1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường nhật bản

78 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Hóa Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản
Tác giả Nguyễn Khánh Linh
Người hướng dẫn Thạc Sỹ Nguyễn Thị Thúy Hồng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại đề án môn học
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 650,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (3)
    • 1.1. Lý luận chung về xuất khẩu (3)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế (3)
      • 1.1.2. Khái niệm hàng hoá xuất khẩu 6 (6)
      • 1.1.3 Các loại hình xuất khẩu hàng hoá 7 (7)
      • 1.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 9 1.2. Tổng quan chung về Nhật Bản 15 1.2.1. Một số điều cần biết khi xuất khẩu sang Nhật Bản (9)
      • 1.2.2. Các quy đinh pháp lý đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trườn Nhật Bản (19)
      • 1.2.3. Một số luật cần chú ý (21)
      • 1.2.4. Các chính sách thuế, hải quan của Nhật Bản áp dụng cho một số mặt hàng cụ thể. 21 1.2.5. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Nhật Bản 24 1.2.6. Kinh nghiệm của một số nước đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu (21)
    • 1.3. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (32)
      • 1.3.1. Về chính trị (33)
      • 1.3.3. Các Hiệp định đã ký giữa hai nước (38)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (39)
    • 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may (39)
      • 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu (39)
      • 2.1.2. Sản phẩm xuất khẩu (41)
      • 2.1.3. Kênh phân phối (44)
      • 2.1.4. Các điểm cần lưu ý khi vào thị trường Nhật Bản (45)
    • 2.2. Thuỷ sản (46)
      • 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu (46)
      • 2.2.2. Sản phẩm xuất khẩu (49)
      • 2.2.3. Kênh phân phối (52)
      • 2.2.4. Các điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sang Nhật Bản (55)
    • 2.3. Rau quả57 1. Kim ngạch xuất khẩu 57 2. Các sản phẩm xuất khẩu chính (57)
      • 2.3.3. Kênh phân phối 60 2.3.4. Các điểm cần lưu ý khi xuất khẩu rau quả (60)
    • 3.1. Triển vọng xuất khẩu 68 3.2.Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt (68)
      • 3.2.1. Giải pháp đối với nghành dệt may 70 3.2.2.Giải pháp để gia tăng xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản (70)
      • 3.2.3. Giải pháp đối với mặt hàng thuỷ sản (73)
  • KẾT LUẬN.......................................................................................................74 (74)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Lý luận chung về xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt qua ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán lấy tiền làm môi giới Đây là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế.

Trong thập kỷ vừa qua, thương mại đóng vai trò ngày càng tăng đối với phần lớn các nền kinh tế thế giới Một chỉ số để đánh giá tầm quan trọng của thương mại đối với một quốc gia là xem xét tương quan giữa quy mô thương mại của một nước đối với tổng sản lượng của nuớc đó Có những nước trên thế giới, chẳng hạn như Singapore, chỉ số này lớn hơn 100% (tức là giá trị thương mại của nước đó đã vượt quá giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra).

1.1.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế

Một là, hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, có thể là thị trường toàn thế giới , thị trường khu vực hay thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu Ở đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá của các bên tham gia trao đổi.

Hai là, các bên tham gia thương mại quốc tế là những chủ thể có quốc tịch khác nhau, có thể là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể hoặc tư nhân Mục đích tham gia buôn bán quốc tế của họ là có lợi trong việc trao đổi Cái lợi trong việc buôn bán quốc tế tư nhân là lợi nhuận có được do

Ba là, hàng hoá trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hoá vật chất, hàng hoá dịch vụ…Trao đổi quốc tế về hàng hoá vật chất gọi là thương mại hàng hoá quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là ngoại thương Hàng hoá vật chất là những hàng hoá tồn tại dưới dạng vật chất, định lượng được, dự trữ được như hàng hóa lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm.Trong trao đổi, người mua và người bán mua bán với nhau quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa Do có sự cách biệt về địa lý, hàng hoá vật chất có sự di chuyển qua biên giới từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu Cùng với các nghiệp vụ mua, bán hàng hóa có cả dịch vụ kèm theo như vận chuyển, bảo quản, bảo hành, bảo hiểm, thanh toán quốc tế… Trao đổi quốc tế về hàng hóa và dịch vụ gọi là thương mại dịch vụ quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là dịch vụ thu ngoại tệ Hàng hoá dịch vụ là những hàng hoá tồn tại dưới dạng phi vật chất, khó định lượng được, không dự trữ được Quá trình cung cấp diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ (sử dụng) hàng hoá dịch vụ Trong trao đổi người bán (người cung cấp dịch vụ) và người mua (người nhận dịch vụ) mua bán với nhau về quyền sử dụng hàng hoá dịch vụ Do sự cách biệt về địa lý giữa người cung cấp và người nhận dịch vụ, hàng hoá dịch vụ có thể di chuyển hoặc không di chuyển qua biên giới.

Bốn là, phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế giữa người mua và người bán là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

Những đặc điểm phát triển thương mại quốc tế hiện nay:

Một là, thương mại quốc tế đang phát triển với quy mô lớn, tốc độ tăng nhanh Năm 2000, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế đạt 10%, cao hơn 2 lần so với 4,3% năm 1999 và hơn 2,5 lần so với mức 3.8% năm 1998 Những năm gần đây, sản xuất quốc tế mở rộng mạnh mẽ là do các liên kết kinh tế quốc tế được tăng cường trên khắp các châu lục Sự phát triển liên kết kinh tế quốc tế đã giúp thương mại quốc tế tăng nhanh Trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng thuận lợi nhờ phương tiện thông tin và giao thông vận tải phát triển Điều kiện buôn bán quốc tế ngày càng thông thoáng do các nước áp dụng các biện pháp giảm dần thuế quan và bớt dần hàng rào phi thuế quan.

