1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020

103 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Và Khoáng Sản Yên Bái Giai Đoạn 2015 - 2020
Tác giả Lê Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Đào Nguyên Vịnh
Trường học Viện Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNGVỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (0)
    • 1.1. Cạnh tranh (13)
      • 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh (13)
      • 1.1.2. Phân loại cạnh tranh (15)
      • 1.1.3. Vai trò của cạnh tranh (16)
      • 1.1.4. Công cụ cạnh tranh (18)
    • 1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (24)
      • 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (24)
      • 1.2.2. Phân loại năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp (25)
      • 1.2.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (26)
      • 1.2.4. Các tiêu trí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (37)
    • 1.3. Mô hình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (40)
      • 1.3.1. Mô hình “Kim cương” của M.E.Porter (40)
      • 1.3.2. Ma trận SWOT (41)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG (0)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái (45)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (45)
      • 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ (47)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (48)
      • 2.1.5. Nguồn lực tài chính của công ty (53)
      • 2.1.6. Nguồn lao động của Công ty (55)
    • 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái (60)
      • 2.2.1. Tác động của các yếu tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Yên Bái (60)
      • 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu Xi măng của Công ty (67)
      • 2.2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái (68)
    • 2.3. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái (77)
      • 2.3.1. Những ưu điểm (77)
      • 2.3.2. Những hạn chế tồn tại (78)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại (79)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ KHOÁNG SẢN YÊN BÁI (0)
    • 3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái (83)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển về sản phẩm và thị trường (83)
      • 3.1.2. Định hướng đầu tư công nghệ (83)
      • 3.1.3. Định hướng phát triển tài chính (84)
      • 3.1.4. Định hướng phát triển nhân sự (84)
    • 3.2. Cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái trong điều kiện kinh tế hiện nay (84)
      • 3.2.1. Cơ hội (86)
      • 3.2.2. Thách thức (87)
      • 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (88)
      • 3.3.2. Các giải pháp về thị trường (91)
      • 3.3.3. Tăng cường liên kết và hợp tác trong và ngoài nước (94)
      • 3.3.4. Tăng cường năng lực tài chính (96)
      • 3.3.5. Tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hiệu sô tiêu thụ sản phẩm (98)
      • 3.3.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty (98)
  • KẾT LUẬN....................................................................................................94 (101)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................96 (103)

Nội dung

KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNGVỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Cạnh tranh

Khái niệm cạnh tranh có nhiều cách hiểu khác nhau, khái niệm này được sử dụng cho một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia hoặc một khu vực liên quốc gia v.v Điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra theo quy mô của đối tượng nghiên cứu Đối với một doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh, còn đối với một quốc gia thì mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân.

Theo tác giả Phạm Văn Sinh và Phạm Quang Phan [biên soạn.2011], cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.

Khi xét theo phương diện đầu ra, cạnh tranh lại được hiểu theo một nghĩa khác Theo tác giả Trần Sửu (2005), cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì cạnh tranh lại được hiểu theo một cách khái quát hơn Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo Còn hai nhà kinh tế học R.S Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vi mô thì cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng, có ý nghĩa đối với giá cả. Các tác giả trong cuốn “Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh”(2002, trang32), thuộc dự án VIE/97/016 thì cho rằng cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể (như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần) Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua.

Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau như trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:

 Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình.

 Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, các ràng buộc của luật pháp và thống kê kinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với

1.1.2.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

Cạnh tranh được chia thành 3 loại:

 Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với mức giá thấp nhất Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên.

 Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cùng cầu trên thị trường Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá mà họ cần

 Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.

1.1.2.2 Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế

Cạnh tranh được phân thành 2 loại:

 Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển

 Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Trong quá trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

1.1.2.3 Căn cứ vào tính chất cạnh tranh

Cạnh tranh được phân thành 2 loại:

 Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition) là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả, giá cả của sản phẩm được quyết định bởi quy luật cung cầu trên thị trường Cung nhiều, cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cung ít cầu nhiều sẽ dẫn đến giá tăng

 Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition) là một dạng cạnh tranh trong các thị trường khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn Các loại cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm: Độc quyền bán, độc quyền nhóm bán, độc quyền mua và độc quyền nhóm mua.

1.1.2.4 Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh theo Luật cạnh tranh

Cạnh tranh được chia thành:

 Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Các thuật ngữ như “Năng lực cạnh tranh”, “Sức mạnh cạnh tranh”, “Khả năng cạnh tranh” được sử dụng nhiều ở Việt Nam Tuy nhiên trong tiếng Anh, cả ba thuật ngữ trên đều được dùng là “Competitiveness” Có nhiều cách sử dụng thuật ngữ như vậy do chưa có một cách định nghĩa, đo lường và phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, ngành/doanh nghiệp hay sản phẩm thống nhất Nguyên nhân cơ bản là có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh như:

M Porter (Cuốn lợi thế cạnh tranh, năm 2008) cho rằng “Năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất”.

Theo Krugman (1994) thì: “Năng lực cạnh tranh chỉ ít nhiều phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản”.

Nguyễn Văn Thanh (Cơ sở khoa học hình thành các doanh nghiệp Việt Nam,

2003) cho rằng: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một Công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị

Một công ty có năng lực cạnh tranh nếu có thể sản xuất các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh ở trong nước và quốc tế Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với kết quả lợi nhuận dài hạn và khả năng của nó để bồi hoàn cho người lao động, tạo thu nhập cao cho các chủ sở hữu.

Có thể hiểu một cách khái quát: Năng lực cạnh tranh là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày càng cao

Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các yếu tố như công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần được đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một sản phẩm, lĩnh vực và thị trường Nếu những điểm mạnh, điểm yếu bên trong của doanh nghiệp không được đánh giá thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh thì không có giá trị Để tạo năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh so với đối thủ Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Do đó, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy những điểm mạnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

1.2.2 Phân loại năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

Có nhiều nhà chuyên môn đã đưa ra những chỉ tiêu để do lường năng lực cạnh tranh của một công ty Các chỉ tiêu đo lường đó được xếp vào ba loại năng lực cạnh tranh sau:

 Năng lực cạnh tranh hoạt động là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt động kinh doanh trên thực tế như: Thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí v.v Theo xu hướng này, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp…

 Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản là xu hướng nghiên cứu nguồn hình thành năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng những nguồn lực như nhân lực, công nghệ, lao động Theo đó, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này.

