1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam

91 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thúc Đẩy Quá Trình Cổ Phần Hóa Tại Tổng Công Ty Khoáng Sản Thuộc Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam
Tác giả Nguyễn Quốc Quân
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Quang Huấn
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 317,08 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁCH THỨC VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (14)
    • 1.1. Tổng quan về cổ phần hóa (14)
      • 1.1.1. Khái niệm cổ phần hóa và cổ phần hóa DNNN (14)
      • 1.1.2. Bản chất và vai trò của cổ phần hóa DNNN (15)
      • 1.1.3. Chính sách ưu đãi khi cổ phần hóa (17)
      • 1.1.4. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (20)
      • 1.1.5. Mục đích của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (21)
    • 1.2. Một số quan điểm mới và hướng phát triển của hình thức cổ phần hóa một doanh nghiệp nói chung (22)
      • 1.2.1. Sơ lược về quá trình cổ phần hóa (22)
      • 1.2.2. Giai đoạn thí điểm rụt rè (1990-1995) (24)
      • 1.2.3 Giai đoạn thí điểm mở rộng (từ tháng 5/ 1996 đến tháng 6/ 1998) (26)
      • 1.2.4. Giai đoạn đẩy mạnh (1998-2001) (27)
      • 1.2.5. Giai đoạn tiến hành ồ ạt (2001- đến nay) (27)
    • 1.3. Một số quan điểm chỉ đạo về quá trình cổ phần hóa (28)
    • 1.4. Kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số nước trên thế giới (29)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm cổ phần hóa DNNN ở Trung Quốc [ 8,tr 78] (29)
      • 1.4.2. Kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số nước khác (31)
      • 1.4.3. Một số kinh nghiệm rút ra được qua quá trình CPH ở các nước (34)
    • 2.1. Tổng quan quá trình cổ phần hóa tại Tổng công ty Khoáng sản (36)
      • 2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Khoáng sản (36)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức: (Các Công ty con thuộc Tổng công ty) (44)
    • 2.2. Thực trạng quá trình cổ phần hóa tại Tổng công ty Khoáng sản (44)
      • 2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý quy định về cổ phần hóa tại Tổng công (44)
      • 2.2.2 Thực trạng quá trình cổ phần hóa một số công ty thành viên Tổng công (45)
    • 2.3. Đánh giá kết quả cổ phần hóa các DN thuộc Tổng công ty Khoáng sản (60)
      • 2.3.1. Về mặt người lao động (63)
      • 2.3.2. Về mặt vốn (64)
      • 2.3.3. Về nguồn tài nguyên, đất đai (66)
    • 2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện cổ phần hóa tại Tổng công ty Khoáng sản và nguyên nhân (67)
      • 2.4.1. Tổng công ty chưa có định hướng chiến lược lâu dài về công tác CPH (68)
      • 2.4.2. Quá trình cổ phần hóa còn kéo dài, không đáp ứng tiến độ kế hoạch đã đề ra (69)
      • 2.4.3. Xử lý chưa tốt lao động dôi dư cho DN sau khi cổ phần hóa (69)
      • 2.4.4. Quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành (70)
      • 2.4.5. Gặp khó khăn trong xác định giá trị doanh nghiệp (71)
      • 2.4.6. Sự yếu kém trong việc tuyên truyền, giải thích về cổ phần hóa (72)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CỦA TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN THUỘCTẬP ĐOÀN THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (36)
    • 3.2 Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa tại Tổng công ty Khoáng sản (74)
      • 3.2.1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế độ chính sách để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa cho các doanh nghiệp còn lại trong Tổng công ty khoáng sản TKV (74)
      • 3.2.2. Bộ máy quản lý của Tổng công ty Khoáng sản cần tăng cường tổ chức, chỉ đạo đối với công tác CPH các doanh nghiệp thành viên và ổn định sản xuất kinh doanh của các CTCP (75)
      • 3.2.3. Nhóm các giải pháp về ổn định và phát triển doanh nghiệp sau CPH. .66 3.2.4. Nhóm các giải pháp tao lập các điều kiện cần thiết để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên đạt hiệu quả (76)
      • 3.2.5. Hoàn thiện chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp CPH (79)
    • 3.3. Kiến nghị (81)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ (81)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Tổng công ty Khoáng sản (0)
  • KẾT LUẬN....................................................................................................78 (88)
    • Biểu 2.1: Số lượng công ty thuộc Tổng công ty Khoáng sảnđã tiến hành cổ phần hóa (51)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁCH THỨC VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Tổng quan về cổ phần hóa

1.1.1 Khái niệm cổ phần hóa và cổ phần hóa DNNN

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ khác nhau của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân.Số lượng cổ đông tối thiểu là

3 không hạn chế tối đa Công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán và có tư các pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp của nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang đa sở hữu thông qua chuyển một phần tài sản cho người khác.

Cổ phần hóa có thể áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ duy nhất Vì thế doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể cổ phần hóa.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu một phần tài sản của Nhà nước, biến doanh nghiệp từ sở hữu của Nhà nước thành dạng đa sở hữu trong đó Nhà nước có thể giữ một tỷ lệ nhất định hoặc không giữ Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp cũng như vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế.

Trong quá trình cổ phần hóa, tài sản DNNN được bán lại cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm: các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, trong nước và ngoài nước, giữ lại một tỷ lệ cổ phần cho Nhà nước trong chính doanh nghiệp cổ phần đó Như vậy, hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ Nhà nước duy nhất sang hỗn hợp, dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức, quản lý cũng như phương hướng hoạt động công ty.

Cổ phần hóa là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu trong doanh nghiệp để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hiện đại.

1.1.2 Bản chất và vai trò của cổ phần hóa DNNN

1.1.2.1 Bản chất của cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa DNNN chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp phù hợp nền kinh tế thị trường, đáp ứng với yêu cầu của kinh doanh hiện đại

Quá trình chuyển từ hình thức doanh nghiệp một chủ hoặc vài chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, chuyển doanh nghiệp từ dạng chưa phải là công ty cổ phần thành công ty cổ phần chính là quá trình cổ phần hóa Quá trình này không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty liên doanh mà còn diễn ra tại các DNNN.

Cổ phần hóa DNNN không chỉ là quá trình chuyển tài sản thuộc sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức DNNN thu hút thêm vốn để trở thành công ty cổ phần Thực chất của cổ phần hóa DNNN là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thành công ty cổ phần, quá trình đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhằm tăng cường năng lực về vốn và đổi mới cơ chế tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường Quá trình này đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, ở các nước đã diễn ra quá trình tư nhân hóa DNNN, ngoài các DNNN chuyển sở hữu thành công ty tư nhân, vẫn có các DNNN chuyển ở hữu thành công ty cổ phần.

1.1.2.2 Vai trò của cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa giữ một vai trò quan trọng được thể hiện trên các mặt sau:

- Cổ phần hóa nhằm chuyển đổi một phần sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm thu hút được nguồn vốn để đầu tư phát triển doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế

- Tiến hành cổ phần hóa DNNN sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các DNNN sau khi cổ phần hóa có khả năng cạnh tranh với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác Quá trình cổ phần hóa tạo cho mọi người lao động được thực sự làm chủ DN.

- Thay đổi cơ chế và phương thức quản lý doanh nghiệp.

- Cổ phần hoá sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thành lập thị trường chứng khoán Việc một thị trường chứng khoán đi vào hoạt động bền vững sẽ là điều kiện tốt để thúc đẩy quá trình CPH, thu hút được nguồn vốn trong và ngoài nước.

1.1.3 Chính sách ưu đãi khi cổ phần hóa Để khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, Nhà nước có các chế độ ưu đãi dành cho doanh nghiệp khi cổ phần hóa chẳng hạn như các ưu đãi về thuế, một số loại phí, các chính sách quản lý vốn Nhà nước và chính sách ưu đãi đối với người lao động, quyền lợi về Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội

- Doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng các ưu đãi sau (Nghị định 59/2011/NĐ-CP tháng 7 năm 2011 và Nghị định 189/2013/NĐ – CP tháng 11 năm 2013):

+ Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp cổ phần hóa thành sở hữu của công ty cổ phần.

+ Được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi chuyển từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

+ Được ưu tiên kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp về sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Một số quan điểm mới và hướng phát triển của hình thức cổ phần hóa một doanh nghiệp nói chung

1.2.1 Sơ lược về quá trình cổ phần hóa

Nhìn vào bảng số liệu trong bảng 1.1 ta có thể thấy được rằng, đầu những năm 1990 Chính phủ đã thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp, thủ tướng chính phủ đã chọn thí điểm 5 doanh nghiệp do chính phủ chỉ đạo chuyển thành công ty cổ phần Trong bước đầu cổ phần, các công ty cổ phần đều phát triển được sản xuất kinh doanh, không những đảm bảo được việc làm mà còn thu hút thêm được lao động, thu nhập của người lao động cũng được nâng cao, tính từ năm 1996 đến 1998 số công ty cổ phần đã tăng lên 115 doanh nghiệp Năm

1999 số doanh nghiệp cổ phần hóa là 220 doanh nghiệp, năm 2000 số doanh nghiệp cổ phần hóa là 240 doanh nghiệp Từ năm 2001 đến năm 2002 số doanh nghiệp cổ phần hóa là 291 doanh nghiệp Năm 2003 số doanh nghiệp cổ phần hóa là 611 doanh nghiệp Tính đến năm 2004 tổng số doanh nghiệp được cổ phần hóa là 2.242, đến năm 2005 đã có thêm 724 doanh nghiệp được cổ phần hóa nâng tổng số doanh nghiệp được cổ phần hóa lên là 2.966 doanh nghiệp, năm 2006 có 640 doanh nghiệp được cổ phần hóa và đạt 3606 tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm 2006, đến năm 2007 số doanh nghiệp cổ phần hóa là 150 doanh nghiệp giảm hơn so với những năm trước, năm

2008 cổ phần hóa được 73 doanh nghiệp, đến năm 2009 số doanh nghiệp được cổ phần hóa là 60 doanh nghiệp, năm 2010 số doanh nghiệp cổ phần hóa là 77 doanh nghiệp, năm 2011 số doanh nghiệp cổ phần hóa là 12 doanh nghiệp, năm 2012 số doanh nghiệp cổ phần hóa là 13 doanh nghiệp, năm

2013 số doanh nghiệp cổ phần hóa là 74 doanh nghiệp, qua đây có thể thấy quá trình cổ phần hóa bị chậm lại Tuy nhiên đến năm 2014 số doanh nghiệp được cổ phần hóa được tăng nhỉnh hơn so với những năm trước đó đạt 143 doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp được cổ phần hóa tại thời điểm này lên tới 4.208 doanh nghiệp.

