Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm và tổng quan về công ty
Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm
Theo nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa người mua va người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa Thực tế cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ nhà nước quy định Còn trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định cả ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì? , bằng cách nào?, cho ai? Do vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hang hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận.
Qua tiêu thụ, hàng hóa được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và đồng thời vòng chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thành Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sản xuất được giữ vững và có điều kiện phát triển Sản phẩm làm ra được tiêu thị thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó, giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người
3 sản xuất hàng hóa nói riêng, và của toàn bộ xã hội nói chung mới được thừa nhận. Sản phẩm được tiêu thụ, thể hiện sự thừa nhận của thị trường, của xã hội và khi đó lao động của doanh nghiệp mới thực sự là lao động có ích Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp , quyết định sự mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tiêu thụ giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh. Nhà sản xuất, thông qua tiêu thụ có thể nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dung, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hut khách hàng Doanh nghiệp có điều kiện sử dụng tốt hơn mọi nguồn lực của mình, tạo dựng một bộ máy kinh doanh hợp lý và có hiệu quả.
Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như nắm nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm. chuẩn bị hàng hóa và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất Như vậy, tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghệp là một hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, bao gồm nhiều loại công việc khác nhau liên quan đến các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nghiệp vụ tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ Mục tiêu của quá trình này bao gồm mục tiêu số lượng : thị phần, doanh số, đa dạng hóa doanh số, lợi nhuận và mục tiêu chất lượng, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp và cải thiện dịch vụ khách hàng
I.2 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu thị trường là công việc dàu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong mọi hoạt động kinh doanh Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi : Sản phẩm kinh doanh là gì ?, bán sản phẩm như thế nào? và sản phẩm bán cho ai? Nghiên cứu thị trường là xuát phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải nghiên cứu thị trường, đây là công việc cần thiết, đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh đúng đắn, chỉ kinh doanh những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu.Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa trên một địa bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả công tác tiêu thụ Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Trên cơ sở những thông tin đầy đủ về thị trường giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về thị trường như tổng cung, tổng cầu, giá cả thị trường, các chính sách của nhà nước, hiểu biết chi tiết các đối thủ cạnh tranh từ đó xác định được cơ hội của mình.
I.2.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Trước khi sản phẩm được đưa ra tiêu thụ thì doanh nghiệp phải tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập ra một cách chi tiết là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành làm các công việc tiếp theo như đặt hàng, thuê vân chuyển, bảo quản, kho bãi,…Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập ra một
5 cách đúng đắn giúp cho doanh nghiệp chủ đọng chuẩn bị tốt hơn mọi điều kiện cần thiết, giúp chủ động đối phó với những diễn biến bất lợi, giúp cho hoạt động kinh doanh được thống nhất Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất kỹ thuật – tài chính doanh nghiệp Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ.
I.2.3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán
Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục cho quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông Hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dung phải được chắc chắn rằng đó là những hàng hóa tốt, phù hợp với nhu cầu.Khâu chuẩn bị là một khâu rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Muốn cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như : tiếp nhận,phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho – bỏa quản và ghép đồng bộ để sản xuất cho khách hàng Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn nhập kho theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa Thông thường, kho hàng hóa của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm Nếu kho hàng đặt xa nơi sản xuất thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hóa đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông Hàng hóa được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ tránh được những sai lầm không đáng có, sản phẩm đến tay người tiêu dung sẽ làm hài long khách hàng, tạo được uy tín của doanh nghiệp.
Thông qua khâu chuẩn bị này, doanh nghiệp cũng một lần nữa thực hiện công việc cuối cùng nhằm hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào khâu lưu thông.
I.2.4 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng…
Có rất nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm khác nhau Nhưng cơ bản được chia thành tieu thụ trực tiếp và gián tiếp Tiêu thụ trực tiếp là hình thức mà hàng hóa sau khi được sản xuất sẽ tới tay người tiêu dung mà không qua một bên thứ ba nào còn tiêu thụ gián tiếp là hàng hóa sau khi rời khỏi nơi sản xuất sẽ được thông qua các trung gian để tơi tay người tiêu dùng.
I.2.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng
Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng, qua đó để doanh nghiệp tìm ra cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Trong hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiến mua hàng và hoạt động xúc tiến bán hàng Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hang trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Xúc tiến bán hàng chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và những biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên
7 thương trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi dể thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến và yểm trợ là : quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm…
Tổng quan về công ty TNHH Thương Mại Thiên Giang
2.1 Thông tin chung về công ty TNHH Thương Mại Thiên Giang
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN GIANG
Tên giao dịch : THIÊN GIANG TRADING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : THIÊN GIANG TRADING CO.,LTD
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 049737 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 25 tháng 09 năm 1996.
Đăng ký mã số thuế Đăng ký mã số thuế số : 0100513728 do cục Thuế Thành Phố Hà Nội cấp ngày 17 tháng 07 năm 1998.
Địa chỉ liên hệ Địa chỉ trụ sở chính: Số 2B Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 7330436
1 Buôn bán hàng tư liệu sản xuất, buôn bán hàng tư liệu tiêu dung;
2 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
3 Các cửa hàng dịch vụ thương nghiệp;
5 Kinh doanh xuát bản phẩm;
8 Cho thuê mặt bằng, văn phòng;
9 Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử ( trừ những trò chơi có hại cho nhân cách trẻ em);
10 Kinh doanh dịch vụ khu du lịch sinh thái, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke);
`11 Xây dựng trang trại, vường ươm cây trồng, vườn sinh thái, các công trình công viên, cay xanh và các công trình bảo vệ môi trường sinh thái khác;
12 Trồng trọt, cung ứng các loại cây, giống vật nuôi, cây xanh, cây cảnh và các sản phẩm nông nghiệp khác;
13 Mua bán, chế biến, bảo quản các sản phảm từ gia súc, gi cầm;
14 Dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm;
15 Chăn nuôi, mua bán gia súc, gia cầm;
16 Sản xuất, mua bán, chế biến nông sản, lâm sản, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm( trừ các loại lâm sản nhà nước cấm);
17 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh./.
