1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại tổng cục dự trữ nhà nước

97 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hàng Dự Trữ Quốc Gia Tại Tổng Cục Dự Trữ Nhà Nước
Tác giả Nguyễn Văn Anh
Người hướng dẫn GS.TS Đinh Văn Tiến
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 674,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO QUẢN HÀNG HÓA TRONG CÔNG TÁC DỰ TRỮ QUỐC GIA (10)
    • 1.1. Công tác dự trữ quốc gia, những yêu cầu về chất lượng và số lượng hàng hóa dự trữ quốc gia (10)
      • 1.1.1. Khái niệm về dự trữ, dự trữ quốc gia, hoạt động dự trữ quốc gia (10)
      • 1.1.2. Chất lượng hàng hóa dự trữ quốc gia (11)
      • 1.1.3. Yêu cầu của dự trữ quốc gia (12)
      • 1.1.4. Bảo quản hàng dự trữ quốc gia (13)
    • 1.2. Hiện trạng về công tác dự trữ tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước (14)
    • 1.3. Hiện trạng về bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia (19)
      • 1.3.1. Hoạt động trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia (20)
      • 1.3.2. Hoạt động quản lý bảo quản hàng hóa Dự trữ quốc gia (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA TẠI TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC (36)
    • 2.1. Tổng quan về hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nước (36)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nước (36)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (37)
      • 2.1.3. Tổ chức bộ máy của Tổng cục DTNN (40)
      • 2.1.4. Đặc điểm hoạt động của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (41)
    • 2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại Tổng cục DTNN giai đoạn 2013-2015 (42)
      • 2.2.1. Về việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (43)
      • 2.2.2. Về công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (47)
      • 2.2.3. Công tác quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia (67)
      • 2.2.5. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân (71)
    • 2.3. Những kết luận cơ bản rút ra qua nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (72)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được trong việc quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (72)
      • 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (73)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA (75)
    • 3.1 Mục tiêu quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (75)
      • 3.1.1 Dự báo về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia (75)
      • 3.1.2 Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020. .70 (76)
      • 3.1.3 Mục tiêu chiến lược phát triển ngành Tài chính Việt Nam đến năm 2020 (76)
      • 3.1.4 Mục tiêu chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 (77)
    • 3.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (79)
    • 3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia 75 (81)
      • 3.3.1 Nâng cao khả năng nghiên cứu về chất lượng hàng dự trữ quốc gia (81)
      • 3.3.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (82)
      • 3.3.3 Hoàn thiện tổ chức quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (83)
      • 3.3.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (85)
    • 3.4 Những điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về chất lượng hàng dự trữ quốc gia (91)
      • 3.4.1 Nhà nước tạo điều kiện để xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về chất lượng hàng dự trữ quốc gia (91)
      • 3.4.2 Cần có sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan (93)
      • 3.4.3 Tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kho tàng DTQG (93)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................89 (95)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................90 (96)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO QUẢN HÀNG HÓA TRONG CÔNG TÁC DỰ TRỮ QUỐC GIA

Công tác dự trữ quốc gia, những yêu cầu về chất lượng và số lượng hàng hóa dự trữ quốc gia

1.1.1 Khái niệm về dự trữ, dự trữ quốc gia, hoạt động dự trữ quốc gia

Trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội, con người thường xuyên chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường thiên nhiên Cho dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến mấy, ở bất cứ trình độ tiên tiến nào; công tác phòng ngừa, bảo vệ có kỹ lưỡng đến đâu thì loài người vẫn và sẽ còn bất lực trước những hiểm họa và rủi ro do thiên nhiên gây ra Đưmgs trước những hiểm họa, những lý do bất khả kháng đó đòi hỏi con người phải tự tìm kiếm giải pháp để phòng ngừa, hạn chế, khắc phục những biến có bất ngờ gây ra Đó chính là cội nguồn của ý tưởng về dự trữ.

Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập kinh té quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường, tính chất xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, cạnh tranh khốc liệt; sự phát triển luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro; vì thế công tác dự trữ, đặc biệt là dự trữ nhà nước ngày càng có vai trò quan trọng; trong nhiều trường hợp được vi như “Chiếc van an toàn” đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.

Dự trữ là một hoạt động kinh tế quan trọng, đóng vai trò chính trong việc duy trì sự ổn định và an toàn trong xã hội Bằng cách tích lũy và lưu giữ một phần tài sản, các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ có thể chuẩn bị cho những rủi ro bất ngờ và các biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như thiên tai, khủng hoảng kinh tế hoặc các thảm họa khác Dự trữ tạo ra một mạng lưới an toàn tài chính, giúp giảm bớt tác động tiêu cực của những sự kiện không lường trước được, đảm bảo sự phát triển ổn định và phục hồi nhanh chóng của xã hội.

Quỹ dự trữ nhà nước được thành lập từ giá trị thặng dư và sự hình thành qũy được tính lũy từ hết năm này sang năm khác; nó được dùng chung liên tục và cũng được lấp đầy thường xuyên hàng năm cho đủ mức cần thiết để có thể cho phép hoạt động của xã hội được vận hành liên tục, bình thường

Theo từ điển Bách khoa Tiếng Việt: dự trữ là toàn bộ những nguồn vốn hay giá trị mà một chủ thể kinh tế hay nhà nước dành ra dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ để phòng ngừa và khắc phục có hiệu quả các tổn thất do tai biến bất ngờ gây ra đối với sản xuất, đời sống hoặc để đảm bảo cho sự liên tục không bị gián đoạn trong sản xuất kinh doanh Theo Từ điển Tiếng Việt: dự trữ là trữ sẵn để dùng khi cần đến.

Dự trữ quốc gia, theo từ điển Bách khoa tiếng Việt là dự trữ của một nước, do Nhà nước nắm giữ và quản lý, bao gồm dự trữ các vật tư hàng hoá quan trọng nhất, các loại vàng bạc, đá quý, ngoại tệ, tiền chưa phát hành Là quỹ dự trữ lớn nhất, nhằm mục đích khắc phục những tổn thất do thiên tai, dịch hoạ gây ra trên quy mô lớn, trong một thời gian nhất định, DTQG là nguồn tích luỹ của quốc gia, là sức mạnh của đất nước.

Luật dự trữ quốc gia, được thông qua vào năm 2004, định nghĩa dự trữ quốc gia là vật tư, thiết bị và hàng hóa do Nhà nước quản lý và sở hữu Mục đích của dự trữ quốc gia là cho phép Nhà nước đáp ứng kịp thời các nhu cầu cấp bách nảy sinh từ thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, cũng như phục vụ quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội Các tình huống đột xuất cấp bách bao gồm những sự kiện có khả năng bùng phát rộng rãi, đe dọa đến an ninh quốc gia, an ninh và trật tự xã hội, cần được giải quyết ngay lập tức.

Hoạt động dự trữ quốc gia: là việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.

Hoạt động đất đai quốc gia (ĐDQG) bao hàm toàn bộ các hoạt động liên quan đến quá trình hình thành, duy trì và sử dụng ĐDQG Trong đó bao gồm dự báo, lập chiến lược, kế hoạch, dự toán ngân sách; xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật quản lý ĐDQG; điều hành xuất nhập, mua bán, bảo quản, bảo vệ ĐDQG; và quản lý, sử dụng ĐDQG một cách hiệu quả.