Bảng 1.1: Tổng số doanh nghiệp Nhà nước tiền hành cổ phần hóa giai đoạn 1990-2014 Đơn vị: Doanh nghiệp

Số DNNN cổ phần hóa Tổng số cộng dồn

(Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư)

74 143 Doanh nghiệp Đồ thị 1.1: Số doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa giai đoạn 1990 - 2014

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng kế hoạch Tổng công ty khoáng sản)

Biểu số liệu trên cho biết, từ năm 1990 đến năm 1998 Nhà nước chỉ thí điểm cổ phần hóa ở một số doanh nghiệp nhưng bắt đầu từ năm 2004 số doanh nghiệp được cổ phần hóa đã tăng một cách đáng kể.

Từ tháng 11năm 1987 trong Quyết định 217 của HĐBT Chính phủ đã xác định chủ trương thí điểm bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên các DNNN. Song phải sang đầu những năm 1990, chủ trương này mới thực sự được triển khai trong thực tế Có thể chia quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta thành bốn giai đoạn sau đây:

1.2.2 Giai đoạn thí điểm rụt rè (1990-1995)

Thực hiện chỉ thị 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần và chỉ thị số

84/TT ngày 4/3/1993 về xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp và các giải pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với DNNN Trong bước đầu hoạt động, các công ty cổ phần mới thành lập này đều thu hút được những kết quả sản xuất kinh doanh khả quan

Hơn 30 doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Tài chính để thí điểm thực hiện cổ phần hoá và 3 doanh nghiệp nhà nước xin chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn theo chỉ thị 84/TTg ngày 4-3-1993 Có 5 doanh nghiệp Nhà nước được chuyển sang Công ty cổ phần, đó là:

Bảng 1.2: Các doanh nghiệp cổ phần hóa đến năm 1993 Đơn vị: Triệu đồng

Cơ quan chủ quản trước đây

Ngày chuyển sang công ty CP

Tỷ lệ vốn nhà nước (%)

1 Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển

Bộ giao thông vận tải 1/7/1993 6.200 18

2 Công ty cổ phần Cơ điện lạnh

3 Công ty cổ phần giầy

Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu

5 Công ty cổ phần chế biến thức ăn gia súc

(Nguồn: Ban đổi mới và quản lý doanh nghiệp TW)

Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa DNNN đã không đạt được những kết quả như mong đợi, tốc độ cổ phần hóa còn quá chậm và còn quá nhiều vướng mắc khó khăn cần tháo gỡ và rút kinh nghiệm.

Trong một thời gian thực hiện thí điểm cổ phần hoá, tuy số lượng các doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần còn ít song giai đoạn thí điểm đã đem lại một số kết quả đáng chú ý:

Quá trình thí điểm cổ phần hoá đã huy động được một lượng vốn quan trọng trong nhân dân Qua bán cổ phiếu, nhà nước đã thu được 14, 165 tỷ đồng tiền mặt nộp vào ngân sách Đây là số vốn quan trọng làm tăng tài sản thuộc sở hữu nhà nước để đầu tư vào chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

Tính đến hết thời gian thí điểm cổ phần hoá (hết năm 1996) tổng số doanh nghiệp nhà nước được chuyển sang công ty cổ phần là 5 doanh nghiệp.

1.2.3 Giai đoạn thí điểm mở rộng (từ tháng 5/ 1996 đến tháng 6/ 1998)

Từ kết quả thí điểm của giai đoạn trước, để đáp ứng nhu cầu bức xúc về vốn của các DNNN và đẩy mạnh CPH, ngày 7/ 5/ 1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/ 1996/ NĐ - CP về chuyển đổi một số DNNN thành Công ty cổ phần

Sau hơn 2 năm thực hiện, tính đến tháng 6/ 1998 cả nước đã tiến hành cổ phần hóa được 115 DNNN Việc triển khai thực hiện Nghị định 28/ 1996/ NĐ

- CP vẫn còn khá nhiều vướng mắc bất cập như phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãi cho doanh nghiệp và người lao động sau cổ phần hóa , đây chính là những rào cản bước đầu làm chậm tiến trình cổ phần hóa,tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách khách quan thì cổ phần hóa trong giai đoạn này cũng đã đạt được những kết quả khả quan.

Nghị định 44/ 1998/ NĐ - CP ngày 29/ 06/ 1998 đã thay thế Nghị định 28/ 1996/ NĐ - CP với tinh thần tạo động lực mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp và người lao động làm ở các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, đơn giản hoá các thủ tục chuyển sang Công ty cổ phần.

Một số quan điểm chỉ đạo về quá trình cổ phần hóa

Qua việc ban hành các nghị định về CPH DNNN qua từng thời kỳ như:Nghị định 64/2002/NĐ-CP, Nghị định 187/NĐ-CP, Nghị định 109/NĐ-CP,Nghị định 59/2011/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định 189/2013/NĐ-CP về việc chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định 59/2011/NĐ-CP, bổ sung các quy định đối với các trường hợp các khoản nợ chưa được đối chiếu, xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với nợ phải trả: Hạch toán ghi tăng vốn nhà nước tương ứng và CTCP mới có trách nhiệ lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi vaf trat nợ khi chủ nợ yêu cầu. Đối với nợ phải thu: Phải xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đới với tập thể, các nhân liên quan.

Quy định mới này có thể tháo gỡ hàng loạt khó khăn trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Nghị định 189 cũng quy định cụ thể hơn về hạch toán giá trị quyền sử dụng đất trong tiến trình đánh giá, cổ phần hóa doanh nghiệp.

Từ đó cho thấy được Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc ban hành các văn bản, nghị định nhằm hoàn thiện quá trình cổ phần hóa,đó là một quá trình liên tục xây dựng, hoàn thiện và cụ thể hóa cơ sở pháp lý cũng như các quy định chi tiết về CPH DNNN ở nước ta trong từng thời kỳ Thực hiện công khai,minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện thành công quá trình cổ phần hóa theo đúng lộ trình.

Kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số nước trên thế giới

1.4.1 Kinh nghiệm cổ phần hóa DNNN ở Trung Quốc[ 8,tr78]

Trung Quốc quan niệm CPH và công ty hóa là hai mặt quan trọng của quá trình cải cách xí nghiệp nhà nước CPH được coi là một phương pháp của công ty hóa và công ty hóa là kết quả của CPH. Ở Trung Quốc, chủ trương cho thí điểm cổ phần hóa DNNN ở một số nơi đã có từ năm 1984 nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp loại nhỏ Năm 1991,

Trung Quốc chính thức triển khai cổ phần hóa DNNN với 3.200 DN cổ phần thí điểm Năm 1993, có 10.300 doanh nghiệp cổ phần hóa đã phát hành cổ phiếu trị giá 400 tỷ nhân dân tệ Năm 1994, có 47% cổ phiếu bán cho nhân viên trong doanh nghiệp, 46% thuộc quyền sở hữu của pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, chỉ có 7% phát hành ngoài xã hội Đến năm 1995, cả nước có 12.000 công ty cổ phần hỗn hợp, trong đó nhà nước sở hữu 40%, các pháp nhân 40%, cá nhân 20%.

Hình thức cổ phần ở Trung Quốc:

- Cơ cấu cổ phần: Cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp gồm Cổ phần nhà nước, cổ phần cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và cá nhân ngoài doanh nghiệp.

- Chế độ cổ phần hữu hạn: Vốn cổ phần của xí nghiệp này do những xí nghiệp nhà nước , tập thể và tư nhân góp.

- Chế độ cổ phần hỗn hợp: Cổ phần của các xí nghiệp là sự hỗn hợp cổ phần trong nội bộ và cổ phần ngoài xã hội Chúng bao gồm cả cổ phần nhà nước, cổ phần xí nghiệp, cổ phần các tổ chức kinh doanh và cổ phần cá nhân.

- Xác định cổ phần hóa: Việc xác định cổ phần hóa nhằm làm rõ vai trò sở hữu của người sở hữu cổ phần Căn cứ vào vốn đầu tư để chia quyền sở hữu cổ phần.

Cổ phần hóa DNNN ở Trung Quốc đạt được một số tiến bộ về cơ chế quản lý là:

-Hình thành một cơ chế kích thích tương đối có hiệu quả Khi liên hệ lợi ích của người kinh doanh và công nhân viên chức với tình hình doanh lợi của xí nghiệp , người quyết sách xí nghiệp, người quyết sách của xí nghiệp có thể nhờ kích thích của động cơ lợi nhuận đã đưa ra phản ứng tương đối kịp thời đối với biến động của tín hiệu thị trường, tăng cường sức sống vốn có của xí nghiệp.

- Đưa vào áp dụng chủ thể quyền tài sản đa dạng hóa, có tác dụng quan trọng đối với phân tán quyền cổ đông, cải thiện cơ cấu quản trị doanh nghiệp.

- Quan hệ đàm phán một đối một giữa chính phủ và xí nghiệp bắt đầu tiến hành theo quy phạm của quan hệ thị trường nhất định và pháp luật, tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh, ở mức độ nhất định đã hạn chế sự can thiệp hành chính của chính phủ, do đó xí nghiệp có quyền tự chủ tương đối lớn và có lợi cho việc chuyển đổi cơ chế kinh doanh.