Hai là, các hình thức thương mại ngày càng đa dạng, những năm gần đây, thương mại quốc tế phát triển đa dạng về hình thức như : thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại các yếu tố sản xuất (vốn, sức lao động, khoa học công nghệ) Sự phát triển của thương mại quốc tế với đặc điểm nổi bật là sự gia tăng thương mại phi hàng hoá nhanh hơn sự gia tăng thương mại hàng hóa Sự phát triển đa dạng của thương mại quốc tế đánh dấu bước phát triển mới trong trao đổi và phân công lao động quốc tế ở tầm cao không chỉ dừng ở mức thông qua thị trường quốc tế đơn phương mà đã tiến đến sự hợp tác song phương, đa phương, hợp tác khu vực trên các lĩnh vực trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, khoa học công nghệ…Sự phát triển nhanh chóng của thương mại phi hàng hoá phản ánh đặc điểm sản xuất quốc tế hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng giữa các quốc gia không chỉ bằng những hàng hoá vật chất mà còn cả những hàng hoá phi vật chất Tốc độ gia tăng nhanh chóng của thương mại phi hàng hoá tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho các nước đặc biệt là đối với các nước phát triển Nếu thế kỷ XIX, xuất khẩu hàng hoá chiếm vị trí bao trùm thì trong thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản ngày càng nổi trội, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh Năm 1990, đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI) đạt 151 tỷ USD, năm 1999 đạt 865 tỷ USD.

Ba là, thương mại quốc tế phát triển lôi cuốn tất cả các quốc gia đều tham gia, nhưng cũng tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển.Những thập kỷ gần đây, trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới toàn cầu hoá và “mở cửa kinh tế” quốc gia, các nước trên thế giới không thể phát triển kinh tế riêng rẽ được, phải có hoạt động kinh tế với nước ngoài Phát triển thương mại quốc tế là một trong những định hướng kinh tế được các nước lựa chọn Ngày nay, tất cả các nước đều có thương mại quốc tế, song thương mại quốc tế phát triển chủ yếu tập trung ở các nước công nghiệp phát triển Hai vấn đề này phản ánh lực lượng sản xuất của thế giới đáng kể và tiềm năng kinh tế của các nước công nghiệp ngày một tăng, ưu thế ngày càng lớn.

Bốn là, các trung tâm thương mại quốc tế đã và đang hình thành Trên thế giới có 3 trung tâm kinh tế lớn là Mỹ- Canada, Tây Âu và Đông Bắc Á. Ngoài ra còn các khối ASEAN, Trung Mỹ, Tây Phi…đã và đang hình thành. Nhìn chung, các trung tâm, từng khối kinh tế đang và ngày càng hoàn thiện, tận dụng các mối quan hệ thuận lợi của nhau về địa lý, tính văn hoá dân tộc về lợi ích, khắc phục các mâu thuẫn, bất đồng, tăng cường đoàn kết, nhằm phát triển kinh tế và thương mại, mở rộng quan hệ kinh tế với các trung tâm, các khối bên ngoài để cùng phát triển.

1.1.2 Khái niệm hàng hoá xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hoá là việc bán, cung cấp hàng hoá dịch vụ cho bên nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.

Không chỉ là những hoạt động mua bán thông thường hoạt động xuất khẩu đòi hỏi sự tham gia của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau, hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần mang lợi nhuận cho một hay một vài chủ thể tham gia vào hoạt động này mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực sản xuất trong nước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.1.3 Các loại hình xuất khẩu hàng hoá

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình Hình thức này thể hiện thông qua: Đại diện bán hàng xuất khẩu, chi nhánh bán hàng tại nước ngoài.

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu trực tiếp tiếp xúc với thị trường, tiếp cận được với khách hàng, nắm bắt tình hình thị trường một cách trực tiếp từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng Việc tiếp xúc trực tiếp với các thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đồng thời với hình thức này các doanh nghiệp xuất khẩu không phải chia sẻ quyền lợi của mình với các tổ chức trung gian do đó có được lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên hạn chế của phương thức tiếp cận thị trường này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu chi phí rủi ro lớn , cần có thời gian để thâm nhập thị trường, đồng thời thông tin về thị trường cũng có phần hạn chế.

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra nước ngoài Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung gian phân phối như: công ty quản lý xuất khẩu, đại lý xuất khẩu, hãng buôn xuất khẩu…

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là: người mua bán hoặc trung gian nắm rõ phong tục tập quán của thị trường do đó có khả năng đẩy nhanh việc mua bán và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu cũng giảm được chi phí thâm nhập thị trường do các tổ chức trung gian thường có sẵn cơ sở vật chất, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ có được các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh thông qua các tổ chức.

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973

Từ sau khi lập quan hệ ngoại giao năm 1973 đến 1975, quan hệ Việt - Nhật không tiến triển do Nhật Bản hợp tác với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Sau năm 1975, quan hệ hai nước từng bước được mở rộng Hai bên trao đổi Đại sứ quán; ký thoả thuận về việc chính phủ Nhật Bản bồi thường chiến tranh với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam 13,5 tỷ Yên (khoảng 49 triệu USD).

Giai đoạn 1979-1990: Do vấn đề Cămpuchia, Nhật Bản đông kết các khoản viện trợ đã thoả thuận, lấy vấn đề rút quân Việt Nam khỏi Cămpuchia là điều kiện cho việc mở lại viện trợ; phối hợp với Mỹ và Phương Tây ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB… ) cung cấp tài chính cho Việt Nam Mặt khác, Nhật Bản vẫn tiếp tục giữ cầu quan hệ chính trị: đón Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (10/1990), cử Ngoại trưởng Nakayama thăm Việt Nam (6/1991), tiến hành viện trợ nhân đạo, y tế, văn hoá giáo dục hơn 4 triệu USD cho Việt Nam.

Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam Quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu Các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá không ngừng được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được tăng lên.

Hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 4 lần (Murayama 8/1994, Hashimoto 1/1997, Obuchi 12/1998, Koizumi 4/2002), tháng 10/2004 Thủ tướng Koizumi dự Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội Ngoại trưởng Nhật Ikeda thăm chính thức Việt Nam 7/1996, Tanaka 2002, Kawaguchi 7/2004 và Machimura 10/2004 Hoàng tử Nhật Bản Akishino thăm Việt Nam 6/1999 Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Nhật 1995, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 10/2002, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Nhật 4/1993, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức năm 1999 và sau đó thăm làm việc 2001, 4/2003, 12/2003, 6/2004 và ghé thăm Nhật tháng 7/2005 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Nhật Bản tháng 12/1995 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhật Bản vào tháng 10/2006 Hai bên đang tích cực chuẩn bị cho các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước trong thời gian tới.

Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài" Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững".

Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao (từ 7/2004), Thứ trưởng Ngoại giao (từ 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng thường kỳ hàng năm Trao đổi Ngoại giao - Quốc phòng cấp Vụ được tổ chức 3 lần vào 1/2001, 2/2003 và 2/2005 Hai bên đã trao đổi tuỳ viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở TPHCM và Osaka (3/1997) Tháng 1/1998,

Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà đã thăm chính thức Nhật Bản.

Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt động OEDC giúp ta về kỹ thuật ); Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực HĐBA/LHQ và vận động NB ủng hộ Việt Nam làm thành viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009.

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Nhật Bản luôn là bạn hàng số 1 của Việt Nam Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999 Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da…

Kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Nhật Bản

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Xuất sang Nhật 1,481 1,786 2,621 2,509 2,438 2,909 3,502 4,410 Nhập từ Nhật 1,469 1,477 2,250 2,215 2,509 2,993 3,552 4,100 Cáncânmậu dịch 12 309 371 294 -71 -84 50 310

Tổngkim ngạch 2,950 3,263 4,871 4,724 4,947 5,902 7,054 8,510 Đơn vị: tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2006, tổng kim ngạch thương mại Việt-Nhật đạt mức cao khoảng 2,96 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Việt Nam xuất sang Nhật đạt khoảng 1,73 tỷ USD (tăng 43,2%), nhập từ Nhật đạt 1,23 tỷ USD (tăng 16,6%).

Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng

10 vừa qua, hai bên khẳng định mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2010 Hai nước cũng đã thoả thuận tiến hành đàm phán chính thức về Hiệp định thương mại kinh tế song phương vào tháng 1/2007 Đầu tư trực tiếp

Tính đến cuối tháng 12/2005, Nhật Bản đã có 600 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 6,289 tỷ USD, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam (sau Singapore và Đài Loan), nhưng lại là nước đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện (khoảng 4,69 tỷ USD) Vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp 76,2% về vốn đăng ký Số vốn đầu tư còn lại thuộc các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ

Về Viện trợ phát triển chính thức ODA

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2005 đạt khoảng 10,442 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó có viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ USD Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam

Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam

Viện trợ không hoàn lại

Viện trợ không hoàn lại

Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố Chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống – xã hội, hoàn thiện cơ cấu.

Về hợp tác lao động

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 18.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam.Tuy nhiên, những năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại hợp tác lao động Năm 2004, Việt Nam đã lập Văn phòng quản lý lao động thuộc ĐSQ ta tại Tokyo Ngày 11/11/2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài Đến nay, tỷ lệ tu nghiệp bỏ trốn đã giảm dần: Nếu năm 2003 là 34%, năm 2004 là 14,4%, thì năm 2005 chỉ còn 5,4% Năm 2005, ta đã đưa được 3.500 lao động sang tu nghiệp tại Nhật

Về văn hoá - giáo dục

Về văn hoá thông tin : Mối quan hệ hợp tác trao đổi về văn hoá thông tin giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua luôn được cả hai bên quan tâm, tăng cường và thúc đẩy NB thường xuyên cử chuyên gia đến VN, cùng ta tiến hành các dự án nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc Trung Nam, VN cũng đã cử được nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội Việt Nam tại NB Các hoạt động này cũng đã góp phần quảng bá hình ảnh về đất nước con người VN trong công chúng NB.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Tình hình xuất khẩu hàng dệt may

Hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản hiện có khả năng cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực Kim ngạch hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng đều và đứng thứ 3 trong các nước xuất khẩu hàng may mặc vào Nhật Bản Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam còn rất nhỏ, chỉ chiếm gần 4% trong khi Trung Quốc chiếm khoảng 80%, Italia khoảng 6,2%.

Nguồn: Tổng cục thống kê (2006)

Qua bảng số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này qua các năm có xu hướng tăng nhưng không đều, biểu hiện là năm 1998 kim ngạch xuất khẩu là 318,8 tr USD nhưng đến năm 1999 lại bị giảm sút một cách bất ngờ chỉ còn 41,7 tr USD, chỉ bằng 13,08% so với năm 1998 Đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu lại được khôi phục trở lại, gần gấp đôi so với năm 1998. Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo kim ngạch xuất khẩu lại có xu hướng giảm dần, mặc dù kim ngạch xuất khẩu không giảm quá nhiều như năm 1999, nguyên nhân là do chúng ta đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa

Kỳ Một tín hiệu đáng mừng là trong hai năm tiếp theo 2004, 2005 kim ngạch xuất khẩu đang có sự khôi phục trở lại, đạt được thành công đáng nể , đặc biệt là năm 2005 kim ngạch xuất khẩu gần bằng với mức của năm 2000.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 8/2006 sang thị trường Nhật Bản đạt 66,7 triệu USD, tăng 28,3% so với tháng 7 và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch đầy tiềm năng cho Việt Nam và các sản phẩm của Việt Nam đã có một chỗ đứng cao trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản. Tuy nhiên, đối thủ cạnh canh lớn nhất của Việt Nam ở thị trường này là Trung Quốc Chính vì vậy, để có thể tăng được kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này, các doanh nghiệp cần phải chú trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và giảm giá thành, để tăng tính cạnh tranh so với hàng hoá cùng chủng loại từ Trung Quốc.Tuy nhiên, kim ngạch và trị giá nhập khẩu các mặt hàng may mặc vẫn chiếm 60% nhu cầu tiêu dùng tại Nhật Bản hiện nay

Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chia làm 4 nhóm: Hàng thời trang cao cấp: loại hàng này mang tính thời trang từ màu sắc, mẫu mã, chất lượng, kiếu dáng và thường được nhập từ châu Âu và Mỹ.