Trong đó hình thức kinh doanh chính là kinh doanh siêu thị.
2.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
15 Được thành lập vào năm 1996, công ty TNHH thương mại Thiên Giang là một trong rất ít công ty ở phía Bắc Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực siêu thị. Siêu thị Sao Hà Nội đầu tiên ra đời thực sự gây được ấn tượng tốt với người tiêu dung thủ đô Ngay từ khi mới thành lập siêu thị Sao Hà Nội đã được đầu tư một cách chuyên nghiệp với hệ thống máy tính tiền chất lượng cao, các hình thức thanh toán đa dạng phong phú thuận tiện, nâng cấp liên tục về trang thiết bị( phần mềm quản lý, hệ thống thnah toán, hệ thống camera quan sát, hệ thống điều hòa trung tâm, máy phát điện, kho lạnh, tủ bảo ôn,…).
Hàng hóa bán tại đây phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và màu sắc, đảm bảo về chất lượng đồng thời luôn được điều chỉnh bởi chính sách giá cả đặc biệt, hợp lý đối với người tiêu dùng.
Do là người đi tiên phong trong lĩnh vực siêu thị ở khu vực phía Bắc nên khi mới ra đời siêu thị đã gặp rất nhiều thuận lợi cũng như những khó khăn Tuy nhiên với đội ngũ lãnh đạo xuất sắc và nhân viên nhiệt tình với công việc, công ty đã kinh doanh thành công và giữ được vị thế của minh đến tận ngày nay Khi các siêu thị khác càng ngày càng mọc lên nhiều cả về số lượng và chất lượng thì Siêu thị Sao Hà Nội đã không ngừng cải tiến các dịch vụ, đa dạng hóa các mặt hàng, đổi mới trong công tác quản lý để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Hiện tại, siêu thị có trên 20.000 chủng loại hàng hóa với 30% hàng hóa là ngoại nhập cùng rất nhiều hàng hóa Việt Nam chất lượng cao đã đáp ứng đủ mọi nhu cầu cần thiết của người tiêu dung Siêu thị đã vinh dự được nhận rất nhiều bằng khen của các cơ quan chức năng và hiệp hội người tiêu dùng
Ngoài những ngành nghề kinh doanh đã có từ trước đó, công ty còn mở rộng thêm một số ngành nghề đáp ứng nhu cầu cần thiết của thị trường như: cho thuê mặt bằng, văn phòng, kinh doanh them một số dịch vụ trò chơi điện tử…
Với những cố gắng không mệt mỏi của ban lãnh đạo công ty và đội ngũ nhân viên, siêu thị ngày càng được khách hàng tín nhiệm và với những kết quả đã đạt được là động lực để thúc đẩy công ty ngày càng làm tốt hơn nữa để công tác tiêu thụ sản phẩm càng ngày càng đạt hiệu quả cao.
2.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
2.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thương mại được ví như mô hình nguồn lực chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách đồng bộ Dựa trên mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mà xây dựng và không ngừng hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp phù hợp sẽ thúc đẩy kinh doanh phat triển, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tổ chức bộ máy kinh doanh là việc thiết lập mô hình tổ chức và mối liên hệ chức năng nhiệm giữa các bộ phận với nhau để thực hiện muc tiêu đề ra.
2.4.2 Nhiệm vụ các phòng ban
Chịu trách nhiệm chung điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công ty dưới sự trợ giúp của các phòng ban Ban giám đốc là những người chịu trách nhiệm cao nhất, đưa ra những phương hướng kế hoạch trong kỳ kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động, kế hoạch tiền lương hàng năm.
- Quản lý cán bộ, nhân sự lao động và tiền lương theo quy định của nhà nước và của công ty TNHH Thương Mại Thiên Giang.
- Quản lý toàn bộ tài sản, trang thiết bị văn phòng của công ty.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định.
Phòng kế hoạch kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng quy định pháp luật hiện hành Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu Đây là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
- Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác; thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh doanh xuất, nhập khẩu Chủ động giao dịch, đàm phán trong và ngoài nước, ký các thư từ, đơn chào hàng, trao đổi thông tin với khách hàng trong nước và nước ngoài trong quá trình giao dịch khi đi đến ký kết hợp đồng kinh doanh của Công ty.
- Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty; Tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã được ký kết.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của Công ty như: chuẩn bị nguồn cung ứng xuất khẩu, tiêu thụ hàng nhập khẩu, các khâu giám định, kiểm dịch, hải quan, giao nhận, bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi thường, và đối ngoại như: tìm kiếm giao dịch giữa những người bán và người mua, giải quyết tranh chấp khiếu nại với khách hàng có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty trong các nghiệp vụ thu tiền bán hàng hóa, thanh toán tiền mua hàng hóa - dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh trên cơ sở các cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các đơn vị kinh doanh trực thuộc quản lý theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế cho đến khi hoàn thành việc thanh lý hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thương Mại Thiên Giang
Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh ngành siêu thị ở Việt Nam
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới Kết quả nghiên cứu của tập đoàn tư vấn
AT Kearney công bố Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007 (GRDI) đạt 74 điểm, Việt Nam xếp thứ tư sau Ấn Độ và Nga, Trung Quốc Chỉ số phát triển bán lẻ chung của Việt Nam năm 2004 đạt 76 điểm và đứng thứ bảy (lần lượt sau Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Slovenia, Croatia và Latvia) Năm 2005 Việt Nam vươn lên đạt 79 điểm, nhưng chỉ đứng thứ tám Năm 2006, với bước nhảy vọt đạt 84 điểm, Việt Nam đã vượt qua năm nước đứng trên liền kề là Ucraina, Trung Quốc, Slovenia, Latvia và Croatia để đại nhảy vọt lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng. Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới Chỉ số phát triển bán lẻ chung do
AT Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100 Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn.
