1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam

96 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Bhxh Về Chế Độ Tnlđ Ở Việt Nam
Trường học trường đại học
Chuyên ngành quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 803,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG (4)
    • 1.1. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH (4)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH và các chế độ BHXH (4)
      • 1.1.2. Chế độ TNLĐ trong hệ thống chế độ BHXH theo quy định của ILO (7)
      • 1.1.3. Chế độ TNLĐ trong hệ thống các chế độ BHXH ở Việt Nam (10)
    • 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG (12)
      • 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến chế độ TNLĐ (12)
        • 1.2.1.1. Khái niệm TNLĐ (12)
        • 1.2.1.2. Khái niệm chế độ TNLĐ (14)
      • 1.2.2. Cơ sở hình thành chế độ TNLĐ (15)
        • 1.2.2.1. Cơ sở sinh học (15)
        • 1.2.2.2. Môi trường và điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, bảo hộ lao động (16)
        • 1.2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội (17)
        • 1.2.2.4. Điều kiện lịch sử (18)
      • 1.2.3. Nội dung chế độ TNLĐ (18)
        • 1.2.3.1. Đối tượng tham gia (18)
        • 1.2.3.2. Điều kiện hưởng chế độ (19)
        • 1.2.3.3. Trợ cấp thương tật do TNLĐ (20)
      • 1.2.4. Quỹ TNLĐ (28)
    • 1.3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC (29)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm các nước (29)
        • 1.3.1.1 Mô hình của Cộng hòa Liên bang Đức (29)
        • 1.3.1.2 Mô hình của Hàn Quốc (30)
        • 1.3.1.3. Mô hình của Thái Lan và Philipline (32)
        • 1.3.1.4. Mô hình của Liên bang Nga (33)
      • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam (34)
  • CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH VỀ CHẾ ĐỘ TNLĐ Ở VIỆT NAM (35)
    • 2.1. THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM (35)
      • 2.1.1. Thực trạng TNLĐ (35)
      • 2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới TNLĐ ở Việt Nam (42)
        • 2.1.2.1. Điều kiện lao động (42)
        • 2.1.2.2. Môi trường lao động (43)
        • 2.1.2.3. Công tác an toàn, vệ sinh lao động (43)
        • 2.1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động (44)
    • 2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM (47)
      • 2.2.1. Xây dựng và ban hành chế độ TNLĐ ở Việt Nam (47)
      • 2.2.2 Thực trạng về tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ (49)
        • 2.2.2.1. Về đối tượng tham gia (49)
        • 2.2.2.2. Tình hình thu - chi chế độ TNLĐ (51)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TAI NẠN (58)
      • 2.3.1. Đánh giá về nội dung chế độ TNLĐ (58)
        • 2.3.1.1. Kết quả đã đạt được (58)
        • 2.3.1.2. Một số tồn tại (60)
      • 2.3.2. Đánh giá về tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ (63)
        • 2.3.2.1. Mở rộng đối tượng tham gia (63)
        • 2.3.2.2. Công tác thu – chi BHXH (64)
        • 2.3.2.3. Công tác giải quyết và chi trả chế độ TNLĐ (65)
        • 2.3.2.4. Về tồn tại của việc giải quyết chế độ TNLĐ (65)
  • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BHXH VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM (67)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM (67)
      • 3.1.1. Mục tiêu phát triển BHXH đến năm 2020 (67)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển và đổi mới chính sách BHXH trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 (68)
    • 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BHXH VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG (69)
      • 3.2.1. Các quan điểm hoàn thiện chính sách BHXH về chế độ TNLĐ (69)
        • 3.2.1.1. Quan điểm thứ nhất (70)
        • 3.2.1.2. Quan điểm thứ hai (70)
        • 3.2.1.4. Quan điểm thứ ba (0)
        • 3.2.1.4: Quan điểm thứ tư (71)
        • 3.2.1.5. Quan điểm thứ năm (72)
      • 3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH về chế độ TNLĐ (73)
        • 3.2.2.1. Các giải pháp hoàn thiện về nội dung chế độ TNLĐ (73)
        • 3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH về chế độ TNLĐ (81)
        • 3.2.2.3. Các giải pháp hạn chế TNLĐ đối với người lao động (84)
    • 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (86)
      • 3.3.1. Sửa đổi bổ sung một số văn bản pháp lý (86)
      • 3.3.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền (88)
      • 3.3.3. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn và có phẩm chất đạo đức tốt (88)
      • 3.3.4. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất (88)
  • KẾT LUẬN..................................................................................................................................90 (89)

Nội dung

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH và các chế độ BHXH

Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải lao động để làm ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và gia đình Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi trong cuộc sống và lao động, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường Ngược lại, có rất nhiều người gặp khó khăn do bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác do tác động của nhiều nguyên nhân Khi bất ngờ bị giảm hoặc mất khả năng lao động, các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống không vì thế mà mất đi Trái lại có nhu cầu còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như ốm đau cần được chữa bệnh, TNLĐ-BNN cần phải có người phục vụ, Do đó, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người nói riêng và xã hội nói chung cần phải tìm ra các biện pháp khắc phục.

Cùng với sự phát triển của xã hội, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa phát triển, theo đó xuất hiện lao động làm thuê và người làm chủ Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau họ phải cam kết cả việc đảm bảo cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi ốm đau, tai nạn, thai sản, Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra nên người chủ không phải chi trả một đồng tiền nào. Nhưng có khi lại xảy ra dồn dập, buộc người chủ phải bỏ ra một khoản tiền lớn mà họ không muốn Chính vì thế giới chủ đã dần dần không thực hiện những cam kết ban đầu, dẫn đến việc tranh chấp giữa giới chủ và người lao động Để giải quyết mâu thuẫn này, đã xuất hiện “bên thứ ba” đóng vai trò trung gian nhằm điều hòa lợi ích giữa giới chủ và thợ Điều này có ý nghĩa là, thay vì phải chi trực tiếp nhứng khoản tiền lớn đột xuất cho người lao động khi họ gặp bất trắc, giới chủ có thể trích ra thường xuyên hàng tháng một khoản tiền nhỏ dựa trên cơ sở xác xuất những biến cố của tập hợp những người lao động làm thuê Số tiền này được giao cho bên thứ ba quản lý được tồn tích dần thành một quỹ Khi người lao động bị ốm đau, tai nạn, “bên thứ ba” sẽ chi trả theo cam kết không phụ thuộc vào giới chủ có muốn hay không muốn Như vậy, một mặt giới chủ đỡ bị thiệt hại về kinh tế, mặt khác người lao động làm thuê được đảm bảo chắc chắn bù đắp một phần thu nhập khi bị ốm đau, tai nạn và khi về già Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, năng suất lao động đòi hỏi cần được tăng lên, dẫn đến rủi ro lao động ngày càng lớn Lúc này, giới thợ luôn mong muốn được bảo đảm nhiều hơn, còn ngược lại giới chủ lại mong muốn phải chi ít hơn, tức là phải đảm bảo cho giới thợ ít hơn, do đó việc tranh chấp về lợi ích lại xảy ra Trước tình hình đó, Nhà nước đã phải can thiệp và điều chỉnh Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của Nhà nước, giới chủ buộc phải đóng thêm, đồng thời giới thợ cũng phải đóng góp một phần vào sự đảm bảo cho chính mình Cả giới chủ và thợ đều cảm thấy mình được bảo vệ Các nguồn đóng góp của giới chủ, thợ và sự hỗ trợ của Nhà nước đã hình thành nên Quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định Do tập trung nên Quỹ có khả năng giải quyết các phát sinh rủi ro cho tập hợp người lao động trong toàn xã hội.

Như vậy, sự ra đời của bảo hiểm xã hội là một tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai và để đáp ứng với sự phát triển chung của xã hội, đòi hỏi bảo hiểm xã hội ngày càng phải được củng cố và hoàn thiện trong mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.

Qua quá trình hình thành và phát triển của BHXH, có thể nhận thấy lúc khởi đầu BHXH chỉ mang tính chất tự phát, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp, trước nhu cầu của thực tiễn thì chính sách BHXH đã nhanh chóng ra đời và từng bước phát triển rộng khắp ở nhiều quốc qua trên thế giới Đối với mỗi nước có những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên BHXH được tổ chức thực hiện theo những quy định riêng khác nhau BHXH được xây dựng dựa vào các nguyên tắc trên một cách thống nhất trên toàn thế giới và phải tuân thủ các quy định của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về hệ thống chính sách BHXH.