Hàng từ nguyên liệu thô: ít có ở Nhật; ví dụ hàng Casơmia, angora, mohair.

Sản phẩm dùng nhiều sức lao động: những sản phẩm làm bằng tay được sản xuất ở các nước có mức tiền lương thấp.

Sản phẩm thủ công truyền thống.

Hàng dệt may gồm: vải tơ tằm, hàng dệt kim, dệt thoi, khăn bông và các sản phẩm dệt may khác (đạt 73,1 tỷ yên chiếm 17,5%, tăng 6,6% so với năm 2003). Đạt được mức tăng trưởng cao trong tháng 8 do các mặt hàng như áoJackét, áo khoác, áo len, áo nỉ, áo sơ mi, áo thun, mặt hàng quần…có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh.

Sau khi gia nhập WTO có nhiều cơ hội hơn nữa cho xuất khẩu hàng dệt may VN sang Nhật Bản sẽ tăng trưởng cao trong những tháng cuối năm và trong tương lai.

Số liệu xuất khẩu hàng dệt may VN sang Nhật Bản

Chủng loại Kim ngạch xuất khẩu (USD)

Quần 13.027.023 72.030.469 Áo kimono 7.770.859 63.552.703 Đồ lót 6.223.197 44.930.260 Áo sơ mi 4.537.482 37.454.600

Quần áo vest 2.721.616 20.244.146 Áo khoác 5.203.794 19.234.561 Áo jăckét 7.072.039 18.892.578 Áo thun 2.441.377 16.860.695

Bít tất 646.988 3.720.220 Áo ghilê 1.098.133 3.443.774 Áo len 721.610 3.348.085

Quần áo jackét 19.773 804.845 Áo gió 342.874 626.775

Găng tay 946.780 Áo dài việt nam 2.065

Tính chung, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 409 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ 2005 Trong đó, chủng loại mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là mặt hàng quần, đạt 72 triệu USD, tăng 18% so với 8 tháng năm ngoái Mặt hàng đạt kim ngạch cao thứ hai là kimono, đạt 63 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ- đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của VN sang Nhật Bản Đặc biệt, áo dài Việt Nam cũng xuất khẩu được sang Nhật Bản, đạt trung bình 6USD/bộ

Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may VN sang Nhật Bản sẽ tăng trưởng cao trong những tháng cuối năm.

Số liệu xuất khẩu hàng dệt may VN sang Nhật Bản

Kim ngạch xuất khẩu (USD) Tháng 8/2006 8 tháng 2006

Hàng may mặc nhập khẩu từ nước ngoài luôn đi qua một hệ thống phân phối bắt đầu từ các công ty thương mại tổng hợp hoặc công ty chuyên ngành, sau đó đến các nhà bán buôn, những người bán lẻ và cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng Cũng có khi hàng do một hãng thương mại mua từ nước xuất xứ khi đó hàng được phân phối giao cho các hàng may của Nhật hay các cửa

Ngày nay, một hình thức phân phối mới ngày càng phổ biến là các khâu nhập khẩu sẽ do chi nhánh công ty thương mại tại nước xuất xứ tiến hành, sau đó hàng sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật hoặc giao cho các hãng may hoặc các cửa hàng bán lẻ.

Hàng nhập khẩu từ các công ty của Nhật Bản tại nước ngoài, trong đó có Việt Nam, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng hàng nhập khẩu vào Nhật Bản. Ngoài các cơ sở sản xuất tại Việt Nam và các nước tại Đông Nam Á có chi phí sản xuất thấp, các công ty Nhật Bản còn có các cơ sở sản xuất tại các nước châu Âu để tiếp cận với xu hưóng thòi trang cao cấp và công nghệ thiết kế sản phẩm thời trang tại đây Hàng nhập khẩu từ các nước phương Tây thường được phân phối qua các nhà sản xuất nội địa hoặc các công ty thương mại tổng hợp hoặc chuyên doanh nước ngoài tới các công ty bán buôn và bán lẻ Nhật Bản, hoặc có thể qua các công ty thương mại của Nhật Bản tại nước ngoài Trong trường hợp việc phân phối được thực hiện qua các công ty hay chi nhánh công ty của Nhật Bản tại nước ngoài, hàng hoá được đưa tới các nhà sản xuất Nhật Bản hoặc đưa tới các nhà bán lẻ qua các công ty mẹ tại Nhật Bản Một số nhà bán buôn lớn có quan hệ buôn bán trực tiếp với các nhà sản xuất nước ngoài.

Hầu như chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào tạo lập được kênh phân phối sản phẩm dệt may ổn định trên thị trường Nhật Bản.

2.1.4 Các điểm cần lưu ý khi vào thị trường Nhật Bản Đối với hàng dệt may, thị trường tiêu dùng Nhật là một thị trường phát triển Yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyểt định thành công của nhà xuẩt khẩu nước ngoài Quan trọng hơn, các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất phải tạo dựng được tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội lâu dài. Sản phẩm nào đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về chất liệu, trình độ kỹ thuật và tay nghề thì có ưu thế cạnh tranh Vì vậy, cần phải lưu ý những

Thời hạn giao hàng: phải đặc biệt lưu ý đến các sản phẩm mang tính thời vụ và các sản phẩm thời trang nhất là khi các sản phẩm được xuất khẩu từ miền Nam nước ta nơi không có khí hâu 4 mùa như Nhật Bản Bởi vậy, các nhà sản xuất phải tính kỹ từng công đoạn trước khi xuất khẩu như thời điểm thu mua nguyên liệu, tập trung phụ kiện, thời gían chuyên chở Tránh trường hợp hàng đến được nơi tiêu thụ thì thời tiết không còn phù hợp nữa.

Quy mô các lô hàng: khác với xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ thường là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang thị trường Nhật thường là các lô hàng nhỏ, chủng loại đa dạng, vòng đời sản phẩm ngắn.Các nhà xuất khẩu nên cân nhắc trước những đặc điểm này.

