KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
Khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt là bảo hiểm cho những thiệt hại do cháy và các rủi ro đặc biệt như núi lửa, động đất, sét đánh, bão lũ gây ra cho ĐTBH. Chính vì thế, khi triển khai nghiệp vụ này cần phải thống nhất một số khái niệm liên quan sau :
-“Cháy”: là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kì nguyên nhân nào khác.
-“Hỏa hoạn”: là cháy xảy ra không kiểm soát được, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về con người, tài sản hoặc vật xung quanh.
-“Nổ” : là phản ứng hóa học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lí đến các vật xung quanh nhưng loại trừ :
+Tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm.
+Bình chứa,máy móc, thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá hủy do nổ các chất liệu đó ( điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm cháy nổ xăng dầu).
-“Đơn vị rủi ro”: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa lan từ nhóm này sang nhóm khác ( khoảng cách gần nhất không dưới 12m)
-“Tổn thất toàn bộ”: Tổn thất toàn bộ bao gồm hai loại :
+Tổn thất toàn bộ thực tế : là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoặc hư hỏng hoàn toàn, có thể số lượng thì còn nguyên nhưng không còn giá trị.
+Tổn thất toàn bộ ước tính : là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoặc hư hỏng đến mức nếu sửa chữa phục hồi thì chi phí sửa chữa phục hồi bằng hoặc lớn hơn STBH.
-“Mức miễn bồi thường” là số tiền tổn thất mà NĐBH tự gánh chịu cho mỗi vụ hoặc mỗi tổn thất.
1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Mặc dù đã được triển khai từ rất lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt vẫn là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai khá muộn Đây là một loại hình bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cho các loại tài sản của cá nhân cũng như các tổ chức xã hội GTBH thường là rất lớn, khi xảy ra tổn thất không chỉ là một đơn vịanhỏ mà có khi là toàn bộ tài sản Cho nên, việc các đơn vị, cá nhân tham gia bảo hiểm cháy nổ là một điều tất yếu và có như vậy mới ổn định được sản xuất kinh doanh cũng nhưi vốn liếng Chính vì thế, khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, cần phải tính đến một số đặc điểm chính sau :
Thứ nhất, tài sản tham gia bảo hiểm thường rất đa dạng và phong phú từ máy móc thiết bị, vật tư đến hàng hóa, thành phẩm , mà mỗi loại có sức chịu lửa khác nhau Ngay cả bản thân một loại tài sản làm bằng những nguyên vật liệu khác nhau thì khả năng xảy ra cháy nổ cũng khác nhau Phạm vi bảo hiểm hay rủi ro xảy ra thường do nhiều nguyên nhân và con người rất khó kiểm soát, những nguyên nhân phổ biến thường là do sự bất cẩn của con người, do chập điện hay sự thay đổi bất thường của khí hậu, thời tiết, áp suất, nhiệt độ…sẽ gây khó khăn cho công tác phân loại, kiểm soát, đánh giá rủi ro trước khi kí kết hợp đồng Chính vì thế, để giảm thiểu một cách tối đa việc bồi thường, trụcn lợi bảo hiểm thì các DNBH cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi trong công tác đánh giá và quản lý rủi ro, công tác giám định và bồi thường tổn thất gópmphần tạo lòng tin cho khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Thứ hai, công tác đánh giá rủi ro, giám định và bồi thường bảo hiểm cháy thường rất phức tạp vì tài sản thamigia bảo hiểm thường có nhiều loại khác nhau.Đặc điểm này được thể hiện rõ qua các quy trình triển khai nghiệp vụ như cách xác định tổn thất, phân chia các loại rủi ro, cách tínhiphí, mức khấu trừ, công tác ĐPHCTT, công tác giám định bồi thường…
Thứ ba, hậu quả thiệt hại do icháy gây ra thường rất lớn Từ đặc điểm này đòi hỏi các nhà bảo hiểm khi triển khai nghiệp vụ này cầniphải chú ý những vấn đề sau: +Coi công tác ĐPHCTT trong nghiệp vụ này là xương sống, phải hết sức lưu ý;
+Khi triển khai nghiệpl vụ này, ngay sau đó, nhà bảo hiểm phải nghĩ tới công tác TBH;
+Bản thân mỗi DNBH luôn luôn phải có ý thức lập quỹ dự phòng dao động lớn mặc dù việc xác định phí bảo hiểm là kháichính xác nhưng do các vụ cháy xảy ra không theo quy luật nào;
+Đào tạo nguồn nhân lực phục vụicho công tác đánh giá, kiểm soát rủi ro Đây là công tác rất phức tạp, đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên sâu.
Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, khối lượng tài sản tham gia bảo hiểm ngày càng gia tăng cho nên, kể cảinhững DNBH mới thành lập cũng cần hết sức quan tâm vấn đề này.
Sau khi triển khai bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, các nhà bảo hiểm lại phải tiếp tục triển khai các nghiệp vụ bảoihiểm khác có liên quan Đó là bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, bảo hiểmithu nhập kinh doanh và bảo hiểm trách nhiệm của người thuê nhà đối với chủ sở hữu.
Vai trò của bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm cháy và các rủi roiđặc biệt ( nói một cách ngắn gọn là bảo hiểm cháy) là một loại hình bảo hiểm tài sản trong đó giá trị tài sản là rất lớn Mỗi khi có tổn thất xảy ra, nó không chỉnđể lại những hậu quả nặng nề đối với cá nhân, tổ chức mà còn ảnh hưởng tới cả xã hội Vì thế, nghiệp vụ bảo hiểm này có vai trò vô cùng quan trọng:
Thứ nhất, tích cực góp phần đề phòngirủi ro cháy nổ trên tất cả các phương diện của đời sống kinh tế, xã hội Nó không những nâng cao ý thức của tất cả người dân về PCCC và việc thamigia bảo hiểm; nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của các chủ tài sản; mà còn nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn bộ xã hội.
Thứ hai, thông qua việc triển khaiinghiệp vụ này, còn trực tiếp góp phần ĐPHCTT, giảm thiểu tổn thất Đặc biệt đây là nghiệp vụ bảo hiểmiphải tái đi nhiều cho nên mối quan hệ quốc tế rộng Bởi vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm cháy còn có sức lan tỏa toàn cầu, cộng đồnginhân loại cùng nhau gánh vác hậu quả rủi ro, trách nhiệm rủi ro.
Thứ ba, triển khai bảo hiểm cháy góp phần trực tiếp giáo dục công chúng về ý thức trách nhiệm cũng như nhữngibiện pháp cụ thể để phòng ngừa rủi ro nhờ sự tư vấn trực tiếp và rất hữu hiệu của các NBH.
Thứ tư, nghiệp vụ bảo hiểm cháyiluôn được xác định là một trong những nghiệp vụ chính của các công ty BHPNT Vì vậy, phát triển nghiệp vụ này tức là đã góp phần nâng cao uy tínicho doanh nghiệp, đồng thời góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận của NBH.
Thứ năm, trong điều kiện kinh tế xã hội ngày nay, triểnikhai nghiệp vụ bảo hiểm cháy trực tiếp bảo toàn đồng vốn cho các doanh nghiệp mà trước hết là các cổ đông góp vốn (theo thống kê hằng năm trên thế giới, các doanh nghiệp cổ phần, hơn 80% các cổ đông đều thống nhấtiphải tham gia bảo hiểm cháy để góp phần bảo toàn đồng vốn cho chính họ).
Thứ sáu, bảo hiểm cháy thể hiện tính nhânivăn sâu sắc, san sẻ rủi ro trong một cộng đồng đối với những cá nhân, tổ chức không may gặp rủi ro Đây là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp họ yên tâmihơn trong cuộc sống, trong sản xuất kinh doanh.
Hậu quả do rủi ro cháy gây raicản trở quá trình kinh doanh, sản xuất, gây những thiệt hại lớn, dẫn tới những tình trạng thất nghiệp doiphía công ty phá sản,đóng cửa hay ngưng trễ sản xuất Việc triển khai bảo hiểmicháy thúc đẩy các nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển nền kinh tế xã hội vì nếu có rủi ro xảy ra thì đã có các NBH đứng ra gánh đỡ thiệt hại cho doanh nghiệp.