 Năng lực cạnh tranh theo quá trình là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực năng lực cạnh tranh Các quá trình bao gồm: Quản lý chiếc lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp (sản xuất, chất lượng…).

1.2.3 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân ra bao gồm: các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

1.2.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động đến năng lực cạnh của doanh nghiệp bao bồm: các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường ngành

 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có thể tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào, làm biến đổi sức mạnh tương đối giữa các thế lực và làm thay đổi tính hấp dẫn của một ngành Môi trường vĩ mô bao gồm một số yếu tố chính: Chính trị - pháp luật; Môi trường kinh tế; Công nghê; Văn hóa xã hội.

Môi trường chính trị - pháp luật

Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nó bao gôm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của Nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội.

Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, mở rộng sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả.

Các yếu tố cơ bản của môi trường thành phần này được lưu ý là:

- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của Đảng cầm quyền.

- Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của chính phủ và khả năng điều hành của chính phủ.

- Mức độ ổn định chính trị - xã hội.

- Thái độ và phản ứng của các tổ chức xã hội, của các nhà phê bình xã hội.

- Thái độ phản ứng của dân chúng.

Mô hình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khi đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có rất nhiều các chỉ tiêu định tính có thể xem xét như trình độ công nghệ, trình độ quản lý, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, khả năng hội nhập, khả năng thích ứng những thay đổi của thị trường, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa…

Khác với các chỉ tiêu định lượng, để đo lường được thì các chỉ tiêu định tính đòi hỏi người phân tích cần phải thu nhập được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng, xem xét sự đánh giá của họ đối với các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào Nếu một doanh nghiệp có uy tín cao thì các sản phẩm, dịch vụ của nó cũng được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao và do đó các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

1.3 Mô hình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau.

1.3.1 Mô hình “Kim cương” của M.E.Porter

Mô hình “Kim cương”, một lý thuyết về cạnh tranh nổi tiếng của M.E Porter, được ông nêu trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (2008b), đã nêu lên các yếu tố quyết định sự cạnh tranh của một quốc gia trong thương mại quốc tế Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành, của quốc gia đó

Mô hình Kim cương của Porter đưa ra khuôn khổ phân tích để hiểu bản chất và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Hình 1.2: Mô hình kim cương của M.E.Porter

Mô hình này đã lý giải những yếu tố thúc đẩy sự đổi mới và năng lực của các doanh nghiệp và qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường Bốn nhóm nhân tố trong mô hình viên kim cương của M.E.Porter phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến việc hình thành và duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong một ngành nào đó Sự sẵn có cả về số lượng và chất lượng các nguồn lực thực sự cần thiết cho việc phát triển một ngành có khả năng cạnh tranh; những cơ hội kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận; chiến lược của các doanh nghiệp trong khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực; quan điểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các nhân viên trong doanh nghiệp,… đều có thể thúc đẩy các doanh nghiệp trong một ngành hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Vai trò của Nhà nước là thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương” sao cho chúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

SWOT là viết tắt của 4 chữ: Strength - điểm mạnh, Weaknesses - điểm yếu,Opportunities - cơ hội, Threatens - đe doạ.

Ma trận SWOT là ma trận cho phép đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty và ước lượng những cơ hội, nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngoài, để từ đó có sự phối hợp giữa khả năng của công ty với tình hình môi trường Nếu doanh nghiệp có một ma trận SWOT phân tích kỹ lưỡng và chính xác, công ty có thể nâng cao sức cạnh tranh qua việc phát huy hiệu quả năng lực bên trong của mình song song việc nắm bắt tốt các cơ hội cũng như xác định các thách thức trong thời gian tới Trái lại, khi doanh nghiệp không thể có được sự chính xác trong đánh giá thị trường bằng mô hình này, doanh nghiệp sẽ không có những phản ứng kịp thời trước những biến động từ bên ngoài và không phát huy hết các nguồn lực sản xuất bên trong, từ đó dễ dẫn đến những sai lầm to lớn cho doanh nghiệp.

Ma trận SWOT có tác dụng giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển 4 loại chiến lược sau để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình:

 Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (S – O): Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.

 Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (W – O): Cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.

 Các chiến lược điểm mạnh – đe dọa (S – T): Sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

 Các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (W – T): Cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

Cơ hội (O) Đe doạ (T) Điểm mạnh (S)

Sử dụng điểm mạnh để tận dụng những cơ hội

Sử dụng điểm mạnh để hạn chế / né tránh đe doạ Điểm yếu

Khai thác cơ hội để lấp chỗ yếu kém Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội

Khắc phục điểm yếu để giảm bớt nguy cơ

Hình 1.3: Mô hình ma trận SWOT

Nguồn: [Ngô Kim Thanh(2011) ] Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp,

 Các điểm mạnh: Lợi thế, ưu thế của doanh nghiệp là gì?

 Các điểm yếu: Doanh nghiệp cẩn phải cải thiện gì, lĩnh vực nào? Cần tránh làm gì? Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?

 Các cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đang quan tâm nào mà doanh nghiệp mong đợi? Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không.

 Các nguy cơ: Những trở ngại hiện tại? Có điểm yếu nào đe dọa doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không?

Ma trận phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích tình hình bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn

Chất lượng phân tích của ma trận SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được Cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, người trực tiếp bán hàng, đối tác chiến lược, tư vấn… Ưu điểm của phân tích SWOT là đơn giản, dễ hình dung và bao quát đủ các yếu tố, cả trong và ngoài doanh nghiệp Sử dụng thông tin bất đối xứng để ra quyết định sẽ không chính xác Bởi vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cần phải phân tích tổng thể các mặt mạnh, yếu, cơ hội, thách thức tác động đến doanh nghiệp, không nên chỉ phân tích điểm mạnh, cơ hội đem lại cho doanh nghiệp, bỏ qua phân tích các điểm yếu, thách thức của doanh nghiệp.

 Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh Để có cạnh tranh phải có điều kiện tiên quyết là phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh và cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể.

 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước.

 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô Các yếu tố vĩ mô gồm có năm môi trường đó là: môi trường kinh tế; Môi trường công nghệ; Môi trường chính phủ, pháp luật và chính trị; Môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội; Môi trường toàn cầu Các yếu tố vi mô cũng gồm có năm yếu tố (sử dụng mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.E.Porter): Đối thủ cạnh tranh hiện tại; Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; Sức ép của nhà cung ứng; Áp lực của khách hàng; Nguy cở sản phẩm thay thế.

 Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp gồm có: Nguồn lực của doanh nghiệp; Trình độ thiết bị và công nghệ; Hoạt động marketing, Nghiên cứu và phát triển; Năng lực tài chính của doanh nghiệp; Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường; Giá cả sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; Chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp; Uy tín và thương hiệu.

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu thông qua các yếu tố ảnh hưởng Để bổ sung cho việc đánh giá này, tác giả còn luận giải theo lý thuyết về mô hình viên kim cương và mô hình Swot.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG

Tổng quan về Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái - VVMI

Tên giao dịch quốc tế: Yen Bai Cement and Minerals Joint Stock Company Tên viết tắt: YBC Địa chỉ: Km13, thị trấn Yên Bình, H.Yên Bình, Tỉnh Yên Bái Điện thoại: 029.3885154

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái.

Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái tiền thân là Nhà máy Xi măng Yên Bái, đặt trụ sở chính tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái 13 km về phía Nam, cách thành phố Hà Nội về phía Bắc 160 km và cách Cảng Hải Phòng 270 km Vị trí của Nhà máy sản xuất Xi măng và Nhà máy chế biến sản phẩm CaCO3 nằm tiếp giáp với Hồ Thác Bà có vùng núi đá vôi Mông Sơn được đánh giá chất lượng tốt nhất Việt Nam và Đông Nam Á, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là 2 nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng và chế biến sản phẩm CaCO3 có chất lượng cao. Đầu năm 2000, YBC bước vào thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến sản phẩm Cácbonat can xi (CaCO3) theo công nghệ cao của Châu Âu với thiết bị do Cộng hoà Liên bang Đức và Vương quốc Tây Ban Nha chế tạo Qua các giai đoạn đầu tư phát triển cho đến nay Nhà máy Chế biến CaCO3 có công suất 200.000 tấn/năm và làNhà máy Chế biến CaCO3 lớn nhất Việt Nam với 04 dây chuyền nghiền sản phẩm bột

CaCO3 siêu mịn; 04 dây chuyền nghiền sản phẩm bột CaCO3 mịn; 01 dây chuyền tráng phủ sản phẩm bằng axit béo; 01 dây chuyền nghiền sản phẩm hạt đã cho ra các loại sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, làm phụ gia cho các ngành giấy, sơn, nhựa, cao su, hoá mỹ phẩm, nuôi trồng thuỷ sản và vật liệu trang trí trong xây dựng

Ngày 17/12/2003, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái có Quyết định số 376/QĐ-UB về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển doanh nghiệp nhà nước Nhà máy Xi măng Yên Bái thành Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái.

Ngày 01/01/2004 Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Năm 2003, Công ty tham gia góp 3,7% vốn điều lệ tương ứng với số tiền 4,3 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng cao theo sự tăng trưởng chung của đất nước, tháng 5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; cho phép Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bái được chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay công suất 350.000 tấn/năm Dự án Nhà máy Xi măng lò quay công suất 300.000 tấn/năm chính thức đi vào hoạt động trong Quý I năm 2008.

Kể từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và đã được Nhà nước, các bộ ban ngành trao tặng nhiều huân chương như: huân chương Lao động, cờ thi đua, bằng khen Sản phẩm bột CaCO3 của Công ty đã đạt cúp vàng “Vì sự nghiệp xanh Việt Nam” năm 2001; huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm “Hàng Việt Nam chất lượng cao - Hà Nội năm 2002”; cúp vàng tại Madrid (Tây Ban Nha) cho các sản phẩm và dịch vụ xuất sắc nhất - giải thưởng đặc biệt về

“quản lý chất lượng toàn cầu”.

Ngày 17/12/2007 Công ty chính thức được đổi tên thành Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

2.1.1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh xi măng, khai thác, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu khoáng sản. Sản phẩm chính của Công ty là Xi măng PCB30, PCB40 và Cacbonat canxi (CaCO3) các loại :

Sản phẩm xi măng: sản phẩm PCB30 và sản phẩm PCB40 đều có thể sử dụng cho các công trình xây dựng thông thường và xây dựng công trình công nghiệp Các sản phẩm này có cường độ chịu nén cao hơn so với các sản phẩm xi măng PC.

* Sản phẩm xi măng PCB30: Phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6260-1997 ; Thời gian bắt đầu đông kết: 120 – 150 phút ; Thời gian kết thúc đông kết: 3h - 3h30 phút ; Cường độ nén 03 ngày R3 = 18 – 20 KG/cm3 ; Cường độ nén 28 ngày R28 = 30,5 – 35 KG/cm3

* Sản phẩm xi măng PCB40: Phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6260-1997; Thời gian bắt đầu đông kết: 120 – 150 phút; Thời gian kết thúc đông kết: 3h - 3h30’ ; Cường độ nén 03 ngày R3 = 22 - 24 KG/cm3; Cường độ nén 28 ngày R28 = 41 - 43 KG/cm3

