1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Phát Triển Ngành Công Nghiệp Của Tỉnh Thanh Hóa Đến Năm 2020
Tác giả Nguyễn Thị Mai
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH (9)
    • 1.1. Tầm quan trọng của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh (9)
    • 1.2. Yêu cầu đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh (10)
      • 1.2.1. Đặc điểm ngành công nghiệp (26)
      • 1.2.2. Vai trò của ngành công nghiệp (27)
      • 1.2.3. Đặc điểm ngành công nghiệp ảnh hưởng đến thu hút FDI (28)
      • 1.2.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển công nghiệp (28)
      • 1.2.5. Yêu cầu đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh (29)
    • 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh (10)
      • 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan (bên ngoài sự tác động của tỉnh) (31)
      • 1.3.2. Nhân tố chủ quan (nhân tố thuộc về các tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài) (35)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA THANH HÓA (11)
    • 2.1. Những đặc điểm chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh (11)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (38)
      • 2.2.1. Tình hình đăng ký và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (47)
      • 2.2.2 Thu hút vốn FDI theo khu vực (53)
      • 2.2.3 Thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư (55)
      • 2.2.4. Thu hút vốn FDI theo các ngành kinh tế (56)
      • 2.2.5. Vốn FDI phân theo loại hình đầu tư (56)
      • 2.2.6. Tác động của doanh nghiệp FDI đến nền kinh tế Thanh Hoá (57)
    • 2.3. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (13)
      • 2.3.1. Thực trạng ngành công nghiệp Thanh Hóa (64)
      • 2.3.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của Thanh Hóa (70)
    • 2.4. Những chính sách, biện pháp mà tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công ngiệp của tỉnh (14)
      • 2.4.1. Chính sách quảng bá hình ảnh địa phương (79)
      • 2.4.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư (79)
      • 2.4.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư (80)
      • 2.4.4. Chính sách khuyễn khích đầu tư (82)
    • 2.5. Đánh giá chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (14)
      • 2.5.1. Ưu điểm (84)
      • 2.5.2. Những hạn chế, tồn tại (86)
      • 2.5.3. Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, tồn tại (88)
  • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2020 (16)
    • 3.1. Định hướng phát triển kinh tế của Thanh Hóa đến năm 2020 (91)
    • 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến 2020 (111)
      • 3.3.1. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài (111)
      • 3.3.2. Nâng cao cơ sở hạ tầng (111)
      • 3.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động FDI (112)
      • 3.3.4. Tiếp tục cải tiến hơn nữa các thủ tục hành chính (113)
      • 3.3.5. Nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư (113)
      • 3.3.6. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động cho các (114)
      • 3.3.7. Xây dựng danh mục kêu gọi FDI một cách hiệu quả (115)
    • 3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ (18)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................99 (19)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

Tầm quan trọng của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh

 Đối với phát triển kinh tế

- Tạo ra nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ

- Tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp đáng kể vào Ngân sách của tỉnh

 Đối với phát triển xã hội

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực

- ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới

Từ những phân tích trên có thể thấy, để trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại như cả nước thì các tỉnh, thành phố phải tích cực thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp của mình, kể cả ngành dịch vụ.

Yêu cầu đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh

Không phải bất cứ nguồn vốn đầu tư nào cũng có thể đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, muốn đầu tư vào ngành này thì nguồn vốn cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Nguồn vốn đầu tư phải lớn

- Các nhà đầu tư phải có sở trường, tiềm năng, thế mạnh về ngành công nghiệp mà tỉnh muốn phát triển

- Công nghệ của các nhà đầu tư phải thích hợp, chủ yếu phải là công nghệ hiện đại, tiên tiến

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh phải nhằm đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế của tỉnh

Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh

- Nhóm nhân tố khách quan (bên ngoài sự tác động của tỉnh)

+ Nhân tố quốc gia o Thể chế chính trị của đất nước o Cơ chế chính sách của Trung ương (Nhà nước) o Kết cấu hạ tầng o Nguồn nhân lực

+ Nhân tố thuộc về các nhà đầu tư o Tiềm lực của nhà đầu tư o Thế mạnh về công nghệ o Sở thích của nhà đầu tư

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm: cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, kết cấu hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, các khu chế xuất và khu công nghiệp được xây dựng hiệu quả, cũng như các hoạt động xúc tiến đầu tư mạnh mẽ Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA THANH HÓA

Những đặc điểm chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh

Về điều kiện tự nhiên: Thanh Hóa có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trọng tâm trong chiến lược phát triển vùng Nam Thanh Bắc Nghệ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào, thuận lợi cho công nghiệp chế biến.