Thứ bảy, nhờ tham gia bảo hiểmicháy mà các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc vay vốn của ngân hàng hay các tổ chức tài chính Khi đã tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp có thể trình HĐBH như một bằng chứng của sự đảm bảo để vay vốn, giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính yên tâmihơn đối với các khoản cho vay bởi vì nếu có rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp đó sẽ nhận được bồi thường từ phíaDNBH, đảm bảo khả năng trả nợ cao hơn đối với các doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm
Nội dung cơ bản của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
1.3.1 Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm cháy và cácirủi ro đặc biệt là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lí hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức và cá nhân, thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội
Cụ thể đối tượng bảo hiểm cháy đượciphân loại như sau:
Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưaivào sử dụng ( trừ đất đai ).
Máy móc thiết bị, phương tiện lao độngiphục vụ sản xuất kinh doanh
Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữitrong kho.
Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây truyềnisản xuất.
Các loại tài sản khác như : kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn…
Sở dĩ đây là cách thức phân loại phổ biến nhấtitrên thế giới hiện nay vì nó không chỉ dễ dàng cho công tác đánh giá rủi ro; giúp cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất, hiệu quả sát thực tế mà còn giúp cho công tácigiám định bồi thường chính xác, hợp lý và hơn nữa, cách phân loại này mang tính quốc tế nên dễ dàng thực hiện TBH.
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm vàigiới hạn trách nhiệm của DNBH Trong bảo hiểm cháy, DNBH có tráchinhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí sau :
Những thiệt hại do những rủi ro được bảoihiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm.
Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế tổn thấtitài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy nổ xảy ra.
Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy nổ xảy ra.
1.3.2.1 Rủi ro được bảo hiểm
Theo đơn bảo hiểm tiêu chuẩn, rủi ro cơ bảnicó thể bảo hiểm được bao gồm ba rủi ro sau:
Thứ nhất, hỏa hoạn theo nghĩa thông thường, cháyiđược hiểu là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng Hỏa hoạn là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hạiivề người và ( hoặc) tài sản Như vậy sẽ được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm nếu có đầy đủ các yếu tố sau đây :
Phải thực sự có phát lửa.
Lửa đó không phải lửa chuyên dùng.
Việc phát sinh nguồn lửa phải là bất ngờ hay ngẫuinhiên đối với người được bảo hiểm, chứ không phải do cố ý, có chủ ý, hoặc có sự đồng lõa của họ Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra do bất cẩn của người được bảo hiểm vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm.
Cháy nổ gây nên thiệt hại được bảoihiểm phải do yếu tố tác động từ bên ngoài. Cho dù có thể có yếu tố ngẫu nhiên, nhưng những yếu tố nội tại, tự phát từ trong bản thân tài sản được bảo hiểm bất ngờ phát huy tác dụngivà gây nên thiệt hại cũng không được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm.
Tuy nhiên, DNBH chỉ loại trừ đối với nhữngithiệt hại của tài sản tự phát cháy,chứ không loại trừ đối với các hậu quả hỏa hoạn tiếp theo từ đám cháy Ví dụ, một kho thức ăn gia súc bỗng nhiên bốcicháy Trước khi đội cứu hỏa kịp đến hiện trường, lửa đã lan và gió đã thổi lửa vào một kho chứa thóc bên cạnh Loại trừ theo đơn bảo hiểm được áp dụng đối với kho thức ănigia súc bởi vì nó tự động phát cháy, nhưng sẽ không được áp dụng đối với kho chứa thóc Bên cạnh việc loại trừ những thiệt hại của tài sản do tự phát hoặcichịu tác động của một quá trình xử lý nhiệt, đơn bảo hiểm tiêu chuẩn cũng loại trừ trường hợp hỏa hoạn do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên nhưicháy ngầm ở mỏ than hay giếng dầu,… và những thiệt hại gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai dù là ngẫu nhiên Những trường hợp loại trừinày, nếu người được bảo hiểm yêu cầu, vẫn có thể được bảo hiểm bởi những rủi ro phụ hoặc những điều khoản bổ sung.
Thứ hai, sét là hiện tượng phóng điện từ cáciđám mây tích điện và mặt đất, tác động vào đối tượng bảo hiểm Người bảo hiểm sẽ bồi thườngikhi tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét gây ra hỏa hoạn Như vậy khi sét đánh mà không làm biến dạng hoặc gây hoả hoạn cho tài sản được bảo hiểmithì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm.
Có một điều đáng chú ý, đó là khi tia sét phá hủy trực tiếpihoặc làm phát lửa gây hỏa hoạn đối với các thiết bị điện thì được bảo hiểm bồi thường Nếu tia sét chỉ làm thay đổi dòng điện mà không gây ra hỏaihoạn, dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện thì không được bồi thường.
Thứ ba, nổ là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanhitạo ra một áp lực lớn kèm theo tiếng động mạnh, phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng, rắn hoặc khí Các trường hợp nổ gây ra hỏa hoạn đã nghiễm nhiên đượcibảo hiểm, với điều kiện là nổ không phải do các nguyên nhân bị loại trừ Do đó, ở đây chỉ còn lại nhữngithiệt hại do nổ mà không gây ra hỏa hoạn Nổ trong rủi ro cơ bản chỉ giới hạn ở các trường hợp nổ nồi hơi hoặc hơi đốt được sử dụng với mục đíchiduy nhất là phục vụ sinh hoạt (như thắp sáng, sưởi ấm…) nhưng loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên Sự cố này cũng được đảm bảo khi nó xảy ra trong một nhà máy liên quanitới nồi hơi chỉ sử dụng để đun nước dùng trong căng tin Những thiệt hại do nổ nhưng không gây ra hỏa hoạn, ngoài trường hợp nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinhihoạt, sẽ không bồi thường theo rủi ro này Trường hợp thiệt hại do nổ xuất phát từ hỏa hoạn thì thiệt hại ban đầu do hỏa hoạn được bồi thường, còn thiệt hại do hậu quảicủa nổ, ngoài nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt, không được bồi thường.
Những rủi ro phụ có thể được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm tiêu chuẩn bao gồm :
-Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, thùngiđun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất liệu chứa trong các máy móc thiết bị do chúng bị nổ.
-Thiệt hại gây nên bởi hậu quả trực tiếpihay gián tiếp của những hành động khủng bố của một hay một nhóm người đại diện hoặc có liên quan tới bất kỳ tổ chức nào.
2 Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc cácithiết bị trên các phương tiện đó rơi vào.
3 Gây rối, đình công, bãi công hoặc sa thải.
DNBH chịu trách nhiệm về những thiệtihại gây nên trực tiếp bởi :
Hành động của bất kỳ người nào cùng với nhữngingười khác tham gia vào việc mất trật tự xã hội ( dù có liên quan đến đìnhicông, bãi công hay sa thải hay không ).
Hành động của bất kỳ chính quyền hợpipháp nào trong việc trấn áp hành động gây rối hoặc trong việc hạn chế hậu quả của những hành động gây rối đó.
Hành động cố ý của bất kỳ người bãiicông hay người bị sa thả nào nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống sa thải.
Hành động của bất kỳ chính quyền hợpipháp nào nhằm ngăn chặn hoặc cố gắng ngăn chặn những hành động như vậy hay hạn chế hậu quả của những hành động đó.
Tuy nhiên DNBH loại trừ :
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC THĂNG LONG
Giới thiệu về BIC Thăng Long
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với:
Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV.
Trụ sở chính: Tầng 16, tháp A, Vincom, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng,
Email: bic@bidv.com.vn | www.baohiemtructuyen.com.vn.
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIC ) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn Tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE ( Australia ) trong liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc ( là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999 ) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới BIC kể từ ngày 01/01/2006.
