LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Cơ sở lý luận về FDI
1.1.1Khái niện FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ, nhưng từ khi mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, FDI đã có vị trí đáng kể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động FDI không ngừng mở rộng và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế này Cho đến nay FDI đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và một nhân tố quy định bản chất của các quan hệ kinh tế quốc tế
Có nhiều tổ chức kinh tế đã đưa ra khái niệm về FDI Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF thì: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp [IMF,1993]
Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh mục tiêu có được lợi ích lâu dài của nhà đầu tư (chủ đầu tư trực tiếp) tại nền kinh tế của một quốc gia khác (nước nhận đầu tư) ngoài quốc gia mình (nước chủ đầu tư) Lợi ích lâu dài ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa chủ đầu tư với các doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của việc quản lý doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp bao gồm cả những giao dịch ban đầu của các chủ thể và các giao dịch vốn tiếp theo giữa họ và giữa các doanh nghiệp trực thuộc dưới hình thức hợp nhất hoặc chưa hợp nhất [OECD,1996] Ở Việt Nam, năm 2005, quốc hội Việt Nam khoá XI đã thông qua Luật đầu tư
2005 Trong luật này có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” nhưng không có khái niệm về “đầu tư trực tiếp nước ngoài” Tuy nhiên, chúng ta có thể tổng hợp và hiểu một cách khái quát: FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo các tổ chức kinh tế thế giới cũng như các nguồn luật trong nước, khái niệm về FDI về cơ bản là giống nhau và không có sự mâu thuẫn Nói một cách khác, FDI là một loại di chuyển vốn quốc tế dài hạn trong đó chủ vốn đầu tư cũng đồng thời là người tham gia trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Về bản chất, đây là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là đầu tư tư nhân: theo cách phân loại đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của UNCTAD, IMF, OECD thì FDI là đầu tư tư nhân Chủ đầu tư có toàn quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư Họ tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi Khi tiếp nhận đầu tư FDI, nước tiếp nhận không phải chịu những ràng buộc về chính trị cũng như tài chính Hơn nữa hình thức đầu tư này tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế lớn do lợi ích của chủ đầu tư gắn liền với hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI Vì vậy mà ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư vẫn là thu được lợi nhuận cao nhất Đây cũng là điều mà các nước tiếp nhận đầu tư cần chú ý cân nhắc và thẩm định kỹ càng trước khi tiếp nhận vốn FDI cho một dự án để mang lại hiệu quả kinh tế và ích lợi xã hội cao nhất.
- Tỷ lệ góp vốn: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là
10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo luật hiện hành là 30% (điều 8 Luật ĐTNN
1996), trừ những trường hợp do Chính phủ quy định thì nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn với tỉ lệ thấp hơn nhưng không dưới 20% (Điều 14 mục 2 Nghị định 24/2000 NĐ-CP) 1 , còn theo qui định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp.
- Chủ đầu tư có quyền kiểm soát hoạt động đầu tư: Đây là đặc điểm nổi bật của nguồn vốn FDI Không giống như các nguồn vốn đầu tư gián tiếp hay nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đã gọi là FDI tức là phải có sự tham gia quản lý của bên chủ đầu tư Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình Tỷ lệ góp vốn của các bên trong vốn điều lệ và vốn pháp định sẽ qui định việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm cũng như phân chia lợi nhuận và rủi ro giữa các chủ đầu tư Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư
- Thu nhập của nhà đầu tư không ổn định, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh:
Với các hình thức đầu tư gián tiếp khác, thu nhập của nhà đầu tư là lợi tức, nhưng thu nhập của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đầu tư Hình thức đầu tư này ít rủi ro hơn do chủ đầu tư được trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình Nhưng dòng vốn thu hồi chậm và lợi ích của nhà đầu tư chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh.
- FDI gắn liền với chuyển giao công nghệ: Cùng với hoạt động di chuyển dòng vốn các chủ đầu tư còn thực hiện các hoạt động di chuyển công nghệ và kinh nghiệm quản lý vào nước tiếp nhận đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đây là
1 Theo luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 thì Việt Nam không quy định vốn tối thiểu của chủ đầu ưu thế của FDI so với các hình thức đầu tư khác Ví dụ như đầu tư FPI (Foreign Portfolio Investment) đơn thuần chỉ là sự di chuyển dòng vốn thông qua mua bán chứng khoán Nhà đầu tư FPI không tham gia vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp và vì vậy không có sự chuyển giao về quản lý cũng như công nghệ cho nước tiếp nhận đầu tư Song quốc gia tiếp nhận đầu tư cũng nên chú ý đến việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ tránh tình trạng lợi bất cập hại khiến quốc gia mình trở thành “bãi rác” công nghệ.
1.1.3.1Theo hình thức thâm nhập quốc tế
Theo cách phân loại này FDI có hai hình thức chủ yếu là GI (Greenfield Investment) và M&A (Cross-border Merger and Acquisition), ngoài ra còn có hình thức Brownfield Investment.
GI – Đầu tư mới: Là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. Với hình thức này nhà đầu tư phải bỏ ra nhiều chi phí cho nghiên cứu thị trường, liên hệ với nước tiếp nhận đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng…Hình thức này mang lại rủi ro lớn hơn cho nhà đầu tư Song hình thức đầu tư mới lại được các nước tiếp nhận đầu tư ưa chuộng và nó phổ biến hơn ở các nước đang phát triển. Hình thức đầu tư mới tạo ra năng lực sản xuất mới, tạo công ăn việc làm mới cho người dân Bên cạnh đó hình thức GI còn có ưu điểm là không tạo ra hiệu ứng cạnh tranh gây ra tình trạng độc quyền trong ngắn hạn đe doạ đến các thành phần kinh tế nước nhận đầu tư, nhất là đối với các nước đang và kém phát triển
M&A – Mua lại và sáp nhập qua biên giới: Là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động Với hình thức này nhà đầu tư có thể tận dụng được những lợi thế và những điều kiện sẵn có của doanh nghiệp tại nước tiếp nhận, giúp chủ đầu tư giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm thời gian và rủi ro trong kinh doanh M&A lại chủ yếu mạnh ở các nước phát triển vì môi trường pháp lý tốt, thị trường vốn, tài chính được tự do hóa, doanh nghiệp ở các nước này có tiềm lực mạnh, có tiếng tăm nên các doanh nghiệp nước khác muốn vào nước này để tận dụng những điều kiện sẵn có này thông qua M&A.
Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam
1.2.1 Quy mô vốn đầu tư
Năm 2010 Việt Nam đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI
2010, Việt Nam đứng trên Indonesia, Malaysia và Singapore Từ những đánh giá đó cho thấy Việt Nam đang ngày trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
Kể từ khi Luật ĐTNN ban hành năm 1987, lượng vốn FDI vào Việt Nam không ngừng tăng với tốc độ nhanh chóng Tính đến hết năm 2010 luỹ kế số dự án FDI còn hiệu lực là 11.920 dự án với tổng vốn đăng ký là 213,0195 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 77,9455 tỷ USD
Biểu đồ1.1: Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam (1991-2010)
Nguồn: Trang web tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn/)
Trong 2 thập kỷ qua, tình hình thu hút FDI của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực Qua biểu đồ ta có thể chia tình hình thu hút FDI thành 4 giai đoạn chính Giai đoạn đầu từ năm 1991 đến 1996 Trong 5 năm liên tiếp cả lượng vốn giải ngân và vốn đăng ký đều tăng Vốn thực hiện trong cả 5 năm (1991 – 1995) là 17663 triệu USD, chiếm khoảng 32% tổng đầu tư toàn xã hội Đã có khoảng 20 vạn người làm việc trong các doanh nghiệp FDI Sự tăng mạnh mẽ của FDI này chủ yếu là vì các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao Đây là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh, đạt kết quả cao và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện kinh tế – xã hội
Giai đoạn 2 từ năm 1997 – 2000 là thời kỳ suy giảm của dòng vốn FDI vào Việt Nam Trong giai đoạn này chỉ có thêm 149 nghìn người có việc làm trong khu vực FDI Tình hình giảm sút FDI vào Việt Nam từ sau 1997 có nguyên nhân khách quan gắn với cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và tiếp đó là sự suy giảm kinh tế của thế giới Tuy nhiên thực tế là , Việt Nam nằm ngoài “tâm bão” của cuộc khủng hoảng nhưng lại là một trong những nước có FDI giảm sút mạnh nhất Trong 5 nước trực tiếp xảy ra khủng hoảng kinh tế, chỉ có Indonesia có tỷ lệ giảm FDI nhiều hơn Việt Nam Còn Thái Lan, Philippin và Hàn Quốc sau khủng hoảng, FDI đều tăng hơn trước Do vậy, tình hình giảm sút FDI trong những năm này ở Việt Nam chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan từ hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, nhất quán, cho đến việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí đầu tư và kinh doanh tương đối cao, đã làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn trước. Giai đoạn 3 từ năm 2001 đến 2004 là thời kỳ hồi phục chậm của hoạt động FDI. Tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 4547.6 triệu USD và vốn thực hiện 2852.5 triệu USD Con số này cho thấy, sau nhiều năm bị chững lại, luồng vốn FDI vào Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trở lại
Giai đoạn 4 từ năm 2005 đến 2008, đây là thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của dòng đạt mức kỷ lục Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm, tổng số vốn FDI năm 2008 đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2007, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007 Con số kỷ lục thu hút nguồn vốn FDI năm nay không phải tự nhiên có, mà đã bắt nguồn từ 3 năm trước, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường kinh doanh đang ngày càng được cải thiện của Việt Nam
Giai đoạn cuối cùng là 2 năm 2009 và 2010 Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có tác động rõ rệt đến dòng vốn FDI Năm 2009 lượng vốn đăng ký giảm chỉ còn 1/3 so với năm 2008 Mặc dù vậy vốn giải ngân không giảm đáng kể Trong năm 2010, thu hút vốn FDI diễn ra khá sôi động và đạt được kết quả tốt Vốn FDI thực hiện năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, vốn thực hiện đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 9,5% so với 2009 và vượt mức dự kiến năm 2010 FDI vào Việt Nam đang duy trì được con số đáng khích lệ, chứng tỏ sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê đến năm 2009 có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Trong đó chủ yếu là các quốc gia Châu Á, Châu Âu xếp vị trí thứ 2, sau đó là Châu Mỹ, Châu Đại Dương và cuối cùng là Châu Phi Đến năm 2009,Hàn Quốc là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam cả về số dự án (2560 dự án) và số vốn đăng ký (26,8804 tỷ USD) Nhóm 5 nhà đầu tư lớn nhất chiếm 58% tổng số dự án được cấp phép,và vốn đạt 51,5% tổng vốn đăng ký (xem bảng).
Bảng 1.1: Danh sách 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam
STT Nước và vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đăng ký
7 Quần đảo Vigin thuộc Anh 495 15261,4
Nguồn: Trang web tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn/)
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Song đến năm 2010, có những sự thay đổi lớn trong cơ cấu các nhà đầu tư Tính đến 2010, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Singapo vươn lên dẫn đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 4,43 tỉ USD chiếm 23,8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hà Lan đứng thứ 2 và Hàn Quốc xếp thứ 3 Sở dĩ có sự thay đổi đó là vì, trong năm 2010 Singapo đã đầu tư vào Quảng Nam dự án Khu nghỉ dưỡng Hội An với tổng vốn lên tới 4 tỷ USD và nhiều dự án khác
Các nước công nghiệp như Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào các ngành như dầu khí, ôtô, bưu chính viễn thông và các ngành công nghiệp nặng khác.Ngược lại các nhà đầu tư từ các nước công nghiệp mới ở Đông Á và ASEAN thường tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất sản phẩm may mặc, chế biến thực phẩm…và dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng.
Hiện nay, các quốc gia ngoài châu Á đang dần chú ý hơn đến thị trường Việt Nam, dòng vốn đầu tư từ châu Âu, châu Mỹ đang chảy mạnh vào nước ta Trong tương lai gần, khi kinh tế thế giới ổn định sau khủng hoảng, lượng vốn FDI vào Việt Nam từ
2 châu lục này hứa hẹn một sự tăng trưởng đột phá.
Lượng vốn FDI chủ yếu được phân bổ trong các ngành như công nghiệp chế biến, các hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, công nghiệp khai thác mỏ và dầu khí, khách sạn và nhà hàng, ngành vận tải, xây dựng Tính đến hết năm 2009, số vốn đăng kí đạt 194,4295 tỷ USD trong đó ngành công nghiệp chế biến là 88,5795 tỷ USD (chiếm 45,55%), ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn đạt 45,5057 tỷ USD (chiếm 23,4%), ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng đạt 19,4028 tỷ USD (chiếm 9,98%) (xem bảng).
Bảng 1.2: FDI vào Việt Nam phân theo ngành (1988-2009)
STT Ngành Số dự án Vốn đăng ký (triệu
II Công nghiệp-Xây dựng 8198 109755,7
III Thương nghiệp - dịch vụ 3639 80294,4
2 Vận tải, thông tin liên lạc 554 8435,3
3 Tư vấn đầu tư tài chính, tín dụng 1936 46609,4
4 Y tế-giáo dục-văn hoá 448 4805,3
Nguồn: Trang web tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn/)
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Theo số liệu của cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009 Nếu như năm đầu của thế kỷ này, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 85%, thì tới năm 2009, khu vực này chỉ còn chiếm hơn 56% tổng vốn đầu tư Trong khi đó, vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có xu hướng ngược chiều, khi tăng từ 7% lên 41%, cũng trong cùng giai đoạn với các con số thống kê kể trên.
Còn theo số liệu thống kế của năm 2010, ngành kinh doanh bất động sản dẫn đầu về thu hút FDI với tổng vốn đăng ký cấp mới 6,71 tỷ USD, giảm 9% về vốn so với năm
2009 Xếp vị trí thứ 4 là ngành xây dựng với 141 dự án có tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD, tăng gấp 4,4 lần so với 2009 Năm 2010 là năm ngành xây dựng ghi nhận mức đỉnh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây - bắc của Thủ đô
Hà Nội, nằm trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Đông Nam và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Nguồn: Sở thương mại và du lịch Vĩnh Phúc
Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,77 km2 Tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, huyện Tam Đảo, huyện Yên Lạc, Huyện Vĩnh Tường, huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/04/2009 dân số Vĩnh Phúc là 1.003.047 người Như vậy, Vĩnh Phúc là tỉnh đông dân thứ 40/63 tỉnh, thành phố trong cả nước Sau 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng thêm 79.979 người Tỷ lệ tăng dân số bình quân giữa hai cuộc điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009 là 1,01%/năm, thấp hơn so với tỷ lệ tăng dân số của cả nước (1,2%/năm) Bên cạnh đó, kết quả thực hiện các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số có tiến bộ đáng kể, chỉ số phát triển con người xếp hạng trong top 20 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Bảng 2.1: Dân số tỉnh Vĩnh Phúc phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (1999-2009) Đơn vị: Người
Giới tính Thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009
Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 67,8% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Trên địa bàn tỉnh có gần 20 trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của trung ương và địa phương, quy mô đào tạo hơn 35.000 học sinh, hàng năm có gần 20.000 học sinh tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế Hiện nay, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho phép thành lập Trường Đại học dầu khí Việt Nam và thành lập một Trung tâm đào tạo kỹ thuật cao để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.