ILO là cơ quan của Liên hiệp quốc được thành lập vào tháng 4/1914 theo Quyết định của Hội nghị Hòa bình Paris họp tại Véc-xây (Cộng hòa Pháp), hoạt động trong lĩnh vực tạo cơ hội cho lao động có việc làm bền vững và hiệu quả trong điều kiện tự do, bình đẳng, an toàn và nhân phẩm được tôn trọng Trong chiến lược toàn cầu hóa BHXH, ILO cho rằng “BHXH là một chương trình hữu hiệu trong việc tạo ra sự gắn kết xã hội và phát triển kinh tế của mọi quốc gia”. Trong các Công ước về tiêu chuẩn lao động quốc tế thì BHXH là một trong các nội dung quan trọng của Công ước và Khuyến nghị của Tổ chức này.

ILO đã đưa ra định nghĩa về BHXH và đã được nhiều quốc gia chấp nhận, đó là: BHXH là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp công nhằm khắc phục tình trạng khó khăn về kinh tế và xã hội do bị mất sức hoặc giảm một phần thu nhập vì ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN, mất sức lao động, tuổi già và tử vong; chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình.

Tại kỳ họp thứ 35, Hội nghị toàn thể của ILO được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơnevơ ngày 04/6/1952, sau khi quyết định chấp thuận một số đề nghị về các quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, ngày 28/6/1952, ILO đã thông qua Công ước số 102 – Công ước về an toàn xã hội, đánh dấu một bước ngoặt quan trong về BHXH trên thế giới quy định những quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội đã đưa ra 9 chế độ sau:

- Chế độ chăm sóc y tế;

- Chế độ trợ cấp ốm đau;

- Chế độ trợ cấp thất nghiệp;

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Chế độ trợ cấp gia đình;

- Chế độ trợ cấp thai sản;

- Chế độ trợ cấp tàn tật;

- Chế độ trợ cấp tiền tuất.

Ngoài ra, Công ước số 157 được thông qua ngày 21/6/1982 – Công ước về duy trì các quyền về an toàn xã hội - tiếp tục khẳng định 9 nhánh an toàn xã hội, đó là: chế độ chăm sóc y tế, chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tàn tật, chế độ trợ cấp tuổi già, chế độ trợ cấp tiền tuất, chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN, chế độ trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp gia đình Sau 02 Công ước trên, vẫn còn một số các Công ước và Khuyến nghị liên quan đến các chế độ BHXH nhưng nội dung chủ yếu vẫn theo tinh thần của Công ước số 102

Như vậy có thể nói, các Công ước, Khuyến nghị về BHXH của ILO là một hệ thống văn bản pháp luật được ILO khuyến nghị áp dụng mà trong đó mỗi nước tùy điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình có thể lựa chọn vận dụng trong quá trình nghiên cứu, hoạch định chính sách chế độ BHXH.

1.1.2 Chế độ TNLĐ trong hệ thống chế độ BHXH theo quy định của ILO

Trong tình hình lao động có thể xảy ra những rủi ro bất thường ngoài mong muốn của con người Trong các rủi ro bất thường đó TNLĐ là loại rủi ro đặc trưng vì nó thường gây ra thiệt hại lớn về tài sản, sức khỏe, làm suy giảm khả năng lao động của một hoặc nhiều người.

Mặt khác, TNLĐ có nguyên nhân trực tiếp từ điều kiện lao động, môi trường làm việc và gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động Nó thường là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và dẫn đến việc thay đổi quan hệ pháp luật lao động, thậm chí chấm dứt quan hệ pháp luật lao động nếu người bị TNLĐ chết hoặc không thể phục hồi khả năng lao động đủ để bố trí sắp xếp lại công việc phù hợp.

Theo kết quả điều tra qua từng giai đoạn, từng thời kỳ đã chỉ ra rằng: Những chi phí cho từng cá nhân người lao động khi bị TNLĐ rất lớn, ngoài ra người lao động và người sử dụng lao động còn phải gánh chịu những tổn thất lớn về tinh thần khi để xảy ra TNLĐ Đối với người lao động và thân nhân của họ là những thiệt thòi mất mát về sức khỏe, khả năng làm việc, khả năng không thể trở lại công việc cũ dẫn đến giảm sút hoặc mất thu nhập và những nỗi đau đớn về tinh thần không gì bù đắp nổi, thậm chí ngay cả đối với vấn đề hôn nhân của họ Đối với người sử dụng lao động là phí tổn bao gồm chi phí về sửa chữa lại máy móc, đình trệ sản xuất, chữa trị, phục hồi chức năng, đào tạo lại nghề, bồi thường cho người bịTNLĐ và thân nhân của họ Ngoài ra còn những tổn thất vô hình như uy tín của nhà máy, sự ngừng trệ về tiêu thụ sản phẩm, thời gian cho việc giải trình các nguyên nhân của TNLĐ với các cơ quan chức năng và giải tỏa tâm lý lo lắng nặng nề của người lao động trong đơn vị. Để hạn chế và đề phòng rủi ro này, người sử dụng lao động nói chung và mỗi người lao động nói riêng đã tìm các biện pháp khắc phục như: cải thiện điều kiện lao động, thực hiện công tác bảo hộ, Tuy nhiên, có nhiều trường hợp phát sinh rủi ro quá lớn mà chính những người sử dụng lao động và người lao động không kiểm soát và giải quyết được Do đó họ gặp khó khăn và xa hơn nữa là kéo theo sự khủng hoảng về tinh thần, vật chất của cộng đồng và quốc gia họ đang sống Cho nên sự can thiệp và giúp đỡ kịp thời của Nhà nước trong vấn đề này là yếu tố khách quan không thể thiếu Sự san thiệp và giúp đỡ của Nhà nước trước hết giải quyết được khó khăn của người lao động, người sử dụng lao động gặp phải, đồng thời còn tạo ra sự công bằng và bình ổn trong xã hội.

Theo Công ước số 102 thì chế độ TNLĐ là một trong chín chế độ BHXH được ILO đề xuất và bắt buộc mọi thành viên chịu hiệu lực của Công ước này sẽ phải xây dựng và áp dụng ít nhất là 3 chế độ trong các chế độ BHXH nêu trên Là một trong chín chế độ BHXH được ILO đề xuất, chế độ TNLĐ có quan hệ mật thiết với tám chế độ BHXH còn lại, điều này được thể hiện ở những nội dung chính của các chế độ BHXH như sau:

- Chăm sóc y tế: Phải đảm bảo việc cung cấp những trợ giúp cho người được bảo vệ khi tình trạng của họ cần chăm sóc y tế có tính chất phòng bệnh hoặc chữa bệnh Các trường hợp bảo vệ phải bao gồm mọi tình trạng ốm đau do bất kỳ nguyên nhân gì và cả trong tình trạng thai nghén, sinh đẻ và cá hậu quả tiếp theo. Thời gian được hưởng trợ cấp ở mức 26 tuần.

- Trợ cấp ốm đau: Các trường hợp được bảo vệ phải bao gồm sự mất khả năng lao động do ốm đau gây ra và dẫn đến giám đoạn trong thu nhập Thời gian được trợ cấp giới hạn ở mức 26 tuần Mức trợ cấp tối thiểu so với thu nhập là 45% (đối với người có vợ và con – gọi là người thụ hưởng mẫu).

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG

1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến chế độ TNLĐ

TNLĐ luôn gắn với quá trình sản xuất, đặc biệt là quá trình sản xuất công nghiệp Mặc dù đến nay, loài người đã tìm mọi biện pháp cải thiện điều kiện lao động, nhưng chỉ có thể hạn chế được TNLĐ, giảm tối thiểu những hậu quả do TNLĐ gây ra, chứ không ngăn chặn được TNLĐ Vì vậy, TNLĐ được coi là hiện tượng mang tính phổ biến chứ không phải là cá biệt của một quốc gia nào và do đó ngăn chặn TNLĐ là vấn đề có tính toàn cầu Nhiều công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã quy định các tiêu chuẩn, các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế tình trạng trầm trọng của TNLĐ, cũng như các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho những người bị TNLĐ, trong đó có các trợ cấp BHXH.

Tuy nhiên, để có được các chính sách đối với người bị TNLĐ thì mỗi quốc gia lại có những cách tiếp cận riêng và có những quy định khác nhau về TNLĐ (kể cả khái niệm và nội dung) Ban đầu, TNLĐ chỉ được hiểu là “một sự việc không bình thường, không mong muốn xẩy ra” Khi nền công nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp khai khoáng, hầm mỏ, TNLĐ xẩy ra thường xuyên và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động cần phải được ràng buộc chặt chẽ với những TNLĐ của người công nhân, khái niệm TNLĐ đã được hoàn thiện dần Mặc dù, còn có những khác biệt, nhưng các quốc gia đều thống nhất là: “TNLĐ là những tai nạn bất ngờ xẩy ra trong quá trình lao động, gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể còn người”.