Kể từ khi thành lập và hoạt động đến nay, BIC đã có những bước chuyển biến vượt bậc cả về quy mô kinh doanh và mạng lưới phân phối Theo báo cáo thường niên của Tổng công ty bảo hiểm BIDV năm 2014, BIC có gần 700 cán bộ nhân viên, phục vụ khách hàng tại 25 công ty thành viên, 120 Phòng Kinh doanh và trên
1500 đại lý bảo hiểm trên toàn quốc.
BIC hiện là 1 trong 10 công ty BHPNT dẫn đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc và là một trong những công ty bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường BIC cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương Năm 2013, BIC hoàn tất việc mua lại phần vốn góp của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt để tăng tỷ lệ sở hữu tại LVI lên 65% Bên cạnh đó, BIC cũng đang tiến hành các thủ tục cần thiết để sở hữu trực tiếp Công ty Bảo hiểm Campuchia Việt Nam (CVI) Năm 2014, BIC tăng vốn điều lệ lên trên 762 tỷ đồng và được AM Best xếp hạng năng lực tài chính B+ Tại Bảng xếp hạng FAST500 được công bố đầu năm 2015 vừa qua, BIC đã xuất sắc tăng 218 bậc so với năm ngoái, vươn lên vị trí thứ 34 trong danh sách 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm
2015 Trong khi đó, cùng nhóm ngành bảo hiểm, BIC là công ty có thứ hàng cao nhất trong Bảng xếp hạng ( PVI đứng thứ 338, PTI đứng thứ 408, Bảo Việt đứng thứ 414) BIC cũng đang xúc tiến gia nhập thị trường Mianmar với việc thành lập văn phòng đại diện tại nước này trong năm 2015.
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV
(Báo cáo thường niên 2014 của BIDV) Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Mặc dù 2014 tiếp tục là một năm khó khăn đối với thị trường bảo hiểm nói chung và BIC nói riêng, nhưng bằng những giải pháp kinh doanh hiệu quả, BIC vẫn đạt được những kết quả kinh doanh khả quan và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty mẹ giai đoạn 2010-2014
Tổng tài sản 2,505,151 1,874,161 1,404,536 1,895,895 2,386,373 Vốn chủ sở hữu 686,988 754,048 760,346 777,948 878,091
Tổng doanh thu phí bảo hiểm 553,067 689,575 754,259 891,893 1,116,447
Doanh thu phí bảo hiểm gốc 505,449 623,821 670,377 789,650 991,163
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 BIC ) Chú thích:
ROE: Lợi nhuận sau thuế/ Vốn điều lệ.
ROA: Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản.
Nhìn chung qua các năm, Công ty mẹ BIC đã có sự tăng trưởng lớn mạnh. Đáng chú ý nhất đó là chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm năm 2014 Tổng doanh thu phí bảo hiểm của Công ty mẹ BIC năm 2014 đạt 1.116,447 tỷ đồng, tăng trưởng 25,18% so với năm 2013, hoàn thành 111,6% kế hoạch cả năm, trong đó, doanh thu phí gốc đạt 991,163 tỷ đồng, tăng 25,52% - đây là mức tăng trưởng tốt nhất của BIC trong 9 năm hoạt động
Giới thiệu về BIC Thăng Long
BIC Thăng Long là một trong những công ty thành viên vững mạnh được thành lập từ những năm đầu Tổng công ty BIDV hoạt động Sau BIC Hà Nội ( ra đời năm 2007) là sự có mặt của chi nhánh BIC Thăng Long Lúc đầu chi nhánh được đặt tại Hà Tây, xong mới chuyển sang Quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2014.
Hiện nay thông tin giao dịch của công ty đã được công bố trên trang web chính thức của Tổng công ty với tên gọi:
Công ty Bảo hiểm BIDV Thăng Long Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà Hapulico Complex, số 01 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh
Tên giao dịch: BIC Thăng Long
Email:bic.thn@bidv.com.vn
Các Phòng KD trực thuộc:
Phòng KD 1, Phòng KD 2, Phòng KD 3, Phòng KD 5, Phòng KD 6: Tầng 6, tòa nhà Hapulico Complex, số 01 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, TP Hà Nội
Phòng KD Sơn Tây: Tầng 2, 191 Lê Lợi, TX Sơn Tây, TP Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của BIC Thăng Long được thể hiện qua hình vẽ, theo đó BIC
Thăng Long được chia thành các phòng: Phòng Nghiệp vụ, Phòng giám định bồi thường, Phòng Kế toán – Hành chính và Phòng Kinh doanh (gồm 6 Phòng).
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của BIC Thăng Long
Lớp: Kinh tế bảo hiểm 53B
Giám đốc Công ty Giám đốc Công ty
PGĐ Phụ trách NV, GĐBT
PGĐ Phụ trách NV, GĐBT PGĐ phụ trách Kinh doanhPGĐ phụ trách Kinh doanh
Phòng Phòng Phòng Phòng Kinh Phòng Kinh Phòng
( Nguồn: Phòng Hành chính -Kế toán BIC Thăng Long)
Trước 2014: Các Phòng Kinh doanh trực thuộc đảm nhiệm hoạt động khai thác và bồi thường luôn Nhưng từ năm 2014, Phòng giám định bồi thường sẽ lo việc bồi thường cho khách hàng thông qua sự giúp đỡ về mặt thông tin khách hàng của cán bộ khai thác ở Phòng Kinh doanh.
Về khu vực khai thác và quản lý của các Phòng Kinh doanh:
Phòng Kinh doanh 1: Hà Tây
Phòng Kinh doanh 2: Cầu giấy
Phòng Kinh doanh 3: Thanh Xuân
Phòng Kinh doanh 5: Thăng Long
Phòng Kinh doanh 6: Tây Hà Nội
Từ tháng 1 năm 2015, 3 Phòng Kinh doanh Hòa Bình, Sơn La, Đông Bắc được tách ra và lập thành BIC Tây Bắc, độc lập với BIC Thăng Long.
Về cơ cấu từng phòng, mỗi Phòng Kinh doanh thường có một Trưởng phòng, có nhân viên chính thức và khoán gọn Tổ bán lẻ có một trưởng nhóm và các thành viên, trong đó, thành viên của Tổ bán lẻ hoạt động rải rác, cùng hợp tác với các Phòng Kinh doanh chính thức.
Tình hình hoạt động kinh doanh của BIC Thăng Long
BIC Thăng Long đang kinh doanh tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà Tổng công ty bảo hiểm BIDV được phép triển khai, đó là:
Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt
- Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng.
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.
- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
- Bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm kết hợp con người.
- Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá
- Bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
- Bảo hiểm thân tàu biển, tàu sông và các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan.
- Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác.
Kinh doanh tái bảo hiểm: bao gồm nhượng TBH đối với tất cả các nghiệp vụ
- Đề phòng, hạn chế tổn thất.
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật: kinh doanh bất động sản, cho vay theo quy định Luật các Tổ chức tín dụng.
Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
Trong những năm qua, BIC Thăng Long luôn đạt kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng cao và giữ vững vị trí thứ 2 sau BIC Hà Nội Nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn, thị trường cạnh tranh tranh hết sứcigay gắt, công ty vẫn không ngừng nỗ lực cải tiến nghiệp vụ, nâng cao chất lượng các SPBH nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và thị trường mởihiện nay Vì thế, BIC Thăng Long đã góp 1 phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanhicủa Tổng công ty.
Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC Thăng Long (2010 – 2014)
Doanh thu phí (triệu đồng) 31.327 65.780 88.086 95.459 103.211 Lượng tăng liên hoàn (triệu đồng) - 34.453 22.306 7.373 7.752 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 20,998 13,391 10,837 8,121
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ BIC Thăng Long)
Qua bảng số liệu, ta thấy doanh thu phí của công ty tăng liên tục qua các năm,lượng tăng trên dưới 10 tỷ đồng mỗi năm và chiếm gần 10% doanh thu phí củaTổng công ty Tuy nhiên, lượng tăng không đồng đều, điều đó thể hiện rõ nét qua tốc độ tăng liên hoàn qua các năm trong giai đoạn 2010-2014 Cụ thể từ năm 2010 đến năm 2011, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết, song tốc độ tăng trưởng trong năm vẫn duy trì trên 20% Có được điều này là do công ty đã chủ động áp dụng các biện pháp nhằm đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, điển hình là những chương trình kinh doanh hấp dẫn thu hút sự tham gia của khách hàng, đa dạng hóa các kênh phân phối bảo hiểm ( kênh bảo hiểm trực tuyến, Bancassurance…).
