1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

74 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 436,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ (8)
    • 1.1 Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa (8)
      • 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu (8)
      • 1.1.2 Vai trò và đóng góp của xuất khẩu (8)
        • 1.1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (9)
        • 1.1.2.2 Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển (10)
        • 1.1.2.3 Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất.6 (10)
        • 1.1.2.4 Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân (11)
        • 1.1.2.5 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta (11)
    • 1.2 Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua (12)
      • 1.2.1 Đặc điểm của hàng thủy sản xuất khẩu (12)
      • 1.2.2 Tiềm năng phát triển và đóng góp của hàng thủy sản xuất khẩu vào nền kinh tế Việt Nam (17)
        • 1.2.2.1 Tiềm năng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam (17)
        • 1.2.2.2 Đóng góp của ngành thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân (22)
    • 1.3 Thị trường thủy sản Mỹ và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ (26)
      • 1.3.1 Thị trường thủy sản Mỹ (26)
        • 1.3.1.1 Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản của Mỹ (26)
        • 1.3.1.2 Nhập khẩu thủy sản của Mỹ (28)
        • 1.3.1.3 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng thủy sản ở thị trường Mỹ (29)
        • 1.3.1.4 Hệ thống phân phối thủy sản của Mỹ (30)
        • 1.3.1.5 Quy chế quản lý nhập khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ (31)
      • 1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt (32)
        • 1.3.2.1 Những yếu tố thuận lợi (32)
        • 1.3.2.2 Những yếu tố không thuận lợi (34)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ (35)
    • 2.1 Vị trí của thị trường Mỹ trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 31 (35)
      • 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam (35)
      • 2.1.2 Vị trí của thị trường Mỹ (37)
    • 2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua (40)
      • 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu (40)
      • 2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (42)
      • 2.2.3 Phương thức xuất khẩu (45)
      • 2.2.4 Khả năng cạnh tranh (46)
        • 2.2.4.1 Về chất lượng sản phẩm (46)
        • 2.2.4.2 Về quy cách sản phẩm (46)
        • 2.2.4.4 Đối thủ cạnh tranh (46)
    • 2.3 Đánh giá chung qua việc nghiên cứu thực trạng hàng xuất khẩu của Việt Nam (48)
      • 2.3.1 Thành tựu (48)
      • 2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân (50)
        • 2.3.2.1 Những vấn đề còn tồn tại (50)
        • 2.3.2.2 Nguyên nhân (52)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ (54)
    • 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt (54)
      • 3.1.1 Quan điểm phát triển (54)
      • 3.1.2 Mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2010-2020 (55)
      • 3.1.3 Định hướng phát triển (56)
        • 3.1.3.1 Định hướng phát triển theo lĩnh vực (56)
        • 3.1.3.2 Định hướng phát triển theo vung (61)
    • 3.2 Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ. 62 (66)
      • 3.2.1 Các giải pháp mang tính vĩ mô từ nhà nước (66)
        • 3.2.1.1 Tổ chức lại sản xuất (66)
        • 3.2.1.2 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực (68)
        • 3.2.1.3 Về khoa học-công nghệ và khuyến ngư (68)
        • 3.2.1.4 Về cơ chế chính sách (69)
      • 3.2.2 Các giải pháp mang tính vi mô từ doanh nghiệp (70)
  • KẾT LUẬN...........................................................................................................69 (73)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá( bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình ) trong nước Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi , hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước.

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.

1.1.2 Vai trò và đóng góp của xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một qúa trình tái sản xuất hàng hoá mở rộng, mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác Hoạt động đó không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt, mà là có sự tham ra của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu, thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân Đối với những nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở của nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên dể tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giầu Xuất khẩu có một vai trò quan trọng

1.1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì trước mắt chúng ta phải nhập khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài, nhằm trang bị cho nền sản xuất Nguồn vốn để nhập khẩu thường dựa vào các nguồn chủ yếu là: đi vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nước các nguồn này thường bị phụ thuộc vào nước ngoài Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính là xuất khẩu Thực tế là nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập khẩu theo đó sẽ tăng theo Ngược lại, nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu làm cho thâm hụt cán cân thương mại quá lớn có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc dân.

Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng nhưng mọi cơ hội đầu tư, vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ có được khi các chủ đầu tư và các nguồn cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn vay duy nhất để trả nợ thành hiện thực.

1.1.2.2 Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển cuả kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.

Ngày nay, đa số các nước đều lấy nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất Điều đó có tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh tế phát triển Sự tác động này được thể hiện:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi Chẳng hạn, khi phát triển xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu như bông, đay, Sự phát triển ngành chế biến thực phẩm( gạo, cà phê ) có thể kéo theo các ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó.

- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và ổn định.

Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

1.1.2.3 Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thị trường thế giới, một thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra ác liệt Sự tồn tại và phát triển hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và giá cả; do đó phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sản xuất ra chúng Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới, luôn cải tiến thiết bị, máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản xuất Mặt khác, xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt còn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động.

1.1.2.4 Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trước hết thông qua hoạt động xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập tương đối cao, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập Quốc dân.

Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

1.1.2.5 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cương sự hợp tác Quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường Quốc tế , xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải Quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng tâ kể trên lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu.

Có thể nói xuất khẩu không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế, mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn, lao động, kỹ thuật, nguồn tiêu thụ, thị trường, Đối với nước ta,hướng mạnh về xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại, được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước, qua đó có thể tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt nam so với thế giới Kinh nghiệm cho thấy bất cứ một nước nào và trong một thời kỳ nào đẩy mạnh xuất khẩu thì nền kinh tế nước đó trong thời gian này có tốc độ phát triển cao.

Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua

1.2.1 Đặc điểm của hàng thủy sản xuất khẩu

Nước ta trải dài trên 13 độ vĩ bắc kề sát biển đông, bờ biển dài từ Móng cái ( Quảng ninh) tới Hà tiên ( Kiên giang) dài 3260 Km, với 112 cửa sông lạch Theo tuyên bố của chính phủ nước CHXHCN Việt nam năm

1997, biển nước ta gồm nội hải, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cả quần đảo Trương sa và Hoàng sa và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ Riêng vùng đặc quyền kinh tế đã có diện tích gần 1 triệu Km2, gấp 3 lần diện tích đất liền Bên cạnh đó, Biển đông của ta là một vùng biển mở, thông với Đại Tây dương ( ở nam Thái Bình dương) và ấn Độ dương (qua eo Malacca) Phần thềm lục địa phía Tây và Tây nam nối liền đất liền của nước ta.

Môi trường nước mặn xa bờ : bao gồm vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế Mặc dù chưa nghiên cứu kỹ về mặt nguồn lợi nhưng những năm gần đây ngư dân đã khai thác rất mạnh cả ở 4 vùng biển khơi ( Vịnh Bắc bộ, Duyên hải Trung bộ, Đông nam bộ, Tây nam bộ và Vịnh Thái lan).

Nhìn chung, nguồn lợi mang tính phân tán, quần tụ, dàn nhỏ nên rất khó tổ chức khai thác công nghiệp cho hiêu quả kinh tế cao Thêm vào đó khí hậu thuỷ văn của vùng biển này rất khắc nghiệt, nhiều dông bão làm cho quá trình khai thác gặp rất nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất.

