1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

86 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Thông Tin Kế Toán Và Giá Cổ Phiếu Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Khánh Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Ánh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 797,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (10)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (10)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây (11)
      • 1.6.1. Ảnh hưởng của các nguyên tắc kế toán đến mối quan hệ giữa thông (11)
      • 1.6.2. Ảnh hưởng của các biến kế toán đến mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu (11)
      • 1.6.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT (13)
    • 2.1. Khái niệm thông tin kế toán và giá cổ phiếu (13)
      • 2.1.1. Các khái niệm cơ bản (13)
      • 2.1.2. Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu (13)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về các mô hình nghiên cứu (13)
      • 2.2.1. Mô hình chiết khấu cổ tức (13)
      • 2.2.2. Mô hình thu nhập ròng (14)
      • 2.2.3. Mô hình Ohlson (14)
    • 3.1. Các giả thuyết nghiên cứu (15)
    • 3.2. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam (16)
      • 3.2.1. Sự ra đời Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (51)
      • 3.2.2. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (53)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu - ứng dụng mô hình Ohlson (17)
      • 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể (17)
      • 3.3.2. Giải thích các biến số trong mô hình (17)
      • 3.3.3. Ứng dụng mô hình hồi quy để giải thích mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu các công ty niêm yết (17)
    • 3.4. Phương thức thu thập dữ liệu (18)
      • 3.4.1. Chọn mẫu (18)
      • 3.4.2. Mô tả dữ liệu (18)
  • CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH (15)
    • 4.1. Thảo luận và phân tích kết quả thực nghiệm (19)
    • 4.2. Đóng góp của luận văn (21)
    • 4.3. Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai (79)
    • 4.4. Kết luận (82)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do lựa chọn đề tài

Đối với các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, quyết định của các nhà đầu tư là mua, bán hay nắm giữ cổ phiếu và giá trị cổ phiếu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và một trong các thông tin quan trọng hay nhân tố quan trọng giúp các đối tượng quan tâm ra các quyết định là các thông tin kế toán Do vậy, mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các thông tin kế toán, đặc biệt là thông tin lợi nhuận kế toán và thông tin vốn chủ sở hữu đã được các học giả kế toán trên thế giới nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào về chủ đề này được thực hiện ở Việt Nam, nên tác giả chọn đề tài:

“Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn của mình.

Mục đích nghiên cứu

Dựa trên kết quả phân tích thực nghiệm, các nhà đầu tư, nhà quản lý, và các đối tượng quan tâm khác thấy được rõ mối quan hệ giữa thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính với giá cổ phiếu từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

Câu hỏi nghiên cứu

+ Thông tin lợi nhuận có mối quan hệ như thế nào với giá cổ phiếu của công ty niêm yết?+ Vốn chủ Sở hữu có mối quan hệ như thế nào với giá cổ phiếu của công ty niêm yết?

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn tập trung vào trả lời trực tiếp các câu hỏi nghiên cứu thông qua phương pháp mô tả hồi quy Các dữ liệu, cơ sở lý thuyết, và các công trình nghiên cứu trước đây được áp dụng để hỗ trợ các mô tả và giải thích của tác giả Luận văn sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các dữ liệu thu thập được và chỉ mô tả các sự kiện thực tế với nội dung chính là kết quả của phương pháp định lượng, mô tả và suy luận.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tiến hành phân tích thực nghiệm dựa trên bộ dữ liệu của 264 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian

Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây

1.6.1 Ảnh hưởng của các nguyên tắc kế toán đến mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu

Công trình của nhóm học giả Lev, Ohlson (1982) và Walker (1997) tập trung vào thông tin lợi nhuận và không dùng những thông tin kế toán khác để giải thích cho giá trị của các cổ phiếu Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Lev (1989) đã chỉ ra rằng thông tin lợi nhuận ít ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và ông nghi ngờ sự chính xác về mặt giá trị các khoản lợi nhuận được báo cáo;

King và Langli (1998) xem xét các mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và hai thông tin kế toán quan trọng là lợi nhuận và vốn chủ sở hữu với dữ liệu thu thập từ Đức, Na Uy và Vương quốc Anh Các học giả đã ứng dụng mô hình Ohlson chỉ ra sự liên kết giữa giá cổ phiếu với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và các khoản lợi nhuận hiện tại

1.6.2 Ảnh hưởng của các biến kế toán đến mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu Để khám phá giá trị thị trường của nghiên cứu và chi phí phát triển ở Vương quốc Anh thì trong một nghiên cứu của Green, Stark và Thomas (1996) đã áp dụng một mô hình hồi quy cũng dựa trên phiên bản của mô hình Ohlson thể hiện trong phương trình P yt + α1 x a t + α2 vt Trong quá trình nghiên cứu, nếu giữa giá trị cổ phiếu và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu có sự chênh lệch, các tác giả coi khoảng cách đó như một biến phụ thuộc và coi lợi nhuận ròng hiện tại như một biến giải thích chính Các học giả này nhận thấy rằng biến số lợi nhuận ròng có sức thuyết phục lớn Rees (1997) áp dụng các phiên bản của mô hình lợi nhuận ròng Pt = (1 - k) yt + k ( xt - dt) + α2 vt và tiến hành một nghiên cứu chọn mẫu là các công ty công nghiệp và thương mại lớn ở Vương quốc Anh để xem xét ảnh hưởng của các khoản nợ, cổ tức và chi phí đầu tư đến giá trị thị trường của mỗi cổ ii phiếu Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lợi nhuận phân phối vào cổ tức có tác động lớn đến giá trị cổ phiếu hơn là lợi nhuận giữ lại của các công ty; sức thuyết phục của toàn bộ mô hình tăng từ 54% đến 60% Tuy nhiên, đã có bằng chứng chứng minh chi phí vốn ảnh hưởng nhiều đến giá trị thị trường của cổ phiếu và không có bằng chứng nào phù hợp để chứng minh sự ảnh hưởng giá trị của các khoản nợ Trong một nghiên cứu sử dụng dữ liệu Hoa Kỳ, Hand và Landsman (1998) nghiên cứu cả cổ tức và vốn góp ròng thêm vào hai biến số kế toán chính và sử dụng mô hình này để kiểm tra các dự báo khác nhau phát sinh từ hai giả định chung về giá trị các thông tin khác có liên quan.