Năm 2012, các chính sách của Chính phủ tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ví dụ như tiết giảm đầu tư công, thắt chặt cung ứng tiền tệ…đã tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có hoạt động KDBH Do đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí không còn cao như năm trước, nhưng vẫn trên 10%.
Năm 2013, 2014, tốc độ tăng liên hoàn về doanh thu phí đã thực sự chững lại. Năm 2014 chỉ dừng lại ở con số 8,121% Đây là một điều đáng lo ngại đối với công ty, nhưng thực tế lại có rất nhiều nguyên nhân, như là chịu ảnh hưởng bởi chính sách ổn định, phát triển bền vững của công ty hay do sự bão hòa ban đầu về thị trường KDBH…
Tình hình bồi thường của BIC Thăng Long thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3: Bồi thường bảo hiểm gốc của BIC Thăng Long (2010 – 2014)
Lượng tăng liên hoàn (tỷ đồng) - 17.067 12.217 -10.421 5.430 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 116,157 38,467 -23,696 16,182 Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) 31.327 65.780 88.086 95.459 103.211
((Nguồn: Phòng Nghiệp vụ BIC Thăng Long)
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng trong vòng 5 năm (2010 – 2014), tình hình bồi thường bảo hiểm gốc của BIC Thăng Long được phân chia rõ ràng thành 2 giai đoạn với diễn biến cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2010 - 2012, tình hình tổn thất có nhiều biến động, trong đó tỷ lệ tổn thất nhìn chung dao động ở mức cao từ 46% - 50%, con số này cho thấy kinh doanh bảo hiểm gốc mang lại ít lợi nhuận cho công ty Trong khi tình hình tăng trưởng doanh thu không cao thậm chí tốc độ còn giảm thì STBT lại tăng mạnh khiến tỷ lệ bồi thường tăng cao, chỉ trong vòng 3 năm, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc của công ty đã tăng từ 46,902% lên đến ngưỡng đạt 49,925%
Thực trạng triển khai bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại Việt Nam
Trong những gần đây, công tác PCCC trên địa bàn các tỉnh, thành phố trên cả nước đã có chuyển biến và đạt được nhiều kết quả tích cực Tuy nhiên, tình hình cháy nổ vẫn còn nhiều bất cập, diễn biến phức tạp, nhiều vụ cháy lớn xảy ra đã gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản Năm 2014 được coi là năm hỏa hoạn, khi xảy ra nhiều vụ cháy lớn trên cả nước Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, tính đến tháng 10-2014, trên địa bàn cả nước xảy ra 2.078 vụ cháy , nổ nghiêm trọng, làm 92 người chết và 138 người bị thương Thiệt hại do cháy nổ gây ra ước tính khoảng 590 tỷ đồng
Năm 2014 đã có rất nhiều vụ cháy nổ nghiêm trọng đã xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản Trong đó, đáng chú ý là những vụ cháy lớn sau:
Vụ cháy tại Kho hàng Công ty cổ phần len Hà Đông, địa chỉ đường Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ngày 19/2/2014 đã hủy hoại hoàn toàn 3.000m 2 nhà kho và gây thiệt hại tài sản trị giá 105,7 tỷ đồng
Ngày 19-9-2014, một vụ cháy xảy ra tại Công ty Sakata Inx, Khu công nghiệp VSIP 1, thị xã Thuận An, Bình Dương đã thiêu rụi nhà xưởng rộng 7.000 mét vuông Ước tính thiệt hại khoảng 15 tỉ đồng , gần 400 công nhân mất việc.
Ngày 18-10-2014, hỏa hoạn xảy ra tại Công ty Việt Hà, Khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) Đám cháy trong vòng gần 10 giờ đã thiêu rụi khoảng 13.000 mét vuông diện tích kho và nhà xưởng Ước tính thiệt hại lên tới
Nghiêm trọng hơn vào ngày 29-12-2014, một vụ cháy xảy ra tại căn nhà số14/136 Nguyễn Đức Cảnh, phường Cát Dài, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng,khiến cả 6 người trong gia đình tử vong, toàn bộ tài sản, vật dụng trong nhà bị cháy rụi Đến ngày 30-12-2014, lại xảy ra vụ cháy lớn ở đường Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, TP HCM khiến một người tử vong, 8 ngôi nhà bị thiêu rụi, nhiều ngôi nhà xung quanh bị ảnh hưởng, hàng chục xe máy cũng bị thiêu rụi.
Nhìn chung thị trường bảo hiểm cháy nổ hiện nay có tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên quá trình triển khai còn nhiều bất cập dẫn tới tình trạng chung của các doanh nghiệp là hoạt động dịch vụ kinh doanh nghiệp vụ này vẫn chưa có lãi.
Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, năm 2013, nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ đạt 1.732 tỷ đồng tăng trưởng -23,5%, số tiền đã giải quyết bồi thường 938,5 tỷ đồng chiếm 54% ( chưa kể tổn thất đang giải quyết hồ sơ ).
Những khuyến cáo về cơ sở ngành hàng có nguy cơ cháy nổ cao đi liền với bảo hiểm gián đoạn kinh doanh mà Hiệp hội bảo hiểm đưa ra chưa được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện.
Nhiều đối tượng bảo hiểm thuộc diện mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhưng không được cấp giấy chứng nhận an toàn PCCC đã chuyển sang mua bảo hiểm tự nguyện để hưởng phí bảo hiểm thấp hơn Nhiều khách hàng chỉ bảo hiểm cho công trình xây dựng, không mua bảo hiểm cho giá trị nội thất hoặc hàng hóa vật tư chứa đựng bên trong Nguy cơ cháy nổ ngày càng cao đối với một số cơ sở sản xuất kinh doanh do thiếu mặt bằng, chứa đựng cả nguyên vật liệu thành phẩm, bán thành phẩm ngay tại xưởng sản xuất Kết quả giám định của cơ quan PCCC là cháy do chập điện chưa điều tra đến cùng tại sao lại chập điện có lỗi của chủ cơ sở hay không nên gây khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm khi giải quyết bồi thường.Tranh chấp về không đóng phí bảo hiểm chỉ khi xảy ra cháy mới chuyển tiền đóng phí qua ngân hàng làm phát sinh nhiều vụ kiện tụng chi trả tiền bảo hiểm Một số ngành hàng có tổn thất cháy nổ cao như gỗ, dệt may, giày dép, nhựa, hóa chất, công trình xây dựng đang ở giai đoạn hoàn thiện chưa lắp đặt thiết bị PCCC Bảo hiểm cháy nổ cho chung cư và cho rủi ro cao ít có doanh nghiệp bảo hiểm vào cuộc, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh cho resort cũng là tiềm năng tổn thất lớn ngay cả những rủi ro thiên tai thông thường Các doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp nhau cùng tổ chức giám định chung cho lô hàng cùng một chủ bán hàng để xác định tổn thất và phối hợp nếu cần thiết bắt giữ tái đòi bồi thường.
Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại BIC Thăng Long
Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm tương đối khó và phức tạp Số người hay tổ chức, doanh nghiệp tham gia cũng không nhiều, công tác khai thác phức tạp hơn các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Dưới đây là bảng số liệu về kết quả khai thác nghiệp vụ này của BIC Thăng Long, thể hiện xu hướng biến động theo năm trong giai đoạn 2010 – 2014.
