1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn xã văn thành huyện yên thành tỉnh nghệ an

97 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Của Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Xã Văn Thành Huyện Yên Thành Tỉnh Nghệ An
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 915,5 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU (14)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (0)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (0)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (0)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (0)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (0)
  • PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài (14)
      • 2.1.1 Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân (14)
        • 2.1.1.1 Một số khái niệm (14)
        • 2.1.1.2. Bản chất tín dụng (16)
        • 2.1.1.3 Vai trò của tín dụng (17)
        • 2.1.1.4 Hình thức tín dụng trong hộ nông dân (19)
      • 2.1.2 Cơ sở thực tiễn (21)
        • 2.1.2.1 Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới (21)
        • 2.1.2.2 Thảo luận (25)
        • 2.1.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân Việt Nam (25)
        • 2.1.2.4 Các công trình nghiên cứu của Việt Nam có liên quan đến đề tài (34)
  • PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (55)
    • 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (38)
      • 3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên (38)
        • 3.1.1.1 Vị trí địa lý (38)
        • 3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng (38)
        • 3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết (39)
        • 3.1.1.4 Thuỷ văn nguồn nước (41)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (41)
        • 3.1.2.1 Đất đai (41)
        • 3.1.3.2 Dân số - Lao động (0)
        • 3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (0)
        • 3.1.3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế (0)
      • 3.1.4 hững thuận lợi và khó khăn (0)
        • 3.1.4.1 Thuận lợi (0)
        • 3.1.4.2 Khó khăn (0)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (0)
      • 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra (0)
        • 3.2.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (0)
        • 3.2.1.2 Chọn hộ điều tra (0)
      • 3.2.2 Nguồn số liệu (50)
        • 3.2.2.1 Nguồn số liệu thứ cấp (50)
        • 3.2.2.2 Nguồn số liệu sơ cấp (50)
      • 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu (50)
  • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (0)
    • 4.1 Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu (55)
      • 4.1.1 Các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Yên Thành và bán chính thức trên địa bàn xã Văn Thành (55)
      • 4.1.2 Các tổ chức tín dụng phi chính thống (60)
      • 4.1.3 Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng tham gia hoat động trên địa bàn xã Văn Thành (61)
    • 4.2 Thực trạng vay vốn của hộ nông dân xã Văn Thành (62)
      • 4.2.1 Tình hình vay theo thời hạn tín dụng của hộ nông dân xã Văn Thành. .57 (63)
      • 4.2.2 Tình hình vay theo nguồn vốn của hộ nông dân xã Văn Thành (64)
      • 4.2.3 Tình hình dư nợ của hộ nông dân xã Văn Thành (67)
    • 4.3 Kết quả về phía hộ nông dân (69)
      • 4.3.1 Thực trạng vay vốn tại các nguồn của các hộ điều tra (69)
      • 4.3.2 Nhu cầu và mục đích vay của hộ điều tra (70)
      • 4.3.3 Tình hình sử dụng vốn vay của hộ điều tra (73)
    • 4.4 Kết quả sử dụng vốn vay của hộ điều tra (75)
      • 4.4.1 Kết quả đầu tư vốn vay vào các ngành sản xuất của hộ điều tra (75)
      • 4.4.2 Kết quả sử dụng vốn vay theo nhóm hộ (78)
    • 4.5 Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân (78)
      • 4.5.1 Hiệu quả về mặt kinh tế (79)
      • 4.5.2 Hiệu quả về mặt xã hội (81)
        • 4.5.2.1 Tạo việc làm (81)
        • 4.5.2.2 Giảm tỷ lệ nghèo đói (82)
        • 4.5.2.3 Mức độ cải thiện đời sống (84)
      • 4.5.3 Sự thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ sau khi (85)
    • 4.6 Tình hình trả nợ vốn vay của hộ điều tra (86)
    • 4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân. .81 (86)
    • 4.8 Ý kiến đánh giá của hộ về việc sử dụng vốn vay (88)
    • 4.9 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Thành (90)
    • 4.10 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nông dân (91)
      • 4.10.1 Giải pháp về phía nhà nước (91)
      • 4.10.2 Giải pháp về phía tổ chức tín dụng (91)
      • 4.10.3 Giải pháp đối với chính quyền địa phương (92)
      • 4.10.4 Giải pháp về phía hộ nông dân (93)
  • PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (95)
    • 5.1 Kết luận (95)
    • 5.2 Kiến nghị (96)
      • 5.2.1 Đối với các cấp chính quyền (96)
      • 5.2.2 Với hộ nông dân (96)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................91 (97)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Văn Thành là một xã đồng bằng nằm về phía Bắc huyện Yên Thành, cách trung tâm huyện 2 km.

- Phía Đông giáp 2 xã Phú Thành và Hợp Thành

- Phía Tây giáp xã Tăng Thành

- Phía Nam giáp xã Hoa Thành và Thị Trấn Yên Thành

- Phía Bắc giáp xã Phúc Thành.

Văn Thành gần với trung tâm huyện có đường quốc lộ 38 chạy qua rất thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán hàng hoá nông sản và vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Văn Thành có địa hình nghiêng dần theo huớng Tây Bắc – Đông Nam. Đất sản xuất nông nghiệp tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông Nông Giang (thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An) chảy ngang qua tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp song cũng chia cắt địa bàn Văn Thành 2 vùng rõ rệt.

- Vùng dưới sông Nông Giang gọi là Văn Thành dưới gồm 5 xóm chiếm hơn 1/3 diện tích đất tự nhiên toàn xã, dân cư sống tập trung, địa hình bằng phẳng, chỉ có một vài kênh rạch nhỏ phân bố nhằm mục đích tưới tiêu cục bộ Đất chủ yếu là đất cát pha thịt nhẹ và thịt nhẹ tạo điều kiện cho thâm canh cây lúa, cây vụ đông và một số cây màu khác Ngoài ra, tại các xóm VănYên, Yên Phú có một số ít diện tích tại Rục Dù vội – Rục Chiểm Rục Bàu là đất thịt bị gây yếm khí thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 2 vụ lúa sang cá – Lúa thâm canh kết hợp.

- Vùng phía trên sông Nông Giang gọi là Văn Thành trên gồm 7 xóm với địa hình khá phức tạp do 2 con sông lớn chảy qua chia cắt vùng thành nhiều tiểu địa hình khác nhau Các xóm phụ cận sông nông giang như Yên Hoà, Xuân Châu, Minh Châu hình thành trên nền cát pha của phù sa cổ nên đất tốt thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa và cây vụ đông Một số diện tích đất bạc màu hình thành trên nền phù sa cổ như Lạch Văng, Yên Vằng, Nam sơn, tưới phụ thuộc nước hồ đập, bị rữa trôi mạnh, nghèo chất dinh dưỡng, có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc không thuận lợi cho sản xuất 2 vụ lúa Ngoài ra, ở xóm Đồng Châu và một nữa xóm Lạch Vằng còn có đất Fearalit xói mòn trơ sỏi đá với diện tích 80,2 ha phân bố trên tất cả các vùng đồi của xã, tầng đất dày không quá 30cm lẫn nhiều đá, sỏi, nhiều nơi trơ đá mẹ lên mặt đất chỉ phù hợp với các loại cây trồng lấy gỗ như Bạch Đàn, Tràm, Xà Cư, Keo Lai nhưng cho kết quả thấp Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện nay đang có tới 7,27 ha đất đồi núi chưa được sử dụng một cách hợp lý.

+ Sông Dinh: Bắt nguồn từ xã Đồng Thành qua Tăng Thành về Văn Thành đỗ xuống kênh Vách Nam (Thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An) trên địa bàn Văn Thành Sông Dinh chảy qua các xóm Yên Vằng, Lạch Vằng, Thạch Sơn, Văn Mỹ, xuân Châu và Minh Châu.

+ Sông Dền: chảy qua các xóm Thạch Sơn, Xuân Châu, Nam Sơn, Minh Châu được bắt nguồn tự Đồng Thành qua Phúc Thành về Văn Thành và đỗ thẳng ra Vách Bắc (Thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An).

- Cả 2 con sông đều sâu và cắm trên địa hình đất cát pha nên thường gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở 2 bên bờ sông.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết Đây là yếu tố khách quan có tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, đồng thời còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của nông nghiệp. a Về nhiệt độ

Văn Thành là xã nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhịêt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình 29,5 0 C, nhịêt độ cao nhất là 41 0 C, nhiệt độ thấp nhất là 7 – 9 0 C Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 – 6 âm lịch, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 11 – 12 âm lịch. b Lượng mưa

Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm Mưa lớn tập trung vào tháng 7 – 10 âm lịch chiếm từ 70 – 80% tổng luợng mưa cả năm Mùa mưa thường có áp thấp nhiệt đới và gió bảo, tập trung vào tháng 7 tháng 8 âm lịch. c Về gió

Trên địa bàn xã Văn Thành có các loại gió sau:

- Gió Tây Nam (gió mùa hạ): thổi từ tháng 5 đến tháng 10, loại gió này thường kèm theo mưa tạo điều kiện tốt cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và giữ nước cho công tác thuỷ lợi Tuy nhiên, gió này khô và nóng nên cũng ảnh hưởng không ít tới quá trình sản xuất.

