MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO KHU CÔNG NGHIỆP (KCN) CỦA TỈNH
Một số vấn đề lý luận chung về thu hút FDI vào KCN
Theo điều 3, Luật đầu tư được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 giải thích:
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức ,cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
- Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Qua sự giải thích này, FDI ở Việt Nam được hiểu là hình thức đầu tư do tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
1.1.1.2.FDI phân loại theo mục đích của nhà đầu tư gồm có các loại sau
- FDI tìm kiếm tài nguyên
- FDI tìm kiếm thị trường
- FDI tìm kiếm hiệu quả
- FDI tìm kiếm tài sản chiến lược
1.1.1.3 Các hình thức đầu tư FDI tại Việt Nam bao gồm
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract).
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT – Building- Operation-Transfer)
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO – Buiding- Transfer-Operation)
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT – Buiding-Transfer)
Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture)
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
1.1.1.4 Các yếu tố tác động tới việc thu hút FDI
Thứ nhất là yếu tố về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thứ hai là yếu tố về môi trường chính trị – kinh tế – xã hội
Thứ ba là yếu tố luật pháp, cơ chế chính sách và thủ tục hành chính
Thứ tư là yếu tố về cơ sở hạ tầng: gồm có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Thứ năm là yếu tố nguồn lực con người mà trực tiếp là chất lượng nguồn lao động
1.1.1.5 Chính sách và biện pháp thu hút FDI
Các chính sách và biện pháp nhằm thu hút FDI của các nước trên thế giới có những nét riêng biệt tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế chính trị của mỗi quốc gia. Xét một cách tổng thể thì các chính sách và biện pháp thu hút FDI thường bao gồm:
- Biện pháp khuyến khích tài chính
- Biện pháp khuyến khích khác
Tại Việt Nam, KCN được định nghĩa là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ (điều 3, Luật Đầu tư năm 2005)Hoạt động của các KCN, KCX ở Việt Nam dựa theo sự điều chỉnh của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/3/2008.
Lợi thế và hạn chế trong thu hút FDI vào KCN của tỉnh Phú Thọ
1.2.1 Sơ lược về tỉnh Phú Thọ và các KCN của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô
Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ,các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, HạHòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của Tỉnh.
Thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ
Về tăng trưởng kinh tế:
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ, Báo cáo tình hình tăng trưởng kinh tế đến năm 2011. Biểu 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1997- 2010
Về phát triển KCN, CCN
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có 07 KCN được Chính phủ phê duyệt vào danh mục các KCN tập trung đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích quy hoạch 2.156ha Bao gồm: KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phù Ninh, KCN Phú Hà, KCN Tam Nông, KCN Cẩm Khê và KCN Hạ Hoà.
Hiện đã có 02 KCN được đầu tư cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động Đó là: KCN Thụy Vân (Quyết định số 836/QĐ-TTg, ngày 7/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ); KCN Trung Hà (Văn bản số 655/TTg-CN ngày 27/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
Hiện nay các KCN, CCN trên đã thu hút được 120 dự án, trong đó 44 dự án FDI, lấp đầy trung bình khoảng 80% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, đã đi vào hoạt động và tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
1.2.2 Lợi thế của Phú Thọ trong thu hút FDI vào KCN
Thứ nhất là lợi thế về vị trí địa lý Như đã nói ở trên, tỉnh Phú Thọ có vị trí tương đối thuận lợi trong phát triển kinh tế và thu hút FDI Các KCN, CCN của tỉnh Phú Thọ hầu hết được quy hoạch nằm gần các trục đường chính.
Thứ hai là lợi thế về nguồn lao động dồi dào Tỉnh Phú Thọ có lực lượng lao động tương đối dồi dào với lực lượng lao động chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là lao động trẻ với hơn 65% lực lượng lao động.
Thứ ba là kinh nghiệm phát triển công nghiệp nhiều năm.
Thứ tư là lợi thế trong việc ưu tiên phát triển KCN và thu hút FDI vào KCN,
CCN Các cấp lãnh đạo tỉnh Phú Thọ luôn đặt mục tiêu phát triển công nghiệp làm mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
1.2.3 Hạn chế của Phú Thọ trong thu hút FDI vào KCN
Thứ nhất, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng KCN còn chậm, chưa đảm bảo được yêu cầu cho việc thu hút đầu tư Phú Thọ đã được quy hoạch 7 KCN định hướng phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 nhưng đến nay vẫn chỉ có 2 KCN đi vào hoạt động; các KCN còn lại vẫn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, vẫn chưa có dự án đầu tư nào có thể hoạt động ở đó Tại những KCN đã đi vào hoạt động, cơ sở hạ tầng trong từng KCN tuy được quy hoạch khá hoàn chỉnh nhưng hiện tại việc xây dựng chưa hoàn thiện thì đã xảy ra những xuống cấp trầm trọng, cần phải tu sửa.