Môi trường nước mặn gần bờ là vùng nước sinh thái quan trọng nhất đối với các loại thuỷ sinh vật vì nó có nguồn thức ăn cao cấp nhất do có các cửa sông, lạch đem lại phù sa và các chất vô cơ, hữu cơ hoà tan làm thức ăn tốt cho các sinh vật bậc thấp và đến lượt mình các sinh vật bậc thấp là thức ăn cho tôm cá Vì vậy vùng này trở thành bãi sinh sản, cư trú và phát triển của nhiều loại thuỷ sản.

Vùng Đông và Tây nam bộ có sản lượng khai thác cao nhất, có khả năng đạt 67% sản lượng khai thác của Việt nam Vịnh Bắc bộ với trên 3000 hòn đảo tạo nên nhiều bãi triều quanh đảo có thể nuôi các loại nhuyễn thể có giá trị như trai ngọc, hầu, sò huyết, bào ngư Vịnh Bắc bộ có khu hệ cá nhiều nhưng có đến 10,7% số loài mang tính ốn đới và thích nước ấm.

Tuy nhiên, đặc tính nguồn lợi này gây khó khăn cho các nhà khai thác khi phải lựa chọn các thông số khai thác cho các ngư cụ sao cho vừa kinh tế và vừa tính chọn lọc cao nhất Nghề khai thác của Việt nam là một nghề khai thác đa loài, đa ngư cụ Khâu chế biến cũng gặp nhiều khó khăn vì sản lượng đánh bắt không nhiều và mất nhiều thời gian và công sức để phân loại trước khi chế biến.

Vùng nước gần bờ ở Vịnh Bắc bộ và Đông Tây nam bộ là vùng khai thác chủ yếu của nghề cá Việt nam, chiếm 70% lượng hải sản khai thác toàn vùng biển Do đó, lượng hải sản vùng ven bờ bị khai thác quá mức cho phép,thậm chí cả cá thể chưa trưởng thành và đàn đi lẻ Vấn đề đặt ra cho ngành thuỷ sản Việt nam là phải hạn chế khai thác nguồn lợi này, đồng thời cẩn trọng khi phát triển đội tàu đánh cá, dùng tàu chuyên dùng lớn, độc nghề và xây dựng các cơ sở sản xuất quy mô lớn sẽ không thích hợp Vùng này chỉ thích hợp phát triển một cách hiệu quả là đa loài với quy mô tổ chức tương đối nhỏ.

Trên cơ sở các tài liệu đã có kết hợp với thực tiễn khai thác ở vùng biển khơi những năm gần đây có thể thấy rằng nguồn lợi khai thác thuỷ sản ở nước ta kể cả những vùng gần bờ và xa bờ nhìn chung mang những đặc điểm lớn sau đây: Nguồn lợi hải sản không giàu, mức phong phú trung bình, càng xa mật độ càng giảm, tài nguyên hải sản càng nghèo Nguồn lợi đa loại, nhiều cá tạp không có chất lượng cao Thực tế đánh bắt cho thấy ở miền Bắc chất lượng cá có thể xuất khẩu trong lượng khai thác ngoài khơi chỉ có thể đạt khoảng 5-155; ở vùng miền trung chỉ có một số loại cá nổ lớn và mực có thể xuất khẩu lớn; Đông và Tây nam bộ số lượng cá được đem xuất khẩu cũng chỉ có thể chiếm 20%, trong khi đó lượng cá có thể dùng trực tiếp là thực phẩm cho nhu cầu trong nước chỉ đạt khoảng 50% đối với vùng biển Bắc và Trung bộ và 40% đối với vùng biển Đông và Tây nam bộ Lượng cá tạp chiếm khoảng 40%.

Môi trường nước lợ: bao gồm vùng nước cửa sông, ven biển và rừng ngập mặn, đầm phá, đây là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của nhiều loại tôm cá có giá trị kinh tế cao.

Các vùng nước lợ của nước ta, đặc biệt là những vùng rừng ngập mặn ven bờ đã bị lạm dụng quá mức cho việc nôi trồng thuỷ sản, nhất là cho việc nuôi tôm

Tổng diện tích nước lợ khoảng 619 nghìn ha, với nhiều loại thuỷ sản đặc sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, rong, cá nước mặn , nước lợ, Đặc biệt rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng giống hải sản Tuy nhiên, theo tổ chức FAO (1987) thì diện tích rừng ngập mặn ven biển Việt nam giảm từ 400 nghì ha xuống 250 nghìn ha.

Do đó, để tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở môi trường nước này thì biện pháp hiệu quả nhất là lựa chọn những vùng nuôi thích hợp với kỹ thuật nuôi thâm canh, song với việc này cần có việc quy hoạch và chỉ đạo sản xuất.

Vùng nước lợ vừa có ý nghĩa sản xuất lớn, vừa có ý nghĩa trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi Đây là môi trường tốt cho việc phát triển nuôi dưỡng ấu trùng giống hải sản sao cho tương xứng với tiềm năng to lớn này như: phải quy hoạch cụ thể diện tích nuôi tròng và nâng cao kỹ thuật nuôi trồng,

Khí hậu thuỷ văn: Biển Việt nam nằm ở vùng nhiẹt đới, tận cùng phía đông nam của lục địa Châu á Nên khí hậu chịu ảnh hưởng của cả đai dương ( Thái Bình Dương) và lục địa biểu hiện đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Tác động của chế độ gió mùa cùng với sự chi phối của chế độ mưa nhiệt đới đã ảnh hưởng một cách phức tạp đến độ phân bổ , sự biến động nguồn lợi sinh vật biển tới trữ lượng và khả năng khai thác cá.

Thị trường thủy sản Mỹ và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ

1.3.1 Thị trường thủy sản Mỹ

1.3.1.1 Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản của Mỹ

Năm 2010, sản lượng khai thác thủy sản của Mỹ đạt trên 3,7 triệu tấn, trị giá 4,5 tỷ USD; sản lượng nuôi trồng đạt giá trị trên 1 tỷ USD So với năm trước, sản lượng thủy sản khai thác tăng nhẹ, nhưng ngược lại sản lượng nuôi đang ngày càng giảm. Để đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng của người dân, hằng năm Mỹ phải NK khoảng 14-15 tỷ USD giá trị hàng thủy sản Năm 2010, Mỹ NK khoảng 2,5 triệu tấn sản phẩm thủy sản làm thực phẩm, trị giá 14,8 tỷ USD, tăng trên 134.000 tấn (5,7%) và 1,7 tỷ USD so với năm 2009 Đây là mức tăng khá cao so với nhiều thị trường tiêu thụ quốc tế khác, kể cả Nhật Bản và EU Trong đó đáng kể nhất là các sản phẩm thủy sản đông lạnh và tươi, giá trị đến 12,8 tỷ USD, đồ hộp các loại 1,58 tỷ USD.

Mức tiêu thụ bình quân tính trên đầu người của Mỹ trong năm 2010 là15,8 pao/người, giảm nhẹ so với 16,0 pao/người năm 2009 Tuy nhiên, ở nhiều thị trường lớn khác, sức tiêu thụ còn giảm mạnh hơn trong điều kiện giá thủy sản tăng Các loài thủy sản được tiêu thụ nhiều là tôm, cá hồi, cá ngừ, cá tra,…

Một số mặt hàng NK đáng kể nhất của Mỹ trong năm qua gồm tôm tươi/đông lạnh (đạt giá trị lớn nhất với 4,3 tỷ USD, chiếm 28,9% tổng giá trị

NK thực phẩm thủy sản); cá hồi tươi/đông lạnh (1,7 tỷ USD), cá ngừ (khoảng 1,34 tỷ USD, kể cả cá ngừ hộp),…

Riêng việc NK mặt hàng tôm của Mỹ luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất của chính thị trường Mỹ và của các nhà XK, vì những biến động của thị trường này sẽ kéo theo những hệ lụy khác ở các thị trường tiêu thụ lớn, đồng thời tác động trực tiếp trở lại các nhà sản xuất và cung cấp tôm cho Mỹ nói riêng và cho các thị trường khác nói chung, nhất là về vấn đề giá.

