NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của NHTM
Cho vay được hiểu là việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng với sự cam kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định với mức lãi suất cam kết Cho vay được gọi là một trong các nghiệp truyền thống của NHTM và được đánh giá là hoạt động sinh lời cao nhất cho các NHTM
1.1.2.Các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của NHTM mà có cách phân loại cho vay như sau:
1.1.2.1 Nếu căn cứ vào thời hạn, cho vay chia thành các loại sau đây:
Cho vay ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống
Cho vay trung hạn: có thời gian từ 1 năm đến 5 năm.
Cho vay dài hạn: có thời hạn từ 5 năm trở lên.
Thời hạn cho vay đó chính là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tiền và nó được xác định cụ thể ngày, tháng, năm Hay thời hạn cho vay còn được hiểu là thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về.
1.1.2.2 Phân loại theo hình thức cho vay.
Căn cứ theo hình thức cho vay ta có các loại sau:
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
Cho vay trực tiếp từng lần
Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Cho vay theo hạn mức Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc từ thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng).
1.1.2.3 Phân loại cho vay theo tài sản đảm bảo.
Nếu căn cứ vào tài sản đảm bảo thì ta có các loại hình cho vay sau đây:
Cho vay đảm bảo đó là sự cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng trong trường hợp không trả được nợ Trong trường hợp này khi khách hàng không trả được nợ, hoặc vì sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay dẫn đến không thanh toán được thì NH sẽ bán tài sản đi để thu hồi nguồn vốn
Cho vay không có tài sản đảm bảo đó là loại hình cho vay mà khách hàng có nhu cầu vay vốn với một hạn mức nhất định mà không cần tài sản đảm bảo Loại cho vay này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín cao, những khách hàng có mối quan hệ tốt và lâu dài đối với NH Họ có tình hình tài chính lành mạnh, có mối quan hệ lâu dài với các tổ chức tài chính Cũng có thể là các khoản vay thực hiên theo chỉ thị của Chính phủ, hay Chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo.
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay trong nền kinh tế
1.1.3.1 Vai trò của hoạt động cho vay đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Hoạt động cho vay của NHTM là hoạt động chủ yếu của NHTM, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho một NHTM.
Trong nền kinh tế, NHTM đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, là trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn để đầu tư Đầu tiên, hoạt động của ngân hàng thương mại đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc nhu càu tiêu dùng cá nhân Cùng với sự phát triển của kinh tế, hoạt động tín dụng ngày càng được phát triển một cách đa dạng với sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế, theo đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng và quy mô làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng càng đa dạng và phức tạp hơn
1.1.3.2 Vai trò của hoạt động cho vay trong nền kinh tế
Hoạt động cho vay của ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong tất cả các thành phần kinh tế để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Sự có mặt của hoạt động cho vay của ngân hàng được coi như là một công cụ để kết nối nhu cầu của người có vốn tạm thời nhàn rỗi và người thiếu vốn Lợi tức đi vay và cho vay của ngân hàng luôn là công cụ điều chỉnh các quan hệ cung cầu vốn tín dụng Nhờ có ngân hàng mà vốn được vận động một cách liên tục, điều đó vừa làm tăng khả năng tích luỹ tư bản của các ngân hàng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn thu từ việc cấp tín dụng của ngân hàng.
Hoạt động cho vay của ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển với các ngành kinh tế mũi nhọn
Trong nền kinh tế thường tồn tại các ngành có trạng thái phát triển đối lập nhau, một số ngành do có điều kiện thuận lợi và cò lịch sử lâu dài có thể phát triển tốt với nhiều thế mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngược lại một số ngành do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kém phát triển Trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của quốc gia, nhiều quốc gia đã thực hiện phân loại những ngành kinh tế mũi nhọn và những ngành kinh tế kém phát triển để có kế hoạch đầu tư nhằm cân đối lại cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Muốn thực hiện được kế hoạch đó cần phải có vốn Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần đáp ứng điều đó
Hoạt động cho vay của ngân hàng tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, doanh nghiệp cần vốn đầu tư máy móc thiết bị và luôn phải đổi mới công nghệ Hoạt động cho vay đáp ứng được yêu cầu đó với điều kiện phải hoàn trả cả vốn vay và lãi; nếu vi phạm hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp phải chịu phạt như chịu lãi suất nợ quá hạn cao, mất quyền sử dụng tài sản thế chấp Do vậy, doanh nghiệp luôn phải nâng cao hiệu quả sản xuất, cạnh tranh trên thị trường để kinh doanh có lãi, thu hồi vốn đầu tư trả nợ cho ngân hàng.
Hoạt động cho vay của ngân hàng tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại
Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.1 Định nghĩa và đặc điểm của cho vay tiêu dùng
1.2.1.1 Định nghĩa cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng, theo cách hiểu phổ biến, được xem là một trong các nghiệp vụ của ngân hàng, là mối quan hệ về nền kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho khách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có khả năng chi trả.
1.2.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Trước hết, cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ Do đó, cho vay tiêu dùng có những đặc điểm riêng khác với tín dụng ngân hàng nói chung:
- Đối tượng cho vay (khách hàng vay) Đối tượng cho vay tiêu dùng là các cá nhân và hộ gia đình Cho vay tiêu dùng tập trung chủ yếu vào các đối tượng mà nhu cầu của họ là mua sắm, sử dụng hàng hóa dịch vụ trước khi họ có khả năng về tài chính để phục vụ đời sống của mình.Đặc điểm riêng khách hàng vay là những cá nhân có thu nhập, có trình độ dân trí.Mức thu nhập luôn có xu hướng tỷ lệ thuận với nhu cầu vay tiêu dùng Nếu thu nhập của khách hàng cao họ sẽ có xu hướng vay nhiều hơn và ngược lại Khi khách hàng có trình độ dân trí cao thì họ sẽ tiêu dùng nhiều mặt hàng xa xỉ và phong phú hơn nên nhu cầu vay tiêu dùng cũng cao hơn.
- Mục đích vay của khách hàng
Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình không phải bắt nguồn từ mục đích kinh doanh Các nhu cầu đó bao gồm: vay để mua nhà ở, chữa bệnh, du học, xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, mua sắm vật dụng gia đình,
… Do đó, vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào nhu cầu, văn hóa, phong cách tiêu dùng của từng khách hàng, chu kì kinh tế và giá cả hàng hóa, dịch vụ tại những thời điểm nhất định Mục đích vay của khách hàng là một trong những nhân tố để ngân hàng tiến hành thẩm định xem xét có cho vay hay không Mỗi khoản vay chỉ được ngân hàng chấp nhận giải ngân khi mục đích vay của khách hàng phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng và nhận thấy khách hàng vay vốn với ý thức về trách nhiệm phải hoàn trả các khoản tiền vay đúng hạn bao gồm cả gốc và lãi Vì thế thông qua việc gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp để xác định chính xác mục đích của khoản vay cũng như tính xác thực của mục đích đó là điều rất cần thiết để đảm bảo khoản cho vay thu hồi được gốc và lãi đúng hạn.
- Quy mô các khoản vay Đối với khoản cho vay tiêu dùng, quy mô từng hợp đồng vay nhỏ và số lượng các khoản vay lớn Ngoài các khoản vay bất động sản, hầu hết các khoản vay khác đề có quy mô nhỏ Khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu vay các khoản do các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng không có giá trị quá lớn, hoặc nếu với những khoản vay liên quan đến bất động sản có giá trị lớn thì khách hàng lại thường có sự tích lũy một phần từ trước Chính vì thế, việc thẩm định các thủ tục cho vay, giám sát vốn vay cho mỗi khoản vay tốn nhiều thời gian và công sức của cán bộ tín dụng Điều này làm cho chi phí cho vay tiêu dùng cao hơn.
- Thời hạn của các khoản vay
Thời hạn cho vay tiêu dùng đa dạng, bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Điều này tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng trong hợp đồng tín dụng và phụ thuộc vào quy mô của khoản vay, vào nguồn trả nợ của khách hàng.
Về lãi suất, do quy mô các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản vay để mua bất động sản), dẫn đến chi phí để cho vay cao, do vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại.
Mặt khác, khoản vay CVTD là thường khá cứng nhắc Các khoản CVTD thường được áp dụng một mức lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng đặc biệt là hình thức cho vay trả góp Khi vay tiền, người tiêu dùng cũng tỏ ra kém nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất mà thường chú ý nhiều hơn đến khoản tiền mà hàng tháng họ trực tiếp phải trả Tuy vậy, để giảm thiểu rủi ro với cả hai bên thì các ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi với các khoản tín dụng trung và dài hạn.