- Gió Đông – Bắc (gió mùa đông): thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 gió thổi khô hanh và rét, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau có mang theo hơi nước từ biển vào, gây mưa phùn và gió rét Loại gió này có ưu điểm là mang theo một lượng đáng kể, mở rộng phạm vi cây trồng ôn đới như: Su hào, Cải bắp tuy nhiên gió này thường khô hanh và rét ảnh hưởng đến mùa màng và gia súc.

- Gió Lào: Thổi từ tháng 4 đến tháng 8 mang không khí khô và nóng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh và cơ cấu mùa vụ.

- Gió tín phong Đông bắc: thổi cùng thời gian với gió Đông Bắc, mang theo hơi nước và độ ẩm lớn.

=> Nhận xét: Thời tiết khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, tổng tích ôn đới, độ ẩm tương đối cao tạo điều cho việc sản xuất 2 vụ lúa, cây vụ đông và cây trồng ngắn ngày khác Các quá trình phân giải chất hữu cơ và tích luỹ các hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ đã góp phần tăng lượng mùn của đất, làm tăng hoạt động của tập đoàn vi sinh vật , tạo ra các chất dinh dưỡng ở đoạn dễ hấp thụ cho cây trồng hơn so với một số cây trồng ở vùng khác Tuy nhiên, chế độ mưa không đều trong năm kết hợp với gió Lào làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng Các tháng mưa ít, gặp gió nóng cây cối phát triển chậm Một số tháng mưa nhiều gây ngập úng ở một số vùng trủng, mưa lớn kèm theo lụt bão làm xói mòn và rữa trôi chất dinh dưỡng, cây trồng phát triển kém dễ bị sâu bệnh phá hoại.

Sông nông giang hay còn gọi là sông Đào là nguồn cung cấp nước chính chính cho sản xuất nông nghiệp của xã Văn Thành.

Với diện tích được tươí tiêu chủ động 217,8 ha cho sản xuất lúa 2 vụ + cây vụ đông và cây màu ngắn ngày khác cho toàn bộ vùng Văn Thành dưới và một số xóm vùng văn Thành trên.

Diện tích đất canh tác còn lại tưới phụ thuộc vào nước hồ đập (đập Vệ Vừng và đập Quản Hài thuộc xã Đồng Thành).

Ngoài ra, sông Dinh, sông Dền cũng là nguồn nước cung cấp cho các trạm bơm ở các xóm phụ cận.

Nhìn chung Văn Thành là địa phương có nguồn nước mặt dồi dào, phong phú đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xúât, sinh hoạt và đời sống của nhân dân Tuy nhiên, do sự phân bố phức tạp của địa hình vùng Văn thành trên nên vào mùa hạ vẫn thường xẩy ra hạn hán cục bộ ở nhiều khu vực tại các xóm Yên Vằng, Lạch Vằng, Thạc Sơn, Nam Hà.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Đất đai Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, bố trí cây trồng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Làm thế nào để khai thác và sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, có hiệu quả là vấn đề không phải dễ Nhìn chung trong những năm qua công tác sử dụng và quản lý đất của xã tương đối hợp lý.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Yên Thành và bán chính thức trên địa bàn xã Văn Thành a Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thành

Ngân hàng NN & PTNT có trụ sở chính đặt tại thị trấn huyện Yên Thành Đây là ngân hàng lớn nhất trên địa bàn nông thôn huyện Yên Thành có chức năng nhận tiền gửi tiết kiệm của dân rồi cho dân vay với mức lãi suất cố định Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ để mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội trong khu vực nông nghiệp nông thôn Đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn của đối tượng được vay nhằm thúc đẩy hộ sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả Hiện nay, Ngân hàng đã đáp ứng được 2/3 số hộ có nhu cầu vay vốn Với đội ngũ cán bộ và nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, đầy kinh nghiệm đã giúp cho người dân được vay vốn một cách nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời.

Việc vay vốn của hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Thành từ Ngân hàng

NN & PTNT được quản lý bởi hai cán bộ Ngân hàng cùng với 3 tổ chức đoàn thể của xã là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên Hàng tháng cán bộ Ngân hàng xuống làm việc với tổ chức vay vốn của xã Hội trưởng Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Bí thư Đoàn Thanh niên được phân công trực tiếp phụ trách thu tiền lãi từ tổ chức của các xóm Những hộ có số vốn vay nhỏ hơn 10 triệu thì do Hội trưởng Hội Phụ nữ hoặc Hội Nông dân xóm đứng ra thu tiền lãi đối với hộ vay trong tổ và được hưởng 3% (30 ngàn đồng/1triệu) Những hộ có số vốn vay trên 10 triệu thì do nhân viên Ngân hàng trực tiếp thu tiền lãi.

Sơ đồ 4.1: Mô hình quản lý cho vay vốn của Ngân hàng NN và PTNT đối với Hộ Nông dân xã Văn Thành. b Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thành

Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) là Ngân hàng của Nhà nước sát nhập từ 2 tổ chức: Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và Ngân hàng phục vụ người nghèo Ngân hàng này đặt tại khối I thị trấn huyện Yên Thành đối diện với Ngân hàng NN & PTNT Nguồn vốn chủ yếu nhận được từ ngân sách nhà nước, vay của Ngân hàng NN & PTNT, một phần từ các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn và các chương trình hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ học sinh sinh viên Ngân hàng CSXH cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và những hộ có con em học tại các trường Đại hoc, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp vay với lãi suất thấp Mục đích cho vay của Ngân hàng nhằm để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho hộ nông dân đồng thời tạo cơ hội cho con em trong vùng đến với các trường chuyên nghiệp nhất là con em ở các vùng nông thôn.

Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên xã

Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm

Hộ nông dân Đây là kênh chuyển các nguồn vốn ngân sách thành tín dụng ưu đãi và tiếp quản tài sản từ nguồn vốn của Ngân hàng người nghèo Ngân hàng hoạt động không chỉ vì mục đích lợi nhuận và khả năng thanh toán được nhà nước đảm bảo mà còn vì quyền lợi cho người nghèo. Điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH huyện Yên Thành với người dân của xã do hội Phụ nữ quản lý Việc thu tiền lãi do tổ tiết kiệm và vay vốn là những hội trưởng hội Phụ nữ hoặc hội Nông dân của các xóm trực tiếp thu. Hàng tháng vào ngày 22, cán bộ Ngân hàng xuống làm việc với Ban thường vụ để thu tiền lãi.

Có thể tóm tắt hoạt động của Ngân hàng CSXH như sau:

Sơ đồ 4.2: Mô hình quản lý cho vay thông qua hội Phụ nữ xã của Ngân hàng CSXH huyện Yên Thành Một số quy định của Ngân hàng CSXH

* Đối tượng cho vay và mức lãi suất

- Cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay Hiện mức tối đa đối với hộ nghèo như sau:

+ Cho vay sản xuất kinh doanh, mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/hộ

Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm

+ Cho vay sửa chữa nhà cửa, mức cho vay tối đa 3 triệu đồng/hộ

+ Cho vay, chi phí xây dựng cải tạo công trình nước sạch và VSMTNT đối với các hộ cư trú trên địa bàn Mức cho vay tối đa là 4 triệu đồng/1 loại công trình.

+ Cho vay chi phí học tập cho con em theo học tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề Mức cho vay tối đa 2007 - 2010 là

8 triệu đồng/năm, năm 2011 tối đa 9 triệu đồng/năm.

+ Cho vay đối tượng chính sách để đi XKLĐ, mức cho vay tối đa là 20 triệu đồng/lao động.

- Cho vay vốn giải quyết việc làm của quỹ quốc gia về giải quyết việc làm

+ Đối với hộ gia đình mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/hộ

+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mức cho vay 50 triệu đồng/cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn

- Một số chương trình tín dụng ưu đãi khác khi được Chính phủ ban hành

* Lãi suất cho vay của Ngân hàng

- GQVL của Quỹ quốc gia về việc làm : 0,65%/năm

- Cho vay nước sạch – VSMTNT : 0,9%/năm

- HSSV có hoàn cảnh khó khăn : 0,5%/năm

- Hộ sản xuất kinh doanh: 0,9%/năm

- Hộ vay phải có sức lao động, có đủ tài sản thế chấp nhưng thiếu vốn sản xuất Khi sử dụng vốn vay hết thời hạn thì hộ phải trả nợ vốn vay ( cả gốc và lãi) đúng thời hạn quy định ghi trong sổ vay của cán bộ tín dụng.