* Sản phẩm CaCO3: CaCO3 có thành phần hoá học và tính chất cơ lý phù hợp với yêu cầu của nhiều ngành công nghiệp, có thể chế biến ra các loại sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu làm chất phụ gia cho các ngành công nghiệp như: giấy, sơn, nhựa, cao su, hoá mỹ phẩm, nuôi trồng thuỷ sản, vật liệu trang trí trong xây dựng Những loại nguyên liệu từ CaCO3 có chất lượng kém hơn có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có chức năng chính là sản xuất xi măng Căn cứ vào quyết định số 15/CP ngày 02/03/1993 của chính phủ quy định nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý của nhà nước, của Bộ Sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản YênBái là sản xuất clinker, xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB - 30 và PCB - 40 theo TCVN6260:1997 dùng cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp Sản phẩm của công ty được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Với chức năng và nhiệm vụ là sản xuất, tiêu thụ xi măng và các sản phẩm khác từ xi măng, công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái cố gắng tập trung đầu tư theo chiều sâu, đổi mới đầu tư thiết bị sản xuất, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của người lao động, sáng tạo đa dạng hoá mặt hàng chủng loại Vì vậy chất lượng sản phẩm ngày một được nâng cao, có uy tín trên thị trường trên cơ sở nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty

PGĐ Hành chính-Y tế - Bảo vệ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

PGĐ Kĩ thuật sản xuất xi măng

PGĐ Kĩ thuật cơ điện

Ph ân x ưở ng c ơ đ iệ n

Ph ân x ưở ng T hà nh p hẩ m Ph ân x ưở ng c ấp liệ u Ph ân x ưở ng lò q ua y Ph òn g k ĩ th uậ t s ản x uấ t x i m ăn g Ph on g k ĩ th uậ t a n t oà n Ph òn g c ơ đ iệ n Ph ân x ưở ng v ận tả i Ph òn g k ĩ th uậ t m ỏ

Ph ân x ưở ng k ha i th ác đ ất sé t

Ph òn g k ế h oạ ch v ật tư Ph òn g t ổ c hứ c n hâ n s ự B ộ p hậ n b án h àn g T rạ m y tế Đ ội bả o v ệ Ph òn g h àn h c hín h

Ph òn g k in h d oa nh th ị tr ườ ng

Ph òn g k ế t oá n- th ốn g k ê - tà i c hín h

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận:

Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái

2.2.1 Tác động của các yếu tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Yên Bái

2.2.1.1 Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp Cho đến ngày nay, Việt Nam đã hội nhập toàn cầu và có những bước phát triển kinh tế vượt bậc Từ sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việt Nam liên tục tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng GDP luôn được duy trì và ổn định ở mức gần 6% đến 8%

Tốc độ tăng trưởng cao kèm theo lạm phát cũng tăng mạnh Đặc biệt là lạm phát trong hai năm 2008 và 2011, giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao, như: Giá xăng dầu, than, điện (than tăng 41%, điện tăng 20%, xăng dầu tăng 43%) Sự tăng lên của giá nhà ở và nguyên vật liệu xây dựng cũng khó có thể bù đắp được sự tăng lên giá nguyên liệu đầu vào Ngoài ra, lãi suất tăng cao, làm chi phí trả lãi của doanh nghiệp tăng lên rất nhiều, bên cạnh đó doanh nghiệp còn khó tiếp cận được vốn đầu tư Đây là những ảnh hưởng xấu đến công ty Chính vì vậy, công ty cần đặt

Trong tất cả các ngành đều yêu cầu máy móc, thiết bị kỹ thuật cao mới đảm bảo về chất lượng, số lượng sản phẩm và dịch vụ Ở nước ta hiện nay, thực tế chưa có đủ trình độ và công nghệ kỹ thuật để sáng tạo ra những loại máy móc, thiết bị công nghệ cao Chính vì vậy, chúng ta hầu hết vẫn nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị công nghệ cao phục vụ cho sản xuất từ nước ngoài Việc nhập khẩu phải nghiên cứu kỹ lưỡng, tránh nhập khẩu các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường Vì vậy, yêu cầu đặt ra là công ty cần có đội ngũ chuyên gia hiểu biết rõ về các công nghệ, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất được sử dụng trong công ty của mình. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng, công ty luôn tìm nguồn nguyên vật liệu thuận lợi, khai thác triệt để nguồn nguyên vật liệu sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, giá thành hạ.

Môi trường chính phủ, chính trị và pháp luật

Sự ổn định về chính trị là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp an tâm kinh doanh và đạt được hiệu quả tốt Để quản lý tốt các hoạt động của nền kinh tế, Nhà nước quy định các chính sách cụ thể đối với từng thị trường, từng khu vực Các quy định của Nhà nước buộc các doanh nghiệp phải tuân theo như là các chính sách thuế, quy định về lao động, tiền lương, quy định về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn khí thải, xử lý chất thải, quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm… Những quy định đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái, nó chính là cơ hội đồng thời cũng là mối đe dọa của công ty.

Môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội

Công ty xi măng Yên Bái thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cách thành phốYên Bái 8km về phía bắc Vị trí của công ty xi măng Yên Bái tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm đi phân phối hay nhập nguyên liệu về phục vụ cho sản xuất Ngoài ra, địa hình nhà máy tương đối bằng phẳng, bám dọc theo chiều dài của nhà máy có những núi đã vôi, núi đất và đồi thấp ở đây có nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho việc sản xuất của công ty Gần nguồn nguyên liệu giúp cho công ty thuận tiện cho việc khai thác và chi phí vận chuyển nguyên liệu về nhà máy cung giảm đi rất nhiều

Tất cả các nguồn đầu vào để sản xuất xi măng của công ty như đá vôi, đất sét, quặng sắt, thạch cao, phụ gia xi măng và các nguồn nhiên liệu hầu hết đều được cung cấp từ các mỏ Mật độ dân cư trong khu vực thấp, gần nguồn nguyên liệu, cạnh đường giao thông nên công ty có rất nhiều thuận lợi trong việc giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

2.2.1.2 Yếu tố thuộc môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Theo thống kê, năm 2012 cả nước có thêm 4 nhà máy xi măng đi vào hoạt động, nâng dây chuyền lò quay công nghệ khô lên con số 60, bên cạnh 38 dây chuyền lò đứng công nghệ bán khô Năng lực sản xuất toàn ngành theo công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng 60 triệu tấn Xi măng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu.