2.1.1.3 Khí hậu, thổ nhưỡng và tài nguyên
Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông – lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và du lịch – dịch vụ Một trong những ưu thế của tỉnh Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp. Đất đai vùng đồng bằng do được phù sa của các con sông bồi đắp nên có độ phì cao Nguồn nước khá dồi dào Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là cát sỏi, đá vôi tạo thế mạnh cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng Trữ lượng nước ngầm lớn, thoả mãn mọi nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp Có rừng quốc gia Tam Đảo hình thành một vùng sinh thái đặc biệt phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng với các khu du lịch và danh thắng nổi tiếng là Tam Đảo I và Tam Đảo II Ngoài ra còn có các điểm du lịch khác như Đại Lải, Tây Thiên, Đầm Và, Đầm Vạc
Hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh đã và đang được đầu tư hiện đại giúp gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. a.Đường bộ
+ Quốc lộ 2A: dài 39km (Hà Nội, Phú Thọ) đi qua các huyện Mê Linh, Bình
Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường, là đường trục chạy song song với đường Cao tốc Hà Nội – Lào Cai
+ Quốc lộ 2B: dài 25 km từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Ðảo Giải quyết nhu cầu vận tải hàng hoá từ các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tam Dương, Tam Đảo và vận tải hành khách cho khu du lịch sinh thái Tam Đảo.
+ Quốc lộ 2C: dài 47,75km, từ phường Ðồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên đến Tuyên
Quang đi qua huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch Tuyến này thu hút hàng hoá từ các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang
+ Mạng lưới đường tỉnh lộ: kết nối thông suốt với các tuyến đường quốc lộ Các trục giao thông liên thông trong tỉnh đang được thi công theo hướng mở rộng và rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá đến cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh.
Ngoài ra, Dự án xây dựng hầm qua núi Tam Đảo đi Thái Nguyên đang được xúc tiến triển khai tạo điều kiện giao lưu hàng hoá, hành khách thuận lợi giữa 2 tỉnh và các vùng lân cận trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai: đang triển khai xây dựng, chiều dài qua tỉnh Vĩnh Phúc là 41 km dự kiến sẽ hoàn thành vào 2012 b.Đường sắt
- Tuyến đường sắt chạy qua địa phận Vĩnh Phúc có chiều dài 35 km và 05 nhà ga đi qua các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường Đây là tuyến giao thông quan trọng thuộc tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai đi Vân Nam, Trung Quốc Chính phủ đang triển khai để nâng cấp thành đường sắt cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Vĩnh Phúc - Cảng Cái Lân - Cảng Hải Phòng.
-Dự kiến xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (cận cao tốc) Lào Cai – HàNội – Hải Phòng, chiều dài 380 km với khổ đường 1.435 mm, tốc độ thiết kế 200km/h,đường đôi. c.Đường sông
Vĩnh Phúc có 04 sông chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy Sông Hồng và sông Lô là hai con sông lớn, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đến một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam.
Hệ thống cảng hiện có: 03 cảng là cảng Đức Bác và Vĩnh Thịnh trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên Sông Lô.
Bảng 2.2: Quy hoạch tổng thể phát triển đường thuỷ nội địa tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Số TT Tên cảng Tải trọng tàu (tấn) Công suất
Nguồn: Sở giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc d.Đường hàng không
Vĩnh Phúc liền kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và đi lại bằng đường không tới các vùng miền của Việt Nam và trên thế giới.
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không quốc tế Nội Bài Đến năm 2020, sân bay quốc tế Nội Bài sẽ có hai đường cất hạ cánh, có sân đỗ cho 29 máy bay và sau đó nâng lên 43 chỗ đỗ máy bay, có thể tiếp nhận 20-
25 triệu hành khách/năm và 260.000 – 500.000 tấn hàng hóa/năm.
Tình hình tiêu thụ điện năng của tỉnh: Theo thống kê của điện lực Vĩnh Phúc,Năm 1997, điện năng tiêu thụ của cả tỉnh chỉ đạt 97 triệu kwh, sau hơn 10 năm điện năng tiêu thụ năm 2009 là 796,47 triệu kwh (nếu Mê Linh không tách về Hà Nội thì sẽ đạt khoảng 1 tỷ kwh) tăng gấp 8,21 lần, bình quân hàng năm tăng từ 19-22%.
Thực trạng thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua
Theo đánh giá của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về chỉ số năng lực cạnh tranh về thu hút đầu tư cấp tỉnh, chỉ số của Vĩnh Phúc trong những năm gần đây luôn ở mức cao Lượng vốnFDI vào tỉnh ngày càng gia tăng cùng với số lượng các nhà đầu tư Điều đó cho thấy, qua hơn 10 năm phát triển Vĩnh Phúc đã và đang có những chiến lược đúng đắn trong thu hút đầu tư nói chung và trong thu hút FDI nói riêng
Quy mô vốn FDI vào Vĩnh Phúc biến động qua các năm nhưng theo chiều hướng tăng lên Tốc độ tăng bình quân về thu hút FDI hàng năm từ 1997 đến nay là 31,5% về số dự án và 45,8% về vốn đầu tư.
Biểu đồ 2.4: Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc giai đoạn (2001-2010)
Nguồn: Thống kê của Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc
Từ năm 1997 tới năm 2000, toàn tỉnh chỉ thu hút được 5 dự án FDI với số vốn đăng kí “khiêm tốn” khoảng 25 triệu USD Đây là thời kỳ kinh tế tỉnh đang gặp khó khăn do tái cơ cấu Bộ máy quản lý mới thành lập chưa hoạt động hiệu quả nên kết quả thu hút đầu tư còn hạn chế.
Nhìn vào biểu đồ ta có cái nhìn toàn cảnh về sự tăng giảm của dòng vốn FDI vào Vĩnh Phúc qua các năm Từ năm 2000 đến năm 2005, lượng vốn đầu tư tăng Đến năm
2005 có 36 dự án FDI được tỉnh cấp phép trong đó có 16 dự án của các nhà đầu tư HànQuốc, 8 dự án của Đài Loan, 5 dự án của Nhật Bản và các nhà đầu tư khác (xem phụ lục) Như vậy có thể thấy, Hàn Quốc đã chú ý đến môi trường đầu tư Vĩnh Phúc và quyết định đầu tư từ rất sớm Các nhà đầu tư Hàn Quốc giai đoạn này chủ yếu đầu tư ở các lĩnh vực như dệt may, bao bì, container Nhật Bản thì tập chung đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô và các linh phụ kiện lắp giáp ô tô, xe máy.
Năm 2007, Vĩnh Phúc có sự “bùng nổ” về lượng vốn đăng ký Sở dĩ có sự tăng đột biến này là tập đoàn Compell của Đài Loan đã đăng ký một dự án sản xuất điện tử lớn với tổng lượng vốn lên tới 500 triệu USD Tuy nhiên lượng giải ngân trong năm
2007 cũng không tăng quá nhiều, chỉ đạt mức 150 triệu USD Năm 2007 cũng là năm Việt Nam đạt con số kỷ lục về thu hút FDI.
Những năm tiếp theo 2008, 2009 và 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên lượng vốn FDI đăng ký Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng có xu hướng giảm Điều đáng mừng là lượng vốn đăng ký giảm mạnh nhưng vốn giải ngân hầu như không giảm mà còn tăng nhẹ
Như vậy luỹ kế đến hết năm 2010 trên toàn tỉnh thu hút được 116 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 2,313 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 38,7% vốn đăng ký ( 895,9 triệu USD) Tuy nhiên con số này vẫn là khá khiêm tốn so với các địa phương khác trong cả nước vì các tỉnh thành nằm trong top 5 về thu hút FDI luôn đạt con số trên 1 tỷ USD/năm.
Theo thống kê của Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc, 3 tháng đầu năm 2011 có thêm 3 dự án FDI mới được cấp phép với lượng vốn đầu tư khoảng hơn 30 triệu USD. Trong đó có 1 dự án của Hàn Quốc, 1 dự án của Nhật Bản và 1 dự án của Trung Quốc. Hứa hẹn năm 2011 sẽ là một năm thành công trong thu thú FDI của tỉnh.
Tính đến hết tháng 3 năm 2011, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Vĩnh Phúc Trong số đó, chủ yếu là các quốc gia Châu Á như Đài Loàn,Nhật Bản, Hàn Quốc…Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc cũng đang chủ động xúc tiến thu hút đầu tư từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ khác.