Hộ gia đình vay vốn phải là hộ thường xuyên cư trú tại xã, nếu đối tượng vay vốn thuộc hộ nghèo thì phải có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã theo tiêu chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ Hộ phải có giấy xác nhận vay vốn, chủ hộ là người thừa kế hợp pháp, là người chịu trách nhiệm vay và trả nợ xong lần trước mới được vay lần sau. c Tổ chức hội, đoàn thể của xã Văn Thành

Xã hội ngày càng phát triển thì vị thế của người Phụ nữ càng được nâng cao Họ không chỉ làm tốt vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong xã hội Chi hội phụ nữ xã Văn Thành đã 2 lần được nhận bằng khen của chủ tịch nước khen tặng “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Bằng sự sáng tạo và lòng nhiệt huyết với nghề, chi hội Phụ nữ trong 5 năm qua đã huy động vốn vay, làm cầu nối quan trọng giữa các tổ chức tín dụng chính thức với hộ nông dân đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Không chỉ giúp các hộ nông dân vay vốn mà hội Phụ nữ thường xuyên mở các lớp tập huấn về kế hoạch làm ăn và kế hoạch sử dụng vốn (vốn vay, vốn tự có) một cách có hiệu quả

Trong những năm qua, hội Nông dân xã Văn Thành đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, tạo niềm tin cho toàn thể nhân dân xã nhà và các tổ chức tín dụng đã giao dịch Do trên địa bàn xã không có Quỹ tín dụng nhân dân,trong khi đó vốn lại là một trong 3 yếu tố cơ bản của người nông dân để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động Do đó, cùng với các tổ chức khác thì hội Nông dân xã đã giúp cho nông dân có thêm vốn, tạo điều kiện cho các hộ được vay và quản lý các nguồn vốn được vay, đồng thời hướng dẫn các hộ sử dụng vốn hiệu quả Để việc quản lý được tiến hành một cách nhanh, gọn, hiệu hộ vay vốn Dần dần trong những năm gần đây việc cho vay nặng lãi đựơc đẩy lùi, góp phần giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế nông thôn.

“ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” Đoàn thanh niên xã Văn Thành luôn phấn đấu tích cực trong mọi hoạt động Đoàn luôn hướng tới những mục đích phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho từng gia đình đoàn thanh niên Đoàn được giao quản lý số hộ vay vốn của 3 xóm trong xã.

4.1.2 Các tổ chức tín dụng phi chính thống

Trong nền kinh tế hiện nay, bên cạnh tín dụng chính thống và bán chính thống thì tín dụng phi chính thống hoạt động khá mạnh mẽ và không chiụ sự chi phối nào của pháp luật Tín dụng không chính thống bao gồm: Tín dụng tư nhân, tín dụng tư thương, dịch vụ, phường (họ), tín dụng từ anh em, bàn bè, làng xóm.

- Tín dụng tư nhân là hoạt động của các cá nhân chuyên kinh doanh tiền tệ lấy lãi Nhìn chung nguồn vốn cho vay của những chủ cho vay này phần lớn là vốn tự có, một số rất ít từ nguồn đi vay hoặc nhận gửi Nguồn đi vay hay nhận gửi này chủ yếu là của người thân, bàn bè khi nhu cầu về vốn lớn hoặc giúp bạn bè, người thân cùng kinh doanh. Đối tượng vay vốn thường là những hộ có nhu cầu vốn đột xuất, tức thời, vốn ngắn hạn cho sản xuất, buôn bán, sinh hoạt Thủ tục vay đơn giản, chỉ cần một tờ kí kết giao kèo giữa hai bên Chủ cho vay thường hiểu rõ và tin tưởng vào đối tượng cho vay Lãi suất vay, thời gian vay, hình thức vay, trả tuỳ thuộc vào mối quan hệ và sự thoả thuận giữa hai bên.

Thực trạng vay vốn của hộ nông dân xã Văn Thành

Trong những năm gần đây hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn hoạt động khá mạnh mẽ, và chất lượng hoạt động tương đối tốt Hộ nông dân được vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh Tình hình vay vốn của các hộ nông dân được thể hiện qua nội dung sau:

Hội Nông dân, hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên xã

TD anh em, bàn bè, làng xóm

Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm

Cho vay Vay Cho vay Vay Cho Vay vay Cho vay Vay

4.2.1 Tình hình vay theo thời hạn tín dụng của hộ nông dân xã Văn Thành

Bảng 4.1 Số lượng vốn vay theo thời hạn của các hộ nông dân xã Văn Thành ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)

(Nguồn: Cán bộ tín dụng xã Văn Thành) Ghi chú:

Qua bảng cho thấy, tổng vốn vay theo thời hạn của hộ nông dân xã Văn Thành có tăng qua các năm nhưng đang có xu hướng giảm Năm 2009 tăng 49,7% so với năm 2008 nhưng năm 2010 chỉ tăng 24,35% so với năm 2009, bình quân tăng 36,44% Tổng lượng vốn vay tăng kéo theo đó là vốn vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng lên nhanh chóng Điều này chứng tỏ nhu cầu vốn tín dụng của người dân ngày càng cao và khả năng cung ứng vốn theo thời hạn của Ngân hàng ngày một tăng lên Tuy nhiên, do trong năm

2008 nền kinh tế thế giới biến động mạnh, tình trạng lạm phát và suy thoái nền kinh tế xảy ra làm cho lãi suất của Ngân hàng lên, xuống thất thường đồng thời sang năm 2009 đầu năm 2010 xẩy ra nhiều dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và cuối 2010 một trận lũ lụt lớn đã tàn phá mùa màng Do đó, gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp và làm cho hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân bị giảm xuống, người dân không giám vay nhiều, dẫn đến tốc độ vay vốn của năm 2010 thấp hơn năm 2009.

Trong cơ cấu vay vốn của hộ nông dân, vốn vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng giảm từ 33,7% năm 2008 xuống 32,36% năm 2010 Còn tỷ lệ vay trung hạn và dài hạn ngày càng có xu hướng gia tăng Cụ thể: tỷ lệ vốn vay trung hạn năm 2008 đạt 54,34% lên đến 55,46% năm 2010 và tỷ lệ vay dài hạn chiếm 11,96% vào năm 2008 và lên đến 12,18% vào năm 2010 Như vậy, ta thấy được xu hướng sản xuất hiện nay của nông dân dần tập trung vào đầu tư dài hạn, quay vòng vốn và có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận trước khi phải hoàn trả vốn cho Ngân hàng Hộ nông dân xã Văn Thành vay vốn ngắn hạn để mua giống cây trồng, vật nuôi; vật tư nông nghiệp; phân bón, mua sắm dụng cụ sản xuất Vốn vay trung hạn thường để đầu tư có chiều sâu hơn như: mở rộng diện tích đất canh tác, xây dựng thêm chuồng trại, đào đắp ao thả cá, lấy thêm hàng hoá Còn vốn vay dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, đáp ứng nhu cầu đầu tư về chiều sâu của một số hộ nhằm mục đích phát triển kinh tế trang trại; mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như: mở các ốt nhỏ bán hàng tạp hoá, mở cửa quán xay xát, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư kinh doanh phục vụ vào một số lĩnh vực dịch vụ như: Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ cầm đồ sinh hoạt, xuất khẩu lao động,

Số vốn vay dài hạn vẫn đang chiếm tỷ lệ nhỏ do: xã Văn Thành là một xã thuần nông, tập quán canh tác đơn giản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, ngành nghề - dịch vụ còn chưa phát triển, nhu cầu dài hạn của người dân còn ít và hộ nông dân không có tài sản thế chấp để vay vốn dài hạn.

4.2.2 Tình hình vay theo nguồn vốn của hộ nông dân xã Văn Thành

Nếu xét theo nguồn vốn vay thì tình hình vay vốn của các hộ nông dân xã Văn Thành được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2 Tình hình vay theo nguồn vốn của hộ nông dân xã Văn Thành

Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)

(Nguồn: Cán bộ tín dụng xã Văn Thành)

Tổng lượng vốn vay theo nguồn của hộ nông dân xã văn Thành bao gồm vay từ Ngân hàng NN & PTNT, Ngân hàng CSXH

- Vay từ Ngân hàng NN & PTNT

Qua bảng cho thấy trong tổng số vốn vay thì vốn vay từ Ngân hàng NN

& PTNT luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nguồn vay của Ngân Hàng CSXH.

Số lượng vay của Ngân hàng NN & PTNT chiếm 54,3% trong khi lượng vốn vay từ Ngân hàng CSXH chiếm 45,7% Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì đa số những hộ vay vốn tại Ngân hàng NN và PTNT thường là những hộ khá, trên khá, có tiềm lực về kinh tế, có tài sản thế chấp và thường vay với số lượng vốn lớn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và phát triển ngành nghề, dịch vụ.

Tổng doanh số vay tăng lên kéo theo đó là số lượng vốn vay từ Ngân hàng NN & PTNT cũng tăng lên Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt127,29% tăng 27,29% Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qua các năm có sự giảm xuống cụ thể là: năm 2009 tăng 38,37% nhưng năm 2010 chỉ tăng 17,10%.Nguyên nhân là trong những năm qua, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn, đồng thời được sự hướng dẫn của cán bộ địa phương người nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất, buôn bán dịch vụ và phát triển ngành nghề nên rất cần một lượng vốn lớn Tuy nhiên, trong những năm qua, nền kinh tế mất cân đối, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra liên tục, thị trường nông sản gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định kéo theo đó là lãi suất của Ngân hàng NN & PTNT bị biến động với nhiều mức lãi suất 1,05%; 1,25%; 1,3%; 1,35%, 1,45%, 1,5%; 1,9%/năm đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình vay vốn vả hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân nên số lượng vay 2010 giảm tỷ trọng.