1.6.3 Tổng quát các công trình nghiên cứu

Lev, Ohlson (1982) và Walker (1997) đã thực hiện những công trình nghiên cứu kế toán nhằm phân tích rõ mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với thông tin kế toán Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu về thông tin lợi nhuận thì Lev (1989) đã chỉ ra rằng thông tin lợi nhuận ít ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và ông nghi ngờ sự chính xác về mặt giá trị các khoản lợi nhuận được báo cáo Một nghiên cứu khác của Penman (1992) cho rằng nhiều phân tích thực nghiệm trong nghiên cứu thị trường chứng khoán dựa trên thông tin kế toán đã dẫn đến một quan điểm sai lầm khi cho rằng dữ liệu kế toán chỉ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu khi có các thông tin mới được cung cấp thêm Penman khẳng định rằng cần phải có sự trở lại của các nguyên tắc cơ bản và đưa ra quan điểm xem giá trị tài sản như là yếu tố hữu ích quyết định số liệu kế toán

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết

Chương 3: Phân tích mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.

Chương 4: Một số đề xuất và kết luận rút ra từ nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ ChíMinh.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

Khái niệm thông tin kế toán và giá cổ phiếu

Luận văn đưa ra các khái niệm về thông tin kế toán, về cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu, giá trị sổ sách và giá trị thị trường, vốn chủ sở hữu và lợi nhuận ròng của DN

2.1.2 Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu

Không giống như các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào thông tin lợi nhuận kế toán, các nghiên cứu vài năm gần đây không những chủ yếu tập trung vào thông tin lợi nhuận kế toán mà còn tập trung vào giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Với giá trị sổ sách báo cáo và dự báo lợi nhuận một cách thống nhất đã ước tính giá cổ phiếu trong các công ty niêm yết Sau đó, giá trị ước tính của cổ phiếu này được sử dụng như một biến số giải thích cùng với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và lợi nhuận hiện tại trong một mô hình áp dụng mô hình của Ohlson.

Cơ sở lý luận về các mô hình nghiên cứu

Các nhà quản trị thường dựa vào thông tin kế toán để đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các nhà đầu tư có thể dựa trên các thông tin kế toán được các công ty công bố để giúp họ ra quyết định về đầu tư cổ phiếu Kết quả là mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu là chủ đề đáng được quan tâm trên thực tế Hiện nay có ba mô hình nghiên cứu mối quan hệ này Đó là: mô hình chiết khấu cổ tức, mô hình thu nhập ròng và mô hình Ohlson.

2.2.1 Mô hình chiết khấu cổ tức

Phương pháp tiếp cận trực tiếp để định giá cổ phiếu là dựa trên những lợi ích mà các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu kỳ vọng nhận được gồm cổ tức và giá bán cổ phiếu; tuy nhiên khi các cổ phiếu đem bán, giá bán hợp lý được xác định bằng cách chiết khấu các dòng tiền trong tương lai mà người mua kỳ vọng nhận được trong thời gian họ nắm giữ cổ phiếu iv

2.2.2 Mô hình thu nhập ròng

Một số học giả trên thế giới như Preinreich (1938), Edwards và Bell (1961), Peasnell (1982) và Stark (1997) đã chỉ ra rằng mô hình chiết khấu cổ tức có thể được chuyển đổi để biểu hiện giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu và thu nhập khác biệt hơn là sử dụng chỉ tiêu cổ tức

Một trong các ưu điểm của mô hình thu nhập ròng là chỉ ra mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và hai dòng thông tin kế toán (vốn chủ sở hữu và thu nhập ròng) và điều này hoàn toàn nhất quán với mô hình chiết khấu cổ tức Tuy nhiên, mô hình thu nhập ròng cũng có nhược điểm giống như mô hình chiết khấu cổ tức là khó áp dụng trong thực tiễn vì mô hình này đòi hỏi phải sử dụng các ước tính cho khoảng thời gian vô hạn.