- Nguồn trả nợ của khách hàng vay
Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập, không nhất thiết phải là từ kết quả của việc sử dụng những khoản vay đó Các NHTM thường căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng của khách hàng để xem xét và lập kế hoạch thu nợ Mức thu nhập của khách hàng thường không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ, cơ cấu nền kinh tế, trình độ, các sự cố bất thường… Chính vì khoản vay được đảm bảo bằng nguồn thu nhập khách hàng nên mức độ rủi ro khá cao Các NHTM thường yêu cầu khách hàng vay tiêu dùng phải có tài khoản tại ngân hàng vay và tiến hàng trả lương hàng tháng qua tài khoản để giảm thiểu rủi ro.
- Chi phí quản lý các khoản cho vay tiêu dùng
Trong các khoản cho vay của NHTM thì CVTD là một trong những hình thức cho vay có chi phí cao nhất Lý do là vì xuất phát từ đặc điểm quy mô các khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lại nhiều nên các NH phải bỏ nhiều thời gian và công sức cũng như nhân lực để thẩm định, giải ngân, theo dõi khoản vay Quá trình thu thập thông tin về khách hàng (tư cách pháp lý, mức thu nhập,…) thường gặp khó khăn do KH có tâm lý không muốn công khai về tài chính và các thông tin về tư cách pháp lý cá nhân
- Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng có rủi ro lớn của NHTM Đối tượng CVTD là các cá nhân, hộ gia đình và nguồn trả nợ chủ yếu là nguồn thu nhập hàng tháng, có thể biến động tùy theo tình trạng công việc và sức khỏe của mỗi cá nhân Hình thức cho vay này có thể xảy ra các trường hợp bất ngờ như khách hàng bị ốm, bệnh tật hay mất việc làm hoặc chết bất ngờ, ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ, đặc biệt là đối với các khoản vay dài hạn.
Thêm vào đó, việc chứng minh tài chính của khách hàng cá nhân thường gặp nhiều khó khăn do chủ yếu dựa vào tiền lương, sự suy đoán chứ không đưa ra được bằng chứng cụ thể, chính xác Do đó, việc thẩm định và quyết định cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng của NHTM gặp nhiều khó khăn
- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng
CVTD là một trong những khoản mục góp phần đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Các khoản CVTD có chi phí cao nên lãi suất cũng thường cao hơn, đủ bù đắp được những khoản chi phí và mang lại lợi nhuận cho NH Lãi suất CVTD là một trong những lãi suất hấp dẫn trên thị trường tài chính do đặc điểm của loại lãi suất này là theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức lãi suất thực tế đối với cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng Song phần lớn lãi suất được xác định dựa trên lãi suất cơ bản cộng phần lợi nhuận cận biên và phần bù đắp rủi ro, có thể đưa ra công thức tính tổng quát như sau:
Lãi suất cho vay tiêu dùng = Chi phí huy động vốn + Rủi ro tổn thất dự kiến + Phần bù kỳ hạn với các khoản cho vay dài hạn
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại
1.3.1 Quan điểm về mở rộng cho vay tiêu dùng
Theo quan điểm của tác giả, mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng thêm về quy mô, khối lượng và số lượng cho vay tiêu dùng trong suốt một thời kỳ nhất định, là sự tăng tỷ trọng CVTD trong cơ cấu dư nợ cho vay nhằm đáp ứng tốt nhu cầu chính đáng của người đi vay trên cơ sở đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời của NHTM.
Mở rộng cho vay tiêu dùng được thể hiện trên quan điểm của NHTM:CVTD được mở rộng thể hiện số lượng các khoản vay tăng đều qua các thời kỳ và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ hoạt động cho vay của NHTM.
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM
Xuất phát từ quan điểm nêu trên, các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM được chia thành 3 nhóm chính như sau:
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô a Chỉ tiêu về số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng Để mở rộng hoạt động CVTD các NHTM thường sẽ đưa ra các chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc các loại hình khuyến mãi đi kèm nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng Khi ngân hàng thực hiện tốt công việc quảng bá này sẽ tăng số lượng khách hàng đến giao dịch và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng.
Số lượng khách hàng vay tiêu dùng
Là tổng số khách hàng đến thực hiện giao dịch với ngân hàng Số lượng khách hàng thể hiện ở các khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng đã thực hiện giải ngân cho
KH Để đo lường xem hoạt động CVTD có gia tăng qua các năm không ta sử dụng hai chỉ tiêu phản ánh là sự tăng trưởng khách hàng tuyệt đối và sự tăng trưởng khách hàng tương đối.
* Sự tăng trưởng tuyệt đối:
Trong đó: ∆ N : mức tăng giảm số lư ợng khách hàng
N t :số l ư ợng khách hàng năm t
N t −1 :số l ư ợng khách hàng nămt−1 Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và số lượng khách hàng tại ngân hàng Đây là sự so sánh số lượng khách hàng năm trước và năm nay.
* Sự tăng trưởng tương đối
Giá trị tăng trưởng KH tương đối = N ∆ N t−1 * 100% Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá được mức tăng trưởng về số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng năm nay so với năm trước đó tăng bao nhiêu phần trăm. Đây là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng Ngoài ra cũng có thể xem xét đến 2 chỉ tiêu sau đây:
Số lượt khách hàng đến giao dịch với ngân hàng
Là số lần khách hàng đến giao dịch với ngân hàng trong một năm Chỉ tiêu này thể hiện ở số lần khách hàng đến thực hiện vay tiêu dùng với ngân hàng Khi số lượt khách hàng tăng lên thì thể hiện hoạt động tiêu dùng của ngân hàng được mở rộng, đồng thơi cũng chứng minh được sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng trong thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu khách hàng vay tiêu dùng
Tỷ trọng KH vay tiêu dùng = số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng tổng số khách hàng * 100% Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng khách hàng đến ngân hàng sử dụng khoản cho vay tiêu dùng trong tổng số lượng khách hàng đến ngân hàng sử dụng các dịch vụ của NH. b Chỉ tiêu về doanh số cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay tiêu dùng
Là tổng số tiền mà NH dùng cho vay tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định nếu trong năm nay doanh số CVTD của ngân hàng lớn, cao hơn so với năm ngoái thì điều đó cho thấy hoạt động CVTD của ngân hàng đã được mở rộng và có sự tăng trưởng so với thời kỳ trước Ta sử dụng hai chỉ tiêu để thể hiện mức độ tăng doanh số CVTD tuyệt đối và tương đối
* Tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối
Trong đó: ∆ M:giátrị tăng trưởng doanh số tuyệt đối
M t :tổng doanh số CVTD nămt
M t−1 :tổngdoanh số CVTD năm t−1 Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết doanh số năm nay tăng so với năm trước con số tuyệt đối là bao nhiêu Khi chỉ tiêu này lớn hơn không thì chứng tỏ ngân hàng đã cấp tín dụng cho vay tiêu dùng tăng Ngân hàng đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của KH, thể hiện hoạt động CVTD của NH được mở rộng về số lượng.
* Tăng trưởng doanh số CVTD tương đối
Giá trị tăng trưởng doanh số tương đối = M ∆ M t −1 * 100% Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho phép ngân hàng xác định được doanh số CVTD năm nay tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước Nó được tính bằng tỷ lệ (tính theo phần trăm) giá trị tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối với tổng doanh số CVTD năm trước đó.
Dư nợ cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà KH còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định, nên đây là con số thời điểm Căn cứ vào mức dư nợ và tỷ lệ dư nợ CVTD là có thể đánh giá được ngân hàng có mở rộng được hoạt động CVTD hay không Khi ngân hàng mở rộng CVTD thì dư nợ tín dụng thường tăng cao Để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này thì cần phải kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay của ngân hàng.
Dư nợ CVTD = Dư nợ CVTD năm t-1 + Doanh số
CVTD năm t - Doanh số thu nợ năm t-1
* Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay của NHTM
Tỷ trọng dư nợ CVTD = Tổng d ư n ợ cho vay tiêu dùng
Tổng d ư nợ của hoạt động tín dụng * 100% Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Ngoài ra, để phản ánh mức độ hoạt động CVTD thông qua chỉ tiêu dư nợ, ta sử dụng hai chỉ tiêu giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối và dư nợ tương đối như sau:
* Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối
Trong đó: ∆ D:giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối
D t :tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm t
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Khái quát chung về NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Chương Dương Địa chỉ 41 Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại 04 3 573 7681
Fax 04 35737684 Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 6963/NHNN –TTGSNH ngày 23/1/2013, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ chính thức khai trương hoạt động chi nhánh Chương Dương trên cơ sở tiếp nhận và chuyển đổi Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh
Hà Nội kể từ ngày 1/2/2013.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Chương Dương là đơn vị trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Chi nhánh Chương Dương chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc Các bộ phận nghiệp vụ của chi nhánh chịu sự chỉ đạo hàng dọc và hướng dẫn nghiệp vụ của các phòng ban tại Hội sở chi nhánh hoạt động dưới quyền của ban giám đốc.