Nhìn lại thị trường kinh doanh siêu thị tại VN và đặc biệt trên địa bàn TP Hà Nội trong những năm qua, nếu như xét từ thời điểm trước đây 14 năm (năm 1997) thì toàn quốc chỉ có hơn 10 siêu thị kinh doanh loại hình tự chọn và hơn 20 trung tâm thương mại lớn, thì hiện nay theo thống kê chính thức của Bộ Công thương thì toàn quốc có hơn 170 siêu thị và trung tâm thương mại lớn với hơn 600 cửa hàng tự chọn Tuy nhiên, hệ thống này còn phân tán, manh mún tại những tỉnh thành lớn Chỉ tính riêng TP Hà Nội hiện nay cũng có tới 65 siêu thị và trung tâm thương mại lớn cùng với hơn 200 cửa hàng tự chọn.
Hiện nay thị trường bán lẻ VN vẫn đang ở mức phát triển với hơn 80 triệu dân cùng cơ cấu dân số trẻ, mức thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 4 năm qua (trung bình 8%), tăng trưởng GDP và tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài liên tục tăng cao Bên cạnh đó, khi đời sống ngày càng nâng cao, thị hiếu và thói quen mua sắm của người VN – đặc biệt là giới trẻ – sẽ có những thay đổi lớn Đó thực sự là môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư, nhà kinh doanh bán lẻ trong nước và quốc tế nhắm đến VN.
Khái quát thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Thiên Giang
Khách hàng của công ty phần lớn là các tổ chức như các cá nhân người tiêu dùng, mua sắm nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân cho gia đình và người thân Việc mua sắm của các nhóm khách hàng này có những đặc điểm nhất định như đã phân tích ở trên Để phục vụ nhóm khách hàng này một cách hiệu quả công ty đã đưa ra các hình thức bán chủ yếu như sau:
- Bán hàng qua mạng: Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về công ty, về sản phẩm, về giá cả và các chươg trình khuyến mại thông qua mạng internet Nếu khách hàng có nhu cầu có thể gọi điện đến trực tiếp công ty để tìm hiểu và đặt hàng.
- Bán hàng trực tiếp: Đây là hình thức bán thích hợp đối với đối tượng khách hàng của công ty Người tiêu dùng có nhu cầu sẽ tìm tới các địa điểm kinh doanh của công ty để mua hàng hóa mà mình cần.
Hành lang thương mại công ty cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài siêu thị để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại đây Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong siêu thị Nhờ đó, Khách hàng đến mua sắm tại siêu thị có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của Khách hàng tại đây Hoạt động kinh doanh dịch vụ có thể chia ra thành 4 nhóm chính:
Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực.
Giải trí: sân chơi dành cho thiếu nhi.
Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử.
Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)
2.2.1 Kinh doanh dịch vụ cho thuê mặt bằng
Nằm trên những vị trí đẹp và thuận lợi, công ty đã khai thác thế mạnh của mình bằng việc cho thuê lại mặt bằng Vị trí cho thuê là khu vực gian bên ngoài nằm trong khuôn viên siêu thị với diện tích 250m2 Doanh nghiệp thuê là công ty chuyên kinh doanh đồ gỗ nội thất với thời hạn thuê là 5 năm.
Ngoài ra, bên ngoài khuôn viên siêu thi là một khoảng sân khá rộng dùng để cho các doanh nghiệp thuê bán các mặt hàng giảm giá, đồ sành sứ…
2.2.2 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
Công ty ngoài việc kinh doanh nhũng sản phẩm trong nước thì còn nhập khẩu một số mặt hàng cần thiết phù hợp nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Đó là một số mặt hàng như: Máy móc gia dụng, đồ điện gia dụng, sản phẩm rượu bia nổi tiếng, quần áo thời trang…
Ngoài việc bán các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước thì công ty còn liên kết với các công ty khác trong việc xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh
27 doanh ra thị trường nước ngoài Các mặt hàng được xuất khẩu là hàng tiêu dùng, thực phẩm, thủy hải sản.
2.2.3 Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử và ăn uống
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là loại hình siêu thị, tuy nhiên có rất nhiều ngành nghề phụ bổ sung Trong các siêu thi luôn được bố trí một khu vui chơi và một khu ăn uống Khu vui chơi có các trò chơi điện tử phù hợp với trẻ em và những người yêu thích trò chơi Những trò chơi này hoàn toàn phù hợp và không có hại đối với người chơi.
Cùng với khu vực trò chơi, một khu vực khác cũng rất được quan tâm đó là nhà hàng của siêu thị Nhà hàng là nơi phục vụ nhu cầu ăn uống của mọi khách hàng Nhà hàng cũng có thể nhận đặt những bữa tiệc, tổ chức sinh nhật, đám cưới…
Thực trạng hoạt động bán hàng của công ty
3.1.1 Nguồn hàng, chủng loại hàng hóa
Các doanh nghiệp thương mại được ra đời để làm nhiệm vụ đưa hàng hóa từ tay nhà sản xuất đến với người tiêu dùng Vì vậy để bán tốt thì phải mua tốt Hiệu quả của việc bán hàng của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp chọn mua sản phẩm nào để bán Do vậy, công ty rất chú trọng đến việc tìm hiểu và quyết định lựa chọn các nhà cung ứng tốt nhất, theo dõi chặt chẽ các đơn dặt hàng, quản lý dự trữ, thường xuyên kiểm tra mức độ tin tưởng của bạn hàng.
