Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó các phương pháp chủ yếu vận dụng trong thực hiện luận án bao gồm
- Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp được tiến hành thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, báo cáo hàng năm trong Chi nhánh, các công trình đã được công bố.
- Phương pháp thống kê - phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp sơ đồ hoá thông qua việc sử dụng các báo cáo thống kê của chi nhánh trong các năm
2008 – 2012, các tài liệu lý luận, các bài báo, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng…
- Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng và so sánh nhằm mục đích phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, thì nội dung của luận văn bao gồm 4 chương như sau:
Trong chương đầu tiên, luận văn tổng hợp các nghiên cứu liên quan nhằm cung cấp nền tảng lý thuyết vững chắc cho công trình nghiên cứu Chương thứ hai làm rõ các khái niệm cơ bản về quản trị vận chuyển hàng hóa, đặc biệt tập trung vào góc độ quản trị vận chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp, từ đó tạo tiền đề cho việc phân tích và phát triển mô hình quản trị vận chuyển hàng hóa phù hợp với các doanh nghiệp.
Chương 3: Phân tích thực trạng quản trị vận chuyển hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp của Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn La.
Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện quản trị vận chuyển hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp tại Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn La.
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
Tổng quan các kết quả nghiên cứu
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu đi trước về quản trị nguyên vật liệu và giải pháp như:
1.1.1 Chuyên đề tốt nghiệp "Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty vật liệu nổ công nghiệp – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Đề tài này có nội dung chủ yếu là phản ánh thực trạng quản lý nguồn nguyên vật liệu đầu vào và quá trình sử dụng nó trong quy trình sản xuất để đảm bảo tính cạnh tranh với các đối thủ Bên cạnh đó, còn phản ánh được thức trạng kinh doanh, bảo quản vật liệu nổ tạ công ty Tìm ra các thành tự và tồn tại tại công ty để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý như:
Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất
Nâng cao tay nghề của công nhân sản xuất Đầu tư cơ sở hạ tầng, dây chuyền sản xuất nhằm giảm hao phí nguyên vật liệu Đề tài nghiên cứu trên là cơ sở lý luận cho luận văn về công tác quản trị nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty vật liệu nổ công nghiệp và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động này là nền tảng xây dựng giải pháp của luận văn.
1.1.2 Đề tài luận văn:“Giải pháp hoàn thiện tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp tại Ban kinh doanh Tây Nguyên thuộc GAET” (sinh viên thực hiện Phan Đức Thành, Đại học KTQD, năm 2011) Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên Đề tài này cung cấp lý luận về nguyên vật liệu nổ, cũng như các phương thức kinh doanh tiêu thụ đầu ra, các phương pháp bảo quản thuốc nổ.
Bên cạnh đó đề tài đưa ra những giải pháp nhằm tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp hợp lý:
- Thực hiện cấp phép và quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh cũng như tiêu thụ vật liệu nổ
- Chủ động trong vấn đề tìm kiếm nguồn cung ứng vật liệu nổ công nghiệp phù hợp.
- Thực hiện đào tạo lực lượng cán bộ quản lý có đạo đức và phẩm chất tốt,…
- Tăng cường tìm khách hàng nhằm mục đích mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ.
- Tiến hành quảng bá hình ảnh của công ty nhằm tạo uy tín và thương hiệu trên thị trường
- Đề xuất các biện pháp cụ thể với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan khác
1.1.3 Đề tài luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế ở các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng" (sinh viên thực hiện Ngô Văn Lượng, Đại học KTQD, năm 2000) Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về thực trạng kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp Nêu ra thực trạng kinh doanh vật liệu nổ ở trong khôi doanh nghiệp và các thành tựu khó khăn mà họ đạt được Đồng thời, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị vận chuyển và lưu kho tại công ty như:
- Đầu tư đổi mới phương tiện vận chuyển,
- Tăng cường quản lý kho, dự trữ hợp lý
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Mở rộng quan hệ khách hàng, đầu tư xây dựng nhà xưởng, bến bãi…
- Đề xuất các khó khăn, đề nghị Nhà nước hỗ trợ
1.1.4 Đề tài luận văn: “Một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp tại Công ty Hoá chất mỏ” (sinh viên thực hiệnTrần Đức Vũ, Đại học KTQD, năm 2001) Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động vận chuyển và lưu kho, đồng thời nghiên cứu thực trạng về hoạt động này tại công ty Hóa chất mỏ Trong đó bao gồm nghiên cứu các khâu xuất nhập khẩu VLNCN, công tác kiểm duyệt hợp đồng, các bước tiên hành xử lý hợp đồng, công tác kiểm tra sản phẩm, các quy định về thủ tục xuất nhập khẩu … và các ảnh hưởng của nhân tố này đên việc thực hiện hợp đồng Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị vận chuyển và lưu kho tại công ty như:
- Đầu tư đổi mới phương tiện vận chuyển
- Tăng cường quản lưu kho, mở rộng thêm một số chi nhánh
- Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
- Nâng cao chất lượng, uy tín bằng cách đảm bảo mọi hợp đồng đều được thực hiện tốt nhất
- Nâng cao tính an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp
1.1.5 Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận tải hàng hóa tại công ty Vận tải hàng hóa đường sắt” (sinh viên Lê Văn Tuấn, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007). Đề tài đã khái quát hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về năng lực cạnh tranh của công ty vận tải hàng hóa đường sắt Đồng thời cũng nêu lên một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường sắt.
Thực tế hơn cả là việc đánh giá thực trạng quản lý vận chuyển và các phương pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của Công ty Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực canh tranh:
- Đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng cho vận chuyển và đầu tư vốn cho các doanh nghiệp xây lắp.
- Huy động, quản lý sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản Công ty.
- Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lức Đặc biệt là phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, sức mạnh của nguồn nhân lực.
- Mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng hóa.
- Quản lý chặt chẽ, nâng cáo trách nhiệm của nhân viên làm công tác về vận chuyển hàng hóa.
- Quy hoạch kho vận chuyển, đầu tư trang thiết bị xếp dỡ.
- Mở rộng hoạt động dịch vụ vận chuyển, đa dạng các mặt hàng vận chuyển. 1.1.6 Đề tài: “Giải pháp quản trị vận chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Nam Đô” (sinh viên Đinh Thị Huế, ĐH Thương Mại, 2011)
Nội dung chủ yếu luận văn cung cấp đó là những lý luận về môn học logistics và thực trạng logistics ở nước ta trong những năm gần đây Đồng thời cũng hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tăng cường hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty TNHH Nam Đô Từ đó, phát hiện giải quyết những vấn đề tồn tại, bất cập trong thực tế của công ty về hoạt động quản trị vận chuyển.
Sau khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình hoạt động quản trị vận chuyển của Công ty TNHH Nam Đô, bài viết đã chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong công tác quản lý của công ty Từ đó, bài viết đưa ra các đề xuất giải pháp hướng đến việc cải thiện hiệu quả hoạt động quản trị vận chuyển, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.1.7 Đề tài: “ Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty cổ phần Vinafco” do sinh viên Vũ Hoài Hương, ĐH Thương Mại, 2009 nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về thực trạng hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại công ty Vinafco và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các hoạt động này như:
- Nâng cấp các phương tiện vận tải về cả số lượng và chất lượng.
- Huy động vốn đầu tư cho cơ sở vật chất logistics.
- Phát triển dịch vụ trước và sau vận chuyển hàng hóa.
- Nâng cáo năng lực quản lý cán bộ của công ty.
1.1.8 Đề tài: “Giải pháp vận chuyển và lưu kho mặt hàng gỗ nội thất tại công ty TNHH Quang Trung” Mã luận văn: LVB001277 tại thư viện trường ĐH Thương Mại. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động vận chuyển và lưu kho; đông thời cũng nghiên cứu về thực trạng các hoạt động này ở công ty TNHH Quang trang và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao các chất lượng quản trị vận chuyển và lưu kho như sau:
- Đầu tư, đổi mới phương tiện vận chuyển
- Tăng cường quản lý kho, dự trữ, bảo quản hàng hóa hợp lý
- Hoàn thiện cơ sở vật chất
- Tổ chức bộ máy nhận sự tiết kiệm và hoạt động có hiệu quả.
1.1.9 Đề tài: “Các giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của công ty TNHH Mol logistics” (sinh viên Nguyễn Thị Phượng ĐH Thương Mại, 2011) Đề tài tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của công ty TNHH mol logistics và đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:
- Luôn cập nhật tình hình vận chuyển, chính sách trong nước và quốc tế.
- Điều chỉnh, đưa ra chính sách giá cước vận chuyển hợp lý.
- Cân bằng giữa chở hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không nhằm đặt được lợi nhuận lơn nhất.
- Quản lý chặt chẽ các hợp đồng bảo hiểm tránh tình trạng thất thoát tiền bồi thường
1.1.10 Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở Việt Nam”, (sinh viên Quách Minh Châu, Đại học Ngoại thương, 2003) Đề tài đã tập trung vào phân tích hoạt động kinh doanh, các biện pháp phát triển giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không nhằm làm nổi rõ tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển thương mại quốc tếcủa Việt Nam nói riêng và sựphát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung:
- Hệ thống hoá các kiến thức về nghiệp vụ giao nhận hàng không quốc tế nói chung và quy trình giao nhận hàng không quốc tế của Tổng công ty Hàng khôngViệt Nam nói riêng.
- Đánh giá thực trạng giao nhận hàng không quốc tế của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
- Vai trò, vị trí của ngành hàng không đối với phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010.
Xác định nội dung nghiên cứu của luận văn
Kể từ khi thành lập (năm 2007) tới nay, Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn La đã nhận nhiều sinh viên các trường đến thực tập tại các bộ phận khác nhau. Tuy nhiên tính tới thời điểm này Chi nhánh chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động quản trị vận chuyển hàng hoá và cũng chưa có công trình nghiên cứu, luận văn, luận án nào viết về: Hoàn thiện quản trị vận chuyển hàng hoá vật liệu nổ tại Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn La Vì vậy, đề tài luận văn của học viên không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu và công bố trong thời gian gần đây. Đối với hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, vấn đề hiệu quả, an toàn luôn được coi trọng và kiểm soát hết sức chặt chẽ, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng thực hiện tốt Luận văn sẽ tập trung đánh giá các tồn tại của Chi nhánh
Công nghiệp hóa chất mỏ Sơn La và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động này
Nội dung luận văn tập trung chủ yếu vào 2 nội dung chủ yếu:
- Vận dụng các lý luận về quản trị vận chuyển, logistics vào đánh giá thực trạng quản trị các khâu vận chuyển nguyên vật liệu nổ công nghiệp tại Chi nhánh có những thành tựu, hạn chế gì?
