Theo báo cáo của Cơ quan UNAIDS của Liên Hợp Quốc cáo về tình hình lây nhiễm bệnh HIV/AIDS, khẳng định số người nhiễm HIV trên thế giới là đáng báo động khi có hơn 38,6 triệu người đang mắc căn bệnh này. Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS đầu tiên được biết đến tại Hoa Kỳ, 25 triệu người đã chết vì căn bệnh này và ngày nay gần 40 triệu người trên khắp thế giới đang nhiễm virus HIV, một nửa trong số này là phụ nữ. Cũng theo báo cáo này, Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3 triệu người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực có tốc độ lây nhiễm khủng khiếp nhất thế giới. Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là nước Swaziland bé nhỏ nơi một phần ba người lớn bị nhiễm vi rút HIV. Nam Phi vẫn là nước có số người nhiễm HIV cao nhất tại Châu Phi với 5,5 triệu người lớn mang virus HIV. Ấn Độ đã vượt qua Nam Phi để trở thành quốc gia có nhiều người sống chung với HIV nhất thế giới. Số ca có HIV ở quốc gia đông dân thứ nhì hành tinh hiện chiếm 2/3 tổng số ca nhiễm loại virus chết người này trên toàn Châu Á. Ước tính đến cuối năm 2005, có 5,7 triệu người Ấn Độ sống chung với HIV. Tuy nhiên, tỷ lệ số người lớn có HIV ở quốc gia Nam Á này là 0,9%, thấp hơn rất nhiều so với Nam Phi (18,8%). Ước tính có khoảng 270.000 - 680.000 bệnh nhân AIDS ở Ấn Độ đã chết kể từ khi trường hợp AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1981. Các bang ở miền nam Ấn Độ thường là những nơi đại dịch AIDS hoành hành mạnh nhất. Theo Cơ quan phòng chống AIDS của LHQ, hầu hết các trường hợp mắc bệnh ở nước này đều là do quan hệ tình dục không an toàn.
Trang 1I HIV/AIDS VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
_ AIDS: là chữ viết tắt của cụm từ Acquired Immunodeficiency Syndrome,
có nghiã là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
_ HIV: là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human
Immuno Deficiency Virus Có nghiã là virus làm suy giảm miễn dịch ở người, ta quen gọi là virus SIDA
Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân,
nổi hạch do một căn bệnh nào đó gây ra
Miễn dịch là gì: Con người luôn sống giữa vô số những mầm bệnh độc hại
sẵn sàng gây bệnh cho cơ thể như: virus, vi nấm, kí sinh trùng và cả một số
tế bào ung thư sinh sản lẻ tẻ trong cơ thể Tuy nhiên cơ thể cũng có một hàng rào phòng vệ rất hiệu quả khiến cho phần lớn các mầm bệnh không thể gây bệnh được Đó chính là hệ miễn dịch, nó bao gồm các bạch cầu có trong máu giữ nhiệm vụ tuần tra và khi phát hiện mầm bệnh sẽ chiến đấu tiêu diệt mầm bệnh để bảo vệ cơ thể
Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể
chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch
là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh
Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống
II CÁC BIỂU HIỆN CỦA HIV/AIDS
1 Các biểu hiện chính:
_ Sút cân > 10% cân nặng
_ Tiêu chảy kéo dài > 1 tháng, đâu quặn bụng, buồn nôn, nôn
Trang 2_ Sốt kéo dài > 1 tháng
_ Ho
_ Nổi hạch
_ 2 đến 8 tuần sau khi nhiễm HIV, bất kỳ qua con đường nào, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với sốt (38-40 độ C), đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to Một
số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng
5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn
2 Các biểu hiện phụ:
_ Ho dai dẳng > 1 tháng, đau đầu, đâu cơ - khớp
_ Ban đỏ, ngứa da toàn thân
_ Nổi mụn rộp toàn thân ( bệnh herpes )
_ Bệnh zona tái đi tái lại
_ Nhiễm nấm, ( tựa ) ở đầu hầu, họng, kéo dài, hay tái phát
_ Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể ( không kể hạch bẹn ) kéo dài > 3 tháng
III TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM HIV/AIDS:
