tối ưu nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Có nhiều phương thức giao nhận vận tải Căn cứ vào nhu cầu khách hàng, tính chất hàng hóa mà chủ hàng/forwarder sẽ lựa chọn hình thức giao nhận vận tải phù hợp và tiết kiệm tối ưu Với một hợp đồng vận chuyển, đôi khi sẽ sử dụng 1 loại phương tiện xuyên suốt từ nơi nhận đến nơi giao hàng (vận chuyển đơn phương thức) Nhưng đôi khi cũng có sự phối hợp của nhiều phương tiện vận tải khác nhau, trường hợp này được gọi là vận tải đa phương thức Thị trường giao nhận vận tải Việt Nam chủ yếu tập trung vào vận tải đường bộ, giao nhận vận tải đường biển, đường thủy nội địa và giao nhận vận tải hàng không.
Vận tải đường bộ: Thường có quy mô nhỏ và mang tính chất nội địa Thông thường sẽ là vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh thành, địa phương trong nước. Hoặc đây sẽ là thành phần hỗ trợ cho giao nhận vận tải quốc tế (ví dụ chở hàng bằng xe tải hoặc container từ điểm sản xuất hàng tới cảng biển/cảng hàng không,
Vận tải đường thủy (bao gồm thủy nội địa và vận tải biển): Trong khi thủy nội địa chủ yếu vận chuyển hàng nhỏ lẻ trong nước thì tại nước ta, vận tải biển thực sự là “con át chủ bài” trong lĩnh vực giao nhận vận tải Theo đó, vận tải biển chiếm gần 80% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Thường phù hợp với các loại hàng rời, hàng có trọng tải lớn, giá trị không quá cao và không yêu cầu gấp rút về thời gian Trung bình thời gian chuyển hàng kéo dài từ vài ngày đến khoảng 45 ngày tùy khoảng cách
Vận tải đường hàng không: So với vận tải đường biển thì vận tải hàng không sẽ ít thông dụng hơn Bởi loại hình này hạn chế về chủng loại cũng như khối lượng, kích cỡ của hàng hóa Thông thường chỉ phù hợp với vận chuyển hàng nhỏ lẻ, hàng nhẹ, hàng có giá trị cao, bưu kiện, thư tín hoặc các mặt hàng có yêu cầu thời gian giao hàng gấp rút Chi phí cũng cao hơn so với giao nhận vận tải đường biển Tuy nhiên trên quốc tế, đây được xem là thị trường hấp dẫn và tiềm năng bởi các ưu điểm nhưng nhanh chóng và an toàn. Đường sắt: Hệ thống đường sắt Bắc – Nam tại nước ta giúp giao nhận hàng với chi phí tiết kiệm Tuy nhiên chỉ đáp ứng được nội địa, thời gian giao nhận khá lâu và buộc phải sử dụng thêm phương tiện khác (xe tải, xe container) để chuyên chở hàng hóa đi và đến các ga. Đường ống: Hình thức giao nhận vận tải này rất đặc thù và không phổ biến.
Thường chỉ áp dụng cho các mặt hàng đặc biệt như dầu mỏ, khí đốt, khí hóa lỏng, …Chủ yếu được sử dụng bởi các tập đoàn lớn của nhà nước, các công ty đa quốc gia,…
- Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế có 4 đặc điểm sau:
Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế không tạo ra sản phẩm vật chất mà chỉ tác động làm cho đối tượng lao động ở đây là hàng hóa thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không phải là sự tác động về mặt kĩ thuật vào đối tượng lao động.
Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thụ động do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nước người nhập khẩu, nước thứ ba
Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thời vụ: hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang tính thời vụ. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận
*Vai trò của nghiệp vụ giao nhận
xét, đánh giá
Với việc được thực tập thực tế thời gian vừa qua tại Công ty Cổ phần Vinh VânMinh Vân Việt Nam đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích, những hiểu biết liên quan đến chuyên ngành vận tải biển nói chung và đại lí giao nhận nói riêng Đây cũng là mục tiêu đào tạo của trường nhằm gắn liền lí thuyết và thực tế Điều này đã giúp cho em có cái nhìn sâu hơn về chuyên ngành cũng như làm quen được với môi trường làm việc, đây có lẽ là kinh nghiệm quý báu giúp em ra trường không bỡ ngỡ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Công ty Cổ phần Vinh Vân Minh Vân đã trao cho tôi cơ hội thực tập giá trị này Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến toàn thể anh/chị trong công ty đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực tập Nhờ sự giúp đỡ của các anh/chị, tôi đã nhanh chóng hòa nhập với công việc và môi trường làm việc chuyên nghiệp tại đây.
Em cũng xin cảm ơn cô Vương Thu Giang- giáo viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này.