CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ
Một số vấn đề cơ bản về nợ
1.1.1 Quan niệm và phân loại nợ trong nền kinh tế
- Nợ quá hạn là các khoản nợ mà Ngân hàng không thu hồi được khi đến hạn Nợ xấu là các khoản nợ mà hầu như không có khả năng thanh toán, nợ tồn đọng dây dưa khó có thể thu hồi.
- Là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng kinh tế 1.1.1.2 Phân loại nợ
- Một là: Căn cứ vào thực trạng tài chính của doanh nghiệp và thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, nợ được phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn)
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Hai là: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy này như sau:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.
- Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5
- Nợ tồn đọng là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng kinh tế Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể.
- Tác động tiêu cực đến nền kinh tế
- Tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- Làm cho các doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện để chuyển đổi sang hình thức cổ phần, hoặc cổ phần hóa gượng ép, xong vẫn tê liệt.
Nội dung, những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ
1.2.1 Quan niệm về mua bán nợ
- Mua bán nợ là việc các chủ nợ (Chủ tài sản) có nợ phải thu, có tài sản cần bán Bên mua nợ (tài sản) là các nhà đầu tư và các Công ty Mua bán nợ.
- Có hai hình thức mua bán nợ:
+ Một là: Mua bán nợ và tài sản theo thoả thuận là hình thức mà Bên bán là các Chủ nợ (chủ tài sản) hoặc Bên mua là các nhà đầu tư tiềm năng khác và Công ty Mua bán nợ liên hệ, giao dịch trực tiếp để tìm hiểu nhu cầu và năng lực để ký hợp đồng mua bán khoản nợ (tài sản) theo cơ chế thị trường
+ Hai là: Mua bán nợ và tài sản theo chỉ định của Nhà nước là hình thức mà
Công ty Mua bán nợ tiến hành ký hợp đồng mua bán nợ (tài sản) theo chỉ định của Nhà nước
1.2.2 Nội dung hoạt động mua bán nợ
- Một là: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 Trong đó: (i) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn
- Hai là: Nợ tồn đọng là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác hoặc chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn
1.2.2.2 Định giá các món nợ
- Giá trị khoản nợ phải thu được xác định theo phương pháp dòng tiền chiết khấu Theo phương pháp này, giá trị khoản nợ phải thu bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: Tỷ lệ chiết khấu (hay là lãi suất) và thời gian thu hồi vốn.
1.2.2.3 Tổ chức thực hiện mua bán nợ
- Đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và làm các thủ tục chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ hoặc tài sản.
1.2.2.4 Quan niệm về mua bán nợ
- Mua bán nợ là việc các chủ nợ (Chủ tài sản) có nợ phải thu, có tài sản cần bán Bên mua nợ (tài sản) là các nhà đầu tư và các Công ty Mua bán nợ
1.2.2.5 Hình thức mua bán nợ
- Mua bán nợ và tài sản theo thoả thuận là hình thức mà Bên bán là các Chủ nợ (chủ tài sản) hoặc Bên mua là các nhà đầu tư tiềm năng khác và Công ty Mua bán nợ.
- Mua bán nợ và tài sản theo chỉ định là hình thức mà Công ty Mua bán nợ tiến hành ký hợp đồng mua bán nợ (tài sản) theo chỉ định của Chính phủ.
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán nợ
1.2.3.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước về hoạt động mua bán nợ + Nguồn vốn để mua nợ và tài sản
+ Hình thức mua nợ và tài sản
+ Thẩm quyền quyết định mua nợ và tài sản
+ Hình thức xử lý nợ và tài sản đã mua
+ Thẩm quyền trong việc xử lý nợ
1.2.3.2 Mô hình tổ chức quản lý
Công ty Mua bán nợ tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty nhà nước có Hội đồng quản trị được quy định theo Luật
1.2.3.3 Trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn mua bán nợ
Các kỹ năng trong hoạt động mua bán nợ của Công ty mua bán nợ:
- Kỹ năng rà soát tình hình doanh nghiệp.
- Tái cơ cấu tài chính.
1.2.3.4 Kiểm tra, giám sát quản lý đối với hoạt động mua bán nợ
- Kiểm soát hoạt động theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của công ty.
1.2.4 Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ
- Tình trạng nợ xấu của các doanh nghiệp đang tăng mạnh
- Tình trạng nợ xấu của các DN tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
- Làm cho các doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện để chuyển đổi sang hình thức cổ phần
Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về hoạt động mua bán nợ và bài học cho việt nam
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế Đối với những con rồng, con hổ châu Á, năm 1997 quả là một cơn ác mộng đối với họ, vấn đề còn trầm trọng hơn đối với hệ thống tài chính Sau cuộc khủng hoảng này, hàng loạt các tổ chức tài chính, các ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản.