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn FDI vào Vĩnh Phúc phân theo nhà đầu tư
(luỹ kế đến hết tháng 03/2011)
STT Nhà đầu tư Số dự án
Nguồn: Thống kê của ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc
Các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Vĩnh Phúc phải kể đến là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản Đài Loan dẫn đầu về số dự án với 45 dự án Các nhà đầu tư Đài Loan đầu tư chủ yếu ở KCN Khai Quang (15 dự án) và KCN Bá Thiện (13 dự án) (xem phụ lục) Nhật Bản là nhà đầu tư có chất lượng dòng vốn tốt nhất với lượng vốn giải ngân cao đạt 489.361.371 USD bằng 78,3% vốn đăng ký Vốn đầu tư của Nhật Bản chủ yếu là vào hai dự án liên doanh của TOYOTA và HONDA Hàn Quốc đầu tư vào VĩnhPhúc với 36 dự án, tập chung chủ yếu vào lĩnh vực may mặc và bao bì (16 dự án), xây dựng và sản xuất linh kiện điện tử.
Trong số 13 quốc gia đầu tư vào Vĩnh Phúc có 7 quốc gia châu Á, 3 quốc gia châu Âu, 1 quốc gia châu Mỹ và 1 quốc gia châu Phi Như vậy các nhà đầu tư châu Á vẫn chiếm đa số Điều này là dễ lý giải do vị trí địa lý gần, đặc điểm văn hoá và kinh tế giữa các quốc gia châu Á có những nét tương đồng, điều đó tạo thuận lợi và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn
Xét trên quy mô cả nước, cơ cấu các nhà đầu tư không có nhiều sự khác biệt. Theo phân tích ở chương I thì nhóm các nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam vẫn là các nước như: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Nhật Bản.
Trong những năm qua, ban lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc luôn đề nghị và hướng dẫn các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh chiến dịch thu hút đầu tư Bên cạch việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, tỉnh uỷ còn vận động tới từng địa phương phải đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hút FDI vào địa phương mình Dưới đây là thống kê tình hình thu hút của từng địa phương trong tỉnh.
Các KCN vẫn là địa chỉ nhiều tin cậy nhất của các nhà đầu tư Theo thống kê, các KCN thú hút được 85 dự án với tổng vốn đăng ký là 1.948.452.676 USD chiếm 83,57% trong tổng số KCN Khai Quang thu hút được 47 dự án, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư Hàn Quốc và Đài Loan KCN này đã được đầu tư từ rất sớm do Công ty cổ phần hạ tầng Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư Với những thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật cũng như chi phí đầu tư, quản lý đây cũng là một trong những điểm thu hút đầu tư mạnh nhất của tỉnh KCN Bá Thiện thuộc địa phận huyện Bình Xuyên, thu hút được
Những nhân tố thu hút FDI vào Vĩnh Phúc thời gian qua
Qua phân tích và tổng hợp chúng ta có thể thấy, thu hút FDI vào Vĩnh Phúc đang trên đà tăng trưởng mạnh Về đánh giá khách quan thì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Vĩnh Phúc trong những năm qua luôn ở top 10 trên tổng số các địa phương trong cả nước Điều đó cho thấy môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc khá thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Chính những tiêu chí để đánh giá chỉ số PCI là những nhân tố thể hiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Vĩnh Phúc.
Bảng2.6: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của tỉnh Vĩnh Phúc (2007-2010)
STT Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng
Nguồn: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Trong chín chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh mà Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI và USAID đưa ra thì Vĩnh Phúc được đánh giá cao về tính năng động của môi trường đầu tư, tiết kiệm chi phí thời gian, khả năng tiếp cận đất đai tốt và trình độ đào tạo lao động.
2.3.1 Tính năng động của môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư của tỉnh được các doanh nghiệp đánh giá là khá thông thoáng và năng động Điều này có được là do sự điều hành năng động sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo tỉnh Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc luôn không ngừng cải cách thủ tục hành chính cũng như các chính sách đầu tư để hoàn thiện các cơ chế pháp lý liên quan đến đầu tư. Tỉnh luôn chủ động theo dõi nắm bắt những khó khăn thắc mắc của doanh nghiệp để giúp đỡ và đưa ra các cải cách hợp lý, đúng đắn Ông Nguyễn Chí Dũng Chủ tịch HĐQT Cty TNHH may mặc XK Vit – Garment đã phát biểu rằng 3 “Ngay thời điểm đi tìm hiểu để đầu tư, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, tinh thần cầu thị từ
3 Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc,2009, Báo cáo khảo sát môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và sự nhanh chóng trong thực hiện thủ tục hành chính của các ngành chức năng Những điều đó đã tạo ngay niềm tin cho nhà đầu tư đối với chính quyền tỉnh Niềm tin ấy lại được củng cố thêm trong suốt quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động Trên thực tế, chúng tôi chưa gặp bất cứ khó khăn đáng kể nào có nguyên nhân từ môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc”.
2.3.2 Tiết kiệm chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
Tiết kiệm chi phí về thời gian là một trong những ưu điểm nổi bật của môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc Vì thủ tục hành chính được thực hiện theo quy chế một của liên thông, công tác giải phóng mặt bằng cũng được thực hiện nhanh chóng nhờ có sự giúp đỡ của cả chính quyền địa phương và người dân, nên các dự án đầu tư vào tỉnh rất nhanh chóng được đi vào SXKD Rất nhiều nhà đầu tư đánh giá cao việc tiết kiệm chi phí thời gian khi đầu tư tại Vĩnh Phúc Bà Nguyễn Minh Châu - GĐ Cty TMHH Kangaroo - Vĩnh Phúc nhận xét rằng:“Chúng tôi thực sự ngạc nhiên trước sự nhanh chóng, chính xác của các thủ tục hành chính do các ngành chức năng Vĩnh Phúc thực hiện Vì vậy, nhà đầu tư chỉ cần tập trung cho việc xây dựng nhà máy Chủ đầu tư không còn phải dồn thời gian, chi phí, tâm sức vào việc chạy chọt, chờ đợi hoàn thiện thủ tục hành chính và GPMB” Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó TGĐ tập đoàn Prime cũng đồng ý cho rằng các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư của Vĩnh Phúc rất nhanh gọn và khoa học, luôn đảm bảo sự hài lòng cho các nhà đầu tư Doanh nghiệp chỉ mất 15 ngày để hoàn tất mọi thủ tục đầu tư Trong quá trình SXKD, cần bổ xung chứng từ hay có những đề xuất kiến nghị gì, doanh nghiệp cũng được giúp đỡ giải quyết một cách nhanh chóng và thuận tiện Các loại phí, lệ phí của các thủ tục đều được niêm yết cụ thể công khai nên không có tình trạng doanh nghiệp phải trả những khoản phí không rõ ràng Điều này cũng giúp các cán bộ làm TTHC giải quyết công việc hiệu quả, minh bạch hơn.
2.3.3 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
Các điều kiện liên quan đến đất đai là yếu tố mà nhà đầu tư đặt mối quan tâm hàng đầu khi quyết định đầu tư Theo đánh giá của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI và USAID, năm 2010 chỉ số này của Vĩnh Phúc đạt 6,02 điểm Các doanh nghiệp cũng đánh giá cao khả năng tiếp cận quỹ đất sạch một cách nhanh chóng khi đầu tư tại tỉnh Ông Trần Quốc Biên, Giám đốc công ty cổ phần BOT- quốc lộ 2 đã nhận xét 4 :“Khi bắt đầu triển khai dự án, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ tích cực của tỉnh Vĩnh Phúc Giải phóng mặt bằng luôn là nỗi lo lắng nhất với bất kỳ chủ đầu tư nào, nhưng đã được tỉnh tiến hành nhanh, đúng luật, hợp tình, hợp lý Tỉnh xây dựng phương án đền bù theo hướng giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của dự án tới người dân Đây cũng là thế mạnh của Vĩnh Phúc so với các địa phương khác” Hiện nay, tỉnh tiếp tục quy hoạch các KCC, CCN để sẵn sàng GPMB nhanh chóng khi có các dự án được chiển khai Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư
Chất lượng đào tạo lao động của tỉnh cũng ngày càng được nâng cao Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 55 đơn vị dạy nghề, trong đó có 3 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 18 trung tâm, 12 trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và 17 cơ sở giáo dục khác có dạy nghề Đây là cơ sở tốt cung cấp nguồn lao động có trình độ cho tỉnh đáp ứng phần nào nhu cầu của các doanh nghiệp FDI Các doanh nghiệp nước ngoài khi đến với tỉnh, họ có thể tự tuyển dụng lao động trên địa bàn mà không phải mất nhiều công sức tuyển dụng ở các địa phương khác hay phải mất chi phí đào tạo Theo nhận xét của Ông HIROTOSUZUKI GĐ Hành chính DN chế xuất MARUMITSU Việt Nam thì lao động của Vĩnh Phúc rất cần cù, chịu khó, năng động và ham học hỏi Ông khẳng định rằng ông rất hài lòng khi MARUMITSU Việt Nam đầu tư tại Vĩnh Phúc.