- Từ số liệu, tình hình thực tế đưa ra các phương án khắc phục các hạn chế nhằm mục đích cuối cùng phát triển có hiệu quả quá trình vận chuyển nguyên vật liệu nổ công nghiệp ở Chi nhánh.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP
Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm của vận chuyển hàng hóa
Theo nghĩa hẹp, hàng hóa đề cập đến các vật thể vật chất hữu hình có thể được trao đổi hoặc mua bán Mở rộng hơn, hàng hóa bao gồm mọi thứ có thể trao đổi, mua bán được, vượt ra ngoài chỉ vật chất hữu hình.
Vận chuyển hàng hoá, (Tiếng Anh: freight) hay giao nhận hàng hóa (Tiếng
Anh: freight forwarding) là một động từ chỉ sự di chuyển hàng hóa từ nơi gởi hàng đến nơi nhận hàng Công việc này thường gắn với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa với sự ký hợp đồng vận chuyển giữa hai bên nhận gởi Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau Khi xét theo quan điểm quản trị logistics, vận chuyển hàng hóa là sự di chuyển của hàng hoá trong không gian, có thể bằng sức người hay bằng cách sử dụng các phương tiện vận tải để thực hiện các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất-kinh doanh Nếu các hoạt động thương mại làm hàng hóa thay đổi chủ sở hữu thì sự vận chuyển sẽ làm cho hàng hóa thay đổi vị trí của chúng.
Khái niệm vận chuyển hàng hóa có thể được xem xét dưới nhiều góc độ Nếu như xét dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế, sự chênh lệch của khoảng cách cũng như thời gian giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết của vận chuyển hàng hóa Ngày nay, khi sự chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất ngày một tăng, các doanh nghiệp thường chỉ sản xuất một số sản phẩm nhất định tại các địa điểm nhất định những nhu cầu về vận chuyển hàng hóa cũng ngày một tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế Có thể thấy như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu… của Việt Nam được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường Châu Âu, Châu
Vận chuyển hàng hóa là hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, giữ vai trò liên kết các thành phần sản xuất, kinh doanh tại các vị trí địa lý khác nhau Vận chuyển giúp đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu, bán thành phẩm, vật tư đầu vào và hàng hóa đầu ra Hoạt động này đảm bảo hàng hóa được cung cấp đến khách hàng đúng thời gian, địa điểm theo yêu cầu, góp phần duy trì sự lưu thông hàng hóa trong cả phạm vi quốc gia và quốc tế.
Hoạt động vận chuyển sẽ có những tác động lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có những đầu tư đúng đắn trong vận chuyển hàng hóa, sử dụng các phương tiện vận tải chất lượng tốt, tốc độ cao sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, hạ giá thành qua đó làm giảm giá bán Mà theo tính chất co giãn theo giá của đường cầu, khi giá hàng hóa giảm, nhu cầu của khách hàng sẽ tăng đồng nghĩa với việc tăng thêm lợi thế cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp.
2.1.2 Khái niệm quản trị vận chuyển hàng hóa
Quản trị vận chuyển là một phần của quản trị logistics bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi cung ứng đầu vào đến nơi sản xuất và cuối cùng là nơi tiêu thụ sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Muốn quản trị vận chuyển tốt phải nắm được vai trò, chức năng và đặc điểm của từng loại hình vận chuyển hàng hóa Hoạt động của quản trị vận chuyển cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất- nhập và quản lý phương tiện vận tải, kho bãi, nguyên vật liệu
Quản trị vận chuyển là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống logistics trong doanh nghiệp Rõ ràng, quản trị vận chuyển tác động một cách trực tiếp và lâu dài lên chi phí sản xuất, trình độ dịch vụ khách hàng và thậm chí cả năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp Bất kì lợi thế cạnh tranh nào của doanh nghiệp nói chung và của logistics nói riêng cũng đều có mối liên hệ mật thiết với hệ thống vận chuyển hàng hoá hợp lý Quản trị vận chuyển sẽ giúp cho chiến lược marketing của doanh nghiệp thành công trong việc phân phối đủ rộng và đủ sâu để đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầu của thị trường.
Quản trị vận chuyển không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là cần có sự phối hợp của một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng Không phải chỉ có các nguyên vật liệu đầu vào cần vận chuyển mà hàng hóa sản phẩm đầu ra cũng cần di chuyển từ nơi sản xuất đến với người sử dụng Chính nhờ vào sự kết hợp vận chuyển nhịp nhàng giữa đầu ra và đầu vào mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách tối ưu,nhịp nhàng và hiệu quả, tạo ra được sự thoả mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho họ những giá trị gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Một số vấn đề về vận chuyển hàng hóa
2.2.1 Vai trò, chức năng và đặc điểm các loại hình vận chuyển hàng hoá
2.2.1.1 Vai trò, chức năng của vận chuyển hàng hóa
Xuất phát từ bản chất của hậu cần, công tác vận chuyển hàng hóa có 2 vai trò chính là di chuyển và dự trữ.
Di chuyển vị trí của hàng hóa và vai trò quan trọng nhất của công tác vận chuyển Để thực hiện được vai trò này, doanh nghiệp sẽ tiêu tốn các nguồn lực như: thời gian, tài chính và môi trường.
- Thời gian: Đây là nguồn lực chính mà quá trình vận chuyển sẽ tiêu tốn, hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp sẽ chỉ hợp lí khi chi phí thời gian tiêu tốn của hoạt động này là ít nhất
- Hoạt động vận chuyển hàng hóa sẽ cần sử dụng các loại chi phí như: chi phí quản lý, chi phí dành cho phương tiện vận tải, hao hụt trong khi vận chuyển, chi phí nhân công , tức là vận chuyển hàng hoá sẽ tiêu tốn các nguồn lực tài chính. Vận chuyển hàng hóa sẽ đạt hiệu quả khi chi phí tài chính giảm đến mức thấp nhất có thể.
Bên cạnh việc sử dụng năng lượng, vận chuyển hàng hóa cũng có tác động đáng kể đến môi trường Nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá được đốt cháy trong quá trình vận chuyển góp phần làm cạn kiệt tài nguyên cũng như gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn Do đó, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động vận chuyển để đưa ra những quyết định hợp lý, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Vai trò dự trữ hàng hóa Đây là chức năng không cơ bản gắn liền với việc tồn trữ hàng hoá trong quá trình vận chuyển Dự trữ hàng hoá trong vận chuyển phụ thuộc vào tốc độ và cường độ vận chuyển Phương tiện vận tải có tốc độ càng cao thì dự trữ trên đường càng nhỏ Đồng thời có thể lợi dụng chức năng này để sử dụng phương tiện vận tải dự trữ hàng hoá thay cho kho trong những trường hợp nếu sử dụng phương tiện vận tải để dự trữ trong trường hợp: thiếu kho, thay kho dự trữ ngắn ngày để tiết kiệm chi phí bốc dỡ…Nguyên tắc dự trữ trên phương tiện là đảm bảo chất lượng hàng hoá, giảm thời gian vận động của hàng hoá với chi phí thấp.
2.2.1.2 Đặc điểm của vận chuyển hàng hóa
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa mang các đặc điểm của một sản phẩm dịch vụ như: tính vô hình, tính đồng nhất (đối với các khách hàng khác nhau), tính không lưu giữ được (dễ hỏng) và tính không tách rời (giữa sản xuất và tiêu dùng)
Tính vô hình của dịch vụ vận chuyển hàng hóa thể hiện khi khách hàng không thể trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình vận chuyển, cũng như không thể đảm bảo chắc chắn rằng hàng hóa sẽ được vận chuyển an toàn, đúng thời gian và đúng địa điểm yêu cầu cho đến khi nhận được hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng khó mà kiểm soát được chất lượng của dịch vụ vận chuyển hàng hóa, vì nó thường không ổn định do chịu tác động của cả các yếu tố chủ quan và khách quan Các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể dự đoán, không thể kiểm soát như: điều kiện thời tiết, khí hậu, tình hình giao thông,… và các yếu tố chủ quan như: chất lượng phương tiện vận tải, bến bãi, các đặc điểm của người lái xe… có những ảnh hưởng lớn đến tính không ổn định của dịch vụ này Doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ, thường xuyên các hoạt động vận tải hàng hóa để đảm bảo chất lượng cho dịch vụ.
Dịch vụ vận chuyển không thể lưu kho được Nhu cầu về vận chuyển hàng hoá thường dao động lớn và thay đổi theo thời gian Ở các thời điểm khác nhau, nhu cầu mua sắm vật tư, hàng hóa khác nhau, dẫn đến nhu cầu về vận chuyển cũng khác nhau Trong thời kì cao điểm mà nhu cầu về hàng hóa tăng cao thì thì doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ vận tải nhiều hơn để đảm bảo phục vụ cho chính doanh nghiệp và khách hàng Ngược lại, tại thời điểm vắng khách hoặc khi không có nhu cầu nhiều về vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, doanh nghiệp vẫn phải tốn các chi phí cơ bản về khấu hao tài sản, bảo dưỡng các phương tiện, chi phí quản lí doanh nghiệp… Tính không lưu giữ được của dịch vụ vận chuyển nhắc nhở các nhà quản trị cần ra các quyết định đúng đắn khi sử dụng các phương tiện vận tải của doanh nghiệp hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng hóa, vật tư sao cho đảm bảo vận chuyển kịp thời vào mùa cao điểm, tiết kiệm chi phí vào mùa thấp điểm.
Dịch vụ vận chuyển có những đặc điểm tương đồng với các loại hình dịch vụ khác, tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt Nhà quản lý doanh nghiệp, nhà quản trị hậu cần (logistics) cần xác định được những điểm hay những tính chất đặc biệt của dịch vụ vận chuyển hàng hóa để hoạt động này trong chuỗi cung ứng dần được tối ưu hoá Các chỉ tiêu đặc thù, riêng biệt của dịch vụ vận chuyển hàng hoá thường gồm có: tốc độ, thời gian, tính an toàn, tính ổn định, tính linh hoạt…
2.2.2 Các loại hình vận chuyển hàng hóa
2.2.2.1 Theo đặc trưng của con đường và phương tiện vận tải
- Đường sắt: Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp Ưu điểm: Giá cước tương đối thấp, thích hợp khi vận chuyển các loại hàng hóa trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, cự li vận chuyển dài.
Nhược điểm: kém linh hoạt, tốc độ chậm, chỉ có thể đưa hàng hóa từ ga này tới ga kia chứ không thể đến một địa điểm bất kì nếu như địa điểm ấy không có đường ray đi qua Ngoài ra, tàu hòa thường di chuyển theo lịch trình cố định dẫn đến tần suất khai thác các chuyến không cao, dịch vụ bổ trợ ở các ga tàu thường có chất lượng kém.