- Vay từ Ngân hàng CSXH

Khác với Ngân hàng NN & PTNT đối tượng vay chủ yếu của Ngân hàng CSXH là những hộ nghèo, hộ thuộc đối tượng chính sách, hộ có năng lực sản xuất nhưng thiếu vốn sản xuất Những hộ này thường vay vốn với số lượng ít để xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập Đặc biệt, trong những năm gần đây số lượng vốn vay dành cho những hộ có con em học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp là khá lớn Chính sách cho vay vốn đối với học sinh sinh viên này đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường.

Tuy số lượng vay ít hơn Ngân hàng NN & PTNT nhưng đang có xu hướng gia tăng cụ thể: năm 2008 số lượng vốn vay của nông dân xã VănThành từ Ngân hàng CSXH là 37,62%, năm 2010 tăng lên 45,7% tổng số vốn vay, bình quân qua 3 năm tăng 50,38% Nguyên nhân là do trong những năm qua, các hộ nông dân trong xã là những hộ nghèo đã chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất Đồng thời Ngân hàng cũng mở rộng đối tượng cho vay như HSSV, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm và một điều quan trọng nữa đó là lãi suất cho vay của Ngân hàng thường thấp nhất trong các tổ chức tín dụng và vay không cần phải thế chấp tài sản.

Nhìn chung, Ngân hàng CSXH đã góp phần rất lớn vào công cuộc “xoá đói giảm nghèo” ở xã Văn Thành, tạo điều kiện cho những hộ nghèo, những hộ thiếu vốn có đủ vốn để sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thêm việc làm và tăng thu nhập.

4.2.3 Tình hình dư nợ của hộ nông dân xã Văn Thành

Trong những năm qua cùng với mạng lưới cộng tác viên cán bộ tín dụng đã bám sát từng hoạt động của người dân trong khu vực nông nghiệp nông thôn, đưa vốn xuống từng hộ, theo dõi sát sao tình hình trả lãi, trả nợ gốc, việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không và hiệu quả ra sao Sau đây là bảng số liệu về tình hình dư nợ của hộ nông dân xã Văn Thành.

Bảng 4.3 Tình hình dư nợ của hộ nông dân xã Văn Thành (2008 – 2010) ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)

- Dư nợ NH/Tổng dư nợ 33,99 34,48 32,53

- Dư nợ TH/Tổng dư nợ 53,38 53,6 54,91

- Dư nợ DH/Tổng dư nợ 11,77 11,38 12,05

- Nợquá hạn/Tổng dự nợ 0,73 0,48 0,43

- Khoanh nợ/Tổng dư nợ 0,13 0,06 0,08

(Nguồn: Cán bộ tín dụng Ngân hàng)

Qua bảng nhận thấy, tổng dự nợ tăng khá nhanh, bình quân qua 3 năm tổng dư nợ đạt 135,2 triệu đồng Tổng dư nợ của xã tăng lên do tổng doanh số cho vay của tổ chức tín dụng tăng lên Tổng dư nợ tăng kéo theo dư nợ ngắn trong những năm gần đây xu hướng mở trang trại để chăn nuôi, trồng trọt tăng lên, trong đó chủ yếu là phát triển chăn nuôi bò sinh sản, đào đắp ao thả cá, đầu tư theo hình thức thâm canh và bán thâm canh vào các ao nuôi cá nhất là ở các xóm khu vực Văn Thành dưới, phát triển nghề mộc, mở dịch vụ buôn bán, cho nên cần phải đầu tư vốn trong một thời gian dài Bên cạnh đó, Ngân hàng còn áp dụng mức lãi suất cho vay chung cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nên nhiều hộ nông dân đã chuyển từ vay ngắn hạn sang vay trung hạn và dài hạn.

Còn nợ quá hạn và khoanh nợ chiếm một tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ.

Cụ thể năm 2008 so với 2010 tăng lên 103,4% Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn là trong nhưng năm vừa qua dịch bệnh ở gia súc, gia cầm thường xuyên xẩy ra cho nên nhiều hộ chăn nuôi đã bị thiệt hại nặng nề, không có tiền trả nợ Ngoài ra, cũng do hộ đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích, chi tiêu lãng phí, không có kế hoạch, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn và khoanh nợ tăng lên Tuy nhiên thì hai loại hộ này chiếm tỷ lệ thấp Có được điều đó là nhờ chất lượng tín dụng ngân hàng đã ngày được nâng cao, ngân hàng đã phát huy triệt để các chính sách tín dụng, công tác tổ chức quản lý, chất lượng nhân sự, xử lý nhanh nhạy thông tin về tín dụng trên thị trường. Đồng thời qua đó cũng cho chúng ta thấy được vốn vay của hộ nông dân sử dụng ngày một hiệu quả hơn do trình độ, kinh nghiệm trong lựa chọn phương án đầu tư sản xuất kinh doanh và ở đây yếu tố con người là yếu tố không thể không đề cập đến Đa số hộ nông dân đều có ý thức tốt, khi đến hạn trả lãi cũng như trả nợ gốc, họ đều cố gắng bằng mọi cách để trả bởi chính bản thân họ cũng không muốn quá hạn trả nợ, mất lòng tin đối với Ngân hàng Nếu có những trường hợp quá hạn trả nợ gốc thì họ nói rằng do rủi ro trong sản xuất mới dẫn đến như vậy.

Kết quả về phía hộ nông dân

4.3.1 Thực trạng vay vốn tại các nguồn của các hộ điều tra

Thực tế cho thấy, nhu cầu được vay vốn của nông dân tại các tổ chức tín dụng là rất lớn được thể hiện dưới biểu đồ 4.1 như sau:

Hộ Nghèo Hộ Trung bình Hộ khá

(Nguồn : Tổng hợp từ số liều điều tra)

Biểu đồ 4.1 Số lượng vốn vay từ các nguồn của các nhóm hộ

Chú giải: 1- NHNN & PTNT; 4 – Phân bón

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng NHNN & PNT và NHCSXH là hai tổ chức tín dụng lớn nhất có số lượt hộ vay lớn nhất với lượng vốn vay lớn nhất.Một điều dễ thấy, đó là những hộ vay vốn tại NHCSXH đa phần là những hộ nghèo, hộ trung bình hoặc có thể là những đối tượng chính sách xã hội khác, được vay với mức lãi suất ưu đãi như: 0,65%; 0,5%; 09% / năm (tuỳ thuộc vào đối tượng vay và mục đích vay), cho nên tỷ lệ hộ nghèo vay vốn hộ có tiềm lực về kinh tế, chủ yếu vay vốn tại NHNN & PTNT với mức lãi suất cao hơn có thể là 1,2%; 1,4%; 1,75%; 1,9% và thường thế chấp tài sản nếu vay số tiền lớn và tỷ lệ hộ khá vay tại NH này chiếm 53,13%

Bên cạnh đó hộ nông dân còn tham gia vay vốn từ hội nông dân, vay vốn dự án hội phụ nữ hoặc vay phân bón tại hợp tác xã nông nghiệp Văn Thành Tuy nhiên mức vốn vay tại hai nguồn này không nhiều nhưng với lượng vốn ít ỏi đó lại phù hợp với hộ nghèo và đáp ứng được các yếu tố đầu vào như: vật tư, phân bón, con giống, hoặc lấy hàng vào dịp tết hoặc chi trả viện phí thuốc men.

Ngoài ra các hộ nông dân còn tham gia vay vốn của anh em, họ hàng, vay từ tư nhân, vay từ thương mại dịch vụ chủ yếu tập trung ở những hộ khá.

Là những hộ buôn bán kinh doanh nhỏ, cần nóng một số lượng vốn để nhập hàng hoặc những hộ có lao động đi xuất khẩu Bởi tâm lý của những người vay là lúc nào thực sự cần thiết mới vay Với các tổ chức này có thể vay không lãi suất nhưng cũng có thể vay với lãi suất cao hơn nhiều lần so với các tổ chức tín dụng chính thức.

4.3.2 Nhu cầu và mục đích vay của hộ điều tra a Nhu cầu và mục đích vay của hộ điều tra Để cứu sâu hơn về sự tham gia của người nông dân vào thị trường tín dụng trên địa bàn, chúng ta tìm hiểu nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay theo từng nhóm hộ điều tra Vì mỗi nhóm hộ điều tra có nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay khác nhau.