Năm 2010, nhập khẩu tôm của Mỹ tăng 13,6% so với năm 2009 Đây là mức tăng mạnh so với nhiều mặt hàng thủy sản nhập khẩu khác của Mỹ và so với tốc độ nhập khẩu cùng mặt hàng này của nhiều thị trường lớn khác Từ cuối năm 2010, tốc độ nhập khẩu mặt hàng này lại gia tăng khá mạnh Các nhà cung cấp lớn nhất là Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam, Mêhicô, Êcuađo, Trung Quốc, Ấn Độ Tuy nhiên trong năm này, Inđônêxia và Mêhicô đã giảm mạnh xuất khẩu sang Mỹ, trong khi đó Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ vẫn tiếp tục gia tăng thị phần ở đây.

Tính đến hết tháng 7/2011, nhập khẩu tôm của Mỹ đã đạt trên 2,47 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2010, mức tăng trưởng rất cao so với nhiều mặt hàng khác và xu hướng này có thể còn kéo dài trong thời gian tới. Nhập khẩu cá da trơn của Mỹ liên tục tăng mạnh từ năm 2004 đến nay Năm

2010, Mỹ nhập 201 triệu USD, cao hơn so với năm 2009, và mới đây nhất,trong 7 tháng đầu năm 2011 nhập khẩu cá da trơn của Mỹ đạt 165,6 triệu

USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2010 - mức tăng trưởng rất lý tưởng và hấp dẫn đối với bất cứ nhà xuất khẩu da trơn nào ở châu Á Nhập khẩu cá ngừ hộp của Mỹ trong năm 2010 cũng tăng 7,5% so với năm 2009 Nguồn cung cấp lớn nhất là Thái Lan, chiếm 59% về khối lượng, Philippin 11% và Việt Nam đứng thứ 3 với 9%

Nhu cầu cá ngừ hộp vẫn tăng đều từ năm 2007, mặc dù chưa đạt mức đỉnh của năm 2003 Cá ngừ hộp là mặt hàng được giới bình dân tiêu thụ mạnh, nhất là trong điều kiện kinh tế khá eo hẹp hiện nay Về xuất khẩu, Mỹ chủ yếu xuất các mặt hàng như cá hồi, surimi và tôm hùm Trong năm 2010, nước này xuất 4,4 tỷ USD, tăng gần 400 triệu USD so với năm 2009. Như vậy thâm hụt thương mại thủy sản của Mỹ đã lên đến 10,42 tỷ USD trong năm 2010, tăng 14% so với năm 2009, trong đó thâm hụt thương mại với châu Á mạnh nhất, tiếp đến là Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu Con số thâm hụt cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nặng vào thủy sản nhập khẩu của thị trường Mỹ.

1.3.1.2 Nhập khẩu thủy sản của Mỹ

Khối lượng và giá trị : Đặc điểm quan trọng của ngoại thương thủy sản Hoa Kì là thâm hụt ngoại thương ngày càng lớn Sự thâm hụt thương mại thủy sản đã tăng từ 2.5 tỷ USD năm 1990 lên 3.9 tỷ USD năm 1996 và tăng đáng kể từ năm 1997 với 5.2 tỷ USD lên 7.8 tỷ USD năm 2003 cho thấy nhu cầu cần thiết nhập khẩu thủy sản của nước này.

Trung bình người Mỹ tiêu dùng khoảng 16,3 pound thuỷ sản/người (trong đó 11,4 pound hàng tươi và đông lạnh) trong năm 2003, tăng 0,7 pound so với năm 2002 Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ sử dụng gần 8% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng trong nước và nhập khẩu Hơn một nửa lượng thuỷ sản tiêu dùng ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ nhập khẩu Khoảng 1000 cơ sở chế biến trên toàn nước Hoa Kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Theo công bố của Hoa Kỳ, năm 2000 tổng giá trị nhập khẩu đạt 10,45 tỷ, chiếm 17,4% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới, năm 2001 là 10,15 tỷ USD, năm 2002 là 10,12 tỷ USD Đến năm 2003, giá trị nhập khẩu đã tăng lên gần 11,1 tỷ USD trong đó nhập khẩu tôm chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu Đến năm 2011, tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ đã lên tới 13,3 tỷ USD

Mặt hàng nhập khẩu chính : tôm, cá hồi, cá ngừ, cá rồ phi…Người tiêu dùng ở Hoa Kỳ thuộc nhiều nguồn gốc và tầng lớp, rất phân biệt về văn hoá và thu nhập nên các sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ ở Hoa Kỳ cũng rất đa dạng cả về chất lượng cũng như số lượng, có phần dễ tính hơn, không quá khắt khe như châu Âu và Nhật Bản Hoa Kỳ nhập hơn 100 mặt hàng thuỷ sản các loại từ cao cấp nhất đến thấp nhất, với đủ loại giá cả khác nhau

1.3.1.3 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng thủy sản ở thị trường Mỹ

Nhìn chung tiêu thụ thủy sản thực phẩm của người Mỹ không có biến động nhiều về khối lượng, nhưng có thay đổi về chất lượng và nghiêng về các sản phẩm cao cấp rất đắt như tôm he, tôm hùm, cá ngừ, cá hồi, cua biển, cá rô phi, cá chình, cá basa Mặt khác, người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng các sản phẩm tinh chế (tôm nõn, philê, hộp cá, thịt cua, các sản phẩm ăn liền ) Chính vì vậy mà tuy khối lượng nhập khẩu không tăng nhiều, nhưng giá trị nhập khẩu thuỷ sản tăng rất nhanh và đã vượt 10 tỷ USD năm 2000 với mức thâm hụt ngoại thương kỷ lục là 7 tỷ USD.

Xu hướng tiêu thụ sản phẩm của người Mỹ còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng nền kinh tế Mỹ và mức thu nhập của đa số người tiêu dùng

Mỹ trong tương lai Tuy nhiên, xu hướng người tiêu dùng Mỹ chỉ ưa chuộng các "đặc thủy sản" và các mặt hàng cao cấp thì có lẽ không thay đổi nhiều.