Bảng2.4: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại
Chi tiêu Đơn vị Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Số đơn bảo hiểm Đơn 112 123 141 159 179
Lượng tăng liên hoàn số đơn bảo hiểm Đơn - 11 18 18 20
Tốc độ tăng liên hoàn số đơn bảo hiểm % - 9,82 14,63 12,77 12,27
Doanh thu phí bảo hiểm cháy Triệu đồng 5.518 6.324 7.171 9.021 8.003
Lượng tăng liên hoàn doanh thu phí Triệu đồng - 806 847 1.850 -1.018
Tốc độ tăng liên hoàn doanh thu phí % - 14,61 13,39 25,80 -11,28
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ BIC Thăng Long)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2010-2014, tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC Thăng Long tương đối khả quan Công ty đã chú trọng đầu tư nhiều hơn vào khâu khai thác, cho nên đã thu hút được thêm nhiều nhóm đối tượng khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty Cụ thể:
Số đơn bảo hiểm cấp hàng năm có xu hướng tăng nhưng tăng không đều, không nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng thị trường:
Năm 2011, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chủ trương thắt chặt tín dụng và đầu tư công của Chính phủ ít nhiều đã ảnh hưởng tới hoạt động khai thác bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm cháy nói riêng Theo đó, số đơn bảo hiểm khai thác được có tăng 11 đơn- một con số khá khiêm tốn.
Năm hai năm 2012 và 2013, Việt Nam tiếp tục đối mặt với nền kinh tế vĩ mô bất ổn kéo dài, mặc dù BIC Thăng Long đã đa dạng, tối ưu hóa nhiều kênh phân phối để giúp khách hàng có thể tiếp cận SPBH của mình một cách thuận lợi nhất, song số đơn bảo hiểm được cấp vẫn chỉ dao động tăng không nhiều và cùng là 18 đơn bảo hiểm.
Năm 2014, khi nền kinh tế vẫn chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, sức ép nợ xấu còn nặng nề, năng lực quản lý và cạnh tranh của các doanh nghiệp thấp… nhưng công ty cũng đã vẫn duy trì được lượng tăng về số đơn là 20 đơn
Trong những năm tiếp theo, để BIC Thăng Long có thể khai thác được nhiều hơn đòi hỏi công ty cần có những chiến lược cũng như định hướng rõ ràng về mở rộng mạng lưới phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, đáp ứng được nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng của người dân, từ đó thu hút thêm nhiều nhóm đối tượng khách hàng mới với giá trị tài sản tham gia bảo hiểm ngày càng tăng.
Doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt của BIC Thăng Long nhìn chung là tăng dần qua các năm 2010-2013 nhưng lại giảm trong năm 2014.
Nhịp độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng khá đều đặn từ năm
2010 đến năm 2012 nhưng tăng ở mức độ trung bình Những năm 2011, 2012, tốc độ tăng trưởng đều đạtkhoảng 14% tương ứng với doanh thu phí lần lượt đạt 6.324 triệu đồng và 7.171 triệu đồng Đây là giai đoạnnghiệp vụ bảo hiểm cháy bị thắt chặt bởi các nhà nhận TBH quốc tế, cùng với đó điều kiện kinh tế diễn biến xấu hơn nhiều so với các dự báo trước đó, dẫn đến cầu bảo hiểm của khách hàng giảm sút làm cho kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy gặp trở ngại.
Năm 2013, sau khi đẩy mạnh tập trung khai thác triệt để tiềm năng bảo hiểm đối với nhóm khách hàng của BIDV đồng thời mở rộng khai thác ra các nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập cao, từng bước tạo lập cơ sở khách hàng bền vững, BIC Thăng Long đã đem về mức doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm cháy đạt 9.021 triệu đồng, tăng 25,80% so với năm 2012, đóng góp đến 16,04% tổng doanh thu phí tất cả các nghiệp vụ của công ty.
Có thể nói, nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt còn là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống được ưu tiên khai thác, đóng góp không nhỏ vào doanh thu phí nghiệp vụ này của Tổng công ty
Bảng2.5: Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC
Thăng Long so v i t ng doanh thu phí nghi p v này t i T ng công ty BIC ới tổng doanh thu phí nghiệp vụ này tại Tổng công ty BIC ổng doanh thu phí nghiệp vụ này tại Tổng công ty BIC ệp vụ này tại Tổng công ty BIC ụ này tại Tổng công ty BIC ại Tổng công ty BIC ổng doanh thu phí nghiệp vụ này tại Tổng công ty BIC
Năm Doanh thu phí tại BIC
Doanh thu phí tại BIC
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIC Thăng Long)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC Thăng Long so với tổng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm này của Tổng công ty BIC đạt khá cao và dao động trong khoảng 10,6% đến 16,1%,đồng thời có thể thấy được sự nỗ lực và cố gắng của cán bộ, nhân viên phụ trách nghiệp vụ bảo hiểmnày của công ty Qua đó cũng khẳng định được BIC Thăng
Long là một trong những công ty thành viên trụ cột ( ngoài BIC Hà Nội) của Tổng Công ty bảo hiểm BIDV.
2.3.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất ĐPHCTT là một trong những khâu then chốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy và mang tính chất bắt buộc liên quan đến NTGBH Mục đích của nghiệp vụ bảo hiểm cháy không chỉ là bồi thường hay ổn định tài chính cho NTGBH mà còn hạn chế các vụ cháy nổ xảy ra cũng như khắc phục hậu quả của chúng Thông qua việc thống kê tình hình tổn thất và giám định, bồi thường của các vụ cháy nổ; trên cơ sở đó tìm ra các nguyên nhân chủ yếu thường dẫn đến tổn thất, nghiên cứu và đề xuất những biện pháp hữu hiệu, khả thi nhằm giảm đến mức thấp nhất khả năng tổn thất có thể xảy ra, đó là một mặt của công tác ĐPHCT Đồng thời, BIC Thăng Long cũng phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC để phát động ý thức PCCC của các đơn vị thông qua tuyên truyền, tư vấn cho khách hàng những phương án phòng chống hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV ngay từ khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy đã quan tâm chú trọng tới công tác này Tổng Công ty đã xác định thực hiện tốt công tác này và đáp ứng được các mục tiêu mà doanh nghiệpđề ra cũng như giảm chi bồi thường, đáp ứng yêu cầu và tăng lòng tin đối với khách hàng. Đối với BIC Thăng Long, để biết được công ty có thực hiện tốt công tác chi ĐPHCTT hay không, chúng ta sẽ xem xét bảng số liệu sau:
Bảng2.6: Chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BICThăng Long (2010 - 2014 )
Doanh thu phí Triệu đồng 5.518 6.324 7.171 9.021 8.003
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIC Thăng Long)
Trên cơ sở số phí thu được hàng năm, BIC Thăng Long tiến hành trích lập quỹ ĐPHCTT dao động trong khoảng 0,6% - 0,8% so với tổng doanh thu phí Theo đó, quỹ được dùng vào các mục đích cụ thể như sau:
Chi hỗ trợ kinh phí: dùng để mua sắm các phương tiện PCCC như bình chữa cháy, còi báo cháy, chi phí luyện tập PCCC, chi thiết lập các biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc…
Đánh giá chung
BIC Thăng Long là một DNBH kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cho nên mục tiêu trước hết và quan trọng nhất là tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và lợi nhuận cao Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh quá trình tiến hành hoạt động từ khâu khai thác, khâu ĐPHCTT đến khâu giám định bồi thường. Kết quả của nghiệp vụ có tính chất quy ước và được xác định bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí Để đánh giá và phân tích được chính xác kết quả và hiệu quả hoạt động nghiệp vụ này, ta sẽ xem xét hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí như sau:
Doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC Thăng Long được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng2.9: Doanh thu phí gốc nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC Thăng Long (2010 – 2014)
Doanh thu phí bảo cháy và các rủi ro đặc biệt (triệu đồng)
Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc (triệu đồng)
Tỷ trọng phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt(%)
(Nguồn: Báo kết quả hoạt động kinh doanh BIC Thăng Long)
Qua bảng trên ta thấy, nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu doanh thu phí của BIC Thăng Long, luôn đứng top đầu cùng với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật và bảo hiểm xe cơ giới
Trong vòng 5 năm qua từ 2010 – 2014, doanh thu phí trung bình của nghiệp vụ đạt 7.207 triệu đồng so với doanh thu trung bình toàn công ty là 76.773 triệu đồng, tức là chiếm 9,387% Có được kết quả này, BIC Thăng Long đã không ngừng sử dụng và nâng cao hiệu quả các biện pháp khai thác, ngoài các biện pháp truyền thống như tuyên truyền quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; công ty còn tổ chức các cuộc gặp gỡvới khách hàng, hội nghị hội thảo, hướng dẫn khách hàng sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ và hạn chế tổn thất khi có cháy, nổ xảy ra Bên cạnh đó, BIC Thăng Long còn kết hợp linh hoạt giữa các kênh phân phối truyền thống như đại lý, môi giới với thế mạnh phát triển của Tổng công ty là kênh bancassurance Có thể nói, đây là những thành tích khả quan cho BIC Thăng Long trong quá trình triển khai nghiệp vụ này.