Thị trường tiêu thụ xi măng chủ yếu là ở miền bắc, đây cũng là thuận lợi cho các nhà máy xi măng có địa điểm đặt tại miền Bắc trong đó có công ty xi măng Yên Bái.

Biểu đồ 2.1: Tiêu thụ xi măng theo các miền năm 2013

(Nguồn: Hiệp hội xi măng)

Thị trường tiêu thụ chính của công ty xi măng Yên Bái là nơi đặt nhà máy của công ty Trên địa bàn gần với tỉnh Yên Bái, tại tỉnh Thái Nguyên có 5 nhà máy xi măng đó là: Nhà máy xi măng La Hiên, Quang Sơn, Quán Triều, Cao Ngạn, Lưu công nghệ lò đứng với năng suất thấp Hiện nay, trên thị trường tiêu thụ xi măng tại Thái Nguyên, công ty xi măng La Hiên và Quang Sơn là hai nguồn cung cấp lớn nhất, chính vì vậy công ty xi măng Quang Sơn và Công ty xi măng La Hiên là đối thủ mạnh nhất của công ty xi măng Yên Bái trên thị trường tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ của công ty còn ở các tỉnh như : Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Kạn Trên các địa bàn này sản phẩm xi măng của công ty gặp rất nhiều đối thủ mạnh như: Xi măng Hoàng Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Thạch…Chính vì vậy, công ty xi măng Yên Bái cần nâng cao uy tín sản phẩm hơn nữa để cạnh tranh được với những sản phẩm xi măng có uy tín, thương hiệu lâu năm và tăng sản lượng tiêu thụ bán ra.

Hiện tại, trong ngành xi măng, công ty vẫn đứng ở vị trí rất thấp, áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh là lớn Công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa để tăng thị phần trong ngành. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Tỉnh Yên Bái có diện tích tự nhiên 3.541 km2 Yên Bái có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi, đây là nguyên liệu chính cho nhà máy sản xuất xi măng, chính vì vậy, việc xuất hiện thêm nhà máy xi măng mới là hoàn toàn có thể Hơn thế nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các công ty xi măng trong nước và nước ngoài được tự do hóa thương mại, thị trường được mở rộng tạo nhiều cơ hội cho các công ty mở rộng thị phần của minh, điều này đã tạo ra nhiều thách thức cho Công ty rào cản gia nhập thị trường là rất lớn:

 Yêu cầu vốn đầu tư lớn, Việt Nam hiện nay đã chuyển hết sang sử dụng công nghệ lò quay Đầu tư cho một dây chuyền lò quay là khá tốn kém Đối với một nhà máy có công suất 1,5 – 2 triệu tấn xi măng/ năm có mức đầu tư khoảng 200 triệu USD với nguồn nguyên liệu có sẵn Đây là một rào cản không phải đơn vị nào cũng có khả năng tham gia vào ngành.

 Về giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép hoạt động, cũng là rào cản đối với những doanh nghiệp mới Nguyên liệu sản xuất là tài nguyên quốc gia và dự án xi măng là những dự án có tầm quan trọng quốc gia, việc cấp phép xây dựng phải có ý kiến của địa phương nơi xây dựng nhà máy, bộ chủ quản và các cơ quan liên quan.

 Đặc biệt, trước tình hình dư thừa xi măng, Bộ xây dựng đã có văn bản trình và được chính phủ đồng ý về việc ngừng phê duyệt các dự án xi măng mới đến năm 2020 và rà soát lại các dự án đã cấp phép, cho dừng những dự án khó hoàn thành, tính khả thi thấp.

Chính vì những lý do trên, cho thấy rằng áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn vẫn còn rất nhỏ, nhưng công ty vẫn cần quan tâm và chú trọng vào vấn đề này.

Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái

Sau nhiều năm tồn tại và phát triển, công ty đã tạo cho mình nhiều lợi thế cạnh tranh và nâng cao năng lực vị thế của công ty trong ngành công nghiệp xi măng Vì vậy, họ nắm rõ và rất hiểu biết về công ty nơi mình làm việc, về quá trình hình thành và phát triển, về mọi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ngoài ra, công ty rất quan tâm chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần Phúc lợi của công ty rất tốt và công ty luôn khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ hơn nữa Những điều này giúp cho cán bộ nhân viên hăng hái hơn trong công việc, cống hiến hết năng lực của mình cho công ty.

Công ty đã trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại Chính vì vậy, năng lực sản xuất của công ty đã tăng lên đáng kể Sản lượng sản xuất ra đã tăng đột biết trong năm 2012, đáp ứng được nhu cầu clinker để sản xuất xi măng, đáp ứng được nhu cầu về tiêu thụ xi măng của công ty.

Bên cạnh đó, với nguồn đầu vào dồi dào, sẵn có, áp lực từ nhà cung cấp thấp nên chí phí các yếu tố nguyên liệu đầu vào là tương đối thấp Không những thế, chi phí nhân công của nhà máy cũng tương đối thấp, nhân công trực tiếp có trình độ dưới đại học chiếm phần lớn Hai điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất xi măng, giá cả sản phẩm ở mức thấp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm

Ngoài ra, chất lượng sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, giá bán hợp lý nên đã tạo cho mình được hệ thống bán hàng thân thiết, mở rộng thị trường tiêu thụ và liên kết được với một số dự án lớn Do vậy, sản lượng tiêu thụ của công ty đã tăng mạnh, nâng cao được doanh thu của công ty. Đó là những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

2.3.2 Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm, công ty vẫn còn có những hạn chế ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cần được khắc phục

Tuy công ty đã cổ phần hóa từ năm 2009, nhưng tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản còn rất lớn, chiếm tới 87%, dẫn đến mức độ rủi ro thanh toán ở mức cao Công ty đã chưa chủ động được nguồn vốn của mình, kinh doanh chưa đủ hiệu quả để bù đắp được chi phí tài chính.