- Đường thủy: Chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi thấp Ưu điểm: thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp trên các tuyến đường trung bình và dài
Nhược điểm: Tốc độ chậm, tính linh hoạt thấp, mức độ tiếp cận không cao, chịu tác động từ thời tiết, các tuyến đường vận chuyển bị phụ thuộc vào mạng lưới sông ngòi và bến bãi
- Đường bộ : Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi trung bình. Ưu điểm: Tính cơ động và tiện lợi cao, lịch trình vận chuyển linh hoạt, có thể đưa hàng hóa đến bất cứ đâu, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn, thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, tương đối đắt tiền với cự li vận chuyển trung bình và ngắn
Nội dung cơ bản của quản trị vận chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp
2.3.1 Khái quát về xây dựng kế hoạch và nội dung của kế hoạch vận chuyển hàng hoá của doanh nghiệp
Chúng ta luôn biết rằng, đối với hoạt động kinh doanh thương mại, khi doanh thu tăng một đồng thì chưa chắc lợi nhuận đã tăng, nhưng nếu chi phí giảm một đồng thì có nghĩa doanh nghiệp đã có thêm một đồng lợi nhuận Để giảm chi phí, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều cách, trong đó có phương án làm giảm chi phí của công tác vận chuyển Tuy nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp phải xây dựng một kế hoạch vận chuyển hàng hóa hợp lí, đảm bảo về chất lượng, cũng có nghĩa doanh nghiệp phải tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
- Nhu cầu về vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp?
Để triển khai hiệu quả công tác vận tải, doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố như: khối lượng hàng hóa cần vận chuyển, thời gian vận chuyển, đặc điểm của hàng hóa, địa điểm vận chuyển và yêu cầu bảo quản hàng hóa Việc xác định rõ những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định tiếp theo trong quá trình vận chuyển, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng thời gian và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
- Lựa chọn hình thức, phương thức vận chuyển nào?
Doanh nghiệp có thể phối hợp đa phương thức để có thể tận dụng tối đa ưu điểm của mỗi loại phương tiện, hoặc thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển để có hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực mà doanh nghiệp có như: Vận chuyển thẳng giản đơn (không mất khâu trung gian), vận chuyển thẳng theo tuyến đường vòng (tăng hiệu suất sử dụng trọng tải của xe), vận chuuyển qua trung tâm phân phối (tạo cho doanh nghiệp lợi thế dựa vào quy mô và khoảng cách), vận chuyển qua trung tâm phân phối theo tuyến đường vòng (giúp doanh nghiệp khai thác được tính quy mô và giảm đựơc số lần phương tiện vẫn di chuyển nhưng không có hàng hóa đi kèm)… Doanh nghiệp cũng phối hợp sử dụng các phương án trên để tăng mức độ đáp ứng và giảm chi phí Trong trường hợp doanh nghiệp không thể tự thực hiện hoạt động vận chuyển thì nên sử dụng các đại lí vận chuyển hoặc những tổ chức môi giới vận tải chuyên cung cấp loại dịch vụ này.
- Nhu cầu khách hàng mong muốn là gì?
Doanh nghiệp phải luôn đặt nhu cầu khách hàng làm trọng tâm trong hoạt động của mình Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải thể hiện năng lực đáp ứng các yêu cầu về thời gian, địa điểm, chất lượng và cơ cấu hàng hóa trong quá trình vận chuyển Trong số các yếu tố này, thời gian và độ tin cậy đóng vai trò quan trọng nhất giúp doanh nghiệp đáp ứng hoàn hảo yêu cầu của khách hàng.
- Trình độ dịch vụ khách hàng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời gian vận chuyển Trong một chu kì đặt hàng thời gian vận chuyển chiếm nhiều nhất và do đó tốc độ vận chuyển có liên quan đến việc đáp ứng hàng hoá kịp thời cho khách hàng.
- Độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá thể hiện qua tính ổn định về thời gian và chất lượng dịch vụ khi di chuyển hàng.
2.3.2 Quyết định mục tiêu vận chuyển Đối với các doanh nghiệp thương mại, có 3 mục tiêu vận chuyển hàng hoá. Đó là mục tiêu chi phí, mục tiêu tốc độ, và mục tiêu ổn định.
Mục tiêu chi phí là một trong những mục tiêu hàng đầu của công tác vận chuyển hàng hoá Nhà quản trị phải tính toán, lựa chọn và đưa ra những quyết định vận chuyển giúp giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí của hệ thống logistics. Chi phí vận chuyển bao gồm chi phí trả cho hoạt động di chuyển vị trí địa lý của hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tại kho hoặc bến bãi, chi phí quản lý và bảo quản hàng hóa trong khi vận chuyển…
Tốc độ là mục tiêu dịch vụ hàng đầu của vận chuyển Trình độ dịch vụ khách hàng chịu ảnh hưởng nhiều của chi phí thời gian vận chuyển Trong một chu kỳ thực hiện đơn đặt hàng, thời gian vận chuyển chiếm nhiều nhất,và do đó tốc độ vận chuyển có liên quan đến việc đáp ứng kịp thời hàng hoá cho khách hàng, đến dự trữ hàng hoá của khách hàng Độ ổn định vận chuyển là sự biến động thời gian cần thiết để thực hiện quá trình di chuyển xác định đối vơí các lô hàng giao, nhận Độ ổn định vận chuyển ảnh hưởng đến cả dự trữ của người mua, người bán và những cơ hội, rủi ro trong kinh doanh Tốc độ và độ ổn định tạo nên chất lượng dịch vụ của vận chuyển.
2.3.3 Quyết định hình thức vận chuyển
Hình thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hóa từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hoá sự vận động của hàng hoá trong kênh logistics doanh nghiệp Có
2 hình thức vận chuyển mà doanh nghiệp thường sử dụng là: vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho (kênh logistics trực tiếp và kênh gián tiếp) Có thể mô tả một cách đơn giản các phương thức vận chuyển ở sơ đồ hình 2.1 (xem trang bên)
Hình 2.1 Các loại hình logistics của doanh nghiệp
Nguồn: Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh, Đại học Thương Mại
Là sự di động của hàng hoá từ nguồn hàng thẳng đến cơ sở logistics của khách hàng hoặc cửa hàng bán lẻ mà không qua bất kỳ một khâu kho trung gian nào.
Những điều kiện để áp dụng phương thức vận chuyển thẳng là:
- Tổng chi phí vận chuyển thẳng phải giảm: chi phí dự trữ (dự trữ trên đường)
Hệ thống kho doanh nghiệp
Cơ sở Logistics khách hàng
- Cước phí vận tải chuyển thẳng nhỏ hơn chi phí dự trữ (dự trữ trên đường và kho) và cước phí vận tải (vận chuyển đến kho và từ kho cung ứng cho khách hàng) Điều này cũng có nghĩa: qui mô lô hàng vận chuyển thẳng phải đủ lớn, điều kiện giao thông vận tải phải thuận tiện.
Như vậy, hình thức vận chuyển thẳng thích ứng với mục tiêu định hướng chi phí chứ không phải dịch vụ, và trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển với sự cạnh tranh dịch vụ gay gắt, nó ít được sử dụng.
Vận chuyển qua kho là hình thức vận chuyển phổ biến nhất, nơi hàng hóa trải qua ít nhất một giai đoạn lưu kho trước khi đến tay khách hàng Đây là hình thức triển khai kênh logistics gián tiếp trong doanh nghiệp, đảm bảo hàng hóa được lưu trữ và quản lý hiệu quả trước khi phân phối đến điểm cuối.
2.3.4 Quyết định phương thức vận chuyển
Doanh nghiệp thương mại cần cân nhắc các yếu tố sau để lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp giữa đơn thức, đa thức hoặc đứt đoạn:
- Loại hình giao nhận: FOB giao, FOB nhận
- Điều kiện vận chuyển: cự ly, tính phức tạp của con đường và phương tiện
- Sự hiện diện của các tổ chức dịch vụ giao nhận, vận chuyển đa phương thức
- Khả năng vận chuyển riêng
- Tốc độ, độ ổn định và chi phí của từng phương thức
2.3.5 Quyết định phương tiện vận tải hợp lý
Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vận chuyển hàng hóa
Chi phí các nhà hậu cần phải trả cho dịch vụ vận chuyển phụ thuộc vào đặc điểm chi phí của mỗi loại dịch vụ vận tải Một cách công bằng và hợp lý thì cước phí vận chuyển hàng hóa được xác định dựa trên chi phí để cung cấp dịch vụ đó Bởi vì mỗi loại dịch vụ có những đặc điểm về chi phí khác nhau, trong từng hoàn cảnh nhất định mỗi hình thức vận chuyển sẽ có các mức cước phí hợp lí mà các dịch vụ khác không thể so sánh được
Xét trong thời gian tương đối nhỏ, chi phí vận chuyển gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định Chi phí biến đổi là các loại chi phí thay đổi theo các dịch vụ hay số lượng dịch vụ, chi phí cố định sẽ không thay đổi theo các dịch vụ này Cụ thể hơn, chi phí cố định là những chi phí cho việc sử dụng đường sá và chi phí bảo dưỡng các thiết bị ở bến bãi, chi phí cho thiết bị vận chuyenr và chi phí quản lý tại các hang vận tải Chi phí biến đổi thường bao gồm những chi phí trên tuyến đường vận chuyển như chi phí cho nguyên vật liệu, nhân công, chi phí bảo dưỡng thiết bị, chi phí xử lý hàng hóa, chi phí bốc dỡ hàng hóa và chi phí giao hàng Chi phí vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường được xây dựng dựa trên hai chỉ tiêu quan trọng là khoảng cách và khối lượng vận chuyển Ngoài ra độ chặt của hàng hóa cũng ảnh hưởng đến khoản chi phí này.
- Khoảng cách là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển do tăng chi phí vận chuyển biến đổi như lao động, nhiên liệu, chi phí bảo quản
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa khoảng cách và chi phí vận chuyển
Nguồn: Giáo trình Quản trị hậu cần, Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đường cong chi phí không bắt đầu từ gốc toạ độ do chi phí cố định không phụ thuộc vào khoảng cách.
- Đường cong chi phí là hàm của khoảng cách,và khi khoảng cách tăng lên,tốc độ tăng chi phí đơn vị giảm dần.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển là nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển Cũng như nhiều hoạt động hậu cần, tính kinh tế nhờ qui mô đúng với vận chuyển hàng hoá.
Hình 2.3 Mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí vận chuyển
Nguồn: Giáo trình Quản trị hậu cần, Đại học Kinh tế Quốc dân
Theo đồ thị, chi phí bình quân/đơn vị khối lượng hàng hoá vận chuyển giảm khi khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng lên Đó là do chi phí cố định được phân bổ đều cho toàn bộ khối lượng hàng hoá vận chuyển Độ chặt là sự tương quan giữa khối lượng và dung tích chiếm chỗ Nhân tố này khá quan trọng do chi phí vận chuyển luôn luôn được xác định trên 1 đơn vị khối lượng Do lao động và chi phí nhiên liệu không chịu ảnh hưởng nhiều bởi trọng tải nên sản phẩm có độ chặt càng cao, chi phí bình quân đơn vị khối lượng vận chuyển càng thấp.