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc thành lập Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) vào 24/11/1997 để xử lý nợ tồn đọng phát sinh do khủng hoảng tài chính và góp phần phục hồi nền kinh tế
Chính phủ Malaysia đã thành lập Danaharta vào tháng 5/1998 bằng đạo luật Danaharta nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của lượng nợ tồn đọng đang tăng nhanh trong hệ thống ngân hàng Malaysia
Trung Quốc là một trường hợp riêng biệt trong việc lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu do những đặc điểm riêng của họ
1.3.2 Bài học rút ra từ kinh nghiệm Quốc tế cho Việt Nam
Qua nghiên cứu về mô hình của tổ chức mua bán xử lý nợ tồn đọng, phương thức xử lý nợ tồn đọng có thể rút ra những bài học sau:
Thứ nhất: Nợ xấu của các ngân hàng và tổ chức tín dụng luôn phát sinh vì nhiều nguyên nhân khác nhau làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế.
Thứ hai: Khi cần can thiệp xử lý các khoản nợ xấu Chính phủ các nước đều thành lập doanh nghiệp với chức năng mua và xử lý nợ xấu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) không giống với các công ty của các nước Đông Á ở nhiều phương diện.
Một là: Bối cảnh và mục tiêu thành lập DATC thành lập trong bối cảnh cần đẩy nhanh việc sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN với mục tiêu là hỗ trợ cho các DNNN có khó khăn về tài chính
Hai là: Chức năng, nhiệm vụ của DATC cũng khác với các công ty của các nước Công ty quản lý tài sản của Trung Quốc, Danaharta của Malaysia mang tính chất của công ty xử lý nợ quốc gia, không manh tính chất kinh doanh KAMCO của Hàn Quốc vừa mang tính chất kinh doanh vừa mang tính chất là công cụ của Chính phủ.
Ba là: Tổ chức quản lý của DATC cũng khác với các công ty của các nước.
DATC theo mô hình tổ chức quản lý hoàn toàn của một công ty do nhà nước sở hữu100% vốn điều lệ.
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG
Tổng quan về công ty mua bán nợ Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Công ty Mua bán nợ Việt Nam là doanh nghiệp do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ Việc thành lập Công ty Mua bán nợ Việt Nam dựa trên các căn cứ pháp luật sau:
- Một là: Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25/12/2001
- Hai là: Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 (Luật số 39-L/CTN ngày
- Ba là: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX.
Dựa vào căn cứ pháp luật nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị "Giao Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập Công ty mua bán nợ và tài sản, vật tư thanh lý của doanh nghiệp, trình Chính phủ” (Chỉ thị số 12/2001/CT-TTg ngày23/5/2001) Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 67/TTr –BTC ngày 29/11/2002 về đề án thành lập DATC Trên cơ sở đề án này Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 thành lập Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng tại doanh nghiệp, viết tắt là DATC.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
- Là để xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng, kém mất phẩm chất góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DNNN
2.1.2.2 Chức năng: Công ty Mua bán nợ Việt Nam có hai chức năng:
- Thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao
- Mua, bán các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh.
- Tiếp nhận và xử lý các khoản nợ và tài sản bị loại khỏi giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa DNNN để thu hồi vốn nộp cho Ngân sách nhà nước
- Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao.
- Mua, bán các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý của DATC
Mô hình tổ chức quản lý của DATC chia làm hai giai đoạn.
- Giai đoạn 1: từ khi thành lập đến trước 01/7/2010 DATC tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty nhà nước có Hội đồng quản trị được quy định tại Luật DNNN năm 2003
- Giai đoạn hai: Từ 01/7/2010 đến nay DATC hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu, mô hình quản lý có Hội đồng thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005.
Thực trạng về hoạt động của công ty mua bán nợ việt nam
2.2.1 Thực trạng hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Lũy kế từ năm 2004 đến năm 2012, DATC đã thực hiện 128 phương án mua bán nợ theo theo hình thức thỏa thuận và chỉ định của Thủ tướng Chính phủ để xử lý tài chính tái cơ cấu DN và thu hồi nợ Giá trị sổ sách của các khoản nợ là 8.579,617 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là 2.506,635 tỷ đồng (tỷ lệ mua nợ bình quân là 29,2%), đã thu hồi được 2.670,258 tỷ đồng (Bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại 54 DN tái cơ cấu là 519,562 tỷ đồng ), đạt tỷ lệ thu hồi là 106,5 %.