Ngoài ra, công ty còn kém năng động trong việc nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ Dẫn đến thị phần còn nhỏ và dễ bị chiếm mất thị phần của mình vào tay đối thủ Đặc biệt, trên thị trường tiêu thụ xi măng ở Thái Nguyên, tuy vẫn chiếm một thị phần tốt, nhưng có thếm đối thủ cạnh tranh là xi măng Quang Sơn nên thị phần của công ty cũng giảm xuống đáng kể Hệ thống phân phối ở một số địa bàn không những không phát triển mà còn bị thu hẹp.

Công ty vẫn còn coi nhẹ các hoạt động marketing, hoạt động nghiên cứu và phát triển nên những hoạt động này chưa được quan tâm đúng mực Chính vì vậy, phần lớn khách hàng của công ty là khách hàng truyền thống, các mối quan hệ có sẵn, lâu năm, khép kín Công ty chưa có biện pháp quảng bá thương hiệu, chưa chủ động tìm

Mặt khác, trang thiết bị tuy được đầu tư mới nhưng hoạt động chưa được ổn định Một tháng, công ty vẫn phải khởi động lại dây chuyền ba lần và chưa vận hành được hết công suất máy móc.

Ngoài ra, đội ngũ lãnh đạo của công ty tuy có trình độ và học thức nhưng năng lực quản lý còn hạn chế, quản lý nhân viên còn chưa nghiêm khắc, bổ nhiệm nhân lực cho các phòng còn chưa hợp lý dẫn đến bộ máy hoạt động của công ty còn cồng kềnh, nhiều phòng nhân lực còn dư thừa, tuyển dụng vẫn còn theo cơ chế xin cho. Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái có nhiều lơi thế cạnh tranh, song vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục Công ty cần phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh của mình và nhanh chóng khắc phục những điểm yếu, phấn đấu đạt được các mục tiêu mà công ty đã đề ra.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Thứ nhất, công ty thiếu linh động trong việc huy động vốn, để vốn vay chiếm một tỷ trọng quá cao, nguồn vốn chủ yếu là vay từ các ngân hàng Công ty chưa tính đến việc huy động vốn bằng cách mở các đợt chào bán cổ phiếu Hơn thế nữa, do hệ thống nguồn lực giúp việc ban lãnh đạo và phòng tài chính kế toán còn năng lực chuyên môn để lập ra được những kế hoạch tài chính hợp lý, những chiến lược kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm một cách đúng mực nên đã làm hạn chế khả năng quản trị chiến lược, nhất là về vấn đề vốn và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, uy tín và thương hiệu của công ty chưa thực sự mạnh Công ty còn yếu kém trong các chương trình, hoạt động quảng bá, đánh bóng tên tuổi Hơn thế nữa, công ty còn chưa có một phòng marketing riêng biệt, thiếu cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này.

Thứ ba, với tác phong làm việc kém linh hoạt, công ty rất ngại đổi mới, đổi mới cả trong sản phẩm cũng như cơ chế chính sách mặc dù công ty đã thấy là chưa thực sự hợp lý Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hầu như là chưa có Công ty thực sự chưa biết cách làm đa dạng hóa sản phẩm của mình, mà chỉ tập trung vào sản xuất những sản phẩm có thế mạnh truyền thống.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty chưa tích cực trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường Ngoài ra, công ty còn thiếu sự liên kết với các Ban quản lý công trình, các công ty xây dựng lớn để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình. Chính vì vậy, thị phần của công ty chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1% trong toàn ngành. Ngoài những nguyên nhân chủ quan, những hạn chế của công ty còn do những nguyên nhân khách quan Trong nhưng năm vừa qua, nền kinh tế luôn bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực bất động sản Điều này làm cho nhu cầu xi măng giảm xuống đáng kể, dẫn đến việc tiêu thụ xi măng cũng trở nên khó khăn hơn trước Bên cạnh đó, hoạt động cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt do ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng.

Vận dụng những lý thuyết về năng lực cạnh tranh ở chương một và những tài liệu của công ty tác giả đã đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty tại chương II. Ở môi trường vĩ mô, môi trường kinh tế là yếu tố quan trọng, được tập trung đi vào đánh giá Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tương đối cao và ổn định, luôn giữ vững ở mức 6-8% Ngành công nghiệp và xây dựng trung bình đóng góp khoảng 40% vào GDP cả nước, trong đó riêng lĩnh vực xây dựng đóng góp khoảng 6 - 7% GDP hàng năm Bên cạnh đố tốc độ đô thị hóa của nước ta ngày càng cao Đây là điều kiện cho ngành phát triển Tuy nhiên các công ty xi măng cũng gặp phải những khó khăn nhất định, chi phí đầu vào tăng cao như giá điện, giá xăng dầu, mức lãi suất… Sự tăng giá của sản phẩm không thể bù đắp được sự tăng giá của chi phí dầu vào Chính vì vậy, công ty cần đặt ra những chiến lược hợp lý để vượt qua được thời kỳ này

Năng lực cạnh tranh của công ty được đánh giá chủ yếu thông qua các nhân tố thuộc nội bộ công ty xi măng Yên Bái.

Về nguồn nhân lực: Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái có số lượng lao động tương đối ổn định và khá đông đảo qua các năm, số lượng công nhân viên luôn ở mức trên dưới 900 người, chứng tỏ công ty có quy mô tương đối lớn. Công ty luôn quan tâm đến trình độ kỹ thuật tay nghề nghiệp vụ của công nhân viên. Cán bộ, công nhân viên của công ty luôn được tạo điều kiên cho việc đi học nâng cao nghiệp vụ, nâng cao kiến thức

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ KHOÁNG SẢN YÊN BÁI

Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái

Ban Lãnh đạo Công ty đã quyết tâm đưa Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái phát triển đến 2020 trở thành tập đoàn xi măng và khoáng sản đứng đầu miền Bắc, theo các chủ trương có tính chiến lược sau đây:

3.1.1 Định hướng phát triển về sản phẩm và thị trường

 Đa dạng hóa sản phẩm xi măng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Tập trung quản lý toàn diện trong các lĩnh vực, tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh, trong đó đẩy mạnh chủng loại sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao.