Quy mô của hàng hóa
Chi phí vận chuyển/ sản phẩm
Hình 2.4 Mối quan hệ giữa độ chặt và chi phí vận chuyển
Nguồn: Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh, Đại học Thương Mại
Dạng hình hàng hóa tác động đến hiệu quả sử dụng thể tích phương tiện vận chuyển Hàng cồng kềnh, hình dạng bất thường khiến sức chứa giảm, hệ số sử dụng trọng tải thấp, dẫn đến tăng chi phí Điều kiện bảo quản, xếp dỡ hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng ảnh hưởng đến chi phí Hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt sẽ đẩy giá thành lên cao.
Trách nhiệm pháp lý có liên quan đến những rủi ro,thiệt hại trong quá trình vận chuyển Các yếu tố sau ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do rủi ro: hàng hoá dễ hỏng,những thiệt hại do chất xếp, khả năng xẩy ra trộm cắp, khả năng cháy nổ, giá trị của hàng hoá Giá trị của hàng hoá càng cao và xác suất rủi ro càng lớn thì chi phí càng nhiều.
Nhân tố thị trường là sự phân bố các nguồn cung ứng và các khu vực tiêu thụ Sự phân bố này càng cân đối tạo nên khả năng sử dụng phương tiện vận tải chạy 2 chiều và do đó giảm được chi phí vận chuyển.
Hoạt động vận chuyển được tiến hành nhằm đảm bảo cho quá trình đưa vật tư, hàng hóa từ nơi giao nhận về kho của doanh nghiệp, đưa từ kho của doanh nghiệp đến các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất một cách nhanh chóng, kịp thời theo Độ chặt sản phẩm
Giá/đơn vị khối lượng đúng kế hoạch về thời gian Chi phí cho vận chuyển chiếm khoảng 30% chi phí mua sắm vật tư hàng hóa chính vì thế chi phí hoạt động vận tải phải được xây dựng hợp lý, và mang lại hiệu quả cao Doanh nghiệp đưa ra quyết định chuyển giao hàng hóa về doanh nghiệp bằng các hình thức vận tải khác nhau dựa trên các tính toán về mức chi phí hợp lí dành cho hoạt động này Để tối thiểu hoá chi phí vận chuyển, người ta thường vận chuyển với qui mô lớn, sử dụng phương tiện như đường sắt hay đường thuỷ, điều này có thể tạo nên chi phí dự trữ của doanh nghiệp đạt mức cao hơn.
2.4.2.Các chính sách giá cước của đơn vị vận tải
Các chính sách giá cước của đơn vị vận tải sẽ ảnh hưởng đến quyết định về lựa chọn phương thức vận tải của doanh nghiệp Trình độ khoa hoc- kỹ thuật của từng nước cũng như thế giới ngày càng phát triển, thúc đẩy sản xuất nhiều sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, vì thế nhu cầu về vận tải hàng hoá ngày càng tăng, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều yêu cầu cao hơn về tính an toàn, tiện lợi và giá cả phục vụ của đơn vị vận tải Do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ này nên doanh nghiệp có quyền lựa chọn các đơn vị vận tải của các quốc gia khác nhau cho quá trình vận chuyển của mình Giá của sản phẩm dịch vụ vận vận tải ngoài việc phụ thuộc vào giá thành sản phẩm, còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường Chi phí vận tải hàng hoá từ nơi gửi tới nơi nhận trên thực tế có thể giảm được trên cơ sở phối hợp công tác của tất cả các khâu trong quá trình vận chuyển hàng hoá Doanh nghiệp nên lựa chọn và xác định đúng đắn các hình thức phối hợp công tác trong quá trình vận chuyển hàng hoá, bàn bạc với đơn vị vận tải và ra quyết định về việc thực hiện quá trình vận chuyển trong mối quan hệ qua lại và sự phối hợp các phương tiện kỹ thuật, bao gồm các trang thiết bị của các cảng, các kho bãi chứa hàng hoá, các phưong tiện giao thông của các dạng vận tải khác nhau và các trang thiết bị trong phạm vi tiêu thụ, áp dụng quy trình công nghệ thống nhất, tổ chức phối hợp công tác với đơn vị vận tải… để giảm chi phí giá thành vận tải hàng hoá tới mức tối đa.
Giá cước mà nhà quản trị logstics phải trả tương ứng với các đặc trưng chi phí của mỗi loại hình dịch vụ vận chuyển Giá cước vận chuyển hợp lý thường có xu hướng phù hợp với chi phí sản xuất ra dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ vận chuyển phải gánh chịu nhiều chi phí như :lao động, xăng dầu, bảo dưỡng, lệ phí đường, chi phí hành chính, và những chi phí khác Phối thức các chi phí này được chia thành 2 loại: chi phí biến đổi- những chi phí thay đổi theo dịch vụ và qui mô vận chuyển, và chi phí cố định - không thay đổi theo dịch vụ và qui mô vận chuyển Lẽ dĩ nhiên, mọi chi phí đều biến đổi nếu thời gian và qui mô vận chuyển vượt quá một giới hạn nhất định
Chi phí cố định bao gồm lệ phí con đường, bảo dưỡng, chi phí nhà ga bến cảng, thiết bị vận tải, chi phí quản lý hành chính; chi phí biến đổi thường là những chi phí gắn liền với quá trình vận chuyển như xăng dầu và lao động, bảo dưỡng thiết bị, bảo quản hàng hoá, và những chi phí tạo lập lô hàng và cung ứng.
Các chiến lược định giá của đơn vị vận chuyển phổ biến bao gồm: chiến lược giá cước dựa trên chi phí, chiến lược giá cước dựa trên giá trị dịch vụ và chiến lược giá cước hỗn hợp.
Các qui định về vận chuyển, áp tải mặt hàng vật liệu nổ công nghiệp
Thuốc nổ: Là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện.
Thuốc nổ được phân loại tuỳ theo mức độ nguy hiểm và yêu cầu an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng.
Phụ kiện nổ: Là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Vật liệu nổ công nghiệp(VLNCN): Bao gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ sử dụng cho mục đích dân dụng.
- Dây cháy chậm: là vật phẩm gồm lõi thuốc đen mịn bao quanh bằng lớp vải dệt có tẩm chất chống thấm, khi đốt sẽ cháy bên trong với tốc độ ổn định Dây cháy chậm dùng để truyền tia lửa kích nổ kíp nổ thường(kíp đốt).
- Dây nổ: Là vật phẩm gồm lõi thuốc nổ mạnh bao quanh bằng sợi tết có phủ lớp nhựa tổng hợp ngoài cùng Dây nổ dùng để truyền sóng nổ để kích nổ trực tiếp các lượng thuốc nổ có độ nhạy cao.
- Dây dẫn nổ( hay còn gọi là dây dẫn tín hiệu nổ hoặc dây phi điện): Là loại dây truyền sóng nổ năng lượng thấp từ nguồn tạo xung khởi nổ đến kíp nổ khác.
- Kíp nổ: Là vật phẩm gồm một ống kim loại hoặc nhựa chứa thuốc nổ sơ cấp, dưới tác động cơ, hoá, nhiệt hoặc điện, kíp nổ sẽ nổ và tạo ra năng lượng đủ lớn để làm nổ các lượng thuốc nổ khác Kíp nổ có thể tác động tức thời hoặc tác động chậm sau thời gian qui định trước( vi sai hoặc chậm)
- Mồi nổ: Là lượng thuốc nổ trung gian có tác dụng tăng cường công nổ truyền đến từ kíp hoặc dây nổ.
Vận chuyển VLNCN: là hoạt động vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Vận chuyển nội bộ là quá trình di chuyển vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, cũng như bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trên các tuyến đường giao cắt với đường thủy hoặc đường bộ công cộng Thao tác này đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho người và môi trường.
2.5.2 Điều kiện về vận chuyển VLNCN
1 Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Công an tỉnh là cơ quan cấp giấy phép vận chuyển VLNCN trên địa bàn tỉnh.Việc cấp giấy phép vận chuyển VLNCN phải đảm bảo được phê duyệt.
2 Phương tiện vận tải và thiết bị bốc xếp chuyên dùng quy định tại Điều 31 chương IV Quy chế về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định 471CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ, bao gồm: các loại xe ôm vận tải, mô để vận chuyển và pha trộn thuốc nổ (xe sản xuất lưu động), đầu keo và xà lan tầu biển, thiết bị nâng và các phương tiện, thiết bị khác phải được trang bị các phương tiện phòng chống cháy, nổ chuyên dùng Các phương tiện vận tải phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành.
3 Địa điểm xếp dỡ cố định VLNCN phải được thỏa thuận với Sở Công nghiệp, Phòng PC 13 và PC 66 thuộc Công an tỉnh, và phải được UBND tỉnh cho phép.
2.5.3 Các qui định về vận chuyển, áp tải VLNCN theo QCVN
Qui định chung về vận chuyển VLNCN được quy định rõ ràng trong điều 8, điều 9 và điều 10 như sau:
- Việc bốc dỡ phải được tiến hành theo đúng quy định, và điều kiện bốc dỡ phải đảm bảo an toàn Được phép bốc dỡ và vận chuyển từ xe này sang xe khác.
- VLNCN được vận chuyển từ nhà máy sản xuất đến kho phải để trong bao bì nguyên của nhà máy sản xuất
- Chỉ được phép sử dụng các phương tiện đã qui định trong Quy chuẩn này để vận chuyển VLNCN
- Phương tiện vận chuyển đang chứa VLNCN phải có đầy đủ biểu trưng, ký, báo hiệu nguy hiểm theo quy định hiện hành về vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Cấm vận chuyển kíp điện hoặc các phụ kiện nổ điện trên các phương tiện vận chuyển có trang bị thiết bị thu phát sóng điện từ tần số radio hoặc các thiết bị tương và các thao tác phát sinh lửa gần nơi chưa VLNCN
- Những bến bãi bốc dỡ và trên các phương tiện vận chuyển VLNCN phải được trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định.
- Lái xe, người bảo vệ, công nhân xếp dỡ phải được học tập các qui định về an toàn khi tham gia vận chuyển bốc dỡ VLNCN Những người lái xe, áp tải VLNCN phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan công an tỉnh, thành phố
Các điều khoản cụ thể xem phụ lục
2.5.4 Điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và lái xe, áp tải VLNCN
Ngày 11/10/2010, Bộ Công an ban hành Thông tư số 35/2010/TT-BCA quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm
Vật liệu nổ công nghiệp gồm vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu nổ công nghiệp mới, tiền chất thuốc nổ do Nghị định 39/2009/NĐ-CP quy định, thuộc nhóm hàng nguy hiểm loại 1 theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 109/2006/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4 Nghị định 29/2005/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2009/NĐ-CP Hàng nguy hiểm khác bao gồm hàng nguy hiểm loại 2, 3, 4 và loại 9 theo quy định tương tự trên.