Tình hình chi của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC Thăng Long cũng được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng2.10: Tình hình chi nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt của
Chi bồi thường Triệu đồng 1.102 1.409 2.142 2.405 2.918 Chi khác Triệu đồng 1.376 1.390 1.572 1.706 1.879 Tổng chi Triệu đồng 2.478 2.799 3.714 4.111 4.797
(Nguồn: Báo kết quả hoạt động kinh doanh BIC Thăng Long)
Chi phí hoạt động cho nghiệp vụ bao gồm chi khai thác, chi hoa hồng cho đại lý hoặc môi giới, chi giao dịch; chi quảng cáo và tiếp thị, chi đánh giá rủi ro; chi ĐPHCTT, chi bồi thường và một số khoản chi khác Vì rất nhiều phát sinh khiếu nại, bồi thường nên các mức chi còn lại cũng bị ảnh hưởng nhiều Kết quả hoạt động kinh doanh bằng tổng thu trừ đi tổng chi, muốn đạt kết quả kinh doanh cao thì công ty cần phải giảm chi, ví dụ giảm chi phí trong việc quản lý, còn các khoản chi khác như chi bồi thường, chi ĐPHCTT khó có thể dự đoán được trước nên công ty cần phải đầu tư và đẩy mạnh hơn.
Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biêt tại BICThăng Long được thể hiện rõ qua bảng dưới đây:
Bảng2.11: Hiệu quả hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC Thăng Long (2010 – 2014)
Doanh thu phí Triệu đồng 5.518 6.324 7.171 9.021 8.003
Tổng chi phí Triệu đồng 2.478 3.599 5.714 4.211 4.397
Tỷ suất doanh lợi RP (LN/DT) % 55,09 43,09 20,32 53,32 45,06 Hiệu quả theo DT (HD) đồng/đồng 2,227 1,757 1,255 2,142 1,820 Hiệu quả theo LN (HL) đồng/đồng 1,227 0,757 0,255 1,142 0,820
(Nguồn: Báo kết quả hoạt động kinh doanh BIC Thăng Long)
Trong đó: tỷ suất doanh lợi RP = ( LN / DT ) x 100
Tỷ suất này cho biết 1 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.
Hiệu quả theo doanh thu = Doanh thu / Chi phí
Hiệu quả theo lợi nhuận = Lợi nhuận / Chi phí
Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận của BIC Thăng Long qua các năm có sự biến động lớn và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm lợi nhuận đạt 3.128 triệu đồng Đây được xem là một con số tương đối lớn
Năm 2010 lợi nhuận đã đạt 3.040 triệu đồng xấp xỉ lợi nhuận trung bình của 5 năm Trong năm 2011, 2012 lợi nhuận có xu hướng giảm mạnh Cụ thể, năm 2011, lợi nhuận đạt 2.725 triệu đồng, giảm nhẹ so với năm 2010 Nhưng đến năm 2012, lợi nhuận tụt xuống mức thấp nhất, chỉ còn 1.457 triệu đồng. Đặc biệt, trong năm 2013, lợi nhuận đạt mức kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây với con số 4.810 triệu đồng gấp 3,3 lần so năm 2012 Sở dĩ đây là năm có lợi nhuận cao như vậy là do doanh thu phí bảo hiểm gốc nghiệp vụ đã tăng gấp 1,26 lần so với năm 2012 nhưng tổng chi lại thấp hơn so với năm 2012 Nếu chỉ xét về doanh thu và chi phí bồi thường thì năm 2013 được đánh giá là năm kinh doanh hiệu quả của BIC Thăng Long.
Tỷ suất doanh lợi tương đối ổn định, hầu hết đều trên 40% ( ngoại trừ năm
2012 chỉ đạt 20,23%) Như vậy 1 đồng doanh thu thuần mà công ty khai thác được thì lợi nhuận chiếm tới trên 40%- một tỷ lệ khá cao đối với hoạt động KDBH Trong đó, năm 2013 là năm có sự thành công nổi bật trong hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm này với tỷ suất doanh lợi đạt 53,32% (tức là 1 đồng doanh thu thuần thì có tới 54,45% lợi nhuận).
Hiệu quả theo doanh thu bình quân mỗi năm là 1,840 đồng/đồng Con số này cho biết trung bình cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1,840 đồng doanh thu Hiệu quả theo doanh thu của công ty có xu hướng giảm mạnh từ năm 2010 dến năm
2012 Chỉ đến năm 2013, hiệu quả theo doanh thu mới bắt đầu tăng lên đến 2,142 đồng/đồng và năm 2014lại giảm còn 1.820 đồng/đồng Hiệu quả theo lợi nhuận trung bình mỗi năm đạt 0,840 đồng/đồng và được đánh giá là ở mức thấp.
Cũng trong thời gian vừa qua, BIC Thăng Long luôn dành một tỷ lệ phí nhất định trên số phí thu được trích cho khách hàng nhằm hỗ trợ khách hàng trong công tác ĐPHCTT Vì vậy, hoạt động KDBH nói chung, bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt nói riêng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Doanh thu và số HĐBH có tăng nhưng doanh thu còn ở mức thấp và số lượng hợp đồng thì còn khiêm tốn.
Hồ sơ bồi thường còn khá phức tạp, nhiều thủ túc, giấy tờ, qua nhiều cấp xét duyệt, đôi khi làm khách hàng phải đi lại nhiều và chuẩn bịinhiều loại thủ tục, giấy tờ Nhiều vụ giải quyết bồi thường còn chậm, quá trình xét duyệt hồ sơ bồi thường, trình lãnh đạo phê duyệt còn nhiềuithủ tục Đặc biệt là những vụ bồi thường trên phân cấp thì thời gian khách hàng phảiichờ là khá lâu.
Hoạt động của hệ thống đại lý còn kémihiệu quả, số lượng hợp đồng ký được chưa nhiều, tình hình nhân sự kinh doanh còn mỏng, chủ yếu là lãnh đạo chi nhánh và trưởng phòng khai thác là chính.
Nguyên nhân những mặt hạn chế
Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi roiđặc biệt là một trong những loại nghiệp vụ bảo hiểm khó và phức tạp, khi tham gia bảo hiểm, mức phí đóng khá lớn nên ít đơn vị tham gia, đồng thời nghiệp vụinày có mức độ rủi ro rất cao, đền bù lớn nên chưa được quan tâm chú trọng nhiều.
Quản trị rủi ro: BIC Thăng Long cùng chung tình trạng với các công ty bảo hiểm Việt Nam khác là quản trị các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh còn hạn chế Điều này là một nguy cơ không nhỏ ảnh hưởngiđến sự phát triền bền vững của công ty.