4 Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc,2009, Báo cáo khảo sát môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngoài các yếu tố trên, Vĩnh Phúc còn hấp dẫn nhà đầu tư bởi vị trí địa lý sẵn có của mình Vĩnh Phúc có vị trí tự nhiên khá thuận lợi, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, gần sân bay nội bài và cách cảng biển Hải Phòng, Cái Lân cũng không xa Bên cạnh đó môi trường an ninh của tỉnh cũng đảm bảo Tỉnh còn có các chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp mới đi vào SXKD Vĩnh Phúc tạo ra môi trường đầu tư thân thiện,không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp FDI Tỉnh chủ trương tất cả các nhà đầu tư đến với Vĩnh Phúc đều là công dân của tỉnh, sự phát triển của doanh nghiệp cũng là sự phát triển và niềm tự hào của tỉnh.
Đánh giá chung về FDI tại Vĩnh Phúc
2.4.1.1 Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng
Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, nguồn vốn FDI là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng Vĩnh Phúc là một tỉnh còn non trẻ,mới được thành lập năm 1997, khi đó Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh nghèo của Việt Nam,trình độ sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mức sống người dân nhìn chung còn thấp Tỉnh cần có một nguồn vốn lớn để tạo đà phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân Từ năm 1997 đến nay, nguồn vốn FDI luôn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh Năm 2006, vốn FDI chỉ chiếm 15% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh và chỉ trong hai năm, con số này tăng lên 24% vào năm 2008(xem bảng)
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của Vĩnh Phúc (2006-2010) 5
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ biểu đồ ta thấy vốn FDI đang ngày càng gia tăng và chiến tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh Vốn FDI đã, đang và trong tương lai sẽ là nguồn vốn có tính ổn định và có hiệu quả sử dụng cao, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế Vĩnh Phúc.
2.4.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp là một trong những tác động tích cực của FDI đến các nước tiếp nhận đầu tư nói chung Ở Vĩnh Phúc trong thời gian qua, đây được coi là tác động rõ rệt và quan trọng nhất của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này Sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc là rất rõ rệt từ năm 1997 đến nay
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc (1997-2010)
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 2010-tổng cục thống kê Vĩnh Phúc
Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh thay đổi mạnh từ 12,8% năm 1997 lên 56,3% năm 2010 Sở dĩ có sự chuyển biến tích cực này là do Vĩnh Phúc đã coi việc phát triển công nghiệp là hướng phát triển mũi nhọn của tỉnh Tỉnh đã thành lập được nhiều KCN, CCN để thu hút đầu tư nước ngoài Chủ yếu các dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc đều thuộc lĩnh vực công nghiệp Trong thời gian tới tỉnh vẫn tiếp tục thành lập thêm nhiều KCN và đẩy mạnh thu hút FDI vào lĩnh vực này Tỉnh chủ trương công nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn, là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh.
Trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Vĩnh Phúc hầu như không có nhà máy sản xuất lớn, nền công nghiệp nhỏ manh mún Hơn nữa công nghệ sản xuất của tỉnh rất cũ kỹ và lạc hậu Để thoát khỏi tình trạng này nhằm phát triển kinh tế của tỉnh thì phải có công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu của sản xuất Con đường phát triển công nghệ bằng cách nghiên cứu dể nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật bắt kịp với các nước trên thế giới đang có trình độ phát triển công nghệ như vũ bão là hết sức khó khăn và tốn kém, khó có thể thực hiện được Bởi vậy Vĩnh Phúc đã chọn thu hút FDI nhằm làm thay đổi lớn nền công nghệ cũng như trình độ công nghệ của tỉnh Cụ thể, qua những năm hợp tác đầu tư với nước ngoài, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận được nhiều công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực như thông tin liên lạc, trong ngành sản xuất công nghiệp ôtô, xe máy Vĩnh Phúc đã tiếp nhận được một số dây chuyền hiện đại của các hãng nổi tiếng như TOYOTA, HONDA Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng có những bước tiến dài với công nghệ sản xuất bê tông, gạch men chất lượng cao, đá ốp lát.
Nhờ tiếp nhận được những công nghệ mới, tỉnh Vĩnh Phúc đã tự sản xuất được những sản phẩm có chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng như các dòng xe máy của công ty HONDA, ôtô của công ty TOYOTA, lốp xe của công ty cao su INOUE Trong những năm tới,Vĩnh Phúc hy vọng sẽ tiếp nhận thêm được những công nghệ mới và phù hợp, đồng thời cố gắng sử dụng có hiệu quả những công nghệ này để dáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế mà tỉnh đề ra.
2.4.1.4 Giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề người lao động
Khi mới thành lập, Vĩnh Phúc có nguồn lao động lớn, song chủ yếu là lao động nông nghiệp chưa được đào tạo tay nghề Với tiềm năng về lao động như vậy nên khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã đặt ra mục tiêu là phải tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã khuyến khích các dự án FDI sử dụng nhiều lao động tại chỗ Ngay từ khi mới tiếp nhận đầu tư FDI, tỉnh đã cho thành lập “Trung tâm dạy nghê Mê Linh” Ở đây, lao động phổ thông được đào tạo đáp ứng đủ yêu cầu về chuyên môn và trình độ cho các doang nghiệp FDI Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được rất nhiều trung tâm dạy, đào tạo nghề cũng như các trường cao đẳng nghề để cung cấp lượng lao động có trình độ tay nghề tốt cho khu vực FDI Kết quả là tính đến nay, các doanh nghiệp FDI đã thu hút được hàng chục nghìn lao động trong tỉnh
Bảng 2.7: Tình hình thu hút lao động của khu vực FDI (2005-2009) Đơn vị: nghìn người
Năm Nguồn lao động của Vĩnh Phúc
Lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI
Lượng lao động địa phương trong các doanh nghiệp FDI
Nguồn: Báo cáo FDI năm 2009 của Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc
Nhìn vào bảng trên ta thấy, hầu hết lao động trong các doanh nghiệp FDI là lao động trên địa bàn Vĩnh Phúc Khu vực FDI đã giải quyết khoảng 7% nhu cầu lao động của tỉnh Tuy rằng con số này chưa cao, song với tình hình thu hút FDI đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, trong tương lai gần các doanh nghiệp FDI sẽ là một trong những khu vực thu hút lao động chính của Vĩnh Phúc.
Mặt khác, những lao động khi làm việc trong doanh nghiệp FDI được tiếp cận với môi trường làm việc năng động hiện đại, được đào tạo để trở thành những công nhân có tay nghề giỏi, những nhà quản lý có trình độ quốc tế Hơn nữa, FDI góp phần chuyển đổi tư duy người dân, họ phải luôn tự học hỏi, nâng cao trình độ để có thể tìm được việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương cao hơn các doanh nghiệp địa phương Đây là một yếu tố tích cực trong thời buổi cạnh tranh của thị trường lao động
2.4.1.5 Đóng góp của khu vực FDI vào phát triển kinh tế Đến nay, các dự án FDI tại Vĩnh Phúc đều được triển khai xây dựng nhanh và đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư Do hoạt động hiệu quả cao nên hàng năm khu vực FDI có đóng góp lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Biểu đồ 2.16: GDP Vĩnh Phúc phân theo thành phần kinh tế (2006-2009)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009
Ta thấy khu vực FDI luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP Vĩnh Phúc. Qua các năm, đóng góp của khu vực FDI vào GDP tỉnh trong khoảng từ 40% đến 50%. Riêng năm 2010, khu vực có vốn FDI chiếm 42% trong cơ cấu kinh tế và đóng góp trên 70% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.
Thu ngân sách của tỉnh tăng cao theo từng năm Trong 5 năm (2006-2010), tổng thu ngân sách của tỉnh đạt trên 42.200 tỷ đồng Riêng năm 2010, dự kiến thu ngân sách đạt 14.550 tỷ đồng, trong đó khoảng 80% là từ các dự án FDI
2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng còn nhiều tồn tại và những khó khăn, thách thức phải đối mặt, cần tập trung ngay vào giải quyết, tháo gỡ Như thống kê ở trên ta thấy, chỉ số PCI của Vĩnh Phúc năm 2010 đã tụt 9 bậc so với năm 2009, đứng ở vị trí thứ 15 so với cả nước Trong bốn năm gần đây thì năm
2010 là năm duy nhất chúng ta không lọt vào top 10 về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Thực tế này cho thấy, sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc đã có sự suy giảm
Theo phân tích cụ thể của sở Kế hoạch và đầu tư thì các chỉ tiêu về thiết chế pháp lý, chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch và tiếp cận thông tin,và chi phí không chính thức của môi trường đầu tư Vĩnh Phúc đều bị đánh giá thấp hơn so với năm 2009 Ngoài những chỉ tiêu được đánh giá thông qua chỉ số PCI, môi trường đầu tư của tỉnh còn nhiều điều kiện hạn chế như cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn còn bất cập, quy hoạch đô thị chưa thật khoa học và đồng bộ Hạ tầng ở nông thôn chất lượng kém, giao thông chưa thuận tiện và còn nhiều bất cập liên quan đến thông tin liên lạc. Điều này đã dẫn tới việc có những địa phương trong tỉnh không thể thu hút được một dự án FDI nào Các nhà đầu tư không thể nào tìm được lợi nhuận khi mọi điều kiện kinh doanh của họ đề khó khăn Bên cạnh đó vấn đề môi trường đang bức xúc Tình hình về ô nhiễm môi trường trong các KCN, CCN ở Vĩnh Phúc là rất đáng bàn khi trong thời gian qua đã có nhiều phản ảnh của người dân về tình trạng nước thải, rác thải ô nhiễm từ các nhà máy làm ảnh hưởng tới môi trường sống Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong giải quyết các vấn đề về môi trường Họ kiến nghị rằng: “tỉnh nên đôn đốc các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN nhanh chóng đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, xử lý nước thải…” (theo ông Vũ Tuân-GĐ công ty thẻ thông minh MK).
Tóm lại, qua hơn mười năm hình thành phát triển, kinh tế Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế thay đổi nhanh theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Công tác thu hút FDI vào tỉnh thời gian qua cũng đạt những kết quả tốt Điều này có được là do Vĩnh Phúc đã tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư từ khu cực châu Á như Nhật Bản,Hàn Quốc, Đài Loan Tuy vậy, để tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được, Vĩnh Phúc cần phải nỗ lực hơn nữa trong cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư với các địa phương trong và ngoài nước, vì trên thực tế tỉnh còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng như công tác quản lý đầu tư.
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC THỜI GIAN TỚI
Mục tiêu và định hướng phát triển của Vĩnh Phúc đến năm 2020
Cách đây hơn 10 năm, Vĩnh Phúc được biết đến là địa phương mới thành lập, kinh tế- xã hội (KT-XH) còn nhiều khó khăn Tuy nhiên, với quyết tâm xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành “hiện tượng mới” trong phát triển KT-XH và là “điểm sáng” trong thu hút đầu tư nước ngoài Và hiện nay, Vĩnh Phúc đang đặt mục tiêu phấn đấu để có đủ những yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2020 của Thế kỷ 21.
Với tiêu chí: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững, tỉnh phấn đấu phát triển đến năm 2020 đảm bảo các mục tiêu sau:
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 khoảng 16-17%/năm; và giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 13-14%/năm;
GDP bình quân/người khoảng 7.000 - 7.500 USD/người/năm (tính theo giá thực tế);
Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 96- 97%, nông -lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm khoảng 3-4%;
Bổ sung thêm 10 khu công nghiệp với tổng diện tích là 4.589ha vào năm
2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ bổ sung tiếp thêm 10 khu công nghiệp với tổng diện tích là 3.176ha.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 70%;
Tỷ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 60-61%;
Nâng mức chi tiêu cho giáo dục và y tế lên 4,5-5% GDP và đảm bảo cho người dân tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông với chất lượng cao;
Số bác sỹ/1 vạn dân đạt 15 bác sỹ;
Phổ cập phổ thông trung học;
Số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90% ;
Dân số trung bình đến 2020 đạt 1,360 triệu người
3.1.2 Định hướng phát triển Để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra những định hướng phát triển là:
Một là, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó, lấy phát triển du lịch là mũi nhọn Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá
Hai là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, thu hút mạnh các nguồn lực bên trong và bên ngoài đầu tư cho phát triển Làm tốt công tác quy hoạch, công tác đền bù giải phóng mặt bằng; thực hiện và quản lý quy hoạch, nâng cao chất lượng các dự án đầu tư, tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; chủ động quỹ đất để triển khai các dự án đầu tư, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất, dịch vụ và đời sống nhân dân
Ba là, phát triển nhanh, mạnh về công nghiệp, hướng tới trở thành một trung tâm công nghiệp lớn, coi công nghiệp là nền tảng; ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trường nhằm phát triển bền vững, lấy công nghiệp, sản phẩm công nghệ cao và công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy làm mũi nhọn; Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhẹ, hoá chất, hàng tiêu dùng, dược phẩm, bia và nước giải khát,
… Hình thành hệ thống các khu công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực sự trở thành động lực cho sự phát triển, đến năm 2020 có khoảng 8.000 ha diện tích đất cho phát triển các khu công nghiệp
Bốn là, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển dịch vụ, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu ngân sách và tạo môi trường thu hút đầu tư Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải Đầu tư hình thành các khu du lịch, vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc gia, quốc tế, đảm bảo hài hoà giữa phát triển du lịch với quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hoá.
Năm là, trong phát triển nông nghiệp, quan tâm thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nhất là các chương trình thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU về phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả và trình độ công nghệ thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề, chuyển dịch một phần lớn lực lượng lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm nâng cao mức sống cho nông dân Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, văn minh, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn
Sáu là, phát triển đô thị, đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, xây dựng Vĩnh Phúc thành đô thị trong tương lai Xây dựng một đô thị đối trọng với thành phố Hà Nội và là cầu nối phát triển giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc Đồng thời, đáp ứng yêu cầu giao thông quốc gia và quốc tế, có sự kết nối hợp lý hạ tầng giao thông nội tỉnh với các đường giao thông quốc gia và đường vành đai theo quy hoạch vùng thủ đô
Bảy là, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá, xã hội: Tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các xã nghèo, khó khăn phát triển kinh tế-xã hội; Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn; tiếp tục phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá; phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách đối với thương binh, gia đình chính sách,
Tám là, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, hạn chế khiếu tố vượt cấp, ngăn chặn không để các điểm phức tạp trở thành điểm nóng Đẩy mạnh thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theoNghị quyết số 49 của Bộ Chính trị.