Về kết cấu hạ tầng: Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ; Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt; Hệ thống Bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet;

Nguồn nhân lực: Thanh Hóa là tỉnh đông dân, cung cấp một lực lượng lao động dồi dào với nhiều trình độ lao động HỆ thống giáo dục ngày càng được đầu tư đúng mức.

Về kinh tế: Là tỉnh nông nghiệp nhưng công nghiệp ngày càng được chú trọng và đầu tư, tạo đà phát triển cho kinh tế toàn tỉnh.

2.2 Khái quát về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa bắt đầu thu hút được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên vào năm 1995 Cho đến hết tháng 3 năm 2012, Thanh Hóa đã thu hút được 39 dự án đầu tư:

Nhìn chung trong cả giai đoạn từ 1995 đến 31/3/2012, lượng vốn FDI lũy kế của Thanh Hóa đạt mức 7.118.465 nghìn USD, xếp thứ 10 trong cả nước sau các tỉnh:

Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu - thành phố HCM Các dự án FDI giai đoạn này chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động (may mặc, da giày) Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của cả nước, vốn FDI thực hiện còn khá khiêm tốn so với số vốn đăng ký của các nhà đầu tư

Theo khu vực đầu tư:

Cơ cấu vùng miền có sự mất cân đối rất lớn trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các dự án tập trung ở miền xuôi, những dự án ở miền núi quá ít (chỉ chiếm 10,3%) và quy mô các dự án cũng tương đối nhỏ (chiếm 1,2% vốn đăng ký và 6,8% vốn thực hiện)

Thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư

Tính đến tháng 3 năm 2012, Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Thanh Hoá, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Cô éot

Các đối tác đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ châu Á (chiếm 99,892%) với những đối tác lâu năm quen thuộc của Việt Nam Trong số đó, Singapore và HongKong là hai đối tác đầu tư hàng đầu, nhưng tỉ lệ vốn đầu tư tại Thanh Hóa còn hạn chế.

Thu hút vốn FDI theo các ngành kinh tế

Lĩnh vực thu hút FDI chủ yếu là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Vốn FDI phân theo loại hình đầu tư

Hiện tại ở Thanh Hóa có 3 loại hình dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh Trong đó, loại hình liên doanh là phổ biến nhất.

Tác động của doanh nghiệp FDI đến nền kinh tế Thanh Hoá Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đóng góp vào huy động vốn cho đầu tư phát triển

Giải quyết việc làm Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

- Thực trạng ngành công nghiệp Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp, tuy nhiên trong giai đoạn gần đây, ngành công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ ngày càng tăng

Giá trị sản xuất công nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế đều tăng dần qua các năm Tuy nhiên tỷ trọng các ngành công nghiệp đã thay đổi theo hướng tiến bộ, phù hợp với xu hướng chung của cả nước Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực kinh tế Nhà nước giảm dần trong khi khu vực ngoài Nhà nước lại tăng dần (ngoại trừ năm 2010 và 2011 giảm nhẹ do tỷ trọng khu vực có vốn FDI tăng nhanh) Điều này cho thấy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã tác động đến ngành công nghiệp.

Riêng khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ trọng liên tục tăng và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp của tỉnh

- Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của Thanh Hóa

Lĩnh vực công nghiệp chiếm đến 99,71% tổng số vốn FDI đăng ký và 98,32% tổng số vốn thực hiện Như vậy có thể khẳng định rằng, nguồn vốn FDI là nguồn vốn vô cùng quan trọng để phát triển ngành công nghiệp của Thanh Hóa.