Các sản phẩm thay thế: sự thành lậpivà ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư phát triển và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã gây ra những áp lực cạnh tranh không cho cho nhữngiSPBH của công ty. Áp lực cạnh tranh: trong quá trình hội nhập bên cạnh những cơ hội là thách thức cạnh tranh rất lớn cho sự tồn tại và phát triển nghiệp vụ này của công ty Yếu tố cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm đãitrở nên ngày càng gay gắt, bên cạnh đó có những đối thủ cạnh tranh dùnginhững chính sách không lành mạnh làm cho thị trường bảo hiểm biến động phức tạp, ví dụ như hạ phí, tăng hoa hồng, tăng chi phí hỗ trợ đại lý, chi phí khai thác nhằm giành giật đạiilý…
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC
Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm cháy ở BIC
Ngày nay, khi mà nền kinh tế luôn có xuihướng hội nhập quốc tế, thị trường bảo hiểm cũng ngày một cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn Để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện khó khăn này, BIC nói chung và BIC Thăng Long nói riêng cần phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả cùng với sự nỗ lực hết mình thì mới có thể đứng vững trên thị trường
3.1.1 Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên
Con người là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của công ty nói chung và từnginghiệp vụ bảo hiểm nói riêng Chính vì thế, việc đào tạo cán bộ, nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ, nhân viên là điều hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt, đối với nghiệp vụ bảoihiểm cháy, tỷ lệ TBH cao bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống như xây dựng lắp đặt, hàng hóa vận chuyển nên trong quá trình triển khai nghiệp vụ sẽ nảy sinh các mối quan hệ giao dịch không chỉ với đối tác trong nước mà còn nước ngoài…Do đó, BIC nói chung và BIC Thăng Long nói riêng phải lưu ý những công tác sau :
Chính sách đãi ngộ hợp lý và tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc với những cán bộ nhân viên cóinăng lực giúp họ yên tâm làm việc, cống hiến hết khả năng của bản thân mình cho công ty Công ty cần thường xuyên quan tâm tới đời sống của cán bộ, nhân viên; hỗ trợ, động viên họ khi họ gặp biến cố, rủi ro; tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, những chuyến du lịchiđể gắn kết mối quan hệ, tình cảm giữa nhân viên với công ty cũng như giữa các nhân viên với nhau.
Thường xuyên tiến hành rà soát, xếp loại và đánh giá chất lượng đội ngũ nhân viên; phát động các cuộc thi đuaiđể phát huy khả năng, năng suất làm việc; sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực của họ.
Tiếp tục xây dựng mạng lưới hoạt động kinhidoanh, kênh phân phối đồng bộ, liên kết chặt chẽ với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, chuyên nghiệp để tăng khả năng khai thác cũng như phục vụ khách hàng, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng cơ chế đánh giá cán bộ cần có những khích lệ đối với những cán bộ nhân viên có năng lực, chuyên môn, luôn hoànithành các chỉ tiêu mà cấp trên, công ty giao cho Bên cạnh đó, công ty cũng cần đưa ra những lời cảnh báo đối với những cán bộ nhân viên không đáp ứng đượciyêu cầu làm việc cũng như không có năng lực và ý thức chấp hành quy định chung.
Tổ chức đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ và các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, kỹ năng đàm phán cho nhân viên kinh doanh tại các trung tâm đào tạo nghiệp vụ của hiệp hội bảo hiểm và nướcingoài để họ có thể khai thác được các hợp đồng lớn, mang lại lợi ích nhiều hơn cho công ty.
Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụ có tính chất đặc trưng riêng, khác với các nghiệpivụ bảo hiểm khác, nó liên quan tới kỹ thuật chuyên môn về PCCC Do đó BIC phải thường xuyên đề cử cán bộ đi học các lớp đào tạo của Phòng Cảnh sát PCCC, nhằminâng cao kiến thức về an toàn phòng cháy nổ Bên cạnh đó, BIC Thăng Long nên thường xuyên mời các chuyên gia về PCCC, mở các buổi họp mặt nói chuyện chuyên đề, giúp nhân viên trong công ty cập nhật nhanh chóng với các thông tin về cháy nổ.
3.1.2 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
Mạng lưới môi giới, đại lý là đội ngũ tuyên truyền trực tiếp, tư vấn cho khách hàng về SPBH, thực hiện từ khâu kí kết hợp đồng cho đến khâu chăm sóc phục vụ khách hàng, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía họivà là cầu nối giữa công ty với khách hàng, giúp công ty nâng cao được vị thế, uy tín của mình để từ đó chiếm lĩnh và giữ vững được thị phần.
Trong những năm qua, BIC Thăng Long đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với các đại lý, cộng tác viên như tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kĩ năng khai thác, chăm sóc khách hàng; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các lớp đào tạo ngắn hạn, chuyên sâu, nhằm đào tạo được đội ngũ các đại lý có trình độ Mặt khác, công ty còn tổ chức các chương trình giao lưu, các buổi thảo luận để cho các đại lý, cộng tác viên có thể trau dồi kinh nghiệmihọc hỏi lẫn nhau Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất đối với các đại lý bảo hiểm nhằm quan sát xem đại lý có hiểu đúng, hiểu đủ và tư vấn chính xácicho khách hàng hay không; đồng thời giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của đại lý khi bán SPBH của công ty, hạn chế tình trạng trục lợi.
Tuy nhiên, để mở rộng mạng lưới ra thị trường hơn nữa thì, công ty cần có những chính sách hoa hồng tốt hơn Thực chất đây cũng là một trong những chính sách lôi kéo những đại lý, cộng tác viên giỏi và giữ chân họ ở lại với công ty.
Công ty tận dụng vốn lợi thế mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng BIDV thông qua việc triển khai hợp tác với các chi nhánh của BIDV Bên cạnh đó, công ty cũng có một nguồn khách hàngitiềm năng sẵn có do BIDV giới thiệu, họ hầu hết là những khách hàng có tiềm lực nên rất có lợi thế trong chi phí khai thác và có năng lực tài chính để chi trả PBH khi đã được ngân hàng sang lọc Đây là một lợi thế mà không phải công ty bảo hiểminào cũng có.
3.1.3 Tăng cường công tác khách hàng
Duy trì nhóm khách hàng hiện có: duy trì, củng cố và luôn luôn tạo niềm tin đối với khách hàng trước, trong và sau khi ký kết hợp đồng
Khi tiếp cận, tiếp xúc với khách hàng, nhân viên khai thác cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, thể hiện được phong cách làmiviệc chuyên nghiệp Bên cạnh đó,cần phải có thái độ tôn trọng khách hàng, lịch sự, thân thiện, hòa nhã, tận tình… để tạo hiệu ứng tốt đối với khách hàng.
Giải đáp chính xác, đầy đủ, nhanh chóng những thắc mắc của khách hàng thông qua điện thoại, internet hayitư vấn trực tiếp để họ an tâm hơn, hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ Tránh trường hợp né tránh câu hỏi, có việc thể hiệnithái độ khó chịu với sự phàn nàn của khách hàng…
Kiến nghị
3.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm, nhiều công ty bảo hiểm hoạt động khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn bao giờ hết, cùngivới đó là việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH Vì vậy, ở tầm vĩ mô, Nhà nước phải đứng ra quản lý với những chính sách phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm cháy nói riêngiphát triển theo đúng xu hướng, tiềm năng của nó.
Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động KDBH cháy, tạo sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các DNBH cũng nhưibảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm; nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động KDBH cháy; đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển thị trường bảo hiểm cháy trong nền kinh tế thị trường Việc hoàn thiện môi trường pháp lý, trước hết là hoàn thiện và bổ sung các quy định phù hợp với tập quán KDBH cháy, điều kiện thực tiễn của Việt Nam, mục tiêu và định hướng phát triểnithị trường Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng một cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu việc thực hiện trên thực tế nhằm xác lập, duy trì một thị trường cạnh tranh hiệuiquả, lành mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững Cụ thể, Nhà nước cần phải :
Nâng cao chất lượng của Cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động KDBH
Hiện nay, trước tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường và những yêu cầu về quản lý đặt ra, Nhà nước cần tăng cường và bổisung lực lượng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về hoạt động KDBH; đồng thời với việc đào tạo và đào tạo lại các cán bộ về KDBH theo cơ chế thị trườnginhằm đáp ứng với nhu cầu mới của thị trường.