1.1.2 Chất lượng hàng hóa dự trữ quốc gia

Chất lượng hàng dự trữ quốc gia là mức độ đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành, tiêu chuẩn cơ sở đối với các đặc tính cụ thể của hàng hóa.

Do mục tiêu và yêu cầu của quy trình nghiệp vụ đòi hỏi hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định và phải tuân thủ quy trình bảo quản nghiêm ngặt để bảo đảm chất lượng; tránh những hệ quả do kém chất lượng mang lại.

Hàng dự trữ quốc gia được quản lý theo chu trình nhập kho, xuất kho và lưu kho bảo quản trong một thời gian dài (có mặt hàng bảo quản đến 8 năm và lâu hơn nữa) Do vậy yêu cầu quản lý đặt ra là hàng dự trữ quốc gia phải đảm bảo chất lượng từ khâu nhập kho cho đến khi xuất kho; đây là yêu cầu quản lý đặc trưng của ngành dự trữ, đáp ứng mục tiêu dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh Để quản lý chặt chẽ chất lượng hàng dự trữ quốc gia một mặt cần phải ngày hoàn thiện yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hoàn thiện công nghệ bảo quản, hệ thống chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu kỹ thuật cho từng mặt hàng Mặt khác phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia; nâng cao chất lượng điều kiện đảm bảo phục vụ cho công tác quản lý chất lượng: Kho tàng, trang thiết bị công cụ bảo quản, công tác kế hoạch bảo quản, hệ thống định mức bảo quản…

1.1.3 Yêu cầu của dự trữ quốc gia

1.1.3.1 Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia và bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành. a Đối với những mặt hàng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó đã quy định cụ thể các chỉ tiêu chất lượng thì áp dụng theo các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia. b Đối với những mặt hàng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật, nhóm chỉ tiêu chất lượng mà không quy định các chỉ tiêu chất lượng cụ thể thì áp dụng theo quyết định của Bộ Tài chính ban hành hoặc quyết định của Bộ, ngành ban hành (sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính) các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng cụ thể của nhóm chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng mặt hàng. c Đối với những mặt hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì áp dụng theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực công bố áp dụng phù hợp đối với từng mặt hàng Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, có thể áp dụng theo tiêu chuẩn cơ sở, các quy phạm quy định kỹ thuật của cơ sở sản xuất hoặc tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Trường hợp chưa xây dựng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mặt hàng dự trữ quốc gia mới đưa vào dự trữ; chưa kịp sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu kỹ thuật của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành do thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc công nghệ bảo quản, Thủ trưởng Bộ ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng và quyết định chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu kỹ thuật bảo quản tạm thời để áp dụng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trong thời gian tối đa là một năm kể từ ngày bổ sung mặt hàng dự trữ quốc gia mới, thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc công nghệ bảo quản, Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải hoàn thành việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để gửi Bộ Tài chính ban hành.

1.1.3.2 Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải tuân thủ theo đúng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản khác liên quan đến quản lý chất lượng đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia.

Hiện trạng về công tác dự trữ tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Dự trữ các tư liệu vật chất tồn tại tất yếu của mọi hình thái kinh tế - xã hội Dự trữ hàng hóa là điều kiện của lưu thông hàng hóa, dự trữ quốc gia chỉ xuất hiện từ khi có nhà nước.

Trước hết, dự trữ quốc gia hình thành do yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước để quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Khi nhà nước ra đời thì quỹ DTQG cũng dần hình thành và phát triển Tuy nhiên, quy mô và hình thức, dự trữ của mỗi quốc gia không giống nhau, vì nó được hình thành xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu đảm bảo ổn định chính trị, quốc phòng , an ninh, tuỳ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia Chính Lê Nin đã coi sản xuất và dự trữ lương thực là vận mệnh của toàn bộ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga, Người đã khảng định “Chỉ khi nào có được một số lượng dự trữ lương thực đầy đủ thì khi đó Nhà nước Công nhân mới đứng vững về mặt kinh tế”. Đề cập về vấn đề dự trữ nhà nước, Các Mác khẳng định: “Mọi hình thái sản xuất, mọi chế độ xã hội, nếu muốn bảo đảm sự an toàn và ổn định đều phải có tiềm lực dự trữ nhất định Khi sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường phát triển nhà nước nào có tiềm lực dự trữ mạnh và hợp lý sẽ trở nên vững mạnh trước mọi biến cố”.

Trong tác phẩm nổi tiếng “chống Duy rinh” Ph.Ăngghen cũng nhấn mạnh: “Quỹ dự trữ đủ và mạnh sẽ tồn tại trong tất cả mọi quá trình phát triển của xã hội”.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của DTQG, “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến hoạt động dự trữ quốc gia, coi đó là một lĩnh vực kinh tế đặc biệt, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhất là khi có thiên tai, địch họa” (thư của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười gửi cán bộ, công chức, viên chức ngành dự trữ quốc gia nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập).

Thứ hai, DTQG hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu mà các loại dự trữ khác trong nền kinh tế không đáp ứng được, trong những trường hợp đột biến do thiên tai, lũ lụt, hạn hán, đại dịch và tình huống chiến tranh xảy ra , những đột biến này xảy ra trên phạm vi rộng, thiệt hại lớn… thực tế không thể có loại hình dự trữ nào có thể đáp ứng nổi mà chỉ có DTQG.

Trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thiên tai luôn là thách thức lớn mà con người phải đối mặt Từ lũ lụt đến cuồng phong, những thảm họa thiên nhiên gây ra thiệt hại to lớn về người và của, đồng thời tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát Những hậu quả nghiêm trọng này không chỉ hủy hoại nền kinh tế mà còn tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc Đông Nam Á, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra trên diện rộng khắp cả

3 miền Bắc - Trung - Nam và luôn là nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định về sản xuất và đời sống Trung bình mỗi năm nước ta phải hứng chịu từ 8 đến 13 cơn bão, trong đó có 4 đến 6 cơn bão gây thiệt hại lớn về người và của.

Theo các chuyên gia quốc tế nghiên cứu về sự thay đổi của khí hậu toàn cầu, Việt Nam là nước thứ 5 chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ là nơi bị ảnh hưởng lớn nhất do nước biển dâng cao Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đến thủy điện, sản xuất dầu khí và vận tải biển Những yếu tố bất lợi, những diễn biến bất thường của khí hậu những năm gần đây và dự báo cho cả thời gian tới thường xuyên có thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt đe doạ trên cả 3 miền

Như vậy, đòi hỏi của sự hình thành DTQG là vấn đề có ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với nước ta để ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai gây ra.

Nó không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề đáp ứng mục tiêu ổn định tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Thứ ba, thế giới vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ khủng bố với tính chất phức tạp ngày càng tăng Chiến tranh luôn là hiểm hoạ kinh hoàng đối với xã hội loài người.

Lịch sử Việt Nam từ khi các vua Hùng dựng nước, hầu hết qua các thời kỳ nước ta đều bị giặc ngoại xâm Các triều đại phong kiến phương Bắc xâm chiếm hàng ngàn năm, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nước ta hàng trăm năm Đến ngày 30/4/1975, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhân dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước Công cuộc xây dựng đất nước ta vẫn bị các thế lực thù địch, phản động gây rối Như vậy, xét cả một quá trình từ khi dựng nước và giữ nước đến nay, nước ta liên tục phải đấu tranh dựng nước và giữ nước chống giặc ngoại xâm.

Ngày nay, nguy cơ đe dọa quân sự vẫn diễn ra tiềm ẩn, những xung đột khu vực vẫn liên tục xảy ra có chiều hướng phức tạp lâu dài Tình hình ngày càng chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc khó lường Điều đó đặt ra về mặt chiến lược ngoài những điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho quốc phòng thì việc tăng cường DTQG là một yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ vững chắc tổ quốc trong mọi tình huống.

Thứ tư, trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả, sản xuất kinh doanh của mình Khi doanh nghiệp là người tự quyết định trong sản xuất kinh doanh, tự do cạnh tranh thì không thể ép buộc họ gánh vác trách nhiệm dự trữ cho toàn xã hội, cho những biến cố xảy ra bất ngờ, thậm chí trong những tình huống xảy ra như thế họ còn đầu cơ, trục lợi để kinh doanh thu lợi nhuận cao.

Hiện trạng về bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia

Hàng dự trữ quốc gia là những vật tư hàng hóa trong danh mục dự trữ quốc gia Danh mục hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản đó là các mặt hàng như: Lương thực (thóc, gạo); muối ăn; vật tư, cứu hộ cứu nạn (gồm: thiết bị máy móc phục vụ khắc phục hậu quả tiên tai như: máy ủi, máy xúc, máy gạt, xe máy thi công, xe chuyên dùng, kim loại đen và kim loại màu; hàng hóa cứu hộ khi xảy ra thiên tai bão lụt, hỏa hoạn như: xuồng các loại, nhà bạt dã chiến, phao cứu sinh các loại, máy bơm chưa cháy) đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh

Bảo quản hàng hóa DTQG có hai nội dung chủ yếu đó là hoạt động trực tiếp bảo quản hàng hóa DTQG và hoạt động quản lý kỹ thuật công nghệ bảo quản hàng hóa DTQG Hoạt động trực tiếp bảo quản hàng hóa DTQG là hoạt động mang tính nghiệp vụ kỹ thuật tác động trực tiếp đến hàng hóa DTQG nhằm bảo đảm an toàn số lượng và chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Hoạt động quản lý kỹ thuật công nghệ bảo quản hàng hóa DTQG là hoạt động xây dựng, ban hành Luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng hóa DTQG Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Luật, chiến lược, kế hoạch, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng hóa DTQG

1.3.1 Hoạt động trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Chúng ta biết rằng con người chỉ có thể tồn tại và phát triển thông qua hoạt động thỏa mãn nhu cầu nhất định Bất kỳ hoạt động nào cũng theo quy trình: chủ thể (con người có ý thức), sử dụng những công cụ, phương tiện và các cách thức nhất định để tác động vào đối tượng (tự nhiên, xã hội, tư duy) nhằm đạt được mục đích

Con người trong hoạt động sản xuất cần phải phối hợp với nhau nhằm đạt mục tiêu chung Để phối hợp với nhau trong hoạt động sản xuất thì cần phải có sự thống nhất trong cách thức để tác động vào đối tượng hướng tới mục tiêu chung Để thực hiện được yêu cầu đó, xuất hiện hoạt động quản lý Ngoài việc tuân theo quy trình hoạt động nói chung và hoạt động sản xuất nói riêng, hoạt động quản lý cần có những đặc trưng riêng của nó Tính đặc thù của hoạt động quản lý so với hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện trên tất cả các phương diện: chủ thể; đối tượng; công cụ, phương tiện; cách thức tác động và mục tiêu.

Hoạt động bảo quản hàng dự trữ quốc gia là hoạt động vật chất của một tổ chức, có sự tham gia của nhiều cá nhân, nhiều bộ phận, nhiều tổ chức Do đó, tất yếu phải có hoạt động quản lý Hoạt động bảo quản là một thể thống nhất, tuy nhiên để nghiên cứu chúng ta có thể tách ra hai hoạt động bao gồm hoạt động trực tiếp bảo quản và hoạt động quản lý.

Hoạt động trực tiếp bảo quản hàng DTQG là hoạt động vật chất bao gồm có: chủ thể thực hiện hoạt động bảo quản, sử dụng các công cụ, phương tiện và cách thức bảo quản để tác động lên đối tượng bảo quản (là hàng hóa dự trữ quốc gia,các quy trình công nghệ) nhằm đảm bảo cho hàng hóa DTQG, an toàn về số lượng và chất lượng.

Chủ thể bảo quản bằng kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức, tác động trực tiếp lên hàng hóa dự trữ quốc gia thông qua công cụ, phương tiện lao động nhằm đạt mục tiêu là bảo đảm an toàn hàng hóa DTQG Xét trong tổ chức dự trữ, chủ thể trực tiếp bảo quản hàng DTQG chủ yếu là các thủ kho bảo quản.

Như vậy, hoạt động trực tiếp bảo quản hàng DTQG là hoạt động thực hiện chủ yếu bởi người thủ kho bảo quản, sử dụng các công cụ, phương tiện bảo quản nhằm tác động trực tiếp lên hàng hóa DTQG, nhằm bảo đảm cho hàng hóa DTQG an toàn về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của nhà nước

Có thể nói hoạt động trực tiếp bảo quản hàng DTQG là hoạt động tác nghiệp mang tính kinh tế - kỹ thuật của đội ngũ thủ kho nhằm bảo quản hàng DTQG an toàn.

Hoạt động trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia gồm có năm nội dung chủ yếu bao gồm: chuẩn bị nhập; nhập hàng dự trữ, bảo quản hàng dự trữ, xuất hàng dự trữ, ghi chép thiết lập hồ sơ hàng hóa dự trữ Cụ thể từng nội dung hoạt động như sau:

* Chuẩn bị nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

- Chuẩn bị kho nhập hàng, xuất hàng:

Mỗi loại hàng hóa có yêu cầu kỹ thuật khác nhau do đó tùy thuộc vào loại hàng hóa nhập, xuất để thực hiện việc chuẩn bị kho phù hợp Yêu cầu kỹ thuật kho bảo quản hàng DTQG được quy định ở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối hàng hóa đó.

Ví dụ: Đối với thóc bảo quản kín, đối với vật tư thiết bị chuẩn bị giá kê, bạt, vải trải nền kho.

- Chuẩn bị trang thiết bị công cụ, dụng cụ nhập, xuất hàng

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa nhập, xuất để có sự chuẩn bị công cụ,dụng cụ khác nhau cho phù hợp.

VD: Đối với mặt hàng lương thực cần chuẩn bị cân, thúng cân thóc, xiên lấy mẫu, máy đo độ ẩm hạt v.v Đối với mặt hàng vật tư thiết bị cần chuẩn bị xe nâng hàng, bục kệ, thùng làm mát v.v

- Hồ sơ giấy tờ: Hợp đồng, hóa đơn chứng từ, quyết định nhập kho…

Thông thường là do đơn vị cơ sở chuẩn bị.

* Nhập hàng dự trữ quốc gia:

- Kiểm tra thực tế chất lượng hàng hóa

Kiểm tra chất lượng hàng để nhập kho là một công việc hết sức quan trọng nhằm bảo đảm hàng nhập kho phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật

Các căn cứ để kiểm tra:

Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hàng hóa, chủ yếu dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng hóa DTQG;

Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục DTNN, Cục DTNNKV;

Các giấy tờ kiểm tra, kiểm định liên quan đến hàng hóa do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp;

Các phiếu xuất hàng, hợp đồng liên quan đến hàng hóa;

Các tiêu chuẩn của nhà sản xuất, các tài liệu hướng dẫn sử dụng (bản chính và bản dịch tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu).

So sánh giữa thực tế chất lượng hàng hóa với các căn cứ kiểm tra Những hàng hóa không đạt yêu cầu theo quy định thì bị loại không nhập kho Đối với mặt hàng lương thực cần sử dụng các thiết bị và kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra thực tế chất lượng hàng nhằm bảo đảm lựa chọn hàng đạt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật Đối với mặt hàng vật tư chủ yếu dựa vào hồ sơ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền công nhận như:

Chứng thư giám định tình trạng hàng hóa nhập khẩu chứng nhận lô hàng bảo đảm các tiêu chuẩn về: Chủng loại, tính đồng bộ và các yêu cầu kỹ thuật

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA TẠI TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC

Tổng quan về hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nước

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Dự trữ quốc gia là một bộ phận kinh tế Nhà nước, nhằm chủ động tích lũy một bộ phận của cải vật chất, thành lực lượng dự phòng chiến lược để sử dụng vào mục đích: phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; phục vụ an ninh quốc phòng; góp phần phát triển sản xuất, ổn định đời sống và thực hiện các nhiệm vụ khác của Chính phủ Ngày 13/1/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 663/TTg về tổ chức vật tư của Quốc gia, với danh mục gồm 27 thứ hàng, trị giá gần 50 tỷ đồng, đồng thời tạm giao cho Ủy ban kế hoạch Quốc gia theo dõi, đôn đốc việc tổ chức và bảo quản vật tư dự trữ ở bốn Bộ (Thương nghiệp, Công nghiệp, Quốc phòng, Y tế) Với Quyết định này, Nhà nước đã đề ra những nguyên tắc cơ bản hình thành lực lượng dự trữ quốc gia Xét nhu cầu thống nhất quản lý lực lượng dự trữ vật tư Nhà nước, ngày 7/8/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 997/TTg thành lập Cục Quản lý Dự trữ vật tư của Nhà nước, thuộc Chính phủ Đối với CBCC trong toàn ngành DTQG, ngày 7-8-1956 được coi là mốc son lịch sử gắn liền với việc thành lập Cục Dự trữ, tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành về dự trữ, lần đầu tiên có ở Việt nam; đồng thời ngày nay, ngày 7 tháng 8 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Ngành Dự trữ quốc gia.

Trong 59 năm tồn tại và hoạt động, dưới dự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và hiện nay dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ Tài chính; hoạt động dự trữ quốc gia luôn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị - kinh tế - xã hội Dự trữ quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng an ninh. Ngoài ra dự trữ quốc gia còn có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết khác của Nhà nước 57 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành của ngành dự trữ là cả một chặng đường dài vất vả, nhưng cũng đầy tự hào Trải qua quá trình phát triển với rất nhiều biến đổi về tổ chức và phương thức quản lý, khi phân tán, lúc tập trung, ngày nay DTQG đã trở thành một hệ thống tổ chức vững mạnh, gồm Tổng cục DTNN và 10 Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ Trong đó, Tổng cục DTNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các hoạt động DTQG và trực tiếp quản lý các loại hàng chiến lược theo phân công của Chính phủ Tổng cục được tổ chức theo hệ thống dọc với 3 cấp quản lý: Tổng cục, Cục DTNN khu vực và Chi cục DTNN Để phù hợp với nhiệm vụ từng thời kỳ, Chính phủ cũng đã nhiều lần quy định lại chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống DTNN trực thuộc Bộ Tài chính Gần đây nhất, cùng với sự ra đời của hàng loạt các Luật liên quan đến công tác quản lý tài chính công; sự sắp xếp, bố trí lại các cơ quan thuộc Ngành Tài chính… Điều này đòi hỏi phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của TCDTNN để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách trong tình hình mới Ngày 20/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN trực thuộc

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Tổng cục DTNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao.

Tổng cục DTNN thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Dự thảo Nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dự trữ nhà nước;

Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, quy hoạch hệ thống kho,đề án, dự án quan trọng về dự trữ nhà nước;

Danh mục, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức dự trữ nhà nước và tổng mức tăng dự trữ nhà nước trong từng thời kỳ và hàng năm;

Kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ nhà nước và phương án phân bổ vốn bổ sung dự trữ nhà nước hàng năm cho các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ nhà nước;

Kế hoạch đặt hàng dự trữ nhà nước tại các Bộ, ngành được Chính phủ trực tiếp giao quản lý hàng dự trữ.

Việc sử dụng quỹ nhà nước để tham gia bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô.

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

Dự thảo thông tư và các văn bản khác về dự trữ nhà nước;

Chế độ quản lý tài chính, ngân sách dự trữ nhà nước, cơ chế mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ nhà nước; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ nhà nước;

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật thuộc lĩnh vực dự trữ nhà nước;

- Cấp tăng vốn dự trữ nhà nước; cấp chi phí nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, cứu trợ, viện trợ, bảo hiểm hàng dự trữ nhà nước cho các Bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nước.

- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục DTNN.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực dự trữ nhà nước sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ nhà nước.

- Tổ chức thực hiện đặt hàng dự trữ nhà nước tại các cơ quan, đơn vị dự trữ và thực hiện ký hợp đồng bảo quản theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Tổ chức quản lý, sử dụng quỹ dự trữ nhà nước theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện quản lý dự trữ nhà nước bằng tiền theo quy định của pháp luật.

- Trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ nhà nước theo danh mục được Chính phủ giao.

- Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng hệ thống kho, trang thiết bị kỹ thuật theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật dự trữ nhà nước; phòng chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác dự trữ nhà nước.

- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý; tổ chức thực hiện công tác thống kê và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng hàng dự trữ nhà nước.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực dự trữ nhà nước theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục DTNN theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Tổ chức bộ máy của Tổng cục DTNN

Thực trạng công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại Tổng cục DTNN giai đoạn 2013-2015

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chất lượng sản phẩm hàng hóa là vấn đề được toàn xã hội quan tâm Với ngành dự trữ quốc gia, công tác bảo quản để quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia luôn là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành.

Chính phủ đã phân công cho Bộ Tài chính quản lý chất lượng các sản phẩm liên quan đến dự trữ quốc gia Trong những năm qua công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia luôn được lãnh đạo Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm,chỉ đạo; nhất là sau khi Luật dự trữ quốc gia được ban hành đã có mục riêng về công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia Để Luật dự trữ quốc gia đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước hoàn thiện toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư) hướng dẫn thực hiện. Trong đó đã hoàn thiện cơ bản hệ thống các Thông tư về công tác chất lượng, điều kiện đảm bảo chất lượng và công tác quản lý chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia Cụ thể:

2.2.1 Về việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

Theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, các Bộ, ngành quản lý nhà nước có trách nhiệm quản lý chất lượng hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia, có trách nhiệm quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia Tuy nhiên, Bộ Tài chính chưa có Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

Do thiếu sự thống nhất trong quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng hàng dự trữ quốc gia, dẫn đến công tác quản lý chất lượng của kho dự trữ quốc gia không đảm bảo hiệu lực, hiệu quả Thậm chí, ở một số thời điểm và địa phương, công tác này chưa được chú trọng đúng mức.