Trong xã hiện nay đã hình thành 3 loại hộ có thể xếp vào hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo Đại đa số các hộ đều có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình

Bảng 4.4 Mục đích vay vốn của các hộ điều tra ĐVT: hộ

- Hoạt động kinh doanh nhỏ

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng ta có thể thấy được mục đích vay vốn của các nhóm hộ điều tra Tỷ lệ hộ vay vốn cho mục đích chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất 33,34% trong tổng số hộ điều tra Điều này chứng tỏ ngành chăn nuôi của xã đang ngày càng phát triển, người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế hộ để hàng năm cung cấp ra thị trường một khối lượng sản phẩm lớn Trong tổng số hộ điều tra có 3 hộ (chiếm tỷ lệ 5%) có mô hình kết hợp giữa chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản Đây được xem là một mô hình mới, vốn đầu tư cũng khá cao nên những hộ vay vốn cho mục đích này chủ yếu là hộ khá, trên khá và hộ trung bình Tiếp đến là hộ vay vốn với mục đích trồng trọt chiếm20% trong tổng số hộ điều tra Nhóm hộ này sử dụng vốn vay để mua phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV chủ yếu là hộ trung bình và hộ nghèo.Thực tế cho thấy những hộ khá và trên khá có năng lực về tài chính, có thể tự mua các yếu tố cần thiết để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp bằng chính số vốn tự có của mình Tỷ lệ hộ vay vốn đầu tư cho kinh doanh nhỏ chiếm tỷ lệ tương đối là 10%, trong đó tập trung chủ yếu ở hộ khá vì đây là những hộ có tiềm năng kinh tế đồng thời có đầu óc kinh doanh, nhạy bén với những biến đổi của thị trường Hộ vay vốn đầu tư cho mục đích xây dựng chuồng trại chăn nuôi và hộ vay vốn cho mục đích xuất khẩu lao động có tỷ lệ bằng nhau 6,66% Trong những năm gần đây với chính sách cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với lãi suất ưu đãi đã có rất nhiều hộ tham gia vay vốn Qua điều tra thực tế không chỉ có hộ trung bình và nghèo vay vốn Sinh viên mà bao gồm cả hộ khá chiếm tỷ lệ 11,6% trong tổng số hộ điều tra. Cuối cùng là hộ vay vốn cho mục đích chi trả viện phí thuốc men chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,6% bởi vì trong gia đình có người mặc phải căn bệnh hiểm nghèo. b Mức vốn vay của một lượt hộ điều tra theo ngành nghề và theo nhóm hộ

Qua điều tra cho thấy ở bảng 4.5, số lượt vay vốn theo nhóm hộ và theo nghành nghề là khác nhau Theo điều tra, trong các ngành thì trồng trọt là ngành có mức vốn vay của một lượt hộ là thấp nhất, mức vốn vay cao nhất của một lượt hộ là 10 triệu đồng Bởi vốn vay dùng trong ngành trồng trọt chủ yếu là mua phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng So với trồng trọt, thì chăn nuôi có mức vốn vay cao hơn và tăng lần lượt qua các năm, cụ thể năm

2008 mức vốn vay cao nhất là 8 triệu đồng và đến 2010 thì mức vay cao nhất là 25 triệu đồng Hộ dùng vốn vay chủ yếu là xây dựng chuồng trại, mua thêm số lượng gia súc, gia cầm Ngoài ra hộ còn mua thêm thức ăn cho gia súc, gia cầm Những hộ sản xuất kinh doanh các ngành nghề - dịch vụ luôn cần những lượng vốn lớn để lấy thêm hàng, mua sắm các trang thiết bị, mở rộng cơ sở kinh doanh Do đó mức vốn vay lớn nhất của hộ năm 2010 là 50 triệu đồng.Một mô hình nữa kết hợp giữa chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản cũng có một mức vốn cao nhất là 30 triệu đồng Điều này cũng dễ hiểu, bởi để đầu tư cho một mô hình VAC cần rất nhiều vốn nhất là ngành NTTS Nếu xét theo nhóm hộ thì hộ giàu có mức vốn vay cao nhất, bởi đó là nhóm họ cần nhiều vốn nhất và có khả năng thanh toán nợ cao nhất Họ có đầu óc kinh doanh, mạnh dạn đầu tư, am hiểu thị trường và biết chớp lấy thời cơ Còn đối với hộ nghèo thì mức vốn vay cao nhất là 24 triệu đồng và thấp nhất là 1 triệu đồng Qua tìm hiểu thực tế, hộ nghèo được vay vốn tối đa tại các tổ chức tín dụng chính thức là 30 triệu đồng Nhưng rất ít hộ vay tới mức vốn vay đó bởi hộ không dám vay nhiều sợ không trả được nợ, không dám đầu tư sản xuất kinh doanh vì sợ rủi ro những nghèo vay vốn với mức lớn thì thường dùng để xây nhà cữa, đầu tư một ít vào chăn nuôi, trồng trọt hoặc vay hộ cho người khác.

Bảng 4.5 Mức vốn vay của một lượt hộ điều tra theo ngành nghề và theo nhóm hộ ĐVT: Triệu đồng/lượt hộ

( Tổng hợp từ số liệu điều tra)

4.3.3 Tình hình sử dụng vốn vay của hộ điều tra

Khi đã thoả mãn nhu cầu về vốn vay thì một vấn đề hết sức quan trọng điều tra, tìm hiểu 60 hộ nông dân trên phạm vi 3 xóm dân cư trong xã Văn Thành để xem xét tình hình sử dụng vốn vay của hộ Qua quá trình tìm hiểu, tôi thu được kết quả về tình hình sử dụng vốn vay của hộ như sau:

Bảng 4.6 Tình hình sử dụng vốn vay của hộ điều ĐVT: Hộ

Số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích

Tỷ lệ hộ sử dụng vốn vay sai mục đích (%)

Tổng số hộ điều tra 60 6 10

1 Tổng số hộ vay cho trồng trọt 10 2 20

2 Tổng số hộ vay chăn nuôi 25 2 8

3 Tổng số hộ vay cho CN-TT-NTTS 7 1 14,29

4 Ngành nghề - dịch vụ (Học phí,

XKLĐ, xây nhà, kinh doanh nhỏ thuốc men, viện phí )

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Kết quả trên cho thấy, đa số các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, tuy nhiên vẫn còn xuất hiện một số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích.

Hộ sử dụng vốn vay sai mục đích chiếm tỷ lệ tương đối thấp là 10% tổng số hộ điều tra, trong đó tập trung chủ yếu ở các hộ chăn nuôi, trồng trọt, và ở một số ngành nghề dịch vụ Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích của hộ nông dân là:

- Một số hộ vay trên giấy tờ cam kết là sử dụng vốn vay cho mục đích trồng trọt, tuy nhiên hộ lại dụng vốn đó để xây nhà, mua xe máy, trả nợ và tiêu dùng ăn uống.

- Tháng 9 năm 2009 Ngân hàng NN và PTNT huyện Yên Thành cho hộ nông dân ở diện được vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua bò sinh sản Nhưng trên thực tế hộ đã đã đứng ra vay vốn giúp hộ khác Khi đoàn kiểm tra của Ngân hàng xuống khảo sát thì hộ không hề có nuôi bò.

- Với chương trình vay vốn sinh viên đóng học phí cho con em đi học. Một số hộ đi vay để cho vay lại với lãi suất cao hơn hoặc gửi vào Ngân hàng lấy lãi suất Đó là các hộ khá, trên khá có đủ khả năng về tài chính để nuôi con ăn học mà không cần phải sử dụng đến số vốn vay sinh viên.

Kết quả sử dụng vốn vay của hộ điều tra

4.4.1 Kết quả đầu tư vốn vay vào các ngành sản xuất của hộ điều tra

Qua thực tế điều tra và tính toán chúng tôi xác định được tỷ lệ vốn vay và kết quả đầu tư vốn vay vào các ngành sản xuất của hộ điều tra ở bảng 4.7

Bảng 4.7 Tỷ lệ vốn vay và kết quả đầu tư vốn vay vào các ngành sản xuất của hộ điều tra

(Tính bình quân một hộ điều tra)

Chỉ tiêu ĐVT Trồng trọt

1 Tổng số vốn đầu tư Tr.Đồng 7,34 18,26 35,84 38,56

- Vốn tự có Tr.Đồng 2,58 10,72 16,61 25,06

4 Doanh thu tạo ra từ

- Một đồng chi phí Đồng 1,39 1,76 1,67 1,71

6.Thu nhập tạo ra từ

- Một đồng chi phí Đồng 0,39 0,76 0,67 0,64

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra).

Qua bảng 4.7 ta thấy, hộ vay vốn đầu tư cho ngành trồng trọt có số vốn vay thấp nhất trong các ngành, tuy nhiên tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn đầu tư lại chiếm tỷ lệ cao nhất là 69,1% Điều này chứng tỏ, vốn tự có của những hộ trồng trọt là rất ít và chủ yếu là hộ trung bình và hộ nghèo Hộ sử dụng lượng vốn vay và số vốn tự có ít ỏi để mua các loại vật tư, phân bón, con giống hặc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả Do đặc thù của ngành trồng trọt có chu kỳ sản xuất dài, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, gặp nhiều rủi ro, dẫn đến việc quay vòng vốn chậm nên doanh thu, thu nhập tạo ra từ một đồng vốn và đồng chi phí là thấp nhất trong số các ngành sản xuất Cứ một đồng vốn đầu tư cho ngành trồng trọt thì thu đựơc 1,62 đồng doanh thu và 0,45 đồng thu nhập; Một đồng chi phí đầu tư cho trồng trọt thì thu được là1,39 đồng doanh thu và 0,39 đồng thu nhập

Hộ vay vốn đầu tư cho chăn nuôi thường có số vốn vay, vốn đầu tư cao hơn so với những hộ vay vốn đầu tư cho ngành trồng trọt Qua điều tra cho thấy, đa số những hộ chăn nuôi có số vốn vay nhỏ hơn vốn tự có và chiếm tỷ lệ 41,3% Doanh thu, thu nhập mà ngành chăn nuôi mang lại cũng cao hơn so với ngành trồng trọt đó là doanh thu tạo ra từ một đồng vốn là 1,79 đồng; một đồng chi phí là 1,76 đồng Còn thu nhập tạo ra từ một đồng vốn là 0,77 đồng; một đồng chi phí là 0,76 đồng Chính vì vậy mà nhiều hộ trong xã đã và đang đầu tư vào chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn siêu nạc, bò sinh sản, vịt đẻ mang lại lợi nhuận cao.