Phát triển các khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) góp phần thúc đẩy nền công nghiệp của Thanh Hóa Tỉnh hiện có 5 KCN và KKT đi vào hoạt động, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển của các lĩnh vực công nghiệp chủ lực tại Thanh Hóa.

Mặc dù lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp là rất lớn, nhưng lượng vốn này cũng chỉ tập trung vào một số lĩnh vực công nghiệp nhất định.

Lĩnh vực công nghiệp thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất là Sản xuất trang phục với 10 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 54.400 nghìn USD, tiếp theo là sản xuất sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại khác với 6 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 634.097 nghìn USD, sản xuất sản phẩm bằng da và giả da với 5 dự án, vốn đăng ký là 145.500 nghìn USD, ….

Từ việc thu hút được nguồn vốn đầu tư trên, khu vực FDI cũng đã đóng góp được một phần rất lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Những chính sách, biện pháp mà tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công ngiệp của tỉnh

Chính sách quảng bá hình ảnh địa phương thông qua truyền thông và bằng các phương tiện thông tin đại chúng

Hoạt động xúc tiến đầu tư: Cho đến nay, Thanh Hóa cũng đã thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp Tỉnh đã cử các đoàn công tác đi tham tán và xúc tiến đầu tư tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Tổ chức các cuộc hội thảo để giới thiệu về cơ hội kinh doanh tại Thanh Hóa đặc biệt là đầu tư vào ngành công

Tích cực cải cách thủ tục hành chính

Đánh giá chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của Thanh Hóa đã có được những thành công nhất định: Số dự án không ngừng tăng lên, vốn đấu tư tăng và trở thành một trong những tỉnh có lượng vốn đầu tư lớn của cả nước; Đối tác đầu tư cũng có sự đa dạng nhất định, đã thu hút được những đối tác có tiềm lực như Nhật Bản, Trung Quốc…; đã thu hút được vốn đầu tư vào ngành công nghiệp mới như khai thác và chế biến dầu mỏ; môi trường đầu tư liên tục được cải thiện bằng nhiều cách thức khác nhau.

Bên cạnh những kết quả trên, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của Thanh Hóa còn có những hạn chế, tồn tại: Các dự án đầu tư có quy mô vốn không đồng đều, đa phần là dự án vừa và nhỏ; đối tác chủ yếu tập trung ở Châu Á, chưa nhiều đối tác ở châu Âu; mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trên thực tế, môi trường đầu tư kinh doanh tại Thanh Hóa vẫn còn nhiều tồn tại, chưa thực sự thông thoáng, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Trong đó nổi cộm là một số quy hoạch chất lượng còn thấp, tầm nhìn hạn chế, quản lý quy hoạch thiếu nhất quán, thường có điều chỉnh, bổ sung, gây khó khăn cho nhà đầu tư Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất, kinh doanh ban hành chưa đủ mạnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nói chung và ở các khu, cụm công nghiệp, Khu Kinh tế Nghi Sơn nói riêng còn thiếu và chưa đồng bộ

Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, tồn tại

- Tỉnh chưa có sự đột phá mạnh mẽ về tư duy, nhận thức đối với phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và thu hút FDI vào phát triển ngành công nghiệp nói riêng.

- Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, ban hành các chủ trương, giải pháp đồng bộ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn.

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa có nhiều bất cập.

- Chế độ đãi ngộ đối với người lao động chưa thỏa đáng

Trong bối cảnh quốc tế phức tạp, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kép, dẫn đến tình trạng thắt chặt chi tiêu ở nhiều quốc gia Các dự án đầu tư ra nước ngoài cũng trở nên thận trọng hơn Hệ quả là nền kinh tế suy giảm, kéo theo sự sụt giảm đáng kể về vốn đầu tư.