Mô hình chiết khấu cổ tức tổng quát thường được đơn giản hóa bằng việc giả định tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là cố định Mô hình Ohlson có thể được nhìn nhận giống như trung bình trọng của giá trị sổ sách hiện tại của vốn chủ sở hữu và thu nhập ròng cùng với sự điều chỉnh hợp lý của cổ tức và các thông tin hữu ích khác chưa được phản ánh trong kế toán Cũng giống như mô hình thu nhập ròng, d là cổ tức với nghĩa rộng bao gồm cả các giao dịch của chủ sở hữu làm tăng hay giảm vốn chủ sở hữu như phát hành thêm hay mua lại cổ phiếu Sự khác nhau căn bản của mô hình Ohlson và mô hình thu nhập ròng là quá trình biến động của thông tin tuyến tính đã chỉ ra thu nhập khác biệt theo thời gian

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN

KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH

Các giả thuyết nghiên cứu

Được ủng hộ bởi tranh luận về những thay đổi trong nền kinh tế đã làm mất đi sự liên quan giữa các chỉ tiêu ban đầu trên báo cáo tài chính trong một khoảng thời gian dài, Collins, Maydew và Weiss (1997) đã điều tra những thay đổi trong giá trị cổ phiếu có liên quan của các khoản lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 40 năm và nhận thấy rằng, sức thuyết phục của các khoản lợi nhuận đã giảm theo thời gian và đang được thay thế bởi sức thuyết phục của giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Một số học giả trên thế giới như Barth, Beaver và Landsman (1998) kiểm tra việc dự đoán vai trò tương đối của giá trị sổ sách và lợi nhuận phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty cũng đã nhận định rằng mô hình Ohlson được thiết lập trong lý thuyết về tài chính mà giá trị kinh tế của một tài sản có thể được xác định bằng việc chiết khấu các lợi ích kinh tế kỳ vọng của tài sản hoặc dòng tiền thu được trong suốt thời gian sử dụng tài sản đó với tỷ lệ chiết khấu là chi phí cơ hội của vốn Áp dụng lý thuyết này vào trong nghiên cứu chính là mô hình chiết khấu cổ tức; mô hình này đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để định giá cổ phiếu; tuy nhiên, mô hình này chỉ được áp dụng trong lý thuyết và nó khó có thể áp dụng trong thực tế bởi vì nó liên quan đến dự toán cổ tức trong tương lai cho hoạt động còn lại của công ty Đây cũng là khó khăn khi áp dụng mô hình này cho các công ty tăng trưởng nhanh mà giữ lại hầu hết lợi nhuận, họ chỉ phân phối một ít hoặc không phân phối dưới các hình thức chia cổ tức trong khoảng thời gian dài Một phương pháp khác là tập trung vào các biến số kế toán, khi họ đang và thường sử dụng để đo lường hiệu suất tài chính Những phát triển ban đầu tập trung chủ yếu vào lợi nhuận nhưng trong những năm gần đây đã có sự chuyển đổi để biểu giá trị trị kinh tế của vốn chủ sở hữu của công ty bằng cách sử dụng các chỉ tiêu khác như giá trị sổ sách của vốn chủ sở vi hữu và thu nhập khác biệt hơn là sử dụng chỉ tiêu cổ tức Để giải quyết vấn đề này, Ohlson

(1995) giả định rằng lợi nhuận ròng tiến triển theo một quy trình hồi quy tự động và điều này cho phép ông phát triển một mô hình có thể diễn tả được toàn bộ dữ liệu hiện có.

Mô hình Ohlson được áp dụng như khung lý thuyết cho một số nghiên cứu thực nghiệm về mối liên quan giữa các giá trị của các thông tin kế toán trong những hoàn cảnh khác nhau Qua quá trình nghiên cứu đã nhận ra rằng lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu kết hợp với nhau có giá trị hơn khi các thông tin đó đứng một mình.

Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.1.1 Sự ra đời Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và Thị trường chứng khoán Việc thành lập cơ quan quản lý Thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của Thị trường chứng khoán sau đó hơn ba năm.

Ngày 19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-Cp chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính Việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

3.2.1.2 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM), tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương.

Cho đến nay, SGDCK TP.HCM đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ.Trước sự tăng trưởng của Thị trường chứng khoán, số lượng công ty chứng khoán thành viên của SGDCK TP.HCM cũng không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ Qua bảng tổng hợp trên ta thấy, trong vòng 11 năm kể từ khi thành lập đến nay, số lượng công ty phi tài chính niêm yết trên Sở tăng nhanh đáng kể Từ năm 2000 với số lượng công ty phi tài chính niêm yết là 5 công ty, đến năm 2010 số lượng đã tăng lên 264 công ty, tức là đã tăng 52,8 lần (nguồn tổng hợp từ trang web: www.hsx.vn).

Phương pháp nghiên cứu - ứng dụng mô hình Ohlson

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

B ng 3.2 MÔ T QUAN H GI A CÁC BI N TRONG MÔ HÌNH ảng 3.2 MÔ TẢ QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH Ả QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH Ệ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ẾN TRONG MÔ HÌNH

Biến Giải thích các biến số Quan hệ với biến phụ thuộc (lý thuyết) MPS Biến phụ thuộc, biểu giá trị trị thị trường của mỗi cổ phần.

BVS Biến độc lập, biểu giá trị trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phần

(+) EPS Biến độc lập, biểu thị thu nhập trên mỗi cổ phần Quan hệ cùng chiếu

Cụ thể hóa mô hình lý thuyết nhằm phục vụ cho nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã sử dụng phương trình hồi quy đa tuyến tính như sau:

MPS it = a + b 1 BVS it + b 2 EPS it + e it (1)

3.3.2 Giải thích các biến số trong mô hình

MPS it là giá trị cổ phiếu đã điều chỉnh của công ty I của năm tài chính t.

BVS it là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phần của công ty I tại ngày kết thúc năm tài chính t, được tính bởi công thức lấy vốn chủ sở hữu chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty tại ngày kết thúc năm tài chính t.