Các tiêu chuẩn kiêm tra chất lượng: rất nhiều sản phẩm được cấp giấy chứng nhận ở nước xuất khẩu nhưng lại không đạt các yêu cầu khắt khe khi vào thị trường Nhật Tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu và Mỹ đều chú trọng vào hình thức bên ngoài mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân Nhưng người tiêu dùng Nhật lại luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tì vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng.

Thuỷ sản

Thị trường Nhật Bản, từ nhiều năm qua được các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam quan tâm hàng đầu và coi là "thị trường truyền thống" Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản đều có doanh số lớn ở thị trường này Từ năm 1998 xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản đã có vị trí quan trọng và đến nay trở thành nhà cung cấp tôm lớn thứ hai sang thị trường này Năm 2003, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản chiếm hơn 26% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản, năm 2004 chiếm 31,9%.

Hiện nay, thị trường Nhật Bản có tỷ trọng cao nhất, chiếm 31,4% giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản Đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam thì đây là một thị trường quan trọng không kém gì Hoa

Kỳ và EU Năm ngoái chỉ riêng mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu được 1 tỷ 200 triệu đô la thì thị trường Nhật Bản chi phối một nửa.

Nguồn: Tổng cục thống kê(2006)

Biểu 1 : Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản củaViệt Nam sang thị trường

Qua biểu đồ cho ta thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các năm liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện là kim ngạch xuất khẩu năm

2005 gấp 1,07 lần so với năm 2004, năm 2004 gấp 1,18 lần so với năm 2003, năm 2003 gấp 1,17 lần so với năm 2002, năm 2002 gấp 1,16 lần so với năm

2001, năm 2001 gấp 0,99 lần so với năm 2000, năm 2000 gấp 1,24 lần so với năm 1999, năm 1999 gấp 1,12 lần so với năm 1998.

Hải sản (đạt 66,3 tỷ yên chiếm 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 12,6% so với năm 2003), tôm đông lạnh (đạt 49,5 tỷ Yên, chiếm 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,1% - Điểm nổi bật là mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam đã chiếm 22,8% thị phần tôm đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản và là nước xuất khẩu tôm đông lạnh lớn nhất vào Nhật Bản, vượt qua các đối thủ cạnh tranh là Inđônêxia, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga)

Qua theo dõi của Thương vụ, trong những tháng cuối năm 2005, mặc dùNhật Bản thắt chặt lại các biện pháp kiểm tra an toàn thực phẩm đối với tôm

Nhật Bản từ năm 2004 đến nay đã vươn lên đứng vị trí thứ nhất với thị phần nhập khẩu vào Nhật Bản đạt 23,3%, vượt qua đối thủ lâu nay là Indonesia (khoảng 21%).

Theo Bộ thuỷ sản, 9 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 2,3 tỷ USD, trong đó Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất, tiếp đến là Mỹ, Trung Quốc, EU và một số thị trường khác như Nga và các nước Đông Âu

Năm nay, theo dự báo của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật có thể đạt 800 triệu USD Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vẫn duy trì ở mức 8,5-9% như hiện nay, thì đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này sẽ đạt 1 –1,2 tỷ USD Trong đó, tôm đông lạnh vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này

Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm: Tôm,mực, cá ngừ, cá hồi , cua, nhuyễn thể chân đầu, bột cá, thuỷ sản đóng hộp

Tôm là mặt hàng có giá trị cao nhất (bao gồm cả tôm và tôm hùm), trong đó tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất Vào năm 1994, tổng khối lượng nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã đạt đỉnh cao ở mức 302.975 tấn Trong thập kỷ qua, nhập khẩu tôm đã biến động nhiều do ảnh hưởng một phần của nền kinh tế Nhật Bản, Trong hai thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản luôn giữ vị trí nước nhập khẩu tôm đứng đầu thế giới

Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005 Đơn vị: 1000 USD

Cá khô 2.415 2.537 2.304 3.526 1.609 4.315 7.537 Ruốc khô 2.853 2.893 2.520 2.389 2.005 2.582 1.865 ĐL 13.027

Tôm là mặt hàng đạt giá trị cao nhất, chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản Trong mấy năm gần đây (2001-

2004), nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng Năm 2004, nhập khẩu tôm đông lạnh của Nhật Bản từ Việt Nam đạt khối lượng 62.451 tấn, giá trị trên 521,42 triệu USD, tăng 22% về khối lượng, 34,2% về giá trị so với năm 2003 và tăng 26,9% về khối lượng, 50,9% về giá trị so với năm 2002. Nhưng năm 2005 đạt 61.963 tấn, giá trị 517,83 triệu USD, giảm nhẹ khoảng 0,8% về khối lượng và 0,7% về giá trị so với năm 2004.

Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của VN, đạt giá trị 13,02 triệu USD, đứng thứ 2 sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm được một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản (2.819,9 tấn), (trong đó chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi của Nhật Bản và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng tươi của Nhật Bản) Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt Ngoài ra, việc xuất khẩu cá ngừ còn chịu ảnh hưởng của các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, như quy định về hàm lượng thuỷ ngân trong cá

Thị trường Nhật đã được ưu tiên hàng đầu với thị phần không dưới 30% (năm 2004 chiếm 31,4%) với mặt hàng chính là tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc và cua Trong đó, hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này là tôm và mực đông lạnh Trong vài năm gần đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng trung bình 11%/năm Đối với mực, nhập khẩu mực đông lạnh của Nhật Bản đạt khoảng 46.000-48.000 tấn vào năm 2005 và dự báo khoảng 62.000-67.000 tấn vào năm

2010 Tuy vậy, theo các chuyên gia của Bộ thương mại, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cần đưa thêm sang thị trường này các loại sản phẩm khác như tôm, cá sống; các sản phẩm đồ hộp tôm, mực, cá và các sản phẩm chế biến sẵn, đóng gói nhỏ

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư vụ Thuỷ Sản, đối với thị trường Nhật Bản cần tăng tỷ trọng các mặt hàng thủy sản tinh chế và hàng phối chế đóng gói nhỏ cho siêu thị, tôm sống, cá ngừ tươi và đông và các đặc sản khác, đưa tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chiếm từ 38% đến 40% trong tổng sản phẩm xuất khẩu và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 760 triệu đến 800 triệu USD vào năm 2005 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã thay đổi đa dạng phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng thêm nhiều sản phẩm mới được chế biến từ cá.