CPH DNNN ở Trung Quốc tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn có khoảng cách tương đối lớn so với mục tiêu cải cách khu vực kinh tế nhà nước Việc sắp xếp quyền lợi trong nội bộ xí nghiệp đã CPH vẫn không thể thích ứng được với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, bởi tình trạng hiệu suất thấp chưa được cải thiện một cách căn bản, phần thua lỗ xí nghiệp còn lớn

1.4.2 Kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số nước khác

- Kinh nghiệm CPH ở các nước SNG (Cộng đồng Các quốc gia Độc lập): (II,7,tr 78)

Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các nước SNG đã triển khai rộng rãi việc CPH DNNN Đây là giải pháp nằm trong chương trình tư nhân hóa rộng lớn nhằm chuyển DNNN từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.

Quan niệm phổ biến trong cải cách kinh tế của chính phủ các nước SNG đó là dùng biện pháp sốc để nhanh chóng chuyển nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường Điều này làm cho quá trình tư nhân hóa và cổ phần hóa trở nên cực kỳ khó khăn và phức tạp bởi lẽ quy mô và phạm vi tiến hành quá lớn mà thời gian đòi hỏi lại ngắn Ví dụ như CPH ở Liên Bang Nga, nước Nga trong thời kỳ 1991-1998, đặc biệt giai đoạn đầu 1991-1994 đã tiến hành cổ phần hóa bằng giải pháp cấp tập với khối lượng rất lớn các DNNN Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước theo 2 hình thức: Bán các doanh nghiệp nhỏ qua đấu giá, còn các doanh nghiệp lớn chuyển thành các công ty cổ phần Giai đoạn 1991-1993 đã tiến hành cổ phần hóa gần 89.000 DNNN (gần 30.000 DN một năm), năm 1994 là 23.800 DN, năm 1995 là 10.200 DN, năm 1996 là gần 5.000 DN và năm 1997 là xấp xỉ 2.500 DN. Khiếm khuyết chủ yếu của mô hình tư nhân hóa trong giai đoạn đầu cải cách ở Nga đó là việc chuyển sở hữu nhà nước vào tay tư nhân không liên quan trực tiếp đến việc cải thiện tình trạng kinh tế của xí nghiệp

- Kinh nghiệm CPH ở các nước Châu Á: (II,5-6,tr 78)

Vào thập niên 1960 và 1970, các xí nghiệp quốc doanh đã giữ vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển cuả Châu Á nói chung và của Hàn Quốc nói riêng.Hàn Quốc được chú ý nhất là trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng Trong lĩnh vực kỹ nghệ và vận tải, các xí nghiệp quốc doanh cũng có ý nghĩa, nhưng chỉ giữ vai trò thứ yếu so với các xí nghiệp tư nhân Các xí nghiệp quốc doanh tập trung vào những khu vực quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp công nghiệp hoá Những nỗ lực tư nhân hoá tại Hàn Quốc chỉ bắt đầu vào năm

1969 khi Hãng hàng không Korean Air được nhượng bán cho một tập đoàn tư nhân và sau đó vào năm 1982 Nhà nước bán thêm Công ty Dầu khí Quốc gia, cùng lúc với việc chuyển Cục Viễn thông Quốc gia thành công ty cổ phần, trong đó một số cổ phần được bán cho các nhà đầu tư tư nhân Vào năm 1982-

1983, tất cả 7 ngân hàng thương mại quốc gia đều được CPH, 43 công ty tài chính và quỹ tín dụng tư nhân ra đời cùng với 10 công ty tài chính ngắn hạn khác Đến năm 1983 Chính phủ Hàn Quốc ban hành đạo luật quản lý các xí nghiệp quốc doanh và năm 1984 thành lập Cục Lượng giá các công ty, xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Hội đồng Kinh tế-Kế hoạch Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình CPH khác với các nước đang phát triển khác là không quan tâm nhiều vào việc thâm thủng hay thua lỗ của các xí nghiệp quốc doanh Nói rõ hơn, không phải chờ đến lúc các xí nghiệp quốc doanh đứng bên bờ phá sản mới tiến hành CPH. Đối với Thái Lan thì CPH có chút khó khăn so với các nước,vào giữa thập niên 1980, khi khu vực công nghiệp quốc doanh thua lỗ quá nhiều, kéo theo sự trì trệ của nền kinh tế quốc dân thì Thái Lan mới bắt đầu CPH Năm 1986, sự thâm thủng do các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh gây ra lên đến 1,7 tỷ USD (tương đương 3,5% GDP- tổng sản phẩm nội địa) Trước tình hình đó, Chính phủ Thái Lan buộc phải tư nhân hoá vài khu vực công nghiệp quốc doanh quan trọng Trước tiên là khu vực quốc doanh công nghiệp điện và vận tải hàng không Tiếp theo, Chính phủ nước này đã bán 70% cổ phần của một nhà máy đay và 100% cổ phần một khách sạn Từ đó, công nghiệp tư doanh đã dấn sâu vào các lĩnh vực quan trọng khác như: Cơ sở hạ tầng, xây dựng bến cảng, hệ thống thông tin, xa lộ cao tốc Sự xóa bỏ độc quyền trong ngành năng lượng đã cho phép tư nhân đầu tư xây dựng các nhà máy điện. Hơn nữa các nhà kinh doanh tư nhân đã tham gia kinh doanh bất động sản, song song với Tổng cục Công nghiệp Bất động sản Thái Lan.

Tuy vậy, quátrình CPH của Thái Lan gặp phải nhiều khó khăn Trước hết là các xí nghiệp thua lỗ không thể thu hút các nhà đầu tư tư nhân, cộng vào đó là sự chậm chạp rắc rối trong thủ tục của Chính phủ, luật pháp không rõ ràng.Bệnh quan liêu cũng gây trở ngại không ít cho quá trình này Hơn nữa, các nghiệp đoàn đầy thế lực đại diện cho công nhân làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh đã phản đối mạnh mẽ việc tư nhân hóa Việc thiếu công nhân và cán bộ quản lý giỏi khi chuyển các xí nghiệp quốc doanh qua tay tư nhân cũng gây khó khăn không ít cho các nhà kinh doanh tư nhân Mặc dù vậy, quá trình phi quốc doanh hoá tại Thái Lan cũng mang lại vài tiến bộ, khi Chính phủ hiểu rằng đó chỉ là khó khăn tất yếu và tạm thời của quá trình phát triển.

1.4.3 Một số kinh nghiệm rút ra được qua quá trình CPH ở các nước

Qua quá trình CPH của các nước trên ta có thể rút được một số kinh nghiệm cho tiến trình cổ phần hóa Tổng công ty Khoáng sản:

Tổng quan quá trình cổ phần hóa tại Tổng công ty Khoáng sản

2.1.1 Khái quát về Tổng công ty Khoáng sản

2.1.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển:

Tổng công ty Khoáng sản được thành lập theo Quyết định 1118/ QĐ - TCCBĐT ngày 27/ 10/ 1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Khoáng sản Quý hiếm (VIMICO) và Tổng công ty Phát triển Khoáng sản (MIDECOGENERAL) Căn cứ vào Quyết định số 345/ 2005/ QĐ - TTg ngày 26/ 12/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam theo đó Tổng công ty Khoáng sản – trở thành Công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam; Quyết định số 2449/ Q Đ - HĐQT ngày 08/ 11/ 2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam về việc đổi tên Tổng công ty Khoáng sản thành Tổng công ty Khoáng sản TKV;

Tổng công ty đã được cấp đăng ký kinh doanh số: 109585 ngày 7 tháng 3 năm 1996 của Uỷ ban kế hoạch (nay là Sở Kế hoạch và Đầu tư) Tổng số vốn đầu tư ban đầu là: 1 034 961 triệu đồng (Trong đó: vốn đầu tư cho xây lắp là: 231 742 triệu đồng, thiết bị: 644 115 triệu đồng kinh tế cơ bản khác: 159.

104 triệu đồng) Đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 10/ 02/ 2010

Trụ sở chính: 562 – Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội

Vốn điều lệ: 719 749 730 240 đồng ( Bảy trăm mười chín tỷ, bảy trăm bốn mươi chín triệu, bảy trăm ba mươi ngàn, hai trăm bốn mươi đồng)

Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty khoáng sản là:

+ Điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất các loại khoáng sản;

+ Khai thác các loại khoáng sản, kim loại màu (thiếc, chì, kẽm, đồng, nhôm), kim loại đen (sắt, mangan, crom, titan), khoáng sản phi kim loại; khoáng sản quý hiếm (đất hiếm, vàng, bạc, bạch kim, đá quý và đá bán quý) các loại nguyên vật liệu sử dụng trong hàng trang sức như ngọc trai, san hô;

+ Tuyển luyện, gia công, chế biến các loại khoáng sản; gia công chế tác sản xuất hàng trang sức, mỹ nghệ; Sản xuất các mặt hàng công nghiệp, dân dụng từ khoáng sản, kim loại;.

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim, đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức, mỹ nghệ;

+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại khoáng sản; Các loại sản phẩm chế biến từ khoáng sản, đá quí, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ, các các loại vật tư thiết bị phục vụ cho nghành khai thác và chế biến khoáng sản, đá qui, vàng và hàng trang sức mỹ nghệ;

+ Xây lắp công trình công nghiệp mỏ - luyện kim và công trình xây dựng dân dụng;

+ Tư vấn đầu tư và xây dựng về khai thác và chế biến khoáng sản;+ Kinh doanh, dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng, dịch vụ vận tải;

+ Kinh doanh vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hỳa bằng tàu hỏa, ô tô và đường thủy nội địa;

+ Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phong hát Karaoke, vũ trường, quán bar);

+ Đại lý vận chuyển hàng hóa bằng containe;

+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm) thức ăn và phụ gia thức ăn gia súc, gia cầm, phân bốn các loại, vật liệu xây dựng, bột trợ lọc nước, bia, rượu, cao su và các sản phẩm chế biến từ cao su;

+ Dịch vụ thiết kế, gia công, chế tạo các sản phẩm cơ khí (chi tiết, cụm chi tiết, sản phẩm đồng bộ) (không bao gồm dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải)

+ Dịch vụ sửa chữa ô tô, thiết bị khai thác mỏ, thiết bị tuyển, luyện kim và các thiết bị cơ khí, động lực khác;

+ Dịch vụ thiết kế, chế tạo lắp đặt các loại: pa lăng điện, cầu trục, tời chạy bằng động cơ điện hoặc động cơ nổ (không bao gồn dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải)

+ Dịch vụ thi công và sửa chữa đường dây và trạm biến áp.