Bảng 2.1 Kết quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2007-2012
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 của DATC Đơn vị tính: tỉ đồng
2.2.2 Thực trạng cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Theo Quyết định thành lập số 109/2003/QĐ-TTg (Điều 1), DATC được thành lập để xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng
- Một là, hoạt động kinh doanh: mua, bán các khoản nợ và tài sản tồn đọng của DN theo cơ chế thoả thuận trực tiếp hoặc qua đấu giá
- Hai là, hoạt động công ích: Đây là thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao để tiếp nhận và xử lý các khoản nợ và tài sản bị loại khỏi giá trị DN khi cổ phần hóa DNNN để thu hồi vốn cho Ngân sách
2.2.3 Thực trạng mô hình tổ chức quản lý của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Từ 01/7/2010 đến nay DATC hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu, mô hình quản lý có Hội đồng thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005
2.2.4 Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Hiện nay, DATC có nhiều cán bộ đã làm cho Nhà nước Mặc dù điều này là thuận lợi cho một số hoạt động nhất định của DATC, nhưng nó không tạo ra một đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm cả quản lý nhà nước, cả về kinh doanh để thực hiện tất cả các nhiệm vụ hiện nay.
Giá trị sổ sách Giá mua
Hoán đổi nợ thành vốn góp
Tái cơ cấu nợ xấu NPL 72 6,256 1,641 454 1,033
1.1 Trường hợp đã hoàn thành 44 4,010 1,170 454 830
1.2 Trường hợp đang xử lý 28 2,246 471 203
2 NPL mua để thu nợ 36 832 286 339
4 NPL mua theo chỉ định 6 339 336 392
Total 118 7,427 454 1,870 Thu hồi Số còn phải thu ước tính @31/12/11 Lợi nhuận ước tính 1,276 687
2.2.5 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát quản lý đối với hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Trong năm 2012, Ban kiểm soát Công ty đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng ban, đơn vị thuộc Công ty trên các mặt.
Đánh giá thực trạng mua bán nợ của công ty mua bán nợ Việt Nam
- Một là: Về thực hiện pháp luật, chính sách và các quy định quản lý đối với hoạt động mua bán nợ đã được ban hành khá kịp thời và chặt chẽ.
- Hai là: Về mô hình tổ chức bộ máy Công ty Mua bán nợ Việt Nam, đã có những nghiên cứu bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ cho DATC để công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn.
- Ba là: Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ mua bán nợ, đã tổ chức được những khóa học về tài chính doanh nghiệp, tài chính Ngân hàng để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ mua bán nợ.
- Bốn là: Về việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động mua bán nợ, đã tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh hoạt động mua bán nợ.
2.3.2 Những tồn tại về hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
2.3.2.1 Về cơ chế chính sách đối với hoạt động mua bán nợ
- DATC đã mua những khoản nợ có tài sản bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất, hoặc trong quá trình tái cơ cấu lại khoản nợ sau khi mua Do DATC không có chức năng kinh doanh bất động sản, nên DATC chỉ có giải pháp bán quyền sử dụng đất để thu hồi vốn.
- Quy định về sử dụng vốn đầu tư trong mua bán nợ và tài sản tồn đọng chưa phù hợp với vai trò của DATC
2.3.2.2 Về mô hình tổ chức
- Một là: Mô hình tổ chức chưa phù hợp với hoạt động của DATC
- Hai là: Hình thức tổ chức của DATC là một công ty - là không tương xứng với việc thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ xấu cho các DNNN quy mô lớn (Tập đoàn,Tổng công ty) và quan hệ với các chủ sở hữu là cấp Bộ, UBND cấp tỉnh, và TĐKT,TCT nhà nước
2.3.2.3 Về trình độ chuyên môn cán bộ trong hoạt động mua bán nợ Việc sử dụng tạm thời các công chức Nhà nước để trở thành cán bộ DATC là một hạn chế lớn DATC cần chuyên môn về kinh doanh mà những cán bộ nhà nước thường ít có chuyên môn này
Thiếu sự phát triển và ổn định nghề nghiệp Do nhiều nhân viên là công chức 2.3.2.4 Về công tác kiểm tra giám sát
Rất nhiều các sai phạm nghiêm trọng về kinh tế đã xảy ra tại trụ sở Công ty và các doanh nghiệp tái cơ cấu
2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động mua bán nợ
- Do công tác nghiên cứu để xây dựng cơ chế, chính sách chưa sâu sắc, chưa toàn diện và chưa cẩn trọng
- Công tác chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách chưa chủ động, quyết liệt nên việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách rất chậm tạo ra những xung đột pháp lý, khoảng trống pháp luật, đẩy DATC vào tình trạng khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
- Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước còn có sự e dè, chưa quyết đoán từ vấn đề tổ chức.