Sự khác biệt chủ yếu liên quan đến công việc của người bị tai nạn và trách nhiệm bồi thường của giới chủ Có thể khái quát lại TNLĐ có ba đặc trưng cơ bản sau:

- Thứ nhất: Sự kiện gọi là tai nạn phải xẩy ra bất ngờ, con người không thể lường trước được (không biết được chính xác về thời gian và không gian).

- Thứ hai: Gọi là TNLĐ khi và chỉ khi gắn với quá trình làm việc của người lao động, trong một khoảng thời gian và không gian cụ thể (nghĩa là được quy định chính xác ở đâu và khi nào?).

- Thứ ba: Tai nạn này phải để lại hậu quả hoặc là chết người hoặc làm tổn thương, hoặc hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể người lao động.

Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề TNLĐ thường rất phức tạp vì liên quan đến vấn đề bồi thường, nên dần dần khái niệm TNLĐ được mở rộng thêm cho những loại tai nạn được coi là TNLĐ, chẳng hạn tai nạn giao thông đối với người lao động đang trên đường thực thi nhiệm vụ do chủ lao động giao cho (tức là tai nạn xảy ra trong thời gian làm việc nhưng không trong không gian quy định) hoặc tai nạn rủi ro nào đó không liên quan đến công việc đang làm nhưng lại ở trong phạm vi doanh nghiệp, Những tai nạn được coi là TNLĐ gồm:

- Tai nạn trên đường đi: Đây là những tai nạn xảy ra trên đường từ nơi cư trú đến nơi làm việc mà người lao động thường xuyên đi về; tai nạn xảy ra từ nơi làm việc mà người lao động thường ăn cơm theo ca; từ nơi làm việc đến nơi thường xuyên lĩnh tiền lương của mình,

- Tai nạn xảy ra trên đường người lao động đi công tác hoặc xảy ra trong thời gian người lao động ở nơi công tác theo yêu cầu của người sử dụng lao động (ngoài nơi làm việc thường xuyên của người lao động).

- Tai nạn xảy ra khi người lao động đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cá nhân theo quy định của luật pháp hoặc doanh nghiệp cho phép, như: nghỉ giải lao, ăn trưa, tắm sau ca, vệ sinh,

Những trường hợp trên theo quy định của Công ước 121 năm 1964 của ILO cũng được coi là TNLĐ và được hưởng trợ cấp TNLĐ. Ở Việt Nam, theo Điều 105 Bộ luật Lao động thì TNLĐ là tai nạn gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong,xẩy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Điểm quan trọng nhất để phân biệt TNLĐ với tai nạn rủi ro là ở chỗ tai nạn đó có gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của người lao động (bị tai nạn) hay không Tai nạn chỉ được coi là TNLĐ khi tai nạn đó xẩy ra trong quá trình người lao động thực hiện các nghĩa vụ lao động được pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị sử dụng lao động quy định hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động Những trường hợp khác đều được coi là tai nạn rủi ro và áp dụng chế độ bảo hiểm ốm đau để giải quyết quyền lợi cho người lao động.

Có nhiều nguyên nhân gây ra TNLĐ, song chủ yếu là do công tác an toàn lao động không được thực hiện tốt Sự cố công nghệ như nổ nồi hơi, bình nén khí, bình sinh khí axetylen, thiết bị nâng không đảm bảo an toàn, ; vị trí, tư thế lao động gò bó; trình độ lao động thấp; ý thức kỷ luật lao động kém; tâm lý lao động không ổn định, đều là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến TNLĐ.

1.2.1.2 Khái niệm chế độ TNLĐ

Chế độ TNLĐ là một trong các chế độ BHXH, vì vậy muốn hiểu biết khái niệm chế độ TNLĐ trước tiên phải hiểu khái niệm chế độ BHXH Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động Nói cách khác, đó là hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đối tượng, điều kiện để được hưởng, thời hạn hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng chế độ BHXH cụ thể.

Có thể hiểu về chế độ TNLĐ theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp sau đây:

- Hiểu theo nghĩa rộng, chế độ TNLĐ là chế độ BHXH nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân do TNLĐ.

Theo nghĩa này, chế độ TNLĐ của người lao động không chỉ được bảo đảm từ nguồn quỹ BHXH mà chính người sử dụng lao động cũng phải trực tiếp thanh toán các khoản có liên quan đến việc chữa trị, đảm bảo cuộc sống cho người lao động như: chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị, …

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC

1.3.1.1 Mô hình của Cộng hòa Liên bang Đức

Hệ thống ASXH của Đức có một lịch sử phát triển lâu đời Cũng như một số nước châu Âu khác trên thế giới sự ra đời của hệ thống ASXH xuất phát trừ những ốm đau, tai nạn rủi ro, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ khi về hưu, khi thất nghiêp Tuy nhiên sự vận hành hệ thống ASXH ở các nước này không giống nhau Cho đến nay hệ thống ASXH của của Châu Âu được xây dựng theo một trong hai mô hình: Mô hình Bismarch và mô hình Beveridge.

Theo mô hình Bismarch, hệ thống ASXH chỉ áp dụng cho nhóm người có nghề nghiệp trong xã hội, nguồn hình thành từ sự đóng góp và được hưởng thụ theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm Trong khi đó mô hình Beveridge được áp dụng cho tất cả các thành viên trong xã hội nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho các đối tượng yếu thế và những người không có khả năng tự lo cho bản thân; phần lớn nguồn Quỹ là lấy từ ngân sách nhà nước.

Bảo hiểm TNLĐ của Đức được thực hiện từ năm 1884 Bảo hiểm TNLĐ, BNN ngày nay được thực hiện chủ yếu dựa trrên Luật BHXH năm 1911 và Bộ Luật sửa đổi năm 1993 Cơ quan quản lý thực hiện BHXH là các hiệp hội chuyên nghiệp, đảm nhiệm hai chức năng sau:

- Kiểm tra an toàn trong các doanh nghiệp với mục đích phòng ngừa tai nạn lao động;

- Áp dụng các biện pháp xử phạt. a) Tổ chức của Bảo hiểm tai nạn

Quỹ Bảo hiểm TNLĐ-BNN được tổ chức theo Hiệp hội chuyên nghiệp(chuyên ngành và liên ngành) Quỹ hoạt động trên nền tảng của Luật Bảo hiểm,bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải tham gia và có sự bảo trợ của Nhà nước.Quỹ hoạt động dưới hình thức các công ty dịch vụ công, trên nguyên tắc tự quản về tài chính, tổ chức và hoạt động phi lợi nhuận (một số nước đang thực hiện theo mô hình này). b) Nguồn hình thành Quỹ

Quỹ được xây dựng bằng tiền đóng góp của người sử dụng lao động theo tỷ lệ từ 0,2% đến 2% tiền lương hàng tháng của người lao động Tỷ lệ đóng góp dựa trên cơ sở phân loại doanh nghiệp (dựa vào nguy cơ, tần xuất xảy ra TNLĐ, BNN hàng năm của doanh nghiệp) Tỷ lệ đóng góp sẽ được định kỳ xem xét tăng hoặc giảm căn cứ vào tình hình TNLĐ, BNN và thực thanh, thực chi. c) Cơ quan quản lý Quỹ:

Tổ chức Bảo hiểm tai nạn của các Hiệp hội ngành nghề. d) Đối tượng điều chỉnh

Bảo hiểm tai nạn cho tất cả người lao động, kể cả người bị tai nạn trên đường đi làm, dọc đường giữa các phân xưởng, giữa nơi ở và nơi làm việc Ðối với người mắc các bệnh nghề nghiệp được xử lý như người bị TNLĐ

Bảo hiểm tai nạn sẽ không đền bù các trường hợp xảy ra tai nạn có chủ ý, có mưu tính trước.