Thị hiếu tiêu dùng của thị trường Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý là:

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

Vị trí của thị trường Mỹ trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 31

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 10-

2009, xuất khẩu thủy sản đạt 995,5 tấn, trị giá 3.487,5 triệu USD (giảm 5,6% về lượng và giảm 8,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008) Ước tháng 11-

2009 đạt 400 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đạt 3,838 tỷ USD, giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung, trừ mặt hàng tôm và mặt hàng khô, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản khác vẫn giảm so với các năm trước Tôm vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 38,4% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu; xuất khẩu 170,3 tấn với kim ngạch đạt 1.354,7 triệu USD, tăng7,4% về khối lượng và tăng 0,03% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.Ngoài ba thị trường nhập khẩu đạt giá trị cao là Nhật Bản, Mỹ và EU, còn cóHàn Quốc, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a và Ca-na-đa, Đài Loan (Trung Quốc),ước đạt giá trị hơn 50 triệu USD Xuất khẩu sang Nhật Bản và Mỹ, mặc dù vẫn là thị trường chủ lực nhưng đều giảm cả về lượng lẫn giá trị Trong đó,xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 4,5% về lượng và 2,8% về giá trị, xuất khẩu sang Mỹ giảm 6,2% về khối lượng và giảm 15,3% về giỏ trị Đối với thị trường Nhật Bản, mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từThái-lan Chín tháng đầu năm 2009, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam giảm11%, thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% Thái-lan vươn lên vị trí thứ ba từ vị trí thứ tư năm 2008 Nếu năm 2008, Việt Nam chỉ đứng sau Thái-lan và In-đô-nê-xi-a về cung cấp tôm cho thị trường Mỹ thì năm 2009 (hết quý III), Việt Nam tụt hạng xuống vị trí thứ năm, sau Ê-cu-a- đo và Trung Quốc do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi đó sản lượng tôm khai thác nội địa tăng lên Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ tìm tới nguồn hàng từ các nước gần kề như Mê-hi-cô hay Ê-cu-a-đo để giảm tải chi phí Điều này dẫn tới tình trạng thị trường tôm chân trắng gặp khó khăn.

Tiếp đến là mặt hàng cá tra, ba sa chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần 32%. Mười tháng đầu năm 2009, cả nước đó xuất khẩu được gần 500 tấn cá tra, ba sa, đạt kim ngạch 1,12 tỷ USD, giảm gần 9% về khối lượng và giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước Trong các thị trường nhập khẩu, thị trường

Mỹ tăng trưởng mạnh nhất về giá trị với 71,1%, thứ hai là Mê-hi-cô tăng 16,7%, Nga giảm mạnh nhất với 65,5%, U-crai-na giảm 56,3% Thị trường lớn nhất của cá tra vẫn là EU chiếm 40,8%, Mỹ 10%, ASEAN 6,5%, Mê-hi- cô 5,4%, Nga 5,3%, U-crai-na 5,1% về giỏ trị kim ngạch xuất khẩu so với cựng kỳ năm 2008 Thực tế, thị trường Mỹ vẫn là thị trường chính của cá tra Việt Nam với sự gia tăng không ngừng về khối lượng và giá trị nhập khẩu. Đây là thị trường nhập khẩu cá tra ổn định nhất từ đầu năm đến nay xét cả về khối lượng và giá trị.

Trái với tất cả các thị trường khác, cá tra xuất sang Mỹ vẫn được giá.Giá trung bình xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ trong tháng 10 là 3,25USD/kg, tăng 0,1 USD/kg so cùng kỳ năm 2008 Bên cạnh những thị trường khác vẫn duy trì tốc độ ổn định về nhập khẩu cá tra như ASEAN, Mê-hi-cô,thì trong tháng 10, xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha cũng có dấu hiệu phục hồi trở lại với mức tăng trưởng 31,7% về lượng và 9,4% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái, sau khi sụt giảm liên tục trong ba tháng trước Xét theo thị trường đơn lẻ, Tây Ban Nha chỉ đứng sau Mỹ về kim ngạch nhập khẩu cá tra Việt Nam Trong khi các thị trường trên đang khởi sắc trở lại thì xuất khẩu sang Nga và U-crai-na, vốn là hai thị trường lớn của cá tra Việt Nam trong năm 2008 lại giảm mạnh Đối với các mặt hàng thủy sản khác, kim ngạch xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái: cá ngừ giảm 1,2% về lượng và 10,2% về giá trị, mực và bạch tuộc giảm 12,9% về khối lượng và 16% về giá trị Trong khi đó, hàng khô tăng 23,4% về lượng và 7,7% về giá trị kim ngạch

Về thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong năm 2009, EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, Nhật Bản đứng vị trí thứ 2, tiếp đến là thị trường Mỹ

2.1.2 Vị trí của thị trường Mỹ

Hai nước Việt Nam và Mỹ đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Mỹ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001), Hiệp định Dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003), Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004); Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005), Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)… Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai nước đã chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngày 9/12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày 29/12/2006 Tổng thống G Bush đã ký ban hành luật này Ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Mỹ của

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA).

Kể từ khi Hợp đồng thương mại có hiệu lực đến nay, quan hệ buôn bán giữa hai nước tăng nhanh: kim ngạch buôn bán 2 chiều năm 2005 đạt 7,8 tỉ USD, tăng gấp hơn 5 lần năm 2001 (1,5 tỉ USD); năm 2006 đạt 9,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam nhập 1,1 tỷ và xuất 8,6 tỷ (Việt Nam luôn xuất siêu lớn sang Mỹ) Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Bảng 2.1: Xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2008

Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ kim ngạch trên 11,86 tỉ USD, tăng 17,63% so với năm 2007, trong đó hàng dệt may chiếm tỉ trọng43,02%, đạt kim ngạch trên 5,1 tỷ USD Năm 2009 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 14,364 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất 11,355 tỷ USD , Việt Nam nhập 3,009 tỷ USD Trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ và trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giảm so với một năm trước đó trong khi nhập khẩu từ thị trường này lại tăng nên xuất siêu của Việt Nam đạt 8,35 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thông kê Việt nam, năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 18,004 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất 14,238 tỷ USD, Việt Nam nhập 3,766 tỷ USD.

Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ kim ngạch trên 14,238 tỉ USD, tăng 25,38% so với năm 2009, trong đó hàng dệt may chiếm tỉ trọng lớn nhất 42,52%, đạt kim ngạch trên 6,05 tỷ USD Hoa Kỳ là thị trường lớn cho nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam như hàng dệt may, thủy sản, giầy dép, vali, túi xách, mũ, ô dù, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, dầu thô, hải sản… Đối với ngành thủy sản nói riêng thì Mỹ đang là một thị trường nhiều triển vọng mà Việt nam mới bắt đầu khai thác trong những năm trở lại đây. Thị trường này có sức mua rất lớn và giá cả tương đối ổn định, tuy nhiên trong thời gian qua, hàng thuỷ sản Việt nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.

Với GDP bình quân đầu người năm 2008 là 43563USD, mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế là 4%/năm, Mỹ là một thị trường có sức tiêu dùng rất cao, đặc biệt là hàng thuỷ sản Trung bình mỗi năm người Mỹ tiêu dùng 4,9 pounds thuỷ sản tương đương 8 kg, tăng 44,6% so với năm

1996 và 19,5% so với năm 1998 Trong tương lai, mức tiêu thụ thuỷ sản ngày càng tăng mạnh do xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ chuyển sang sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính trong gia đình Theo thống kê của Bộ thuỷ sản Mỹ, người Mỹ hiện sử dụng xấp xỉ 20% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, trong số đó thì hơn một nửa là thuỷ sản nhập khẩu Tại Mỹ có nhiều cơ sở chế biến phải sử dụng nguyên liệu ngoại nhập.