 Có chiến lược dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý, khoa học nhằm giảm chi phí hàng tồn kho.

 Ổn định đà phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm công ty trở thành một thương hiệu mạnh.

 Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng đối với những khách hàng đã có và khách hàng tiềm năng trong tương lai.

 Tích cực trong quản lý thị trường, bám sát những biến động của giá cả, phân tích khách hàng, đánh giá các đối tượng cạnh tranh để đưa ra các chính sách phù hợp.

3.1.2 Định hướng đầu tư công nghệ

 Áp dụng các biện pháp điều hành và quản lý năng suất thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng Có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng clinker sản xuất, tăng tỷ lệ pha trộn phụ gia trong xi măng, giảm định mức tiêu hao vật tư,nhiên liệu và động lực.

 Đầu tư chiều sâu cho công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

 Phát huy sáng kiến trong tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới.

3.1.3 Định hướng phát triển tài chính

 Xây dựng các quy chế quản lý tài chính phù hợp Tăng cường công tác khoán chi phí trong các công đoạn.

 Thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ đảm vảo an toàn vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

 Chủ động công bố minh bạch thông tin để cung cấp kịp thời cho các nhà đầu tư để nắm bắt được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính của công ty.

 Tìm kiếm các nguồn vốn vay phù hợp để cơ cấu lại nguồn vốn của công ty sao cho hợp lý đồng thời tận dụng tối đa ưu thế của đòn cân nợ.

 Huy động, sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm mục tiêu phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

3.1.4 Định hướng phát triển nhân sự

 Cơ cấu sắp xếp lại lao động, đảm bảo đủ nguồn lực, hợp lý hóa sản xuất.

 Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên chức trong công ty.

 Nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật năng động, có năng lực và trình độ cao, đội ngũ công nhân giỏi.

 Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của hệ thống chính trị, sự gương mẫu của các cán bộ đứng đầu, phát huy cao tinh thần kỷ luật – đồng tâm.

Cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái trong điều kiện kinh tế hiện nay

Qua những phân tích, đánh giá ở trên, chúng ta đã thấy được điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái những thời gian qua và cơ hội, thách thức của công ty cổ phân xi măng Yên Bái

Bảng 3.1: Ma trận SWOT trong năng lực cạnh tranh của Công ty Điểm mạnh (S)

S1 Nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào

S2 Trang thiết bị được đầu tư mới, công nghệ hiện đại

S3 Giá cả hợp lý, ở mức thấp, nâng mức cạnh tranh của sản phẩm

S4 Công ty đã có thương hiệu và uy tín lâu năm trên địa bàn tỉnh Yên Bái S5 Nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề cao Điểm yếu (W)

W1 Năng lực tài chính vẫn còn yếu

W2 Thị phần còn nhỏ, chưa phát triển được hệ thống phân phối

1 W3 Chưa chú trọng tới hoạt động marketing, hoạt động nghiên cứu và phát triển

2 W4 Nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng chỉ có lượng nhỏ có trình độ học thức cao

W5 Trang thiết bị tuy mới trang bị nhưng vẫn gặp nhiều trục trặc

(Sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội)

O/W (Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu)

O1 Ngành công nghiệp xây dựng đang ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao

O1.S1.S2.S5 Tận dụng yếu tố đầu vào sẵn có để làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ hơn nữa

O1.W2 Tìm kiếm khách hàng, nâng cao thị phần, chú trọng quan hệ và phân phối sản phẩm cho các dự án lớn.

O2 Áp lực cạnh tranh của ngành

O2.S4 Nâng cao hơn nữa uy tín và thương hiệu của công ty

O2.W3.W4 Chú trọng đầu tư hơn nữa về nguồn nhân lực, nâng cao các hoạt động marketing, nghiên cứu và phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

O3 Nước ta đã gia nhập

WTO, tự do hóa thương mại giữa các nước đã được thiết lập

O3.S2.S3 Tạo dựng mối quan hệ mới, từng bước tiến tới việc xuất khẩu sản phẩn ra nước ngoài

Cử nhân viên sang các nước tiên tiến để học hỏi những công nghệ và trang thiết bị mới, hiện đại Tăng sức cạnh tranh cho công ty, tăng năng lực tài chính

Thách thức (T) T/S (Sử dụng điểm mạnh để vượt qua các thách thức)

T/W (Hạn chế các thách thức và khắc phục các điểm yếu)

T1 Nguy cơ giảm thị phần do chính sách mở cửa của nhà nước Cạnh tranh với các doanh nghiệp có ưu thế hơn

T1.S4 Chiến lược marketing tạo hình ảnh cho công ty, tăng độ tin dùng sản phẩm của công ty

T1.W2 Tăng cường hệ thống khách hàng

T2 Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, đối thủ tiềm ẩn ngày một nhiều hơn.

T2.W2.W3.W4 Nâng cao trình độ kiến thức, tư duy kinh doanh. Xây dựng các trương trinh quảng cáo, có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.2.1 Cơ hội

Nhu cầu tiêu dùng xã hội ở nước ta ngày càng cao Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu xây dựng phát triển các ngành công nghiệp và nền kinh tế nói chung đều rất lớn, hàng năm, ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng bình quân khoảng 11%. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, sắt, thép,… đầu tư đổi mới, phát triển mở rộng sản xuất.

Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng của nước ta đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, nhanh chóng đưa ngành công nghiệp xi măng trở thành ngành công nghiệp phát triển mạnh, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước Theo dự báo nhu cầu xi măng trong nước đến năm 2015 là 75 - 76 triệu tấn/ năm, năm 2020 là 93 - 95 triệu tấn/ năm và năm 2030 là 113 – 115 triệu tấn/ năm Với công suất hiện tại và để đáp ứng đuợc nhu cầu này thì đến năm 2020 chúng ta phải xây dựng thêm 22 nhà máy xi măng loại 2 triệu tấn/ năm Như vậy, với tiềm năng còn rất lớn của thị trường xi măng trong nước, cùng với chiến lược phát triển mở rộng thị trường ra nước ngoài, cần có những giải pháp để tăng cao năng suất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hơn nữa, việc hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức và các diễn đàn kinh tế thế giới cũng tạo cho các doanh nghiệp có cơ hội để học hỏi, giao lưu và phát triển. Nước ta đã là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn lớn trên thế giới như: WTO, ASEAN, APEC, AFTA,… Nó sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tranh thủ đầu tư, học hỏi kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực và nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa.