Thứ hai, chất lượng nguồn lao động cho KCN chưa cao Tuy có nguồn lao động dồi dào và đang từng bước được cải thiện về chất lượng Nhưng hiện tại, trình độ của lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đối với việc thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao.
Thứ ba là hạn chế về môi trường đầu tư Tuy rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư nhưng môi trường đầu tư của Phú Thọ vẫn không thực sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư lớn.
Thứ tư là hạn chế trong công tác xúc tiến đầu tư: thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh chưa được quan tâm một cách đúng mức: chưa có chính sách thỏa đáng về kinh phí cũng như trang bị kỹ thuật xúc tiến, chưa có sự phối hợp giữa Trung tâm xúc tiến đầu tư với BQL các KCN của Tỉnh trong việc kiện toàn các chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN như chưa có một chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN riêng
Thứ năm là hạn chế trong công tác quản lý đầu tư, giải quyết các vấn đề nảy sinh của các nhà đầu tư.
Thứ sáu là hạn chế trong việc phát triển dịch vụ và ngành công nghiệp hỗ trợ.
Tỉnh chưa có chiến lược trong việc lựa chọn ngành, nghề để tập trung thu hút đầu tư bởi vậy chưa có định hướng cụ thể trong việc phát triển ngành dịch vụ và ngành
Kinh nghiệm thu hút FDI vào KCN trong nước và bài học cho tỉnh Phú Thọ .22 1 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Thứ bảy là hạn chế trong công tác lựa chọn đối tác đầu tư, dự án đầu tư Công tác lựa chọn chưa được chú trọng nên xảy ra việc dàn trải trong xúc tiến đầu tư gây lãng phí nguồn lực hoặc gây ra những hệ lụy như việc gây ô nhiễm môi trường, những khoản nợ xấu
1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI vào KCN trong nước và bài học cho tỉnh Phú Thọ
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 1997, khi mới được tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc mới có 14 dự án đầu tư được cấp phép với số vốn đăng ký là 303 triệu USD Lũy kế đến hết tháng 6/2012, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 634 dự án đầu tư trong đó có 122 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là hơn 2,4 tỷ USD Đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến đầu tư tại Vĩnh Phúc như Tập đoàn Honda, Toyota (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal, Fullpower (Đài Loan), Daewoo Bus, G.O.Max, Kumho, Lotte (Hàn Quốc), YCH (Singapore) Để đạt được kết quả như vậy tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều nỗ lực to lớn và có nhiều các công cụ, chính sách thu hút FDI rất hiệu quả. Đầu tiên, phải kể đến là công tác quy hoạch phát triển công nghiệp rất cụ thể và rõ ràng với tầm nhìn xa, rộng.
Tiếp theo, cần kể đến là môi trường đầu tư thông thoáng Vĩnh Phúc luôn được đánh giá là tỉnh có môi trường đầu tư rất thông thoáng so với nhiều địa phương trong cả nước.
Thứ ba là về chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn.
Thứ tư, Vĩnh Phúc luôn coi trọng việc giải quyết nhanh chóng những khó khăn, khúc mắc của nhà đầu tư.
Thứ năm, Vĩnh Phúc rất chú trọng công tác xúc tiến đầu tư.
Thứ sáu, Vĩnh Phúc có những chính sách trong thu hút lao động và đào tạo lao động cho KCN hỗ trợ cho những nhà đầu tư đầu tư vào KCN của tỉnh.
Thứ bảy, BQL các KCN Vĩnh Phúc hoạt động rất hiệu quả.
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Khi mới tái lập tỉnh, FDI chưa được nhắc đến trong báo cáo Kinh tế - xã hội của Bắc Ninh Nhưng đến nay, FDI đã phát triển và trở thành khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh chóng về quy mô, huy động nguồn vốn phát triển của tỉnh và góp phần thúc đẩy tăng trưởng tạo giá trị gia tăng đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh. Các KCN của Bắc Ninh đã thu hút được rất nhiều các dự án lớn của nước ngoài như: Samsung (Hàn Quốc), Canon (Nhật Bản), ABB (Thụy Điển), Foxconn (Đài Loan)
Có được những kết quả như vậy, tỉnh Bắc Ninh đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện thể chế chính sách, cải tạo môi trường đầu tư, tận dụng những lợi thế của tỉnh, phát huy sức mạnh nội lực, tích cực chủ động trong xúc tiến thu hút đầu tư Cụ thể:
Thứ nhất, tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thiện quy hoạch phát triển các KCN đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 góp phần vào việc phân bố, điều chỉnh lại không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện rõ nhất là thúc đẩy phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như: Điện, nước, giao thông vận tải Bắc Ninh đã thiết lập mô hình KCN gắn với đô thị, gắn việc phát triển KCN với xây dựng khu dân cư.