Có khoảng 1000 cơ sở chế biến cả nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu ngoại nhập Do đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt nam Chỉ cần tăng lên 1% trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ cũng đã mở ra cơ hội vàng cho Việt nam tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên gấp hai lần.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, trong thời gian vừa qua, Ngành thuỷ sản Việt nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ Đó là các nhà sản xuất cá nheo của Mỹ đang thực hiện các biện pháp để hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm cá tra và cá basa của ta, như tuyên truyền cá của Việt nam không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi trồng trong điều kiện ô nhiễm Đồng thời một số Nghị sỹ của Mỹ yêu cầu áp dụng luật chống phá giá do giá cá của ta rẻ hơn cá catfish của Mỹ 1USD/kg và tốc độ xuất khẩu vào Mỹ tăng nhanh Và đặc biệt ngày 1/7/2000 họ còn đưa ra Quốc hội Hoa kỳ dự luật

HR 2439, gọi là ( Country of origin labelling Bill” ( nhãn mác của nước xuất xứ).Dự luật HR2330 liên quan đến cá tra và cá ba sa của Việt nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ

Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua

Từ năm 1994, Ngành thuỷ sản Việt nam đã nhận thấy việc mở rộng thị trường xuất khẩu là rất quan trọng trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu cũng như hình thành thế chủ động và cân đối về thị trường, tránh không lệ thuộc vào thị trường truyền thống Nhật Bản Do đó, Ngành đã chủ trương mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như EU, Trung Quốc, và đặc biệt là thị trường Mỹ.

Có thể nói trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam hiện nay, Mỹ được đánh giá là thị trường đầy triển vọng, năm 2000 đứng thứ hai sau Nhật Bản Bước sang năm 2001 thị trường mỹ đã vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường dẫn đầu của Việt nam (Trong 3 tháng đầu năm 2002, chiếm 25,3% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam)

Trong giai đoạn phat triển từ năm 2005-2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Ngành thuỷ sản Việt nam vào năm 2010 chiếm từ 25- 28% Ngành thuỷ sản Việt nam bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban đầu còn thấp chỉ có 5,8 triệu USD Từ đó giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam tăng liên tục qua các năm, năm 1999 lên tới

130 triệu USD, (tăng gấp 21 lần năm 1994) Và đưa Việt nam lên vị trí thứ

19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ Năm 2000 Mỹ nhập từ Việt nam 302,4 triêu USD thuỷ sản các loại, năm 2001 đạt 498 triệu USD ( tăng so với năm 2000 là 62,4%) và trong ba tháng đầu năm 2002 xuất khẩu thuỷ sản vẫn tiếp tục tăng đạt 20 ngàn tấn với giá trị kim ngạch là

180 triệu USD (tăng so với cùng kỳ năm trước là 75%) Với đà tăng trưởng như trên và đặc biệt hiệp định thương mại Việt nam- Hoa Kỳ đã chính thức có hiệu lực , năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường Mỹ có thể tăng và đạt trên 700 triệu USD.

Năm 2007, Hoa Kỳ đã nhập khẩu gần 100 nghìn tấn thuỷ sản của ViệtNam, trị giá trên 720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng8,5% về giá trị so với năm 2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, sau EU (25,7%) và Nhật Bản (21,1%) và là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 của Việt Nam.

Nghiên cứu cho thâý, cơ cấu thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2008 của Hoa Kỳ đã xuất hiện sự phát triển không hoàn toàn khả quan do sự sụt giảm đáng kể trên thị trường này Do đó, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 5/2008 giảm khá mạnh Mặc dù trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa

Kỳ, tôm đang là mặt hàng chủ lực, nhưng nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ cũng giảm sút liên tục trong những tháng đầu năm 2008 Cụ thể: tháng 1 nhập khẩu 4.728 tấn, tháng 2 nhập 2.325 tấn và tháng 3 nhập 1.545 tấn

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hải sản của Việt Nam năm 2008 đạt 1,51 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm

2007 và thực hiện được 35% kế hoạch năm Trong đó, xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ lại giảm và tăng ở thị trường EU,Nhật Bản.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2008 ở một số thị trường như sau: EU đạt

414 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản 281 triệu USD, Hoa Kỳ 158 triệu USD Các thị trường khác: 604 triệu USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước Đến năm, 2011 khi kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản chung đạt mức 6,1 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2002 Mỹ đã vươn lên trở thành thị trường tiêu thụ hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt xuất khẩu cá tra sang Mỹ hiện đang ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của nước ta Kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15/11/2011 đã đạt trên 274 triệu USD, tăng gần 100% so với cùng kỳ và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua chủ yếu là tôm và các loại cá da trơn Theo đánh giá chung trên bình diện thế giới, trong năm 2010 Việt Nam là nước cung cấp thủy sản lớn thứ 5 (về khối lượng) cho thị trường Mỹ, chiếm 5% tổng NK thực phẩm thủy sản của nước này, đứng sau Trung Quốc với 23%, Thái Lan 17%, Canađa 12% và Inđônêxia 6%.

Bảng 2.2 Cơ cấu hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì giai đoạn 2005-2009

Nguồn: Số liệu của bộ thương mại Hoa Kì

Trong số các mặt hàng tiêu thụ điển hình của thị trường Mỹ, rất may Việt Nam đã và đang tăng cường nguồn cung cấp một số sản phẩm chủ lực, đó là tôm, cá tra và cá ngừ, bên cạnh các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá biển Riêng tôm, Việt Nam cung cấp tới 9% tổng khối lượng NK của Mỹ, đứng thứ 4 trong số các nhà cung cấp chính cho Mỹ, sau Thái Lan 36%, Êcuađo 12% và Inđônêxia 11%.

Tuy nhiên, đáng chú ý, về giá trị Việt Nam lại đứng thứ 2 và chiếm tới 12% tổng giá trị NK tôm của Mỹ, chỉ sau Thái Lan 36% và đứng trước các nước như Inđônêxia, Êcuađo, Ấn Độ, Trung Quốc và Mêhicô, Kết quả này là nhờ khối lượng tôm sú cỡ lớn của Việt Nam chiếm ưu thế trong tổng lượng XK và đơn giá của sản phẩm này thường khá cao Lợi thế này liên tục được phát huy trong nhiều năm qua Tuy nhiên trong năm 2011 khối lượng tôm cỡ lớn theo ước tính có thể giảm do ảnh hưởng của bệnh tôm sú.

Năm 2010 đánh dấu sự thành công ấn tượng của XK thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ với giá trị đạt trên 971 triệu USD, tăng 45,3% so với năm 2009 – khi XK thủy sản Việt nam sang Mỹ giảm đến 4,2% so với năm trước đó do ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính thế giới. Đáng chú ý, trong năm 2010 XK ba mặt hàng chính là tôm, cá tra và cá ngừ đều tăng mạnh, tương ứng 38,5%, 30,5% và 87,7% về giá trị so với năm trước.

Năm 2011, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đưa tin xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ từ đầu năm đã tăng 85,5% về khối lượng và 105,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 39 nghìn tấn và gần 135 triệu đô la, bởi nguồn cung cá da trơn tại thị trường nội địa Mỹ liên tục giảm so với năm trước và cũng giảm liên tục trong thời gian tới, do diện tích nuôi cá nội địa của nước này giảm

Đánh giá chung qua việc nghiên cứu thực trạng hàng xuất khẩu của Việt Nam

Mỗi năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD thủy sản (trên 100 mặt hàng), trong đó, tôm chiếm 33%, cá hồi 10%, tôm hùm 9%, cá đáy 9%, cá ngừ 9%, sò điệp 2% và 20% các loại hải sản khác Tôm là mặt hàng được người tiêu dùng Mỹ rất ưa thích Trung bình một người Mỹ tiêu thụ khoảng

4 pound tôm/người/năm (trong đó, có 3 loại tôm được nhập khẩu nhiều nhất là tôm bóc vỏ còn đuôi, tôm chế biến và tôm còn vỏ bỏ đầu) Mỗi năm, Mỹ nhập khoảng 4 tỷ USD tôm từ các nước, chiếm 88% lượng tôm tiêu thụ của người Mỹ (trong đó, Thái Lan đứng vị trí thứ nhất và Việt Nam đứng vị trí thứ hai).