Các cán bộ nhân viên được cử đi khảo sát thực tế tại các nguồn hàng, các đơn vị khách hàng, đối thủ cạnh tranh để tìm kiếm thông tin về hàng hóa, thời gian, giá cả, chất lượng Tổ chức nghiên cứu thị trường về hàng hóa, thời gian, giá cả và chất lượng từ đó có những biện pháp kiến nghị cấp trên Hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu do cán bộ thuộc phòng kinh doanh đảm nhận và chịu trách nhiệm xử lý Phân tích thông tin sau đó gửi cho ban lãnh đạo làm cơ sở ra quyết định.
Sau khi nghiên cứu thị trường các nhà cung ứng, nhân viên phòng giao dịch và mua hàng sẽ tiến hành tìm kiếm và chọn nguồn hàng cụ thể Việc chọn nguồn hàng dựa trên tiêu chí:
-Khả năng cung ứng, đủ về số lượng và chất lượng tại từng thời điểm, giai đoạn trong quá trình kinh doanh.
-Uy tín của các nhà cung ứng trên thị trường, thương hiệu của các nhà cung ứng.
-Hiệu quả kinh doanh mua hàng trên cơ sở phân tích chi phí mua, chi phí bán, chi phí phát sinh.
*Các nhà cung ứng chính của công ty:
-Văn phòng phẩm Kokuyo, công ty Hải Tiến, công ty Thiên Long, công ty Hồng Hà, công ty Bãi Bằng…
-Thiết bị điện tử của hãng canon, electrolux,LG,…
- Mực in laser của hãng Samsung, Epson…
-Mực in photo của hãng Toshiba,…
- Mực máy fax của hang canon, panansonic,
Các nhà cung cấp chính trong nước này của công ty có vai trò rất quan trọng cho hoạt động mua hàng của công ty vì nhờ đó mà nguồn hàng của công ty được đảm bảo từ đó hoạt động của công ty được thuận lợi Khi có quan hệ lâu dài nhiều khi công ty được hưởng các chính sách ưu đãi khi mua hàng như: hàng hóa luôn
29 được đảm báo, giảm giá, được khuyến mại , được thanh toán chậm
Hoạt động tìm kiếm nguồn hàng được công ty đặc biệt chú trọng Nó là cơ sở để ban lãnh đạo ra quyết định kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.
Tại siêu thị Sao Hà Nội, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau:
- Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
- Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
- Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách.
- Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.
- Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.
Trước khi hàng hóa được đưa ra thị trường phải qua rất nhiều công đoạn như: Đóng gói bao bì, được phân loại hàng hóa, được bảo quản trong kho…
Khi hàng hóa được đưa ra bán, siêu thị có những dịch vụ kèm theo với những mặt hàng riêng Khách hàng khi mua sắm nhận được sự tư vấn tận tình từ phía nhân viên bán hàng Sau khi khách hàng đã mua hàng, nếu có yêu cầu hay thắc mắc gì sẽ được sự giải thích cặn kẽ từ phía nhân viên chăm sóc khách hàng. Đặc biệt với những sản phẩm điện tử sẽ được bảo hành miễn phí trong thời hạn cho phép.
Công ty luôn chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm
3.2 Kết quả hoạt động bán hàng
3.2.1 Tình hình sử dụng vốn
Lúc mới thành lập, vốn của công ty lúc đó chỉ là 6.000.000.000 đồng Và đây là vốn chủ sở hữu do 2 thành viên góp vốn.
Khi mà việc hinh doanh ngày càng tiến triển việc kinh doanh được mở rộng không ngừng doanh nghiệp đã tiến hành huy động vốn bằng cách huy động vồn từ các ngồn khác Trong những ngày đầu thành lập Công ty vay ngân hàng để bổ xung thêm vốn kinh doanh Sau này khi có được các mối quen trong việc mua hàng hóa đầu vào và cũng có được những khách quen doanh Công ty đã khôn khéo trong việc trả chậm người bán cũng như những tiền ứng trước của khách hàng Khi Công ty phát triển có một đội ngũ nhân viên đáng kể, Công ty cũng đã có dự định huy động vốn từ công nhân viên, nhưng việc này chưa khả thi vì thu nhập mà nhân viên có được chưa cao, chỉ đủ chi tiêu chứ chưa đủ để đầu tư vào công ty.