- Nguyên nhân từ Trung ương: Cùng với sự suy thoái chung trên thế giới, hiện tại Chính phủ Việt Nam đang giảm đầu tư công.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2020

Định hướng phát triển kinh tế của Thanh Hóa đến năm 2020

3.1.1 Phương hướng phát triển chung

- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo bước đột phá về tốc độ, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2015 đạt mức thu nhập bình quân của cả nước, đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh tiên tiến.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Thu hút đa dạng mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 15.000 doanh nghiệp; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 310.000 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 100.000 tỷ đồng

- Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng có chọn lọc; ưu tiên vào các lĩnh vực phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp nông thôn, du lịch, dịch vụ và các thu hút hợp lý các dự án sử dụng nhiều lao động Quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường

Về không gian, lãnh thổ:

Vùng đồng bằng: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như: lắp ráp ô tô, chế biến, xi măng, công nghiệp nhẹ, điện tử, tin học, các ngành công nghệ cao; các ngành dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, vận tải, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, vv

Vùng ven biển: với hạt nhân là Khu kinh tế Nghi Sơn và dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn; nhiệt điện; tập trung thu hút các dự án chế biến nông, lâm, thuỷ sản; sữa chữa, đóng tàu biển; dịch vụ vận tải biển; công nghiệp phụ trợ, các khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

Vùng trung du miền núi: thu hút các dự án sản xuất nông, lâm, nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, phát triên du lịch

3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020

- Phát triển nhanh, vững chắc những ngành công nghiệp có vai trò là nền tảng cho tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Kết hợp đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng, từng bước hình thành các khu, cụm công nghiệp; triển khai nhanh các dự án trong Khu Kinh tế Nghi Sơn và hình thành một số khu kinh tế động lực khác tạo các hạt nhân tăng trưởng cho nền kinh tế;

- Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng đạt trên 21,5%/năm (trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 21,4%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 21,6%/năm);

Cơ cấu ngành công nghiệp của Thanh Hóa đang có sự chuyển dịch mạnh về phía các ngành công nghiệp cơ bản và chế tác Đến năm 2020, tỉnh đã xây dựng được nền công nghiệp vững mạnh với cơ cấu hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu sau:

+ Công nghiệp lọc hóa dầu: hoàn thành Khu liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn công suất giai đoạn I là 10 triệu tấn/năm đi vào hoạt động trước năm 2013, đồng thời đầu tư giai đoạn II với công suất 10 triệu tấn/năm; phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ khác như công nghiệp sản xuất polypropylen, sợi tổng hợp, chất dẻo, phân bón tổng hợp, chất tẩy rửa tổng hợp và các sản phẩm khác;

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dây chuyền 2 nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Công Thanh; xây dựng nhà máy xi măng Thanh Sơn công suất 1,4 triệu tấn/năm, phấn đấu đến năm 2015 nâng tổng công suất xi măng của Tỉnh lên 18 - 20 triệu tấn;

Xây dựng một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp khác nhằm gia tăng nguồn cung cấp vật liệu cho các dự án xây dựng trong khu vực.

+ Công nghiệp điện: đến năm 2020 sản lượng điện thương phẩm đạt trên 20 tỷ KWh Đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, hình thành Trung tâm nhiệt điện lớn của vùng Bắc Trung Bộ Sớm đưa nhà máy nhiệt điện giai đoạn I công suất 600 MW vào hoạt động; đầu tư giai đoạn II để nâng công suất lên 1.800

Xây dựng các công trình: thuỷ điện Trung Sơn 260 MW, thuỷ điện Hồi Xuân 92

MW và một số công trình thuỷ điện vừa và nhỏ khác như: Bá Thước 1 và 2; Cẩm Thủy 1 và 2; Sông Lò; Sông Luồng

+ Công nghiệp cơ khí, chế tạo Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy luyện thép POMIDO công suất 650.000 tấn/năm, nhà máy thép Nghi Sơn công suất 750.000 tấn/năm Thu hút thêm các dự án sản xuất thép tấm, thép định hình, thép cao cấp trong Khu Kinh tế Nghi Sơn với công suất khoảng 6 triệu tấn/năm, tham gia sản xuất thép phục vụ công nghiệp quốc phòng.

Phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị nặng, xe tải, máy nâng; sản xuất thiết bị cho ngành vật liệu xây dựng và chế biến nông sản Ngoài ra còn có thiết bị điện, điện lạnh, linh kiện điện tử, tin học, lắp ráp ô tô, chế tạo đầu máy, toa xe, thiết bị đường sắt và phụ kiện.

Một số kiến nghị đối với Chính phủ

- Tiếp tục hoàn thiện và phân cấp quản lý các KKT, KCN theo hướng gia tăng trách nhiện cho chính quyền địa phương nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết phải qua các Bộ, Ngành ở cấp Trung ương.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh theo hướng ưu tiên phát triển Mặc dù cắt giảm chi tiêu công nhưng cũng cần có quy hoạch cụ thể đối với những địa bàn cần được đầu tư, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp nói riêng phục hồi nhanh và mạnh Có thể trích lại một tỷ lệ ngân sách hợp lý để địa phương có kinh phí đầu tư, cải thiện hạ tầng.

- Có cơ chế đãi ngộ phù hợp đối với người lao động, tạo mọi điều kiện để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, tập trung đầu tư từ khâu đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu xã hội cho đến sử dụng hợp lý nguồn lao động.

- Tiếp tục đề ra các biện pháp hợp lý và hiệu quả để phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020 Đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực công nghiệp trọng tâm.

Ngày đăng: 12/09/2023, 19:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Danh sách các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.1 Danh sách các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 47)
Bảng 2.2: Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa đến hết 3/2012 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.2 Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa đến hết 3/2012 (Trang 51)
Bảng 2. 4: Dự án FDI phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2. 4: Dự án FDI phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Trang 54)
Bảng 2.3: Vốn FDI đến hết 3/2012 phân theo khu vực kinh tế - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.3 Vốn FDI đến hết 3/2012 phân theo khu vực kinh tế (Trang 54)
Bảng 2.5: Vốn FDI phân theo các nước và vùng lãnh thổ - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.5 Vốn FDI phân theo các nước và vùng lãnh thổ (Trang 55)
Bảng 2.6: Vốn FDI phân theo đối tác (khu vực) đầu tư - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.6 Vốn FDI phân theo đối tác (khu vực) đầu tư (Trang 56)
Bảng 2.7: Vốn FDI phân theo ngành kinh tế tính đến hết 31/3/2012 Ngành kinh tế Vốn đăng ký - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.7 Vốn FDI phân theo ngành kinh tế tính đến hết 31/3/2012 Ngành kinh tế Vốn đăng ký (Trang 56)
Bảng 2.9.  Doanh thu thuần của các doanh nghiệp FDI - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.9. Doanh thu thuần của các doanh nghiệp FDI (Trang 58)
Bảng 2.10 : Đóng góp vào tăng trưởng GDP của các doanh nghiệp FDI theo giá thực tế - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.10 Đóng góp vào tăng trưởng GDP của các doanh nghiệp FDI theo giá thực tế (Trang 59)
Bảng 2.12: Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006 – 2011 theo giá thực tế - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.12 Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006 – 2011 theo giá thực tế (Trang 61)
Bảng 2.14 : Thu ngân sách của khu vực FDI giai đoạn 2006 – 2011 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.14 Thu ngân sách của khu vực FDI giai đoạn 2006 – 2011 (Trang 63)
Bảng 2.15: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.15 Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI (Trang 64)
Bảng 2.16: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2011 theo giá so sánh 1994 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.16 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2011 theo giá so sánh 1994 (Trang 65)
Bảng 2.19: Tình hình thu hút vốn FDI vào các KCN, KKT đến 31/3/2012 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.19 Tình hình thu hút vốn FDI vào các KCN, KKT đến 31/3/2012 (Trang 71)
Bảng 2.20: Doanh nghiệp FDI của Thanh Hóa phân theo lĩnh vực công nghiệp - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.20 Doanh nghiệp FDI của Thanh Hóa phân theo lĩnh vực công nghiệp (Trang 73)
Bảng 2.22. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào  ngành công nghiệp  đến 2020 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thanh hóa đến năm 2020
Bảng 2.22. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp đến 2020 (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w