EPS là thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty I trong năm t, được tính bằng công thức: EPS = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân đang lưu hành. e là một sai số ngẫu nhiên với phương sai liên tục và có giá trị bằng không

3.3.3 Ứng dụng mô hình hồi quy để giải thích mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu các công ty niêm yết viii

Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm là giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu, giá trị của vốn chủ sở hữu và lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu được lấy trực tiếp từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu được định nghĩa là tổng số vốn cổ phần và dự trữ do các cổ đông thường góp vốn tại ngày lập bảng cân đối kế toán chia cho số lượng cổ phiếu thường phát hành tại thời điểm đó Thu nhập trên mỗi cổ phiếu được định nghĩa là lợi nhuận ròng trong năm phân bổ cho các cổ đông phổ thông sau khi đã trừ đi số thuế phải nộp và các khoản thu nhập bất thường, và chia cho số cổ phiếu đã phát hành bình quân trong năm. Trong mô hình mở rộng, cổ tức trên mỗi cổ phiếu được định nghĩa như là cổ tức trong năm hiện tại chia cho số lượng bình quân của số cổ phiếu trong năm, vốn góp thuần được hiểu là số tiền thu được từ việc bán hoặc mua cổ phần chia cho bình quân gia quyền của số cổ phần và được sử dụng để tính ra khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH

Thảo luận và phân tích kết quả thực nghiệm

Với bộ dữ liệu đã thu thập được cùng với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS phiên bản 19.0, kết quả của ba phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

B ng 3.5 K t qu th c nghi m tác đ ng c a v n ch s ảng 3.2 MÔ TẢ QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ết quả thực nghiệm tác động của vốn chủ sở ảng 3.2 MÔ TẢ QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ực nghiệm tác động của vốn chủ sở ệm tác động của vốn chủ sở ộng của vốn chủ sở ủa vốn chủ sở ốn chủ sở ủa vốn chủ sở ở h u trên m i c ph n (BVS) đ n giá tr c phi u c a các ữu trên mỗi cổ phần (BVS) đến giá trị cổ phiếu của các ỗi cổ phần (BVS) đến giá trị cổ phiếu của các ổ phần (BVS) đến giá trị cổ phiếu của các ần (BVS) đến giá trị cổ phiếu của các ết quả thực nghiệm tác động của vốn chủ sở ị cổ phiếu của các ổ phần (BVS) đến giá trị cổ phiếu của các ết quả thực nghiệm tác động của vốn chủ sở ủa vốn chủ sở công ty phi tài chính niêm y t trên S giao d ch ch ng ết quả thực nghiệm tác động của vốn chủ sở ở ị cổ phiếu của các ứng khoán TP.H Chí Minh ồ Chí Minh

Giai đoạn Mẫu quan sát BVS Giá trị F Hệ số hồi quy điều chỉnh R 2

(*) Ý nghĩa thống kê tại mức 1% (p < 0.01)

BVS có tác động dương, hay tác động cùng chiều với MPS với hệ số tương quan 0.365 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1 % với kiểm định giá trị F là 132.808 Hệ số hồi quy điều chỉnh R 2 bằng 0.132, có nghĩa là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của mỗi cổ phiếu có thể giải thích được 13.2% cho MPS

B ng 3.6 K t qu th c nghi m tác đ ng c a ch tiêu thu ảng 3.2 MÔ TẢ QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ết quả thực nghiệm tác động của vốn chủ sở ảng 3.2 MÔ TẢ QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ực nghiệm tác động của vốn chủ sở ệm tác động của vốn chủ sở ộng của vốn chủ sở ủa vốn chủ sở ỉ tiêu thu nh p trên m i c ph n (EPS) tác đ ng đ n giá tr c phi u ập trên mỗi cổ phần (EPS) tác động đến giá trị cổ phiếu ỗi cổ phần (BVS) đến giá trị cổ phiếu của các ổ phần (BVS) đến giá trị cổ phiếu của các ần (BVS) đến giá trị cổ phiếu của các ộng của vốn chủ sở ết quả thực nghiệm tác động của vốn chủ sở ị cổ phiếu của các ổ phần (BVS) đến giá trị cổ phiếu của các ết quả thực nghiệm tác động của vốn chủ sở c a các công ty phi tài chính niêm y t trên S giao d ch ủa vốn chủ sở ết quả thực nghiệm tác động của vốn chủ sở ở ị cổ phiếu của các ch ng khoán TP.H Chí Minh ứng ồ Chí Minh

Giai đoạn Mẫu quan sát EPS Giá trị F Hệ số hồi quy điều chỉnh R 2 x

(*) Ý nghĩa thống kê tại mức 1% (p < 0.01)

Bảng kết quả phân tích hồi quy về tác động của EPS đến giá trị cổ phiếu (MPS) của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: Mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với việc kiểm định giá trị F là 207.683 Hệ số hồi quy điều chỉnh R 2 bằng 0.192, có nghĩa là lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu có thể giải thích được 19.2% cho biến phụ thuộc trong mô hình này đó là chỉ tiêu MPS Bảng 3.7 Kết quả thực nghiệm tác động của BVS, EPS đối với giá trị cổ phiếu (MPS) của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2000-2010

Năm Mẫu quan sát BVS EPS Giá trị F Hệ số hồi quy điều chỉnh R 2

(*) Ý nghĩa thống kê tại mức 1% (p < 0.01)

Tác động của chỉ tiêu giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS) cho thấy: Tác động của BVS đối với MPS ở nghiên cứu này là 0,205 Chứng tỏ BVS có tác động dương, hay tác động cùng chiều với MPS

Tác động của chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) cho thấy: tác động của EPS đối với MPS ở nghiên cứu này là 0.344 Chứng tỏ EPS cũng có tác động dương, hay tác động cùng chiều với MPS

Giá trị F trong mô hình hồi quy đa tuyến tính cho thấy kết quả phân tích là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu Ở mức ý nghĩa thống kê 1% cho kết quả giá trị F là 126.192.