Buổi đầu thành lập, khi được tiếp nhận và chuyển đổi từ Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Chi nhánh Hà Nội, BIDV Chương Dương chỉ có 80 cán bộ nhưng tính đến thời điểm 30/06/2015, Chi nhánh đã có 110 cán bộ với hơn 90% có trình độ đại học trở lên, trong đó gần 20% cán bộ có trình độ trên đại học hoặc đang theo học các khóa trên đại học Bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạt động của BIDV Chương Dương đang quá trình mở rộng Chi nhánh đã có đầy đủ các phòng, tổ chức năng nghiệp vụ của một Chi nhánh chuẩn cấp I của hệ thống với tổng số 16 phòng, tổ, trong đó có 01 phòng giao dịch và 03 quỹ tiết kiệm.Kế hoạch trong cuối năm
2015 sẽ nâng cấp 03 Quỹ tiết kiệm thành 03 Phòng giao dịch, hoạt động hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khối Quản lý rủi ro
Khối quản lý nội bộ
Phòng Quản lý rủi ro
Phòng Quản trị tín dụng
Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
Các Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng tổ chức nhân sự
Phòng Tài chính – kế toán
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
Hiện nay, BIDV Chương Dương có đội ngũ nhân viên gồm 110 người được bố trí vào các phòng ban, đứng đầu là Ban Giám đốc gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc Các phòng chức năng được tổ chức thành 5 khối, bao gồm: Khối tác nghiệp, Khối quản lý khách hàng, Khối quản lý rủi ro, Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc
Mô hình tổ chức của BIDV Chương Dương là mô hình chuẩn theo tiêu chuẩn TA2 của BIDV, có sự phân tách rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban trong Chi nhánh và là mô hình tổ chức của ngân hàng hiện đại Về cơ bản, bộ máy tổ chức của BIDV Chương Dương được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức hành chính của BIDV Chương Dương
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn luôn là một trong những hoạt động quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Ngân hàng có uy tín tốt thì khả năng huy động vốn càng cao và rủi ro càng thấp Vì vậy, những ngân hàng có uy tín tốt thường đưa ra mức lãi suất huy động thấp hơn so với mức lãi suất huy động của các ngân hàng có uy tín kém hơn, giảm bớt chi phí vốn đầu vào Hoạt động này là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng cũng như các hoạt động khác Với các chính sách hợp lý, sản phầm tiền gửi đa dạng và có nhiều tiện ích cùng với lợi thế có được từ uy tín của ngân hàng và địa bàn hoạt động, lượng vốn mà BIDV Chương Dương huy động được từ năm 2014 đến nay luôn đạt kết quả tốt và có sự tăng trưởng qua các năm, cụ thể:
Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng
Tổng vốn huy động cuối kỳ 1.145 1.779 2.124 2.593 3.652
Tăng trưởng so năm trưởng
Huy động vốn bình quân 943 1.332 1.616 1.800 -
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-6/2015 của BIDV
Từ bảng số liệu có thể thấy, thời gian qua, Chi nhánh luôn có số dư huy động vốn lớn, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng cũng ở mức cao Từ khi thành lập là năm 2013 đến nay, tình hình huy động vốn của Chi nhánh liên tục đạt những kết quả tích cực Với việc duy trì các sản phẩm huy động thường xuyên; triển khai kịp thời các sản phẩm tiền gửi dự thưởng, tiền gửi đặc thù, tuân thủ quy định về trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, không vi phạm quy định điều hành nguồn vốn từng thời kỳ, thực hiện tốt chính sách khách hàng…, Chi nhánh hoàn thành 100% kế hoạch huy động vốn đặt ra và đạt mức tăng trưởng huy động vốn cao nhất kể từ khi thành lập và được đánh giá, công nhận là đơn vị điển hình về huy động vốn năm 2014 của BIDV theo Quyết định số 017/QĐ-HĐQT ngày 05/01/2015 của
Chủ tịch Hội đồng quản trị Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống BIDV trong năm 2013 là 16%, cả ngành ngân hàng là 19,78% thì mức tăng trưởng 22% năm 2014 của Chi nhánh thực sự là một con số ấn tượng, đặc biệt là đối với chi nhánh mới thành lập. Để hiểu cụ thể hơn về thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh, chúng ta sẽ xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động qua bảng dưới đây:
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng, %
Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Phân theo loại tiền tệ
Phân theo đối tượng khách hàng
Huy động vốn từ định chế tài chính 438 38,3 758 42,6 474 22,3 433 16,7 857 23,5
Huy động vốn từ doanh nghiệp 308 26,9 210 11,8 620 29,2 995 38,4 1.444 39,5
Huy động vốn bán lẻ 399 34,8 811 45,6 1.030 48,5 1.165 44,9 1.351 37
Tiền gửi không kỳ hạn 270 23,6 596 33,5 631 29,7 744 28,7 841 23
Tiền gửi có kỳ hạn 875 76,4 1.183 66,5 1.493 70,3 1.849 71,3 2.811 77
- Trên 12 tháng 388 33,9 695 39,1 577 27,2 925 35,7 1.355 37,1 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-6/2015 của BIDV
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, nguồn vốn huy động tại BIDV Chương Dương tập trung chủ yếu là tiền VNĐ với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Cụ thể:
Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ: nhìn chung Chi nhánh có xu hướng duy trì tỷ lệ huy động vốn bằng nội tệ cao hơn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn nội tệ trong hoạt động cho vay cũng như các hoạt động khác Cụ thể, tỷ trọng huy động vốn bằng nội tệ luôn có xu hướng tăng dần qua các năm (từ 45,32% 06 tháng đầu năm 2013 lên 73,3% 06 tháng đầu năm 2015 Đây cũng là xu hướng chung trong ngành ngân hàng phản ánh chính sách chống đôla hóa nền kinh tế của Ngân hàng Nhà Nước.
Về cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng: được chia theo 03 nhóm đối tượng là: các định chế tài chính, doanh nghiệp, dân cư Năm 2013, cơ cấu nguồn vốn huy động giữa 03 nhóm đối tượng khách hàng ở mức chênh lệch ít, đều chiếm trên 30% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Tuy nhiên, nguồn tiền gửi huy động từ bán lẻ tăng lên đáng kể từ năm 2014 đến nay Nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính có xu hướng ổn định và tăng mạnh vào 06 tháng đầu năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do việc tăng tiền gửi của Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội Điều này chứng tỏ uy tín của Chi nhánh đã được khẳng định cũng như các sản phẩm tiền gửi và chính sách mà Chi nhánh đã thực thi trong thời gian qua là hợp lý.
Về cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn: Phần lớn tiền gửi tại Chi nhánh tập trung ở kỳ hạn dài (chiếm trên 2/3 tổng vốn huy động trong từng thời kỳ).Nguyên nhân là do từ năm 2013 trở lại đây, việc Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm trần lãi suất huy động đã tạo sự ổn định trên thị trường lãi suất, thu hút nguồn tiền gửi của dân cư vào các kỳ hạn trung và dài
Trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các NHTM nói chung vàNHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Việt Nam nói riêng cũng ra sức thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng lạm phát, biến động kinh tế liên miên. Thực hiện chủ trương của NHNN, BIDV cũng chủ động cho vay đối với các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, cùng với đó hỗ trợ cho vay với khách hàng cá nhân Ban lãnh đạo BIDV Chi nhánh Chương Dương đã đề ra nhiều giải pháp để có thể mở rộng hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay của chi nhánh được thể hiện trước hết thông qua chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay qua các năm.
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay qua các năm Đơn vị: tỷ đồng
Tổng dư nợ cho vay 1320 2676 3267
Tổng doanh số cho vay 2764 3982 5120
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh)
Chi nhánh luôn có sự tăng trưởng tín dụng mạnh qua các năm Dư nợ tín dụng năm 2014 tăng 200% so với năm 2013.