Về cơ cấu vốn, thì cũng như hầu hết các công ty thương mại dịch vụ khác, nguồn vốn của Công ty TNHH Thương Mại Thiên Giang được chia làm hai loại đó là vốn lưu động và vốn cố định Cơ cấu nguồn vốn được biểu hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1 Nguồn vốn kinh doanh theo kết cấu tài sản
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 NĂm 2010
(Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu trên có thể thấy việc sử dụng vốn của công ty như sau: Vốn lưu động là loại vốn mà công ty sử dụng để chi cho các khoản như mua hàng hóa đầu vào, trả lương công nhân viên và các loại chi phí khác như chi phí marketing, chi phí bảo quản… Vốn cố định công ty sử dụng mua các loại thiết bị máy móc phục vụ bảo quản hàng hóa, phục vụ quản lý, xây kho…
Ta thấy rằng nguồn vốn qua các năm tăng lên đáng kể, đó là do chủ chương của công ty là không ngừng đầu tư mở rộng kinh doanh Lợi nhận của Công ty thu được ngoài việc để chia lợi nhuận cổ đông thì dành để tái đầu tư và để lại quỹ dự phòng tài chính Vốn của công ty tăng lên nhưng chủ yếu để đầu tư vào mua hàng hóa đầu vào, ít đầu tư vào các máy móc thiết bị vậy nên vốn lưu động tăng lên nhiều nhưng vốn cố định tăng lên không đáng kể
3.2.2 Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Từ ngày 31 tháng 1 năm 2010 Đơn vị tính: VNĐ
Tài sản Mã số Số cuối năm Số đầu năm
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 76.484.181 580.040.959
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1.788.098.156 3.610.008.020
1.Phải thu của khách hàng 131 540.293.390 3.610.008.020
2.Trả trước cho người bán 132 1.177.891.148 0
5.Các khoản phải thu khác 135 69.913.618 0
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 0 0
V.Tài sản ngắn hạn khác 150 365.523.635 338.217.829
1.Chi phí trả trước ngắn hạn 151 176.196.774 308.823.526
2.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 189326.861 15.498.009
3.Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 0 13.896.294
I.Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0
II.Tài sản cố định 220 2.024.774.010 1.958.463.455
1.Tài sản cố định hữu hình 221 1.933.862.710 1.958.463.455
-Giá trị hao mòn lũy kế 223 (774.594.288) (668.945.673)
3.Tài sản cố định vô hình 227 0 0
4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 90.911.300 0
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0
V.Tài sản dài hạn khác 260 211.559.623 523.322.324
1.Chi phí trả trước dài hạn 261 211.559.623 523.322.324
Nguồn vốn Mã số Số cuối năm Số đầu năm A.Nợ phải trả
1.Vay và nợ ngắn hạn 311 944.524.741 1.883.707.001
3.Người mua trả tiền trước 313 395.292.307 0
4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 21.866.194 0
3.Phải trả dài hạn khác 333 14.000.000 103.382.500
B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 7.161.182.422 6.976.050.692
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 5.686.669.890 5.686.669.890
8.Quỹ dự phòng tài chính 418 47.028.697 47.028.697
10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 1.427.483.835 1.142.352.105
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 0 100.000.000
1.Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 0 100.000.000
Nhìn vào bảng cân đối kế toán trên ta thấy rằng tài sản ngắn hạn tăng lên từ 10.587.548.390 lên 16.775.937.958 tăng 6.188.389.560 tăng58% so với cuối kỳ trước Tài sản ngắn hạn tăng là do:
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH thương mại Thiên Giang
Môi trường kinh doanh và sự phát triển của ngành trong những năm tới
Việt Nam đang trong tầm ngắm của các đại gia bán lẻ toàn cầu Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)… Hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phát triển khá mạnh Metro Cash&Carry đang hoạt động với 6 siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ khoảng 10000-15000 mặt hàng các loại Hệ thống siêu thị Big C đang hoạt động với 5 siêu thị tại thành phố HCM, Hà Nội, và Đồng Nai Trung tâm mua sắm sang trọng Diamond Plaza, Parkson Plaza, Zen Plaza đang hoạt động tại thành phố HCM.
Thương mại dịch vụ là khối ngành kinh tế thứ 3 trong một nền kinh tế quốc dân Sự phát triển của thương mại dịch vụ cho thấy sự phát triển của nền kinh tế cũng như là đời sống xã hội của quốc gia đó Thông thường ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thì thu nhập từ ngành thương mại dịch vụ chiếm đa phần trong tổng thu nhập quốc dân Điển hình là Mỹ, thu nhập từ ngành thương mại dịch vụ chiếm khoang 85% GDP của đất nước này Ở Việt Nam, một nước đang phát triển, thì con số này chỉ vào khoảng 45% Và tất nhiên theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới thì ngành thương mại dịch vụ ở nước ta sẽ phát triển hơn nữa, thậm trí phát triển với tốc độ nhanh để theo kịp đà phát triển của thế giới
Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, GDP năm
2004 tăng 7,5%, GDP năm 2005 tăng 8,4%, GDP năm 2006 tăng 8,17%, và dự kiến sẽ tăng tăng 9% trong năm 2007 ( dự báo do Ngân hàng Đầu tư "Credit Suisse" của Thụy Sĩ đưa ra - nguồn website Ngân hàng nhà nước ).
Thị trường phân hóa mạnh với đa số là các cửa hàng bán lẻ bình dân.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông khoảng gần 84 triệu dân, dân số trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 tuổi và thu nhập của người dân ngày càng cao Điều này rất hấp dẫn bởi chính lớp trẻ là người yêu thích mua sắm hơn cả, đó là khách hàng tiềm năng của những nơi mua sắm kiểu Wal-Mart.
Cơ sở hạ tầng phát triển khá mạnh trong những năm qua với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng Trong giai đoạn 2007 - 2011, cơ sở hạ tầng bán lẻ tại Việt Nam sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn nữa với các trung tâm buôn bán nhỏ có lắp đặt điều hòa nhiệt độ, các chuỗi cửa hàng nhỏ và các siêu thị xuất hiện ở nhiều nơi, thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng đến mua sắm.
Việt Nam là thành viên của WTO cũng đồng nghĩa với việc các rào cản bị xóa bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Việt Nam Kể từ năm 2009, Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài.