 Hệ số hồi quy R 2 điều chỉnh có kết quả là 0,224 có nghĩa là hai thông tin BVS và

EPS giải thích được 22.4% sự biến động của giá trị cổ phiếu (MPS) của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh

Kiểm định Durbin – Watson và VIF trong mô hình hồi qui đa tuyến tính ở trên có kết quả lần lượt là 1.361 và 1.275 đã cho thấy không có hiện tượng tự tương quan hay hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình đa tuyến tính, do vậy kết quả phân tích hồi quy hoàn toàn có ý nghĩa.

Qua kết quả thực nghiệm ba mô hình hồi quy nêu trên cho thấy tác động đơn lẻ của giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phần hoặc thu nhập trên một cổ phần đến (MPS) được đánh giá cao, có ảnh hưởng tích cực Nghiên cứu chỉ ra rằng khi phân tích đơn lẻ mỗi thông tin này (BVS hoặc EPS) thì thông tin BVS chỉ giải thích được 13,2% sự biến động của MPS trong khi sức mạnh giải thích của các biến phụ thuộc khi sử dụng mô hình kết hợp là 22,4% Vì vậy, tác động gia tăng của biến EPS là đã làm tăng sức mạnh giải thích của mô hình lên 9,2% Tương tự như vậy thì mô hình đơn lẻ chỉ phân tích tác động của thông tin EPS đến MPS cũng chỉ giải thích được 19,2% sự biến động của giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu Do đó, tác động gia tăng của biến BVS là đã làm tăng sức mạnh giải thích của mô hình lên một lượng nhỏ là 3,2%.

Khái quát mối quan hệ giữa thông tin lợi nhuận kế toán và vốn chủ sở hữu với giá trị cổ phiếu của các phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh như sau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phẩn và thu nhập trên mỗi cổ phần đều có quan hệ cùng chiều hay quan hệ dương với MPS, điều này hoàn toàn phù hợp với lập luận giả thuyết nghiên cứu và mô hình lý thuyết. Đồng thời, kết quả thực nghiệm cho thấy thông tin thu nhập trên một cổ phần có sức mạnh giải thích về giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu cao hơn chỉ tiêu giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư ở Việt nam đã quan tâm đến thông tin thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) nhiều hơn so với thông tin giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu.

Đóng góp của luận văn

Đóng góp về mặt khoa học: Luận văn có ý nghĩa nghiên cứu quan trọng, đã tổng hợp, đánh giá được những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu, cụ thể là thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận văn đưa ra được những nghiên cứu đầy đủ và khoa học nhất cũng như những phương hướng và một số đề xuất trong tương lai về mối xii quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu giúp cho nhà đầu tư, nhà quản lý và các đối tượng quan tâm khác nhận thấy rõ được mối quan hệ này để đưa ra quyết định Đóng góp về phương pháp nghiên cứu: Luận văn mở ra dòng nghiên cứu thực chứng trong kế toán và được thực nghiệm ở Việt Nam Cụ thể đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định giả thuyết, ở đây đã sử dụng mô hình Ohlson. Đóng góp khác: Luận văn đã luận giải một cách khoa học các kết quả nghiên cứu trước đây, đã tìm ra được điểm tương đồng và khác biệt giữa nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đó để đưa ra những đề xuất, những kiến nghị về hướng nghiên cứu trong tương lai.

4.4 Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

Thứ nhất là: Mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu

Thứ hai là: Tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu mở rộng ra các biến kế toán khác

Thứ ba là: không chỉ dừng lại ở mô hình hồi quy đa tuyến tính bình phương nhỏ nhất mà nên sử dụng thêm mô hình hồi quy đa tuyến tính một chiều và hai chiều cố định

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này hoàn toàn phù hợp với mô hình lý thuyết và tương đồng với kết quả nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới, đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa thông tin lợi nhuận kế toán và vốn chủ sở hữu với giá trị cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu có tính khái quát hóa bởi mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và khoảng thời gian nghiên cứu tương đối dài (11năm), do vậy, thông tin lợi nhuận kế toán và vốn chủ sở hữu có tính dự báo đối với giá trị các cổ phiếu của các công ty này Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra hai loại thông tin quan trọng cần được các nhà đầu tư và các nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm là thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu khi định giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ ChíMinh Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu trong tương lai là xác định thêm các thông tin kế toán tác động đến giá trị cổ phiếu.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN

KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN (KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỮU ÁNH

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Thông tin kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý ở cấp độ vi mô cũng như ở cấp độ vĩ mô Có thể nói rằng chất lượng của thông tin kế toán ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định sự thành bại của các quyết định kinh doanh Đặc biệt khi nền kinh tế càng phát triển và mức độ hội nhập càng sâu rộng thì vai trò của thông tin kế toán càng được mở rộng, tác động đến nhiều đối tượng khác nhau không chỉ trong phạm vi của nền kinh tế quốc gia mà còn mang tính toàn cầu Do đó, hệ thống kế toán phải cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như những người quan tâm đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán là kênh thu hút vốn nhàn rỗi quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Để phục vụ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, thì thông tin kế toán cần phải đảm bảo tính trung thực và minh bạch