Tổ chức kinh tế để được cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận chuyển hoặc có giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp về chất liệu cháy nổ trên đường vận chuyển Người áp tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, không có tiền án, tiền sự; có giấy phép lái xe, lái tàu hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với phương tiện đăng ký vận chuyển; có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vật liệu nổ công nghiệp và các biện pháp bảo đảm an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp Phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải có đủ điều kiện tham gia giao thông; có giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm; đáp ứng Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT; đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP CỦA CHI NHÁNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ SƠN LA
Giới thiệu khái quát về Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn La
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1.1.Lịch sử hình thành Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Tây Bắc
Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, hiện nay nhu cầu sử dụng thuốc nổ cho ngành công nghiệp ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Vùng Tây Bắc là vùng có nhu cầu sử dụng VLNCN phục vụ đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện… rất lớn Vì vậy cùng với sự ra đời của các Công ty thành viên trực thuộc Công ty Hóa chất mỏ TKV, Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc chính thức được thành lập theo công văn số 437/CV – UB của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và quyết định số 1656/
QĐ - TCĐT - ĐT ngày 27/7/1998 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc là doanh nghiệp Nhà nước (hạng II) có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc Công ty, có con dấu riêng theo mẫu dấu của doanh nghiệp, được mở tài khoản tại Ngân hàng, được đăng ký kinh doanh, được giao tài sản và cấp vốn, hoạt động theo luật doanh nghiệp và chịu sự quản lý của Công ty công nghiệp hóa chất mỏ TKV Sự ra đời của Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc nhằm đáp ứng mục đích và yêu cầu kịp thời VLNCN cho xây dựng công trình Thủy điện Sơn La - Công trình lớn của đất nước, phục vụ lâu dài các nhu cầu phát triển hệ thống giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản và các công trình phát triển kinh tế khác của tỉnh Sơn
La và vùng Tây Bắc.
Từ ngày mới thành lập Công ty có 15 CBCNV trong đó có 4 phòng nghiệp vụ chủ yếu theo hình thức “ Bộ khung” hoạt động, CSVC ban đầu mới chỉ có 01 xe trọng tải 3 tấn và 01 xe chỉ huy điều hành sản xuất, văn phòng làm việc, kho bãi phải thuê ngoài toàn bộ Song đứng trước những khó khăn đó tập thể CNCNV Công ty bằng sự đóng góp công sức và trí tuệ với ý chí quyết tâm tìm mọi biện pháp khắc phục để xây dựng đơn vị ngày một ổn định, phát triển.
Trong 9 năm thành lập và đi vào hoạt động Công ty đã đạt được nhiều thành tích trong SXKD, đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô SXKD, thu nhập và đời sống CBCNV không ngừng được nâng cao, đã sớm thích nghi và hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, khẳng định được mình không những với khách hàng truyền thống trong Tỉnh mà cả những khách hàng thuộc đơn vị nhà thầu mới cũng tìm đến Công ty ngày càng nhiều hơn (Năm 1999 Công ty mới ký và thực hiện
Công ty đã ký kết 52 hợp đồng cung ứng vật liệu xây dựng không nung (VLNCN) đến năm 2001, trong đó đã triển khai và thực hiện được 172 hợp đồng Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm 06 xe vận tải VLNCN chuyên dụng, 02 xe điều hành chỉ huy sản xuất, 02 máy nén khí MBK, nhà văn phòng điều hành sản xuất, 02 kho chứa VLNCN, nhà ăn công nghiệp, gara ôtô trên tổng diện tích 3000m2 đất, công ty đảm bảo đáp ứng nhu cầu VLNCN cho khách hàng một cách hiệu quả.
9 năm qua Công ty đã liên tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý Từ buổi đầu sơ khai hình thành văn phòng đại diện(tháng 8/1998) đến khi thành lập Công ty (tháng 10/1998) với 15 người từ nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, cùng tựu về hình thành nên “Bộ khung” hoạt động với nhiều bỡ ngỡ, trong công việc còn thụ động Đến nay đã nhanh chóng ổn định từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ cấu lao động với tổng số 44 CBCNV và 5 phòng ban hoạt động Do vậy năng suất và chất lượng lao động ngày một nâng cao, đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện.
Sau 9 năm, Công ty đã tăng vốn và sản lượng lên gấp nhiều lần năm 1998. Sản xuất kinh doanh các năm luôn vượt chỉ tiêu, thực hiện tốt mục tiêu: “An toàn – ổn định – Phát triển – Hiệu quả” Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, hiện nay nhu cầu sử dụng thuốc nổ cho ngành công nghiệp ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
3.1.1.2 Lịch sử hình thành Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn La
Chi nhánh Công nghiệp hóa chất mỏ Sơn La là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được thành lập vào ngày 01/06/2007, với mức vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng (Số vốn ghi trong điều lệ khi thành lập Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc) Doanh thu của Chi nhánh trong năm gần đây là: 63.013.963.155 đ Chi nhánh Công nghiệp hóa chất mỏ Sơn La hoạt động kinh doanh độc lập nhưng hạch toán bù trừ qua Công ty, với giấy phép thành lập số
2414000007 cấp ngày 18/05/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn La cấp, có con dấu riêng, tài khoản tại ngân hàng và có đăng ký mã số thuế, với 44 CBCNV(trong đó: số nhân lực có trình độ ĐH trở lên: 22)
Văn phòng của Chi nhánh được đặt tại số …8 - Đ.Trường Chinh – Tổ 1 – Phường Quyết Thắng – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
* Các lĩnh vực kinh doanh:
Kinh doanh cung ứng VLNCN trong toàn tỉnh Sơn La cũng như các đối tượng khách hàng, bao gồm tất cả các đơn vị, cá nhân có tư cách pháp nhân, có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền địa phương theo quy định của Pháp luật và có đầy đủ điều kiện sử dụng vật liệu nổ Ngoài ra để tận dụng cơ sở vật chất và lao động, Chi nhánh tiến hành SXKD đa nhành nghề, sản phẩm như: Thiết kế thi công xây dựng mỏ, dịch vụ khoan nổ mìn, dịch vụ vận tải sau cung ứng, kinh doanh vật tư thiết bị…
* Các mối quan hệ của Chi nhánh:
- Với Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc: Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Công ty, chịu sự quản lý và chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Công ty, Chi nhánh được tổ chức và hoạt động theo điều lệ riêng do Chi nhánh xây dựng trình Giám đốc Công ty phê duyệt và theo sự phân cấp của Công ty trên từng lĩnh vực công tác.
Về địa phương, chi nhánh chịu sự quản lý, kiểm tra của các cơ quan chức năng liên quan địa phương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước Tổ chức Đảng và đoàn thể trong chi nhánh được thành lập theo quy định, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác Riêng Công đoàn được tổ chức theo ngành dọc từ chi nhánh đến công ty, còn tổ chức Đảng và Đoàn Thanh niên sinh hoạt tại địa phương Chi nhánh có trách nhiệm nộp thuế tại địa phương và thực hiện nghĩa vụ khác như các doanh nghiệp khác đóng trên địa bàn.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Chi nhánh
Chi nhánh là đơn vị hoạt động kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp nên chức năng chủ yếu của Chi nhánh là luôn cung cấp VLNCN và dịch vụ vận tải phục vụ cho các công trình thủy điện, phá đá làm đường trong toàn tỉnh Sơn La.
Do trực thuộc Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc, cơ cấu quản lý của Chi nhánh nhỏ gọn, theo mô hình quản lý tập trung.
44 nhân viên trong đó phân chia thành 5 phòng ban chính và các bộ phận trực thuộc Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng.
Thực trạng quản trị hoạt động vận chuyển hàng hoá tại Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn La
3.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực trong Chi nhánh
Tính tới thời điểm hiện tại chi nhánh có 44 nhân viên trong đó phân chia thành 5 phòng ban chính và các bộ phận trực thuộc.
Bảng 3.2 Nguồn nhân lực thực tế tại chi nhánh giai đoạn 2010- 2012 Đơn vị: người
Trình độ - nhiệm vụ Số lượng nhân lực
Số nhân lực có trình độ ĐH trở lên 15 20 22
Số nhân lực tốt nghiệp khối KT &
Tổng nhân viên chi nhánh 44 44 44
Nguồn: Ban tổ chức hành chính
Trong giai đoạn này có thể thấy trình độ nhân lực tại chi nhánh còn chưa cao.Tuy số nhân lực có trình độ đại học trở lên có tăng lên về số lượng nhưng vẫn còn thấp hơn 50% tổng số nhân viên (2010 – 34%, 2011 – 45% và 2012 – 50%) Trong đó số nhân lực tốt nghiệp khối KT & QTKD chưa đến 20% tổng số nhân viên Đây cũng chính là vấn đề mấu chốt trong việc quản trị vận chuyển vì con người là yếu tố quyết định nên mọi vấn đề Muốn quản trị tốt, có hiệu quả thì trình độ của người quản trị phải đạt đến một chuẩn mực nhất định.
Bên cạnh đó, số công nhân bảo vệ lại nhiều hơn số công nhân áp tải Hai công việc này xét về mức độ quan trọng và nguy hiểm như nhau chính vì vậy chi nhánh cần sắp xếp, bố trí lao động cho hợp lý hơn Sao cho vừa đảm bảo hiệu quả công việc và tránh tình trạng bất công bằng trong công việc Không chỉ vậy, mà số lượng nhận viên áp tải lại thiếu hụt so với số xe Làm cho việc vận chuyển trong thời gian cao điểm không đảm bảo an toàn như bình thường.
Nhìn chung giai đoạn 2010 – 2012, tổng số nhân viên của chi nhánh tương đối ổn định Điều này cũng góp phần ổn định trong việc tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của chi nhánh.
Tương ứng với sự phát triển của chi nhánh, thu nhập của nhân viên tại chi nhánh luôn được cải thiện qua từng năm Thu nhập bình quân 1 nhân viên giai đoạn này là:
Bảng 3.3 Lương bình quân 1 nhân viên/ tháng giai đoạn 2010 - 2012
Lương bình quân 1 nhân viên/ tháng
Nguồn: Ban tổ chức hành chính
Thu nhập này là thu nhập mức khá cao so với các doanh nghiệp khác ở ViệtNam Có thể khảng định 100% công nhân viên tại chi nhánh có đủ việc làm, thu nhập ổn định và từng bước cải thiện về vật chất và tinh thần Và đến ngày30/09/2012 công ty đã thực hiện đủ mọi chế độ BHXH, BHLĐ, BHYT, bồi dưỡng hiện vật, ăn giữa ca, ăn định lượng cho nhân viên tại chi nhánh Đây là kết quả xứng đáng mà nhân viên, người lao động trong chi nhánh xứng đáng được hưởng vì nó là thành quả của những nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là đối với nhân viên quản trị vận chuyển.
3.2.2 Thực trạng phương tiện vận tải
Hiện nay Chi nhánh có tổng 4 chiếc xe được đưa vào quá trình hoạt động kinh doanh với những thông số sau :
Bảng 3.4 Thông số kĩ thuật và tình trạng xe trong quá trình hoạt động
STT Trọng tải xe Số lượng Định mức xăng xe Chất lượng xe
Nguồn: Ban kế hoạch- sản xuất
Nhìn chung các xe đều có chất lượng tốt vì được đăng kiểm định kỳ của cơ quan chức năng Do số lượng xe có hạn nên thực tế công suất sử dụng các xe thường là tối đa.