1 Tổng quan tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới.
Theo báo cáo của Cơ quan UNAIDS của Liên Hợp Quốc cáo về tình
hình lây nhiễm bệnh HIV/AIDS, khẳng định số người nhiễm HIV trên thế giới là đáng báo động khi có hơn 38,6 triệu người đang mắc căn bệnh này Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS đầu tiên được biết đến tại Hoa Kỳ, 25 triệu người đã chết vì căn bệnh này và ngày nay gần 40 triệu người trên khắp thế giới đang nhiễm virus HIV, một nửa trong số này là phụ nữ
Trang 3Cũng theo báo cáo này, Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3 triệu người nhiễm HIV Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực có tốc độ lây nhiễm khủng khiếp nhất thế giới Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là nước Swaziland bé nhỏ nơi một phần ba người lớn bị nhiễm vi rút HIV Nam Phi vẫn là nước có số người nhiễm HIV cao nhất tại Châu Phi với 5,5 triệu người lớn mang virus HIV Ấn Độ đã vượt qua Nam Phi để trở thành quốc gia có nhiều người sống chung với HIV nhất thế giới Số ca có HIV ở quốc gia đông dân thứ nhì hành tinh hiện chiếm 2/3 tổng số ca nhiễm loại virus chết người này trên toàn Châu Á Ước tính đến cuối năm 2005, có 5,7 triệu người Ấn Độ sống chung với HIV Tuy nhiên, tỷ lệ số người lớn có HIV ở quốc gia Nam Á này là 0,9%, thấp hơn rất nhiều so với Nam Phi (18,8%) Ước tính có khoảng 270.000 - 680.000 bệnh nhân AIDS ở Ấn Độ
đã chết kể từ khi trường hợp AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1981 Các bang ở miền nam Ấn Độ thường là những nơi đại dịch AIDS hoành hành mạnh nhất Theo Cơ quan phòng chống AIDS của LHQ, hầu hết các trường hợp mắc bệnh ở nước này đều là do quan hệ tình dục không an toàn
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS)
đã thông báo đến cuối năm 2006 trên thế giới có khoảng 39,5 triệu người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó phụ nữ chiếm gần 50%(17,7 triệu người) và trẻ em dưới 15 tuổi là 2,3 triệu.Tổng số người nhiễm HIV hàng năm vào khoảng 4,3 triệu Tỉ lệ nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Trung
Á và Đông Âu, khu vực cận Sahara Ở mỗi khu vực này, số trường hợp nhiễm HIV /AIDS đã tăng lên xấp xỉ một triệu người trong giai đoạn từ năm 2003-2006
Trang 4Tại Châu Á, các nước Campuchia, Thái Lan và Myanma được đánh giá là những nước có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất trong khu vực , tiếp theo là Indonesia, Nepan,Việt Nam,Trung Quốc
2 Tổng quan và tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam:
Dịch HIV/AIDS đang gia tăng một cách nhanh chóng ở Việt Nam
- Tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có hơn 100 người bị nhiễm
HIV/AIDS
- Chỉ tính riêng trong năm 2005, ước tính đã có hơn 37.000 người Việt Nam bị nhiễm HIV/AIDS
- Số người đang sống với HIV/AIDS năm 2006 là 280.000 người, gấp hơn
2 lần con số đó của năm 2000 là 122.000 người
- Con số trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng đang ngày càng gia tăng
- Đến năm 2006, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong dân số Việt Nam ở độ tuổi 15 đến 49 đã ở mức 0,53%, nghĩa là cứ khoảng 200 người thì có 1 người đang sống với HIV
- Ước tính trong năm 2005, khoảng 14 000 người đã chết vì AIDS
Theo ước tính, phần lớn số những trường hợp mới nhiễm HIV là do lây truyền qua đường tình dục