Mặt khác chức năng quan trọng nhất của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin kế toán hữu ích cho những người sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài công ty Trong nhóm người sử dụng thông tin kế toán ở bên ngoài công ty, chúng ta phải kể đến các nhà đầu tư vì họ thường xuyên sử dụng báo cáo tài chính để phục vụ cho quyết định đầu tư của họ Đặc biệt đối với các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, khi quyết định của các nhà đầu tư là mua, bán hay nắm giữ cổ phiếu thì giá trị cổ phiếu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố Một trong các thông tin quan trọng hay nhân tố quan trọng giúp các đối tượng quan tâm ra các quyết định là các thông tin kế toán Họ ra quyết định không dựa trên cảm quan của cá nhân mỗi người, mà quyết định của họ phụ thuộc vào sự tìm hiểu, hiểu biết và phân tích thông tin kế toán Do vậy, mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các thông tin kế toán, đặc biệt là thông tin lợi nhuận kế toán và thông tin vốn chủ sở hữu đã được nhiều học

2 giả kế toán trên thế giới nghiên cứu Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào về chủ đề này, nên tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn của mình và luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thông tin kế toán đó là thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Qua đó, luận văn tìm ra được điểm tương đồng với các nghiên cứu trước đây và sử dụng các kết quả phân tích thực nghiệm đưa ra các kiến nghị.

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng mối quan hệ giữa thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu với giá cổ phiếu đồng thời mở rộng các tài liệu quốc tế trong nghiên cứu bằng cách kiểm tra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin kế toán Từ đó, dựa trên kết quả phân tích thực nghiệm, các nhà đầu tư, nhà quản lý, và các đối tượng quan tâm khác thấy được rõ mối quan hệ giữa thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu với giá cổ phiếu từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

Luận văn tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu thông qua hai câu hỏi:

+ Thông tin lợi nhuận có mối quan hệ như thế nào với giá cổ phiếu của công ty niêm yết?

+ Vốn chủ sở hữu có mối quan hệ như thế nào với giá cổ phiếu của công ty niêm yết?

Nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, só sánh, phương pháp định lượng … cụ thể là sử dụng phương pháp hồi qui đơn tuyến tính và đa tuyến tính với dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn

2000-2010 đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán có trình độ và các tạp chí có uy tín công bố.

Qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu trên thế giới, các nhà nghiên cứu trước đây đưa ra ba mô hình: mô hình chiết khấu cổ tức, mô hình thu nhập ròng và mô hình Ohlson Tính đến thời điểm hiện tại, mô hình Ohlson là mô hình có một vai trò hữu ích trong các nghiên cứu thực nghiệm, nó cung cấp một khuôn khổ thống nhất cho các nghiên cứu xác định giá trị mà trước đây không có một cơ sở lý thuyết nào sử dụng thông tin kế toán để giải thích cho giá cổ phiếu Mô hình Ohlson là biểu hiện giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu hiện hành trên mỗi cổ phần, các khoản thu nhập hiện tại, cổ tức hiện tại và giá trị khác có thông tin liên quan Bên cạnh đó, mô hình Ohlson có những hạn chế Một là tất cả các công ty đều lựa chọn các thông số giống nhau để phân tích Hai là các biến đại diện cho các thông tin khác có liên quan không phải là giá trị được quy định cụ thể và do đó rất khó để kiểm tra,… Tuy vậy, mô hình đã góp phần đáng kể trong việc nghiên cứu thực nghiệm, đã cung cấp một mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin kế toán mà trước đây chưa có Do vậy, luận văn lựa chọn mô hình Ohlson.

Do giới hạn thời gian và dữ liệu, nên luận văn sử dụng các mẫu dữ liệu được lấy từ các công ty niêm yết phi tài chính trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh trong 11 năm từ 2000 – 2010 Tất cả các công ty phi tài chính có sẵn dữ liệu cho mỗi biến đều là đối tượng được tiến hành nghiên cứu Sở dĩ luận văn chỉ tập trung vào các công ty phi tài chính vì các công ty này có đầy đủ thông tin nhất, và chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các loại hình công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh

1.6 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây

1.6.1 Ảnh hưởng của các nguyên tắc kế toán đến mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu

Khi xem xét ảnh hưởng của sự khác biệt trong các quy tắc kế toán giữa các quốc gia, Frankel và Lee (1998) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cổ

4 phiếu với các thông tin kế toán trên cơ sở dữ liệu của 20 quốc gia như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan Các học giả này sử dụng mô hình lợi nhuận ròng:

Trong đó, Po là giá trị hiện tại của cổ phiếu, yo là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tại thời điểm hiện tại, Eo[.] là giá trị kỳ vọng của biến số liên quan tại thời điểm 0, r là chi phí cơ hội của dòng tiền, x a là phần chênh lệch của thu nhập thông thường sau khi trừ đi chi phí vốn chủ sở hữu.

Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và lợi nhuận dự báo được dùng để ước tính giá trị cổ phiếu của các công ty niêm yết Sau đó, giá trị ước tính của cổ phiếu này được sử dụng như một biến số giải thích cùng với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và lợi nhuận hiện tại trong một mô hình áp dụng mô hình của Ohlson:

Pt = (1 - k) yt + k ( xt - dt) + α2 vt (1.2)

Trong đó, Pt là giá trị của cổ phiếu tại thời điểm t; hệ số tương quan k = (Rf

– 1); yt là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tại thời điểm t; hệ số tương quan φ = Rf

Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

Trong tương lai, luận văn tập trung vào giải quyết những hạn chế mà nghiên cứu này chưa làm được như:

Thứ nhất là: Mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu tức là luận văn không chỉ tập trung nghiên cứu các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, phải tiến hành nghiên cứu tập hợp tất cả các công ty niêm yết không phân biệt công ty tài chính hay công ty phi tài chính, không chỉ những công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh mà còn tất cả các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để có sự so sánh, đối chiếu, …

Từ đó kết quả phân tích thực nghiệm giúp các nhà đầu tư, những người quan tâm sử dụng nó trong thực tế để đưa ra quyết định cho riêng mình.