1.2 Sự phát triển của ngành
Trong mấy năm gần đây đặc điểm nổi bật của nền kinh tế là việc xuất hiện rất nhiều các Công ty vừa và nhỏ, đặc biệt là các công ty thương mại và dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường phát triển chóng mặt như ngày nay, một nền kinh tế mà tất cả mọi thứ đều có thể coi là hàng hóa và được mang ra trao đổi thì việc ra
49 đời của các công ty thương mại và dịch vụ là tất yếu và cần thiết Cộng với các chính sách mới nhiều ưu đãi của nhà nước thì các công ty có thể thành lập một cách dễ dàng Nhưng do có quá nhiều công ty, cá nhân tổ chức tham gia vào lĩnh vưc này nên sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt và điều này lại trở thành trở nại lớn đối với các nhà kinh doanh Sinh ra một cách dễ dàng nhưng tồn tại và phát triển được hay không thì lại không dễ dàng như thế Các doanh nghiệp muốn tìm được chỗ đứng trên thị trường phải biết nắm bắt nhu cầu thị trường, tận dụng triệt để những nguồn lực mà mình có, tìm cho mình một thị trường phù hợp và tất nhiên không ngừng phát triển và mở rộng thị trường.
Khi nghiên cứu số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ năm 2000 đến năm 2005 bình quân tăng 16,86%/năm; mức tăng 2006 khoảng 23% Tuy nhiên, theo tính toán của Tổng cục Thống kê và các chuyên gia kinh tế, thì tác nhân gây tăng doanh thu từ thị trường bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng là do sự tăng giá của hàng hóa (năm 2004 mức tăng là 7,7%, năm 2005 mức tăng 8,3%, mức tăng 2006 gần 10%) Còn tốc độ tăng thực chất của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2004 còn 10,85%, năm 2005 là 11,29% Như vậy doanh thu cao là do sự tăng giá của hàng hóa chứ chưa phải là do sự tăng lên của thị phần.
Trong khi đó, đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang ở thế áp đảo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Như hệ thống siêu thị của tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (HànQuốc) đã nẫng từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng Nguyên nhân có lẽ bên cạnh tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý thì họ đưa ra mức giá phù hợp hơn Mặt khác, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và thông thường thì nhiều nghề sẽ yếu, việc không hiệu quả trong kinh doanh, phân phối là điều khó tránh khỏi.
Mặt khác, một thực tế đáng lo ngại là trong những siêu thị hay những trung tâm thương mại của nước ngoài như Diamond Plaza, Metro thì hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ít, chủ yếu là nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu Việt không thua kém gì mấy so với hàng ngoại Thậm chí các sản phẩm đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài, được các thị trường khó tính như
Mỹ, EU, Nhật chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương mại ngay tại thị trường trong nước Điều này là một câu hỏi khá lớn trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
80% các hộ gia đình ở thành thị đã mua sắm ở các trung tâm thuộc kênh thương mại hiện đại trong vòng 12 tháng qua, tuy nhiên chỉ 10% sẽ chọn siêu thị là nơi mua sắm chính Khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu và các bà nội trợ khá giả.
Trong gần 90% hộ gia đình Việt Nam, phụ nữ là người mua đồ tạp hóa và cũng là người quản lý ngân sách gia đình 17% thu nhập gia đình được dành mua tạp hóa và các vật phẩm cho vệ sinh cá nhân Trung bình, mỗi hộ gia đình tốn 550USD/năm để mua các sản phẩm đóng gói, nhưng chỉ dùng có 80USD để mua sắm tại các TTTM hiện đại Một bà nội trợ trung bình sẽ mua 8 mặt hàng cho mỗi lần mua sắm, với giá trung bình là 90.000 đồng.
Một hộ gia đình bình thường sẽ mua sắm ở 4 kênh khác nhau Sự lựa chọn loại hình bán lẻ sẽ phụ thuộc vào việc họ muốn mua những gì Khi mua các mặt
Mục tiêu và phương hướng phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.1 Những mục tiêu cần đạt được
Trong năm vừa rồi cũng như trong năm nay nền kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng gặp phải khủng hoảng nên ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty Khủng hoảng về tài chính khiến các tổ chức, doanh nghiệp phải cắt giảm chi tiêu, khách hàng của Công ty cũng không ngoại lệ Nhưng do sự khóe léo trong quản lý biết nắm bắt thời cơ và cơ hội nên năm 2010 vừa rồi lại là năm thành công đối với Công ty TNHH Thương Mại Thiên Giang với doanh thu tăng vượt trội so với các năm trước Năm 2011 và năm tới đây công ty kỳ vọng sẽ là một năm thành công hơn nữa với công ty Mục tiêu của công ty đặt ra cho năm sau khá cao so với các năm trước.
Tiếp tục tăng cường và giữ vững mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống trong và ngoài nước tích cực tìm những đối tác mới nhằm khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh.
Tiếp tục cũng cố và phất triển các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả, hạn chế kinh doanh các mặt hàng kém hiệu quả.
Tiếp tục ổn định bộ máy tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ kinh doanh của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhăm đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ tới.
Không ngừng nổ lực nâng cao thu nhập cho người lao động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và chính sách đối với nhà nước giả quyết tốt các mố quan hệ xã hội đặc biệt là khu vực mình đang hoạt động kinh doanh.
Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường
Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng có tinh chất thống kê, chính xác kịp thời để đưa ra các chính sách hỗ trợ kích thích các trung gian và lực lượng bán hàng trực tiếp.
Phân phối sản phẩm đến tận nơi cho khách hàng, nhanh chóng kịp thời và chi phí hợp lí.
Tiếp tục đa dạng chủng loại các mặt hàng làm cho những sản phẩm của Công ty luôn phong phú và mới lạ đối với thị trường.
Tiếp tục khuếch trương và mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua các chiến lược kinh doanh mà ban lãnh đạo đã đề ra
Tiếp tục mở thêm các chi nhánh nữa ở các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là khu vực phía nam
Tìm kiếm được thêm khách hàng mới sao cho doanh thu của khách hàng mới chiếm 20% tổng doanh thu cả năm.