Tổng doanh số cho vay Tổng dư nợ cho vay
Biểu đồ 2.1 Dư nợ và doanh số cho vay qua các năm
Xét cơ cấu dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2013-6/2015:
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng Đơn vị : tỷ đồng, %
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Phân theo kỳ hạn cho vay
Phân theo đối tượng khách hàng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-6/2015 của BIDV
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, dư nợ tín dụng của Chi nhánh chủ yếu là bằng nội tệ Dư nợ tín dụng ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng dư nợ, từ 8,45% đến 14,4% Nếu so với tỷ lệ cấp tín dụng bằng ngoại tệ của cả hệ thống ngân hàng là 13,61% năm 2013 thì tỷ lệ cấp tín dụng bằng ngoại tệ của Chi nhánh đang ở mức trung bình
Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
2.2.1 Thực trạng về nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô
2.2.1.1 Số lượng khách hàng và số lượt khách hàng chi nhánh NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam vay tiêu dùng
Số lượng và số lượt khách hàng
Số lượng và số lượt khách hàng đến ngân hàng thực hiện giao dịch là chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng hoạt động kinh doanh của NH mà còn chứng minh uy tín và khả năng thu hút khách hàng của NH Số lượng khách hàng tăng lên qua các năm chứng minhmức độ tín nhiệm của NH ngày càng được nâng cao, số lượt khách hàng tăng chứng minh khách hàng ngày càng có lòng tin với dịch vụ đang sử dụng hoặc
KH tham gia sử dụng thêm các dịch vụ khác của NH Tại BIDVChi nhánh Chương Dương, số lượt và số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng được tổng kết thông qua các bộ hồ sơ khi khách hàng tiến hành vay vốn ngân hàng và chứng từ tại quầy giao dịch Số lượng khách hàng và số lượt giao dịch tại chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6 Số lượng và số lượt khách hàng đến giao dịch tại BIDVChi nhánh
(Nguồn báo cáo phòng kế hoạch tổng hợp NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Chương Dương năm 2013- 06/2015)
Quan sát bảng số liệu trên ta thấy, số lượng cũng như số lượt khách hàng đến giao dịch với chi nhánh qua các năm về hoạt động cho vay tiêu dùng có biến động nhất định, có cả tăng cả giảm.
2002 1920 số lượng KH số lượt KH
Biểu đồ 2.2 Số lượng và số lượt khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh
Năm 2013 số lượt khách hàng giao dịch với chi nhánh là 1396 người, số lượt giao dịch là 1721 lượt, sang năm 2014 các con số này lần lượt tăng lên 21.92% và 16.32% Có những tiến triển này là do năm 2014, kinh tế có sự khởi sắc do nỗ lực thắt chặt tiền tệ của NHNN và các cơ quan kinh tế nên lạm phát được kiềm chế, lòng tin của người dân vào tiêu dùng tăng.
Tuy nhiên sang năm 2015, lượng khách hàng và lượt khách hàng đến giao dịch có sự giảm sụt nhẹ Cụ thể số khách hàng giảm xuống 1582 người, giảm 7.05% và số lượt khách hàng giảm xuống 1920 lượt, giảm 4.09% Nguyên nhân ở đây là chi nhánh bước đầu trong quá trình chuyển đổi mô hình bán lẻ và khách hàng đến giao dịch chưa quen thuộc với phong cách giao dịch mới Bên cạnh đó, yếu tố tác động đến sự giảm sút còn có sự ảm đạm trong nền kinh tế ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người dân
Tỷ trọng số lượng khách hàng vay tiêu dùng với số lượng khách hàng đến sử dụng các sản phẩm của chi nhánh
Bảng 2.7 Số lượng khách hàng vay tiêu dùng và tổng số khách hàng đến chi nhánh giao dịch
SL KH VTD/ tổng KH 23.41% 24.99% 21.03%
(Nguồn báo cáo phòng tín dụng khách hàng cá nhân NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương năm 2013- 06/2015)
6812 7520 số lượng KH VTD tổng số KH
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng số lượng khách hàng vay tiêu dùng với tổng số khách hàng của chi nhánh giai đoạn 2013- 06/2015
Qua bảng số liệu thống kê được và biểu đồ trên ta thấy, tỷ trọng số lượng KH vay tiêu dùng tại chi nhánh chiếm con số tương đối lớn trong số tổng số khách hàng của chi nhánh Với lợi thế được định hướng trở thành chi nhánh bán lẻ trong hệ thống BIDV cùng với việc địa điểm giao dịch nằm trong khu vực trung tâm thành phố, trong điều kiện các ngân hàng đang cạnh tranh nhau về chất lượng và dịch vụ thì lựa chọn mở rộng quy mô CVTD là lựa chọn hợp lý
2.2.1.2 Tình hình về doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Chương Dương
Doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Tại chi nhánh, cùng với các hình thức cấp tín dụng khác thì hoạt động cho vay tiêu dùng góp phần mang lại lợi nhuận đáng kể cho chi nhánh Doanh số cho vay đạt mức còn thấp qua các năm, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.8 Doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2013- 06/2015 của BIDVChi nhánh Chương Dương Đơn vị: tỷ đồng
Tổng doanh số CV KHCN 153 225 343
(Nguồn báo cáo phòng tín dụng khách hàng cá nhân NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương năm 2013- 06/2015)
Doanh số CV Doanh số CVTD
Biểu đồ 2.4 Doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2013- 06/2015
Qua bảng số liệu và quan sát biểu đồ trên ta thấy, doanh số CVTD tại chi nhánh có chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay Năm 2013, doanh số CVTD là 15 tỷ đồng, chiếm 9,8%% doanh số cho vay của chi nhánh, Sang năm
2014, các con số này có tăng nhưng tốc độ tăng thấp Nguyên nhân là do cạnh tranh các ngân hàng trên thị trường cùng những thay đổi về cơ cấu nhân sự và bộ máy của chi nhánh Tuy nhiên, với lợi thế là đây là vùng trung tâm của Hà Nội nên tập trung đông đúc dân cư có trình độ dân trí và mức thu nhập cao nên khả năng phát triển CVTD của Chi nhánh Chương Dương là khả quan.
Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng
- Phân tích tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2013- 06/2015
Trong giai đoạn 2013- 06/2015, tại chi nhánh quy mô các khoản cho vay tiêu dùng tăng và mức độ tăng khá đồng đều Tỷ trọng dư nợ CVTD có sự thay đổi qua các năm, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng
Tổng dư nợ cho vay 1320 2676 3267
Dư nợ CVTD/ Tổng dư nợ 1,08% 0,68% 0,6%
(Nguồn báo cáo phòng tín dụng khách hàng cá nhân NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương năm 2013- 06/2015)
3267 dư nợ cho vay tiêu dùng Tổng dư nợ của hoạt động cho vay
Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2013- 06/2015
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ toàn chi nhánh chiếm con số rất nhỏ bé, dao động từ 0,6 đến 1% và đang có xu hướng giảm phần dư nợ cho vay tiêu dùng.
- Phân tích cơ cấu dư nợ theo sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Trong giai đoạn 2013- 06/2015, các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDVChi nhánh Chương Dương được triển khai khá đa dạng, phong phú Các loại hình sản phẩm hầu hết đều mang lại doanh thu và thu hồi được nợ Đây là thành tựu mà cả ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên đều đã nỗ lực cố gắng để đạt được.
Cơ cấu CVTD tại chi nhánh giai đoạn 2013- 06/2015 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10 Thực trạng CVTD tại BIDVChi nhánh Chương Dương theo sản phẩm cung ứng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cho vay mua, sửa chữa nhà 289
Cho vay hỗ trợ đi du học 48
Cho vay tiêu dùng tín chấp 48 262 9.2 52
Cho vay sản phẩm khác 49 518 9.5 76
(Nguồn báo cáo phòng tín dụng khách hàng cá nhân NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương năm 2013- 06/2015)
9.5 11.7 14 cho vay mua, sửa chữa nhà cho vay mua ô tô cho vay hỗ trợ đi du học cho vay tiêu dùng tín chấp cho vay sản phẩm khác Đơn vị: % Biểu đồ 2.6 Cơ cấu các khoản vay tiêu dùng theo sản phẩm tại BIDV Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2013- 06/2015
Bảng số liệu cho thấy cơ cấu dư nợ của các khoản vay tiêu dùng theo sản phẩm tại BIDVChi nhánh Chương Dương giai đoạn 2013- 06/2015
Với giai đoạn 2013- 06/2015, có thể thấy rõ trong năm 2014, với biến động mạnh của nền kinh tế, Chính Phủ ban hành chỉ thị hạn chế tín dụng tiêu dùng Bên cạnh đó, tình trạng lãi suất bất ổn, tăng cao đã tác động tiêu cực tới CVTD
Quan sát bảng thống kê số liệu trong năm 2014 tại chi nhánh theo cơ cấu sản phẩm, ta thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân khu vưc các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm (khu vực quanh Chi nhánh Chương Dương) khá cao, mức vay tiêu dùng tương đối lớn.