- Cơ chế chính sách cho hoạt động mua, bán, xử lý nợ còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này
- Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp sau chuyển đổi sở hữu ít nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Nhà nước
- Cơ chế quản lý khoản đầu tư góp vốn bằng chuyển nợ, tài sản chưa thích hợp với tính chất hoạt động của DATC
- Cơ chế hướng dẫn bán nợ của Ngân hàng chưa đồng bộ, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển VN (VDB)
- Do lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DATC hoàn toàn mới không những trong khu vực nhà nước mà ở cả nước ta, vì vậy khi đi vào hoạt động kinh doanh DATC phải mất thời gian để vừa làm, vừa tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu phương thức kinh doanh ở Việt Nam.
- Do sự thiếu hợp tác của các Ngân hàng thương mại đối với hoạt động mua, bán nợ, một số các ngân hàng thương mại nhất là các ngân hàng cổ phần thường đòi giá bán nợ cao.
- Về hoạt động kinh doanh theo các quy định hiện hành, DATC phải xin đại diện chủ sở hữu phê duyệt, quyết định rất nhiều vấn đề từ việc xử lý nợ và tài sản tiếp nhận đến phương án mua nợ, xử lý nợ mua theo thỏa thuận.
- Chức năng và nhiệm vụ của DATC chưa được chủ sở hữu xác định đầy đủ và đúng đắn, chưa được nghiên cứu toàn diện
- Việc không sử dụng được tối đa số vốn điều lệ được cấp để xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp do các chính sách liên quan đến xử lý nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc, gây cản trở, kéo dài thời gian mua, bán, xử lý nợ
- Việc phân cấp, ủy quyền của đại diện chủ sở hữu cho DATC còn chưa hợp lý.
- Do DATC hoạt động như các doanh nghiệp thông thường khác nên các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu khi đánh giá hiệu quả hoạt động của DATC thường áp dụng các tiêu chí đánh giá như các doanh nghiệp.
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH HOẠT ĐỘNG
Những cơ sở đề xuất phương hướng đẩy nhanh hoạt động mua bán nợ của công ty mua bán nợ Việt Nam
3.1.1 Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế:
Trong những năm qua, từ chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ, hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh về số lượng đã không đi kèm với chất lượng, nhiều ngân hàng với năng lực quá yếu, tài chính và tín dụng siêu nhỏ, công tác quản trị lỏng lẻo, bộc lộ nhiều bất cập và chứa đựng nhiều rủi ro tài chính, gây ảnh hưởng xấu đến toàn hệ thống tài chính, tín dụng của nước ta
3.1.2 Phương hướng đẩy nhanh hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong thời gian tới
- Mục tiêu chuyển đổi: Hội nghị Trung ương ba khoá XI khẳng định tái cấu trúc DNNN, trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước, là 1 trong
3 lĩnh vực quan trọng nhất của tái cơ cấu kinh tế
- Nguyên tắc chuyển đổi: Là công cụ của Chính phủ trong xử lý nợ xấu của nền kinh tế, hỗ trợ tái cơ cấu các DNNN trọng tâm là Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước
- Định hướng chuyển đổi: Nâng cấp Công ty mua bán nợ thành một Tổng công ty 100% vốn Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xử lý nợ.
Giải pháp đẩy nhanh hoạt động mua bán của công ty mua bán nợ Việt Nam
3.2.1 Về đổi mới khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
- Bổ sung và làm rõ các đối tượng DN khách nợ mà DATC có quyền mua nợ và tài sản tồn đọng đúng với nhiệm vụ của DATC.
- Quy định cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của DATC phù hợp với mục tiêu của DATC
- Quy định về chế độ trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính đối với các khoản đầu tư hình thành từ chuyển nợ thành vốn góp tại các DN tái cơ cấu.
- Sửa đổi cơ chế tài chính đối với DATC.
- Ban hành Nghị định về mua, bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng.
- Đẩy nhanh thủ tục phê duyệt phương án tái cơ cấu DN 100% vốn nhà nước kinh doanh thua lỗ.
- Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách và trình tự thủ tục để thúc đẩy xử lý nợ xấu của DN tại Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
3.2.2 Về đổi mới mô hình tổ chức của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
- Tiếp tục hoàn chỉnh để báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt hoặc trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “ Tái cơ cấu Công ty Mua bán nợ Việt Nam”
3.2.3 Về công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ mua bán nợ tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC
- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới, để có cái nhìn mới và cập nhật những kỹ thuật tiên tiến về hoạt động mua bán nợ tái cơ cấu doanh nghiệp.
3.2.4 Về công tác kiểm tra giám sát hoạt động mua bán nợ
- Thường xuyên bám sát, phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan trình Bộ Tài chính sớm ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động kinh doanh củaCông ty.
Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy: Công ty Mua bán nợ là một công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước và các doanh nghiệp xử lý tài sản và nợ tồn đọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Việc nghiên cứu, xây dựng mô hình Công ty Mua bán nợ với một cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam sẽ giúp Chính phủ và các doanh nghiệp:
- Giải quyết nhanh được những tồn tại của cơ chế cũ để lại, đặc biệt là vấn đề nợ tồn đọng.
- Lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp ngay trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hỗ trợ và thúc đẩy tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
- Thực hiện những bước đột phá để cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực chuyển đổi sở hữu.
Bên cạnh đó sự phát triển của Công ty Mua bán nợ sẽ góp phần tạo ra tiền đề và môi trường pháp lý cho sự ra đời một ngành nghề kinh doanh mới ở Việt Nam,thúc đẩy sự tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường (như: Phát triển thị trường vốn, thị trường tài sản ) và góp phần nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước đó là ngành nghề kinh doanh các khoản nợ, tài sản và dịch vụ đòi nợ./.
Theo báo cáo, Việt Nam ước tính có khoảng 85 nghìn tỷ đồng nợ xấu Trong số này, nhiều khoản nợ xấu đã được công bố (và chưa công bố) liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước Dựa trên kinh nghiệm của các nước châu Á khác ở giai đoạn tương tự, các con số báo cáo chính thức có khả năng chưa phản ánh đầy đủ mức độ của vấn đề.
Trong mười năm qua, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã xử lý khoảng 120 trường hợp nợ xấu với tổng số vốn đầu tư 2,5 nghìn tỷ, chiếm khoảng dưới 10% của tổng số nợ xấu đã công bố, vì vậy DATC mới chỉ giải quyết một số trường hợp dễ nhất Sự gia tăng của nợ xấu mới công bố gần như vượt quá số nợ xấu cũ đã xử lý trong giai đoạn này.
Với khả năng hiện tại của DATC, nếu được giao việc đóng vai trò chính trong việc giải quyết nợ xấu tại Việt Nam thì hoàn toàn không thể thực hiện vai trò này DATC có những hạn chế về chiến lược giải quyết, kỹ thuật, kỹ năng, vai trò, vị thế pháp lý được giao và vốn.
Trên thực tế, số trường hợp DATC mua bán nợ xử lý tái cơ cấu còn rất ít, giá trị nhỏ so với tình hình nợ xấu nói chung Chưa được xử lý doanh nghiệp nợ lớn và vì lý do về chính sách và tài chính DATC không thể triển khai sử dụng một cách có hiệu quả vốn hiện có của họ Các trường hợp nợ xấu lớn hơn tại Việt Nam quá phức tạp để được xử lý bằng các kỹ thuật DATC hiện tại đang sử dụng và có tác động to lớn tới các ngân hàng để có thể được chấp nhận Trong mọi trường hợp, DATC sẽ không có đủ vốn để có thể đối phó với các khoản cho vay cá nhân hay cho vay chung.
Tuy nhiên có nhiều bằng chứng (và dư luận quốc tế nói chung) cho rằng vấn đề nợ xấu của các Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt hiện nay và trong tương lai gần là nghiêm trọng.
Bản chất của thị trường Việt Nam cho thấy rằng công ty mua bán nợ của ngân hàng sẽ không thể xử lý triệt để các khoản nợ xấu Cụ thể, các công ty xử lý nợ của ngân hàng có thể sẽ không có phương án để cơ cấu lại các khoản nợ hợp vốn, nợ nhiều bên, cần phải xóa nợ, đối phó với các ngân hàng/người vay cứng rắn, khó tính Những vấn đề này là thực tế đối với các doanh nghiệp nhà nước và cả các doanh nghiệp không phải nhà nước Ngoài ra, các ngân hàng thường có động cơ đánh giá thấp phạm vi vấn đề, vì họ không có khả năng giải quyết toàn bộ các khoản lỗ cần thiết.