1.3.1.2 Mô hình của Hàn Quốc

Chế độ bảo hiểm TNLĐ là chế độ nhà nước đứng ra thu phí bảo hiểm từ người SDLĐ và thực hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ cho người lao động bị TNLĐ thay cho người sử dụng lao động và có 05 đặc trưng cơ bản: Nguyên tắc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tuyệt đối (không phân biệt nguyên nhân, ngành nghề); Chủ sử dụng lao động chịu toàn bộ chi phí bảo hiểm; Phương thức bồi thường theo tỷ lệ cố định trên cơ sở thu nhập bình quân; Thực hiện cơ chế yêu cầu thẩm tra và tái thẩm tra thủ tục đảm bảo quyền lợi người lao động; Quản lý tập trung nơi làm việc. Đối tượng bắt buộc tham gia chế độ TNLĐ áp dụng với tất cả công việc và nơi làm việc có sử dụng người lao động Nếu bắt đầu hoạt động kinh doanh và thỏa mãn các điều kiện gia nhập sẽ thực hiện áp dụng bắt buộc tham gia đối với chủ kinh doanh Hàn Quốc cũng quy định tỷ lệ phí bảo hiểm TNLĐ được tính riêng theo từng loại ngành nghề tuỳ theo mức độ nguy hiểm phát sinh TNLĐ (từ 0,6-34%). Đặc trưng của chế độ bảo hiểm tai nạn tại Hàn Quốc là theo nguyên tắc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tuyệt đối; chủ sở hữu lao động chịu toàn bộ chi phí bảo hiểm Phí bảo hiểm tai nạn lao động = Tổng thu nhập × tỷ lệ phí bảo hiểm tai nạn lao động Trong đó thu nhập là khoản tiền sau khi trừ đi thu nhập không chịu thuế từ tổng thu nhập lao động theo luật thuế thu nhập; tỷ lệ phí bảo hiểm được tính riêng theo từng loại ngành nghề, tùy theo mức độ nguy hiểm phát sinh tai nạn lao động của mỗi ngành nghề Có 58 loại công việc được xác định các tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau, trong đó tỷ lệ thấp nhất là 0,6% (ngành bảo hiểm tín dụng, dịch vụ kỹ thuật); cao nhất là 34% (ngành khai thác than) Trường hợp phát sinh tai nạn lao động khi doanh nghiệp chưa đăng ký thành lập (trong thời hạn phải đăng ký), doanh nghiệp sẽ bị truy thu 50% tiền đóng bảo hiểm cho người bị tai nạn lao động, trong vòng 01 năm; áp dụng mức phạt dưới 3 triệu won với doanh nghiệp không thực hiện đăng ký thành lập, đăng ký giải tán, không khai báo tổng thu nhập, khai báo tiền bảo hiểm. a) Bảo hiểm về tai nạn lao động

Theo quy định của Luật bồi thường TNLĐ, các doanh nghiệp phải đóng khoảng 4,45% tổng quỹ lương vào quỹ bồi thường TNLĐ Như vậy nếu tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp là 300,000,000 KRW thì số tiền phải đóng cho quỹ là khoảng 13,350,000 KRW cho mỗi năm Khoản đóng góp này được đóng làm 4 lần trong năm b) Tỉ lệ phí bảo hiểm

- Bắt đầu là 2,25% vào năm 1969, điều chỉnh là 1,49 % năm 2002

- Mức đóng: Năm 2002 tỉ lệ phí bảo hiểm phân loại được xếp thành 58 nhóm theo lĩnh vực công nghiệp và kinh doanh có điều kiện theo quy định của Bộ Lao động, với tỉ lệ từ 0,4 %-31,9%, trong đó tỉ lệ cao nhất là 31,9% đối với công nghiệp khai thác gỗ và thấp nhất là 0,4% đối với ngân hàng và kinh doanh bảo hiểm trung bình là 1,49% (xem bảng 1.3)

Bảng 1.3: Bảng thống kê tỉ lệ phí bảo hiểm ở Hàn Quốc

Tỉ lệ phí bảo hiểm %

Năm Số nhóm kinh doanh

Trung bình Tối thiểu Tối đa Số công ty áp dụng tỉ lệ riêng

(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội)

- Mức đóng theo sự cố gắng: được điều chỉnh theo từng đơn nguyên một trong vòng phạm vi 50% căn cứ trên tỷ lệ lao lao động ở những nơi làm việc có 30 lao động trở lên.

- Mức đóng được thay đổi tỉ lệ phí bảo hiểm căn cứ vào tình hình hoạt động, tình hình TNLĐ và BNN của từng nhóm doanh nghiệp trong 3 năm: giảm tỉ lệ đóng tương ứng với tỉ lệ tai nạn thấp, tăng tỉ lệ phí bảo hiểm tương ứng với tỉ lệ tai nạn cao.

1.3.1.3 Mô hình của Thái Lan và Philipline

Việc thực hiện bồi thường TNLĐ, BNN của Thái lan và Philippine do Quỹ bồi thường TNLĐ, BNN chi trả a) Tổ chức của Quỹ bồi thường tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Quỹ bồi thường TNLĐ, BNN Quốc gia nằm trong hệ thống Bảo hiểm xã hội và được Nhà nước quản lý thông qua Uỷ ban bồi thường TNLĐ, BNN; hoạt động phi lợi nhuận, chủ yếu là vì quyền lợi của người lao động và đảm bảo sự ổn định tài chính của doanh nghiệp khi để xảy ra TNLĐ, BNN Quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật bồi thường TNLĐ, BNN (hiện nay có nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thực hiện theo mô hình này). b) Nguồn hình thành Quỹ

Quỹ do người sử dụng lao động đóng góp với tỷ lệ từ 0,2 - 2% tiền lương hàng tháng của người lao động (ở Philippine là 1%, ở Thái lan từ 0,2 đến 2%) Tỷ lệ đóng góp dựa trên cơ sở phân loại doanh nghiệp (dựa vào đánh giá nguy cơ gây TNLĐ, BNN; tần suất xảy ra TNLĐ, BNN hàng năm của doanh nghiệp) và được định kỳ xem xét, thay đổi căn cứ vào thực thanh, thực chi của từng doanh nghiệp. Quỹ được gửi tiết kiệm, đầu tư tăng vốn, chi quản lý và chi trả theo luật. c) Đối tượng điều chỉnh

Là tất cả những người lao động được thuê mướn làm việc thường xuyên, làm việc tạm thời, làm việc theo mùa vụ hay theo từng công việc cụ thể có hợp đồng hoặc không có hợp đồng d) Cơ quan quản lý Quỹ

Là Uỷ ban bồi thường gồm:

- Chủ tịch Uỷ ban là: Bộ trưởng Bộ Lao động;

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH VỀ CHẾ ĐỘ TNLĐ Ở VIỆT NAM

THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Trong những năm qua, tình hình TNLĐ tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ, số người bị nạn, hậu quả gây thiệt hại lớn về tài sản, sức khỏe và sinh mạng của người lao động Trên thực tế TNLĐ xảy ra mọi lúc, ở mọi loại ngành nghề, mọi loại hình doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong 3 năm qua từ năm 2010 đến năm 2012, trên cả nước đã xảy ra 17.798 vụ TNLĐ làm 18.428 người bị nạn, trong đó có 1.610 vụ TNLĐ chết người làm chết 1.781 người và bị thương nặng trên 4.044 người, nạn nhân là lao động nữ là 4.199 người Diễn biến tình hình TNLĐ trong những năm qua được thể hiện cụ thể ở bảng tổng hợp (Bảng 2.1) dưới đây:

Bảng 2.1: Tình hình tai nạn lao động

(2010-2012) Đơn vị tính: vụ, người

STT Diễn giải nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Số vụ tai nạn lao động 5.125 5.896 6.777

2 Số vụ TNLĐ có từ 02 người bị nạn trở lên 105 90 95

4 Số người bị thương nặng 1.260 1.314 1.470

5 Số vụ TNLĐ chết người 554 504 552

7 Nạn nhân là lao động nữ 994 1.363 994

(Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, tình hình TNLĐ giai đoạn 2010 -2012 có xu hướng gia tăng Mỗi năm trung bình xảy ra hơn 5.932 vụ TNLĐ, trong đó có hơn 536 vụ TNLĐ chết người, làm bị thương nặng 1.348 người và làm chết hơn

593 người Nếu như năm 2010 có 5.125 vụ TNLĐ, làm 5.307 người bị nạn, trong đó có 554 vụ TNLĐ chết người làm 601 người chết, 1.260 người bị thương nặng; thì đến năm 2012 xảy ra 6.777 vụ TNLĐ, làm 6.967 người bị nạn, trong đó có 552 vụ TNLĐ chết người làm 606 người chết, 1.470 người bị thương nặng Tuy nhiên, so với năm 2010 thì năm 2012 có số vụ TNLĐ là chết người giảm 02 vụ nhưng số người chết lại tăng 04 người Số nạn nhân là lao động nữ chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số những người bị nạn, năm 2010 là 994 người (19,73%), năm 2011 là 1.363 người (hơn 22,14%) và năm 2012 là 994 người (hơn 14,26%) Đặc biệt có nhiều vụ TNLĐ gây hậu quả nghiêm trọng, làm bị thương và chết nhiều người Điển hình là các vụ TNLĐ sau:

- Vào hồi 8h30 phút ngày 9/5/2010, tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Vĩnh Kiên đóng tại ấp An Khương, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang xảy ra vụ tai nạn lao động do nổ nồi hơi làm 3 người chết và 15 người bị thương nặng.

