CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ
Cơ sở lý luận chung về mua bán nợ
1.1.1 Quan niệm về nợ, phân loại nợ và định giá nợ
- Ở các nước trên thế giới, khái niệm về nợ quá hạn là các khoản nợ mà Ngân hàng không thu hồi được khi đến hạn Nợ xấu là các khoản nợ mà hầu như không có khả năng thanh toán, nợ tồn đọng dây dưa khó có thể thu hồi.
- Là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng kinh tế của Ngân hàng bao gồm: Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; các khoản bao lãnh thanh toán và các hình thức tín dụng khác.
- Một là: Căn cứ vào thực trạng tài chính của doanh nghiệp và thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, nợ được phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Hai là: Phân theo nợ xấu và nợ tồn đọng
1.1.1.3 Định giá các khoản nợ
- Giá trị khoản nợ phải thu được xác định theo phương pháp dòng tiền chiết khấu Theo phương pháp này, giá trị khoản nợ phải thu bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: Tỷ lệ chiết khấu (hay là lãi suất) và thời gian thu hồi vốn.
1.1.2 Quan niệm về mua bán nợ
1.1.2.1 Nội dung mua bán nợ
- Khái niệm mua bán nợ: Mua bán nợ là hoạt động là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó bên bán nợ chuyển giao khoản nợ (gồm nợ gốc, nợ lãi, lãi phạt) cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán, bên mua nợ có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nợ và tiếp nhận các quyền của chủ nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận của hai bên.
+ Khoản nợ được mua, bán là khoản nợ được tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng
+ Bên bán nợ là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng
+ Bên mua nợ là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài
+ Bên nợ là các tổ chức, cá nhân vay nợ tổ chức tín dụng trong các khoản nợ được mua, bán.
+ Hợp đồng mua, bán nợ là văn bản thỏa thuận giữa bên mua nợ, bên bán nợ và các bên có liên quan.
1.1.2.2 Đối tượng tham gia mua bán nợ
+ Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
+ Các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng.
1.1.2.3 Phạm vi mua, bán nợ
+ Các khoản nợ được mua, bán bao gồm: a) Các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay. b) Các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng.
+ Một khoản nợ có thể được mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợ thỏa thuận.
+ Các bên không thực hiện mua, bán đối với các khoản nợ đã có thỏa thuận không được mua, bán.
1.1.2.4 Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ
+ Một là: Đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
+ Hai là: Việc mua, bán nợ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên bán nợ.
+ Ba là: Việc chuyển giao khoản nợ được mua, bán được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan đến khoản nợ
+ Bốn là: Việc mua, bán nợ có liên quan tới các tổ chức, cá nhân nước ngoài và thanh toán bằng ngoại tệ, các bên mua, bán nợ phải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành
+ Năm là: Một khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể được mua, bán nhiều lần.
1.1.2.5 Phương thức mua, bán nợ
Các bên tham gia mua, bán nợ được lựa chọn một trong hai phương thức sau:
+ Một là: Phương thức mua, bán nợ thông qua đấu giá.
+ Hai là: Phương thức mua, bán nợ thông qua đàm phán trực
Giá mua, bán nợ được xác định như sau:
+ Một là: Do các bên thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua bên môi giới + Hai là: Là giá mua cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá.
Như vậy, Mua bán nợ là việc các chủ nợ (Chủ tài sản) có nợ phải thu, có tài sản cần bán Bên mua nợ (tài sản) là các nhà đầu tư và các Công ty Mua bán nợ liên hệ, giao dịch trực tiếp tìm hiểu nhu cầu và năng lực để ký kết hợp đồng mua bán khoản nợ (tài sản), trong đó giá cả được hai bên thông nhất trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua các hình thức đấu thầu, đấu giá
Sự cần thiết và điều kiện đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ
1.2.1 Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ
Hiện nay việc xử lý nợ xấu đang trở nên ngày càng bức thiết đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, vì các lý do như sau:
- Một là: Tình trạng nợ xấu của các doanh nghiệp đang tăng mạnh, nợ của các tổ chức ngân hàng chồng chéo lên nhau tác động tiêu cực đến nền kinh tế Đây là vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay cần phải giải quyết nhanh chóng nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
- Hai là: Tình trạng nợ xấu của các DN đang tăng tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- Ba là: Vướng mắc về tài chính, nợ xấu đang là lực cản lớn làm cho các doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện để chuyển đổi sang hình thức cổ phần, hoặc cổ phần hóa gượng ép, xong vẫn tê liệt.