Tại Nhật Bản, ít nhất 70% sản phẩm thuỷ sản được phân phối thông qua thị trường bán buôn, nhưng hầu hết thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu như cá ngừ, tôm, cá hồi đông lạnh được phân phối theo các kênh chuyên biệt.

Khối lượng buôn bán ở các chợ lớn (các trung tâm buôn bán ở 10 thành phố lớn) trong 2 năm 2003- 2004 đã giảm 8% so với 5 năm trước, mức giá trung bình cũng giảm 9%

Rau quả57 1 Kim ngạch xuất khẩu 57 2 Các sản phẩm xuất khẩu chính

Nhật Bản là thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn về rau, quả nhưng lại rất

"khó tính", đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và mẫu mã Hàng năm, Nhật Bản tiêu dùng 16 triệu tấn rau, quả (trong đó khoai tây 5 triệu tấn).

Mức tiêu dùng rau, quả bình quân đầu người hàng năm 59,5 kg (trong đó: quýt 5,79 kg; bưởi 1,1 kg; cam 0,81 kg; chanh 0,175 kg ) Người Nhật thích dùng rau, quả sản xuất trong nước hơn và giá thường cao gấp từ 2 - 3 lần giá hàng nhập khẩu Vào những lúc giáp vụ, giá rau, quả ở Nhật Bản thường rất cao

Người Nhật rất chú trọng đến vệ sinh và rất nhạy cảm với thức ăn; họ ăn thức ăn tươi thường xuyên hơn các dân tộc khác; họ cũng rất chú ý đến vấn đề khẩu vị Khi chọn mua rau, quả, người tiêu dùng thường để ý đến độ tươi, hình dáng, màu sắc, độ sáng, giá cả Trong những yếu tố đó, độ tươi đóng vai trò cốt yếu; dù giá đắt hay rẻ, nếu hàng hóa không tươi người ta sẽ không mua

Năm 1999, Nhật Bản nhập khẩu 9,4 triệu USD rau, quả các loại từ Việt Nam (chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau, quả của Nhật Bản, chiếm tỷ lệ 8,9% kim ngạch xuất khẩu rau, quả của nước ta

Biểu 1 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Nhật Bản

Qua biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả qua các năm liên tục tăng, tạo được những bước gia tăng đột biến vào các năm 1999 và năm 2005.Mặc dù kim ngạch xuất khẩu còn khá khiêm tốn so với hai nghành dệt may và thủy sản song đây là một ngành hứa hẹn đầy tiềm năng, mặt khác lại là nghành không bao giờ sợ thiếu thị trường Chính vì vậy, cho dù kim ngạch còn khá nhỏ bé nhưng trong tương lai không xa sẽ tạo ra những bước đột phá.

Các mặt hàng rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh là những mặt hàng hoàn toàn có khả năng thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản.Hàng năm, Nhật Bản phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD rau quả nhưng Việt Nam mới bán được cho Nhật Bản khoảng 15 triệu USD/năm, chiếm chưa đầy 0,5% thị phần, chủ yếu là mặt hàng sơ chế hoặc đã chế biến Trong những năm tới,nhu cầu của Nhật Bản vè các mặt hàng rau quả vẫn không ngừng tăng lên do nội cung bị thiếu hụt vì giới làm nghề nông ngày càng già đi không có người thay thế, trong khi các siêu thị tăng cường nhập khẩu nhằm ổn định nguồn cung Vì vậy, tiềm năng phát triển các mặt hàng rau quả của Việt Nam là rất lớn với người Nhật có nhu cầu cao về hành, cải bắp, gừng, ớt, chuối, bưởi,

Việt Nam có một số loại được người Nhật chấp nhận nhưng nhìn chung còn nhiều yếu kém về mặt chất lượng, bảo quản, bao bì và thời hạn giao hàng Tuy nhiên, do thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ theo Luật vệ sinh thực phẩm, Luật bảo vệ cây trồng và phải qua các khâu kiểm tra hết sức khắt khe, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng hợp tác với các bạn hàng Nhật Bản nhằm không những đáp ứng đúng thị hiếu người tiêu dùng, mà còn phải thực hiện các biện pháp đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh của Nhật Bản Bên cạnh đó, chúng ta phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc, họ hơn ta về mọi mặt về chất lượng, về mẫu mã sản phẩm, và hiện đang là quốc gia có mức xuất khẩu rau quả lớn nhất vào Nhật Bản và gần như không có đối thủ cạnh tranh. Điểm nổi bật trong việc xúc tiến xuất khẩu sang Nhật Bản là ngay từ cuối năm 2003, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã đặt trọng tâm và đưa ra định hướng thúc đẩy xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản nhằm khai thác tối đa lợi thế xuất khẩu hàng nông sản của ta Năm 2004, ta đã xuất khẩu 578,6 triệu Yên sang Nhật Bản tăng 66,6% so với năm 2003

2.3.2 Các sản phẩm xuất khẩu chính

Các mặt hàng rau quả ta xuất khẩu sang Nhật Bản gồm: hạt điều, đu đủ, xoài, ổi và hành tỏi Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 2004 so với năm 2003, mặt hàng đu đủ, xoài, ổi đạt kim ngạch 99,7 triệu Yên (tăng 209,1% so với năm 2003), hành tỏi đạt 11,4 triệu Yên (tăng 146,9%), hạt điều đạt 437,8 triệu Yên (tăng 43,2%) Trong các mặt hàng rau quả, nổi bật là mặt hàng khoai lang và bột sắn của ta lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản trong năm 2004, mặc dù kim ngạch vẫn còn thấp Tuy nhiên, ta cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy các mặt hàng rau quả xuất khẩu khác của ta sang thị trường Nhật Bản.Các mặt hàng rau quả khác ta cũng có lợi thế xuất khẩu như: trái Thanh Long, xoài, bưởi, rau sống… cần phải đáp ứng đầy đủ 13 bước trong tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