Thứ hai, song song với việc nâng cao năng lực quản lý, Bộ Tài chính cần có những chỉ đạo cụ thể nhằm thúc đẩy thịitrường: kiến nghị với Chính phủ có những giải pháp đồng bộ giữa các ngành nhằm nâng cao tỷ trọng nghiệp vụ bảo hiểm cháy trên tổng kim ngạch bảo hiểm hằng năm; phối hợp cùng vớiicác Bộ, các UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện triệt để Nghị quyết 13/2002/NQ-CP của Chính phủ
Cụ thể Nhà nước cần có chiến lược, định hướng phù hợp trong phát triển thị trường bảo hiếm cháy, trước hết là chiến lược và chính sách hội nhập Đó là cần xác định lộ trình hội nhập và mở cửa thị trường bảo hiểm cháy Tiếp theo, Nhà nước cần phải có chính sách phù hợp nhằm khuyếnikhích, phát triển thị trường bảo hiểm cháy, đặc biệt lưu ý những điểm sau: Đối với vấn đề đại lý, do hoạt động đại lý bảo hiểm cháy có những điểm khác biệt đối với đại lý thương mại nói chung nên Nhà nước cầnicó những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về tiêu chuẩn, điều kiện, đào tạo, sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm cháy Đặc biệt để tiêu chuẩn hóa đội ngũ bảo hiểm cháy của Việt Nam ngang tầm với tiêu chuẩn của khu vựcivà quốc tế, Nhà nước cần quy định rõ nội dung đào tạo, đồng thời tiến hành tổ chức thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề đại lý.
Thực tế, để có được một HĐBH, đại lý bảo hiểm cháy phải tốn khá nhiều chi phí như chi phí đi lại, tiếp thị…Do đó, khi xác định thuếithu nhập cho đại lý cũng cần có cách tính phù hợp Cụ thể, Nhà nước nên thay đổi chính sách thuế áp dụng đối với thu nhập của đại lý bảoihiểm cháy theo hướnginhư sau: thu nhập của đại lý đang chịu sự điều tiết của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần được chịu sự điều tiết Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối vớiingười có thu nhập cao số 35/2001/PL- UBTVQH10 đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành ngày 19/05/2000 Như vậy, một mặt nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước được đảm bảo, mặt khác khắc phục được những nhược điểm, những chỗ chưa hợp lý; đồng thời góp phần giảm tỷ lệ đại lý nghỉ việc trong các công ty bảo hiểm nhằm tăngithêm năng lực tiếp cận và tiếp thị đối với khách hàng tiềm năng giúp các công ty bảo hiểm có thể thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu bảo hiểm cháy.
3.2.2 Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Khi thị trường bảo hiểm trong nước ngày một phát triển thì hiện tượng “phá rào” của các DNBH là điều không thể tránh khỏi Nhằm giảm thiểu những thiệt hại không đáng có, để hoạt động KDBH hoạt động lànhimạnh, có khuôn khổ cho phép thì cần có một tổ chức trung gian đứng ra, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc định hướng sự phát triển của thị trường Hiện tại ở thị trường Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm đã và đangiđảm nhiệm tương đối tốt vai trò đó Thời gian tới, vai trò của Hiệp hội cần phải được nâng cao, tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên trong Hiệp hội, duy trì môi trườngicạnh tranh đúng nghĩa.
Trong thời gian vừa qua, các DNBH trong Hiệp hội đã có một số hợp tác nhất định như ký kết các thỏa thuận bảo hiểm, duy trìimôi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ hợp tác còn hạn hẹp, chưa được chặt chẽ Trong thời gian tới, cần mở rộng phạm vi hợp tác trên nhiềuilĩnh vực ví dụ như thiết lập một hệ thống thông tin toàn thị trường nhằm làm cơ sở đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm, hệ thống phân tích và kiểm soát tổn thất, hợpitác trong việc đồng bảo hiểm, TBH, trợ giúp kỹ thuật, đào tạo để có thể nâng cao năng lực cho các thành viên Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng cần phải xây dựng cơ chế kiểmisoát trong việc thực hiện các thỏa thuận giữa các hội viên Ngoài ra, trong việc đề ra các quy tắc cho hoạt động bảo hiểm, Hiệp hội cần nhạy bén, linh hoạt hơn, phối hợpivới Cơ quan quản lý Nhà nước thực thi những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực
3.2.3 Đối với Tổng công ty BIC
BIC cần phải xây dưng, phát triển mạng lưới và chi nhánh hoạt động kinh doanh, kênh phân phối đồng bộ Qua cácinăm, số lượng công ty thành viên và Phòng kinh doanh đều tăng, để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì công ty cũng không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động của mình, từ nội thành Hà Nội cho đến các tỉnh thành lân cận, nhằm quảng bá, đưa thươngihiệu của công ty đến rộng rãi với người dân hơn.
BIC cần tăng cường sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho các công ty con về cơ sở vật chất, chính sách linh hoạt phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực; thường xuyên tổ chức các buổi traning, đào tạo cán bộikhai thác viên tạo sự đồng bộ, chuyên nghiệp và có tác phongilàm việc tốt Trong quá trình đi khảo sát thực tế tại các công ty thành viên, các phòng ban, BIC cũng cần phải nắm bắt được rõ tình hình hoạt động kinh doanh thực tế, những điểm hạn chế, tồn đọng và đưa ra được phương hướng giải quyết tối ưu nhất của từng công ty, trong đó có BIC Thăng Long
Xây dựng và phát huy hơn nữa bản sắc văn hoá công ty, giá trị thương hiệu và đạo đức kinh doanh Đưa văn hoá và thương hiệu BIC vào từng SPBH cung cấp trên thị trường để tạo ra sự khác biệt vượt trội các đối thủ cạnh tranh Xây dựng các công cụ cạnh tranh lành mạnh theo tính đặc thù của từng nghiệp vụ và phù hợp với từng phân khúc thị trường và khu vực địa lý.
Quán triệt đến từng phòng ban, từng công ty thành viên về vấn đề cạnh tranh lành mạnh; đảm bảo các HĐBH cháy và các rủi ro đặc biệt phải có các điều khoản đúng, phù hợp với quy định của BTC về việc triển khai nghiệp vụ này
Trong công tác đầu tư, đổi mới, BIC cần chú trọng hơn nữa tới việc nâng cấp hệ thống thông tin, đưa công nghệ thông tin trở thành công cụ quản lý cạnh tranh thực sự.
Theo thông điệp của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV, ông nói rằng: “Năm 2014, nền kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng đón nhận nhiều tín hiệu vui Với điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu, sự khởi sắc của thị trường chứng khoán, giải ngân đầu tư công và vốn ODA đạt mức khá…mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng hợp lý của Chính phủ về cơ bản đã đạt được Điều này đã tác động tích cực tới thị trường bảo hiểm Sau 4 năm liên tục tăng trưởng giảm, năm 2014 là năm thị trường hồi phục khỏi “đáy” của năm 2013 và bắt đầu hứa hẹn đà tăng trưởng khá trong các năm tiếp theo.” BIC nói chung và BIC Thăng Long nói riêng, 2014 là một năm “bận rộn” với nhiều hoạt động và thay đổi quan trọng Qua quá trình phân tích ở trên, cho thấy hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại BIC Thăng Long đang ngày một khả quan hơn Điều đó không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng của các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh mà còn BIC Thăng Long còn khẳng định được sự đóng góp của nghiệp vụ này đối với sự phát triển Tổng công ty Mặt khác, bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt là một nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn, hứa hẹn trong tương lai sẽ là một nghiệp vụ bảo hiểm rất được chú trọng khai thác của các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ Chính vì thế, việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này đang là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với BIC Thăng Long trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay Trên cơ sở đã có những lợi thế riêng của mình, công ty cũng cần phải tìm ra hướng đi phù hợp và hiệu quả, hoàn thiện những quy tắc và chuẩn mực của bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt; có sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các khâu khai thác, ĐPHCTT, giám định bồi thường, quảng cáo, TBH, công tác phòng chống trục lợi… từ đó đưa nghiệp vụ bảo hiểm này lên một tầm cao mới, đạt được những thành tích xứng đáng trong thời gian tới.
Chuyên đề này đã hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt trong điều kiện thực tiễn tại công ty bảo hiểm BIC Thăng Long Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cơ bản, phù hợp với đặc tính của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm còn khá tiềm năng này.