1.2.2 Điều kiện đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ Để hoạt động mua bán nợ được nhanh, mạnh và hiệu quả, cần có rất nhiều các điều kiện, biện pháp và trong rất nhiều các biện pháp để thành công trong hoạt động mua bán nợ cần có 4 điều kiện cơ bản sau:
1.2.2.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước về hoạt động mua bán nợ 1.2.2.2 Mô hình tổ chức quản lý
1.2.2.3 Trình độ đội ngũ cán bộ mua bán nợ
1.2.2.4 Kiểm tra, giám sát quản lý đối với hoạt động mua bán nợ
Kinh nghiệm quốc tế về mua bán nợ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 17 1 Kinh nghiệm quốc tế
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
1.3.2 Bài học rút ra từ kinh nghiệm Quốc tế cho Việt Nam
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG
Tổng quan về Công ty mua bán nợ Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Công ty Mua bán nợ Việt Nam là doanh nghiệp do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ Việc thành lập Công ty Mua bán nợ Việt Nam dựa trên các căn cứ pháp luật sau:
- Một là: Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25/12/2001
- Hai là: Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 (Luật số 39-L/CTN ngày
- Ba là: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã xác định: “Chính phủ quy định biện pháp giải quyết dứt điểm các khoản nợ không có khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và ngân hàng đồng thời có biện pháp ngăn ngừa sự tái phát Thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DNNN để xử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp”
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Là để xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng, kém mất phẩm chất góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DNNN
2.1.2.2 Chức năng: Công ty Mua bán nợ Việt Nam có hai chức năng:
- Một là: Hoạt động kinh doanh
- Hai là: Thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao
- Mua, bán các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (trước hết là DNNN) theo thỏa thuận hoặc theo chí định của Chính phủ, giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hoặc chuyển đổi sở hữu.
- Mua, bán các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp bao gồm cả bán các khoản nợ, tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp tiếp nhận từ các doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu.
2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý của DATC
Mô hình tổ chức quản lý của DATC chia làm hai giai đoạn.
- Giai đoạn 1: từ khi thành lập đến trước 01/7/2010 DATC tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty nhà nước có Hội đồng quản trị được quy định tại Luật DNNN năm 2003
- Giai đoạn 2: Từ 01/7/2010 đến nay DATC hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu, mô hình quản lý có Hội đồng thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 TheoQuyết định số 1494/2011/QĐ-BTC ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động mua bán nợ của Công ty
2.2.1 Những thành tựu và nguyên nhân
- Một là: Về hoạt động mua bán nợ, lũy kế từ năm 2004 đến năm 2013,
DATC đã thực hiện 136 phương án mua bán nợ theo theo hình thức thỏa thuận và chỉ định của Thủ tướng Chính phủ để xử lý tài chính tái cơ cấu DN và thu hồi nợ. Giá trị sổ sách của các khoản nợ là 10.172.905 triệu đồng, giá vốn mua nợ là 2.996.638 triệu đồng đồng (tỷ lệ mua nợ bình quân là 29,2%), đã thu hồi được 3.172.191 triệu đồng (Bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại 62 DN tái cơ cấu là 852.383 triệu đồng ), đạt tỷ lệ thu hồi là 106,5 %.
Trong năm 2013, Công ty đã ký được 15 hợp đồng mua bán nợ, giá trị các khoản nợ là 1.793 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là 537 tỷ đồng, tỷ lệ mua nợ bình quân là 30% Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ là 326.8 tỷ đồng, đạt 89% so với kế hoạch năm 2013, tăng gấp 1,7 lần so với thực hiện năm 2012.
- Hai là: Về thực hiện pháp luật, chính sách và các quy định quản lý đối với hoạt động mua bán nợ đã được ban hành khá kịp thời và khá chặt chẽ.
- Ba là: Về mô hình tổ chức bộ máy Công ty Mua bán nợ Việt Nam, đã có những nghiên cứu bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ cho DATC để công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn.
- Bốn là: Về trình độ của cán bộ mua bán nợ, đã tổ chức được những khóa học về tài chính doanh nghiệp, tài chính Ngân hàng để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ mua bán nợ.