- Hiện nay số trường hợp nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình dục cao hơn số trường hợp nhiễm HIV qua đường tiêm chích
- Do việc lây truyền HIV qua con đường quan hệ tình dục khác giới ngày càng tăng, tỷ số giữa số phụ nữ bị nhiễm và nam giới bị nhiễm đang tăng lên hàng năm Đến năm 2005, tỷ lệ này chỉ còn 2 nam trên 1 nữ
- Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm HIV khá cao ở những người nam giới có quan hệ tình dục với nam giới Thậm chí ở những nam giới bán dâm tỷ lệ nhiễm HIV này còn cao hơn
Trang 5Tỷ lệ hiện nhiễm cao ở những người sử dụng ma túy và phụ nữ bán dâm
- Ở mức độ quốc gia, tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất ở những người tiêm chích ma túy (34%) Tỷ lệ hiện nhiễm trong những người tiêm chích ma túy
ở Thành phố Hồ Chí minh, Quảng Ninh và Hải Phòng còn cao hơn rất nhiều
- Phụ nữ bán dâm có tỷ lệ hiện nhiễm HIV đứng cao thứ nhì với 6.5% Tỷ
lệ này còn cao hơn ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần Thơ
- Ở một số nơi, nhiều phụ nữ bán dâm cũng tiêm chính ma túy, làm gia tăng sự lây nhiễm HIV Theo điều tra thì có khoảng 40% phụ nữ bán dâm ở Hải Phòng cho biết đã từng tiêm chích ma túy và con số này ở Hà Nội là 17% và 8% ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở những người nam mua dâm cũng đang tăng lên ở mức đáng kể
Hơn 1% số người trưởng thành ở Thành phố Hồ Chí Minh, hải Phòng
và Quảng Ninh đã bị nhiễm HIV
- Dân số của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 10% dân số Việt Nam nhưng số người nhiễm HIV/AIDS của thành phố này hiện chiếm 20% số trường hợp nhiễm HIV trên cả nước
- Theo phân loại dich tễ học, Thành phố Hồ Chí Minh đã có dịch lan tỏa với 1.2% dân số ở độ tuổi trưởng thành đã bị nhiễm HIV
- Các vụ dịch HIV nghiêm trọng cũng đang diễn ra ở các thành phố biển phía bắc như Quảng Ninh và Hải Phòng (1.1%), ở Hà Nội là 0.9%
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)
* Năm 2006:
Đến ngày 31/12/2006, các trường hợp nhiểm HIV được báo cáo trên toàn quốc là 116.565 người, trong đó 20.195 trường hợp đã chuyển thành bệnh nhân AIDS và 11.802 bệnh nhân AIDS đã tử vong Trong năm 2006
Trang 6trên toàn quốc phát hiện 12.454 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó có 2.906 bệnh nhân AIDS và 1.731 trường hợp bị tử vong do Aa IDS
Trong giai đoạn 2001 – 2006: Mỗi năm trên toàn quốc phát hiện được trên 10.000 trường hợp nhiễm HIV Vào thời điểm năm 2003, toàn quốc phát hiện 16.980 trường hợp nhiểm HIV, đây là năm có số phát hiện cao nhất từ trước đến nay Sau năm 2003, số nhiễm HIV được phát hiện giảm nhưng vẫn ở mức cao Hình thái dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các trường hợp nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, mại dâm Tỷ lệ nam giới nhiễm HIV cao gấp 6 lần nữ giới: nam giới chiếm 83,19% và nữ giới chiếm 16,29% số người nhiễm HIV, tỷ lệ này ít biến động kể từ 1993 trở lại đây
Đa phần người nhiễm HIV ở lứa tuổi trẻ trong đó số nhiễm HIV trong nhóm tuổi từ 20 đến 39 chiếm tới 78,15% tổng số người nhiễm HIV được báo cáo
Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng qua giám sát trọng điểm
đã cho thấy tốc độ dịch vẫn gia tăng nhưng không tăng nhanh so với các năm trước đây