Vì vậy, Sự cần thiết khách quan phải đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty mua bán nợ Việt Nam Mặt khác, cần tạo ra những công cụ thích hợp để tác động, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết những tồn tại về tài chính trong quá trình cải cách doanh nghiệp Chính vì vậy qua quá trình học tập lý luận và thực tiễn với kiến thức và kinh nghiệm thực tế, tôi chọn đề tài Luận văn tốt nghiệp
“Đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam”
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG TY
1.1 Một số vấn đề cơ bản về nợ
1.1.1 Quan niệm và phân loại nợ trong nền kinh tế
- Ở các nước trên thế giới, khái niệm về nợ quá hạn là các khoản nợ mà Ngân hàng không thu hồi được khi đến hạn Nợ xấu là các khoản nợ mà hầu như không có khả năng thanh toán, nợ tồn đọng dây dưa khó có thể thu hồi.
Kiến nghị
Trong thời gian qua, thực tế của hoạt động mua bán nợ gắn với TCCDN do DATC thực hiện cùng những cách thức triển khai thực hiện của DATC, những thuận lợi, khó khăn của hoạt động này trong thực tế, những quan điểm và ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính, của Chính phủ đối với DATC Từ thực tế đó có thể khẳng định, hoạt động mua bán nợ gắn với TCCDN hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, chính phủ đã đặt ra khi thành lập DATC.
Mặc dù vậy, với những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện, kết quả đạt được của hoạt động này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế Điều này đòi hỏi cần phải có sự quan tâm hơn nữa, có giải pháp thích hợp hơn nữa để thúc đẩy mạnh hoạt động có ý nghĩa này trong thời gian tới
Mua bán nợ tái cơ cấu doanh nghiệp, đây là một loại hình kinh doanh mới ở Việt Nam nên để cho hoạt động này có thể phát triển được thì kiến nghị đầu tiên đó là nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý một cách đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động này Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đang cản trở việc thực hiện hoạt động mua bán nợ TCCDN thì cần sớm được làm rõ và quy định cụ thể các vấn đề đặc thù trong quá trình thực hiện như: miễn giảm một phần nghĩa vụ trả nợ để xử lý tồn tại tài chính, hỗ trợ tài chính thông qua việc chuyển nợ thành vốn góp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng hoặc cho vay bổ sung để DN có vốn hoạt động Bên cạnh đó, nội dung thỏa thuận giữa DATC với các Bộ, UBND các tỉnh để chuyển đổi sở hữu đối với DNNN thua lỗ không còn vốn nhà nước thông qua hoạt động mua bán nợ cũng cần được hướng dẫn cụ thể để cùng thống nhất thực hiện Ngoài ra, cơ chế bán nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng cần được thay đổi theo hướng linh hoạt hơn. Đối với một DNNN thì một trong những điều kiện tiên quyết để có thể cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu được là phải xử lý triệt để số âm vốn chủ sở hữu, bởi lẽ không nhà đầu tư nào sẵn sàng bỏ vốn ra để bù đắp những tổn thất tài chính trước đó của DN mà người được lợi lại là chủ nợ của DN đó Mặt khác, đối với chủ nợ, số âm vốn chủ sở hữu của DN cũng chính là phần giá trị các chủ nợ đã thực tế bị mất đi nếu thanh lý toàn bộ tài sản của DN Như vậy, việc miễn giảm một phần nghĩa vụ trả nợ cho DN khách nợ để DN đó không còn âm vốn chủ sở hữu - xét về bản chất - thì chỉ là thủ tục mang tính hình thức, vì đó chỉ là việc miễn giảm phần giá trị không còn tồn tại, cũng tương tự như việc đánh giá lại giá trị của khoản nợ theo giá thị trường
Tuy nhiên, việc miễn giảm này lại cho phép DATC cái quyền được chuyển nợ thành vốn góp tại DN theo mức giá hợp lý, quyền được tái cơ cấu lại DN đó. Như vậy, đây thực chất là sự trao đổi để Công ty có quyền đầu tư vào và quản lý
DN theo điều kiện phù hợp với Công ty Điều này hoàn toàn khác với việc xóa nợ mà Nhà nước thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân - một hình thức mà nhà nước từ bỏ quyền của mình đối với khoản nợ, nhưng không nhận lại bất kỳ quyền lợi nào khác từ phía tổ chức, cá nhân được xóa nợ Vấn đề đặt ra là việc miễn giảm này có phải là việc hợp thức hóa những sai phạm dẫn đến những tổn thất tài chính trước đây ở DN khách nợ hay không Một điều rất rõ ràng là việc miễn giảm một phần nghĩa vụ trả nợ nêu trên không làm thay đổi được quá khứ của DN, không làm thay đổi được số liệu và hồ sơ tài liệu về hoạt động kinh doanh trước đây của DN khách nợ, nên không thể thay đổi được những sai phạm mà các tổ chức, cá nhân trước đây đã gây ra đối với DN khách nợ Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn có đầy đủ căn cứ để xem xét, đánh giá và truy cứu trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân đó sau khi DN khách nợ đã được miễn giảm một phần nghĩa vụ trả nợ Do vậy, để DATC có thể chuyển đổi sở hữu được những DNNN đã âm vốn chủ sở hữu thông qua hoạt động mua bán nợ, thì việc miễn giảm một phần nghĩa vụ trả nợ cho DN khách nợ cần được coi là thẩm quyền cần thiết của DATC