Tìm kiếm thêm được các nguồn hàng mới, chất lượng tốt hơn, phù hợp hơn để giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh Tuyển dụng được thêm những nhân viên kinh doanh giỏi, và sẵn sàng đi về các tỉnh thành làm việc Theo cách thức kinh doanh của Công ty thì nhân viên kinh doanh giữa vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tông tại và phát triển của công ty.
Giảm được các loại chi phí đặc biệt là chi phí vận chuyển.
Phối hợp tốt chức năng giữa các bộ phận, tránh việc sai xót dẫn đến việc
53 phát sinh nhiều chi phí, ảnh hưởng tới uy tín Công ty
Làm nhà phân phối cho các hãng danh tiếng nước ngoài vừa để kinh doanh thu lợi nhuận vừ tăng thêm uy tín cho Công ty
Tăng doanh thu lên 16% ước đạt 40.122.238.917 Nghìn đồng, tăng mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên lên 5% ước đạt 3,5 triệu.
2.2 Phương hướng để phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay việc đầu tiến mà Công ty hướng tới đó là việc củng cố vững chắc thị trường hiện có sau đó là phát triển thị trường trên các phương diện sản phẩm, khách hàng, đại lý Mặt hàng mà công ty kinh doanh không phải là những mặt hàng độc quyền, ngoài Công ty còn rất nhiều các nhà phân phối cũng cung cấp những mặt hàng như vậy. Để kinh doanh có hiệu quả thì việc củng cố đầu vào ổn định là rất cần thiết. Để vậy Công ty cần tạo dựng một mối quan hệ bền vững, tốt đẹp hai bên cùng có lợi đối với các nhà cung ứng sản phẩm mà mình đang có Đầu vào ổn định kịp thời sẽ làm cho việc tiêu thụ đầu ra hiệu quả Ngoài việc cần các nhà cung ứng đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng thì thời gian giao hàng là vấn đề Công ty đặc biệt quan tâm vì nó còn liên quan tới vấn đề sử dụng vốn và quay vòng vốn của Công ty Công ty cũng sẽ tìm thêm những nguồn hàng mới có chất lượng và phù hợp hơn đối với việc kinh doanh của Công ty.
Việc tạo dựng quan hệ với khách hàng được Công ty đặc biệt quan tâm bởi khách hàng của Công ty đều là những khách hàng lớn tiêu thụ sản phẩm một các thường xuyên Nếu tạo dựng tốt mối quan hệ để mỗi khách hàng sẽ trở thành những khách hàng trung thành với sản phẩm của Công ty khi đó việc kinh doanh sẽ vô cùng hiệu quả Để có được những khách hàng này ngoài việc tạo dựng uy tín trong kinh doanh, cung cấp hàng hóa đảm bảo về số lượng, chất lượng, bổ xung các dịch vụ bổ xung phù hợp…thì Công ty cần quan tâm tới việc chăm sóc khách hàng với việc thăm hỏi, tặng quà các dịp đặc biệt… Tất nhiên không dừng lại ở đó,Công ty cần tìm thêm những khách hàng mới để đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Các giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH thương mại Thiên Giang
3.1 Các biện pháp gián tiếp
3.1.1 Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh Đối với công ty trước khi tiến hành thâm nhập phát triển một thị trường mới để bán sản phẩm của mình thì phải tiến hành công việc nghiên cứu và khảo sát thị trường Vì thị trường không phải là bất biến mà thị trường luôn luôn biến động Do đó nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên và cần thiết của công ty. Điều trước tiên công ty cần nghiên cứu về nguồn hàng : sự hình thành, đặc điểm sản xuất và cung cấp của các nhà cung cấp trong nước cũng như ở nước ngoài Nghiên cứu về những biến động của thị trường trong nước và trên thế giới. Công ty tiến hành các tìm hiểu về các nhà cung ứng: năng lực sản xuất và cung cấp, các chính sách thương mại của nhà cung ứng, các ưu đãi trong quá trình mua hàng Điều quan trọng của công tác này là công ty xác định đầy đủ thông tin về nguồn hàng cho phép phân tích và lựa chọn được nguồn tối ưu, đảm bảo tạo thuận lợi hoạt động kinh doanh.
Tiếp theo công ty tiến hành các nghiên cứu về khách hàng tiêu thụ Tìm hiểu về thái độ của khách hàng đối với sản phảm của công ty cung cấp, từ đó có những chính sách diều chỉnh.Tiến hành các khảo sát trên thị trường cũ bằng cách đưa ra bản câu hỏi để thăm dò khách hàng.
Nghiên cứu tổng cầu: Công ty tiến hành nghiên cứu tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ với giá cả tronh một năm trong một năm, đó chính là qui mô của thị trường Qua nghiên cứu qui mô thị trường để nắm bắt khối lượng sản phẩm tiêu dùng
Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường: Công ty nắm bắt số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường: Bigc, Metro, Fivimart đây là các đối thủ cạnh tranh gay gắt với công ty về cung cấp sản phẩm Công ty xác định tỷ trọng thị trường đạt được và thị phần của cac công ty khác So sánh về chất lượng sản phẩm,giá cả sản phẩm,và các dịch vụ khách hàng của công ty so với doanh nghiệp khác để đổi mới thu hút khách hàng mua hàng của công ty mình
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là tương đối khó khăn Do là doanh nghiệp thương mại kinh doanh rất nhiều sản phẩm khác nhau nên trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cũng kinh doanh những sản phẩm tương tự Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp tập trung tìm hiểu những vấn đề về viêc đấu thủ nhập hàng với giá như thế nào có rẻ hơn mình không, họ được các hãng cung ứng cho những ưu đãi gì đặc biệt những dịch vụ bổ xung như thế nào? Những dịch vụ nào được khách hàng ưa chuộng từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phù hợp với việc kinh doanh Ít nhất cũng không để mất khách hàng và tay các đối thủ.