HIV vẫn chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó đứng đầu là Quảng Ninh với tỷ lệ nhiễm trên 100.000 dân cao nhất nhưng về số liệu tuyệt đối, thành phố Hồ Chí Minh phát hiện được 17.407 trường hợp chiếm khoảng 14% tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên toàn quốc
Tuy tốc dộ HIV không gia tăng nhanh chóng so với các năm trước đây nhưng chứa đựng các yếu tố nguy cơ lan tràn dịch ở một số tỉnh, thành phố thể hiện qua việc hiểu biết về HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có nguy
cơ cao còn thấp, tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích
Trang 7ma tuý cao từ 22 - 44 % trong các lần tiêm chích Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm gái mại dâm tuy đã có cải thiện nhưng vẫn chỉ dừng ở mức 50 – 60%
HIV đã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng: tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,25%, phụ nữ mang thai là 0,37% vào năm 2006
* Năm 2009:
Đến năm 2009, ở Việt Nam có hơn 80% số người nhiễm HIV tập trung trong nhóm tuổi 20 - 39 và ngày càng có xu hướng trẻ hóa; tỉ lệ nam giới nhiễm HIV là 82,04%, gấp 4 lần nữ Đó là những con số đáng lo ngại
về tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam được đề cập tại Hội thảo
“Thanh niên và HIV” do Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội, trong 2 ngày 21 - 22/8/2009
ThS.BS Mai Xuân Phương, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, hiện nay số người nhiễm HIV có ở 100% tỉnh, thành, gần 98% số huyện và hơn 70% số xã, phường trên toàn quốc Theo thống kê cho thấy, tỉ
lệ nhiễm giữa nam và nữ ít thay đổi qua các năm Tuy nhiên, dự báo trong tương lai, tỉ lệ người nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng tăng lên Hiện Việt Nam là 1 trong 3 nước châu Á (cùng Malaysia và Trung Quốc) có tỉ lệ nhiễm HIV qua con đường tiêm chích cao nhất
Với những nỗ lực của công tác phòng chống HIV/AIDS, hiện số người nhiễm mới HIV và người chuyển sang giai đoạn AIDS, nhiễm trong nhóm tiêm chích ma tuý và gái mại dâm có chiều hướng giảm Tuy nhiên, riêng nhóm tuổi 20 – 29 (chiếm tới 55,1%) hầu như giảm rất ít, không đáng kể; trong khi các nhóm tuổi khác được cải thiện rõ rệt thì nhóm này chỉ giảm 1% Hiện nay, con đường lây nhiễm HIV ở Việt Nam cao nhất là qua đường
Trang 8máu, rồi đến qua đường quan hệ tình dục, mẹ sang con và ngày càng tăng Đáng lưu ý là có tới 27% tỉ lệ người nhiễm không rõđườnglây
Đang có một xu hướng mới, đó là người nhiễm HIV đã “dịch chuyển”
từ Nam ra Bắc Trong tổng số 10 tỉnh, thành có tỉ lệ nhiễm HIV/100.000 dân cao nhất năm 2008 (Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu) thì có tới 8 địa phương là ở phía Bắc, trong đó có 6 tỉnh thuộc biên giới phía Bắc Một
xu hướng nữa là tỉ lệ đồng tính nam (MSM) ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, riêng Hà Nội có 10.000 người, TP HCM có khoảng 20.000 người
Nguyên nhân của thực trạng số người nhiễm HIV ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa, là do sự xung đột mạnh mẽ giữa giá trị truyền thống lâu đời với quan niệm sống cởi mở, hiện đại là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh thiếu niên - đặc biệt là nhóm còn thiếu các kỹ năng sống, sự bảo trợ của gia đình và môi trường giáo dục bền vững - phải đối mặtvớiHIV