Nghị định số 109/2007/NĐ-CP đã cho phép Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố được thỏa thuận với DATC để chuyển đổi sở hữu đối với DNNN thua lỗ không còn vốn nhà nước Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể, nên DATC và các bộ, địa phương vẫn còn có những vướng mắc trong quá trình thực hiện Một số bộ, địa phương cho rằng quy trình chuyển đổi các DN này cần được thực hiện như đối với các DNNN đủ điều kiện chuyển đổi khác Điều này sẽ gây khó khăn và cản trở DATC trong việc triển khai tái cơ cấu lại các DN đó Vì vậy, sẽ là hợp lý hơn nếu một số nội dung cơ bản được thỏa thuận phù hợp với phương án tái cơ cấu do DATC xây dựng, đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc DATC chuyển nợ thành vốn góp tại DN, quy mô và cơ cấu vốn điều lệ mới của
DN, giá bán cổ phần cho người lao động tại DN, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của DN Đơn cử như việc quyết định giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược: theo chính sách hiện hành của Nhà nước về cổ phần hóa DNNN, giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được xác định bằng giá đấu thành công bình quân Đây là quy định hợp lý, đảm bảo hài hòa được lợi ích giữa nhà nước, người lao động và nhà đầu tư chiến lược Tuy nhiên, chính sách này chỉ phù hợp đối với những DNNN vẫn còn vốn nhà nước, nhưng lại không phù hợp với trường hợp DNNN đã âm vốn chủ sở hữu nhà nước được DATC tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu thông qua hoạt động mua bán nợ
Chúng ta đều biết, đối với những DNNN vẫn còn vốn nhà nước, thì việc cổ phần hóa cần phải đồng thời đạt được 2 mục tiêu: tối đa hóa quyền lợi của Nhà nước, và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN Để đạt được mục tiêu tối đa hóa quyền lợi của nhà nước, thì cách tốt nhất là để thị trường tự định giá DN thông qua việc đấu giá công khai Trong khi đó, để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của DN thì việc các nhà đầu tư chiến lược có ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, có năng lực quản lý tốt tham gia đầu tư vốn vào DN là hết sức quan trọng Vì vậy, rất cần thiết có những điều kiện ưu đãi đối với nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành cổ phần hóa các DNNN Như vậy, hai mục tiêu này không hoàn toàn thống nhất với nhau Để tối đa hóa được lợi ích của nhà nước, thì sự ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược phải được tối thiểu hóa, nên không có tác dụng thu hút các nhà đầu tư chiến lược Ngược lại, ưu đãi quá lớn đối với nhà đầu tư chiến lược có tác dụng thu hút các nhà đầu tư chiến lược, nhưng lại làm giảm bớt lợi ích của nhà nước từ việc bán cổ phần
Việc quy định bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo giá đấu thành công bình quân như quy định hiện hành là một lựa chọn đảm bảo tương đối hài hòa quyền lợi của nhà đầu tư và quyền lợi của nhà nước Tuy nhiên, đối với trường hợp DNNN đã âm vốn chủ sở hữu nhà nước được DATC tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu thông qua hoạt động mua bán nợ thì cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược như nêu trên lại không phù hợp Ở những trường hợp này, vì vốn nhà nước không còn, nên lợi ích của nhà nước không phải là số tiền có thể thu được từ việc bán cổ phần của DN, mà chỉ còn là lợi ích gián tiếp Việc phục hồi lại và phát triển có hiệu quả DN đó không những tăng thêm đóng góp cho ngân sách nhà nước, mà còn giúp nhà nước giảm thiểu các khoản chi phí cho các vấn đề xã hội nếu DN đó không được phục hồi, tiếp tục làm ăn thua lỗ, tiến tới phá sản Như vậy, trong những trường hợp này, lợi ích của Nhà nước sẽ tỷ lệ thuận với việc phục hồi và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN được tái cơ cấu, và vì thế những điều kiện ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược trong trường hợp này không xung đột với lợi ích của Nhà nước Đối với trường hợp DNNN đã âm vốn chủ sở hữu nhà nước được DATC tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu thông qua hoạt động mua bán nợ thì Nhà nước không nên quy định hoặc can thiệp vào việc định giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược Vấn đề này nên trao toàn quyền cho DATC quyết định trên cơ sở tự cân đối lợi ích giữa DATC và nhà đầu tư chiến lược.