Để thực thi Luật dự trữ quốc gia và giải quyết các vấn đề nêu trên, trong giai đoạn 2013-2015, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã ban hành các Thông tư hướng dẫn xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng dự trữ quốc gia, đồng thời hoàn thiện hệ thống các Thông tư liên quan đến công tác bảo quản hàng hóa Cụ thể, các Thông tư ban hành bao gồm: Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; hướng dẫn xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng dự trữ quốc gia; quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

- Hoàn thiện hệ thống Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia.

Hàng dự trữ quốc gia được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với chu trình nhập kho, lưu kho bảo quản trong một thời gian nhất định (có mặt hàng bảo quản đến 8 năm và lâu hơn nữa) và xuất kho Do vậy yêu cầu đặt ra là hàng dự trữ quốc gia phải đảm bảo chất lượng từ khâu nhập kho cho đến khi xuất kho Đây là yêu cầu quản lý đặc trưng của ngành dự trữ, đáp ứng mục tiêu dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh Để quản lý chặt chẽ chất lượng hàng dự trữ quốc gia, trong thời gian qua Tổng cục Dự trữ Nhà nước một mặt ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Mặt khác phải đảm bảo các điều kiện: Kho tàng, trang thiết bị công cụ bảo quản, công tác bảo quản, hệ thống định mức bảo quản để thực hiện công nghệ bảo quản đối với từng mặt hàng; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, năm 2015, Tổng cục

Dự trữ Nhà nước triển khai xây dựng quy chế quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia để thực hiện có hiệu quả; đồng thời giải quyết những khó khăn vướng mắc đối với công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia của Tổng cục và các đơn vị; Nội dung cơ bản của quy chế bao gồm:

- Quy định cụ thể việc quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Trách nhiệm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trách nhiệm tham gia xây dựng quy chuẩn của các Cục DTNN khu vực

- Trách nhiệm đánh giá chất lượng hàng dự trữ quốc gia khi nhập kho đối với từng cấp; trách nhiệm quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình lưu kho và xuất kho của từng cấp;

- Chi phí đánh giá chất lượng hàng dự trữ quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia khi nhập kho, trong quá trình lưu kho và xuất kho dự trữ quốc gia và trách nhiệm chi trả kinh phí đánh giá sự phù hợp chất lượng hàng dự trữ quốc gia;

- Quy định cụ thể về kho chứa đối với từng nhóm hàng dự trữ quốc gia nhằm bảo đảm an toàn, chất lượng và số lượng hàng dự trữ, phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại hàng; xác định trách nhiệm của từng cấp trong việc sử dụng kho chứa hàng dự trữ quốc gia, đảm bảo hiệu quả và an toàn trong hoạt động dự trữ, cấp phát và quản lý hàng dự trữ quốc gia.

- Trách nhiệm thanh tra, phúc tra, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia đối với từng cấp và cách thức xử lý vi phạm chất lượng hàng dự trữ quốc gia đối với hành vi vi phạm chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

Quy chế được ban hành là cơ sở pháp lý cụ thể hướng dẫn các đơn vị, cá nhân thuộc và trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện; đồng thời là văn bản tạo hành lang pháp lý cụ thể phục vụ công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước quản lý.

Toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên tạo thành hệ thống hành lang pháp lý quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia đồng bộ thống nhất.

Bên cạnh những nội dung đã đạt được, trong thời gian vừa qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật còn có những điểm chưa đáp ứng yêu cầu thực tế công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia như sau:

Những kết luận cơ bản rút ra qua nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

2.3.1 Những kết quả đạt được trong việc quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia Đã ban hành các văn bản khá kịp thời, đồng bộ và bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia, đặc biệt là Thông tư quy định về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia Nhờ đó, các cơ quan, đơn vị, quản lý hàng DTQG có cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng hàng dự trữ, đáp ứng mục tiêu dự trữ quốc gia như hoạt động xuất, cấp hàng cứu hộ, cứu nạn, cứu đói khi được nhà nước giao;

Các bộ, cơ quan chức năng đã tích cực nghiên cứu, ban hành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn bảo quản hàng dự trữ quốc gia có căn cứ khoa học, nội dung rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng Đồng thời, các đơn vị liên quan được thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo kịp thời về công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia, bao gồm xử lý lỗi kỹ thuật trong bảo quản, trang bị trang thiết bị, xây dựng hệ thống kho chứa và tổ chức đào tạo cho cán bộ quản lý hàng dự trữ.

Hướng dẫn về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra trong hoạt động bảo quản hàng dự trữ quốc gia đảm bảo đầy đủ, rõ quy trình, thủ tục, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

Việc ban hành và tổ chức thực hiện Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia mặc dù đã tương đối hoàn thiện song vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, công tác xây dựng các đề án hướng dẫn quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia mặc dù có nhiều cố gắng xong còn lúng túng chưa kịp thời, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý chất lượng hàng DTQG nhìn chung chưa sâu, rộng Thực hiện chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 còn nhiều khó khăn vướng mắc khó đạt được mục tiêu chiến lược đề ra do tiềm lực kinh tế đất nước chưa mạnh Danh mục hàng DTQG hiện nay còn thiếu, dàn trải chưa phù hợp với đặc thù theo yêu cầu sử dụng của các vùng, miền Đồng thời, lực lượng hàng DTQG còn rất mỏng, đến nay giá trị hàng DTQG chỉ khoảng hơn 0,24% GDP Do đó một số mục tiêu cụ thể của hoạt độngDTNN mới chỉ đáp ứng được 40-50% so với nhu cầu tối thiểu để phục vụ cho việc giảm thiệt hại thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, bảo đảm an ninh,quốc phòng, chưa có đủ lực lượng vật chất để tham gia bình ổn thị trường,góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng hàng DTQG tuy đã được sắp xếp, bố trí hợp lý hơn nhưng xét về cục bộ vẫn chưa hoàn toàn được củng cố, kiện toàn nhất là đối với cấp Chi cục DTNN. Công tác tổ chức quản lý chất lượng hàng DTQG tại các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ còn rất phân tán, nhiều đầu mối, đặc biệt hàng DTQG tại một số bộ, ngành còn giao cho các DNNN cổ phần hóa quản lý, không đảm bảo yêu cầu trong quản lý chất lượng hàng DTQG Cho đến nay, việc quản lý nhà nước đối với công tác quản lý chất lượng hàng DTQG về cơ bản vẫn tập trung tại Bộ Tài chính, cơ quan Tổng cục DTNN, chưa phân cấp nhiều cho các Cục DTNN khu vực.