Năm 1995, Mỹ và Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ.Năm 1998, hai nước ký kết biên bản hợp tác nghề cá Tháng 12/2001, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực Kể từ đó, Việt Nam và Mỹ đã hình thành và phát triển quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực thủy sản không ngừng phát triển và đưa Mỹ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam Cụ thể, năm 2001,

Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ khoảng 70.930 tấn thủy sản (trên 489 triệu USD), năm 2004 xuất trên 91.380 tấn (trên 602 triệu USD), năm 2008 xuất khoảng 1 triệu tấn (trên 850 triệu USD).

Trong 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần

400 nghìn tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,369 tỷ USD, giảm 5,6% về sản lượng, và 9,4% về giá trị Trong đó, hầu hết các thị trường lớn đều giảm, trừ Mỹ (39.986 tấn, kim ngạch 228,153 triệu USD; tăng 24,5% về lượng và 8,1% về giá trị kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2008) Trong đó, tôm là mặt hàng chính với khối lượng xuất khẩu đạt 10.521 tấn, giá trị kim ngạch trên 106 triệu USD; cá tra và basa đạt 14.368 tấn, kim ngạch 46,085 triệu USD; mực và bạch tuộc đông lạnh đạt 863 tấn, kim ngạch 3,138 triệu USD; cá ngừ đạt 6.432 tấn, kim ngạch 23,763 triệu USD; các mặt hàng thủy sản khô sản đạt 301 tấn, kim ngạch 1,413 triệu USD…

Một nghiên cứu kinh tế đã chứng minh rằng, cá tra và cá ba sa là sản phẩm có thể thay thế cao đối với sản phẩm cá nheo tại thị trường Mỹ Khi giá của các sản phẩm cá nheo tăng lên, người tiêu dùng Mỹ sẽ chuyển sang sử dụng cá tra, ba sa, nhất là trong điều kiện suy thoái kinh tế hiện nay, người Mỹ sẽ chuyển sang sử dụng các mặt hàng "thứ cấp" Điều đó đã được chứng minh trong 5 tháng đầu năm 2009, sản lượng và giá trị nhập khẩu các mặt hàng thủy sản "thứ cấp" của Mỹ tăng đột biến: cá tra và ba sa tăng 58% về lượng và 60,4% về giá trị kim ngạch nhập khẩu; các sản phẩm khô tăng 156% về khối lượng và 77% về giá trị kim ngạch nhập khẩu…

Từ việc phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản của Ngành thủy sản Việt nam vào thị trường Mỹ có thể thấy được những ưu điểm sau:

- Đây là thị trường có tốc độ phát triển nhanh, chỉ trong thời gian ngắn thị trường Mỹ đã trở thành thị trường đứng đầu tiêu thụ thuỷ sản của Việt nam.

- Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản liên tục gia tăng với tốc độ cao đã đưa mặt hàng thuỷ sản trở thành mặt hàng có giá trị lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

- Chất lượng thuỷ sản ngày càng được cải thiện và đã có được uy tín nhất định trên thị trường Mỹ.

- Số lượng các doanh nghiệp thuỷ sản quan tâm đến xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ không ngừng tăng, trong số đó đã có trên 50 doanh nghiệp đã xây dựng tiêu chuẩn HACCP có đủ điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm được Hoa kỳ phê duyệt cho xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

- Ngành thuỷ sản đã thực sự quan tâm tới thị trường Mỹ và đã có những hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường này

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những vấn đề còn tồn tại

Thứ nhất, các mặt hàng thủy sản của ta xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu vẫn là dạng sơ chế, giá tri chưa cao trong khi với hơn 100 mặt hàng thủy sản thực phẩm nhập khẩu Mỹ có nhu cầu cao về các mặt hàng đã qua tinh chế( tôm luộc, tôm bao bột, tôm hùm, cá phile, hộp thủy sản) Cụ thể với mặt hàng cá ngừ hiện nay Việt Nam mới chỉ xuất khẩu phần lớn cá ngừ tươi hoặc đông lạnh vào Mỹ( chiếm 90% giá trị xuất khẩu cá ngừ), trong khi cá ngừ đóng hộp là mặt hàng được tiêu thụ nhiều ở Mỹ thì giá trị xuất khẩu củaViệt Nam ko đáng kể (5%) Mỹ coi trọng cả nhập khẩu thủy sản phi thực phẩm bao gồm các sản phẩm hóa học gốc thủy sản (thức ăn gia súc, dầu cá,bột cá) ngọc trai, cá cảnh…nhưng ta chỉ mới chú trọng đến xuất khẩu thủy sản thực phẩm Vì vậy có thể nói là chưa có sự phù hợp cao trong việc xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam với yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ.

Thứ hai, tuy hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường, nhưng hàng thủy sản Việt Nam vẫn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt chẳng những về giá cả, chất lượng, mà cả phương thức đối với nhiều địch thủ trên thị trường Mỹ Hiện nay có hơn

100 nước xuất khẩu đủ các mặt hàng thủy sản vào Mỹ, trong đó có nhiều nước có truyền thống lâu đời trơng buôn bán thủy sản với Mỹ như: TháiLan, (tôm sú đông, đồ hộp thủy sản…) Trung Quốc (tôm đông, cá rô phi…)Philippin (hộp cá ngừ, cá ngừ tười đông, tôm đông và rong biển…) Canada(tôm hùm, cua…) Inđônesia (cua, cá ngừ, cá rô phi…) nên sự cạnh tranh trên thị trường này sẽ càng quyết liệt Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn rất yếu, theo phòng thông tin và công nghiệp ViệtNam thì trong hai ngành mà Việt Nam có khả năng thâm nhập vào thị trường Mỹ là dệt may và thủy sản với tỷ lệ doanh nghiệp có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ là thấp: chỉ có khoảng 50 trong tổng 3000 thành viên của hiệp hội dệt may và 60-70 trong tổng số hàng trăm thành viên của ngành thủy sản là có được năng lực cạnh tranh này Không những thế các sản phẩm về cá của thủy sản Việt Nam lại gặp phải sự cạch tranh của chính các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là các loại cá nheo hiện chiếm đên 95% sản lượng cá nước ngọt xuất khẩu của ta Hơn nữa thị trường Mỹ quá xaViệt Nam nên chi phí vận chuyển và bao hiểm chuyên trở hàng hóa rất lớn,điều này làm chi phí kinh doanh từ Mỹ sang Việt Nam tăng lên, không những thế thời gian vận chuyển đã làm cho hàng tươi sống giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ so với các nược châu MỹLatinh Điều đó làm cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng thủy sản củaViệt Nam bị giảm sút nhiều và không đạt được hiệu quả như mong muốn vì giá thấp.