- Vào hồi 21h25 phút ngày 14/5/2010 tại Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, xảy ra tai nạn lao động do các tảng liệu trong buồng đốt bị sập xuống làm 02 người chết và 03 người bị thương.

- Vào hồi 7 giờ 1/4/2011, vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và 6 người bị thương.

- Vào hồi 16 giờ ngày 29/7/2011, xảy ra vụ tai nạn lao động do cháy tại xưởng may tư nhân của Bùi Thị Hiên nhằm trên địa bàn thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng làm 13 công nhân bị thiệt mạng, 25 người bị thương nặng.

- Vào hồi 15 giờ ngày 1/11/2011, xảy ra vụ tai nạn lao động do điện giật tại Thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa làm 06 người bị chết và 02 người bị thương.

- Vào hồi 7 giờ 30 phút ngày 17/12/2011, xảy ra vụ tai nạn lao động do chập điện hệ thống van xả cát tại nhà máy thủy điện Suối sập I, Sơn La làm 08 công nhân thiệt mạng.

- Vào hồi 8h30 phút ngày 29/4/2012, vụ tai nạn do ngạt khí độc dưới hầm lò làm chết 04 người, tại Công ty cổ phần Sinh Phát Lộc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

- Vào sáng ngày 21/5/2012, vụ TNLĐ do sạt lở đá làm chết 03 người tại Công ty Tân Hoàng An, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

- Vào 10h sáng ngày 21/5/2012, vụ tai nạn do sét đánh gây nổ mìn tại khai trường của Hợp tác xã Cường Thịnh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng làm 06 người chết và 04 người bị thương.

- Vào 11h20 phút ngày 23/7/2012 tại Xí nghiệp than Uông Bí, Quảng Ninh xảy ra vụ tai nạn lao động do bục nước tại lò thượng làm 03 người chết, 04 người bị thương.

Theo kết quả báo cáo của các địa phương cho thấy, TNLĐ xảy ra thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp có đông người lao động làm việc như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai,

Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nghệ An, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương,… Đây là những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu sản xuất kinh doanh, có nhiều nhà máy, xí nghiệp được thành lập và hoạt động, chính vì vậy cũng là nơi tập trung nhiều lao động đến làm việc Cụ thể là những địa phương trong bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ (2010 – 2012)

(Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và xã hội)

Qua số liệu trên cho thấy, số vụ TNLĐ liên tục tăng theo từng năm kéo theo số người bị nạn cũng tăng theo Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai là hai địa phương để xảy ra nhiều vụ TNLĐ nhất Năm 2010 số vụ TNLĐ ở thành phố Hồ Chí Minh 892 vụ với 908 người bị nạn, thì ở Đồng Nai là 1.176 vụ với 1.184 người bị nạn Năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 1.056 vụ với 1.080 người bị nạn,Đồng Nai: 1.453 vụ với 1.461 người bị nạn Năm 2012, thành phố Hồ Chí Minh là1.568 vụ với 1.583 người bị nạn, Đồng Nai là 1.624 vụ với 1.658 người bị nạn.Cũng theo số liệu thống kê cho thấy, TNLĐ thường tập trung vào một số ngành nghề như: khai thác mỏ, xây dựng, điện, khai thác đá, lắp ráp và vận hành máy, sử dụng thiết bị, Từ năm 2010 đến năm 2012, ngành nghề khai thác mỏ và xây dựng đã để xảy ra trên 1.222 vụ TNLĐ, ngành nghề lắp ráp, vận hành máy móc và thiết bị sản xuất vật liệu sản xuất đã để xảy ra 2.456 vụ, lĩnh vực lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp, đã để xảy ra 2.076 vụ,

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

2.2.1 Xây dựng và ban hành chế độ TNLĐ ở Việt Nam

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước cùng các Bộ, Ngành có liên quan đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ Cụ thể như sau:

- Bộ luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007).

- Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

- Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội sửa đổi , bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

- Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ.

- Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia BHXH bắt buộc.

- Thông tư số 09/2012/TT-BLĐTBXH ngày ngày 26 tháng 4 năm 2012 của

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 35/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 và Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ

- Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ.

Căn cứ các văn bản nêu trên, BHXH Việt Nam đã ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, cụ thể như sau:

- Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.

- Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/12/2008 của BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.

- Quyết định số 555/QĐ-BHXH ngày 13/5/2009 của BHXH Việt Nam ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH (thay thế Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16/6/2009).

- Quyết định 815/QĐ-BHXH ngày 06/6/2007 của BHXH Việt Nam quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc.

- Quyết định 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam quy định quản lý chi, trả các chế độ BHXH bắt buộc.

- Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH.

- Quyết định số 884/QĐ-BHXH ngày 25/8/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (thay thế Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 và một số văn bản, có hiệu lực từ 01/01/2012).

- Quyết định 488/QĐ-BHXH ngày 05/6/2012 của BHXH Việt Nam ban hành Quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH

- Quyết định số 1764/QĐ-BHXH ngày 24/12/2012 của BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 05/6/2012 về quản lý chi trả các chế độ BHXH.

2.2.2 Thực trạng về tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ

2.2.2.1 Về đối tượng tham gia

Theo quy định của Luật BHXH, phạm vi và đối tượng tham gia đã được mở rộng tới mọi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không phân biệt quy mô lao động và thành phần kinh tế, bao gồm cả người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, bán công, dân lập, Quy định này đã tạo ra sự bình đẳng giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế

Năm 1995 (năm đầu tiên thực hiện cải cách BHXH) có 2,2 triệu người tham gia, mà chủ yếu vẫn là cán bộ, công chức và người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước Từ khi triển khai các quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn, đối tượng tham gia BHXH đều tăng hàng năm Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng từ 8,173 triệu người năm 2007 lên 10,436 triệu người năm

2012, trong đó: khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng khoảng 2,5 triệu người, tăng gần 30 lần; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng gần 1,9 triệu người, tăng gần 10 lần; khu vực hành chính sự nghiệp chỉ tăng khoảng 0,9 triệu người, tăng 1,7 lần; riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp thực hiện thang lương nhà nước) giảm gần 0,3 triệu người, tương ứng giảm 17,2% do thực hiện cổ phần hoá.

ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TAI NẠN

2.3.1 Đánh giá về nội dung chế độ TNLĐ

2.3.1.1 Kết quả đã đạt được a) Đối tượng tham gia Đối tượng tham gia BHXH nói chung và chế độ TNLĐ nói riêng ban đầu chỉ bó hẹp trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, chưa mở rộng đến người lao động trong các thành phần kinh tế khác, nên chưa tạo được sự công bằng xã hội đối với người lao động khi tham gia BHXH.

Từ ngày 01/7/2007, thực hiện chính sách BHXH theo Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, đối tượng tham gia được mở rộng thêm là: Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn Luật BHXH cũng quy định đối tượng áp dụng là người sử dụng lao động bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

Như vậy, do mở rộng đối tượng tham gia chế độ TNLĐ đến mọi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên ở mọi loại hình doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, giao thông vận tải, … đã có tác dụng tăng nhanh số người tham gia chế độ TNLĐ và góp phần đảm bảo ổn định đời sống của số đông người lao động. b) Nội dung chi trả và các khoản trợ cấp chế độ TNLĐ

Nội dung chi trả chế độ TNLĐ được thông qua chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng Ngoài ra, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trong một số trường hợp cũng được hưởng trợ cấp phục vụ; bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình;sau khi điều trị ổn định thương tật mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe; hưởng trợ cấp hàng tháng mà nghỉ việc thì được hưởng BHYT và nếu chết do TNLĐ, nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất từ quỹ BHXH.

Mức trợ cấp TNLĐ theo quy định hiện nay cơ bản đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động So với quy định trước đây tại Điều lệ BHXH thì các mức đều tăng: Mức trợ cấp một lần tăng bình quân khoảng 1,7 lần; trợ cấp hàng tháng tăng bình quân khoảng 1,25 lần; trợ cấp chết do TNLĐ tăng 1,5 lần và trợ cấp phục vụ tăng từ 0,8 mức lương tối thiểu chung cho một tháng lên bằng mức lương tối thiểu chung cho một tháng.