Tại Nhật, rau tươi thường được phân phối qua các chợ bán buôn Hệ thống bán đấu giá tại chợ bán buôn là một nét đặc trưng thống nhất của hệ thống phân phối rau Các nhà bán buôn trung gian và một số nhà buôn khác mua hàng từ các phiên bán đấu giá rau trong ngày, sau đó họ bán lại rau cho các nhà bán lẻ, khoảng 80% rau tươi tiêu thụ trên đất Nhật dược phân phối theo cách này, 15%còn lại phân phối trực tiếp (qua các chợ bán buôn) tới các hợp tác xã chế biến thực phẩm, hợp tác xã nông nghiệp, các công ty thương mại và các nhà buôn lớn trong ngành dịch vụ thực phẩm, những người bán cuối cùng bán sản phẩm bán sản phẩm đã chế biến cho người tiêu dùng.

Rau nhập khẩu qua các nhà nhập khẩu và sau đó hoặc đưa ra chợ bán buôn giống như rau sản xuất tại Nhật, hoặc là tiêu thụ trực tiếp qua các lái buôn Gần đây ngày càng nhiều các nhà sản xuất hay cửa hàng chuyên bán mặt hàng này bắt đầu ký hợp đồng trực tiếp với các nhà cung cấp nước ngoài nhằm cung cấp rau đáp ứng những điều kiện đặt ra Phương cách này ngày càng được áo dụng rộng rộng rãi.

Phương pháp phân phối rau thông dụng nhất là thông qua một công ty thương mại cung cấp rau đông lạnh của Nhật Đôi khi, rau đông lạnh nhập khẩu đi trực tiếp từ công ty thương mại tới các nhà nhà máy chế biến thực phẩm và sử dụng trong sản xuất chế biến các mặt hàng thực phẩm.

Những năm gần đây, phương pháp phân phối mới này gia tăng bỏ qua giai đoạn trung gian của cả quá trình phân phối

2.3.4 Các điểm cần lưu ý khi xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản

Phải hiểu rõ hệ thống bán đấu giá trên thị trường bán buôn và cả với chi phí phân phối để đảm bảo hàng đến tay người tiêu dùng nhanh và trôi chảy.Chi phí phân phối cao là do nhu cầu phân phối bằng phương pháp bị hạn chế tối thiểu thiệt hại, chí phí đông lạnh, chi phí phân loại và đó ng gói Nguyên tắc thành công là có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn so với mặt hàng nội địa mà

Có thể thành công khi kí hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất lớn với một số xí nghiệp sản xuất dịch vụ thực phẩm lớn để cung cấp rau tươi trực tiếp cho họ Một trong những cách tiếp thị ví dụ như bí ngô Niu Dilân, các nhà sản xuất nước ngoài và nhà phân phối đã đạt được thành công trên thị trường nhật bằng cách tung sản phẩm tiêu thụ tại các hội nghị của Nhật.

Nhà sản xuất cũng phải nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu các phương pháp trồng trọt phù hợp với tiêu chuẩn thuốc trừ sâu dư thừa của Nhât và phải kiểm tra nghiêm ngặt trước khi xuất khẩu.

Cuối cùng, với những loại rau thông dụng với người tiêu dùng Nhật nên đề nghị đối tác nhập khẩu phải hướng dẫn quảng cáo và có những chiến dịch thông tin công cộng nhằm tạo ra nhu cầu cho sản phẩm của mình và hướng dẫn người tiêu dùng cách chuẩn bị và sử dụng sản phẩm.

Triển vọng xuất khẩu 68 3.2.Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt

Bên cạnh những khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường, thì cơ hội đối với Việt Nam vẫn còn rất nhiều Nhật Bản là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dệt may chiếm 60% nhu cầu trong nước, nhập khẩu phần lớn rau quả và thuỷ sản do đó triển vọng xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản là rất khả quan, vì đây là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh và được sự ưa chuộng từ phía người tiêu dùng Nhật Bản Mặt khác Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hàng hoá Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi từ phía Nhật Bản như xoá bỏ hạn ngạch, hưởng mức thuế suất ưu đãi, được đối xử như các nước thành viên khác trong WTO Trong tương lai khi mà sự hợp tác giữa hai chính phủ ngày một sâu sắc hơn thì càng mở đường cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản Và đặc biệt khi mà vị thế của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế thì gia tăng sự đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam và xuất khẩu trở lại NhậtBản Việt Nam luôn đánh giá Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng và là thị trường truyền thống của mình Chính vì vậy trong tương lai kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này là rất tươi sáng và sẽ có những bước đột phá.

3.2.Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản Để khắc phục những hạn chế và phát huy thành tựu đã đạt được nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt - Nhật, chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề cơ bản sau đây:

- Cần xây dựng hệ thống chính sách hợp tác kinh tế và phát triển thương mại với từng thị trường và khu vực thị trường, trong đó có chú ý đến Nhật Bản và coi đây là hướng xuất khẩu quan trọng Trước mắt cần tổ chức nghiên cứu tìm hiểu về văn hoá kinh doanh Nhật Bản, hệ thống tiêu thụ, quy chế nhập khẩu và quản lý chất lượng sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng ở Nhật Bản, và phổ biến rộng rãi giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường, nắm bắt được cơ hội thuận lợi nhằm kinh doanh đạt hiệu quả cao.

- Gắn với chiến lược phát triển thị trường, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược sản phẩm phù hợp và lựa chọn hình thức thâm nhập thích hợp để xuất khẩu sang Nhật Bản theo hướng tăng cường xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế.