Hộ vay vốn đầu tư mô hình kết hợp giữa chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản Với mô hình VAC đã mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân. Những hộ đầu tư vào mô hình này chủ yếu là hộ khá, hộ giám nghĩ, dám làm. Với số lượng vốn đầu tư khá lớn, trong đó tỷ lệ vốn vay chiếm 53,7% Tuy nhiên, loại mô hình này vẫn chưa phát triển mạnh ở xã do người dân còn thiếu vốn, ban đầu chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng rất dễ gặp phải rủi ro nhất là trong việc nuôi tôm, cá Do đó doanh thu và thu nhập từ một đồng vốn thấp hơn so với ngành chăn nuôi Cụ thể thu nhập tạo ra từ một đồn vốn đầu tư vào TT – CN – NTTS là 0,76 đồng và từ một đồng chi phí 0,73 đồng.

Cũng giống như mô hình VAC những hộ nông dân vay vốn cho ngành nghề - dịch vụ là những hộ có điều kiện về kinh tế, có kiến thức, có đầu óc kinh doanh, nhạy bén với thị trường Do đó, thu nhập của những hộ này thường cao nhất Trung bình một hộ thu nhập được 27,51 triệu đồng và thu nhập tạo ra từ một đồng vốn là 0,71 đồng và từ một đồng chi phí là 0,65 đồng. Như vậy, ta thấy trồng trọt là ngành có lượng vốn vay ảnh hưởng lớn nhất nhưng các ngành chăn nuôi, CN – TT – NTTS và ngành nghề - dịch vụ mới là ngành sử dụng vốn đồng vốn vay hiệu quả nhất Tuy nhiên, vốn dù được đầu tư vào ngành sản xuất nào cũng đều mang lại hiệu quả, đem lại thu nhập Với tỷ lệ vốn vay khá cao trong tổng vốn đầu tư đa số các hộ đều có đủ vốn để mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới cơ cấu sản xuất Nhiều hộ đã đầu tư một lượng vốn lớn vào mở rộng số lượng đàn gia súc, gia cầm, ao nuôi thâm canh; Mở các cửa hàng buôn bán tạp hoá nhỏ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

4.4.2 Kết quả sử dụng vốn vay theo nhóm hộ

Bảng 4.8 Hiệu quả sử dụng vốn vay của các nhóm hộ

(Tính bình quân 1 hộ trong năm 2010) ĐVT: Triệu đồng

(Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng ta thấy, đa số các nhóm hộ đều sử dụng vốn vay có hiệu quả. Thu nhập do vốn vay mang lại cao nhất là ở nhóm hộ khá Hộ có tiềm lực về kinh tế, lượng vốn vay chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn đầu tư là 16,52 triệu đồng Hộ nghèo là những hộ rất cần vốn để đầu tư cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, mua các đồ dụng sinh hoạt nên lượng vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vố đầu tư Tuy nhiên, không phải hộ nghèo nào cũng sử dụng vốn vay có hiệu quả Qua điều tra thực tế cho thấy, nhiều hộ sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc do gặp phải rủi ro trong sản xuất dẫn đến hiệu quả của đồng vốn vay chưa cao Hộ trung bình sử dụng vốn vay khá hiệu quả thể hiện ở mức thu nhập do vốn vay mang lại cho hộ trong một năm.

Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân

4.5.1 Hiệu quả về mặt kinh tế

Mục đích vay vốn của hộ nông dân là nhằm phát triển sản xuất và cuối cùng là nâng cao thu nhập cho hộ Qua bảng ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn vay tín dụng của hộ thể hiện qua thu nhập của hộ có sử dụng vốn vay vào các ngành sản xuất được xét trong nghành nghề và theo nhóm hộ.

Bảng 4.9 Thu nhập của hộ có sử dung vốn vay vào các ngành sản xuất trước và sau khi vay vốn

( Tính bình quân một hộ điều tra) ĐVT: Triệu đồng

Hộ có sử dụng vốn vay vào các nghành sản xuất

Thu nhập trước khi vay

Thu nhập sau khi vay

II Theo ngành sản xuất

( Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập của các hộ vào các ngành sản xuất đều tăng sau khi sử dụng vốn vay Tuy nhiên mức độ tăng thu nhập giữa các hộ không đồng đều tuỳ thuộc vào ngành sử dụng vốn vay của hộ, quy mô sản xuất cũng như trình độ quản lý và kinh doanh của hộ.

Qua bảng có thể thấy được thu nhập của các nhóm hộ đều tăng lên rõ rệt trong đó thu nhập của hộ khá tăng lên 1,62 lần so với thu nhập trước khi sử dụng vốn vay, tương tự thu nhập hộ trung bình tăng lên 2,14 lần và hộ nghèo tăng lên 2,92 lần Điều này chứng tỏ rằng vốn vay có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nghèo là hộ có mức thu nhập thấp nhất trước khi vay vốn nhưng lại có mức tăng thu nhập sau khi vay vốn cao nhất.

Hộ khá và hộ trung bình có mức thu nhập sau khi sử dụng vốn vay tăng lên không đáng kể Bởi những hộ này có số vốn tự có chiếm tỷ lệ bằng hoặc cao hơn số vốn vay trong tổng số vốn đầu tư vào các ngành sản xuất, nhất là những hộ khá vốn vay chỉ chiếm tỷ lệ 36,5% tổng số vốn đầu tư tương ứng với 13,3 triệu đồng cho nên thu nhập của hộ chủ yếu là do vốn vay mang lại.

Thu nhập của các ngành sản xuất cũng tăng lên sau khi hộ sử dụng nguồn vốn vay Hộ đầu tư cho ngành Chăn nuôi có thu nhập cao nhất Trước đây, khi chưa có vốn vay thì chăn nuôi thường ở dạng quy mô nhỏ, số lượng gia súc, gia cầm ít, chăn nuôi chủ yếu là để tiết kiệm và tận dụng nguồn thức ăn dư thừa Nhưng sau khi vay vốn, hộ bắt đầu chăn nuôi theo kiểu trang trại với số lượng gia súc, gia cầm lớn và quy mô mở rộng Vốn vay hộ sử dụng để mua giống con, thức ăn chăn nuôi, xây chuồng trại dẫn đến thu nhập của hộ tăng cao, mức thu nhập của chăn nuôi tăng lên 2,06 lần.

Sau chăn nuôi là thu nhập của các hộ trồng trọt cũng tăng khá cao Hộ đầu tư cho ngành trồng trọt có thu nhập thấp nhất nhưng sau khi sử dụng vốn vay thì thu nhập của hộ lại tăng lên rõ rệt Mức tăng thu nhập của hộ trồng trọt sau khi sử dụng vốn vay là 1,96 lần Điều này cũng cho thấy, ngành trồng trọt tuy có lượng vốn vay thấp nhất trong các ngành nhưng ảnh hưởng của nó tới thu nhập là rất lớn, lượng vốn ít ỏi đó có thể cung cấp các yếu tố đầu vào như phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV một cách kịp thời vụ góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cho cây trồng.

Tiếp đến là ngành CN - TT - NTTS được xem là ngành có mức thu nhập ngành này là 1,88 lần Trước đây , khi chưa có vốn rất ít hộ dám đầu tư vào mô hình này bởi thiếu vốn, sợ rủi ro, thiếu kiến thức, kinh nghiệm và thị trường chưa thực sự phát triển cho sản phẩm nông nghiệp Nhưng trong những năm gần đây, hộ nông dân được vay vốn, được tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, được giao lưu học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, truyền hình, xem mô hình trình diễn nên nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư và cho thu nhập cao Tuy nhiên, mô hình nay vẫn còn gặp nhiều rủi ro nhất là nuôi tôm cá, do đó các cấp chính quyền cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ về vốn.