Hê thống các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia bước đâu đã đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, lưu kho bảo quản và xuất kho Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu đối với chất lượng hàng hóa dự trữ quốc gia phù hợp với yêu cầu của xã hội thì việc nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia là một trong những nhiệm vụ trong tâm của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các đơn vị được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Việc nhập hàng, xuất bán đổi hàng DTQG, đặc biệt là nhập hàng cứu hộ, cứu nạn, bán luân phiên đổi hàng là lương thực đã hết thời hạn bảo quản trong một số năm, tại một số cơ quan, đơn vị còn thực hiện chậm, không hoàn thành đúng kế hoạch Thực tế cho thấy, đến nay kế hoạch nhập hàng cứu hộ, cứu nạn của năm 2013 của Tổng cục DTNN vẫn chưa hoàn thành; kế hoạch nhập hàng của năm 2014 vẫn chưa đấu thầu thành công. Vật tư cứu hộ, cứu nạn, dập dịch có giá trị lớn chỉ được cấp xuất một lần để dùng, vừa làm giảm giá trị tổng hàng DTQG, vừa không hiệu quả vì các cơ quan tiếp nhận không có đủ điều kiện bảo quản sử dụng lâu dài.

Công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra, phúc tra chất lượng tại một số đơn vị chưa kịp thời;công tác kiểm tra, thống kê, lưu trữ tài liệu và báo cáo về chất lượng hàngDTQG còn bị xem nhẹ.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Mục tiêu quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

3.1.1 Dự báo về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia

3.1.1.1 Dự báo tình hình thế giới

Trong những năm tới, trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan tiếp tục gia tăng và tiến sâu vào vào khu vực tài chính tiền tệ, tạo ra cơ hội phát triển

Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, những thách thức lớn như: chiến tranh về dầu lửa, tranh chấp về lãnh thổ, biển đảo và tài nguyên thiên nhiên, tình trạng khủng bố, xung đột dân tộc, tôn giáo diễn ra ở một số khu vực với tính chất ngày càng phức tạp Đồng thời, nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phải phối hợp giải quyết như: khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; tình trạng môi trường tự nhiên bị huỷ hoại, biến đổi khí hậu toàn cầu diễn biến ngày càng xấu; vấn đề an ninh năng lượng, an ninh lương thực; các xu hướng thay đổi cơ cấu dân số đối với lao động của các nền kinh tế khu vực và thế giới.

3.1.1.2 Dự báo tình hình trong nước

Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu rộng nhiều lĩnh vực, hội nhập kinh tế sẽ mở rộng và tác động ảnh hưởng nhiều hơn đến phát triển kinh tếViệt Nam Nền kinh tế có nhiều cơ hội để phát triển, song rủi ro cũng sẽ lớn hơn Biến động và rủi ro về tỷ giá, lãi suất sẽ là thách thức lớn, nền kinh tế vẫn còn nhiều mặt chậm phát triển, thu nhập thấp, phải ứng phó với nhiều vấn đề trong hội nhập kinh tế, nhất là khi thực hiện các cam kết kinh tế trong tổ chức WTO.

Những vấn đề xã hội như khoảng cách giầu nghèo; nhu cầu đảm bảo ổn định xã hội ngày càng tăng sẽ là những vấn đề phổ biến cần phải có các nguồn lực về tài chính và hàng hóa để giải quyết.

Vấn đề an ninh, chính trị, biển đảo, biên giới và toàn vẹn lãnh thổ cũng đang có diễn biến hết sức phức tạp, chưa đảm bảo vững chắc.

Biến đổi khí hậu toàn cầu làm gia tăng tần suất các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như El Nino, La Nina, bão nhiệt đới và hạn hán Đồng thời, sự xuất hiện thường xuyên của các dịch bệnh lớn như SARS, sốt xuất huyết, cúm H5N1 và gần đây là cúm A/H1N1 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thời tiết, thiên tai và dịch bệnh ở Việt Nam, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

3.1.2 Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020

Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra mục tiêu tổng quát là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau

3.1.3 Mục tiêu chiến lược phát triển ngành Tài chính Việt Nam đến năm 2020

Mục tiêu tài chính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTG ngày 18 tháng 4 năm 2012 với mục tiêu tổng quát: Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát tài chính

3.1.4 Mục tiêu chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020

Mục tiêu dự trữ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 2091 /QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2012 về Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là: Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; phục vụ động viên công nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác Cụ thể:

(1) Danh mục, số lượng hàng dự trữ quốc gia đảm bảo yêu cầu thiết yếu, chiến lược, quan trọng và có quy mô đủ mạnh để can thiệp khi có tình huống cấp bách

(2) Hiện đại hóa công nghệ bảo quản, nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến của các nước trong khu vực, phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế - xã hội của Việt Nam nhằm bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia và nâng cao chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

Để đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia, cần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, quy mô tập trung và xây dựng các vùng, tuyến chiến lược phù hợp với điều kiện kinh tế, quốc phòng của từng vùng, lãnh thổ Đồng thời, tổ chức đào tạo cán bộ công chức có trách nhiệm quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia một cách bài bản, hệ thống.

(4) Hệ thống thông tin về chất lượng hàng dự trữ quốc gia thông suốt trong hoạt động dự trữ quốc gia, bảo đảm tin học hóa 100% quy trình quản lý nghiệp vụ quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia khi nhập, trong quá trình lưu kho bảo quản và xuất kho.

(5) Phát triển nguồn nhân lực quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tập trung thống nhất một cơ quan quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.

Lựa chọn danh mục vật tư, thiết bị, hành hóa phù hợp: tiếp tục rà soát, sắp xếp, hoàn thiện về cơ cấu danh mục hàng dự trữ quốc gia theo hướng tập trung vào những mặt hàng chiến lược, thiết yếu, quan trọng, không dàn trải; tập trung nguồn lực tài chính ngân sách mua kịp thời các mặt hàng trong danh mục để bảo đảm ứng phó với BĐKH, bảo đảm an sinh xã hội.

Nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào bảo quản hàng dự trữ quốc gia, chuyển giao công nghệ bảo quản tiên tiến của các nước trong khu vực nhằm bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia; cơ giới hóa trong quá trình nhập, xuất, bảo quản nhằm kéo dài hơn thời hạn bảo quản, hạ thấp tỷ lệ hao hụt, nâng cao năng suất lao động và bảo vệ môi trường Đối với bảo quản lương thực, đến năm 2020, kéo dài thời hạn bảo quản gấp 1,5 lần so với năm 2010.

Quan điểm, định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

DTQG có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định xã hội, sản xuất, tiêu dùng, đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong mọi trường hợp có biến cố xảy ra như thiên tai, địch hoạ, những thiếu hụt lớn trong nền kinh tế do đột biến thị trường hoặc khủng hoảng xảy ra. Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng DTQG, đạt được mục tiêu DTQG thì cần thiết phải nâng cao nhận thức về chất lượng hàng DTQG, tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về DTQG Hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng hàng DTQG cần dựa trên những quan điểm sau đây: a) Quan điểm hệ thống: Hoạt động chất lượng hàng vừa là vấn đề cấp bách vừa là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, để đáp ứng mục tiêu của DTQG, hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng hàng DTQG cần có cơ chế quản lý chất lượng hàng DTQG nhất quán có tính hệ thống Quan điểm này yêu cầu:

- Ban hành hệ thống pháp Luật chất lượng hàng DTQG thống nhất, gồm Luật các văn bản dưới luật thể hiện qua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật Đưa ra hệ thống chính sách; hệ thống các biện pháp quản lý chất lượng; quản lý sử dụng các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng DTQG, quy trình bảo quản gắn liền với các định mức kinh tế - kỹ thuật và áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

- Tổ chức hệ thống bộ máy các cơ quan quản lý chất lượng hàngDTQG; nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý chất lượng hàngDTQG, đồng thời hoàn thiện chế độ phân công, phân cấp quản lý chất lượng hàng DTQG và các quy định về quản lý, điều hành DTQG một cách hợp lý, theo nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục, nhưng phải đảm bảo chất lượng hàng DTQG, tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát và phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương.