2.1.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản Việt

Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam được thành lập theo Quyết định 1118/ QĐ-TCCBĐT ngày 20/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Khoáng sản Quý hiếm và Tổng công ty Phát triểnKhoáng sản.

Trước khi hợp nhất, các đơn vị thành viên của Tổng công ty phát triển khoáng sản và Tổng công ty Khoáng sản quý hiếm đều ở trong tình trạng sản xuất khó khăn, nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, không có tài nguyên được thăm dò, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, số lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm phần lớn lao động của các công ty Nhiều dự án đầu tư trước đó đã không mang lại hiệu quả do quy mô đầu tư và công nghệ không hợp lý.

Rút kinh nghiệm từ những sai lầm về đầu tư trước khi thành lập, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam đã tăng cường công tác quản lý, chú trọng xây dựng và triển khai các dự án đầu tư mới mang tính khả thi cao Sau gần 5 năm kể từ khi thành lập, các dự án đầu tư như Ilmenhít Kỳ Xuân, khai thác và tuyển quặng Sunphua Chợ Điền (Bắc Cạn), Làng Hích (Thái Nguyên), Lò luyện Feo Mangan Tĩnh Túc (Cao Băng), Thuỷ điện Bản Pắt (Cao Băng) … đã bắt đầu phát huy hiệu quả Vì vậy, nếu so với năm 1996 là năm đầu tiên kể từ ngày thành lập Tổng công ty, thì năm 2000, giá trị tổng sản lượng tăng 53%, doanh thu tăng 89,9% năm 2003 giá trị tổng sản lượng tăng 93,5%, doanh thu tăng 141,3%.

Năm 2003, Tổng công ty đã đưa 2 dự án mới vào sản xuất, đó là Dự án khai thác quặng Cromit bằng tầu cuốc, với sản lượng 2 vạn tấn/năm, Dự án lò cao số 2 (Cao Bằng) dung tích 22m 3

Theo sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, năm 1998, Tổng công ty Khoáng sản đã chuẩn bị xây dựng các dự án có quy mô từ vừa đến lớn Đã khởi công xây dựng Dự án: “Tổ hợp đồng Sin Quyền Lào Cai” công xuất 10 000 T/năm Dự án: “Nhà máy luyện kẽm Thái Nguyên” công suất 10 000 T/năm Hai dự án này sẽ đưa vào sản xuất năm 2005-2006, đáp ứng 30-40% nhu cầu sử dụng Đồng và Kẽm trong nước Dự án tổ hợp Bauxít nhôm (Lâm Đồng) đã đượcChính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Thực trạng quá trình cổ phần hóa tại Tổng công ty Khoáng sản

2.2.1 Triển khai các văn bản pháp lý quy định về cổ phần hóa tại Tổng công ty khoáng sản

Trong quá trình cổ phần hóa, Tổng công ty Khoáng sản nói chung và các Công ty con nói riêng đều phải tuyệt đối tuân thủ những quy định mang tính chất bắt buộc, những Nghị định của Chính phủ ban hành.

Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty khoáng sản còn chịu sự điều chỉnh của các Nghị định của Chính phủ tại từng thời điểm thực hiện cổ phần hóa Cụ thể là: Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, Tổng công ty

Khoáng sản nói chung và các Công ty con nói riêng đều phải tuyệt đối tuân thủ những quy định mang tính chất bắt buộc, những Nghị định của Chính phủ ban hành.

Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty khoáng sản TKV còn chịu sự điều chỉnh của các Nghị định của Chính phủ tại từng thời điểm thực hiện cổ phần hóa Cụ thể là:

Nghị định 64/ 2002/ NĐ - CP ngày 19/ 6/ 2002 của Chính phủ

Nghị định 187/ 2004/ NĐ - CP ngày 16/ 11/ 2004 của Chính phủ

Nghị định 109/ 2007/ NĐ - CP ngày 26/ 6/ 2007 của Chính phủ

Nghị định 59/2011/ NĐ – CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ

Nghị định 189/2013/ NĐ- CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ

2.2.2 Thực trạng quá trình cổ phần hóa một số công ty thành viên Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam

Tổng công ty Khoáng sản đã tiến hành cổ phần hóa cho 16 đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Quá trình cổ phần hóa được thực hiện từ năm 2003 đến 2008 Trong luận văn này, em tập trung nghiên cứu vào 5 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc Tổng công ty khoáng sản.

2.2.2.1 Kết quả bán cổ phần

Tổng hợp kết quả của 5 doanh nghiệp đã cổ phần hóa ta thấy như sau( xem bảng 2.1, trang 39) :

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty Khoáng sản ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN

KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG THANH TRA- BẢO VỆ VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG THỂ THAO VĂN HÓA TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG QUAN HỆ QUỐC TẾ

PHÒNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

MỎ ĐỊA CHẤT PHÒNG KẾ

Quản lý về tổ chức cán bộ, nhân sự, thi đua khen thưởng…

Tham mưu về công tác hợp tác quốc tế, tổ chức biên dịch, phiên dịch cho công tác quốc tế

Tham mưu về công tác kỹ thuật, chất lượng đầu tư liên quan đếncông tác tuyển khoáng

Tham mưu về công tác kỹ thuật, chất lượng đầu tư liên quan đếncông tác luyện kim

Tham mưu và giúp lãnh đạo về việc khai thác mỏ, thăm dò, quy hoạch khoáng sản

Quản lý công tác thể thao, văn hóa, tuyên truyền…

Quản lý công tác kế toán, thống kê tài chính, kế hoạch tài chính…

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý….

Tham mưu trong công tác đầu tư, phát triển, đầu tư trong nước và nước ngoài

Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh xuất nhập khẩu

Tham mưu về công tác thanh tra, kiểm toán nội bộ

CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả bán cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa

Doanh nghiệp Tổng số tiền thu từ bán cổ phiếu (đ)

Cổ phần ưu đãi cho người lao động Giá bán bình quân (đ/

Cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược Cổ phần bán đấu giá Giá bán bình quân (đ/

Số lượng (CP) Giá trị CP)

Số lượng (CP) Giá trị(đ)

CôngtyKS và Luyện kim Cao Bằng 23.066.560.000 1.180 10.553.920.000 8.944 840 000 12.512.640.000 14 896

Công ty Đá quí và

Công ty Đá quí và

Công ty vật tư mỏ địa chất

(Nguồn: Báo cáo quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng sản)

Nhìn vào bảng trên ta nhận thấytổng số tiền thu được từ việc bán cổ phần của Công ty Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng là lớn nhất lên đến 23.066.560.000đồng, đồng thời giá cổ phần ở mức trung bình là14.896đ/CP. Điều này cho ta thấy được quá trình cổ phần hóa của Công ty là tương đối tốt, thu hút được các nguồn đầu tư từ việc bán đấu giá cổ phần là chủ yếu 12.512.640.000đồng, chiếm 54.23% tổng số tiền thu từ bán cổ phần. Đối với các Công ty Vật tư mỏ địa chất và Công ty phát triển Khoáng sản 5 là những Công ty có tổng giá trị thu được từ bán cổ phần là tương đương nhau, nhưng ở Công ty mỏ địa chất thì cổ phần chủ yếu là cổ phần ưu đãi dành cho người lao động với mục đích nhằm khuyến khích người lao động tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của Công ty Trong khi đó, Công ty Phát triển khoáng sản 5 phần giá trị đóng góp chủ yếu trong giá trị bán cổ phần lại là cổ phần bán đấu giá Đây cũng là 2 Công ty có giá bán bình quân rất cao lần lượt là 134.216 đ/CP và 100.062 đ/CP Hai Công ty Đá quý và vàng Yên Bái, Công ty Đá quý và vàng Hà Nội là hai công ty hoạt động trong lĩnh vực vàng bạc và đá quý, đều được tiến hành cổ phần hóa từ năm 2005 nhưng tổng số tiền thu từ bán cổ phần của Công ty vàng và đá quý Hà Nội là 4.473.509.900 đ cao hơn hẳn so với Công ty Công ty vàng và đá quý Yên Bái là 1.769.916.300 đ, gấp 2.53 lần. Điều này có thể cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty Vàng và đá quý Hà Nội hoạt động có hiệu quả hơn và đạt kết quả tốt hơn nhiều so với Công ty Vàng và đá quý Yên Bái.

Nhìn vào đồ thị 2.1 dưới ta thấy có thể thấy được được giá trị cổ phần của Công ty khoáng sản và luyện kinh cao bằng có giá trị lớn nhất, trong khi đó ở Công ty đá quý và vàng Yên bái thì ngược lại. Đơn vị: đồng

Cty KS và LK cao bằng Cty đá quý và vàng YB Cty đá quý và vàng HN Cty mỏ địa chất Cty phát triển KS 5

Cổ phần bán đấu giá

Cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược

Cổ phần ưu đãi cho người lao động Đồ thị 2.1: Tổng giá trị tính theo từng loại cố phiếu được bán ra của 5 doanh nghiệp cổ phần hóa

(Nguồn: Báo cáo quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng sản) Đơn vị: cổ phần

Cty KS và LK cao bằng Cty đá quý và vàng YB Cty đá quý và vàng HN Cty mỏ địa chất Cty phát triển KS 5

Cổ phần bán đấu giá

Cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư

Cổ phần ưu đãi cho người lao động

(Nguồn: Báo cáo quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng sản) Đồ thị 2.2: Tổng số loại cổ phần được bán ra của 5 doanh nghiệp cổ phần hóa

2.2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh sau cổ phần hoá.