2.2.2 Thực trạng về nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng
Bảng 2.11 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng Đơn vị: tỷ đồng, %
Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay 96,94 127,36 140,84
Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng 2,3 2,82 2,57
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Phòng Quản lý khách hàng từ năm 2013 đến tháng 6/2015)
Đánh giá điều kiện đảm bảo sự mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV Chương Dương
2.3.1 Các điều kiện đã đạt được
Là một chi nhánh của BIDV tập trung về đầu tư và phát triển, từ khi thành lập đến nay, BIDV Chương Dương chủ yếu cho vay đối với các dự án của những doanh nghiệp mà chưa thực sự chú trọng đến nhóm khách hàng cá nhân, đặc biệt là khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng Tuy nhiên, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng phát triển to lớn của nhóm đối tượng khách hàng này, bám sát định hướng trở thành “Chi nhánh bán lẻ số 1 tại BIDV”, sang đến năm 2015, BIDV Chương Dương đã chủ động đẩy mạnh phát triển hoạt động cho tiêu dùng một cách hợp lý Những kết quả mà Chi nhánh đã gặt hái được trong những năm qua có ý nghĩa rất lớn đối với các khách hàng vay tiêu dùng của Chi nhánh.
Thứ nhất, quy mô cho vay tiêu dùng ngày càng mở rộng
Qua phân tích về thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng những năm qua tại BIDV Chương Dương cho ta thấy doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng đều có sự tăng trưởng kể từ khi thành lập đến nay Số lượng các khách hàng vay tiêu dùng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh cũng tăng nhiều qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số doanh nghiệp Chi nhánh có quan hệ Điều này cho thấy thời gian qua Chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng.
Thứ hai, chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được nâng cao
Hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh luôn có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu thấp hơn mức trung bình của cả Chi nhánh cũng như toàn hệ thống BIDV Lợi nhuận thu được từ hoạt động này cũng tăng trưởng qua các năm, cho thấy chất lượng của hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này ngày càng được nâng cao Có được điều nay là do trong những năm qua, công tác thẩm định hồ sơ và tổ chức quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng của Chi nhánh đang dần được tăng cường Việc thẩm định được áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học, nhìn nhận vấn đề rộng hơn, kỹ thuật thẩm định cao hơn và việc kiểm tra, giám sát quá trình cho vay cũng diễn ra thường xuyên và chặt chẽ hơn Nhờ vậy mà chất lượng cho vay tiêu dùng được đảm bảo, mối quan hệ với các khách hàng cũng được mở rộng thêm.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng hoan nghênh, họat động cho vay của Chi nhánh đối với các khách hàng vay tiêu dùng còn nhiều bất cập, tồn tại hạn chế cần khắc phục.
2.3.2 Các điều kiện chưa đạt được và Nguyên nhân
2.3.2.1 Các điều kiện chưa đạt được
Mặc dù đã có sự quan tâm đến công tác cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi nhóm khách hàng này là những khách hàng tiềm năng, quan trọng nhưng hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này tại Chi nhánh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, mặc dù quy mô cho vay tiêu dùng có sự tăng trưởng tốt nhưng xét về tỷ trọng vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Mặc dù số lượng khách hàng vay tiêu dùng có quan hệ với Chi nhánh cũng như doanh số và dự nợ cho vay đối với nhóm khách hàng này đều tăng trưởng trong những năm qua nhưng xét về tỷ trọng trong kết quả cho vay chung của Chi nhánh thì vẫn còn rất thấp Doanh số cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 1% tổng doanh số cho vay hàng năm của Chi nhánh.
Thứ hai, lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng còn thấp
Cũng giống như các chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay tiêu dùng, lợi nhuận thu được từ hoạt động này mặc dù đã tăng trưởng tốt trong những năm qua nhưng xét về giá trị tuyệt đối vẫn còn rất khiêm tốn Hiện nay lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 2% tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đây là con số khá thấp khi so với các chi nhánh ngân hàng khác Vì vậy, Chi nhánh cần đưa ra chiến lược và biện pháp hợp lý để thu hút nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng này.
Thứ ba, tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ quá hạn cao
Trong khi dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 2% tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh thì tỷ trọng nợ quá hạn của nhóm khách hàng này lại chiếm khoảng 2- 3% tổng dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn đang ở mức cao so với dư nợ cho vay cho thấy hoạt động cho vay đối với các khách hàng vay tiêu dùng phát sinh nợ quá hạn nhiều hơn so với hoạt động cho vay các đối tượng khác.
Từ những nhận xét đánh giá trên, có thể thấy, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, công tác cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Chương Dươngkể từ khi thành lập đến nay vẫn còn gặp khá nhiều hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế đó là: a, Nguyên nhân chủ quan
Chưa xây dựng chính sách tín dụng riêng trong cho vay tiêu dùng, điều kiện về tài sản bảo đảm chặt chẽ
Hiện nay, Chi nhánh vẫn đang áp dụng nguyên chính sách cho vay tiêu dùng do Ban phát triển sản phẩm bán lẻ tại Hội Sở chính xây dựng và áp dụng chung cho tất cả chi nhánh của BIDV mà chưa xây dựng một chính sách riêng với nhiều ưu đãi đặc thù của riêng Chi nhánh để thu hút nhóm khách hàng vay tiêu dùng Bên cạnh đó, điều kiện vay vốn tại Chi nhánh còn quá chặt chẽ, tất cả các khoản cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đều phải có tài sản bảo đảm Trong khi đó, hầu hết khách hàng bị hạn chế về khả năng tài chính nên nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo của Chi nhánh nên không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng
Chất lượng công tác thẩm định cho vay tại Chi nhánh thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế Thực tế cho thấy, nhiều khâu trong quá trình thẩm định vẫn còn mang nặng tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định, trong khi đội ngũ cán bộ của Chi nhánh còn non trẻ, năng lực lại không đồng đều
Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay vẫn chưa được cán bộ Chi nhánh thực hiện sát sao, còn hời hợt và mang nặng tính hình thức Thực tế trong thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp do sự tắc trách trong công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của cán bộ quản lý khách hàng khiến Chi nhánh phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của Chi nhánh.
Quy trình cho vay đối với khách hàng mà Chi nhánh hiện đang áp dụng vẫn còn khá chặt chẽ, phải thông qua nhiều bước, nhiều phòng ban, khách hàng phải hoàn tất nhiều thủ tục khá rườm rà, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động cho vay tiêu dùng.
Công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay tới khách hàng còn nhiều hạn chế Trong các tài liệu mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng hầu như mới chỉ dừng lại ở mức thống kê các đặc tính của sản phẩm cho vay mà chưa chú ý tạo nên sự khác biệt Chính vì vậy, các khách hàng tốt chưa thực sự thấy được sự hấp dẫn từ các sản phẩm cho vay của Chi nhánh so với các chi nhánh khác Hoạt động marketing cũng được triển khai theo hệ thống một cách chung chung từ Hội sở xuống đến các chi nhánh, chứ chi nhánh chưa tạo ra được sản phẩm đặc thù và quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm này; chưa có đội ngũ chuyên làm công tác marketing, chủ động tìm kiếm khách hàng tìm hiểu thị trường, để đưa ra chiến lược marketing phù hợp, nhằm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng Đây cũng là một hạn chế mà nếu khắc phục được sẽ góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho Chi nhánh.
Cơ sở vật chất của Chi nhánh còn lạc hậu, các máy móc, công nghệ phục vụ cho công tác của cán bộ nhân viên hầu hết đều cũ, đã lâu chưa được thay mới, gây ảnh hưởng tới công việc, đặc biệt là tại các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Hầu hết, các trang thiết bị được dùng tiếp từ khi tiếp nhận từ Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, chưa được nâng cấp, đổi mới toàn bộ do tiết kiệm chi phí.