- Xây dựng hệ thống các phương pháp dự báo, nâng cao chất lượng hàng dự trữ quốc gia và phương pháp định mức dự trữ cho từng mặt hàng ở các Bộ, ngành (quản lý DTQG theo quy định của pháp luật) cũng như xác định tổng mức dự trữ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. b) Quan điểm đồng bộ.

Hoạt động quản lý chất lượng đến tư cách pháp nhân được điều chỉnh thông qua hệ thống pháp luật nhà nước và các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ này Do đó, phải đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật về chất lượng đến tư cách pháp nhân trong hệ thống pháp luật thống nhất, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về chất lượng đến tư cách pháp nhân.

- Hoàn thiện pháp Luật về chất lượng hàng DTQG phải đồng bộ với các Luật khác trong hệ thống pháp luật thống nhất, chẳng hạn như đồng bộ với Luật Đấu thầu, Luật Thương mại quy định về thuê bảo quản hàng DTQG; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định về quản lý tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm, thời hạn bảo quản hàng DTQG; Luật công chức, Luật lao động quy định về tiêu chuẩn, chế độ đối với người làm công tác DTQG, Pháp luật về thanh tra, xử lý vi phạm về chất lượng hàng dự trữ quốc gia… những yêu cầu trên nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ bảo đảm thuận lợi trong quá trình thực thi, áp dụng pháp luật; luật hóa đầy đủ, đúng đường lối, chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước.

- Đảm bảo đồng bộ trong hệ thống pháp luật về chất lượng hàng DTQG, giữa các văn bản dưới luật như Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định, Luật DTQG đảm bảo cho quản lý nhà nước về DTQG được vận hành thông suốt, hiệu quả.

- Đồng bộ giữa quy hoạch vùng chiến lược hệ thống DTQG với với quy hoạch tổng thể các khu kinh tế, vùng lãnh thổ của cả nước

- Hoạt động DTQG liên quan đến rất nhiều các Bộ, ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, chịu tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại… Do đó phải giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến toàn bộ hệ thống hoạt động quản lý chất lượng hàng DTQG mới đem lại kết quả mong muốn c) Quan điểm hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng hàng DTQG:

Quan điểm này yêu cầu coi đầu tư cho quản lý chất lượng hàng DTQG chính là chi cho sự phát triển bền vững, ổn định của đất nước Hoạt động của quản lý chất lượng hàng DTQG lấy việc đảm bảo chất lượng là hiệu quả cao nhất của hoạt động DTQG. Điều cần nhấn mạnh là hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về chất lượng hàng DTQG phải theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước về: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật; cải cách hành chính nhà nước; mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển DTQG.Muốn vậy, phải kết hợp đồng bộ các biện pháp, tạo thành một hệ thống giải pháp thực sự hợp lý và hiệu quả.

Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia 75

Để đảm bảo tính tập trung thống nhất quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia luôn luôn sẵn sàng đáp ứng cao nhất mọi yêu cầu trong mọi tình huống của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải giải quyết đồng thời nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý về chất lượng hàng DTQG.

3.3.1 Nâng cao khả năng nghiên cứu về chất lượng hàng dự trữ quốc gia

Nghiên cứu chất lượng hàng dự trữ quốc gia (DTQG) là nền tảng để dự đoán khả năng đáp ứng nhu cầu, đảm bảo mục tiêu dự trữ khi có thiên tai, xung đột vũ trang Do đó, việc hoạch định chiến lược phát triển DTQG và kế hoạch dự trữ chính xác đòi hỏi sự kết hợp tổng kết kinh nghiệm quản lý chất lượng hàng DTQG với đóng góp của các nhà khoa học đa ngành.

- Định kỳ hàng năm phải rà soát chất lượng hàng dự trữ quốc gia để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, đảm bảo đáp ứng mục tiêu của dự trữ quốc gia Nghiên cứu mở rộng, bổ sung chất lượng đối với các mặt hàng chuyên dùng quý hiếm, có giá trị cao, bảo quản cất giữ lâu dài như: kim loại màu, phương tiện cứu hộ khắc phục thảm họa, các mặt hàng phục vụ dân sinh trên biển đảo; các mặt hàng thuộc nhóm an ninh, quốc phòng.

- Kết thúc giai đoạn thực hiện chiến lược cần tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng hàng DTQG; phân tích một cách toàn diện những khó khăn, thuận lợi, những mục tiêu đạt được, những mục tiêu chưa đạt được, xác định rõ nguyên nhân và định ra phương hướng, biện pháp khắc phục Trên cơ sở dự báo tình hình trong nước, khu vực và thế giới đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng, khí hậu- mội trường và các nguyên nhân khác để tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển chất lượng hàng DTQG gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

3.3.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

3.3.2.1 Sửa đổi, bổ sung hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia Để phù hợp với hoạt động đặc thù của DTQG là để phục vụ các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của nhà nước về phòng, chống khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh Vì vậy, một rong những nội dung cần phải quy định bổ sung là nhiệm vụ xây dựng, sửa đổi,bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đảm bảo được sự điều hành tập trung thống nhất của nhà nước và nâng cao được hiệu quả quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

3.3.2.2 Sửa đổi, bổ sung ban hành các Thông tư hướng dẫn quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia Để hoàn thiện cơ chế quan lý chất lượng hàng DTQG trên cơ sở quy định của Luật DTQG, cần phải rà soát, nghiên cứu ban hành đồng bộ, kịp thời các Thông tư hướng dẫn Luật dự trữ quốc gia về lĩnh vực chất lượng hàng dự trữ quốc gia cho phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; quy định thực hiện thuê bảo quản hàng DTQG Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng hàng DTQG được ban hành đồng bộ là điều kiện để quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng DTQG. Nội dung các văn bản cần làm rõ những vấn đề sau:

(1) Quy định rõ trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

(2) Làm rõ phạm vi, quyền hạn của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục DTNN khu vực, Chi cục DTNN trong công tác quản lý chất lượng hàng DTQG khi nhập kho, trong quá trình lưu kho bảo quản và xuất kho.

(3) Trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các bộ, ngành trong công tác quản lý chất lượng hàng DTQG từ khâu đầu vào đến quản lý đầu ra; thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

(4) Quy định cụ thể về quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia như hoàn thiện hệ thống kho chưa dự trữ quốc gia, trang cấp trang thiết bị phương tiện bảo quản, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

3.3.3 Hoàn thiện tổ chức quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia a) Tổ chức và hoạt động bộ máy quản lý chất lượng hàng DTQG.