Thứ hai là: Tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu, không chỉ dừng lại ở hai biến kế toán là thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu mà còn phải mở rộng ra các biến kế toán khác Vì qua kết quả phân tích thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy chỉ tiêu giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS) và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tác động 22,4% đến giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu (MPS) Do đó, còn 77,6% là tác động của các yếu tố khác đến giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu nên luận văn phải nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác trong tương lai, ví dụ như khoản phải thu, khoản phải trả,…

Thứ ba là: Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu không chỉ dừng lại ở mô hình hồi quy đa tuyến tính bình phương nhỏ nhất mà nên sử dụng thêm mô hình hồi quy đa tuyến tính một chiều và hai chiều cố định

Mô hình một chiều với các hiệu ứng cố định cho phép các biến số trên toàn hệ thống của các công ty không xét đến khoảng thời gian và có thể được thể hiện như sau:

MPS it = a i + b 1 BVS it + b 2 EPS it + e it (1.15)

Sự khác biệt giữa mô hình này và mô hình (1) là thuật ngữ chỉ hệ số chặn đối với mỗi công ty là không đổi theo thời gian Một thay thế tương đương bao gồm một thuật ngữ hệ số chặn tổng thể là không đổi cho tất cả các công ty và có một sự thay đổi đó là tiến hành nghiên cứu cụ thể cho từng công ty độc lập nhưng phương pháp tiếp cận trực tiếp hơn mà không có một hệ số chặn tổng thể được thông qua ở đây Đây là một mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển và được dùng để dự báo thông thường nhất.

Mô hình hai chiều với các hiệu ứng cố định cho phép các biến số được xét cho từng công ty và theo từng năm, có thể được thể hiện như sau:

MPS it = a + c i + d t BVS it + b 2 EPS it + e it 1.16)

Trong trường hợp này, hệ số chặn được chia thành ba thành phần Hệ số đầu tiên a là một thuật ngữ về tổng thể giới hạn chặn liên tục đối với tất cả các công ty và theo năm đang xét, bổ sung thêm c i là cụ thể cho từng công ty và liên tục qua thời gian, và một d t là cụ thể cho từng giai đoạn và liên tục giữa các công ty Đây là một mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển và nó có thể được dự báo được giá trị bình phương thông thường nhỏ nhất.

Mô hình tác động ngẫu nhiên đã tạo ra sự thay đổi của các biến số trong giới hạn sai số ngẫu nhiên hơn là hệ số chặn Mô hình tác động ngẫu nhiên một chiều chia giới hạn sai số thành hai thành phần như sau:

MPS it = a + b 1 BVS it + b 2 EPS it + u i + e it (1.17)

Trong biểu thức này, u i là số hạng sai số không quan sát được và được giả định là biến ngẫu nhiên với một số đặc tính nhất định được cụ thể cho từng công ty và liên tục thông qua thời gian, trong khi e it là một phần còn lại giới hạn sai số tổng thể khác nhau đối với mỗi quan sát Các thành phần khác nhau được ước tính bằng cách sử dụng các biến số còn lại từ một mô hình hồi quy bình phương thông thường nhỏ nhất với mô hình (1), mô hình cơ bản với công ty hoặc không có tác dụng qua thời gian, và sau đó khả thi nhất là ước lượng số bình phương tổng quát nhỏ nhất được tính toán bằng cách sử dụng phương sai ước lượng từ mô hình đầu tiên

Mô hình tác động ngẫu nhiên hai chiều chia tách giới hạn sai số thành ba thành phần chứ không phải là hai thành phần, như trong mô hình một chiều, và có thể được thể hiện như sau:

MPS it = a + b 1 BVS it + b 2 EPS it + u i + v t + e it (1.18)

Như trong mô hình một chiều, u i là một biến ngẫu nhiên với phương sai liên tục và có nghĩa là số không mà là cụ thể cho từng công ty và liên tục qua thời gian.Các giới hạn sai số thêm vào v t là một biến ngẫu nhiên với phương sai liên tục và có nghĩa là số không, nhưng trong trường hợp này, tác động của v t là đặc trưng cho từng năm và liên tục giữa các công ty.