Bảng 2.2: Các công ty và thời điểm tiến hành cổ phần hóa thuộc

Tổng công ty khoáng sản tính đến năm 2008

THỜI ĐIỂM BAN HÀNH QUYỂT ĐỊNH Thực hiện

Phê duyệt phương án CPH

1 Công ty Khoan và Dịch vụ Kỹ thuật khai thác Mỏ Năm 2003 QĐ số 136/ 2003/ QĐ - BCN ngày 27/ 8/ 2003

2 Công ty Vật tư Mỏ địa chất Năm 2003 QĐ số 163/ 2003/ QĐ - BCN ngày 13/ 10/ 2003

3 Công ty Địa chất và Khoáng sản

(GEOSIMCO) Năm 2003 QĐ số 227/ 2003/ QĐ - BCN ngày 22/12/ 2003

4 Xí nghiệp Gạch, ngói gốm XD Mỹ xuân Năm 2004 QĐ số 168/ 2003/ QĐ - BCN ngày 17/ 10/ 2003

5 Công ty Phát triển Khoáng sản 4 Năm 2004 QĐ số 249/ 2003/ QĐ - BCN ngày 31/ 12/ 2003

6 Công ty Phát triển Khoáng sản 5 Năm 2004 QĐ số 57/ 2004/ QĐ - BCN ngày 02/ 7/ 2004

7 Công ty Khoáng chất công nghiệp và

Cơ khí Mỏ (GEOVICO) Năm 2004 QĐ số 138/ 2004/ QĐ - BCN ngày 22/ 11/ 2004

8 Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản

(MIMEXCO) Năm 2004 QĐ số 153/ 2004/ QĐ - BCN ngày 02/ 12/ 2004

9 Công tyKS và Luyện kim Cao Bằng Năm 2005 QĐ số 3412/ QĐ - BCN ngày

10 Công ty Đá quí và Vàng Yên Bái Năm 2005 QĐ số 2883/ QĐ - BCN ngày

11 Công ty Đá quí và Vàng Hà Nội Năm 2005 QĐ số 2720/ QĐ - BCN ngày

12 Công ty Đá quí và vàng Lâm Đồng Năm 2005 QĐ số 2660/ QĐ - BCN ngày

13 Công ty Phát triển Khoáng sản 6 Năm 2005 QĐ số 2602/ QĐ - BCN ngày

14 Công ty PT Khoáng sản (MIDECO) Năm 2005 QĐ số 3092/ QĐ - BCN ngày

15 Công ty TNHH Nhà Nước MTV Kim

Loại Màu Nghệ Tĩnh Năm 2007

QĐ số 1205/ QĐ - HĐQT ngày 26/ 5/ 2008 của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN

16 Công ty TNHH Nhà Nước MTV

Khoáng sản 3 Năm 2007 QĐ số 342/ QĐ - HĐQT ngày

14/ 02/ 2008 của Tập đoàn CN Than –Khoáng sản VN

(Nguồn: Báo cáo kết quả cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng Sản)

(Nguồn: Báo cáo kết quả cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng Sản)

Biểu 2.1: Số lượng công ty thuộc Tổng công ty Khoáng sản đã tiến hành cổ phần hóa

Nhìn vào biều đồ ta thấy được số lượng công ty con trong Tổng công ty khoáng sản tiến hành cổ phần hóa có xu hướng tăng từ năm 2003 chỉ có 3 công ty được cổ phần hóa nhưng đến năm 2004Tổng công ty đã CPH thêm được 5 công ty, đến năm 2005 CPH 6 công ty và đến năm 2007 thì CPH thêm được 2 công ty.

Tổng công ty luôn quan tâm chỉ đạo và kiểm tra sát sao việc thực hiện kế hoạch trong từng tháng, từng quý thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên, từ đó tiến hành đánh giá để chỉ đạo sát sao, đôn đốc kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình hoạt động

Qua đây ta có thể thấy được sự nỗ lực cố gắng của Tổng công ty Khoáng sản trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, 100% cán bộ công nhân viên tham gia mua cổ phiếu Khi người lao động có vốn trong công ty, khi đó lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của toàn công ty, vì vậy họ làm việc với trách nhiệm và tinh thần cao vì quyền lợi của chính bản thân Kết qủa là hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty đã tăng lên một các rõ rệt.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của 5 công ty thuộc Tổng công ty Khoáng sản sau cổ phần hóa tính đến năm 2008 Đơn vị: 1000 Đồng

TỔNG SỐ LAO ĐỘNG ( Người )

THU NHẬP BÌNH QUÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG

1 Công ty KS và Luyện kim

2 Công ty Đá quí và Vàng

3 Công ty Đá quí và Vàng Hà

4 Công ty vật tư mỏ địa chất 10.929.650 184.933.800 81.860 1.704 30 79 1.500 3.900

5 Công ty phát triển Khoáng sản 5 4.518.220 19.229.840 276.300 2.479.120 144 170 840 1.250

(Nguồn: Báo cáo kết quả cổ phần hóa của Tổng công ty khoáng sản)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được kết quả cổ phần hóa như sau: a Đối với Công ty Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng:

Công ty được cổ phần hóa từ năm 2005 thực hiện theo Nghị định 187/ 2004/

NĐ - CP ngày 16/ 11/ 2004 của Chính phủ và quyết định phê duyệt phương án CPH của Bộ công nghiệp là QĐ số 3412/ QĐ - BCN ngày 14/10/2005 Nghị định 187/ 2004/ NĐ - CP nêu rõ tại Điều 2 của Nghị định về Đối tượng và điều kiện cổ phần hoá:

Căn cứ vào điều 2, giá trị thực tế tổng tài sản của Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng tại thời điểm bàn giao là 21.116.470.000 đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 2.335.390.000 đồng Đây là Công ty không thuộc diện Nhà nước nắm 100% vốn nhà nước đồng thời thỏa mãn các yêu cầu nêu trên nên Công ty được tiến hành cổ phần hóa.

Tại thời điểm tiến hành CPH là năm 2005, sau 2 năm hoạt động từ ngày chuyển sang công ty cổ phần, doanh thu năm 2007 là 373.102.400.000đồng tăng 171.037.000.000 đồng (tương ứng tăng 84,6%) so với năm 2005, nộp ngân sách cũng tăng từ 7.504.660.000 đồng (năm 2005) lên 12.771.330.000 đồng (năm

2007) tức khoảng 1,7 lần, đồng thời tổng số lao động tăng từ 780 lên 1551, thu nhập bình quân người lao động tăng từ 1.750.000 đồng/ng lên 2.500.000đồng/ng Đây được coi là một kết quả đáng khả quan của Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng

Đánh giá kết quả cổ phần hóa các DN thuộc Tổng công ty Khoáng sản

Qua quá trình cổ phần hóa của Tổng công tycó thể rút ra được những nhận định sau:

Thứ nhất, huy động và thu hút được nguồn vốn của xã hội cho tài khoản của Tổng công ty Trở tành tài sản liên kết trong đó nguồn vốn của nhà nước tăng lên cùng với tiến trình mở rộng cổ phần hóa và tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp thành viên

Thứ hai, tạo thêm động lực và cơ chế quản lý có hiệu quả cho các doanh nghiệp thành viên Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều hình thức sở hữu, làm cho người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp và cổ đồng ngoài doanh nghiệp trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp, có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng. Chính điều này đã tạo động lực trong sản xuất kinh doanh. Đánh giá chung về cổ phần hóa Tổng công ty Khoáng sản ta thấy được rằng tiến trình cổ phần hóa đã tạo ra cơ chế kiểm soát có hiệu quả của người lao động, hạ được giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Như vậy, việc cổ phần hóa Tổng công ty đã làm cho lợi ích của người lao động được đảm bảo.

Bộ máy công ty cũng được bố trí tinh giản, gọn nhẹ hơn

Thứ ba, đó là nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc cổ phần hóaTổng công ty Khoáng sản giúp Tổng công ty hoạt động có hiệu quả hơn trước.Giai đoạn 2006 – 2015( giai đoạn cổ phần hóa) tổng doanh thu của TCT đạt29.205 tỷ đồng, tăng 6 lần so với giai đoạn 1996 – 2005 ( khi chưa cổ phần hóa),trong đó doanh thu khoáng sản là 25.222 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 10 lần so với giai đoạn 1996 - 2005 (doanh thu toàn TCT giai đoạn 1996 - 2005 là 4.814 tỷ đồng, trong đó khoáng sản là 2.585 tỷ đồng) Tổng giá trị sản xuất đạt 5.070 tỷ đồng,tăng 2 lần so với giai đoạn 1996 - 2005 Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty khoáng sản sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả hơn trước.

Bảng 2.5: Chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh của 5 công ty thuộc Tổng công ty Khoáng sản sau cổ phần hóa tính đến năm 2008 Đơn vị: 1000 đồng

THU NHẬP BÌNH QUÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG

1 Công ty KS và Luyện kim

2 Công ty Đá quí và Vàng

3 Công ty Đá quí và Vàng Hà

4 Công ty vật tư mỏ địa chất 10.929.650 184.933.800 81.860 1.704 30 79 1.500 3.900

5 Công ty phát triển Khoáng sản 5 4.518.220 19.229.840 276.300 2.479.120 144 170 840 1.250

(Nguồn: Báo cáo kết quả cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng Sản)

Công ty KS và LK Cao Bằng, nếu như trước năm 2007 chưa cổ phần hóa doanh thu là 202.065.400.000đồng thì sau khi CPH doanh thu đã tăng lên 373.102.400.000đồng, lợi nhuận cũng tăng từ 12.467.500.000đồng lên 16.137.300.000đồng, tổng số lao động cũng tăng từ 780 lao động lên 1.551 lao động, thu nhập bình quân người lao động cũng tăng từ 1.750.000đồng lên 2.500.000đồng Công ty Đá quý và vàng Hà nội khi chưa cổ phần hóa doanh thu là 3.523.920.000đồng, sau khi CPH doanh thu tăng lên 5.034.700.000đồng, Công ty vật tư mỏ địa chất doanh thu tăng từ 10.929.650.000 đồng lên 184.933.800.000đồng, công ty phát tiển khoáng sản 5 doanh thu cũng tăng từ 4.518.220.000 đồng lên 19.229.840.000đồng.