Ngoài ra trong những đợt kinh doanh cao điểm thì chi nhánh có thực hiện thuê thêm cẩu hoặc container ngoài để đảm bảo giao hàng đúng hạn Tuy nhiên, việc thuê ngoài chỉ áp dụng với đơn hàng có khối lượng vận chuyển trên 20 tấn (thường áp dụng với đơn hàng của XN Sông Đà 10.6 hay Công ty TNHH XD Trường Thành Sơn La…) Và nó cũng còn nhiều hạn chế:
thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài không chỉ phát sinh chi phí vận chuyển mà còn phát sinh chi phí xăng dầu, từ đó đẩy giá thành vận chuyển lên cao hơn so với thông thường Điều này vừa khiến giá thành sản phẩm, dịch vụ tăng lên làm suy giảm tính cạnh tranh, vừa khiến lợi nhuận kinh doanh giảm sút.
Trong thời điểm cao điểm kinh doanh, nhu cầu thuê phương tiện vận tải thường tăng cao Để đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng việc thuê phương tiện Việc thuê phương tiện sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng lãng phí thời gian nhàn rỗi của phương tiện trong những giai đoạn thấp điểm, đồng thời cũng tránh được tình trạng thiếu hụt phương tiện trong những giai đoạn cao điểm.
Lưu ý: tại chi nhánh không thực hiện hoạt đông thuê xe tải bên ngoài vì mỗi xe tải được đưa vào sử dụng đều phải kiểm tra và được cấp phép theo quy định của nhà nước Chính vì vậy mà tình trạng thiếu phương tiện vẫn thường xuyên xảy ra.Các xe hoạt động hết mức có thể vì không có xe thay thế hoặc giảm tải.
3.2.3 Tình hình xử lý đơn hàng
Qui trình xử lý đơn hàng của chi nhánh được thực hiện theo trình tự:
Hình 3.3 Qui trình xử lí đơn hàng của chi nhánh
Nguồn : Ban Kế hoạch sản xuất
Tiếp nhận đơn hàng: là việc mà Ban kế hoạch - sản xuất trực tiếp nhận đơn hàng từ giám đốc chi nhánh sau khi kí hợp đồng với khách hàng Đảm bảo đơn hàng là chính thống, có nguồn gốc rõ ràng.
Xử lý thông tin: là quá trình nắm bắt các thông tin về các đơn hàng như: hàng loại mấy, khối lượng vận chuyển, thời gian, địa điểm, cách thức thực hiện đơn hàng; điều kiện bảo quản hàng hóa mà khách hàng yêu cầu; nhân lực vận chuyển, bốc dỡ (yếu tố này có thể tách riêng vì có thể khách hàng không yêu cầu) để từ đó tính giá thành vận chuyển và thực hiện báo giá cho khách hàng.
Phân loại đơn hàng: là việc sắp xếp, phân loại các đơn hàng theo một số tiêu chí: hàng vận chuyển có vị trí vận chuyển gần giống nhau, hàng vận chuyển cùng loại; sắp xếp theo thứ tự thời gian giao hàng hay đơn hàng của các khách hàng khác nhau (khách hàng lâu năm hay khách hàng mới) Việc sắp xếp đơn hàng hợp lý sẽ giúp chi nhánh dễ dàng hơn trong việc thực hiện xử lý các đơn hàng, tránh tình
Tiếp nhận đơn hàng Đánh giá quá trình thực hiện
Phân loại đơn hàng trạng chậm trễ hay bỏ sót Đồng thời cũng có thể tiết kiệm được một số chi phí về xe tải và nhân công khi thực hiện ghép chung hàng hóa vận chuyển.
Quản trị vận chuyển là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện đơn hàng của khách hàng Sau khi sắp xếp các đơn hàng, cần lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để đảm bảo đơn hàng được giao đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm Quá trình lựa chọn phải dựa trên các tiêu chí cụ thể để đảm bảo hiệu quả tối ưu cho việc vận chuyển.
- Phương tiện không hỏng hóc gì, phải đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển.
- Loại phương tiện vận chuyển phải phù hợp với tuyến đường, địa hình vận chuyển.
- Phương tiện phải đáp ứng được khả năng bảo quản hàng hóa theo đúng yêu cầu trong đơn hàng.
- Phối kết hợp các mặt hàng giống nhau tận dụng diện tích trống khoang chứa
- Bố trí lái xe, người áp tải phù hợp (theo tuyến đường, theo đặc điểm hàng hóa) đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
Thực trạng chất lượng công tác vận chuyển hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp của chi nhánh
Các chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh giá chất lượng vận chuyển hàng hóa của chi nhánh gồm có: chi phí vận chuyển, chính sách giá cước, khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển, mức độ thực hiện đơn hàng, những nhận xét của khách hàng về công tác vận chuyển của chi nhánh.
3.3.1 Về chi phí vận chuyển
Trong phần 2.4 của luận văn đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa tại Chi nhánh bao gồm : khoảng cách vận chuyển, khối lượng hàng hóa vận chuyển, hình dạng hàng hóa, độ chặt sản phẩm, điều kiện bảo quản, trách nhiệm pháp lý và các nhân tố thị trường Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó, chi nhánh thực hiện khảo sát 8 khách hàng trong đó có 4 khách hàng lâu năm và 4 khách hàng mới để thấy được sự đánh giá của họ về chính sách giá thành vận chuyển của chi nhánh.
Việc đánh giá này sẽ được thực hiện thông qua việc sắp xếp thứ tự từ 1đến 7 cho các nhân tố: Khoảng cách; khối lượng hàng hóa; hình dạng hàng hóa; độ chặt sản phẩm; điều kiện bảo quản; trách nhiệm pháp lý và các nhân tố thị trường theo thứ tự quan trọng nhất Tức là yếu tố quan trọng nhất sẽ được đánh số 1, yếu tố quan trọng cuối cùng sẽ đươc đánh số 7 Điều này có nghĩa là nhân tố nào có hạng số càng nhỏ thì nhân tố đó được đánh giá là ảnh hưởng lớn tới giá thành vận chuyển Ta có kết quả tổng hợp của điều tra như sau:
Bảng 3.5 Tổng hợp điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa tại Chi nhánh
TT Tiêu chuẩn đánh giá Nhóm khách hàng lâu năm Nhóm khách hàng mới Điểm TB
KH1 KH2 KH3 KH4 KH5 KH6 KH7 KH8
7 Các nhân tố thị trường 7 5 6 7 3 4 4 7 5.38
Nguồn: Người viết tự tổng hợp
Yếu tố quyết định nhất trong giá thành vận chuyển là khoảng cách vận chuyển, với thứ hạng trung bình 1,38, do vị trí của kho và trung tâm phân phối so với nơi sản xuất ảnh hưởng đến 50% chi phí vận tải Thứ hạng hai là khối lượng hàng hóa, vì khối lượng càng lớn thì giá vận chuyển càng cao.
Quan trọng thứ 3 là điều kiện bảo quản
Quan trọng thứ 4 là hình dạng hàng hóa
Quan trọng thứ 5 là trách nhiệm pháp lý
Quan trọng thứ 6 là các nhân tố thị trường
Quan trọng cuối cùng đó là độ chặt của sản phẩm.
Tuy nhiên nhìn vào bảng kết quả phía trên ta cũng có thể thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa hai nhóm khách hàng về đánh giá các nhân tố thị trường Nhóm khách hàng lâu năm cho rằng nhân tố này không có ảnh hưởng gì lớn (đánh giá xếp chủ yếu là 6 hay 7), nhưng trái lại thì nhóm khách hàng mới này lại đánh giá yếu tố này ảnh hưởng ở mức trung đối với họ (điểm chủ yếu là 3 hoặc 4).
Trong đó khoảng cách vận chuyển được xác định là yếu tố quyết định tố quan trọng nhất (thứ hạng trung bình 1,38) vì vị trí của các kho chứa hàng cũng như các trung tâm phân phối so với nơi sản xuất quyết định đên 50% giá thành vận tải.
3.3.2 Về chính sách giá cước Đơn giá cước vận tải (P) được tính:
P = (Định mức xăng dầu * Cung đoạn đường * Giá xăng dầu ở thời điểm ký kết hợp đồng vận chuyển) + Chí phí tiền lương bình quân 1 người * 2 + (Tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại, công tác phí 1 lao động)*2 + khấu hao xe
Định mức xăng xe được hiện thực hóa theo bảng dưới đây:
Bảng 3.6 Định mức xăng xe
STT Trọng tải xe Định mức xăng dầu
Nguồn: Ban kế hoạch sản xuất
Chi nhánh có một số các cung đường chính:
Bảng 3.7 Một số các cung đường chính của chi nhánh
Cung đoạn đường Chiều dài (km)
Sông La – Chiềng Lao – Mường La 180
Nguồn: Ban kế hoạch sản xuất
Ngoài những cung đường chính theo đơn hàng của các khách hàng lớn thì các các đơn hàng khác sẽ được tính cung đường riêng.
Theo tình hình thực tế của từng đơn hàng, kế toán sẽ hoạch toán các khoản chi phí như sau:- Chi phí tiền lương bình quân- Chi phí tiền ăn ca- Chi phí bồi dưỡng- Chi phí công tác phí- Chi phí khấu hao xe
Thông thường thì định mức xăng dầu sẽ được tính riêng lẻ, nhưng với khách hàng lớn và lâu năm như XN Sông Đà 10.6 thì đơn giá vận chuyển lại được tính vào giá thành vật liệu vận chuyển.
Và trên thực tế là hiện nay, công ty cũng như chi nhánh chưa có quy định chuẩn nào trong việc xác định đơn giá vận chuyển Mà việc xác định này là do chi nhánh tự tính toán sao cho hợp lý, vẫn đảm bảo việc kinh doanh thu được lợi nhuận. Đồng thời cũng vẫn phải đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng.