Mức trợ cấp TNLĐ một lần, hàng tháng hiện nay đảm bảo tính hợp lý, công bằng, đảm bảo được nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng BHXH; đồng thời mức trợ cấp TNLĐ vừa được xác định theo mức suy giảm khả năng lao động vừa theo số năm đóng BHXH và tiền lương, tiền công đóng BHXH; đồng thời mức hưởng theo suy giảm khả năng lao động được tính cụ thể đối với từng tỷ lệ suy giảm theo lương tối thiểu chung.

Quy định người lao động bị TNLĐ được giám định hoặc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật đó được điều trị ổn định và sau khi thương tật đó tái phát được điều trị ổn định; được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi vừa bị TNLĐ vừa bị TNLĐ nhiều lần (nội dung này trước đây cũng vướng mắc chưa thực hiện được).

Quy định người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động phòng ngừa TNLĐ được khen thưởng từ quỹ TNLĐ-BNN, sẽ khuyến khích để các đơn vị quan tâm hơn đến công tác đề phòng TNLĐ.

Quy định quỹ TNLĐ-BNN là quỹ thành phần của quỹ BHXH và được quản lý thống nhất tạo điều kiện cho việc xác định cân đối lâu dài trên cơ sở thu – chi, đảm bảo thu đủ để chi trả các khoản trợ cấp cho người lao động.

Quy định cụ thể hồ sơ, trách nhiệm và thời hạn giải quyết hưởng chế độTNLĐ, tạo thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động và thống nhất thực hiện trong cả nước trtanhs gây phiều hà, thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

Việc quy định quỹ TNLĐ-BNN chi trả trợ cấp cho người lao động từ sau khi điều trị ổn định trở đi, còn từ khi bị TNLĐ đến khi điều trị ổn định thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động đã đảm bảo tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc quan tâm đến công tác an toàn, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp trong đơn vị mình để giảm thiểu TNLĐ Đồng thời cũng tránh được việc lạm dụng trong quản lý đối tượng bị TNLĐ trong một số trường hợp không thuộc đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ theo quy định nhưng vẫn lập hồ sơ hưởng TNLĐ, tạo bất công bằng xã hội, ảnh hưởng đến quỹ.

2.3.1.2 Một số tồn tại a) Về quản lý thực hiện chế độ: Hiện nay, theo quy định những người bị

TNLĐ do 2 tổ chức thực hiện quản lý và chi trả các khoản trợ cấp:

- Cơ quan BHXH thực hiện việc quản lý và chi trả trợ cấp thuộc quỹ BHXH cho các đối tượng hưởng một lần, hàng tháng, trang cấp trợ giúp sinh hoạt, trợ cấp người phục vụ kể từ khi người bị TNLĐ điều trị ổn định thương tật (kể từ khi điều trị ổn định, ra viện) Trường hợp bị TNLĐ dẫn đến tử vong thì chi trả khoản trợ cấp bằng 36 tháng tiền lương tối thiểu và giải quyết chế độ tử tuất theo quy định. Đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các khoản về chi phí y tế từ khi sơ cứu đến khi điều trị, chi phí cho việc giám định khả năng lao động, đồng thời cũng phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp hoặc bồi dưỡng TNLĐ tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và yếu tố lỗi của người lao động hay của người sử dụng lao động Riêng đối với trường hợp bị TNLĐ dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc tử vong thì người sử dụng lao động trả một khoản tiền với mức ít nhất bằng 12 tháng tiền lương trong trường hợp do lỗi của người lao động và ít nhất bằng 30 tháng tiền lương trong trường hợp do lỗi của người sử dụng lao động.

Như vậy, việc quản lý và thực hiện chế độ TNLĐ hiện nay chưa nay được tập trung thống nhất Theo phương thức quản lý này tuy có ưu điểm là gắn trách nhiệm vật chất của người lao động với tình trạng TNLĐ ở cơ quan, đơn vị mình, từ đó đòi hỏi người sử dụng lao động quan tâm hơn đến việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa TNLĐ Với các đơn vị có khả năng về tài chính có thể giải quyết kịp thời trợ cấp bồi thường cho người bị TNLĐ giảm bớt khó khăn về kinh tế và động viên kịp thời về tinh thần Tuy nhiên, phương thức này còn những tồn tại là: người sử dụng lao động luôn phải lo lắng đến khoản tài chính để trang trải cho vấn đề này, mà trong khi xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị hàng năm không được dự tính do TNLĐ thường xẩy ra bất ngờ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan Do đó cơ quan, đơn vị doanh nghiệp không chủ động nguồn tài chính để đảm bảo chi trả theo quy định về TNLĐ đối với người lao động Tình hình này càng đáng quan tâm đối với các đơn vị trong các ngành sản xuất có nguy cơ xảy ra TNLĐ cao như đã nêu trong phần thực trạng thì mức độ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm sẽ không nhỏ, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, kém sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Hơn nữa, đơn vị phải tập trung nhiều thời gian vào việc xác định, giải quyết cùng với các đoàn thanh tra an toàn, vệ sinh lao động nên giảm thời gian cho tập trung vào nhiệm vụ chính của đơn vị. b) Đối tượng tham gia

Mặc dù đối tượng tham gia được mở rộng, nhưng hiện nay đối tượng tham gia mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lực lượng lao động Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2009, đối tượng tham gia chế độ TNLĐ – BNN chỉ mới chiếm khoảng 67% số lao động có quan hệ lao động và chỉ chiếm khoảng 20% lực lượng lao động. c) Điều kiện hưởng chế độ

Việc quy định về điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ nếu tai nạn xảy ra trong giờ làm việc, tại nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện các công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, người lao động nếu bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong thời gian phù hợp với thời gian bắt đầu hoặc kết thúc làm việc cũng được hưởng trợ cấp TNLĐ Tuy đã có một số văn bản hướng dẫn, song nhìn chung chưa có những quy định chi tiết về những trường hợp nào không được coi là TNLĐ như: tai nạn trong khi tự ý làm việc không phải công việc chính được giao, đùa nghịch nhau, đánh nhau trong lúc làm việc dẫn tới tai nạn, … dù tai nạn đó ở nơi làm việc, trong giờ làm việc hoặc những trường hợp TNGT do vi phạm pháp luật giao thông, uống rượu bia, … Từ những quy định chưa cụ thể về điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết chế độ TNLĐ cho người lao động Đối với việc xác định tai nạn trên đường đi và về lại càng khó khăn hơn nhất là các trường hợp TNGT nhẹ, không có sự can thiệp của cảnh sát giao thông, những quãng đường vắng và tai nạn bất ngờ như: tường đổ; cây, cành cây đổ, gẫy; ong đốt, chó chạy, … Việc xác định về địa điểm, thời gian rất khó khăn để giải quyết hưởng trợ cấp, rất dễ bị lạm dụng. d) Tỷ lệ đóng của chế độ TNLĐ

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BHXH VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

3.1.1 Mục tiêu phát triển BHXH đến năm 2020

Trên cơ sở Luật BHXH, tiếp tục hoàn thiện chính sách BHXH nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia BHXH thuộc mọi thành phần kinh tế; từng bước nâng dần mức lương hưu phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các chính sách xã hội của nhà nước; bảo đảm cân đối thu chi quỹ BHXH; mở rộng các hình thức bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện; bổ sung, sửa đổi các chế độ BHXH còn bất hợp lý, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH đáp ứng yêu cầu đổi mới và xu thế hội nhập kinh tế của đất nước, thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội, tiến tới mọi người lao động đều được tham gia và thụ hưởng BHXH, đời sống người về hưu ngày một được cải thiện.

Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm quỹ bảo hiểm xã hội cân đối trong dài hạn, quỹ bảo hiểm y tế cân đối hàng năm.

Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng, đảm bảo chậm nhất đến năm 2015 phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan trong toàn ngành.

Mỗi công dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nước quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế một cách chính xác và thuận tiện.

Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để giải quyết các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo lộ trình chậm nhất đến năm 2015 đảm bảo liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố; chậm nhất đến năm 2017 liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị trong toàn ngành bảo hiểm xã hội trên phạm vi cả nước; chậm nhất đến năm 2020 liên thông, kết nối thông tin giữa các cơ quan thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc ngành y tế và các đơn vị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp thuộc ngành lao động.