Kết quả khảo sát về ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDV Chương Dương
2.4.1 Kết quả khảo sát về những mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng
Hình 2.1: Biểu đồ Độ tuổi khách hàng
Khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng đa số ở độ tuổi 30- 50 chiếm 73.04%, từ 20-30 chiếm 14.78%, trên 50 chiếm 12.38% Về mặt khách quan, người dân ở độ tuổi 30- 50 thường có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, có nhu cầu cao về tiêu dùng Ở độ tuổi 20- 30, người dân đa số vẫn chưa ổn định về nghề nghiệp và thu nhập nên số lượng khách hàng đủ điều kiện vay ở BIDV không cao Ở độ tuổi trên 50 phần lớn người dân đã có đầy đủ vật chất cần thiết, nên nhu cầu giảm xuống hoặc khả năng tài chính tích lũy tốt nên không có cần vay vốn Do vậy, khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng ở độ tuổi này chỉ chiếm 12.38%.
Bảng 2.13 Mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng
Các yếu tố mong đợi Điểm trung bình
Hạn mức cho vay cao 4.59
Nhân viên ngân hàng có chuyên môn, ân cần, lịch sự 4.36
Tiến độ giải quyết hồ sơ nhanh 4.27
Thủ tục vay đơn giản 4.07
Chứng từ, hợp đồng vay hợp lệ, chi tiết 3.9
Phương thức trả nợ đa dạng 3.87
Lãi suất phạt trả nợ trước hạn thấp 3.83
Thời hạn xử lý tài sản đảm bảo khi nợ quá hạn 3.68
Khách hàng được xét miễn, giảm lãi vay và gia hạn nợ khi có nhu cầu 3.56
Qua bảng “Kết quả mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng” ta thấy: 7 yếu tố trên thang điểm 4 trong đó “lãi suất thấp” là yếu tố được mong đợi nhất với điểm số là 4.91 Hiện nay, sau một thời gian giảm lãi suất thì thị trường đang có xu hướng tăng nhẹ trở lại Để thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng thì lãi suất là yếu tố hết sức quan trọng dẫn đến quyết định vay vốn của khách hàng.
Tiếp theo là hạn mức cho vay cao với 4.59 điểm Hiện nay các ngân hàng đều có hạn mức cho vay khoảng 70% giá trị tài sản bảo đảm, nhưng số tiền cho vay lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thu nhập của khách hàng, nhu cầu về vốn, giá trị tài sản bảo đảm…
Chuyên môn của nhân viên ngân hàng 4.36 điểm Khi khách hàng đến tư vấn về các sản phẩm vay họ luôn muốn nhân viên ngân hàng tư vân đúng nhu cầu của họ, sản phẩm nào là phù hợp với những điều kiện ví dụ như nên giải ngân theo tiến độ như thế nào, hình thức trả gốc lãi như thế nào thì có lợi và phù hợp với dòng tiền… Cung cấp đầy đủ thông tin những hồ sơ cần thiết để tránh trường hợp phải tốn nhiều thời gian để bổ sung.
Tiến độ giải quyết hồ sơ với 4,27 điểm Thời gian giải quyết hồ sơ phụ thuộc nhiều yếu tố như: thời gian khách hàng bổ sung, hoàn thành hồ sơ vay theo quy định, nhân viên Ngân hàng lập hồ sơ, tiến hành thẩm định giá trị tài sản đảm bảo,trình ban tín dụng để xét duyệt có cho vay hay không, nếu có quyết định cho vay, nhân viên Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng công chứng giấy tờ nhà và đăng ký giao dịch đảm bảo tại Phòng tài nguyên hoặc sở tài nguyên để dễ dàng kiểm soát TSĐB, thời gian này còn phụ thuộc nhiều vào khách hàng cũng như phòng công chứng và Sở/Phòng tài nguyên giải quyết cho khách hàng.Chính vì phải qua nhiều khâu nên khách hàng luôn mong muốn nhân viên ngân hàng làm việc nhiệt tình, giải quyết hồ sơ nhanh để khách hàng kịp thời thanh toán tiền mua nhà,…
Thời hạn vay dài 4,06 điểm, khách hàng vay có nhiều mức thu nhập khác nhau, có khách hàng không quan tâm nhiều đến thời hạn vay, nhưng có khách hàng lại mong muốn thời hạn vay dài để họ trả góp dần với số tiền phù hợp với thu nhập. Đối với 5 yếu tố còn lại tuy dưới thang điểm 4 ( mức độ mong đợi) nhưng đều có điểm trung bình trên thang điểm 3 (mức độ bình thường)
Phương thức trả nợ đa dạng 3,87 điểm có 2 phương thức là trả nợ gốc và lãi mỗi kỳ và lãi trả đầu kỳ, vốn gốc trả cuối kỳ Khách hàng có thu nhập khác nhau,vay mua nhà với mục đích ở hoặc kinh doanh BĐS, nên khách hàng cũng quan tâm đến phương thức trả nợ phù hợp với điều kiện của mình Chứng từ hợp đồng vay phải rõ ràng chi tiết 3,90 điểm: hợp đồng vay thể hiện thỏa thuận, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các bên, vì vậy hợp đồng phải rõ ràng để tránh mâu thuẫn giữa các bên ký kết hợp đồng Lãi suất phạt bao gồm phạt trả nợ trước hạn hoặc trả lãi, vốn trễ hạn với số điểm mong đợi trung bình là 3,83 điểm, thời hạn xử lý nợ quá hạn dài được 3,68 điểm và khách hàng vay được xét miễn, giảm lãi vay và gia hạn nợ khi có nhu cầu được 3,56 điểm.
2.4.2 Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng
Bảng 2.14 Mức độ thỏa mãn của khách hàng
Mong đợi Trung bình của KH
Hài lòng trung bình của KH
Mức độ thỏa mãn của KH (%)
Hạn mức cho vay cao
Nhân viên Ngân hàng có chuyên môn, ân cần, lịch sự
Tiến độ giải quyết hồ sơ nhanh
Thủ tục vay đơn giản
Chứng từ, hợp đồng vay phải hợp lệ, chi tiết
Phương thức trả nợ đa dạng
Lãi suất phạt thấp (0.2% /số tiền trả trước hạn/ số kì trả trước hạn)
Thời hạn xử lý tài sản đảm bảo khi nợ quá hạn (60 ngày với khoản vay dưới 1 tỷ, 30 ngày với khoản vay trên 1 tỷ)
Khách hàng vay được xét miễn, giảm lãi vay và gia hạn nợ khi có nhu cầu
Nguồn: Kết quả tổng hợp Đối với các yếu tố có điểm mong đợi trung bình trên 4.
Qua bảng kết quả Sự thỏa mãn khách hàng ta thấy khách hàng thỏa mãn với sản phẩm cho vay tiêu dùng của BIDV Trong đó, lãi suất vay thấp là yếu tố được khách hàng mong đợi nhiếu nhất nhưng mức độ đáp ứng của ngân hàng hơi thấp so với mong đợi của khách hàng, dẫn đến mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với yếu tố này là 74,95% thấp nhất
Yếu tố thời hạn vay được đánh giá cao (98,52%), tùy thuộc vào tài sản đảm bảo và khả năng tài chính của khách hàng mà thời hạn vay có thể lên đến 20 năm
Nhân viên ngân hàng BIDV được đánh giá tốt, có chuyên môn, ân cần và lịch sự với khách hàng (96,79%) do nhân viên Ngân hàng được đào tạo nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ tại Trung tâm đào tạo của BIDV, bên cạnh đó BIDV cũng có những quy định riêng về phong cách phục vụ của nhân viên
Thủ tục vay của BIDV không được khách hàng thỏa mãn cao (87,71%) do thủ tục còn phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều bộ phận như đã nêu ở phần phân tích các yếu tố mong đợi của khách hàng.
Khách hàng cũng khá hài lòng với tiến độ giải quyết hồ sơ (85,01%) tại BIDV, với quy định nếu khách hàng có thu nhập từ lương thì thời gian giải quyết hồ sơ tối đa 3 ngày, và thu nhập từ kinh doanh có thời gian giải quyết tối đa là 6 ngày. Đối với các yếu tố có điểm mong đợi trung bình dưới 4
Yếu tố chứng từ, hợp đồng vay rõ ràng, chi tiết vượt mức mong đợi của khách hàng (104,87%) do tất cả các bước trong quy trình vay đều phải có giấy tờ xác thực, đảm bảo tính minh bạch theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước giúp BIDV lưu trữ thông tin dễ dàng và giúp khách hàng hiểu rõ hơn những quy định và cam kết giữa các bên trong hợp đồng
Các yếu tố: Phương thức trả nợ đa dạng (85,59%), thời hạn xử lý tài sản đảm bảo khi nợ quá hạn (60 ngày với khoản vay dưới 1 tỷ, 30 ngày với khoản vay trên 1 tỷ), khách hàng vay được xét miễn, giảm lãi vay và gia hạn nợ khi có nhu cầu KH (89,88%) KH không đặt nhiều mong đợi nhưng khách hàng lại khá thỏa mãn với những yếu tố này.