Thứ nhất, thị trường Mỹ đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải có chật lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên họ đã đặt ra những luật lệ rất nghiêm ngặt về vấn đề này: hàng rào phi thuế quan của Mỹ khắt khe hơn so với nhiều thị trường khác, từ sau 18-12-1997 Mỹ đã áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho việc nhập khẩu hàng thủy sản Theo quy định này hàng nhập vào Mỹ phải có chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu chứng nhận lô hàng được sản xuất tại cơ sở đã ứng dụng HACCP Nội dung HACCP của Mỹ tập trung vào việc đảm bảo an toàn thực phẩm, các yếu tố chất lượng được gắn với hệ thống quy phạm sản xuất GMP) và các yêu tố vệ sinh (SSOP) Luật quy định về nhãn hiệu lực từ 8-5-1994 áp dụng các quy định về dán nhãn đồ hộp cá, các sản phẩm tôm và các thông báo về chất lượng và các chỉ tiêu khác Bên cạnh đó, lấy lý do là bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên và môi trường thế giới nói chung nên Mỹ còn đưa ra các rào cản kĩ thuật nhằm gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ. Thí dụ, với 1 số nước như Thái Lan, Ấn Độ…muốn xuất khẩu được thủy sản vào Mỹ doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận công nghệ đánh bắt không mang tính hủy diệt các hải sản quý hiếm hoặc quy trình nuôi không gây ô nhiễm môi trường xung quanh…Đây chính là những vấn đề mà Việt Nam cần phải nghiên cứu vì trước sau Mỹ sẽ áp dụng những quy định này đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Thứ hai, sự hiểu biết của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam về thị trường Mỹ, về luật lệ làm ăn của Mỹ còn quá ít Hệ thống luật của Mỹ quá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Với 50 tiểu bang riêng biệt với hai hệ thống pháp luật cùng song song tồn tại: luật liên bang và luật của từng bang sẽ tạo ra nhiều rủi do cho các doanh nghiệp Việt Nam Chính vì vậy, nếu không nghiên cứu tìm hiểu rõ thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải gánh chịu nhưng thua thiệt nặng nề trong kinh doanh Có thể cử một số luật sau: luật chống độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh sẽ phạt tiền 1 triệu USD hoặc tù 3 năm đối với tư nhân Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, theo đó người tiêu dùng bị thiệt hại có thể kiện nhà sản xuất về mức bồi thường thiệt hại quy định gấp nhiều lần thiệt hại thực tế Các doanh nghiệp Việt Nam còn bị động trong việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng, xác định giá cả mua bán thủy sản…, yếu về công tác Marketing, xúc tiến thương mại Cho đến nay chỉ có 1 số doanh nghiệp là tham gia hội trợ thủy sản Boston tại Mỹ tổ chức vào tháng 3 hàng năm, mới chỉ có hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản là Việt Nam có văn phòng đại diện ở Mỹ Trong đó các nước xuất khẩu thủy sản lớn vào Mỹ đều đã thiết lập các văn phòng ở khắp các thành phố khác nhau trên nước Mỹ để kịp thời nắm bắt thông tin và những biến động của thị trường Mỹ nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước.

Thứ ba,dù đã có những cố gắng và đạt kết quả tương đối tốt hiện nay ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn vấn đề cần giải quyết như: khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên ven bờ, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu giống, thiếu trình độ chuyên môn Trong chế biến vẫn còn 2/3 số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu đối với sản xuất và quản lý theo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm Công nghệ chế biến thủy sản nhập từ nước ngoài vừa cũ vừa lạc hậu do đó không đảm bảo được chất lượng phục vụ cho xuất khẩu Như vậy chúng ta phải có công nghệ tiên tiến có lượng vốn lớn Giải quyết vấn đề vốn là bài toán khó đối với mọi quốc gia đặc biệt là những nước nghèo và những nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

Định hướng và mục tiêu phát triển đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt

Thứ nhất: Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất – khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển.

Thứ hai: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam Hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm.

Thứ ba: Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển thủy sản Xác định nông, ngư dân và doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa nông dân, ngư dân và doanh nghiệp là khâu đột phá trong quá trình đổi mới ngành thủy sản Tiếp tục bố trí, sắp xếp lại dân cư và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa làng cá là yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Thứ tư: Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

Thứ năm: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã hội nghề cá bền vững.

3.1.2 Mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2010-2020

Thứ nhất: Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Thứ hai: Kinh tế thủy sản đóng góp 30 – 35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 – 10%/năm Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 – 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 – 70% tổng sản lượng.

Thứ ba: Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiệu nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng.

3.1.3.1 Định hướng phát triển theo lĩnh vực

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác thủy sản trên biển.

Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản trên biển, tăng cường sự tham gia của cộng đồng Đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản, bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch.Củng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất khai thác hải sản như: tổ đội sản xuất, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết,các mô hình hậu cần dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển Đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá theo hướng thật sự vì lợi ích của ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, gắn kết cộng đồng, phát triển và ổn định xã hội vùng biển và hải đảo Hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương với các nước trong khu vực.

Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo.

Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới, … phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành cơ khí tàu cá, các ngành sản xuất lưới sợi, ngư cụ phục vụ khai thác gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo.

Nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nghề khai thác hải sản Xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa, nhân rộng các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, ban hành cơ chế chính sách quản lý phù hợp; thực hiện việc thả các giống thủy sản đảm bảo chất lượng ra biển và các thủy vực nội địa theo mùa vụ để phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản Xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác nội địa từ điều tra nguồn lợi trên các lưu vực sông, suối, hồ đến quản lý khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường Chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi.

- Đối với vùng nước ngọt: Ổn định diện tích nuôi các loài cá truyền thống trên các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa để tăng nguồn thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo Không ngừng đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng các đối tượng nuôi, các giống thủy đặc sản (lươn, ếch, baba, tôm càng xanh, cá chình, rô phi ) và các giống thủy sản mới (cá nước lạnh, cá cảnh

…) phục vụ xuất khẩu, du lịch và thị trường nội địa Tập trung triển khai áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP đối với sản xuất cá tra công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Đối với vùng nước lợ:

Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ 62

3.2.1 Các giải pháp mang tính vĩ mô từ nhà nước

3.2.1.1 Tổ chức lại sản xuất

Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm; trọng tâm là khai thác biển, nuôi tôm nước lợ, cá tra, ba sa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ; tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến thủy sản Tổ chức các mô hình sản xuất theo đặc thù từng lĩnh vực trên từng khu vực, từng vùng, miền Bên cạnh phát triển các mô hình tổ hợp tác, quản lý cộng đồng, chú trọng đặc biệt đến phát triển hợp tác xã theo diện rộng và chiều sâu nhằm tích lũy kinh tế, đất đai, mặt nước gắn với việc bảo vệ môi trường, nguồn lợi để phát triển sản xuất hàng hóa lớn theo hướng bền vững Lao động dôi dư trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cơ cấu lại sản xuất từng lĩnh vực trong ngành sẽ được đào tạo nghề, chuyển đổi sang hoạt động các ngành kinh tế khác; đồng thời đẩy mạnh việc hợp tác xuất khẩu lao động nghề cá. Đối với nuôi trồng thủy sản: thu hút mạnh đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người nuôi Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp quản lý tiên tiến (GAP, BMP, CoC) vào các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để tăng năng suất, sản lượng và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cung cấp cho các nhà máy chế biến.

Xây dựng và đẩy mạnh việc kiện toàn hệ thống thú y thủy sản từ trung ương đến địa phương. Đối với khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: thành lập các đoàn tàu công ích hoạt động trên 4 ngư trường trọng điểm: Vịnh Bắc bộ, Biển Đông, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ để hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản sản xuất hiệu quả Tổ chức các mô hình dịch vụ khai thác trên biển theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, mua gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ Các đoàn tàu công ích cùng các đội tàu hậu cần dịch vụ của các thành phần kinh tế hoạt động trên biển sẽ hình thành nên thị trường các sản phẩm dịch vụ nghề cá và các sản phẩm hải sản khai thác trên biển, tạo cơ hội, điều kiện cho lao động nghề cá có thể đi biển dài ngày, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản cho cộng đồng ngư dân Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro. Đối với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa nông ngư dân sản xuất nguyên liệu với các nhà doanh nghiệp (trong và ngoài nước) trong chế biến thủy sản, đặc biệt trong sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y thủy sản theo hình thức đa sở hữu để cùng chia sẻ rủi ro, lợi ích giữa các bên Quy hoạch phát triển hệ thống nhà máy chế biến và kho lạnh thương mại để tăng hiệu suất sử dụng, điều tiết được nguồn nguyên liệu ổn định, góp phần điều tiết bình ổn giá thủy sản trên thị trường và giảm các tổn thất sau thu hoạch.