3.1.2 Tìm kiếm khách hàng mới
Công ty tiên hành phát triển số lượng khách hàng, tìm ra những phân khúc thị trường mới, khách hàng mới Quá trình nghiên cứu thị trường tìm kẻ hở của thị trường để có thể khai thác một cách triệt để Công ty đã nắm bắt cơ hội kinh doanh tạo điều kiện hợp tác kinh doanh lâu dài với các khách hàng mới Doanh nghiệp tăng số lượng khách hàng thông qua lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh bằng việc hoàn thiện sản phẩm, giá cả.
3.1.3 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ
Kênh phân phối trực tiếp: Ở kênh này nguồn hàng được công ty trực tiếp bán cho khách hàng hoặc công ty giao hàng cho các đại lý.Trong kênh này khách hàng chủ yếu ở thị trường Đà Nẵng , khách hàng mua hàng với số lượng lớn để sử dụng hoặc phân phối bán lại Hàng hoá đỡ tốn khâu dự trữ và vận chuyển ít hao hụt Đội ngũ nhân viên chịu sự giám sát trực tiếp của công ty nên tích cực hơn trong công việc.Trực tiếp thu thập thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh Đây là nguồn thông tin quan trọng trong tiến trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo.
3.1.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới trang thiết bị, hệ thông phòng ban, kho bãi
Siêu Thị Sao là một siêu thụ bán lẻ, vì vậy cơ sở hạ tầng rất quan trọng, đặc biệt là kết cấu bên trong và không gian bên ngoài phải thật bắt mắt đối với khách hàng Khi khách hàng đi mua sắm ở siêu thị, không gian bên trong, cách bày trí từng sản phẩm, tạo cho khách hàng một hứng thú, sự tin tưởng đối với sản phẩm cần mua, chính điều đó góp phần đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó là các hệ thống phòng ban cho nhân viên phải được tu sửa, tạo cho nhân viên, người lao động một cảm giác thoải mái, an toàn nhất khi làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong công việc.
Hệ thống kho bãi phải thường xuyên được kiểm tra giám sát, vì đó là nơi hàng hóa được cất giữ, cần phải được bảo quản, tránh tình trạng ẩm thấp làm tổn hại đến hàng hóa của công ty gây thiệt hại về vật chất.
3.1.5 Nâng cao công tác tạo nguồn mua hàng Để làm tốt công tác tạo nguồn hàng mua hàng thì trước đó nhân viên kinh doanh phải thường xuyên theo dõi tồn kho, để biết được model nào còn tồn kho, model nào đã hết hàng, để có thể đặt hàng với nhà cung cấp một cách kịp thời nhất tránh tình trạng hàng hóa bị ứ đọng hơặc thiếu hụt hàng hóa Khi đặt hàng với nhà cung cấp, còn phải theo dõi thời gian hàng về kho, số lượng đã đủ so với đơn hàng đặt chưa Hàng hóa trước khi nhập kho phải qua khâu tiếp nhận về số lượng, chất lượng và hóa đơn nhằm xác định rõ trách nhiệm giữa các bên mua hàng và cung ứng.
Thực hiện tốt việc tạo nguồn hàng mua hàng, và xuất hàng sẽ góp phần thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm một cách trơn tru, liên tục và liên kết chặt chẽ giữa các khâu, tránh được những rủi ro khi tiêu thụ hàng hóa.
3.2 Các biện pháp trực tiếp
3.2.1 Chính sách giá linh hoạt
Công ty có chính sách giảm giá cho các khách hàng mua với số lượng nhiều: Giảm 10% với đơn hàng có giá trị trên 100tr.
Giảm 5% với đơn hàng từ 50-100tr
Giảm 3% với đơn hàng từ 5-50tr
Ngoài ra Siêu Thị còn có chính sách ưu đãi với những khách hàng thân thiết như quà tặng, giảm giá phần trăm. Để làm được điều đó, trước hết công ty phải tìm các biện pháp hạ giá thành sản phẩm bằng cách sử dụng công nghệ tốt nhất để giảm bớt hao phí nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo mức chất lượng theo tiêu chuẩn Chủ động đàm phán với các bên đối tác để nhập được những linh kiện có giá thấp,tiến tới sản xuất lấy các linh kiện mà hiện nay phải nhập, lúc đó giá thành sẽ hạ xuống rất nhiều
Với thực trạng và mục tiêu chiến lược khai thác thị trường nên công ty TNHH Thương Mại Thiên Giang xác lập chiến lược giá thấp với các sản phẩm có chất lượng trung bình khá Song với tính chất của sản phẩm điện tử vừa là phương tiện giải trí vừa là tài sản để trang trí, đặt chính sách rẻ hơn sẽ gây cho khách hàng có ý niệm không tốt về chất lượng sản phẩm Vì vậy, với sản phẩm này công ty nên đặt giá với mức trung bình so với các sản phẩm cùng loại không quá cao, hoặc không quá thấp.
Trước những áp lực cạnh tranh công ty cần có một cơ cấu chủng loại, mặt hàng đa dạng và thích hợp với thị trường Nhưng công ty phải luôn đa dạng hoá và thay đổi cách thức phân phối sản phẩm hơn nữa nhằm kích thích và thu hút khách hàng, tăng sản lượng tiêu thụ Bởi hiện đại hoá mặt hàng là sự điều chỉnh từng phần hoặc thay đổi về cơ bản hàng loạt mặt hàng đáp ứng Sự thay đổi đó thường được áp dụng phổ biến vì nó cho phép doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, tập trung tài chính và nhân lực, nắm bắt được kịp thời, nhận xét và phản ứng của khách hàng và nhà phân phối.