3.1.2 Định hướng phát triển và đổi mới chính sách BHXH trong giai đoạn từ nay đến năm 2020

- Mở rộng loại hình, đối tượng tham gia BHXH, tiến tới tạo điều kiện cho người lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế được tham gia, không chỉ lao động trong khu vực làm công hưởng lương mà cả lao động trong khu vực không làm công hưởng lương, khu vực phi kết cấu, trong đó bao gồm cả người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quyết định trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ;

- Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong chính sách, chế độBHXH hiện hành cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và cơ chế quản lý của nền kinh tế mới, tạo động lực cho mọi người lao động phát huy khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập và có điều kiện tham gia BHXH Chính sách BHXH phải được sửa đổi theo hướng ngày càng đảm bảo tốt hơn không chỉ đảm bảo quyền lợi của người lao động mà còn đảm bảo tốt hơn lợi ích của các bên tham gia lao động trong mọi thành phần kinh tế;

Chính sách BHXH tiếp tục đổi mới và phát triển trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các chính sách xã hội khác của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế nền kinh tế, thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội, tiến tới mọi người lao động đều được tham gia và thụ hưởng BHXH;

- Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo cơ chế tạo nguồn và bước đi độc lập tương đối với chính sách tiền lương và theo hướng sử dụng nguồn từ bảo tồn và sinh lời quỹ BHXH, giảm dần phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước;

- Thực hiện đồng bộ một hệ thống giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm quỹ BHXH được bảo toàn, tăng trưởng bền vững và chủ động trong việc thực hiện các chế độ BHXH;

- Kiện toàn hệ thống tổ chức BHXH trên cơ sở phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước, quản lý sự nghiệp BHXH và bộ máy thực hiện chính sách Đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ làm công tác BHXH, đảm bảo để hệ thống tổ chức BHXH có đội ngũ cán bộ có tinh thần phục vụ cao, có trình độ chuyên môn giỏi. Công tác đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ làm BHXH cần tập trung vào các lĩnh vực tổ chức thực hiện chính sách, quản lý quỹ BHXH và công nghệ thông tin;

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực BHXH với các nước khu vực và thế giới Thời gian tới, cần tiếp tục hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về tổ chức thực hiện chính sách BHXH và hợp tác trong công tác đào tạo cán bộ quản lý,cán bộ chuyên môn nghiệp vụ làm công tác BHXH.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BHXH VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG

ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG

3.2.1 Các quan điểm hoàn thiện chính sách BHXH về chế độ TNLĐ Để hoàn thiện chế độ TNLĐ, Đề tài đưa ra một số quan điểm chính sau đây:

3.2.1.1 Quan điểm thứ nhất: Việc hoàn thiện chế độ TNLĐ phải đảm bảo tính thống nhất về mặt nguyên tắc khi xây dựng mức đóng, mức hưởng của các chế độ BHXH khác trong hệ thống các chế độ BHXH của nước ta.

Quan điểm này cũng xuất phát từ tính thống nhất giữa các chế độ BHXH ở nước ta Việc hoàn thiện nội dung của chế độ TNLĐ phải phù hợp với nguyên tắc xây dựng nội dung của các chế độ BHXH khác trong hệ thống các chế độ BHXH. Nguyên tắc này được thể hiện khi xây dựng mức đóng, mức hưởng; cơ sở tính toán mức đóng, mức hưởng…của các chế độ BHXH phải được thống nhất với nhau Ví dụ: Nếu mức đóng, mức hưởng của các chế độ BHXH được xây dựng trên cơ sở tiền lương của người lao động, thì mức đóng mức hưởng của chế độ TNLĐ cũng phải được xây dựng trên cơ sở tiền lương của người lao động như các chế độ BHXH khác Trên thực tế nguyên tắc này hiện nay chưa được thực hiện, cần phải được thực hiện trong việc hoàn thiện chế độ TNLĐ.

3.2.1.2 Quan điểm thứ hai: Việc hoàn thiện chế độ TNLĐ cần phải được học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển và các nước trong khu vực Đó là những kinh nghiệm khi xây dựng mức đóng của chủ sử dụng lao động ở các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau; hoặc kinh nghiệm về quy định đối tượng được hưởng trợ cấp TNLĐ, trường hợp nào được hưởng trợ cấp TNLĐ, trường hợp nào không được hưởng Không phải tất cả các trường hợp bị TNLĐ đều được hưởng trợ cấp như thực trạng hiện nay ở nước ta.

3.2.1.3 Quan điểm thứ ba: Cần quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia BHXH, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc thụ lý hồ sơ và giải quyết chế độ TNLĐ cho người lao động.

Quan điểm này xuất phát từ thực tế hiện nay là việc tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ đang gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc Khó khăn vướng mắc rõ nét nhất là vấn đề hồ sơ và thời gian thụ lý hồ sơ từ khi người lao động ổn định bệnh ra viện, đến khi chủ sử dụng lao động nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH

Về vấn đề hồ sơ, khó khăn vướng mắc nhất là hồ sơ của các trường hợp bịTNGT được xác định là TNLĐ để hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ Theo quy định hiện hành tại khoản 6 Điều 14 Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/05/2010 quy định: Trường hợp bị tại nạn giao thông được xác định là tại nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định … có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông.” Quy định này đã gây rất nhiều khó khăn khi giải quyết chế độ cho người lao động, vì công an chỉ lập biên bản trong những trường hợp nặng và chết Khoảng 90% các trường hợp TNGT bị thương nhẹ, tai nạn xẩy ra ở vùng xa xôi hẻo lánh, xa khu dân cư, xa công an, phải đi cấp cứu ngay… thì thường không có biên bản, đã gây khó khăn cho việc giải quyết chế độ cho người bị tai nạn Vì vậy phải hoàn thiện nội dung này và quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc lập biên bản TNGT.

Về thời gian thụ lý hồ sơ, hiện nay khó khăn vướng mắc nhất là vấn đề thời gian thụ lý hồ sơ của chủ sử dụng lao động làm rất chậm Đặc biệt là thời gian kể từ khi người lao động ổn định bệnh ra viện đến khi chủ sử dụng lao động nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH Vì vậy phải có quy định cụ thể mốc thời gian này Nếu quá thời gian quy định, cơ quan BHXH không chịu trách nhiệm, chủ sử dụng lao động phải nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH giải quyết.

3.2.1.4 Quan điểm thứ tư: Việc trợ cấp TNLĐ cần phải được tập trung vào một đầu mối, do một cơ quan chuyên môn đảm nhận.

Quan điểm này cũng được xuất phát từ những khó khăn vướng mắc trong thực tế như phần thực trạng ở chương hai đã trình bày Đó là hiện nay có hai cơ quan cùng giải quyết trợ cấp cho người lao động bị TNLĐ Đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các khoản về chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, chi phí tiền lương trong thời gian điều trị, chi phí cho việc giám định khả năng lao động, đồng thời cũng phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp hoặc bồi thường TNLĐ tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và yếu tố lỗi của người lao động hay của người sử dụng lao động Riêng đối với trường hợp bị TNLĐ dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc tử vong thì người sử dụng lao động trả một khoản tiền với mức ít nhất bằng 12 tháng tiền lương trong trường hợp do lỗi của người lao động và ít nhất bằng 30 tháng tiền lương trong trường hợp do lỗi của người sử dụng lao động.

BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần tuỳ từng đối tượng cho người bị TNLĐ từ sau khi có quyết định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.

Như vậy, việc quản lý và thực hiện chế độ TNLĐ hiện nay chưa được tập trung thống nhất Theo phương thức quản lý này tuy có ưu điểm là gắn trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động với tình trạng TNLĐ ở cơ quan, đơn vị mình, nhưng nhiều trường hợp không kịp thời, nhất là các đơn vị kinh doanh không có hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động Vì vậy cần phải tập trung việc trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động vào một đầu mối Cơ quan được giao nhiệm vụ này tốt nhất là cơ quan có chuyên môn, chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này, không để các đơn vị sản xuất kinh doanh không có chuyên môn phải kiêm nhiệm công việc này

3.2.1.5 Quan điểm thứ năm: Các giải pháp hoàn thiện chế độ TNLĐ phải được cụ thể theo 3 nội dung chính:

- Nhóm các giải pháp hoàn thiện về nội dung chế độ chính sách.

- Nhóm các giải pháp hoàn thiện về biện pháp tổ chức thực hiện.

- Nhóm các giải pháp về hạn chế tai nạn lao động.

Cơ sở của quan điểm này được xuất phát từ tính đồng bộ trong việc ban hành và thực thi một chính sách, một chế độ của Đảng và Nhà nước Nội dung chế độ chính sách phải hoàn chỉnh, đồng thời phải có các biện pháp tổ chức phù hợp thì chế độ chính sách đó mới đi vào cuộc sống, mới được người dân thực hiện Đó là nguyên tắc, là tính quy luật trong việc ban hành và thực thi các chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước ta Chế độ TNLĐ cũng không thể nằm ngoài nguyên tắc đó Vì vậy hoàn thiện chế độ TNLĐ phải hoàn thiện nội dung của chế độ đó, đồng thời cũng phải hoàn thiện các biện pháp tổ chức thực hiện.