3.3.3 Về khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá Đa phần Chi nhánh vận chuyển VLN phục vụ cho các công trình trọng điểm của nước ta như thủy điện Sơn La, thủy điện Huổi Quảng, thủy điện Hát Lìu, thủy điện Ngòi Hút (Yên Bái), thủy điện Nậm Muổi, Công ty mỏ đồng Nikel Bắc Yên… và rất nhiều thủy điện nhỏ khác, cũng như xây dựng đường xá Do đường miền núi rất hiểm trở, xấu , việc vận chuyển rất khó khăn nên các phương tiện vận tải nhanh hỏng hóc, khấu hao nhanh phải sửa chữa thường xuyên nhưng Chi đã khắc phục được những khó khăn trên làm tốt công tác vận chuyển đáp ứng yêu cầu về vận chuyển cho khách hàng, phục vụ kịp thời cho các công trình thủy điện trên, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, Chi nhánh không để xảy ra mất mát thuốc nổ,thực hiện đúng quy trình vận chuyển VLN do Nhà nước quy định Dưới đây là danh sách tình hình vận chuyển cho khách hàng của chi nhánh:
Bảng 3.8 Số liệu về tình hình thuê vận chuyển NVL nổ của Chi nhánh công nghiệp mỏ Sơn La năm 2010
STT Tên khách hàng Số chuyến
Khối lượng vận chuyển (tấn)
1 CN vận tải và thi công cơ giới 50 70 3.659
2 CN Cty TNHH Lũng Lô-XN XD
3 Cty CP Tư vấn XD& phát triển Điện 55 100 4.647
4 Cty CP xây dựng Bình Minh 48 68 3.710
5 HTX TB Thảo nguyên Mộc Châu 38 38 1.875
6 Cty TNHH XD Trường Thành
Nguồn: Ban kế hoạch- sản xuất
Vào năm 2010, Chi nhánh vận chuyển NVL đã hợp tác với 7 khách hàng lớn, trong đó XN Sông Đà 10.6 có hoạt động giao dịch nổi bật nhất với tổng giá trị vận chuyển chiếm 42% và khối lượng vận chuyển đạt 43,5% Xí nghiệp Sông Đà 10.6 hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như: xây dựng công trình ngầm và dịch vụ dưới lòng đất, thủy điện, thủy lợi, giao thông, công nghiệp, khai thác mỏ Với vai trò là khách hàng thường xuyên và tiềm năng, Chi nhánh cần triển khai chính sách hợp lý để duy trì hợp tác lâu dài.
Bảng 3.9 Số liệu về tình hình thuê vận chuyển NVL nổ của Chi nhánh công nghiệp mỏ Sơn La năm 2011
STT Tên khách hàng Số chuyến
(lần) Khối lượng vận chuyển Giá trị
1 CN vận tải và thi công cơ giới 57 65 3.923
2 CN Cty TNHH Lũng Lô-XN XD
3 Cty CP Tư vấn XD& phát triển Điện 58 150 7.694
4 Cty CP xây dựng Bình Minh 25 150 3.724
5 Cty TNHH XD Trường Thành
Nguồn: Ban kế hoạch- sản xuất
So với năm 2010 thì năm 2011 tổng số chuyến đạt 380 chuyến (tăng 21,4%); khối lượng vận chuyển đạt 880 tấn (tăng 36.9%) và tổng giá trị đạt 42.729 tỉ VNĐ (tăng 44,4%) – đó là dấu hiệu đáng mừng Nhưng xét cho cùng sự tăng lên này cũng là do sự tăng lên của 1 khách hàng mới (công ty CP An Thịnh) Vậy nếu xem xét ở
7 khách hàng đứng đầu thì năm 2011 cũng không có chuyển biến nhiều hơn so với cùng kì năm trước Điều này có thể do nhu cầu các khách hàng tương đối ổn định và muốn tăng doanh thu thì chi nhánh bắt buộc phải tìm được khách hàng mới tiềm năng hơn.
Bảng 3.10 Số liệu về tình hình thuê vận chuyển NVL nổ của Chi nhánh công nghiệp mỏ Sơn La năm 2012
Khối lượng vận chuyển (tấn)
1 Cty TNHH XD Trường Thành Sơn
3 Cty CP Thuỷ Điện Nậm Mức 22 25 1.481
4 Cty CP XD&TM Lam Sơn 50 69 3.482
5 Cty CP Xi măng Mai Sơn 30 36 1.818
6 Cty CP Khoáng Sản Tây Bắc 25 37 1.915
Nguồn: Ban kế hoạch- sản xuất
Năm 2012 là năm có chuyển biến lớn nhất khi mà có 5 khách hàng lớn gắn bó với chi nhánh trong thời gian dài đã loại khỏi danh sách 7 khách hàng đứng đầu (do đã hoàn thành công trình thuỷ điện) Bên cạnh đó so với năm 2011 thì tổng số chuyến và khối lượng vận tải của chi nhánh cũng sụt giảm (tổng số chuyến giảm 22,9% ; khối lượng vận tải giảm 43,4%) , đặc biệt là tổng giá trị vận chuyển đạt 32.693 tỉ VNĐ (giảm 23,5%) Đứng trước thực tế này thì Chi nhánh cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao các khách hàng lớn sao nhu cầu vận chuyển lại giảm và tại sao tình hình đáp ứng yêu cầu về vận chuyển lại kém, đồng thời cũng đưa ra biện pháp khắc phục.
3.3.4 Về tình hình thực hiện đơn hàng
Triển vọng phát triển và phương hướng quản trị vận chuyển hàng hoá tại Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn La
4.1.1 Triển vọng phát triển vận chuyển hàng hoá của Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn La
Hoạt động hậu cần (logistics) nói chung và vận chuyển hàng hóa nói riêng là các hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay Công tác vận chuyện tạo ra cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng, doanh nghiệp muốn thành công thì buộc chiếc cầu này phải hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khách quan mà các doanh nghiệp nói chung và chi nhánh Hóa chất mỏ Sơn La nói riêng không làm chủ được gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa, trong đó có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Trong những năm qua, Bộ GTVT và UBND tỉnh Sơn La đã đã có các biện pháp đáng kể nhằm phát triển đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho tất cả các phương thức vận tải đường bộ và đường sông trên địa bàn tỉnh Tính đến 31/12/2011 mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 9.529 km đường bộ và 486 km đường sông.
- Đường Quốc lộ bao gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 620 km
- Đường tỉnh lộ bao gồm 17 tuyến với chiều dài 853 km.
- Đường huyện bao gồm 105 tuyến với chiều dài 1.754 km.
- Đường xã bao gồm 1.480 tuyến với chiều dài 5.792 km.
- Đường đô thị gồm 238 tuyến với chiều dài 228 km.
- Đường chuyên dùng gồm 25 tuyến với 282 km chiều dài.
- Sông Đà dài 416km (lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình dài 230 km, lòng hồ thuỷ điện Sơn La dài 186 km).
Bên cạnh đó, xu hướng vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng xe chở container đang dần phát triển và nhận được sự quan tâm đặc biệt của ngành GTVT. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam cũng đang đa dạng hóa các hình thức vận chuyển của mình bằng cách sử dụng thêm container trong quá trình vận tải của mình Vận chuyển bằng container sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng chuyên chở hàng hóa vì container có nhiều loại, được thiết kế phù hợp với từng loại hình hàng hóa khác nhau
Trên thị trường đã có mặt loại container thùng chứa được dùng để chở hàng hóa nguy hiểm với các đặc điểm vô cùng thích hợp với vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp Những thùng chứa bằng thép được chế tạo phù hợp với kích thước của ISO dung tích là 20ft hình dáng như một khung sắt hình chữ nhật chứa khoảng 400 galon (15410 lít) tuỳ theo yêu cầu loại container này có thể được lắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng Ưu điểm khi sử dụng loại container này để vận chuyển hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp là sức lao động yêu cầu để đổ đầy và hút hết (rỗng) là nhỏ nhất và có thể được sử dụng như là kho chứa tạm thời.
4.1.2 Định hướng phát triển của Chi nhánh công nghiệp hoá chất mỏ Sơn
La trong thời gian tới
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức hiện có, sắp xếp và bố trí lao động hợp lý phù hợp với các vị trí công việc để nâng cao chất lượng hoạt động của mỗi chi nhánh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để chi nhánh Hóa chất mỏ Sơn La nói riêng và Công ty Hóa chất mỏ Tây Bắc cũng như Tổng công ty Hóa chất mỏ Việt Nam nói chung phát triển vững chắc, chi nhánh đạt mục tiêu doanh thu trên 80 tỷ đồng/năm và tiến tới có thể xuất khấu vật liệu nổ công nghiệp ra thị trường nước ngoài
Nâng cao khả năng tự quyết định các vấn đề trong sản xuất kinh doanh là một bước tiến quan trọng để các công ty con trở nên linh hoạt hơn, chủ động hơn trong việc đưa ra quyết định một cách chính xác và nhanh chóng Điều này giúp các công ty con giảm bớt sự phụ thuộc vào công ty mẹ, chủ động hơn trong việc nắm bắt cơ hội và ứng phó với những thách thức của thị trường.
- Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc nói chung và Chi nhánh Hóa chất mỏ Sơn La nói riêng Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chính là chiến lược "tầm xa" mà lãnh đạo Công ty và Chi nhánh hướng đến Chi nhánh đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để xây dựng đội ngũ này Chẳng hạn như tạo cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ, công nhân viên có cơ hội phát huy tối đa năng lực; có những chiến lược đào tạo hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhiều cán bộ công nhân viên; không ngừng chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thông qua việc đảm bảo việc làm, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao
Để đáp ứng yêu cầu đặc thù của ngành cung ứng, kinh doanh vật liệu xây dựng (VLNCN), Chi nhánh chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu năng lực, có khả năng tư vấn chuyên môn Nhờ đó, Chi nhánh có thể giải quyết kịp thời các vấn đề của khách hàng, tạo ra sự đồng thuận trong quá trình thực hiện, đáp ứng tối ưu nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên chi nhánh: đảm bảo ổn định công ăn việc làm cũng như thu nhập cho người lao động.
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh
Ứng dụng công nghệ thông tin để tính toán chi phí và phương án vận chuyển hợp lý Đổi mới liên tục cơ cấu vận tải của chi nhánh, đầu tư bổ sung phương tiện vận tải cỡ trung, cỡ lớn, xe bán tải để đáp ứng nhu cầu vận chuyển trên 10.000 tấn/năm.
Chi nhánh cũng định hướng trong thời gian tới cần phải tích cực mở rộng thị trường, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, phục vụ cho các vị trong và ngoài ngành.
Ngay từ năm 2012, Chi nhánh đã chủ động bám sát thị trường, làm tốt công tác tiếp thị với chủ đầu tư, các đơn vị thi công tại các công trình trọng điểm, các mỏ lớn để đẩy mạnh công tác cung ứng, ký hợp đồng cung ứng với các khách hàng có đủ điều kiện sử dụng vật liệu nổ, đồng thời chuẩn bị tốt nguồn hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các công trình trọng điểm và các khách hàng lớn vùng Tây Bắc, phục vụ công tác nổ mìn trong và ngoài ngành, thi công các công trình trọng điểm như Thủy điện Lai Châu, thi công tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, các đơn vị khai thác mỏ.
Hoàn thiện nguồn cung ứng vật liệu nổ công nghiệp: cần tạo ra một mạng lưới cung ứng dịch vụ có chuyên môn cao, đáp ứng kịp thời đối với nhu cầu của các hộ tiêu thụ.