Cơ chế quản lý nhà nước về chất lượng hàng DTQG muốn vận hành thông suốt, hiệu quả cần phải có hệ thống tổ chức quản lý chất lượng hàngDTQG tập trung, thống nhất; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Phương hướng hoàn thiện tổ chức quản lý chất lượng hàng Dự trữ quốc gia cần gắn với chủ trương Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 30c/NQ - CP, ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ, Nghị quyết Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 Theo đó, tổ chức quản lý chất lượng hàng DTQG hoàn thiện theo hướng:

Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia (DTQG) Hệ thống Tổng cục bao gồm các cơ quan thuộc, trực thuộc phân bố trên 8 vùng chiến lược toàn quốc, với 22 Cục DTNN khu vực và 94 Chi cục DTNN trực thuộc Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục được quy định chi tiết trong Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính có trước khi Luật DTQG được ban hành (20/11/2012), do đó để đảm bảo tính pháp lý và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục

Dự trữ Nhà nước theo Luật DTQG cần nhanh chóng hoàn thành đề án tổ chức trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định mới thay thế Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg Theo đó, tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc, trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước cần gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước, hiện đại hóa, quy hoạch kho tàng, trụ sở giảm bớt đầu mối cấp chi cục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Theo Nghị Định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 08 năm 2013, Chính phủ quyết định danh mục hàng DTQG và phân công các bộ, ngành quản lý hàng DTQG theo quy định Trong quá trình thực hiện cần tổ chức đánh giá xác định sự hợp lý của quy đinh, trên cơ sở đó đề xuất Chính phải phân công lại cho phù hợp với năng lực của các Bộ, ngành đảm bảo hiệu quả DTQG và tiết kiệm ngân sách nhà nước b) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Phương hướng hoàn thiện việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong công tác quản lý chất lượng hàng

DTQG, gắn với việc thực hiện theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP, của Chính phủ: “Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước ”

3.3.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

Những điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về chất lượng hàng dự trữ quốc gia

3.4.1 Nhà nước tạo điều kiện để xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về chất lượng hàng dự trữ quốc gia

Hệ thống văn bản pháp luật về chất lượng hàng dự trữ quốc gia

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng hàng DTQG đã đưa hoạt động DTQG vào trật tự, kỷ cương và đúng pháp luật Tuy nhiên, hệ thống văn bản này vẫn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, các văn bản dưới luật chưa đáp ứng kịp hoạt động DTQG trong điều kiện mới Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần phải ban hành hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, đảm bảo môi trường pháp lý an toàn và ổn định cho hoạt động quản lý chất lượng hàngDTQG Điều kiện hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia:

Việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng hàng DTQG đòi hỏi sự tham gia tích cực của thủ trưởng các cấp trong việc chỉ đạo, phân công, đôn đốc, phối hợp giữa các đơn vị, phát huy trí tuệ của cán bộ công chức Đội ngũ cán bộ chủ trì soạn thảo phải có trình độ, năng lực và thái độ trách nhiệm cao để đảm bảo chất lượng và tính khả thi của văn bản Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong việc xin ý kiến góp ý cũng vô cùng quan trọng, giúp quá trình ban hành văn bản được nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo chất lượng.

- Luật DTQG là luật chuyên ngành trong hệ thống pháp luật thống nhất Do đó muốn triển khai thực hiện được tốt cần thiết phải đồng bộ với các đạo Luật khác, như Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật hành chính, Luật thương mại, Luật đấu thầu, Luật Công chức, Luật Lao động, Luật an ninh, quốc phòng, Luật Phòng cháy chữa cháy… Khi luật, văn bản hướng dẫn Luật được ban hành cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để bản thân ngành Tài chính, các cơ quan bộ, ngành quản lý DTQG, các tầng lớp xã hội, mà trước hết là đội ngũ những người làm công tác DTQG thấy được tầm quan trọng, vị trí, vai trò DTQG đối với xã hội Từ đó, nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của mình để tích cực tham gia xây dựng luật và tự nguyện chấp hành với tinh thần trách nhiệm cao để luật thực sự đi vào đời sống xã hội.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật.Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Hiện đại hoá phương thức và phương tiện xây dựng pháp luật Khai thác, ứng dụng tối đa thành tựu của khoa học, kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp, tiến độ, chất lượng và hiệu quả của quy trình xây dựng pháp luật Xây dựng và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

3.4.2 Cần có sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của dự trữ quốc gia, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các bộ, ngành liên quan Sự phối hợp này thể hiện trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phối hợp xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch dự trữ quốc gia cũng như các dự án về chính sách, pháp luật liên quan.

3.4.3 Tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kho tàng DTQG

Trước hết, Bộ Tài chính, Bộ ngành quản lý DTQG cần phối hợp với

UBND các cấp ở các địa phương hoàn chỉnh thủ tục pháp lý về cấp đất đai cho các điểm kho xin đất mới, các điểm kho mở rộng trên cơ sở diện tích đất của các điểm kho hiện có phù hợp với cơ sở hạ tầng, quy hoạch tổng thể của địa phương, vùng lãnh thổ

Thứ hai, Đối với hệ thống kho DTQG do Tổng cục DTNN quản lý, do các điểm kho phân bố ở 08 vùng chiến lược với 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực mà mỗi điểm kho đầu tư mới hiện đại yêu cầu vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng nên trong điều kiện Ngân sách nhà nước còn khó khăn để đảm bảo cân đối kho giữa các vùng chiến lược cần phân kỳ đầu tư các dự án theo giai đoạn, phù hợp với nhiệm vụ DTQG trong từng giai đoạn và khả năng nguồn vốn đầu tư tập trung được nhà nước giao kế hoạch ngắn hạn và dài hạn

Thứ ba, Ngân sách nhà nước hàng năm bố trí đủ vốn từ nguồn đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng các dự án theo kế hoạch đầu tư Ngoài ra, cần có cơ chế huy động vốn đầu tư từ các nguồn hỗ trợ đầu tư của ngành Tài chính, tiền thu từ bán thanh lý các điểm kho ngoài quy hoạch, quỹ phát triển ngành DTQG, vốn từ các tổ chức, cá nhân đầu tư.

Thứ tư, ban hành thông tư hướng dẫn quy định tiêu chuẩn kho

Việc thiết kế tủ bảo quản phải phù hợp với yêu cầu bảo quản hiện đại của từng nhóm mặt hàng đông lạnh, dựa trên những tiêu chuẩn được đánh giá từ những công nghệ bảo quản đang được áp dụng hiện nay.

Tóm lại: Chương 3, được trình bày với mục đích đưa ra một số giải pháp lớn nhằm đổi mới hoạt động quản lý chất lượng hàng DTQG Để các giải pháp có cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao luận văn đã dựa trên kết quả phân tích thực trạng hoạt động quản lý chất lượng hàng DTQG tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước trong chương 2 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược phát triển của ngành Tài chính nói chung và DTQG trong giai đoạn đến 2020, để kiến nghị với Nhà nước cũng như đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về chất lượng hàng dự trữ quốc gia. Để hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về chất lượng hàng DTQG theo các giải pháp đề ra, đòi hỏi các bộ, ngành phải nâng cao nhận thức về chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong hoạt động DTQG đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, có quan điểm nhất quán về hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước chất lượng hàng DTQG

Để đảm bảo tính hiệu quả của các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về chất lượng hàng DTQG, cần tạo lập môi trường và điều kiện phù hợp Luận văn này đã đưa ra các kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu này.

Ngày đăng: 13/09/2023, 11:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân tích tình hình bảo quản ban đầu gạo 2013 trên cơ sở số gạo bảo quản ban đầu năm 2011 - Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hàng dự trữ quốc gia tại tổng cục dự trữ nhà nước
Bảng ph ân tích tình hình bảo quản ban đầu gạo 2013 trên cơ sở số gạo bảo quản ban đầu năm 2011 (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w