- Năm là: Về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của Nhà nước đối với hoạt động mua bán nợ đã được tăng cường, công tác kiểm tra giám sát đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh hoạt động mua bán nợ.
Vượt qua những khó khăn khi mới thành lập, tập thể lãnh đạo Công ty Mua bán nợ Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu ban đầu Qua công tác nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của mình, tôi nhận thấy những thành tựu đạt được của Công ty Mua bán nợ đã đạt được xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Một là: Về cơ chế chính sách.
- Hai là: Về mô hình tổ chức quản lý
- Ba là: Về trình độ cán bộ mua bán nợ
- Bốn là: Về công tác kiểm tra giám sát
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu và các nguyên nhân đạt được thành tựu đó, thì vẫn còn có những hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam, cụ thể như sau:
- Một là: Về cơ chế chính sách
- Hai là: Về mô hình tổ chức, bộ máy quản lý
- Ba là: Về trình độ cán bộ mua bán nợ
- Bốn là: Về công tác kiểm tra giám sát
2.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam, đây là một lĩnh vực rất mới tại Việt Nam Vì vậy, từ khi thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2004,mặc dù trải qua 10 năm hoạt động và đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động mua bán nợ nhưng hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ ViệtNam cũng còn rất nhiều những hạn chế Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, tôi nhận thấy các hạn chế trong hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợViệt Nam xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Một là: Về cơ chế chính sách
- Hai là: Về mô hình tổ chức, bộ máy quản lý
- Ba là: Về trình độ cán bộ mua bán nợ
- Bốn là: Về công tác kiểm tra giám sát
Bài học rút ra qua lý luận và thực tiễn
Trên cở sở lý luận và kinh nghiệp thực tiễn thông qua hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam, có thể rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm cho cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam, như sau:
- Một là: Bài học về xây dựng cơ chế chính sách
- Hai là: Bài học về xây dựng bộ máy tổ chức quản lý
- Ba là: Bài học về đào tạo cán bộ mua bán nợ
- Bốn là: Bài học về công tác kiểm tra giám sát
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG TY MUA
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty mua bán nợ Việt Nam
3.1 Phương hướng đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty mua bán nợ Việt Nam
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động mua bán nợ
3.1.2 Dự báo tình hình nợ trong nền kinh tế Việt Nam
3.1.3 Chiến lược phát triển của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty mua bán nợ Việt Nam
Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, cùng với sự phân tích các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, có thể đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam, cụ thể như sau:
3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
3.2.2 Đổi mới mô hình tổ chức quản lý của Công ty Mua bán nợ Việt Nam 3.2.3 Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ mua bán nợ
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động mua bán nợ
Kiến nghị
Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy: Công ty Mua bán nợ là một công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước và các doanh nghiệp xử lý tài sản và nợ tồn đọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Việc nghiên cứu, xây dựng mô hình Công ty Mua bán nợ với một cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam sẽ giúp Chính phủ và các doanh nghiệp:
- Giải quyết nhanh được những tồn tại của cơ chế cũ để lại, đặc biệt là vấn đề nợ tồn đọng.
- Lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp ngay trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hỗ trợ và thúc đẩy tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
- Thực hiện những bước đột phá để cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực chuyển đổi sở hữu.
Bên cạnh đó sự phát triển của Công ty Mua bán nợ sẽ góp phần tạo ra tiền đề và môi trường pháp lý cho sự ra đời một ngành nghề kinh doanh mới ởViệt Nam, thúc đẩy sự tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường (như: Phát triển thị trường vốn, thị trường tài sản ) và góp phần nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước đó là ngành nghề kinh doanh các khoản nợ, tài sản và dịch vụ đòi nợ./.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo, Việt Nam ước tính có khoảng 85 nghìn tỷ đồng nợ xấu Trong số này, nhiều khoản nợ xấu đã được công bố (và chưa công bố) liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước Dựa trên kinh nghiệm của các nước châu Á khác ở giai đoạn tương tự, các con số báo cáo chính thức có khả năng chưa phản ánh đầy đủ mức độ của vấn đề.
Trong mười năm qua, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã xử lý khoảng 120 trường hợp nợ xấu với tổng số vốn đầu tư 2,5 nghìn tỷ, chiếm khoảng dưới 10% của tổng số nợ xấu đã công bố, vì vậy DATC mới chỉ giải quyết một số trường hợp dễ nhất Sự gia tăng của nợ xấu mới công bố gần như vượt quá số nợ xấu cũ đã xử lý trong giai đoạn này.