Tổ chức lại, củng cố, xây dựng mới phát triển lĩnh vực cơ khí đóng sửa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ trên các vùng ngư trường trọng điểm.

3.2.1.2 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Sắp xếp và tổ chức lại, củng cố, nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Xây dựng trường đại học thủy sản và các cơ sở dạy nghề thủy sản tại vùng đồng bằng sông Cửu Long Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

Tập trung đào tạo cán bộ chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý; xã hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường.

Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển; đặc biệt các cán bộ khoa học về nguồn lợi, khai thác, cơ khí, đăng kiểm tàu cá Gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cư và xây dựng làng cá ven biển.

3.2.1.3 Về khoa học-công nghệ và khuyến ngư

Tập trung cho nghiên cứu biển, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi thủy sản Có dự báo thường xuyên cập nhật về ngư trường để hướng dẫn ngư dân hoạt động sản xuất trên biển.

Thành lập Viện Thủy sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3 và Viện Nghiên cứu hải sản; thành lập mới Viện Thú y thủy sản và Viện nghiên cứu thủy sản đồng bằng sông Cửu Long thuộc Viện.

Có biện pháp thiết thực và phù hợp để thực hiện hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về khoa học công nghệ, kỹ thuật trong khai thác hải sản, cơ khí đóng tàu, máy tàu, trong thiết lập hệ thống thông tin quản lý nghề cá biển.

Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi, kinh tế xã hội, làm cơ sở cho việc xây dựng thông tin thống kê thủy sản để hoạch định kế hoạch sản xuất cho từng vùng theo từng giai đoạn phát triển. Áp dụng công nghệ sinh học và các công nghệ cao để tập trung sản xuất thành công các loại giống thủy sản sạch bệnh: tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, basa, các loại cá và thủy sản khác, tạo sự chủ động trong sản xuất giống thủy sản có chất lượng mang thương hiệu Việt Nam, sản xuất thuốc thú y thủy sản, các loại vacxin phòng trị bệnh thủy sản có chất lượng, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường.

Khẩn trương nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất ngư cụ, cơ khí thủy sản.

Xã hội hóa công tác khuyến ngư, phát triển mạng lưới cộng tác viên cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và trao đổi thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật và thị trường đến người sản xuất.

3.2.1.4 Về cơ chế chính sách

Trên cơ sở những chính sách đang có hiệu lực thi hành, cần nghiên cứu, bổ sung một số cơ chế, chính sách mới như:

- Chính sách khuyến khích đầu tư hiện đại hóa tàu cá.

- Chính sách khuyến khích phát triển mô hình quản lý nghề cá cộng đồng.

- Chính sách khuyến khích nuôi biển (thay thế Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg).

- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Chính sách đầu tư hệ thống kiểm soát và quản lý chất lượng trong lĩnh vực thủy sản.

- Chính sách khuyến khích đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý ngành thủy sản.

- Cơ chế, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực.

- Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.

Căn cứ tình hình thực tế, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp.

3.2.2 Các giải pháp mang tính vi mô từ doanh nghiệp

Khi chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thực hiện tốt thu hút đầu tư nước ngoài hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hướng xuất khẩu Nhưng đây chỉ là điều kiện cần, còn chủ yếu là sự vận động linh hoạt của các tổ chức, các doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh của đơn vị.

Thực tế cho thấy tuy Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng nhưng trình độ tay nghề kĩ năng, kĩ sảo chưa cao Để các doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường đầy tính cạch tranh này thì cần thiết phải thực hiện thật tốt chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, mở các cuộc thảo luận, hội thảo về các chủ đề đang được nhiều người quan tâm Trong khâu tuyển dụng, tuyển chọn phải đảm bảo tuyển được những nhân viên tốt nhât, có tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm cao Trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu nó phải được coi là yếu tố đầu tiên quyết định thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu và gia tăng tỉ trọng các mặt hàng thủy sản phi thực phẩm Muốn vậy một mặt các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu kĩ thị trường Mỹ để nắm bắt được các nhu cầu từng loại sản phẩm, đồng thời cần mở rộng các hình thức liên doanh hợp tác với các nhà đầu tư Mỹ và các nhà đầu tư nước ngoài khác để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Mỹ như thành công mà chúng ta làm với các nhà đầu tư Nhật Bản trong những năm qua.

Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ Trước hết, phải giảm giá thành bằng cách giảm lượng nuôi trồng chết, giảm thất thoát sau thu hoạch, tận dụng nguồn lao động dồi dao, giá công nhân rẻ để sản xuất các sản phẩm thủy sản phi thực phẩm, từng bước xuất khẩu vào thị trường Mỹ Bên cạnh đó, phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí đầu vào như: điện, nước, thông tin vận tải đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư ngay ở khâu đánh bắt, đảm bảo giống tốt và công nghệ nuôi trồng tiên tiến để đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đổi mới công nghệ chế biến, thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm Bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đạt được tiêu chuẩn HACCP, khuyến khích xây dựng tiêu chuẩn ISO9000 đây chính là những giấy thông hành để đưa hàng vào Mỹ Cần chú ý rằng quan trọng nhất vẫn là an toàn vệ sinh thực phẩm bởi vì nếu chỉ chú tâm đến việc tìm mọi cách để giảm chi phí đầu vào tạo giá cạnh tranh trên thị trường Mỹ có thể lại dẫn đến tác dụng ngược lại tức là bị mang tiếng là bán phá giá như các vụ kiện cá basa gần đây. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thủy sản Vai trò của tiếp thị là rất quan bởi với một thị trường rộng lớn, đa dạng và luật lệ làm ăn nghiêm ngặt như Mỹ Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp cần làm tốt công tác tiếp thị ở tầm vi mô như lập bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị qua hội trợ triển lẵm, tiếp thị qua internet, gửi thư giới thiệu những mặt hàng mới, xây dựng bộ phận đại diện thương mại của công ty ở thị trường Mỹ, tiếp cận các siêu thị và hãng kinh doanh siêu thị để giới thiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam, từng bước xây dựng và củng cố thương hiệu săn phẩm của công ty trên thị trường thế giới.

Làm quen với các vụ kiện tụng, giải quyết tốt các tranh chấp Thông qua các vụ kiện trong thời gian vừa qua như: hiệp hội cá nheo Mỹ kiện không cho doanh nghiệp Việt Nam sử dụng tên gọi Catfish đối với cá tra và cá Basa xuất khẩu vào Mỹ, vụ kiện Việt Nam bán phá giá mặt hàng này và gần đây nhất là vụ kiện Việt Nam bán phá giá cả tôm vào thị trường Mỹ cho thấy một mặt các doanh nghiệp phải thật am hiểu về luật pháp của thị trường

Ngày đăng: 06/09/2023, 15:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2008 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Bảng 2.1 Xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2008 (Trang 38)
Bảng 2.2 Cơ cấu hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì giai đoạn 2005-2009 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Bảng 2.2 Cơ cấu hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì giai đoạn 2005-2009 (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w