Định hướng thu hút FDI của Vĩnh Phúc đến năm 2020
Theo quan điểm chỉ đạo của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút FDI cần tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao Ðể có thể định hướng luồng vốn FDI vào các ngành này, cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn bằng cách đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó dần dần tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, thay vì chỉ dựa trên những lợi thế về lao động giá rẻ Ngoài ra, cần tổ chức tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư (XTÐT) Thu hút FDI có định hướng và chọn lọc đòi hỏi công tác XTÐT phải được đổi mới, nâng cao chất lượng, hướng vào các đối tác là các tập đoàn xuyên quốc gia, các đối tác nắm công nghệ nguồn, để có thể tạo ra những sản phẩm, ngành nghề, dịch vụ mới và hiện đại.
Thực tế cho thấy rằng khi xây dựng chiến lược thu hút FDI cần dựa trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các loại quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đưa ra các biện pháp nhằm thu hút FDI dựa trên nghiên cứu về đặc điểm, tiềm năng, lợi thế riêng và những mục tiêu phát triển của tỉnh Dựa trên mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp năm 2015 và định hướng xây dựng thành phố Vĩnh Phúc vào năm 2020, tỉnh ưu tiên thu hút ĐTNN vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng Ngoài ra, mục tiêu lớn nhất khi thu hút FDI là phải đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hiệu quả kinh tế - xã hội phải được coi là tiêu chí quan trọng nhất để thẩm định dự án.
Giai đoạn hiện nay, tỉnh đặc biệt chú trọng thu hút các dự án điện tử công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ nhằm từng bước hình thành một trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Vĩnh Phúc Các lĩnh vực khác được ưu tiên thu hút là du lịch, dịch vụ và nông nghiệp nhằm bảo đảm sự phát triển đồng bộ, khuyến khích các dự án công nghiệp sạch, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
3.2.1.1 Ngành Công nghiệp-Xây dựng
- Các dự án công nghệ cao: bao gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
- Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tăng khả năng cung cấp nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, giày dép, chi tiết phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo… giảm chi phí đầu vào của các ngành này, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất nội địa Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ
- Các dự án công nghiệp sạch: Vĩnh Phúc đang đặc biệt ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường để hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Khuyến khích mạnh vốn FDI vào ngành du lịch Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về du lịch với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá… Song ngành này phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch là hướng đầu tư mang lại giá trị kinh tế cao và sẽ được tỉnh đặc biệt chú trọng trong thời gian tới.
- Khuyến khích nhà ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các thông, cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế
3.2.1.3 Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp
- Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu
- Khuyến khích các dự án nuôi trồng thuỷ sản để tận dụng diện tích mặt nước trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm thuỷ sản đảm bảo sự phát triển đồng bộ kinh tế xã hội tỉnh
Tiếp tục tăng cường thu hút FDI vào các địa bàn có vị trí thuận lợi, có kết cấu hạ tầng phát triển như Phúc Yên, Bình Xuyên, Vĩnh Yên để tận dụng hết những ưu thế của các địa phương này Lấy đây làm khu vực kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút ĐTNN tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn như Lập Thạch, Sông Lô… nhẳm thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng Bên cạnh những ưu đãi của đối với FDI tại các vùng đó, tỉnh cũng chủ trương tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước ở các địa phương này.
3.2.3 Định hướng đối tác Ưu tiên khuyến khích đầu tư từ các nhà đầu tư truyền thống Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vẫn là các đối tác được tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư Các đối tác này đã có những hiểu biết nhất định về môi trường đầu tư của tỉnh nhà, việc xúc tiến hợp tác sẽ có nhiều thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao Do đó những quốc gia này vẫn là những nhà đầu tư uy tín đối với Vĩnh Phúc.
Tăng cường mở rộng quảng bá hình ảnh Vĩnh Phúc tới các nhà đầu tư tiềm năng khác như Mỹ và các quốc gia châu Âu, đặc biệt là khi Hiệp định thương mại tự do giữaViệt Nam và Liên minh châu Âu (FTA) sắp được khởi động Những quốc gia này có tiềm năng lớn về vốn cũng như công nghệ và trình độ quản lý cao Thu hút FDI từ khu vực này là một trong những định hướng mang tính chiến lược của Vĩnh Phúc.
Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh trong thời gian tới
Từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng, môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc được đánh giá là thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Song để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hoàn thiện các cơ chế về thu hút FDI nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, và thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn FDI trong thời gian tới, cần có những giải pháp thích hợp và hiệu quả.
3.3.1Cải cách hành lang pháp lý
3.3.1.1Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là công tác cần phải được thực hiện thường xuyên liên tục và có tính sáng tạo Mặc dù trong thời gian qua, Vĩnh Phúc được đánh giá là đã làm tốt công tác này, tuy nhiên trong thời gian tới CCHC cần được làm triệt để hơn.Trong giai đoạn 2011-2020 UBNN tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương dựa vào Nghị quyết của Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI để ban hành Nghị quyết chuyên đề về thực hiện công tác CCHC cho các địa phương Tiến tới áp dụng phần mềm quản lý Bộ phận một cửa UBND cấp huyện và UBND cấp xã Tiếp tục áp dụng Hệ thống quản lý chất lượngISO 900: 2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước các cấp Góp phần xây dựng mạng lưới hành chính điện tử, hiện đại hiệu quả cao Tỉnh Vĩnh Phúc nên học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác để đưa ra những chính sách thiết thực và hiệu quả trong công tác CCHC Thực tế thời gian qua đã chứng minh là một số tỉnh đã cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng thì thu hút đầu tư rất nhiều như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu Như vậy trên cùng một mặt bằng pháp lý, song có địa phương thu hút được nhiều vốn FDI, có địa phương thu hút được ít Định hướng trong thời gian tới, tỉnh cần thực hiện CCHC theo những tiêu chí sau để đạt hiệu quả cao:
- Cải cách hành chính phải đồng bộ, thực hiện từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở Thời gian qua CCHC được thực hiện khá tốt tại sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc hoặc Ban quản lý các dự án khu công nghiệp Vĩnh Phúc với cơ chế một cửa liên thông, tạo khá nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Song trên địa bàn tỉnh, ở nhiều địa phương vẫn còn tình trạng thực hiện công tác này kiểu hình thức, đối phó Cũng có tình trạng là thủ tục của lĩnh vực này thuận lợi, thủ tục lĩnh vực khác lại khó khăn Theo ông Nguyễn Cảnh Hồng, TGĐ công ty cửa sổ nhựa Châu Âu cho rằng ngoài thủ tục xin giấy phép XNK và thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp còn khá phức tạp thì các thủ tục khác rất thuận lợi Để CCHC thực sự hiệu quả nhất định phải thực hiện đồng bộ tại các sở, ban, ngành từ cấp tỉnh tới các huyện, các xã Tránh tình trạng doanh nghiệp bị gây khó dễ khi làm TTHC tại địa phương nơi doanh nghiệp trực tiếp tiến hành SXKD Tỉnh nên có những biện pháp kiểm tra, giám sát và đôn đốc, để các địa phương, các ban ngành thấy rõ tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà CCHC mang lại, để CCHC được thực hiện đồng bộ mang lại hiệu quả cao nhất.
- Cải cách hành chính tạo môi trường phát triển thuận lợi chung cho mọi thành phần kinh tế Tỉnh cần nhận thức được rằng “ Cải cách hành chính tạo động lực cho phát triển kinh tế” Xác định rõ mục tiêu của CCHC không chỉ là để thu hút FDI mà là để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi chung cho tất cả các thành phần kinh tế, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế Bởi vậy công tác CCHC cần đặt ra các mục tiêu cụ thể để từng bước thực hiện và hoàn thiện Tránh tình trạng kêu gọi CCHC nhưng lại không gắn liền với những mục tiêu, lợi ích mà công tác này mang lại Cải cách hành chính nhằm giảm chi phí thời gian, chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp Hiện nay, thời gian để một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trung bình là 10 ngày Hơn 26% các doanh nghiệp phải chờ đợi hơn ba tháng đê hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt đông Việc chờ đợi khiến doanh nghiệp bất lợi và ảnh hưởng tới kế hoạch SXKD.Tỉnh Vĩnh Phúc cần chủ trương giảm tối đa thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số lượng các hồ sơ Luật không quy định để doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành hoạt động SXKD Cài cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động Trong thời gian tiến hành SXKD trên địa bàn, tỉnh cần hỗ trợ nhiệt tình khi doanh nghiệp có các TTHC cần được giải quyết CCHC nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Mặc dù CCHC đi liền với đơn giản hoá thủ tục, giảm chi phí hành chính, tuy nhiên mục đích là phải quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn Bởi vậy chính sách liên quan đến CCHC không hề đơn giản Tỉnh phải thành lập ban nghiên cứu CCHC để đưa ra những biện pháp cải cách tốt nhất, hợp lý và hiệu quả nhất.