Kết luận

Qua việc áp dụng mô hình Ohlson trong nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá trị cổ phiếu đã chỉ ra rằng: kết quả nghiên cứu thực nghiệm này hoàn toàn phù hợp với mô hình lý thuyết và tương đồng với kết quả nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa thông tin lợi nhuận kế toán và vốn chủ sở hữu với giá trị cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu có tính khái quát hóa bởi mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và khoảng thời gian nghiên cứu tương đối dài (11năm), do vậy, thông tin lợi nhuận kế toán và vốn chủ sở hữu có tính dự báo đối với giá trị các cổ phiếu của các công ty này Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra hai loại thông tin quan trọng được các nhà đầu tư và các nhà quản lý đặc biệt quan tâm là thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu khi định giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh Luận văn cho thấy, việc tăng thời gian nghiên cứu và tăng kích thước mẫu nghiên cứu có thể giúp giải thích kết quả phân tích của mô hình hồi quy chính xác hơn ở mức độ đáng kể Điều này đã tác động lớn đến các nhà đầu tư và nhà quản lý, bởi vì nó giúp các đối tượng quan tâm đến thị trường chứng khoán đặc biệt là giá cổ phiếu nên tập trung vào giá trị của biến kế toán trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty trong việc ra quyết định đầu tư thay vì tập trung vào những cảm quan của cá nhân mình Việc áp dụng mô hình vào phân tích thực nghiệm một biến kế toán (một thông tin kế toán), ví dụ như chỉ phân tích tác động của dòng thông tin lợi nhuận hoặc của thông tin vốn chủ sở hữu có khả năng ít hiệu quả hơn so với những nghiên cứu theo cách phân tích tiếp cận tổng hợp Do đó, kết quả của phương pháp phân tích này có khả năng tổng hợp hiểu quả hơn, cho thấy rõ mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu, cụ thể là thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu hơn Tuy nhiên, các con số mà kết quả phân tích đưa ra có nghĩa là hai dòng thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu có tác dụng dự báo đối với giá trị cổ phiếu của các công ty,

59 tuy nhiên hai thông tin này chỉ tác động 22.4% giá trị cổ phiếu còn 77.6% là tác động của các luồng thông tin khác ngoài hai biến kế toán là lợi nhuận và vốn chủ sở hữu ra khi thiết lập giá cổ phiếu Vậy, bên cạnh những kết quả đạt được từ việc phân tích tác động của hai thông tin kế toán trên thì kết quả thực nghiệm cũng mở ra các cơ hội để thực hiện các nghiên cứu kế toán thực chứng khác trong tương lai ởViệt nam về chủ đề này bằng cách xác định thêm các thông tin kế toán tác động đến giá trị cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam nói chung và trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh nói riêng ngoài thông tin lợi nhuận kế toán và vốn chủ sở hữu.

1 Nguyễn Hữu Ánh (2010), “Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin kế toán”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 27-30.

2 Nguyễn Quang Dong (2006), Bài giảng kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê.

3 Nguyễn Thị Thục Đoan (2011), “Ảnh hưởng của thông tin kế toán và các chỉ số tài chính đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, (số 62), 23-28.

4 Vũ Huy Hào và Đàm Văn Huê (2009), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

5 Lưu Thị Hương và Vũ Huy Hào (2007), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

6 Dương Đức Lân (2007), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính

7 Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh và Đại học Văn Lang TP.Hồ Chí Minh

(2010), Vai Trò Của Thông Tin Kế Toán Trên Thị Trường Chứng Khoán Và Kế

Toán Công Ty Cổ Phần, Nhà xuất bản Tài chính

8 Barth, M.E., W.H Beaver and W.R Landsman (1998), "Relative Valuation Roles of Equity Book Value and Net Income as a Function of Financial Health", Journal of Accounting and Economics, 25, pp 1-34.

9 Collins, D.W., E.L Maydew and I.S Weiss (1997), "Changes in the Value- Relevance of Earnings and Book Values over the Past Forty Years", Journal of Accounting and Economics, 24, pp 39-67.

10 Damodaran, A (1996), “Investment Valuation: Tools and Techniques forDetermining the Value of any Asset”, John Wiley & Sons.

11 Dechow, P.M., A.P Hutton and R.G Sloan (1999), "An Empirical Assessment of the Residual Income Valuation Model", Journal of Accounting and Economics, 26, pp.1-34.

12 Edwards, E.O and P.W Bell (1961), The Theory and Measurement of Business Income, Berkeley, University of California Press.

13 Frankel, R., and C.M.C Lee (1998), “Accounting Diversity and International Valuation”, Working Paper, University of Michigan and Cornell University.

14 Graham, R.C and R.D King (2000), “Accounting Practices and the Market Valuation of Accounting Numbers: Evidence from Indonesia, Korea, Malaysia, the Philippines, Taiwan and Thailand”, The International Journal of Accounting, Vol 35, No 4, pp 445-470.

15 Gordon, M.J (1962), The Investment, Financing and Valuation of the Corporation, Irwin Green, J.P., A.W Stark and H.M Thomas (1996), "UK Evidence on the Market Valuation of Research and Development Expenditures", Journal of Business Finance and Accounting, 23 (2), pp 191-216.

16 Hand, J.R.M., and W.R Landsman (1998), "Testing the Ohlson Model: v or not v, that is the Question", Working Paper, University of North Carolina - Chapel Hill.

17 King, R.D and J Langli (1998), “Accounting Diversity and Firm Valuation”, The International Journal of Accounting, Vol 33, No 5, pp 529-567.

18 Lev, B and J.A Ohlson (1982), "Market-Based Empirical Research in Accounting: A Review, Interpretation, and Extension", Journal of Accounting Research, Vol 20, Supplement, pp 249-322.

19 Lev, B (1989), "On the Usefulness of Earnings and Earnings Research: Lessons and Directions from Two Decades of Empirical Research", Journal of Accounting Research, Vol 27, Supplement, pp 153-192.

20 Miller, M and F Modigliani (1961), "Dividend Policy, Growth and theValuation of Shares", Journal of Business, October, 34, pp 411-433.

Ngày đăng: 19/09/2023, 07:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2 Mô tả quan hệ các biến trong mô hình - luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 3.2 Mô tả quan hệ các biến trong mô hình (Trang 56)
Bảng 3.4. BẢNG MÔ TẢ THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU MPS, BVS &amp; EPS CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP - luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 3.4. BẢNG MÔ TẢ THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU MPS, BVS &amp; EPS CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w