Bảng 2.15 Kết quả khảo sát về thái độ phục vụ của nhân viên BIDV – CN
Không (%) 1.Nhân viên BIDV luôn chào đón niềm nở, lễ phép với khách hàng
2.Khi đang phục vụ anh/chị tại quầy nếu có gián đoạn do khách hàng khác/ tìm tài liệu, hồ sơ… nhân viên BIDV có nhẹ nhàng xin lỗi anh/ chị và nhanh chóng quay trở lại
3.Khi kết thúc giao dịch nhân viên BIDV có nói lời cảm ơn và hỏi
“anh/chị có cần gì thêm không ?”
Nguồn : Kết quả tổng hợp
Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.1 Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.1.1 Triển vọng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam
Hoạt động CVTD là hình thức cho vay đã phát triển ở Việt Nam được hơn chục năm Ở nhiều nước trên thế giới chỉ số tiêu dùng được coi là dấu hiệu chủ chốt của tăng trưởng kinh tế trong trung hạn Mức tiêu dùng phản ánh kỳ vọng về thu nhập tương lai của dân cư Nó là động lực, là cầu chi trả về hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh Ngay cả các nhu cầu tiêu dùng về ôtô, nhà ở, đồ gia dụng, thậm chí mỹ phẩm cũng liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời thu nhập kỳ vọng và đó là động lực của sản xuất.
Về mặt chính sách, từ năm 2012, Chính phủ và thống đốc NHNN đã quyết định mở tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích cho vay bao gồm tín dụng chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng Đây là tín hiệu tốt cho phép mở rộng cho vay tiêu dùng trong ngân hàng.
Hiện nay, mức sống người dân được cải thiện đáng kể ý thức và trình độ dân trí ngày càng cao Thêm vào đó, các phương tiện truyền thông và công nghệ phát triển đã đẩy mạnh việc lưu chuyển thông tin tới tất cả tầng lớp dân cư Nhận biết được xu hướng tiêu dùng trong tương lai, các NHTM đềutăng cường mở rộng cho vay tiêu dùng bằng nhiều hình thức dịch vụ để tăng doanh thu, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm của ngân hàng Bên cạnh việc mở rộng cả về chất lượng và số lượng các khoản cho vay tiêu dùng, các NHTM cũng đưa thêm các tiện ích đi kèm như hoạt động ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi hay dịch vụ thẻ thanh toán… Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức dịch vụ rất hữu ích và chắc chắn sẽ phổ biến trong tất cả các cá nhân trong nước trong thời gian tới. Hiện nay, luật thuế thu nhập cá nhân đang ngày càng phát triển và hoàn thiện Do đó, để quản lý nguồn thuế này minh bạch, các doanh nghiệp VN buộc phải mở tài khoản cho công nhân viên của mình tại NHTM Đây sẽ là yếu tố thuận lợi cho cácNHTM và cả các cá nhân khi nhu cầu tiêu dùng vượt quá khả năng tài chính của họ.Qua đó, NHTM đẩy mạnh hoạt động CVTD như một thế mạnh trong hoạt động sử dụng vốn, làm tăng doanh thu và uy tín của ngân hàng trên thị trường.
3.1.2 Định hướng với cho vay tiêu dùng tại BIDV
Chi nhánh Chương Dương nằm trong khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội nên có nhiều tiềm năng phát triển Bên cạnh đó, chi nhánh cũng luôn phấn đấu để trở thành một chi nhánh vững mạnh, mở rộng về quy mô, có sức cạnh tranh trên thị trường, phát triển theo mô hình bán lẻ, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, góp phần nâng cao vị thế của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận.
Trên địa bàn của chi nhánh, có nhiều trung tâm thương mại, cơ quan, khu chung cư, siêu thị… tập trung nhiều dân cư sinh sống và làm ăn cũng như học tập.Tập trung đánh giá thực trạng khách hàng, phân nhóm khách hàng nhằm chọn ra các khách hàng chiến lược, truyền thống, từ đó có các cơ chế ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ và cung cấp các sản phẩm trọn gói cho khách hàng.
Đề xuất nhằm góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
3.`2.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, có sự ưu đãi trong cho vay tiêu dùng Áp dụng một chính sách tín dụng ưu đãi nhằm thu hút nhóm khách hàng tiềm năng này là một giải pháp cần thiết.
- Về chính sách khách hàng:
Trong thời gian qua, hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chương Dương được thực hiện theo đúng chính sách chung của Hội sở chính Chi nhánh chưa thực sự chú trọng, nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng có nhu cầu vaytiêu dùng trên địa bàn, phân loại theo các tiêu thức như quy mô, nhu cầu, độ tuổi, mức thu nhập… để biết khách hàng có những lợi thế hay khó khăn gì, cần gì ở ngân hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giải quyết vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, Chi nhánh cần đưa ra những biện pháp chủ động như thực hiện các chiến dịch quảng bá, tiếp thị, giới thiệu hình ảnh của mình tới mọi người, lên danh sách những tiêu dùng đang mở tài khoản tại ngân hàng để tìm hiểu thêm thông tin, phát hiện nhu cầu vay vốn của các khách hàng… ,qua đó tìm kiếm khách hàng mới, những khách hàng có thu nhập ổn định, sử dụng vốn đúng mục đích… để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của mình.
- Chính sách ưu đãi về lãi suất:
Lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại là cái giá mà khách hàng phải trả để được sử dụng số tiền không thuộc sở hữu của họ và cũng là lợi tức mà ngân hàng thương mại có được khi cho khách hàng vay tiền Do đó, giữa khách hàng và ngân hàng luôn có mong muốn trái chiều về lãi suất Khách hàng đi vay luôn lựa chọn ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp để giảm thiểu chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong khi ngân hàng lại mong muốn cho vay với lãi suất cao để bù đắp chi phí huy động vốn và thu được nhiều lợi nhuận hơn Lãi suất của các ngân hàng thương mại phải phù hợp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với từng loại thời hạn và khối lượng vay nhất định, đồng thời cũng cần phải dựa trên nhu cầu của thị trường Do đó, để khuyến khích khách hàng đến vay vốn, ngân hàng cần xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khoản vay.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (trong đó có cho vay tiêu dùng) tối đa không quá 8%/năm, thấp hơn từ 1-3%/năm đối với các lĩnh vực khác Vì phải thực hiện quy định này nên hiện nay các khoản cho vay ngắn hạn đối với tiêu dùng tại Chi nhánh đều chỉ áp dụng duy nhất một mức lãi suất cho vay từ 10-11%/năm, chưa có sự ưu đãi riêng dành cho những khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng…Nếu muốn phát triển mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới, thu hút nhiều hơn nữa khách hàng ìm đến với mình thì Chi nhánh cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý hơn.
Cụ thể, Chi nhánh cần xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt theo đối tượng khách hàng, tạo cơ chế cho vay khác nhau giữa những đối tượng khác nhau, có sự ưu đãi riêng dành cho các tiêu dùng có uy tín tốt, đã quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh Đây là công tác rất quan trọng nhằm sàng lọc những khách hàng có quan hệ lâu năm với Chi nhánh và khuyến khích khách hàng mới tiếp tục tìm đến với ngân hàng Đối với những khách hàng truyền thống, những khách hàng có mức thu nhập cao, mức vay nhiều, ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất ưu đãi thấp hơn.Điều này, một mặt giúp Chi nhánh tăng thêm uy tín, củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mặt khách, khuyến khích các khách hàng tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể căn cứ vào đặc điểm về kỳ hạn, phương thức giải ngân, phương thức trả nợ, kỳ hạn trả nợ của khoản vay mà quy định các mức lãi suất cho vay khác nhau, giúp khách hàng lựa chọn được khoản vay phù hợp với nhu cầu của mình, đảm bảo đạt hiệu quả cao, trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể như khách hàng đến vay vốn lần đầu tiên Chi nhánh có thể giảm lãi suất và có nhiều ưu đãi khác về thời hạn vay hoặc tổng giá trị món vay.