Thứ tư, sở hữu nhà nước bước đầu được cấu trúc lại theo yêu cầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để tăng cường vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước Qua việc bán cổ phần, Tổng công ty đã thu hồi lại được một lượng quan trọng về vố và dùng nguồn vốn đó để đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên khác, hình thành các công ty liên kết hoặc đầu tư xây dựng công ty thành viên mới và giải quyết chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp thành viên khi thực hiện cổ phần hóa Cổ phần hóa không chỉ đưa đến cấu trúc lại sở hữu nhà nước trong Tổng công ty phù hợp với nền hình thế mà còn tạo điều kiện để Tổng công ty đầu tư, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống Qua đây có thể thấy được, việc cổ phần hóa không chỉ làm tăng cường vai trò chủ đạo của bộ phận kinh tế nhà nước trong toàn bộ Tổng công ty khi vận hành theo mô hình công ty mẹ - công ty con mà còn không làm suy yếu đi vai trò sở hữu của nhà nước trong Tổng công ty.

Trên cơ sở đánh giá và phân tích, có thể rút ra được một số bài học cho các doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa:

2.3.1.Về mặt người lao động

- Con người tại thời điểm cổ phần hóa:

+Người lao động ở đây đóng vai trò quan trọng trong quá trình cổ phần hóa, đặc biệt là những người công nhân bởi họ là những người trực tiếp tham gia sản xuất

+ Đối với người lao động điều mà họ quan tâm nhất khi chuyển sang cổ phần hóa thì quyền lợi của họ có được đảm bảo bằng hoặc cao hơn khi họ làm ở DNNN hay không Người lao động thực sự gắn bó với công việc của mình khi họ cảm thấy được trả công đúng với sức lao động mà họ làm ra.

- Con người tại thời điểm sau khi cổ phần hóa:

+Có thể nói, nhờ cổ phần hoá mà người lao động đã trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp xét theo cổ phần mà họ sở hữu Qua Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, tất cả người lao động trong doanh nghiệp bằng các nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được phân bổ và cả vốn riêng của cá nhân, đều có thể tham gia mua cổ phần tại Công ty, xí nghiệp được cổ phần hoá Với việc góp vốn này, người lao động , từ công nhân trực tiếp sản xuất đến vị giám đốc, đều có thể trở thành người chủ thực sự đối với doanh nghiệp, được tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc lập phương hướng kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với quyết tâm và ý chí chung là gặt hái được hiệu quả cao nhất, tốt nhất.

+Cổ phần hoá của Tổng công ty Khoáng sản đều bảo đảm việc làm và thu nhập của người lao động ổn định lên Việc đầu tư vào các Công ty cổ phần, nói chung người lao động đã thu được lợi tức cao hơn gửi tiết kiệm và vốn của họ trong công ty tăng gấp 1, 5 - 2 lần so với lúc mới mua cổ phiếu Do lãi cao đã bổ sung thêm vào vốn, đến nay giá trị cổ phần người lao động sở hữu bình quân tăng gấp

Vốn cũng là một trong số những yếu tố quan trọng trong quá trình CPH.Hình thành từ việc phát hành cổ phiếu cho các thành viên trong công ty, cho các cá nhân muốn tham gia đóng góp để trở thành cổ đông Phát hành cổ phiếu giống như một hình thức huy động vốn của công ty cổ phần để tiến hành các dự án hay mở rộng quy mô sản xuất.

Công ty vật tư mỏ địa chất có tổng số vốn điều lệ là 7.156.000.000đồng trong đó vốn Nhà nước chiếm 51%, vốn của CBCNV chiếm 40,2%, còn lại 8,8% vốn là do cổ đông ngoài nắm giữ Công ty đã phát hành thêm 135,070 cổ phần thu về3.478.290.000đồng, đã nộp về công ty mẹ là 2.970.600,000 đồng và còn

196.000.000đồng công ty xin trả chậm Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật tư trang thiết bị khai thác khoáng sản- những thiết bị có đặc thù riêng, đặc biệt là nước ta chưa thể sản xuất nên đa số là phải nhập khẩu do vậy công ty có lượng vốn lớn để có thể kinh doanh tốt và cổ phần hóa đã đem lại điều đó.

Công ty đá quý và vàng Yên Bái: Tổng số vốn điều lệ là 3.000.000.000 đồng trong đó vốn Nhà nước chiếm 31,7%, vốn do CBCNV nắm giữ chiếm 34,6%, nhà đầu tư chiến lược chiếm 13,7%, còn lại là do cổ đông ngoài nắm giữ Công ty đã phát hành thêm 1.110.950.000 cổ phần thu về 1.726.430.000 đồng chiếm 57,54% vốn điều lệ của công ty Tuy huy động được một số vốn đáng kể nhưng quá trình sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh của công ty đã giảm sút một cách nghiêm trọng.

Công ty phát triển khoáng sản 5: Tổng số vốn điều lệ là 3.600.000.000 đồng trong đó vốn CBCNV chiếm 26,5% còn lại 73,5% vốn do cổ đông ngoài nắm giữ Tại công ty thì Nhà nước không nắm giữ một phần vốn nào cả Công ty đã phát hành thêm 1.244.610.000 cổ phần thu về 3.372.590.000 đồng chiếm đến 93,7% số vốn điều lệ Do Nhà nước rút vốn khỏi công ty nên công ty đã phải huy động một lượng vốn đáng kể từ bên ngoài Tổng công ty đã rút vốn ra khỏi công ty nhưng mới thu về 1.661.050.000 đồng và cho công ty trả chậm 269.150.000 đồng Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực mà tổng công ty không đạt thế mạnh nên đã trao toàn quyền cho công ty tự hoạt động và sau khi cổ phần hóa, công ty phát triển khoáng sản 5 đã có những kết quả kinh doanh đáng kể.

Công ty Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng: Tổng số vốn điều lệ là 42.000.000.000đồng trong đó vốn Nhà nước là 21.792.000.000 đồng chiếm 51,89% Công ty đã phát hành thêm 5.584.000.000 cổ phần với số tiền thu về là 23.605.140.000 đồng Nhìn vào kết quả trên ta thấy được số vốn mà công ty đã huy động thêm chiếm hơn 50% tổng số vốn điều lệ của công ty Sau quá trình cổ phần hóa công ty đã nộp về Tổng công ty mẹ là 16.618.750.000 đồng và chưa nộp là 539.420.000 đồng Nhờ huy động được số lượng vốn lớn nên công ty đã mở rộng sản xuất, đưa công nghệ cao vào dây truyền sản xuất tăng giá trị cũng như số lượng sản phẩm

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CỦA TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN THUỘCTẬP ĐOÀN THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa tại Tổng công ty Khoáng sản

3.2.1 Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế độ chính sách để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa cho các doanh nghiệp còn lại trong Tổng công ty khoáng sản TKV

Về đối tượng và hình thức cổ phần hóa sẽ mở rộng ra toàn Tổng công ty Để cổ phần hóa Tổng công ty thì trước hết cần làm rõ cách thức tiến hành Tổng công ty là tập hợp các doanh nghiệp hạch toán độc lập và phụ thuộc, trong khi đối tượng cổ phần hóa từ trước đến nay là các Công ty độc lập, doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty hoặc một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp độc lập.

Vì thế cần phải tiến hành cổ phần hóa dần dần từng bước một và nên theo một trình tự nhất định Hình thức cổ phần hóa sẽ vẫn giữ nguyên nhưng có bổ sung thêm những qui định để tăng cường tính hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp có quy mô lớn và các tổng công ty.

Thực hiện cơ chế đấu thầu giá trị tài sản Công ty khi cổ phần hóa thay cho định giá bằng hội đồng Nếu sử dụng phương pháp định giá thì cần sử dụng các tổ chức tài chính trung gian, cần tiến hành định giá doanh nghiệp theo giá thị trường nhằm hạn chế bớt những thất thoát không đáng có cũng như hạn chế bớt sự can thiệp của các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao tính minh bạch, công khai và tinh thần trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, khắc phục những bất cập trong việc xây dựng và phê duyệt phương án cổ phần hóa và đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, cần xây dựng một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo sau khi cổ phần hóa các công ty cổ phần vẫn có các quyền lợi bình đẳng như các doanh nghiệp chưa cổ phần Không hạn chế mức mua cổ phần lần đầu của mọi đối tượng trong các công ty cổ phần hóa, ưu tiên đối với các đối tượng là người lao động trong doanh nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm năng về vốn, kinh nghiệp quản lý.

3.2.2 Bộ máy quản lý của Tổng công ty Khoáng sản cần tăng cường tổ chức, chỉ đạo đối với công tác CPH các doanh nghiệp thành viên và ổn định sản xuất kinh doanh của các CTCP

Tổng công ty cần có cơ chế gắn trách nhiệm của ban Giám đốc công ty thành viên với lãnh đạo của Tổng công ty với nhiệm vụ thực hiện đổi mới và phát triểnDNNN, nhiệm vụ cổ phần hóa DNNN, với việc thực hiện chức năng quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh trong phạm vu Tổng công ty và các công ty thành viên được phân công theo quy định của pháp luật Có chế độ thưởng đối với những CTCP, những người làm tốt và phạt đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ.