Trong số người nhiễm HIV ở Việt Nam tập trung trong nhóm tuổi từ 20- 39, có hơn 1/2 các trường hợp lây nhiễm HIV mới là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15- 24 Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội tại 7 tỉnh, thành trong năm 2008 cho thấy, có tỉnh tới 70% thanh thiếu niên (từ 15 - 24 tuổi) có quan hệ tình dục với gái mại dâm, nhưng không sử dụng bao cao su Khoảng 44% số người nghiện ma túy dùng chung bơm kim tiêm Đáng nói hơn là khoảng 70% số người nghiện nhiễm HIV vẫn dùng chung bơm kim tiêm Hơn 1/2 trong nhóm đối tượng này khi quan hệ với gái mại dâm không dùng bao cao su
* Hiện nay:
Trong vài năm gần đây, số nhiễm mới HIV hằng năm tuy vẫn cao nhưng đã có dấu hiệu chững lại Năm 2004 có hơn 14.000 ca nhiễm mới
Trang 9Con số này giảm còn 13.700 vào năm ngoái và 8.300 trong 10 tháng đầu năm nay
Như vậy, trong những năm trước, trung bình mỗi tháng Việt Nam có thêm gần 1.200 người nhiễm HIV thì trong năm 2006, con số giảm xuống còn 830 người Điều này chứng tỏ nỗ lực phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đã phát huy hiệu quả
Đến nay, cả nước đã phát hiện 112.880 người nhiễm HIV/AIDS, trong
đó 19.261 người đã chuyển sang AIDS và có 11.247 người tử vong do
AIDS; nhưng thực tế số người nhiễm HIV/AIDS nhiều gấp 3 lần Mỗi năm
có khoảng 6.000 phụ nữ mang thai và 2.000 trẻ sơ sinh nhiễm virus gây bệnh AIDS
Mặc dù số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus đã tăng nhiều lần so với trước, gần 6.200 bệnh nhân, nhưng con số này vẫn quá nhỏ so với 40.000 người cần thuốc
Đáng chú ý là tình trạng quan hệ đồng giới nam đã và đang phát triển mạnh ở các thành phố, nhất là Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM Hiện Việt Nam có khoảng 30.000 người đồng giới nam, một nguy cơ cao về lây nhiễm HIV
IV CÁC CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS:
Có rất nhiều cách, trường hợp lây truyền HIV từ người này sang người khác, song dựa vào phương thức lây truyền người ta xác định có ba con đường lây truyền cơ bản Đó là lây truyền qua đường máu, đường tình dục không an toàn và từ mẹ sang con
* HIV lây truyền qua đường máu
+ Về nguyên tắc, có thể nói mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV đều có thể bị lây nhiễm HIV
Trang 10-+ Con đường này có tỷ lệ lây rất cao (100%)
* HIV lây truyền từ mẹ sang con
+ HIV lây truyền từ mẹ có HIV sang con trong thời kỳ mang thai, sinh nở và nuôi con bú
+ Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ bị nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ
thể thai nhi
+ Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào
trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình đẻ
+ Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú
người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc khi trẻ mọc răng cắn núm vú chảy máu…
+ Đường lây truyền này có tỷ lệ thấp: dưới 30% nếu không có can thiệp y tế
và chỉ còn 0 – 5% nếu có sự tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ y tế
* HIV không lây qua:
+ Do HIV không có hoặc có rất ít trong nước bọt, nước mắt, mồ hôi, nước tiêu… nên HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường với người nhiễm HIV, ví dụ:
+ Ăn chung mâm, bàn, uống chung cốc…
+ HIV không lây khi ho hay hắt hơi
+ HIV không lây khi ôm hôn xã giao, bắt tay, dùng chung nhà tắm, chung xe
cộ, bể bơi, chung phòng làm việc…