Thứ hai, sau quy hoạch là ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.
Thứ ba, tỉnh Bắc Ninh còn coi trọng việc sắp xếp các nhà đầu tư vào KCN. Thứ tư, Bắc Ninh rất coi trọng công tác xúc tiến, thu hút đầu tư.
Thứ năm, Bắc Ninh luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư.
Thứ sáu, lao động chất lượng cao là chính sách phát triển lao động của Bắc
Thứ bảy, tỉnh Bắc Ninh cũng đề ra định hướng thu hút FDI rõ ràng và theo từng giai đoạn phát triển của tỉnh.
Thứ tám, các Sở, Ban, Ngành có liên quan luôn thực hiện tốt công tác của mình, phối hợp chặt chẽ với nhau, và nhanh chóng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực (lao động, môi trương, đất đai ), tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.
1.3.3 Bài học cho tỉnh Phú Thọ
Từ kinh nghiệm thu hút FDI vào KCN của hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh nói trên tác giả có thể rút ra một số bài học sau đây cho tỉnh Phú Thọ trong thu hút FDI vào KCN của tỉnh: Đầu tiên, cần có chiến lược phát triển KCN riêng cho địa phương mình.
Thứ hai, chú trọng công tác xúc tiến đầu tư.
Thứ ba, kiên trì trong việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư.
Thứ tư, xây dựng chiến lược đào tạo lao động phù hợp với ngành nghề mà địa phương tập trung thu hút đầu tư.
Thứ năm, địa phương luôn phải đồng hành cùng nhà đầu tư.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO KCN THỤY VÂN, TỈNH PHÚ THỌ
Thực trạng FDI tại KCN Thụy Vân
2.1.1 Đặc điểm của KCN Thụy Vân
KCN Thụy Vân là KCN đầu tiên của tỉnh, được thành lập theo quyết định số 836/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 1997 của thủ tướng Chính phủ với quy mô 306 ha, với số vốn đầu tư được duyệt 3 giai đoạn là 411,219 tỷ đồng.
Hiện tại, cơ sở hạ tầng của KCN Thụy Vân đã được xây dựng bao gồm : o Hệ thống giao thông nội bộ KCN o Hệ thống điện o Hệ thống cấp nước o Hệ thống thông tin liên lạc o Cảng nội địa ICD
2.1.2 Kết quả thu hút FDI vào KCN Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ðến nãm 2012
Khu công nghiệp Thụy Vân có tổng diện tích 306 ha.
Trong đó, tính đến ngày 30/6/2012:
+ Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê: 219,0 ha.
+ Diện tích đã cho thuê: 169,13 ha.
Như vậy, tỷ lệ lấp đầy của KCN Thụy Vân là 77,2% đất công nghiệp có thể cho thuê.
2.1.2.1 Về quy mô thu hút FDI
Theo báo cáo mới nhất của BQL các KCN tỉnh Phú Thọ, tính đến hết ngày 31/12/2011, tổng số dự án đầu tư đăng ký vào KCN là 71 dự án Trong đó:
- Số dự án ðầu tý trong nýớc là 42 dự án Với tổng vốn đầu tư thực hiện lũy kế đến tháng 12/2011 là 2.055,8 tỷ đồng so với 2.982 tỷ đồng tổng vốn đầu tư đăng ký Tổng vốn đầu tư thực hiện chỉ bằng 68,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
- Số dự án FDI là 29 dự án Số dự án này đều đã và đang đi vào hoạt động.
Với tổng số vốn đầu tư thực hiện lũy kế đến tháng 12/2011 là 81,6 triệu USD so với 113,239 triệu USD tổng số vốn đầu tư đăng ký Tổng vốn đầu tư thực hiện bằng 72,06% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Bảng 2.2: Tình hình thu hút FDI vào KCN Thụy Vân
Năm Số dự án Vốn đăng ký
Bình quân một dự án (triệu USD)
Nguồn: BQL các KCN Phú Thọ, Báo cáo rà soát hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh tháng 6 năm 2012
2.1.2.2 Về đối tác đầu tư FDI
Trong 29 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong KCN Thụy Vân thì tới 26 doanh nghiệp của Hàn Quốc chiếm tới 89,65% số đối tác đầu tư, 01 doanh nghiệp của Trung Quốc, 01 doanh nghiệp của Đài Loan và 01 doanh nghiệp của Nhật Bản.
Bảng 2.5: Kết quả thu hút FDI vào KCN Thụy Vân theo đối tác đầu tư
T Đối tác Số lượng dự án
Nguồn: BQL các KCN Phú Thọ, Báo cáo rà soát hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh tháng 6 năm 2012
2.1.2.3 Về thu hút FDI theo lĩnh vực sản xuất công nghiệp Đối với KCN Thụy Vân, cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực sản xuất công nghiệp được thống kê theo bảng sau:
Bảng 2.6: Kết quả thu hút FDI vào KCN Thụy Vân theo lĩnh vực sản xuất
T Lĩnh vực sản xuất công nghiệp Số doanh nghiệp
1 Gia công may mặc, dệt, thêu 12 41,38
Nguồn: BQL các KCN Phú Thọ, Báo cáo rà soát hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh tháng 6 năm 2012
Qua bảng số liệu thống kê ở bảng trên, ta nhận thấy rằng, lĩnh vực gia công may mặc, dệt, thêu vẫn là lĩnh vực chiếm ưu thế trong thu hút FDI vào KCN Thụy Vân Các dự án đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động phổ thông, công nghiệp có công nghệ không cao.
2.1.2.4 Về thu hút FDI theo hình thức đầu tư
Cho đến nay, FDI vào KCN Thụy Vân chủ yếu dưới hình thức thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn. (Chi tiết xem tại phụ lục 1 – Danh sách các doanh nghiệp FDI trong KCN Thụy Vân).
2.1.3 Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại KCN Thụy Vân
Nhìn chung các dự án đã triển khai, đi vào hoạt động tiến độ đáp ứng theo đúng quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư, một số dự án đã đầu tư mở rộng sản xuất.
Kết quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp KCN Thụy Vân năm 2011 nhìn chung có những bước phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của tỉnh Phú Thọ.
Bình quân 5 năm qua, các chỉ số kinh tế chủ yếu của KCN có mức tăng trưởng trên 35% so với năm trước liền kề Đóng góp về giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu và thu Ngân sách chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với toàn tỉnh
Tính đến nay, tổng số lao động Việt Nam đang làm việc trong KCN Thụy Vân số lao động Việt Nam đang làm việc khoảng hơn 20.170 người trong đó số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI khoảng 16.874 người, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp trong nước khoảng 3.297 người Tổng số người nước ngoài đang làm việc trong KCN là 191 người (trong đó người lao động là 156, người sử dụng lao động là 35).
KCN Thụy Vân cơ bản đáp ứng được yêu cầu về sử dụng tiết kiệm đất đai,giải quyết cơ bản việc làm cho nhân dân địa phương và thu hút lao động từ các khu vực xung quanh.
Các chính sách ưu đãi được áp dụng trong thu hút FDI vào KCN Thụy Vân cho tới nay
Tỉnh Phú Thọ cam kết thực hiện đầy đủ những chế độ ưu đãi chung của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Phú Thọ nói chung, các KCN của Phú Thọ nói riêng.
UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh và bổ sung, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế:
Quyết định số 1730/2001/QĐ-UB ngày 14/6/2001, Quyết định 2054/QĐ-UB ngày 04/07/2002 “về quy định, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư trong nước vào tỉnh Phú Thọ”. Để tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN đối với điều kiện hội nhập, BQL các KCN Phú Thọ đã có quyết định số 239/HC ngày 6/9/2007 về việc cung cấp thông tin về các KCN, CCN Phú Thọ Tại Quyết định này, BQL các KCN Phú Thọ đã cung cấp thông tin về quy hoạch các KCN, CCN đã đầu tư xây dựng trong quy hoạch giai đoạn 2006-2010.
Ngày 27/08/2009 UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 2478/2009/ QĐ-UBND ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư vào tỉnh Phú Thọ.
Ngày 12/1/2012, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 04/2012/QĐ- UBND về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chính sách riêng cho KCN Thụy Vân Đồng thời với các chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh nói chung, UBND tỉnhPhú Thọ cũng đã ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN, CCN: Quyết định 2437/QĐ-UBND ngày 14/9/2000, Quyết định số 739/2002/QĐ-UBND ngày
08/03/2002 “về quy định một số chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Thụy Vân – thành phố Việt Trì”, và “danh mục các dự án được hưởng ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào KCN Thụy Vân và các CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, Quyết định số 4258/2001/QĐ-UBND ngày 29/11/2001 về quy định giá cho thuê đất đã được đầu tư cơ sở hạ tầng tại KCN Thụy Vân.
2.3 Ðánh giá thu hút FDI vào KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua
2.3.1 Ưu điểm Đối với KCN Thụy Vân, sau 15 năm xây dựng và phát triển cũng đã thu hút được 29 dự án FDI Tuy quy mô không lớn nhưng cũng là kết quả đáng khích lệ. Riêng KCN Thụy Vân, từ năm 2002 đến nay, thu hút được 29 doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp FDI này đã tạo việc làm cho hơn 16.000 lao động trực tiếp Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI trong KCN Thụy Vân khoảng từ 2,0 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng, cao hơn mức trung bình chung của toàn KCN trong tỉnh; góp phần nâng cao mức sống cho người dân của tỉnh.
Nhìn chung, các dự án FDI thu hút được đều đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển và định hướng thu hút của tỉnh Các dự án, doanh nghiệp FDI trong KCN Thụy Vân đều hoạt động với sự quản lý của BQL các KCN Phú Thọ.
Trong hơn 15 năm xây dựng và phát triển, KCN Thụy Vân mới chỉ thu hút được nguồn FDI trong gần 10 năm trở lại đây Những năm đầu tiên nguồn FDI chảy vào KCN Thụy Vân, số lượng dự án và quy mô còn ở mức trung Trong vài năm gần đây, khả năng thu hút FDI của KCN Thụy Vân đi xuống nhiều Việc thu hút FDI vào KCN Thụy Vân có một số tồn tại chủ yếu sau đây:
Công tác xúc tiến đầu tư vào KCN Thụy Vân có nhiều hạn chế.
Phú Thọ cũng được đánh giá là tỉnh có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng nhưng lại thiếu thận trọng Công tác đánh giá nhà đầu tư của tỉnh nói chung cũng như của KCN Thụy Vân nói riêng còn kém. Đa phần các dự án FDI vào KCN Thụy Vân với quy mô nhỏ đến trung bình, việc phát triển của các doanh nghiệp FDI ở đây chưa bền vững, tiềm ẩn những rủi ro (thua lỗ, phá sản ), nhiều doanh nghiệp còn hạn chế trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại Đầu tiên phải kể đến là môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn đối với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư lớn.
Về giao thông, mặc dù được quy hoạch cụ thể và đầu tư lớn, hình thành mạng lưới giao thông kết nối hệ thống đường nội bộ KCN với đường quốc lộ, tỉnh lộ Tuy nhiên cho đến nay, đường giao thông của KCN nói riêng và của tỉnh nói chung đã có nhiều xuống cấp, cần được cải tạo và có những biện pháp để nâng cao chất lượng.
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước đang có những dấu hiệu xuống cấp do không thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng Công tác duy trì tình trạng ổn định của cơ sở hạ tầng chưa được đưa lên hàng đầu. Đất dành cho KCN mặc dù được quy hoạch từ trước, nhưng vẫn chưa thực sự có mặt bằng sạch để giao cho nhà đầu tư với thời gian nhanh nhất.
Những chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh mặc dù được công bố nhưng việc thực hiện vẫn chưa được nhiều và do đó, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.Các hỗ trợ về tài chính cho nhà đầu tư vào các KCN chưa được thực hiện đầy đủ mà ngày càng giảm
Thủ tục hành chính và những thủ tục không chính thức vẫn còn là những rào cản đối với nhà đầu tư.
Hơn nữa, việc xúc tiến đầu tư vào KCN Thụy Vân và các KCN, CCN chưa được BQL các KCN chú trọng.
Mục tiêu và định hướng của tỉnh Phú Thọ trong thu hút FDI thời gian tới
3.1.1 Mục tiêu kêu gọi đầu tư của tỉnh Phú Thọ
Những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2020 đã được tỉnh Phú Thọ xác định rõ trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú
Thọ đến năm 2020 như sau: Phấn đấu trở thành một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, sau các thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước Phấn đấu thoát ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 về cơ bản đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp, và xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng, là một trong những trung tâm về khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, du lịch, thể thao của vùng Trung du Miền núi Bắc
Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng, liên vùng, và là thành phố lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011- 2015 cần khoảng 68 nghìn tỷ đồng Bình quân là 13,6 nghìn tỷ đồng/năm
Cụ thể, phân bổ cho các ngành như sau:
Bảng 3.1: Nhu cầu vốn đầu tư theo ngành giai đoạn 2011 - 2015
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ, Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
3.1.2 Định hướng thu hút đầu tư FDI
Quan điểm về thu hút và triển khai các dự án FDI của tỉnh Phú Thọ có thể khái quát như sau:
- Tăng cường thu hút các dự án FDI vào các lĩnh vực có thế mạnh
- Tăng cường thu hút các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại
- Chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án
- Khuyến khích các dự án FDI tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi hình thức đầu tư
- Sử dụng đồng bộ và nâng cao hơn nữa vai trò của các công cụ tài chính
Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư vào KCN Thụy Vân thời gian tới
Thời gian tới, mục tiêu của BQL các KCN đặt ra cho việc thu hút đầu tư vào KCN Thụy Vân vẫn sẽ hướng vào tập trung thu hút đầu tư để sớm có thể lấp đầy diện tích có thể cho thuê trong vòng 5 năm tới Tuy đặt mục tiêu là sớm có thể lấp đầy 22,8% diện tích còn lại của KCN Thụy Vân lên hàng đầu, nhưng thu hút đầu tư vẫn rất cần chú trọng tới việc lựa chọn công nghệ sạch, công nghệ bảo vệ môi trường.
Qua đó, định hướng cụ thể thu hút đầu tư vào KCN Thụy Vân trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất là về đối tác đầu tư: Khuyến khích tất cả các nhà đầu tư từ tất cả các nước trên thế giới đầu tư vào KCN.
Thứ hai là về ngành nghề: Cần đặc biệt chú ý công tác chọn lọc dự án đầu tư về mặt công nghệ giảm thiểu lượng rác và nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Thứ ba là hình thức đầu tư: Khuyến khích tất cả các dự án FDI dưới mọi hình thức, đặc biệt ưu đãi đối với các dự án lớn, công nghệ hiện đại.
Thứ tư là sẽ tích cực khuyến khích FDI vào việc hoàn chỉnh hạ tầng của KCN
Thụy Vân, đặc biệt là dự án xử lý nước và rác thải cho KCN.
Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào KCN Thụy Vân thời gian tới
3.3.1 Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của tỉnh nói chung cũng như của KCN Thụy Vân nói riêng để đảm bảo cho đầu tư phát triển và tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư
Trong giai đoạn 2011 – 2020, Phú Thọ cần tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
Hoàn chỉnh hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại của KCN, hệ thống cấp nước, hạ tầng viễn thông, hệ thống điện cho KCN… Liên tục rà soát và sửa chữa những hư hỏng và sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng kỹ thuật Lấy mục tiêu thực hiện tốt hơn nữa việc xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng đến chân hàng rào từng công trình, từng dự án làm hàng đầu, luôn đảm bảo việc cung cấp hạ tầng hoàn chỉnh cho mọi dự án nhằm tạo được một mặt bằng sạch thu hút FDI.
Thực hiện tốt việc nâng cấp hệ thống giao thông và hạ tầng cơ sở nhằm xóa đi khoảng cách kém lợi thế về vị trí địa lý so với nhiều KCN của các tỉnh bạn, thì KCN Thụy Vân mới có hy vọng thu hút được các Nhà đầu tư chất lượng cao.
3.3.2 Tăng cường xúc tiến đầu tư vào KCN Thụy Vân
Ngoài việc tăng cường xúc tiến đầu tư chung vào tỉnh Phú Thọ, cần thực hiện việc xúc tiến vào KCN Thụy Vân.
Thường xuyên cập nhật và duy trì việc công bố các chính sách ưu đãi của KCN Thụy Vân trên website của tỉnh, của trung tâm xúc tiến đầu tư, trên các phương tiện truyền thông khác nhau.
BQL các KCN cần tích cực hơn nữa trong việc xúc tiến đầu tư, không chỉ dựa vào Trung tâm xúc tiến đầu tư của Tỉnh như trước đây.
3.3.3 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho nhà đầu tư
Thực hiện chủ trương đầu tư và phát triển các KCN của tỉnh Phú Thọ nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng, BQL các KCN Phú Thọ cần thống nhất một số yêu cầu như sau:
Thứ nhất, kiên trì thực hiện nhất quán cơ chế một cửa, một đầu mối, một dấu; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư ở mọi khâu Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, tạo điều kiện để các dự án này hoạt động phát huy hiệu quả cao theo phương châm
“Tất cả vì quyền lợi của các Nhà đầu tư”.
Thứ hai, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư một cách linh hoạt phù hợp với từng KCN, CCN nhằm phát huy lợi thế của từng KCN và từng CCN Đối với KCN Thụy Vân, với điều kiện tương đối thuận lợi hơn so với nhiều KCN khác trên toàn tỉnh, tuy nhiên, lại là KCN với mục tiêu phát triển rộng lớn nhất cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, lấp đầy diện tích công nghiệp, BQL các KCN cùng với các sở, ban, ngành khác của Tỉnh cần phải đưa ra những ưu đãi đặc biệt để thu hút được các đối tác đầu tư lớn và các dự án có công nghệ hiện đại. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành và quản lý FDI Rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư Tiếp tục hoàn thiện đề án cấp giấy phép đầu tư qua mạng cho các doanh nghiệp để đảm bảo việc nhanh chóng trong cấp phép đầu tư khi nhận được những hồ sơ đăng ký hợp lệ.
3.3.4 Nâng cao nguồn nhân lực bằng việc chú trọng công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động trên địa bàn đồng thời với việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể và mục tiêu thu hút đầu tư của KCN Thụy Vân mà tỉnh có kế hoạch chi tiết trong đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động cho KCN nhằm tránh sự lãng phí nguồn lực khi đào tạo không đúng, đào tạo thừa hoặc thiếu…
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm hai mặt:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Trong đó bao gồm có cán bộ quản lý nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ cho các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai, nâng cao chất lượng lực lượng lao động trực tiếp, gồm có lao động kỹ thuật và lao động thông thường.
3.3.5 Khuyến khích nhà đầu tư trong nước tập trung vào phát triển công nghiệp hỗ trợ
Phát triển dịch vụ vận tải: Phát triển dịch vụ vận tải cả đường thủy và đường bộ để mở rộng quy mô và phạm vị vận tải cả nội tỉnh và liên tỉnh Chuẩn bị lực lượng vận tải để phục vụ vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa… khi các doanh nghiệp sản xuất với quy mô và công suất lớn Đa dạng hóa các hình thức và thành phần kinh tế tham gia lĩnh vực vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách trong đó ưu tiên cho đầu tư vận tải người lao động tới KCN Thụy Vân làm việc Hoàn chỉnh và mở rộng quy mô cho cảng nội địa ICD trong KCN Thụy Vân.
Phát triển dịch vụ ngân hàng – tài chính: Lĩnh vực ngân hàng phải tăng cường tạo nguồn thu trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế có vốn để phát triển sản xuất – kinh doanh hiệu quả và thực hiện đúng luật pháp của Nhà nước.
Phát triển dịch vụ thông tin, dịch vụ bưu chính viễn thông: Tăng cường công tác thông tin tới người sản xuất, kinh doanh, nhà đầu tư mọi thông tin đặc biệt là thông tin về kinh tế (đầu tư, giá cả, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa…), thông tin về pháp luật (những quy định mới về đầu tư, sản xuất kinh doanh…) Mở rộng hình thức tư vấn tìm đối tác đầu tư, tư vấn tìm kiếm thị trường, tư vấn kinh tế, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tư vấn tìm kiếm việc làm…
Phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống: Những dịch vụ này ngày càng trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống nhất là khi chất lượng sống ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để việc vui chơi, giải trí ngày càng an toàn và lành mạnh.
3.3.6 Thành lập nhóm giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào KCN Thụy Vân
BQL các KCN cần thành lập những nhóm chuyên trách, phụ trách các vấn đề riêng biệt Đặc biệt, thành lập nhóm chuyên trách về KCN Thụy Vân Nhóm này, vừa hỗ trợ các nhà đầu tư mới trong việc xin cấp phép đầu tư, đồng thời cũng hỗ trợ các nhà đầu tư cũ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp đỡ các nhà đầu tư giải quyết những thắc mắc, những vấn đề nảy sinh trong hoạt động của mình Nhóm này cung cấp miễn phí mọi thông tin cần thiết cho nhà đầu tư, cung cấp đầy đủ và chính xác cho nhà đầu tư các tài liệu cần thiết liên quan đến KCN Thụy Vân Nhóm này hỗ trợ nhà đầu tư từ công tác chuẩn bị đầu tư đến việc xin cấp giấy phép đầu tư, việc triển khai dự án, khi dự án đi vào hoạt động và thậm chí cho đến khi dự án ngừng hoạt động Nhóm còn hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục nhập cảnh…
Một số kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước
Chính phủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần sớm quan tâm: xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng ở địa phương, giúp Phú Thọ hoàn thiện môi trường đầu tư; có nhiều cơ chế hỗ trợ tỉnh Phú Thọ trong hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài.
3.4.2 Kiến nghị đối với tỉnh Phú Thọ
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ quan đảng, chính quyền các cấp và toàn dân trong tỉnh đối với việc thu hút và triển khai các dự án FDI trên địa bàn.
- Thường xuyên xem xét để có các chính sách ưu đãi đầu tư vừa đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước, nhưng lại có những chính sách đặc thù hỗ trợ nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) vào KCN Thụy Vân và cam kết thực hiện theo đúng các nội dung đã công bố.
- Có các giải pháp nhằm nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho KCN Thụy Vân cũng như các cơ sở hạ tầng có liên quan.
- Có chiến lược và triển khai thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
- Quy định rõ và phân công phân cấp cụ thể trách nhiệm của các Sở, Ban,Ngành, các huyện, thị xã và UBND các xã, phường trong thu hút đầu tư, quản lý doanh nghiệp.