Tổng giám đốc cần sớm hình thành các cơ quan tư vấn ở các doanh nghiệp thành viên có chức năng tư vấn giúp đỡ các doanh nghiệp thành viên thực hiện tốt các công đoạn trong tiến trình cổ phần hóa Bộ phận này cần phải có một đội ngũ các nhà chuyên môn về CPH giỏi về năng lực tư vấn, nắm chắc chủ trương, đường lối, quan điểm, cơ chế, chính sách và quy trình cổ phần hóa, để giúp các doanh nghiệp thực hiện quy trình CPH theo quy định Họ có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tài chính, đánh giá giá trị doanh nghiệp, lập phương án kinh doanh và các công việc liên quan đến cổ phần hóa… nhằm rút ngắn thời gian tiến hành CPH của doanh nghiệp. Đối với lãnh đạo Tổng công ty Khoáng sản cần xây dựng một chương trình tổng thể về CPH các doanh nghiệp thành viện chưa CPH như: xác định số doanh nghiệp thành viên mà nhà nước cần giữ 100% vốn, số doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu hình thức khác, xác định tổng số doanh nghiệp cần tiến hành CPH của toàn bộ công ty trong đó chỉ rõ những DNNN cần nắm cổ phần chi phối, lộ trình CPH cụ thể, tức là kế hoạch tiến hành CPH cụ thể của từng doanh nghiệp theo một trình tự thời gian cụ thể và chi tiết trong một tổng thể lộ trình cả nước.

3.2.3 Nhóm các giải pháp về ổn định và phát triển doanh nghiệp sau CPH

Với tư cách là cơ quan đại diện cho nhà nước về quản lý doanh nghiệp và là người chủ sở hữu đối với một phần không nhỏ tư liệu sản xuất của Tổng công ty khoáng sản, lãnh đạo Tổng công ty phải để cao vai trò dẫn dắt và quản lý của mình đối với các công ty cổ phần Phải quán triệt và xác định rõ CPH DNNN là theo định hướng XHCN, phải làm cho sở hữu nhà nước không bị giảm bớt mà ngày càng lớn mạnh hơn, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không bị suy yếu, mà ngày càng được tăng cường, muốn vậy cần phát huy vai trò của đại diện sở hữu nhà nước tại công ty cổ phần Để việc duy trì và phát triển vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ của công ty cổ phần, ban Giám đốc và HĐQT phải xây dựng kế hoạch chuyển cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước bổ sung và phần sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ của công ty Ngoài ra cần chọn người có năng lực và uy tín để đảm nhiệm vai trò đại diện sở hữu nhà nước trong ban lãnh đạo công ty cổ phần thành viên, đồng thời giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng cho họ Đại diện nhà nước phải tham gia vào những vấn đề lớn như là: cơ cấu vốn điều lệ, thành phần cổ đông, phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận chia cổ tức, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội của công nhân viên, kiểm tra và phát hiện kịp thời những lệch lạc, tiêu cực để kịp thời uốn nắn, xử lý… Để làm tốt vai trò đó cần nâng cao năng lực quản lý của nhà nước sau cổ phần hóa, điển hình như sau:

- Về phía nhà nước cần nâng cao năng lực của cơ quan nghiên cứu và ban hành các văn bản, quy chế CPH DNNN Rà soát lại các văn bản pháp luật đã ban hành, tiến hành những sửa đổi cần thiết, những văn bản cũ cho phù hợp với tình hình mới, tạo môi trường pháp lý cho phát triển công ty cổ phần.

Hiện nay có một vấn đề thực tế đang diễn ra đặc biệt nghiệm trọng đó là nhiều xí nghiệp, công ty ở mọi thành phần kinh tế đang lợi dụng tình hình phức tạp để làm ă phi pháp, gian lận, buôn bán trái phép Do đó Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu ban hành và hoàn chỉnh những văn bản pháp luật chống làm ăn gian lận, lừa đảo, làm ăn trái phép, tạo môi trường pháp lý vững chắc, đảm bảo kinh doanh tự do và cạnh tranh bình đẳng cho các công ty cổ phần Ban hành và hoàn thiện một hệ thống văn bản luật về thuế, để thuế trở thành công cụ chủ yếu của nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trở thành nguồn thu chủ yếu cho ngân sách và là bộ phận cơ bản của chính sách tài chính quốc gia lành mạnh Bên cạnh đó cần hoàn thiện từng bước tòa án kinh tế để góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thực thi nghiêm chỉnh luật pháp, giữ gìn cho mọi hoạt động kinh tế, bảo đảm trật tự pháp lý cho hoạt động kinh tế của các công ty cổ phần.

- Nghiên cứu ban hành cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.4 Nhóm các giải pháp tao lập các điều kiện cần thiết để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên đạt hiệu quả

Việt nam đang trong quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường, khi kinh tế thị trường càng phát triển, thì trình độ phân công lao động trong xã hội và xã hội hóa sản xuất càng cao, càng tạo điều kiện khách quan thúc đẩy sự phát triển của công ty cổ phần Cổ phần hóa DNNN cũng là con đường làm hình thành công ty cổ phần, quá trình này chỉ có thể được triển khai tích cực và vững chắc trong môi trường kinh tế thị trường phát triển Chính vì vậy, phát triển và hoàn thiện các yếu tố của kinh tế thì trường là điều kiện bắt buộc đối với việc triển khai cổ phần hóa DNNN. Để phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho cổ phần hóa DNNN và hoạt động của công ty cổ phần nên có các giải pháp sau:

- Thứ nhất, ở tầm vĩ mô nhà nước cần phát triển các thành phần kinh tế Song song với việc đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhầm khuyến khích tư nhân đầu tư vào sản xuất kinh doanh, liên doanh với Nhà nước Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ, tạo điều kiện hỗ trợ, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ thuật, giúp các thành phần kinh tế này khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước và thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm từ nước ngoài, để họ có khả nảng tham gia vào các công ty cổ phần được CPH từ DNNN.

- Thứ hai, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường. Công ty cổ phần, sản phẩm của quá trình cổ phần hóa DNNN chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường của nền kinh tế thì trường hoàn chỉnh, một trong những yếu tố cấu thành của môi trường đó là hệ thống pháp luật Do đó, việc cụ thể hóa thực hiện nghiêm túc các Luật đã ban hành (Luật đầu tư, luật phá sản, Luật đất đai, Luật thuế VAT…) sẽ giúp cho công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả.

- Thứ ba, hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô về kinh tế của nhà nước. Trước hết cần tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch gắn với cơ chế thị trường, vì đây là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng, Ngoài ra, mọi phương án sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên phải được đặt trong quan hệ so sánh về chất lượng và giá cả với hàng hóa nước ngoài khi Việt nam đã là thành viên của WTO Trước tiên là hàng hóa của các nước trong khu vực và các nước lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, những nước có nhiều dự án đầu tư và đang hoạt động tại Việt nam.

Kiến nghị

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ

3.3.1.1 Về môi trường pháp lý cho việc cổ phần hoá

Môi trường pháp lý của nhànước bao gồm hệ thống các văn bản pháp luậttrực tiếp và gián tiếp liên quan đến cổ phần hoá tại thời điểm các Công ty tiến hành CPH.

- Về số lượng: tuy các văn bản pháp lý trực tiếp chỉ đạo quá trình cổ phần hoá như vậy là khá nhiều, nhưng chưa có một văn bản pháp lý nào có thể tiến hành một quá trình cổ phần hoá trên diện rộng như luật, pháp lệnh Đối với các văn bản gián tiếp liên quan đến cổ phần hoá thì còn thiếu mảng luật về chứng khoán, kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Về chất lượng: một số nội dung trong các văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng,thiếu cụ thể, nhiều vấn đề chưa được khẳng định dứt khoát như: trách nhiệm của các Bộ, ngành, các địa phương trong việc chỉ đạo cổ phần hoá; thẩm quyền của đại diện chủ sở hữu với việc cổ phần hoá; cổ phần hoá là tự nguyện hay bắt buộc; việc bán cổ phần cho người nước ngoài có quy định nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Để giải quyết những vấn đề tồn tại về chính sách pháp luật trên đây, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải lắng nghe ý kiến từ phía các doanh nghiệp đã hoàn tất và đang hoàn tất cổ phần hoá và cả những doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hoá để cụ thể hoá, chi tiết hoá những điểm còn “chung chung”, ban hành thêm những quy định còn thiếu Đòi hỏi sự đồng bộ của hệ thống văn bản pháp quy ngay trong điều kiện hiện nay là điều không thực tế, song đã đến lúc chúng ta phải có ngay một bộ luật cổ phần hoá hoặc luật công ty cổ phần bởi vì chưa có luật, chưa cú pháp lệnh thì chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, chưa có căn cứ để ban hành các văn bản pháp quy dưới luật, và như vậy việc thực hiện sẽ rất khó khăn Bên cạnh đó, việc dự thảo và sớm ban hành luật về chứng khoán, kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và việc hình thành thị trường vốn ở nước ta.

3.3.1.2 Về chính sách đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá

Cần quy định một số ưu đãi thiết thực đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa.Ví dụ như cho phép tách số tài sản không có giá trị sử dụng và có tài sản không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh ra khỏi giái trị doanh nghiệp nhằm trợ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong quá trình hoạt động.Những tài sản này sẽ được chuyển giao lại cho nhà nước để xử lý phù hợp với pháp luật hiện hành Nếu như doanh nghiệp có yêu cầu đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất theo phương án được duyệt thì cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần số tiền bán cổ phần ngoài phạm vi cổ phần giữ lại thuộc sở hữu nhà nước theo hình thức vay tính dụng của ngân sách.