Các biện pháp hoàn thiện quản trị vận chuyển hàng hoá tại Chi nhánh Công nghiệp Hóa chất mỏ Sơn La
nhánh Công nghiệp Hóa chất mỏ Sơn La
Như trong thực trạng ở mục 3.3.2 của chương 3, thực trạng tại Chi nhánh Công nghiệp hóa chất mỏ gặp phải một số vấn đề như: nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý; số lượng phương tiện vận tải ít dẫn đến đôi khi không đủ xe để chở hàng hóa theo yêu cầu; chưa có sự kết hợp giữa các hình thức vận chuyển khiến cho có sự lãng phí không cần thiết về nhân lực, tài chính, thời gian; Ban giám đốc chưa nắm được thông tin về đơn hàng sau khi được xử lý, chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong hoạt động của Ban kiểm tra an toàn và Tổ kho bảo vệ; chưa có sự tính toán để hàng hóa chất xếp một cách khoa học, tiết kiệm thể tích; chưa có sự phối hợp giữa các hình thức vận tải như: Phối hợp vận chuyển căn cứ theo mật độ khách hàng và khoảng cách, phối hợp giữa vận chuyển và dự trữ; đơn giá vận tải xây dựng chưa chính xác và khoa học; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của chi nhánh; cơ sở vật chất còn thiếu thốn; chưa có sự ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý… Để giải quyết các vấn đề này, tác giả xin đề xuất các biện pháp sau:
4.2.1 Các biện pháp về nguồn nhân lực
- Đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tình hình mới
Chi nhánh cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên Ban Kế hoạch sản xuất, Ban Kiểm tra an toàn- Tổ kho bảo vệ nói riêng và người lao động toàn chi nhánh nói chung nhằm cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết về lĩnh vực vận chuyển hàng hoá đặc biệt là loại hàng hóa đặc biệt như vật liệu nổ công nghiệp.
Một số biện pháp đào tạo nhân viên có thể áp dụng như:
+ Đào tạo ngoài công việc: chi nhánh có thể cử nhân viên đi đào tạo tại các lớp ngắn hạn hoặc dài hạn do Tổng công ty Hóa chất mỏ Việt Nam hoặc Tập đoàn Than& Khoáng sản Việt Nam tổ chức.
+ Đào tạo trong công việc: Chi nhánh có thể bố trí những người có kinh nghiệm, trình độ về lĩnh vực vận chuyển kèm cặp chỉ bảo cho những người lao động khác chưa có kinh nghiệm của chi nhánh.
- Tuyển đúng người, đúng việc, đúng thời điểm
Quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm, biên chế nội bộ cần gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ của một số chức danh với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Ưu tiên tuyển dụng những lao động có trình độ, được đào tạo phù hợp với vị trí hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp.
- Chế độ lương thưởng hợp lí
Chi nhánh cần có chính sách tiền lương sao cho hợp lý với lượng công việc nhân viên phải làm Có chính sách tăng thưởng, phụ cấp cho những nhân viên làm giờ Khen thưởng hợp lý đối với những nhân viên có thành tích cao trong công việc, có như vậy mới có thể giữ chân nhân viên ở lại chi nhánh làm việc lâu dài Đảm bảo công việc và mức lương ổn định cho người lao động tại chi nhánh, cả về vật chất và tinh thần, nhằm tăng động lực, khuyến khích tinh thần hăng say trong công việc của người lao động.
4.2.2 Các biện pháp về cơ sở vật chất
4.2.2.1 Hoàn thiện phương tiện vận chuyển
Xuất phát từ tình hình thực hiện đơn hàng và nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải, chi nhánh nên đầu tư mua thêm ít nhất 1 xe tải, loại 5 – 8 tấn, 2 hoặc 3 container loại 20’DC và 40’DC phục vụ cho kế hoạch dài hạn đáp ứng yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn Mặc dù đầu tư mua sắm thêm phương tiện sẽ làm chi nhánh tốn thêm một khoản chi phí khá lớn cả về tài chính lẫn thời gian (do xe chuyên chở vật liệu nổ phải nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền), nhưng trong lâu dài, chi nhánh sẽ đủ khả năng đáp ứng nhiều đơn hàng có khối lượng vận chuyển lớn hơn, qua đó góp phần mở rộng kinh doanh và làm gia tăng lợi nhuận.
4.2.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị vận chuyển
Chi nhánh muốn quản trị công tác vận tải thành công thì trước hết phải quản lý được hệ thống thông tin rất phức tạp trong quá trình này Việc nâng cấp hệ thống thông tin hiện tại trong chi nhánh nên chia làm hai giai đoạn:
Để tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ (Intranet) và hệ thống thông tin trong từng phòng ban chức năng (kế hoạch sản xuất, tài chính kế toán…) Liên kết hệ thống thông tin tại từng khâu trong dây chuyền cung ứng và vận chuyển như kho tàng, bến bãi, vận tải… đồng thời tin học hóa toàn bộ các hoạt động của chi nhánh Sử dụng phần mềm hỗ trợ các hoạt động và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu là bước đi cần thiết trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, chi nhánh có thể kết nối hệ thống thông tin nội bộ với bên ngoài theo hai cách sau:
Cách 1: Sử dụng Internet Đây là một xu hướng mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng
Cách 2: Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange –
EDI) Hệ thống này cho phép trao đổi thông tin, dữ liệu từ máy tính qua máy tính của các bộ phận phòng ban trong hệ thống với nhau Mặc dù EDI cần đầu tư khá tốn kém tuy nhiên rất tiện ích và đạt độ an toàn cao Nếu chi nhánh không đủ tiềm lực tài chính, có thể xin đầu tư từ đơn vị chủ quản là Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc
4.2.2.3 Các biện pháp hoàn thiện cơ sở vật chất khác
Trước mắt chi nhánh cần trang bị hiện đại cho công tác bốc xếp, để thay thế cho thủ công ở một số khâu, vì hàng hóa của chi nhánh là hàng có thể gây nguy hiểm cho người lao động trong quá trình chất dỡ, sắp xếp.
Các chi nhánh cũng nên duy trì chế độ sửa chữa và bảo dưỡng xe vận tải Việc đưa xe vận tải vào sửa chữa phải đúng kỳ hạn theo số km đã chạy hoặc quy đổi thời gian theo quy định, hạn chế đến mức thấp nhất kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sửa chữa.
Như vậy, việc đổi mới nâng cấp thiết bị, phương tiện vận tải không những có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực vận tải đảm bảo an toàn mà còn là biện pháp để hạ thấp chi phí nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, chống hao mòn vô hình trong điều kiện khoa học phát triển.
Bảng 4.1 Chu kì bảo dưỡng thích hợp cho xe ô tô
TT Công việc thực hiện Thời gian tiến hành Động cơ
1 Kiểm tra dầu, bổ sung thêm nếu thiếu 1.500 km/1 tháng
3 Thay lọc dầu 5.000 km/ 3 tháng
4 Kiểm tra khe hở xupap, điều chỉnh nếu cần thiết 20.000 km/ 12 tháng
2 Kiểm tra dây cao áp 20.000 km/12 tháng
3 Thay dây cao áp Ít nhất 55.000 km/3 năm
4 Thay nắp chia điện 20.000km/12 tháng
5 Kiểm tra/điều chỉnh thời điểm đánh lửa 20.000 km/12 tháng
1 Kiểm tra, làm sạch các cực và bề mặt, kiểm tra các giắc nối đảm bảo chắc chắn 5.000 km/ 3 tháng
Máy đề và máy phát
1 Kiểm tra các dây nối, giắc cắm 5.000 km/ 3 tháng
2 Kiểm tra/điều chỉnh đai dẫn động 5.000 km/ 3 tháng
3 Thay thế dây đai dẫn động Ít nhất 40.000 km/ 2 năm
1 Kiểm tra mức nước làm mát 1.500 km/ 1 tháng
2 Kiểm tra rò rỉ trên các đường ống nước 1.500 km/ 1 tháng
3 Kiểm tra khả năng làm việc của nắp két nước 1.500 km/ 1 tháng
4 Kiểm tra/điều chỉnh dây đai dẫn động quạt gió(nếu có) 5.000 km/ 3 tháng
5 Thay dây đai dẫn động quạt gió(nếu có) Ít nhất sau mỗi 40.000 km/ 2 năm
6 Súc rửa và làm sạch két nước 5.000 km/ 3 tháng
7 Thay dung dịch làm mát 20.000 km/ 12 tháng
Hệ thống nhiên liệu và khí xả
1 Làm sạch cácte và các lỗ thông hơi 20.000 km/ 12 tháng
2 Thay lọc gió 20.000 km/ 12 tháng
3 Thay lọc nhiên liệu 20.000 km/ 12 tháng
4 Kiểm tra van thông khí hộp các te 20.000 km/ 12 tháng
5 Kiểm tra/điều chỉnh độ căng dây đai của máy nén khí (nếu có) 5.000 km/ 3 tháng
6 Thay dây đai dẫn động của máy nén khí Ít nhất 40.000 km/ 2 năm Điều hòa không khí
1 Làm sạch giàn lạnh 5.000 km/ 3 tháng
2 Kiểm tra rò rỉ ở các chỗ nối 5.000 km/ 3 tháng
3 Kiểm tra/điều chỉnh dây đai dẫn động máy nén khí 5.000 km/ 3 tháng
4 Thay thế dây đai dẫn động máy nén khí Ít nhất 40.000 km/ 2 năm Hộp số tự động
1 Kiểm tra mức dầu ở hộp số 10.000 km/ 6 tháng
1 Kiểm tra mức dầu ở xilanh tổng phanh 1.500 km/ 1 tháng
2 Thay thế dầu tổng phanh Ít nhất sau mỗi 2 năm
1 Kiểm tra mức dầu ở xilanh chính của ly hợp thủy lực 1.500 km/ 1 tháng
2 Thay dầu thủy lực Ít nhất sau mỗi 2 năm
1 Kiểm tra mức dầu trợ lực 5.000 km/ 3 tháng
2 Kiểm tra/điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động trợ lực lái 5.000 km/ 3 tháng
3 Thay dây đai dẫn động trợ lực lái Ít nhất sau 40.000 km/ 2 năm
Nguồn: Tham khảo từ internet 4.2.3 Các biện pháp hoàn thiện qui trình vận chuyển
Theo như thực tế, Chi nhánh cần xây dựng và hoàn thiện qui trình vận chuyển hàng hóa của mình, có sự phối hợp cao trong hoạt động vận chuyển Có thể lựa chọn một số hình thức phối hợp như sau:
- Phối hợp vận chuyển căn cứ theo mật độ khách hàng và khoảng cách Chi nhánh có thể cân nhắc đến mật độ khách hàng và khoảng cách từ địa điểm giao hàng của nhà cung ứng tới địa điểm chi nhánh giao hàng cho khách khi thiết kế mạng lưới vận chuyển để từ đó có các phương án phối hợp khác nhau trên từng khu vực Nếu mật độ khách hàng của chi nhánh ở một khu vực dày đặc, khối lượng vận chuyển của mỗi đơn hàng không lớn, hàng hóa vận chuyển cùng loại hoặc có thể chất xếp chung và thời gian giao hàng sát nhau, chi nhánh có thể xem xét đến việc vận chuyển theo tuyến đường vòng, tức là hàng hóa sẽ được xếp lên cùng một chiếc xe, sau khi vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng gần chi nhánh nhất sẽ được chuyển cho khách hàng ở xa hơn.
- Phối hợp vận chuyển và dự trữ hàng hoá