- Tăng cường chức năng xúc tiến thương mại của các cơ quan chính phủ Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ở thế bất lợi về vốn và nhân lực) mở rộng quan hệ thị trường Để tâưng cường chức năng này, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh các hoạt động đã có của Cục xúc tiến thương mại mới được thành lập, chúng ta cần phải có đội ngũ cán bộ hiểu rõi nghiệp vụ cũng như đặc điểm thị trường Nhật Bản

- Chính phủ cần đẩy mạnh đàm phán để tiến tới sớm kí được Hiệp định bảo hộ đầu tư và Hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản làm cơ sở pháp lý và phương hướng thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai

- Cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam rồi xuất khẩu trở lại thị trường Nhật Bản Đây là cách tốt nhất để vừa đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu, vừa làm gia tăng tỷ trọng hàng Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản Hiện nay, các công ty Nhật Bản cũng đang tích cực đầu tư ra nước ngoài để sản xuất theo hướng này.

3.2.1.Giải pháp đối với nghành dệt may

- Thành lập các trung tâm giao dịch các nguyên phụ liệu tại các thành phố lớn, chủ động trong thu mua nguyên phụ liệu và có nguồn cung ứng ổn định để tránh sự tác động về biến động giá cả.

- Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để có khả năng cung cấp nguồn hàng ổn định.

- Tập trung thiết kế mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm dệt may, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình để từ đó gia tăng giá trị xuất khẩu.

- Xây dựng các đại diện, tìm hiểu về thị trường, tạo lập mối quan hệ với các công ty nhập khẩu.

- Tích cực tìm kiếm thông tin thông qua các thương vụ Việt Nam tại Nhật và thông qua phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

3.2.2.Giải pháp để gia tăng xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản

- Phải nắm vững các đặc tính tiêu dùng của người Nhật Họ rất chú trọng đến vấn đề vệ sinh và rất nhạy cảm với đồ ăn Khi mua hàng, người Nhật thường liên tưởng đến sự ảnh hưởng của món ăn đối với sức khoẻ Vì thế, khi một sản phẩm của một nước nào đó bị mất uy tín thì việc lấy lại là rất khó.

- Phải chú ý đến độ an toàn Hàng nhập khẩu vào Nhật Bản đều phải qua kiểm duyệt một cách khắt khe theo luật an toàn thực vật và luật vệ sinh thực phẩm Trong trồng trọt và chế biến, các doanh nghiệp và nông dân phải hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng các chất hoá học và phụ gia. Các nhà sản xuất nên hướng đến sử dụng các loại phân bón vi sinh, áp dụng kỹ thuật canh tác sản xuất rau sạch, hạn chế dùng các chất hoá học Việc để sót một con côn trùng cũng có thể gây ra nguy cơ bị đình chỉ nhập khẩu một mặt hàng rau quả nào đó trong một thời gian dài.

- Đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng: Đối với rau, độ tươi được đánh giá cao, tiếp theo là hương vị, hình dáng và màu sắc sản phẩm Có thể nêu ra đây một ví dụ: Dưa chuột dù tươi, nhưng có hình dáng cong thì bán sẽ không được giá, nếu quả dưa có ánh vàng hoặc chỗ xanh nhạt, chỗ xanh đậm, hoặc phần đuôi phình ra thì có thể bị trả lại Đối với trái cây, yêu cầu về chất lượng và độ an toàn cao hơn rau vì trái cây được dùng để ăn ngay, không phải chế biến như các mặt hàng rau Trái cây cần được quan tâm đến độ ngọt, hương vị, độ chín, màu sắc tươi sáng, kích thước đồng đều và bao bì sao cho hấp dẫn Phần lớn trái cây nhập khẩu được đóng gói ở nước xuất khẩu Bao bì đóng gói tốt còn có tác dụng bảo quản trái cây được tốt tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển Các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác với các nhà phân phối rau quả Nhật Bản để nâng cao chất lượng của các công đoạn bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản.

- Tìm những sản phẩm thích hợp với khẩu vị người Nhật Các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Nhật thường rất thích các loại rau quả nhập khẩu được trồng từ giống của Nhật hơn là từ giống của nước xuất khẩu Trung Quốc, New Zealand, Mexico, Đài Loan, đã khai thác khá thành công theo hướng này Riêng hành tây và bí ngô được trồng ở Trung

Quốc bằng giống và kỹ thuật của Nhật Bản chiếm tới 50% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Nhật.

- Cần có kế hoạch gieo trồng thu mua lâu dài để duy trì được nguồn cung cấp ổn định, tiến tới ký được các hợp đồng lớn và dài hạn với Nhật Bản Ngoài ra, để rau quả Việt Nam bán được nhiều hơn với giá cao hơn trên thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam nên trồng và xuất khẩu các loại rau quả trái vụ so với Nhật Bản Hơn nữa, chúng ta có thể tham khảo lời khuyên sau đây của ông Juinichi Konishi, chuyên gia cao cấp về rau quả Nhật Bản: “ Nên tìm được mặt hàng dễ trồng ở Việt Nam, khó trồng ở nước khác, mà lại tiêu thụ dễ ở Nhật Bản” Đó quả là một sự đánh đố, song trên thực tế đã có một số doanh nghiệp Nhật Bản thử nghiệm trồng một số loại rau quả ở Việt Nam theo các tiêu chí này và kết quả xem ra cũng không đến nỗi tồi.

- Tiếp cận thị trường một cách toàn diện, tạo mối quan hệ gắn bó với các công ty nhập khẩu, các nhà phân phối, các siêu thị và cửa hàng bán lẻ Phải chăng nên hợp tác với các hiệp hội tiêu dùng, các hợp tác xã, các công ty thương mại, các nhà phân phối, và các siêu thị Nhật Bản dưới các hình thức như mời chuyên gia kỹ thuật sang giúp Việt Nam trồng rau quả theo công nghệ Nhật, trồng các loại rau quả theo đơn đặt hàng của họ bằng các loại giống do họ cung cấp, và tiêu thụ tại Nhật thông qua mạng lưới nhập khẩu và phân phối của họ Thông tin về thị trường và các nhà nhập khẩu Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm thấy ở JESTRO và các văn phòng thương mại của các công ty thương mại( SOGO SHOSHA) Nhật Bản tại Việt Nam.

Ngày đăng: 19/09/2023, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Kênh phân phối thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu - Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường nhật bản
Sơ đồ 1 Kênh phân phối thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w