Cuối cùng là thu nhập của hộ đầu tư cho ngành nghề - Dịch vụ Đây đa phần là những hộ khá, có tiềm năng kinh tế và thu nhập của họ chủ yếu là do vốn tự có mang lại Hộ đầu tư cho ngành nghề - dịch vụ có mức tăng thu nhập sau khi sử dụng vốn vay thấp nhất là 1,69 lần

4.5.2 Hiệu quả về mặt xã hội

Thất nghiệp và việc làm đang là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biết đối với lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Ở khu vực nông thôn tỷ lệ lao động dư thừa khá cao nhưng lại thiếu lao động khi chính vụ dẫn đến tình trạng di cư lao động lên thành phố, kéo theo đó là nhiều vấn đề xã hội khác Trước thực tế đó, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách, chương trình nhằm giúp người dân tự tạo việc làm ngay trên địa phương mình Chính sách về tín dụng là một trong những chính sách được thực hiện một cách chặt chẻ và đồng bộ Các hộ được vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong đó hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi, nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập.

Theo số liệu điều tra, tỷ lệ lao động có việc làm tăng lên Có 44/60 hộ điều tra chiếm 73,33% số hộ đã tiến hành đầu tư, chăn nuôi, trồng trọt, ngành giải quyết được lao động dư thừa trong lúc nông nhàn Điều đó đã làm giảm áp lực về tình trạng thiếu việc làm, hạn chế được rất nhiều các tệ nạn xã hội, tăng cường an ninh nông thôn, giúp cho người dân an tâm làm ăn, tăng thu nhập cho hộ.

4.5.2.2 Giảm tỷ lệ nghèo đói

Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu phấn đấu chung của toàn xã hội Đối với các hộ nghèo vốn tín dụng như một “chiếc phao cứu sinh” giúp họ giải quyết được vấn đề nghèo đói Sau khi vay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức để xoá đói giảm nghèo có báo cáo thoát nghèo là điều đáng mừng. Tuy nhiên trên thực tế các hộ vay vốn thoát nghèo nhờ vốn vay là chưa cao và cơ hội thoát nghèo chưa bền vững Chỉ có các hộ đầu tư đúng mục đích, và đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc sinh sản, NTTS và làm ngành nghề mới thực sự có cơ hội để thoát nghèo.

Bảng 4.10 Sự thay đổi về nhóm hộ sau khi vay vốn

Chỉ tiêu ĐVT Trước khi vay vốn

Sau khi vay vốn So Sánh

(Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy, trong tổng số 60 hộ điều tra trước và sau khi vay vốn thì tỷ lệ nhóm hộ có sự thay đổi Trước khi vay vốn vào năm

2008 hộ khá, trên khá chiếm 23.3%, hộ TB chiếm 36,7% và đặc biệt hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất 40% trong tổng số hộ điều tra Sau khi được vay vốn (vào năm 2009, 2010) tại các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo có sự chuyển biến tích cực Tỷ lệ hộ khá, hộ trung bình tăng lên, hộ nghèo giảm xuống cụ thể: Hộ khá tăng lên 121,4%, hộ trung bình 102,3% và hộ nghèo 85,4% Sau khi được vay vốn với lãi suất ưu đãi, một số hộ nghèo đã sử dụng vốn vay để đầu tư vào xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò sinh sản, tăng số lượng gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá, không những thoát nghèo mà hộ còn vươn lên trở thành hộ trung bình, hộ khá - trên khá.

Tuy nhiên, một số hộ vẫn thuộc diện hộ nghèo sau khi vay vốn bởi lý do sau:

- Sau khi vay vốn hộ đã cải thiện được đời sống cho vật nuôi nhưng sau đó nhóm hộ này lại không có vốn để đầu tư mở rộng chăn nuôi nên thu nhập của hộ không tăng lên.

- Nhiều hộ được vay vốn để mua bò sinh sản nhưng với số vốn vay được chỉ đủ mua con bò chất lượng không tốt nên hiệu quả đem lại không cao.

- Thậm chí một số hộ đã sử dụng vốn vay vào mục đích chữa bệnh cho con, cưới vợ gã chồng dẫn đến tăng gánh nợ cho gia đình.

Tình hình trả nợ vốn vay của hộ điều tra

Bảng 4.11 Tình hình trả nợ vốn vay của hộ điều tra ĐVT: Hộ

Nhóm hộ Tổng hộ Đúng hạn Sai hạn

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệ điều tra)

Qua điều tra cho thấy, đa số các hộ đều trả lãi và vốn gốc đúng kỳ hạn. 100% nhóm hộ khá hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn bởi đây là những hộ có tiềm lực kinh tế và họ lấy chữ tín làm đầu Đối với hộ trung bình, trong tổng

20 hộ điều tra thì có đến 19 hộ trả nợ đúng hạn, còn 1 hộ thì trả nợ dây dưa.

Hộ này vay từ Ngân hàng NN & PTNT 15 triệu đồng để mua bò sinh sản Tuy nhiên, khi bò sắp đến thời kỳ sinh nở thì bị bệnh và đã bị chết cả mẹ lẫn con.

Do vậy, hộ đã mất hoàn toàn lượng vốn vay trong khi đã đến hạn trả nên dư nợ kéo dài Hiện tại, hộ không còn trông chờ được vào nguồn vốn nào để trả nợ Ngân hàng Đối với nhóm hộ nghèo có thu nhập thấp, hộ vay vốn chủ yếu là để đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi Một số hộ gặp phải rủi ro trong chăn nuôi nên không có vốn để trả nợ, hoặc do ý thức của người vay có tiền nhưng không muốn trả

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân .81

Để sử dụng vốn vay có hiệu quả ngoài việc sử dụng đúng mục đích nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan (như dịch bệnh, thiên tai, giá cả thị trường ) và yếu tố chủ quan (như sức khoẻ, tâm lý, trình độ ).

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy không phải tất cả các hộ nông dân đều sử dụng vốn vay hiệu quả Ngoài những hộ sử dụng vốn vay sai mục đích thì còn có những hộ do gặp phải những rủi ro nhất là những hộ về chăn nuôi Trong những năm gần đây, các dịch bệnh ở gia súc, gia cầm xảy ra liên tục làm cho nhiều hộ nông dân không yên tâm sản xuất, không giám sản xuất trên quy mô rộng vì sợ dịch bệnh xảy ra không có tiền trả nợ Cũng đã có nhiều hộ chăn nuôi gặp phải rủi ro, rơi vào tình trạng mất trắng, phải gia hạn nợ tại các tổ chức tín dụng Dịch bệnh luôn là yếu tố gây ảnh hưởng nặng nề nhất cho ngành chăn nuôi.

Cùng với dịch bệnh thì giá cả của các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc hoá học, thức ăn chăn nuôi gia súc cũng ảnh hưởng đến giá cả nông sản trên thị trường Như hiện nay, giá của các loại phân bón tăng cao, nhiều hộ nông dân đã phải giảm bớt lượng phân bón đối với cây trồng, dẫn đến hiện tượng cây trồng không đủ chất dinh dưỡng, bị còi cọc, năng suất thấp, thu nhập giảm.

Bên cạnh đó thì yếu tố KHKT và yếu tố lao động cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay vào các ngành sản xuất của hộ nông dân Tuy ngành CN – TT – NTTS đã và đang phát triển trong xã, nếu như người dân biết cách đầu tư KHKT vào mô hình trên thì chắc chắn sẽ cho hiệu quả cao hơn nhiều lần so với hiện nay.

Thiên tai cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân Trồng trọt là ngành chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết sâu sắc nhất Những năm gần đây, tình hình thời tiết nông vụ rất khó dự đoán, năm

2010 nhiều hộ nông dân trong xã bị lũ lụt cuốn trôi hết mùa màng, tài sản dẫn đến hộ đã rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất.

Ngoài ra, những hộ vay vốn với số lượng ít đầu tư để mua phân bón, thuốc trừ sâu hoặc một, hai con lợn thì gần như vốn vay không mang lại hiệu quả.

Như vậy, để ngăn ngừa rủi ro và phát huy hiệu quả của đồng vốn vay thì các tổ chức tín dụng cần tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật và hướng dẫn hộ nông dân phương án sản xuất để giảm tâm lý không giám vay tiền vì sợ rủi ro Đồng thời về phía hộ nông dân cần phải cố gắng sử dụng vốn vay đúng mục đích, sử dụng các loại phân bón, thuốc hoá học, thuốc thú y đúng kỹ thuật để bảo về cây trồng, vật nuôi tránh khỏi thiên tai, dịch bệnh Xem biểu đồ 4.3 chúng ta thấy được rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân.