Hơn thế nữa, để thực hiện chế độ TNLĐ có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia BHXH thì chế độ TNLĐ còn phải tính đến các giải pháp hạn chế TNLĐ Quỹ TNLĐ BNN là một quỹ thành phần của quỹ BHXH Quỹ được hình thành từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động và người lao động Trong phần thực trạng, đề tài đã trình bày, các vụ TNLĐ đang ngày càng có xu hướng gia tăng, số chi của quỹ cũng ngày càng tăng lên tương ứng, đến một lúc nào đó số chi vượt số thu, quỹ bị mất cân đối thì dù công tác chi trả có làm tốt đến đâu, có tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người hưởng thụ, thì việc thực hiện chế độ TNLĐ cũng không có hiệu quả Vì vậy đi liền với các giải pháp hoàn thiện nội dung, hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ phải có các giải pháp hạn chế các vụ TNLĐ xẩy ra Đó cũng là những giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc thực thi chế độ TNLĐ.

3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH về chế độ TNLĐ

Từ những nội dung nghiên cứu trên đây, Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHXH về chế độ TNLĐ sau đây:

3.2.2.1 Các giải pháp hoàn thiện về nội dung chế độ TNLĐ

Qua từng thời kỳ, chế độ TNLĐ đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu thế phát triển BHXH của khu vực và trên thế giới Đối tượng tham gia đã dần dần được mở rộng, các nguyên tắc chung về BHXH cũng được áp dụng, như: Nguyên tắc số đông bù số ít, nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng, Tuy nhiên, như phân tích ở trên, chế độ TNLĐ hiện nay cũng nhiều vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Để góp phần từng bước hoàn thiện các nội dung của chế độ TNLĐ trong thời gian tới, đề tài đưa ra một số đề xuất, giải pháp cụ thể như sau: a) Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý chế độ tai nạn lao động

Hiện nay, theo quy định những người bị TNLĐ do 2 tổ chức thực hiện quản lý và chi trả các khoản trợ cấp Để khắc phục những hạn chế của mô hình này như đã nêu ở Chương 2, Đề tài kiến nghị cần nghiên cứu hình thành quỹ bồi thường TNLĐ tập trung thống nhất vào một đầu mối thực hiện là hệ thống BHXH Việt Nam, quỹ này đảm bảo chi trả các khoản chi do quỹ BHXH hiện hành đang chi trả và đảm bảo cả khoản trợ cấp, bồi thường do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật lao động Như vậy, quỹ bồi thường TNLĐ sẽ bao gồm các khoản bảo đảm sau:

- Chi trả các khoản phí về y tế trong thời gian sơ cứu, cấp cứu và điều trị;

- Chi trợ cấp thay thế, bù đắp tiền lương trong thời gian nghỉ việc để chữa trị bệnh, vết thương;

- Chi tiền lệ phí cho việc giám định KNLĐ theo quy định của Hội đồng giám định y khoa (kể cả giám định lại);

- Chi trả trợ cấp một lần, hàng tháng theo quy định kể cả trợ cấp người phục vụ và trang cấp dụng cụ trợ giúp sinh hoạt để phục hồi chức năng.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Sửa đổi bổ sung một số văn bản pháp lý

Sau khi Luật BHXH được Quốc hội thông qua, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành chính sách BHXH nói chung và chế độ TNLĐ nói riêng Về cơ bản các văn bản được ban hành kịp thời, đúng tiến độ, phù hợp với thực tế, nên có tính khả thi cao, đã góp phần thực hiện tốt chế độ TNLĐ trong thời gian qua Tuy nhiên, có một số nội dung liên quan đến việc hoàn thiện chế độ TNLĐ cần tiếp tục được sửa đổi bổ sung Cụ thể như sau:

- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện chi khen thưởng đối với người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ, BNN theo quy định tại Khoản 2 Điều 133 Luật BHXH.

- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần sớm phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu để thống nhất trong việc ban hành văn bản quy định về việc lập biên bản điều tra tai nạn đối với người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi làm trong trường hợp bị tai nạn trên biển, đêm khuya, ở nơi vùng sâu, xa hoặc bị tai nạn do các nguyên nhân khác quan như cây đổ, nước cuốn, va chạm với động vật, không được lập Biên bản tai nạn giao thông.

- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải sớm thống nhất ban hành văn bản quy định nội dung của Biên bản giám định TNGT, trong đó quy định rõ các trường hợp TNGT không có biên bản giám định thì giao cho chính quyền địa phương hoặc công an sở tại xác nhận vào đơn của người bị TNGT về địa điểm và thời gian bị TNGT

- Sửa đổi bổ sung khoản 6 Điều 14 Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/05/2010 đối với trường hợp không có biên bản tai nạn giao thông: Giao cho chủ sử dụng lao động phải giải trình cụ thể trong văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, kèm theo đơn đề nghị của người bị TNGT có 2 nhân chứng cùng chính quyền hoặc công an địa phương nơi xẩy ra tai nạn xác nhận trong đơn về địa điểm, thời gian và nguyên nhân xảy ra TNGT.

- Sửa đổi bổ sung Điều 42 và Điều 43 Luật BHXH hiện hành theo đúng nội dung tại Khoản 1 Điều 5 Luật BHXH :“Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH” Nhưng lại quy định mức hưởng trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng của chế độ TNLĐBNN tính trên cơ sở lương tối thiểu

Theo đó các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung, như: Trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng của các hạng thương tật khi giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu phải theo nội dung đã được sửa đổi trong Luật.

3.3.2 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

Công tác thông tin tuyên truyền cần tập trung váo các nội dung sau đây: -Đối với công tác thực hiện chế độ TNLĐ nói chung: Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về hình thức và nội dung nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách BHXH Công tác tuyên truyền cần được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, thông qua đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí hoặc qua các lớp tập huấn, xuất bản các ấn phẩm về chính sách bảo hiểm xã hội, đặc biệt tăng cường đối thoại trực tiếp với người sử dụng lao động, người lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH Đưa xúng phần điều kiện

- Đối với công tác an toàn lao động nói riêng: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công tác thi đua, khen thưởng về an toàn, vệ sinh, bảo hộ lao động, chú ý phòng ngừa TNLĐ, TNGT như: Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, panô áp phích tờ rơi ; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi sáng tác, liên hoan văn hoá nghệ thuật về đề tài TNLĐ.

3.3.3 Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn và có phẩm chất đạo đức tốt

Kiện toàn bộ máy tổ chức; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong ngành BHXH nhằm nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức; cải tiến lề lối làm việc, chuyển từ tác phong hành chính sang tác phong phục vụ.

3.3.4 Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất

Tiếp tục đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, công sở hiện đại, đặc biệt ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, chi trả chế độ, đảm bảo quyền lợi người lao động, đồng thời đảm bảo an toàn quỹ BHXH nói chung và quỹ TNLĐ - BNN nói riêng.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Mức trợ cấp một lần - Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam
Bảng 1.1 Mức trợ cấp một lần (Trang 22)
Bảng 1.4:  Mức phí đóng bảo hiểm tai nạn lao động ở Nga - Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam
Bảng 1.4 Mức phí đóng bảo hiểm tai nạn lao động ở Nga (Trang 34)
Bảng 2.1: Tình hình tai nạn lao động  (2010-2012) - Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam
Bảng 2.1 Tình hình tai nạn lao động (2010-2012) (Trang 36)
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ (2010 – 2012) - Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ (2010 – 2012) (Trang 38)
Bảng 2.4: Số vụ tai nạn lao động chia theo nguyên nhân  (2010-2012) - Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam
Bảng 2.4 Số vụ tai nạn lao động chia theo nguyên nhân (2010-2012) (Trang 41)
Bảng 2.5 : Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội (2010- 2012) - Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam
Bảng 2.5 Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội (2010- 2012) (Trang 50)
Bảng 2.6: Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội  phân chia theo các loại hình doanh nghiệp (2010-2012) Số - Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam
Bảng 2.6 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phân chia theo các loại hình doanh nghiệp (2010-2012) Số (Trang 51)
Bảng 2.7: Thu quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp  (2010-2012) - Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam
Bảng 2.7 Thu quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (2010-2012) (Trang 52)
Bảng 2.8: Tình hình nợ, chậm đóng BHXH bắt buộc (2010- 2012) - Giải pháp hoàn thiện chính sách bhxh về chế độ tnlđ ở việt nam
Bảng 2.8 Tình hình nợ, chậm đóng BHXH bắt buộc (2010- 2012) (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w