Riêng về thủ tục hành chính trong quản lý FDI, tỉnh cần có các phương án cụ thể giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí về thời gian vì cách nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến tính thời cơ trong kinh doanh Nếu phải chờ đợi lâu sẽ ảnh hưởng tới các chiến lược và kế hoạch kinh doanh, họ sẽ tìm kiếm các môi trường đầu tư khác Tỉnh cần đặt ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện những mục tiêu rõ ràng trong công tác này
Khâu cấp giấy phép đầu tư và chứng nhận đầu tư
Thời gian tối đa kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, (không kể ngày nghỉ) không được phép quá các quy định hiện tại đang được áp dụng Và tiến tới cắt giảm bớt thời gian hoàn thành các thủ tục này trong thời gian tới Với các dự án thuộc diện ký cấp Giấy phép đầu tư thời gian giảm xuống còn 3 ngày Các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư cò 8 ngày và giữ nguyên thời gian thẩm định cấp phép với các dự án thuộc diện cần thẩm định là 20 ngày.
Khâu triển khai dự án
Sau khi dự án được cấp Giấy phép đầu tư, thời gian tối đa (không kể ngày nghỉ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi hoàn thành các công việc về đền bù giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp mã số thuế, mã số hải quan… cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng của tỉnh cũng phải phải tăng cường rút ngắn tiến độ và hoàn thành sớm nhất có thể các công tác liên quan. Tỉnh nên đề ra các chế độ khen thưởng cho những cơ quan hoàn thành sớm tiến độ công việc và phê bình cho những trường hợp chậm trễ gây phiền hà cho nhà đầu tư và thiệt hại về kinh tế Đối với các dự án lớn cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), được cơ quan có thẩm quyền là Sở Tài nguyên Môi trường thẩm định và phê duyệt. Các dự án khác thì nhà đầu tư cần có bản xác nhận cam kết bảo vệ môi trường với địa phương Đối với các dự án trong khu công nghiệp, UBND tỉnh nên uỷ quyền cho BQL các KCN thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM Đây là cách làm mang lại kết quả tốt mà tỉnh Bình Dương đã thực hiện trong thời gian quan nhằm giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp mà vẫn mang lại chất lượng quản lý tốt.
3.3.1.2 Cải cách bộ máy hành chính Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, tỉnh cần có một bộ máy hành chính tốt Việc quản lý FDI bao gồm: Lập kế hoạch, định hướng thu hút FDI, quản lý các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng đã quy hoạch, tổ chức vận động xúc tiến đầu tư
Theo luật ĐTNN tại Việt nam, có hai cơ quan quản lý về hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh, đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư và ban quản lý KCN, CCN Do vậy tỉnh phải: -Tập trung chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, phải làm cho họ ý thức được trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan công quyền Tỉnh thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ trong Tỉnh Cử những cán bộ nòng cốt, có chuyên môn sâu đi học tập kinh nghiệm ở các Tỉnh có kết quả thu hút FDI cao về để áp dụng vào công tác ở Tỉnh nhà.
-Giám sát, kiểm tra các cán bộ thi hành thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chính sách, chủ trương của nhà nước, kịp thời sử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực.
3.3.2 Cải thiện chính sách đầu tư
3.3.2.1 Cải thiện chính sách đất đai Để đẩy nhanh quá trình thu hút vốn FDI và triển khai các dự án FDI ở các KCN, CCN, Tỉnh Vĩnh Phúc đã lập kế hoạch quy hoạch phát triển KCN, CCN đến năm 2020. Với 29 KCN, CCN có tổng diện tích quy hoạch trên 10.400 ha Như vậy, số diện tích đất quy hoạch là rất lớn Điều đó cho thấy nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng và làm mọi thủ tục liên quan đến việc cho thuê đất là rất nặng nề, cấp bách, đòi hỏi Tỉnh phải có các biện pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại trong công việc này Diện tích đất nằm trong qui hoạch chủ yếu là đất đồi, gò, đường giao thông đi lại vào khu vực này là rất khó khăn, nên vấn đề san lấp, tạo mặt bằng rất bất tiện Ngoài ra, đối với những phần đất quy hoạch nằm trong diện đền bù cũng gặp nhiều trở ngại Nông dân ở một số huyện không chấp nhận giá đền bù mà Tỉnh đưa ra, họ thường yêu cầu một giá trị cao hơn Thông thường, UBND Tỉnh có trách nhiệm lập phương án bồi thường, cùng chính quyền địa phương triển khai thực hiện phương án bồi thường, hướng dẫn chủ đầu tư chi trả tiền bồi thường cho chủ được bồi thường Trường hợp người có đất khiếu nại về phương án đền bù, UBND Tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vướng mắc Nhưng ở Vĩnh Phúc, chính doanh nghiệp phải tham gia đàm phán với người nông dân để xác định giá đền bù, như vậy làm tăng thêm khó khăn cho nhà đầu tư Để khắc phục những khó khăn này Tỉnh cần phải:
- Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán, biện pháp phải kiên quyết, dứt điểm không để tình trạng dây dưa làm ảnh hưởng thời cơ và hiệu quả đầu tư Điều này không chỉ đòi hỏi sự vào cuộc cứng rắn của chính quyền mà còn cần sự nhận thức, ý thức hợp tác của người dân vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá -Tỉnh ủy cần chỉ đạo các cấp, các ngành mạnh dạn thực hiện phương châm “cách nào có lợi nhất cho dân nhưng không trái pháp luật thì làm” trong công tác giải tỏa đền bù đất, tài sản của dân và các đơn vị nằm trong quy hoạch Vì khi đề cao lợi ích của nhân dân công tác giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn, tạo được sự đồng thuận trong dân và hiệu quả công tác được nâng cao.
- Vĩnh Phúc nên triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho nông dân có đất bị giải tỏa làm KCN nhằm giúp nông dân chuyển đổi phương thức làm ăn sau khi bị giải tỏa đất Sau khi học viên tốt nghiệp, Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý các KCN có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho đối tượng này tại KCN, Khu liên hợp hoặc các doanh nghiệp khác trong tỉnh Đối với lao động ngoài độ tuổi tuyển dụng nhưng có sức khỏe thì được sắp xếp để họ có việc làm ổn định như bố trí vào làm việc tại tổ chức công trình công cộng, công viên cây xanh, công nhân xây dựng, công nhân vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy để ổn định đời sống Đây là mô hình được áp dụng rất thành công ở nhiều địa phương trong cả nước mà Vĩnh Phúc cần học hỏi.
- Sau khi thu hồi đất, cần nhanh chóng tiến hành san, lấp, ủi gò đồi, làm phẳng mặt bằng quy hoạch Tập trung huy động các phương tiện hiện đại giải quyết việc san, lấp, ủi mặt bằng Huy động một lực lượng lao động đáng kể tham gia thực hiện công việc này Bên cạnh đó khuyến khích các chủ đầu tư FDI dùng các phương tiện máy móc hiện đại của mình để tham gia cùng làm Tránh tình trạng đất thu hồi được mà lại trì hoãn thi công, gây lãng phí tài nguyên.
- Đồng thời cần có những biện pháp kịp thời và nghiêm khắc đối với những trường hợp làm trái pháp luật về đất đai, gây phiền hà, cản trở đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng
3.3.2.2Tăng cường hơn nữa các chính sách ưu đãi và khuyến khích FDI a.Tạo quỹ đất “sạch” đón nhà đầu tư