1 Yếu tố ảnh hưởng Dịch bệnh Thị Trường Thiếu KHKT Thiên tai Thiếu lao động Ý kiến khác

Biểu đồ 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Ý kiến đánh giá của hộ về việc sử dụng vốn vay

* Ý kiến đánh giá của hộ về việc sử dụng vốn vay

Qua trao đổi và phỏng vấn trực tiếp đối với những hộ nông dân vay vốn và sử dụng vốn vay vào các mục đích khác nhau Đa số các hộ đều cho rằng, vốn vay đã mang lại hiệu quả cho gia đình Chị Nguyễn Thị Minh xóm Minh Châu, xã Văn Thành tâm sự “ Trước đây, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo,

35 tuổi mà đã có 4 mặt con, ruộng ít Anh chị quanh năm đi làm thuê cuốc mướn, phụ hồ để kiếm sống nhưng cuộc sống vẫn cực kỳ khó khăn Song những năm qua được sự quan tâm của của chính quyền xã, đặc biệt là Hội phụ nữ xã đã tạo điều kiện cho gia đình chị được vay vốn bằng khế ước (Bìa đất) tại Ngân hàng CSXH huyện Yên Thành (2008), đồng thời hướng dẫn chị cách làm ăn, sử dụng vốn vay như thế nào cho phù hợp với điều kiện gia đình Sau đó, chị cũng được đi tham quan các mô hình nuôi gà, lợn, baba có hiệu quả kinh tế cao Được sự giúp đỡ về vốn của Ngân Hàng, KH – KT của cán bộ khuyến nông và Hội phụ nữ chị đã mạnh dạn áp dụng mô hình chăn nuôi vào gia đình Trong năm vừa qua (2010) gia đình chị đã xuất chuồng 2 lứa lợn, mỗi lứa khoảng 15 con; 3 lứa gà thịt, mỗi lứa 30 con Hiện nay, gia đình chị đã trả hết nợ cho Ngân hàng, con cái có điều kiện học hành đầy đủ, số vốn còn lại chị tiếp tục đầu tư thêm giống lợn, gà và nuôi bò sinh sản Gia đình chị cũng được công nhận là đã thoát nghèo Sắp tới, chị muốn vay thêm một lượng vốn để đầu tư xây dựng lò ấp trứng, trước để phục vụ cho chăn nuôi của gia đình, sau nữa phục vụ cho bà con nông dân trong xã” Qua đây, ta thấy vốn vay thực sự đã mang lại hiệu quả đối với hộ nông dân.

* Nguyện vọng của hộ nông dân về việc vay vốn và sử dụng vốn vay

- Thủ tục vay vốn nên đơn giản hơn, cán bộ tín dụng không nên quan liêu mà cần quan tâm hơn đến nguyện vọng vay vốn của người dân.

- Nên giảm bớt lãi suất đối với hộ nông dân có thu nhập thấp mà không thuộc đối tượng hộ nghèo.

- Mở rộng hơn nữa đối tượng cho vay và chương trình cho vay.

- Hộ vay với số lượng vốn lớn thì cần tăng thời gian cho vay và giảm mức lãi suất.

- Cần được tư vấn hơn nữa về cách sử dụng vốn vay để phù hợp với điều kiện của gia đình.

Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Thành

Qua tìm hiểu thực tế về tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân. Qua khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân và tham khảo ý kiến đánh giá của hộ về sử dụng vốn vay cùng với một số nhận xét của cán bộ tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu thì tôi có một vài nhận xét chung về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân như sau:

- Đa số các hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và mang lại hiệu quả Tuy ở mức độ khác nhau, song vốn vay đã phần nào giúp các hộ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống, thoát nghèo

- Nhờ có vốn vay, hàng năm có nhiều hộ thoát nghèo, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tổng số hộ khá tăng lên và hộ nghèo giảm xuống.

- Hiệu quả sử dụng vốn vay ở các nhóm hộ và ngành sản xuất có sử dụng vốn vay là khác nhau Vốn vay thường phát huy hiệu quả rõ rệt đối với hộ nghèo, hộ vay vốn đầu tư cho mục đích chăn nuôi, trồng trọt; còn hộ khá và trên khá hộ vay vốn để phát triển các ngành nghề - dịch vụ ít thấy được hiệu quả của vốn vay.

- Số lượng hộ có nhu cầu vay vốn ngày càng cao, đối tượng cho vay ngày càng được mở rộng Hai Ngân hàng đã kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xã và các tổ nhóm vay vốn trong từng xóm để hình thành mạng lưới cộng tác viên đưa vốn vay đến tựng hộ nông dân đồng thời theo dỏi tình hình sử dụng vốn vay của hộ và thu lãi hàng tháng Tuy nhiên, thủ tục vay đã đỡ ruờm rà hơn trước song vẫn còn phức tạp gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của nông dân.

- Kiến thức về áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt ,chăn nuôi của hộ nông dân còn hạn chế Tính bảo thủ của người nông dân đã ăn sâu vào máu thịt của họ nên khi cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách sử dụng vốn vay phù hợp với điều kiện của gia đình thì gặp nhiều khó khăn bởi họ cho rằng kinh nghiệm cha ông để lại luôn luôn đúng Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn vay của một số hộ là chưa cao và tình trạng khoanh nợ và nợ quá hạn vẫn còn.

- Tâm lý ngươì nông dân rất sợ rủi ro, không giám vay vốn nhiều để đầu tư sản xuất kinh doanh và họ rất lúng túng, lo sợ khi có bệnh dịch xảy ra Đã có nhiều hộ trắng tay, rơi vào tình trạng “nợ nần chồng chất” sau khi dịch bệnh xảy ra dẫn đến hộ mất khả năng trả nợ và hiệu quả của vốn vay không còn.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nông dân

4.10.1 Giải pháp về phía nhà nước

- Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, các dự án NGOs đầu tư nguồn vốn phát triển nông nghiệp nông thôn nhiều hơn

- Tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho nông thôn, bởi khu vực chính thức thường dồi dào vốn hơn có thể cho vay vốn với lãi suất thấp hơn; còn khu vực phi chính thức cơ chế hoạt động linh hoạt và nhanh nhạy.

- Đối với hộ nghèo, nhà nước cần đưa nhanh nguồn vốn ưu đãi và các nguồn vốn khác, đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân.

- Nhà nước cần xây dựng một số điều luật cho tổ chức tín dụng không chính thức, xây dựng khung lãi suất đối với loại hình tín dụng này để đảm bảo lợi ích cho người dân khi vay vốn và sẽ mang lại hiệu quả khi hộ sử dụng vốn vay.

4.10.2 Giải pháp về phía tổ chức tín dụng

- Đơn giản thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện và trình độ của hộ nông dân, bởi đối với họ khi đi vay vốn phải viết một dự án sản xuất, kinh doanh là quá khó và phức tạp Riêng Ngân hàng NN & PTNT nên giữ ổn định về lãi suất Hiện nay lãi suất tại Ngân hàng đã lên tới 1,9%/năm.

- Nên giảm bớt lãi suất đối với hộ nông dân có thu nhập thấp nếu họ không phải là hộ nghèo.

- Những năm gần đây, thường xẩy ra nhiều dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm Do đó, các tổ chức tín dụng nên tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân gặp phải rủi ro trong chăn nuôi bằng cách gia hạn nợ và tiếp tục cho hộ vay vốn để tái đầu tư, đồng thời quan tâm hơn nữa về tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ vay vốn.

- Để nâng cao hiệu quả sử dung vốn vay đối với hộ trồng trọt, bên cạnh mở rộng đầu tư cho nông dân cải tạo vườn tạp, các tổ chức tín dụng cần chú ý đầu tư về chiều sâu tức là nâng cao mức vay vốn bình quân/hộ để hộ nông dân phát triển ngành trồng trọt đa dạng và hiệu quả hơn.

- Cán bộ tín dụng cần kết hợp với tổ vay vốn xã và xóm thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân để hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích và thúc đẩy hộ phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn vay.

- Nên tổ chức giao tiền vay cho hộ nông dân làm nhiều đợt phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn trong sản xuất để giúp họ sử dụng tiền vay đúng mục đích và hiệu quả.

- Xác định nhu cầu vay vốn của hộ nông dân, xem xét cụ thể mục đích đầu tư vốn của hộ, từ đó xác định số lượng vay, lãi suất vay, thời gian vay phù hợp với từng đối tượng để tránh tình trạng đồng vốn dài trải không cần thiết.

4.10.3 Giải pháp đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương cần căn cứ vào chủ trương đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước kết hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng các dự án phát triển mang tính chất đặc thù cho địa phương mình.Xác định ngành nghề chủ yếu, ngành mũi nhọn của địa phương để có kế hoạch khuyến khích hộ đầu tư vốn sản xuất.

- Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng tuyên truyền các chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình; tham gia bảo lãnh, tín chấp để hộ được vay vốn phát triển sản xuất.

- Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề dịch vụ cho hộ nông dân; Cho hộ nông dân tham quan các mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả, hướng dẫn cách làm và áp dụng như thế nào cho phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình.

- Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, dịch bệnh cho hộ, đặc biệt là việc khai thác thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, bằng các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, thông báo để hộ kịp thời nắm bắt được thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh của gia đình

- Cần tiêm và phun thuốc phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm cho các hộ chăn nuôi theo định kỳ, để hạn chế mầm bệnh xảy ra.

4.10.4 Giải pháp về phía hộ nông dân

- Nông dân tự nâng cao tình thần giáo dục của bản thân để có thể tiếp thu những kiến thức mới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Tích cực học hỏi, nâng cao kinh nghiệm trong sản xuất, hiểu biết về pháp luật, thị trường, kinh doanh Nên thay đổi dần lối tư duy, nếp nghĩ hay những thói quen cố hữu đã tồn tại lâu đời trong nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp, những thói quen không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Ngày đăng: 19/09/2023, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w