3.3.1.3 Thủ tục cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay thủ tục hành chính để cổ phần hóa một DNNN còn khá rườm rà và tốn kém Một doanh nghiệp muốn chuyển sang công ty cổ phần mà hàng chục lượt đoàn cán bộ đến kiểm tra, kiểm toán, thẩm định kiểm toán… rồi sau đó mới trình Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố … qua rất nhiều cửa Mỗi cửa kéo dài không biết bao nhiêu thời gian Điều này có lẽ không phải do một cơ quan hay một cá nhân nào mà do mỗi khâu chậm một ít, do thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và quan liêu Việc loại bỏ những thủ tục rườm rà, xây dựng một quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp gọn nhẹ, quản lý chặt chẽ và tránh được những chi phí do doanh nghiệp phải bỏ ra do Bên cạnh đó việc phối hợp của các cơ quan chức năng , thống nhất quá trình chỉ đạo thực hiện từ trung ương tới các bộ, ngành, địa phương sẽ góp phần tích cực đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa.

3.3.1.4.Tiếp tục cổ phần hóa các công ty Nhà nước độc lập thuộc Bộ, địa phương Đối với các doanh nghiệp kinh doanh: tiến hành cổ phần hóa toàn bộ, kể cả doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn khó khăn: hỗ trợ cho doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đến mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá ở địa bàn này Những doanh nghiệp có khó khăn về tài chính cần cơ cấu lại trước khi chuyển đổi sở hữu

Những doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, kinh tế với an ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hoạt động trong lĩnh vực may mặc, xây lắp, thương mại sẽ cổ phần hóa; trường hợp thật cần thiết Nhà nước mới giữ cổ phần chi phối Có chính sách, chế độ lương hợp lý đối với số sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc trong các doanh nghiệp cổ phần hoá

Những công ty không còn vốn nhà nước thì bán, giải thể hoặc phá sản Đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, có cùng ngành nghề hoặc có mối quan hệ về công nghệ, thị trường với các doanh nghiệp khác thì xem xét sáp nhập, hợp nhất, không phụ thuộc vào doanh nghiệp do địa phương hay do Trung ương quản lý để hình thành những doanh nghiệp quy mô lớn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con

Sau khi tổ chức lại sẽ tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ Việc sáp nhập, hợp nhất không được làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính của đơn vị nhận sáp nhập, hợp nhất; phải tiến hành xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, lao động trước khi thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất. Tránh tình trạng thực hiện sáp nhập một số DNNN quản lý yếu kém, kinh doanh thua lỗ vào các DNNN đang kinh doanh có hiệu quả làm giảm sức mạnh của đơn vị tiếp nhận

3.3.1.5.Đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế,tổng công ty nhà nước, tổng công ty Khoáng sản

Việc cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty là vấn đề mới mẻ, hệ trọng, khó khăn và phức tạp Vì vậy, cần phải có quan điểm, phương pháp, bước đi phù hợp, chắc chắn, giữ vững ổn định sản xuất, không gây tác động đến môi trường đầu tư, đời sống người lao động và xã hội Khẩn trương phân loại rõ những tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần nắm giữ 100% vốn; những tập đoàn, tổng công ty cần cổ phần hoá Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn đối với các tập đoàn, tổng công ty hoạt động có hiệu quả, được Nhà nước giao quản lý, khai thác và phân phối một bộ phận tài nguyên quốc gia, làm công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô.

Các tổng công ty nhà nước là những doanh nghiệp có quy mô lớn, đa số hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên, vẫn còn một số tổng công ty kết quả sản xuất, kinh doanh còn thấp Để cổ phần hóa một cách hiệu quả, cần phân thành hai loại: loại hoạt động có hiệu quả thì tiến hành cổ phần hóa ngay, loại hiệu quả chưa cao thì cần làm rõ nguyên nhân để có biện pháp nâng cao hiệu quả trước khi cổ phần hóa như: đầu tư, sắp xếp lại, lành mạnh hóa tình hình tài chính, đổi mới tổ chức cán bộ.

3.3.2.Kiến nghị với Tập đoàn than Khoáng sản

- Đối với lãnh đạo Tổng công ty và các đơn vị: Người lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc) hầu hết là do chế độ bổ nhiệm mà có, do vậy khi chuyển sang Công ty cổ phần nếu không có tỷ lệ cổ phiếu cao hoặc được ủy quyền quản lý phần vốn cao thì không dễ gì giữ được chức vụ đó Quyền quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị Công ty Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước trước đây giả sử có tái cử làm giám đốc thì cũng chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị Công ty và của Ban kiểm soát Công ty Hội đồng quản trị công ty cổ phần có sự giám sát chặt chẽ của Ban kiểm soát hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông

Vì vậy, chắc chắn trước ngưỡng cửa cổ phần hoá, các vị giám đốc quốc doanh ít nhiều đều có tâm tư mắc mớ, ít nhiệt tình đối với phương án cổ phần hoá Còn với khả năng xấu hơn, vị trí công tác của giám đốc có thể bị thay đổi, thậm chí có thể bị mất việc thì hậu quả còn tồi tệ hơn Chính vì lẽ đó giám đốc các DNNN thường có tâm lý không muốn trao doanh nghiệp vào tay người khác, không muốn từ bỏ vị trí mà bấy lâu nay họ được Đảng và nhà nước tin cậy giao cho nắm giũ với tư cách vừa là chủ sở hữu vừa là người quản lý, các vị giám đốc không muốn cổ phần hóa vì cho rằng, làm giám đốc doanh nghiệp nhà nước thì nhẹ nhàng hơn, trách nhiệm không nặng nề như giám đốc công ty cổ phần, đồng thời quyền lợi về mọi mặt được đảm bảo hơn, trong khi nếu doanh nghiệp hoạt động bị thua lỗ phá sản thì vẫn được nhà nước bảo trợ Các giám đốc không muốn cổ phần hóa vì lo sợ làm ăn thua lỗ , không hiệu quả, sợ mất chức.

- Đối với người lao động Người lao động trong doanh nghiệp hiểu biết về cổ phần hóa còn hạn chế, họ chỉ muốn duy trì doanh nghiệp nhà nước vì độ an toàn cao về việc làm, biên chế và đảm bảo cuộc sống sau này, sau khi cổ phần hóa họ có thể bị mất việc do tinh chế lại bộ máy quản lý, cắt giảm nguồn lao động hoặc quyền lợi không được đảm bảo, vì khi chuyển sang công ty cổ phần, mọi hoạt động của công ty để nhằm tối uu hóa lợi nhuận, không quan tâm đến chế độ đãi ngộ, bình đẳng như giai đoạn đang là doanh nghiệp nhà nước Người lao động không có kiến thức về kinh doanh cổ phiếu, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của cá nhân mình và tư duy theo kiểu là một khi họ đã làm trong doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước sẽ có trách nhiệm đảm bao công ăn việc làm cho họ đến tuổi về hưu, không chịu rủi ro trong kinh doanh.

Do vậy người lao động không thiết tha lắm với việc cổ phần hóa, khi chưa hiểu biết thì chưa thế tiến hành cổ phần hóa được dẫn đến tiến độ cổ phần hóa bị chậm lại. Để giải toả những vướng mắc về tư tưởng quan điểm và nhận thức trên, trước hết, phải tạo sự thống nhất trong nhận thức về chủ trương cổ phần hoá DNNN.

Ngày đăng: 13/09/2023, 09:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tổng số doanh nghiệp Nhà nước tiền hành cổ phần hóa  giai đoạn 1990-2014 - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
Bảng 1.1 Tổng số doanh nghiệp Nhà nước tiền hành cổ phần hóa giai đoạn 1990-2014 (Trang 23)
Đồ thị 1.1: Số doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa giai đoạn 1990 - 2014 - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
th ị 1.1: Số doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa giai đoạn 1990 - 2014 (Trang 24)
Bảng 1.2: Các doanh nghiệp cổ phần hóa đến năm 1993 - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
Bảng 1.2 Các doanh nghiệp cổ phần hóa đến năm 1993 (Trang 25)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty Khoáng sản - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty Khoáng sản (Trang 46)
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả bán cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả bán cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa (Trang 47)
Đồ thị 2.1: Tổng giá trị tính theo từng loại cố phiếu được bán ra của 5 doanh nghiệp cổ phần hóa - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
th ị 2.1: Tổng giá trị tính theo từng loại cố phiếu được bán ra của 5 doanh nghiệp cổ phần hóa (Trang 49)
Đồ thị 2.2: Tổng số loại cổ phần được bán ra của 5 doanh nghiệp cổ phần hóa - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
th ị 2.2: Tổng số loại cổ phần được bán ra của 5 doanh nghiệp cổ phần hóa (Trang 49)
Bảng 2.2: Các công ty và thời điểm tiến hành cổ phần hóa thuộc Tổng công ty khoáng sản tính đến năm 2008 - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
Bảng 2.2 Các công ty và thời điểm tiến hành cổ phần hóa thuộc Tổng công ty khoáng sản tính đến năm 2008 (Trang 50)
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của 5 công ty thuộc Tổng công ty Khoáng sản sau cổ phần hóa tính đến năm 2008 - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của 5 công ty thuộc Tổng công ty Khoáng sản sau cổ phần hóa tính đến năm 2008 (Trang 52)
Bảng 2.4: Báo cáo tình hình sắp xếp, giải quyết lao đông dôi dư cho các doanh nghiệp cổ phần hóa - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
Bảng 2.4 Báo cáo tình hình sắp xếp, giải quyết lao đông dôi dư cho các doanh nghiệp cổ phần hóa (Trang 58)
Bảng 2.5: Chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh của 5 công ty thuộc Tổng công ty Khoáng sản sau cổ phần hóa tính đến năm 2008 - Giải pháp thúc đẩy quả trình cổ phần hóa tại tổng công ty khoáng sản thuộc tập đoàn than khoáng sản việt nam
Bảng 2.5 Chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh của 5 công ty thuộc Tổng công ty Khoáng sản sau cổ phần hóa tính đến năm 2008 (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w