- Mở rộng điều kiện về tài sản bảo đảm:
Theo nguyên tắc, khi ngân hàng xem xét hồ sơ xin vay vốn của các khách hàng thì nguồn trả nợ quan trọng nhất là thu nhập ổn định, còn điều kiện về tài sản đảm bảo chỉ là nguồn trả nợ thứ hai Thế nhưng hiện nay tại BIDV Chương Dương, để giảm rủi ro tín dụng, điều kiện về tài sản đảm bảo vẫn được coi là điều kiện bắt buộc khi cho các tiêu dùng vay Thậm chí, quy định về những tài sản được sử dụng làm tài sản đảm bảo tại Chi nhánh cũng rất chặt chẽ
Trong khi đó, các khách hàng này khi vay tiền ngân hàng lại thường bị yêu cầu giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn nhiều giá trị các khoản vay khiến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các khách hàng này trở nên khó khăn Do đó, để phát triển cho vay tiêu dùng thì Chi nhánh cần phải khắc phục được vấn đề trên Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng phải năng động, có tư duy kinh tế mới, biết áp dụng một cách linh hoạt các điều kiện cho vay và mở rộng các hình thức bảo đảm tiền vay, không nên chỉ quan tâm đến vấn đề tài sản đảm bảo Bên cạnh đó, đối với những hồ sơ xin vay vốn mà khách hàng không đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo của Chi nhánh thì cán bộ tín dụng cần thẩm định kỹ nguồn thu nhập của khách hàng hàng tháng, chú trọng đến hiệu quả, tính khả thi và khả năng kiểm soát được dòng tiền của dự án Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, đi thực tế, cán bộ tín dụng phải nhận xét được tư cách, năng lực, phẩm chất, đạo đức, kinh nghiệm, uy tín của người vay Từ đó lựa chọn ra dự án kinh doanh tốt, có tính khả thi cao để cho vay với những sự nới lỏng về điều kiện tài sản bảo đảm.
3.2.2 Xây dựng chiến lược marketing ngân hàng
Ngày nay, marketing ngân hàng đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển, cạnh tranh của một ngân hàng Đó được coi như là chìa khóa thành công trong kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng Khi mà nền kinh tế càng tiến lên, các ngân hàng ngoại tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam càng nhiều thì marketing lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Các hoạt động chủ yếu có ý nghĩa quyết định thành công trong marketing như:nghiên cứu hành vi, xu hướng, tâm lý, đặc điểm khách hàng, định vị hình ảnh, nâng cấp về chất lượng dịch vụ ngân hàng… Để marketing thực sự mang lại hiệu quả thiết thực cho chi nhánh cũng như ngân hàng, cần tiến hành xem xét các giải pháp sau:
- Từng thành viên làm việc trong ngân hàng sẽ là cầu nối đưa khách hàng đến sử dụng các dịch vụ sản phẩm Vì thế, triết lý marketing cần phải được chuyển tải vào tất cả các bộ phận, tất cả các cán bộ, nhân viên ngân hàng.
- Cán bộ nhân viên ngân hàng cần phải đúc rút, hình thành tư duy kinh doanh mới, lấy quan điểm marketing làm phương hướng chủ đạo, nâng cao hiểu biết về khách hàng, duy trì thái độ phục vụ nhiệt tình, tận tâm, chu đáo trong quan hệ với khách hàng kể cả khách hàng truyền thống hay khách hàng tiềm năng.
- Thành lập phòng chức năng marketing, phòng quan hệ công chúng đề ra định hướng chiến lược marketing một cách cụ thể, lâu dài và có chiến lược để tăng cường công tác đối ngoại và làm việc một cách chuyên nghiệp hơn với đội ngũ nhân viên am hiểu về marketing Phòng tiếp thị sản phẩm cũng chịu trách nhiệm nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới để tư vấn cho ngân hàng trong việc thiết kế nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ.
- Liên tục nâng cao hoạt động dịch vụ về cho vay tiêu dùng cũng như xây dựng danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng khác biệt so với các ngân hàng khác. Điều cần đạt được là nhấn mạnh tính độc đáo, sáng tạo, dễ sử dụng, dễ nhớ để truyền bá một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất tới khách hàng.
- Chi nhánh cần xây dựng chiến lược phân phối hợp lý như xây dựng phòng giao dịch ở những nơi tập trung đông đúc dân cư, trung tâm thương mại, các cơ quan…
- Ngân hàng cần xây dựng chiến lược giới thiệu quảng cáo và tiếp thị sản phẩm phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, ti vi, internet… Ngoài ra, có thể tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, các buổi trưng bày sản phẩm, giới thiệu hoặc tài trợ để tổ chức các sự kiện xã hội, các chương trình truyền hình nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng Các chương trình này sẽ làm tăng uy tín và hình ảnh của ngân hàng cũng như chi nhánh đối với khách hàng.
3.2.3 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự, đào tạo những cán bộ chuyên sâu về cho vay tiêu dùng
Một số kiến nghị góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
3.3.1 Kiến nghị đối với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là cơ quan chỉ đạo trực tiếp của BIDV Chương Dương, do đó, để Chi nhánh có thể phát triển hoạt động cho tiêu dùng trên địa bàn thì những định hướng hỗ trỡ, giúp đỡ của BIDV là điều không thể thiếu.
Thứ nhất, hiện nay tại Hội sở chính BIDV, đầu mối quản lý nhóm khách hàng cá nhân tập trung tại Ban Bán lẻ mà không có sự không phân tách bộ phận quản lý khách hàng cho vay tiêu dùng riêng biệt với bộ phận quản lý khách hàng cá nhân có các nhu cầu khác Điều này hạn chế khả năng tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm và phát triển các sản phẩm tín dụng đặc thù, phù hợp với nhóm khách hàng cá nhân vay tiêu dùng Vì vậy, trong thời gian tới, BIDV cần tổ chức lại Ban bán lẻ, phân tách thành các nhóm độc lập với nhau để nghiên cứu từng mảng sản phẩm trong khối bán lẻ.
Thứ hai, BIDV cần ban hành các quy định, chính sách cụ thể nhằm hoàn thiện và đồng bộ hóa các văn bản, quy trình về nghiệp vụ tín dụng của các chi nhánh,thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng cụ thể, khoa học để xác định rủi ro đối với từng nhóm khách hàng, qua đó tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng với mọi khách hàng Đồng thời, ban hành những chính sách cụ thể áp dụng với đối tượng khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng, quy định rõ những ưu đãi đối với khách hàng này.
Thứ ba, trong thời gian tới BIDV cần giao quyền chủ động hơn cho các chi nhánh trong việc quy định các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý, thực hiện các chính sách khuyến mãi, tặng quà phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn hoạt động và phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh. Điều này sẽ giúp các chi nhánh chủ động hơn trong các kế hoạch huy động và cấp tín dụng của mình, đảm bảo cân đối và có hiệu quả.
Thứ tư, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay đối với cho vay tiêu dùng Quy trình tín dụng đang áp dụng tại các chi nhánh hiện nay này mặc dù đã có nhiều sửa đổi trong những năm gần đây nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên vẫn được coi là khá chặt chẽ Khách hàng phải hoàn tất nhiều thủ tục, giấy tờ khá rườm rà, thông qua nhiều bước, nhiều phòng ban, gây tốn kém thời gian và công sức, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh Vì vậy, việc xây dựng một quy trình đơn giản hơn mà phù hợp cho khách hàng, hoàn thiện hệ thống giao dịch một cửa, nới lỏng các điều kiện về tài sản bảo đảm sẽ thúc đẩy khách hàng tìm đến với các chi nhánh
Thứ năm, ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, tăng cường thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống.
Thứ sáu, thành lập riêng một quỹ hỗ trợ phát triển cho vay đối với các khách hàng vay tiêu dùng và phân bổ một cách hợp lý cho các chi nhánh tùy theo nhu cầu và điều kiện của mỗi nơi, qua đó, giúp các khách hàng vay tiêu dùng dễ dàng vay vốn của ngân hàng hơn.
Thứ bảy, song song với việc thực hiện các hoạt động trên, BIDV cần đẩy mạnh đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường các hoạt động marketing quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín, nhờ đó, số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu và tìm đến với các chi nhánh của ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các ngân hàng Vì thế, NHNN giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng.
- NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động CVTD nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung Việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cho hoạt động CVTD thông suốt Đó là các quy định về đối tượng, loại hình CVTD một cách cụ thể để tạo dựng hành lang pháp lý cho hoạt động này. Các văn bản thì nên nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và có dự đoán sát với xu hướng thay đổi của thị trường.
- NHNN nên linh hoạt hơn trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động ngân hàng theo kịp với thị trường.
- NHNN cần tăng cường công tác đào tạo kiến thức mới, kiến thức chuyên sâu cho toàn hệ thống, tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các ngân hàng.