Thách thức và cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với công ty xi măng Yên Bái, có rất nhiều công ty với tiềm lực kinh tế mạnh để chiếm lĩnh thị trường thường áp dụng chính sách khuyến mại và quảng cáo kéo dài nhiều ngày, nhiều kỳ, giảm giá bán liên tục gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Song song với đó, việc trốn thuế, gian lận trong kinh doanh ở nước ta hiện nay vẫn chưa được ngăn chặn triệt để đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau Đồng thời, nguồn than công ty được cung cấp trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn và giá cả luôn bị động vì nguồn cung cấp than không chủ động, nhiều lần yêu cầu tăng giá Điều này là một thách thức rất lớn cho sự phát triển của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái trong thời gian tới.

Bên cạnh sự cạnh tranh trong ngành, Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái còn chịu áp lực từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực mang đến. Đó là, sự lạc hậu về trình độ khoa học kỹ thuật so với thế giới, nguy cơ mất hàng rào bảo hộ cũng như sự hỗ trợ từ Nhà nước và cuối cùng là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty giai đoạn 2015 – 2020

Từ những điều trình bày ở trên tác giả xin đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái thời gian tới như sau:

3.3.1 Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay, hoạt động marketing đóng vai trò quan trọng, nó tác động rất lớn đến kết quả, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do có vai trò quan trọng như vậy, nên Công ty cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức với hoạt động marketing.

Hiện nay, Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái vẫn chưa có phòng Marketing, hoạt động Marketing được thực hiện chủ yếu ở phòng kinh doanh thị trường và bộ phận bán hàng Việc nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin chưa được công ty thực hiện một cách hợp lý và không được chuyên sâu Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là các mối quan hệ truyền thống Với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, nếu công ty không thực hiện tốt hoạt động này thì sẽ rất dễ để mất dần thị trường và khách hàng của mình.

Phòng marketing có nhiệm vụ khảo sát thị trường, xem xét sự đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm của công ty Phòng marketing cũng có những kế cơ hội kinh doanh của công ty Phòng marketing sẽ đưa ra những kiến nghị lên cấp lãnh đạo công ty những giải pháp về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp để thu hút khách hàng, gia tăng doanh số bán hàng, tăng thị phần Phòng marketing cũng phải giúp công ty xây dựng những mối quan hệ lâu dài, bền vững với khách hàng hiện có, đồng thời tìm kiếm, thu hút thêm khách hàng ở ngoài tỉnh và ở nước ngoài.

Chính vì vậy, việc thành lập một phòng Marketing, chuyên về tất cả các hoạt động marketing đang là vấn đề cấp thiết của Công ty cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái.

3.3.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 Về cán bộ quản lý: Những năm gần đây Công ty đã có nhiều chuyển biến trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhưng nhìn chung, vẫn còn nhiều mặt hạn chế Nguồn nhân lực là bộ não của công ty, mọi quyết định quản lý tốt hay xấu, hiệu quả ít hay nhiều, dẫn đến thành công hay thất bại đều xuất phát từ đây Phải đặc biệt lưu tâm tới việc đào tạo lực lượng này thì mới có thể đáp ứng được một cách hiệu quả những yêu cầu, nhiệm vụ mới Chính vì vậy, công ty cần phải chú trọng từ khâu tuyển chọn nhân sự đầu vào, theo tiêu chuẩn lại phải liên tục bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại trong suốt quá trình công tác để theo kịp sự phát triển chung của thời đại Song song với đó, cũng cần mạnh dạn cắt bỏ đi những nhân tố lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu; cũng như mạnh dạn đề bạt, tiến cử những tài năng trẻ đang sẵn sàng cống hiến trí, lực của mình cho sự nghiệp chung của đơn vị Công ty cần xây dựng một nền tảng văn hoá cho những nhà lãnh đạo như các đức tính sáng tạo, dám đổi mới, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu, xây dựng một tập thể bao gồm cả những nhà lãnh đạo và người lao động trong một ngôi nhà chung thống nhất về ý chí xây dựng nên một thương hiệu sản phẩm và con người của công ty.

Ngày đăng: 18/09/2023, 13:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1:  Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Hình 1.1 Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành (Trang 30)
Hình 1.2:  Mô hình kim cương của M.E.Porter - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Hình 1.2 Mô hình kim cương của M.E.Porter (Trang 41)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý công ty (Trang 49)
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ  sản xuất xi măng của công ty - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty (Trang 52)
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của Công ty CP xi m ăng và Khoáng sản Yên Bái so với một số đối thủ 2009 – 2012 - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của Công ty CP xi m ăng và Khoáng sản Yên Bái so với một số đối thủ 2009 – 2012 (Trang 54)
Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái qua các năm (2009 – 2012) - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.2 Số lượng và cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái qua các năm (2009 – 2012) (Trang 57)
Bảng 2.4: Tổng hợp khối lượng, phương thức vận chuyển các nguyên liệu đầu vào - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.4 Tổng hợp khối lượng, phương thức vận chuyển các nguyên liệu đầu vào (Trang 64)
Bảng 2.5: Công suất thiết kế của một số nhà máy - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.5 Công suất thiết kế của một số nhà máy (Trang 70)
Bảng 2.8: Tỷ lệ thành phần xi măng - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.8 Tỷ lệ thành phần xi măng (Trang 76)
Bảng 3.1: Ma trận SWOT trong  năng lực cạnh tranh của Công ty Điểm mạnh (S) - luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái giai đoạn 2015 2020
Bảng 3.1 Ma trận SWOT trong năng lực cạnh tranh của Công ty Điểm mạnh (S) (Trang 85)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w