1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Trong nhiều năm qua, việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCX, KCN và CCN đã trở thành mục tiêu mà các tỉnh và thành phố trong cả nước phấn đấu thực hiện Thu hút FDI vào các KCX, KCN và CCN luôn là vấn đề hàng đầu mà các tỉnh, thành phố mong muốn bởi: FDI là một trong những nguồn vốn đã và đang có đóng góp to lớn trong việc giúp phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và trình độ công nghệ của đất nước, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện mức sống cho người dân FDI luôn là nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và vẫn rất cần tập trung và tích cực thu hút để tăng cường cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Phú Thọ cũng là một trong những tỉnh đã rất sớm xây dựng các KCN và tích cực thu hút FDI vào các KCN này Mặc dù đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các KCN nói riêng của tỉnh, song vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào trong tỉnh, ngay cả vào các KCN Với rất nhiều những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện chính sách thu hút FDI nhưng việc thu hút FDI vào tỉnh Phú Thọ nói chung vẫn còn có nhiều những hạn chế bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được Trên thực tế, các dự án FDI vào Phú Thọ chưa có các dự án có quy mô lớn mà chủ yếu vẫn chỉ là các dự án nhỏ và vừa Các dự án này chủ yếu vẫn là của hai đối tác chính là Hàn Quốc và Đài Loan Do đó, để thu hút được thêm các dự án mới có giá trị gia tăng cao hơn, thân thiện với môi trường hơn, đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế của tỉnh cũng như cho đời sống của người dân hơn nữa thì cần phải có những đối sách mới.
Những KCN của tỉnh Phú Thọ đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển hoạt động của mình KCN Thụy Vân là một trong những dự ánKCN sớm nhất của tỉnh Phú Thọ Nhưng trong những năm gần đây, hoạt động của
KCN đang rơi vào trong trạng thái đình đốn với rất nhiều vấn đề đang nảy sinh khiến cho các cấp lãnh đạo cũng như người dân gặp nhiều bức xúc Với một thời gian dài hoạt động nhưng việc thu hút đầu tư vào KCN Thụy Vân vẫn chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng Làm sao để có thể giải quyết được các vấn đề nảy sinh, nâng cao được hiệu quả thu hút các doanh nghiệp FDI tại KCN này để góp phần vào sự phát triển của KCN Thụy Vân nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung luôn là điều trăn trở của không chỉ BQL KCN mà còn là của tất cả các cấp lãnh đạo của Tỉnh Bởi vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ”
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho tới nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói chung và vào một địa phương nói riêng. Một số công trình như:
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2005): “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ”
Luận văn thạc sỹ của Phạm Hương Thảo (2006): “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Việt Nam”
Luận văn thạc sỹ của Trần Việt Tuấn (2006): Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng”
Luận văn thạc sỹ của Phan Thanh Hà (2007): “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Phú Thọ”
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Công Dũng (2008): “Tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Hà Nội”
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu việc thu hút FDI vào một địa phương nói chung như vào cả nước hoặc vào một tỉnh Hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu về việc thu hút FDI vào KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ Đề tài được thực hiện với mong muốn nghiên cứu, đánh giá một cách chi tiết về thực trạng thu hút FDI vào KCN Thụy Vân và đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách hệ thống, toàn diện nhất để đạt được mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Phú Thọ nói chung và vào KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ nói riêng; Chỉ ra những mặt thành công và tồn tại trong việc thu hút các doanh nghiệp, dự án FDI tại KCN này cùng các nguyên nhân của chúng, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường và cải thiện việc thu hút FDI vào KCN này trong tương lai.
4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu a Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến việc thu hút FDI vào KCN Vận dụng vào nghiên cứu hoạt động thu hút FDI tại KCN Thuỵ Vân, tỉnh Phú Thọ. b Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động thu hút các dự án FDI vào KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ tới năm 2012 và định hướng đến năm 2020. c Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Thu thập các thông tin thứ cấp (như thông tin chung về tỉnh Phú Thọ, thực trạng thu hút và những tác động của FDI tới năm 2012 trên toàn tỉnh Phú Thọ và tại KCN Thụy Vân, số lượng những doanh nghiệp FDI vào các KCN Thụy Vân…) từ
Sở công thương Phú Thọ, Sở kế hoạch đầu tư Phú Thọ, BQL các KCN tỉnh Phú Thọ , cục thống kê Phú Thọ; trên mạng Internet, trong các sách, báo, tạp chí… Trên cơ sở đó, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, và tổng hợp, để chỉ ra được những thành công và tồn tại cùng các nguyên nhân của chúng trong việc thu hút các doanh nghiệp, dự án FDI tại KCN Thụy Vân.