Với khả năng hiện tại của DATC, nếu được giao việc đóng vai trò chính trong việc giải quyết nợ xấu tại Việt Nam thì hoàn toàn không thể thực hiện vai trò này DATC có những hạn chế về chiến lược giải quyết, kỹ thuật, kỹ năng, vai trò, vị thế pháp lý được giao và vốn.
Trên thực tế, số trường hợp DATC mua bán nợ xử lý tái cơ cấu còn rất ít, giá trị nhỏ so với tình hình nợ xấu nói chung Chưa được xử lý doanh nghiệp nợ lớn và vì lý do về chính sách và tài chính DATC không thể triển khai sử dụng một cách có hiệu quả vốn hiện có của họ Các trường hợp nợ xấu lớn hơn tại Việt Nam quá phức tạp để được xử lý bằng các kỹ thuật DATC hiện tại đang sử dụng và có tác động to lớn tới các ngân hàng để có thể được chấp nhận Trong mọi trường hợp, DATC sẽ không có đủ vốn để có thể đối phó với các khoản cho vay cá nhân hay cho vay chung.
Tuy nhiên có nhiều bằng chứng (và dư luận quốc tế nói chung) cho rằng vấn đề nợ xấu của các Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt hiện nay và trong tương lai gần là nghiêm trọng.
Bản chất của thị trường Việt Nam cho thấy rằng công ty mua bán nợ của ngân hàng sẽ không thể xử lý triệt để các khoản nợ xấu Cụ thể, các công ty xử lý nợ của ngân hàng có thể sẽ không có phương án để cơ cấu lại các khoản nợ hợp vốn, nợ nhiều bên, cần phải xóa nợ, đối phó với các ngân hàng/người vay cứng rắn, khó tính Những vấn đề này là thực tế đối với các doanh nghiệp nhà nước và cả các doanh nghiệp không phải nhà nước Ngoài ra, các ngân hàng thường có động cơ đánh giá thấp phạm vi vấn đề, vì họ không có khả năng giải quyết toàn bộ các khoản lỗ cần thiết.
Vì vậy, Sự cần thiết khách quan phải đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty mua bán nợ Việt Nam Mặt khác, cần tạo ra những công cụ thích hợp để tác động, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết những tồn tại về tài chính trong quá trình cải cách doanh nghiệp Chính vì vậy qua quá trình học tập lý luận và thực tiễn với kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề mua bán nợ ở nước ta cũng như trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu ở những phạm vi, góc độ khác nhau Có thể thấy những công trình liên quan đến đề tài như sau:
- Đề án thành lập Công ty Mua bán nợ - Cục TCDN – Bộ Tài chính.
- Các tài liệu của các tổ chức tư vấn quốc tế về mua bán, xử lý nợ.
- Chương trình chia sẻ kiến thức về xây dựng năng lực mua bán nợ tái cơ cấu doanh nghiệp – Công ty Mua bán nợ Quốc gia Hàn Quốc (KAMCO).
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
Phân tích thực trạng hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
Nêu lên định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện và đẩy nhanh hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động mua bán nợ tồn đọng tại các doanh nghiệp Nhà nước của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu khảo sát hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam chủ yếu từ năm 2004 đến 2013.
Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Leenin; Các phương pháp của Kinh tế Chính trị học, gắn lý luận với thực tiễn và khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp, thống kê, điều tra và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan nhằm rút ra những định hướng và giải pháp mới trong tình hình nợ tồn đọng tại các doanh nghiệp Việt Nam đang trở thành một vấn đề cấp bách.
6 Đóng góp của luận văn:
- Khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động mua bán nợ.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong thời gian tới.
7 Kết cấu luận văn: Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về mua bán nợ Chương 2: Thực trạng hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ
1.1 Cơ sở lý luận chung về mua bán nợ
1.1.1 Quan niệm về nợ, phân loại nợ và định giá nợ
- Ở các nước trên thế giới, khái niệm về nợ quá hạn là các khoản nợ mà Ngân hàng không thu hồi được khi đến hạn Nợ xấu là các khoản nợ mà hầu như không có khả năng thanh toán, nợ tồn đọng dây dưa khó có thể thu hồi.
- Là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng kinh tế của Ngân hàng bao gồm: Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; các khoản bao lãnh thanh toán và các hình thức tín dụng khác.