Thực tế vừa qua đã cho thấy, không phải DN nào được DATC tái cơ cấu,chuyển đổi sở hữu cũng cần được DATC cho vay vốn hoặc bảo lãnh để DN vay vốn ngân hàng Tuy nhiên, không ít trường hợp đã chỉ ra rằng nếu không được DATC cho vay vốn tạm thời hoặc bảo lãnh để vay vốn ngân hàng thì phương án tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu DN khách nợ khó có thể thực hiện có hiệu quả như mong muốn. Đặc điểm của hoạt động mua bán nợ gắn với TCCDN khách nợ là các DN khách nợ đều là những DN đã lâm vào tình trạng phá sản, cực kỳ khó khăn về tài chính, không thể vay được vốn ngân hàng, vì vậy, việc DATC cho vay hỗ trợ hoặc bảo lãnh để DN khách nợ vay vốn ngân hàng là rất cần thiết giúp DN khẩn trương bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, hoặc tiếp tục duy trì hoạt động SX - KD, chuẩn bị cho giai đoạn tái cơ cấu
Ngay cả khi đã hoàn thành các thủ tục thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu DN khách nợ, việc bảo lãnh, cho vay hỗ trợ của DATC đối với một số DN sau khi được cơ cấu lại tài chính, chuyển đổi sở hữu cũng rất cần thiết Thực chất của việc tái cơ cấu lại tài chính cho DN khách nợ là việc DATC sẽ giảm bớt một phần nghĩa vụ tài chính cho DN khách nợ, chuyển nợ thành vốn góp tại DN và huy động thêm vốn góp từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài Việc giảm một phần nghĩa vụ trả nợ và chuyển nợ thành vốn góp tại DN chỉ làm cho DN cân bằng được tài chính và thay đổi cơ cấu vốn của DN, nhưng không tạo thêm nguồn vốn cho DN hoạt động.
Vì vậy, việc DN có vốn để hoạt động và đầu tư cải tạo, nâng cấp máy móc thiết bị hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn điều lệ được góp từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài và nguồn vốn vay từ ngân hàng Thực tế cho thấy, trong một số trường hợp, việc huy động vốn góp từ các tổ chức, cá nhân vào các DN không đạt được như mong muốn vì nhiều lý do, và như vậy thì rõ ràng sự bảo lãnh hoặc cho vay hỗ trợ của DATC là rất cần thiết Bên cạnh sự cần thiết khách quan đó, một điều rất rõ ràng là việc DATC bảo lãnh, cho vay hỗ trợ DN khách nợ hoàn toàn phù hợp với thẩm quyền của DN đã được quy định tại Luật DNNN và các văn bản hướng dẫn dưới luật, đồng thời không vi phạm Luật các tổ chức tín dụng.
TCCDN là một quá trình phức tạp với rất nhiều công việc liên quan bao gồm cả tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu lại hệ thống quản trị, điều hành, Vì vậy, hiệu quả của hoạt động tái cơ cấu này không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của DATC, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu DN và sự hợp tác của chính DN được tái cơ cấu Thực tế vừa qua cho thấy, những phương án tái cơ cấu nào nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan đại diện chủ sở hữu DN và sự hợp tác tích cực từ chính
DN thì phương án tái cơ cấu được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao Vì vậy, DATC rất mong các bộ, địa phương, các DN nhận thấy được tác dụng tích cực của hoạt động TCCDN thông qua hoạt động mua bán nợ, và hợp tác, phối hợp chặt chẽ với Công ty trong quá trình triển khai thực hiện
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó quy định việc xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệp.