TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ THU – CHI QUỸ BHXH
Tổng quan về BHXH
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của BHXH
Con người sinh ra ai cũng có nhiều nhu cầu khác nhau nhưng nhu cầu ăn, mặc, ở…đảm bảo điều kiện sống là tối thiểu nhất Để đảm bảo nhu cầu này họ phải lao động kiếm sống bằng mọi cách, phải lao động để làm ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu bản thân Những nhu cầu này ngày càng hoàn thiện và đầy đủ hơn cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Bắt đầu từ khi cuộc cách mạng khoa học lần I ra đời có những làn sóng người lao động nông thôn di cư ra thành phố kiếm sống và khi nền sản xuất hàng hóa phát triển thì làn sóng này càng gia tăng Trong quá trình lao động, những mấu thuẫn giữa giới chủ và thợ đã phát sinh như: lương thấp, giờ làm cao hay khi ốm đau lại không được trả lương…
Cường độ lao động cao dẫn đến sức khỏe của công nhân giảm sút, họ không tìm được biện pháp khắc phục khi ốm đau, bệnh tật, khi rủi ro biến cố liên quan đến quá trình lao động làm nảy sinh mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ mà suy cho cùng đều lien quan đến lợi ích kinh tế Hàng loạt cuộc đấu tranh đòi giới chủ tăng lương giảm giờ làm…có cuộc đấu tranh diễn ra kéo dài hàng chục năm, mạnh mẽ nhất là ở châu Âu và Bắc Mỹ Trước tình hình đó chính phủ phải đứng ra can thiệp nhưng không có kết quả và những yêu cầu của người lao động không được chấp nhận dẫn đến việc đấu tranh lên đến đỉnh điểm ở Mỹ, Anh, Đức… Công nhân đập phá máy móc, bãi công ở khắp mọi nơi buộc chính phủ phải đưa ra giải pháp:
Yêu cầu cả giới chủ và giới thợ trích một phần lương của mình, một phần quỹ lương và một phần lợi nhuận để hình thành một quỹ lương.
Chính phủ cam kết trích một phần ngân sách vào quỹ lương này.
Dùng quỹ trợ cấp cho người lao động ốm đau, hưu trí, sinh đẻ
Biện pháp này được cả giới chủ và giới thợ chấp nhận, trên góc độ lợi ích kinh tế của các bên đều được đảm bảo Giải pháp này được xem là bảo hiểm xã hội(BHXH).
Người lao động yên tâm gắn bó với công việc khiến năng suất lao động tăng cao.
Người chủ sử dụng lao động không cần phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để giải quyết hậu quả.
Nhà nước hỗ trợ bằng ngân sách sẽ làm giảm mức đóng góp BHXH.
Người lao động không biểu tình, đấu tranh đối với chính trị xã hội sẽ ổn định, quan hệ lao động hài hòa và kinh tế phát triển.
BHXH sau khi ra đời đã nhanh chóng phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Đạo luật đầu tiên về BHXH ra đời ở Cộng hòa liên bang Đức (1858) sau đó là hàng loạt các nước châu Âu như ANH, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ…
Trong thời kỳ đầu triển khai BHXH thì các nước trên thế giới chủ yếu áp dụng với đối tượng làm công ăn lương do xuất phát từ nhu cầu thực sự khách quan của họ Mặt khác, những người làm công ăn lương có mức thu nhập tương đối ổn định và là khá cao nên khả năng tham gia đóng góp vào BHXH là rất thực tế Trong thời kỳ đầu triển khai, khi nhận thức của người dân về BHXH mới chỉ ở mức sơ khai thì việc áp dụng với những người làm công ăn lương là cơ sở, tiền đề cho việc tuyên truyền sâu rộng Hơn nữa, những người làm công ăn lương có quan hệ với giới chủ sẽ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ rủi ro giữa những NSDLĐ và NLĐ cũng như dễ dàng hơn cho việ cquarn lý của Nhà nước.
Năm 1961, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định NĐ 218/CP về điều lệ BHXH Việt Nam Năm 1992, nghị định về bảo hiểm y tế (BHYT) lần đầu tiên ra đời được gọi là Nghị định NĐ 219/CP.Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định
NĐ 43/CP về BHXH để phù hợp với cơ chế mới Năm 1994, bộ Luật Lao Động Việt Nam ra đời có một chương về BHXH Năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định NĐ 12/CP về điều lệ BHXH Việt Nam Năm 1998, Nghị định NĐ 58/CP về bảo hiểm y tế (BHYT) là sự hoàn thiện của NĐ 219/CP.
Năm 2002, thủ tướng chính phủ ký quyết định sáp nhập BHYT vào BHXH.Năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam ban hành luật BHXH Trong bộ luật này Quốc hội có phê chuẩn cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, ngoài ra còn có một chương về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
1.1.2 Khái niệm và bản chất của BHXH
Có nhiều khái niệm được đưa ra về BHXH
Theo quan điểm dưới góc độ tài chính: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính giữa các bên tham gia bảo hiểm theo quy định pháp luật về BHXH Quan điểm này có hạn chế là không nói rõ cơ chế san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính.
Theo quan điểm dưới góc độ pháp lý: BHXH là chế độ pháp định bảo vệ người lao động (NLĐ) và gia đình họ thông qua sử dụng tiền đóng góp của NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ), và được nhà nước tài trợ nhằm trợ cấp vật chất cho NLĐ tham gia BHXH và gia đình họ khi NLĐ gặp rủi ro (RR) hoặc sự kiện bảo hiểm (BH).
Theo khái niệm chung: BHXH là tổng thể các mối quan hệ giữa nhà nước, NLĐ , NSDLĐ, là sự đảm bảo thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việ clafm trên cơ sở hình thành một quỹ tiền tệ tập trung, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của NLĐ và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan, đa dạng khi nền kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xă hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt trên cơ sở sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người”.
(Tuyên ngôn nhân quyền 10/2/1948 của Liên hợp quốc)
BHXH ra đời là khách quan, do thực tế cuộc sống của NLĐ đòi hỏi.
Những rủi ro và sự kiện BHXH dẫn tới NLĐ bị giảm hoặc mất thu nhập thường bao gồm: ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN), thai sản…
Tất cả các rủi ro, sự kiện bảo hiểm lien quan đến NLĐ thường phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian nên khi triển khai BHXH cần tính đến yếu tố này, đặc biệt là khâu quản lí thu chi nguồn quỹ BHXH.
Qũy BHXH
Chế độ trợ cấp thất nghiệp
Chế độ hỗ trợ học nghề
Chế độ hỗ trợ tìm việc làm
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống BHXH nói chung hay từng chế độ BHXH nói riêng luôn đòi hỏi rất lớn từ thực tiễn Sự đòi hỏi đầu tiên là từ phía NLĐ, nó hoàn toàn khách quan và không ai áp đặt ý muốn chủ quan vào đó được.
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm quỹ BHXH
Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ độc lập, tập trung, nằm ngoài ngân sách nhà nước. Qũy BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đống goáp bằng tiền của các bên tham gia BHXH nhằm mục đích chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.
Quỹ BHXH ra đời, tồn tại và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống.
Hoạt động của quỹ BHXH không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Nguyên tắc quản lý quỹ là cân bằng thu – chi.
Qũy BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung lớn, tồn tại trong thời gian dài, luôn vận động biến đổi và có số dư tạm thời nhàn rỗi lớn.
Phân phối quỹ vừa mang tính chất hoàn trả, vừa mang tính chất không hoàn trả.
Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính bảo hiểm xã hội (TCBHXH).
Sự ra đời, tồn tại, phát triển của quỹ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế
- xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước.
1.2.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH
Theo Điều 88, Mục 1, Chương VI Luật BHXH Việt Nam năm 2006 quy định, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXHBB) gồm:
NSDLĐ đóng theo quy định tại Điều 92 của Luật này.
NLĐ đóng theo quy định tại Điều 91 của Luật này.
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
Hỗ trợ của Nhà nước.
Các nguồn thu hợp pháp khác.
Theo Điều 98, Mục 2, Chương VI Luật BHXH Việt Nam năm 2006 quy định, nguồn hình thành quỹ BHXH tự nguyện:
NLĐ đóng theo quy định tại Điều 100 của Luật này.
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
Hỗ trợ của Nhà nước.
Các nguồn thu hợp pháp khác.
Theo Điều 102, Mục 3, Chương VI Luật BHXH Việt Nam năm 2006 quy định, nguồn hình thành quỹ BHXH thất nghiệp:
NLĐ đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN.
NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN.
Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ.
Các nguồn thu hợp pháp khác.
Khoản đóng góp của NLĐ và NSDLĐ là khoản đóng góp đóng vai trò chủ yếu và quyết định độ lớn của quỹ BHXH Tiền lương là cơ sở chủ yếu để xác định mức đóng góp BHXH, nguyên nhân:
Đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ, thu nhập của NLĐ chủ yếu biểu hiện ở tiền lương, tiền công.
Đối tượng tham gia BHXH là NLĐ ở các lĩnh vực, ngành nghề, địa phương được trả lương định kỳ, tiền lương mang tính chất xã hội cao đảm bảo tính cân bằng giữa các loại lao động, vùng miền.
Tiền lương, tiền công ngày càng tăng do ảnh hưởng của lạm phát và năng suất lao động tăng lên Đóng BHXH dựa trên tiền lương sẽ đảm bảo cân bằng hài hòa giữa đóng và hưởng cho NLĐ, NSDLĐ ở tất cả các ngành.
Nhà nước có hệ thống bảng lương dựa trên nghiên cứu tính toán có cơ sở khoa học và thực tiễn, khi trả lương thì các tổ chức, doanh nghiệp có tham chiếu bảng lương.
Chế độ hưu trí chiếm phần lớn trong tổng chi của BHXH, lương thay đổi thì trợ cấp hưu trí cũng được điều chỉnh phù hợp.
1.2.3 Mục đích sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH hình thành và sử dụng cho nhiều mục đích: chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH, chi phí cho bộ máy quản lý, chi đầu tư tăng trưởng quỹ và chi dự phòng.
Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH: là khoản chi quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất nhằm thực hiện các chế độ trợ cấp BHXH được thực hiện ở các nước, khoản chi lớn nhất thường là chi cho chế độ trợ cấp hưu trí.
Chi phí cho bộ máy quản lý: là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý của cơ quan BHXH gồm các khoản chi lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ, nhân viên; chi quản lý hành chính…
Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH: khoản chi này thường lấy từ khoản chênh lệch thu – chi quỹ BHXH và từ lợi nhuận đầu tư quỹ bao gồm các chi phí để thực hiện đầu tư.
Chi đầu tư buộc phải được quản lý riêng, chặt chẽ và nghiêm ngặt Nguyên tắc đầu tư quỹ là an toàn, sinh lời, đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, vì lợi ích xã hội Chi đầu tư bắt buộc phải đầu tư phần lớn vào trái phiếu chính phủ do độ an toàn, đầu tư vào các thị trường tài chính trong nước với sự bảo lãnh của chính phủ hoặc mở rộng ra nước ngoài.
Chi dự phòng: là khoản chi được trích lập hàng năm trên tổng số chi theo một tỷ lệ nhất định nhằm đề phòng và ứng phó với những rủi ro và các chi phí có lien quan dự kiến có thể xảy ra trong quá trình chi trả các chế độ.
Quá trình sử dụng quỹ BHXH phụ thuộc vào phương thức thành lập quỹBHXH Qũy BHXH được hình thành theo 2 loại: ngắn hạn và dài hạn Qũy BHXH ngắn hạn chi cho các chế độ: Trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN Qũy BHXH dài hạn để chi trả cho chế độ: hưu trí, tử tuất.
Quản lý thu - chi quỹ BHXH
1.3.1 Các nguyên tắc quản lý của BHXH
1.3.1.1 Nguyên tắc quản lý thu
Thu đúng đối tượng, đúng mức, đúng cơ sở tiền công tiền lương, đúng thời gian quy định Đối tượng đóng BHXH bắt buộc là mọi NLĐ có hợp đồng lao động hoặc giao kết lao động theo quy định, việc xác định đúng đối tượng và mức tiền công tiền lương làm căn cứ đóng là cơ sở quan trọng của thu đúng.
Thu đủ số người thuộc diện tham gia và số tiền phải đóng BHXH của họ.
Thu kịp thời về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền lương, tiền công mà những quan hệ ấy thuộc đối tượng, phạm vi tham gia BHXH.
Thu BHXH một cách tập trung, thống nhất, công bằng, công khai Nguyên tắc này được hiểu là việc tham gia BHXH của NLĐ, NSDLĐ phải đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế, các đơn vị tham gia BHXH phải minh bạch số lao động và mức tiền lương, tiền công
Thu an toàn, hiệu quả Tiền thu BHXH phải được quản lý theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và sử dụng đúng mục đích.
1.3.1.2 Nguyên tắc quản lý chi
Chi BHXH là một hoạt động phức tạp có liên quan đến sự ổn định và phát triển của hệ thống BHXH Chính vì vậy hoạt động chi trả phải được thực hiện nhất quán theo một số nguyên tắc.
Nguyên tắc quan trọng nhất bao trùm toàn bộ hoạt động thu - chi quỹ BHXH là cân đối thu - chi Mức đóng BHXH phải cân bằng với mức hưởng, cân bằng với nhu cầu BHXH và được điều chỉnh sao cho hợp lý nhất Từ đó, xác định mức phí đóng BHXH theo công thức:
-F1: Phí thuần túy trợ cấp BHXH
-F2: Phí dự phòng( bù đắp sự trượt giá của đồng tiền)
-F3: Phí quản lý(phí duy trì bộ máy quản lý)
Nguyên tắc thứ hai, chi đúng đối tượng, đúng mục đích, chi kịp thời Đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH thường rất phức tạp và đa dạng nên công tác chi trả cần chú trọng từ khâu kiểm tra kiểm soát đối tượng hưởng, kiểm tra chặt chẽ điều kiện hưởng Đảm bảo được sự thường xuyên liên tục theo dõi các biến động tăng giảm đối tượng hưởng và số tiền chi trả Ngoài ra, bản chất của BHXH là san sẻ rủi ro tài chính, việc này cần được tiến hành kịp thời ngay khi NLĐ gặp khó khăn, chi trả nhanh chóng, kịp thời là nguyên tắc cơ bản để giữ vững niềm tin của NLĐ đối với ngành và đảm bảo quyền lợi của họ.
Nguyên tắc chi an toàn Chi trực tiếp phải đảm bảo an toàn tiền mặt, đảm bảo nguyên tắc thanh khoản.
Chi đảm bảo đúng pháp luật, đúng các quy định, đúng chế độ hạch toán thống kê hiện hành của Nhà nước Khi tiến hành chi phải đảm bảo có chứng từ hợp lệ khi thanh quyết toán Thực hiện các báo cáo theo mẫu thống nhất, lập dự toán chi trả theo quy định lập dự toán NSNN Việc lập và xét duyệt dự toán, cơ quan BHXH thực hiện theo ba cấp: BHXH Việt Nam, cơ quan BHXH cấp tỉnh, cơ quan BHXH cấp huyện.
1.3.2 Quản lý thu quỹ BHXH
Tổ chức BHXH muốn tồn tại và phát triển phải có tài chính riêng để chi dùng cho công tác thực hiện chính sách, chế độ Chính vì vậy, thu BHXH là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của BHXH ở bất kì quốc gia nào.
Thu BHXH, BHYT, BHTN được hiểu là việc Nhà nước dung quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức phí quy định hoặc cho phép những đối tượng tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với mức thu nhập của mình Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm việc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN và hoạt động của các tổ chức sự nghiệp BHXH
( Nguồn: Giáo trình Quản trị BHXH, trang 78 Nhà xuất bản Lao động – xã hội, năm 2012 ).
Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH, BHYT, BHTN Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN
(Nguồn: Giáo trình Bảo hiểm xã hội, trang 14 Nhà xuất bản Lao động – xã hội, năm 2012).
Quản lý thu BHXH có một số vai trò như sau:
Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH
Đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả
Kiểm tra đánh giá hoạt động thu BHXH
Nắm được số thu BHXH để đảm bảo cân đối thu – chi quỹ BHXH
Bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH
Tham gia vào hoạt động của thị trường tài chính
1.3.2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH Đối tượng tham gia BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ được quy định cụ thể tại Điều 2, Chương I, Luật BHXH Việt Nam 2006 Nguồn thu từ NLĐ, NSDLĐ và phần đóng góp của họ là quan trọng, chủ yếu và cơ bản nhất của hoạt động của hoạt động thu quỹ BHXH Đây cũng là quy trình khó khăn và phức tạp do đối tượng tham gia BHXH rất rộng và phân tán khó quản lý.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên Cán bộ, công chức, viên chức Công nhân quốc phòng, công an nhân dân Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã có đóng BHXH.
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp…
Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 đến 36 tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4, Điều 2, Chương I, Luật BHXH Việt Nam 2006.
Người sử dụng lao động tham gia BHTN là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2, Điều 2, Chương I, Luật BHXH Việt nam 2006 có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1, Điều 2, Chương I, Luật BHXH Việt Nam 2006.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH.
Khái quát về BHXH huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa
2.2.1 Sự hình thành và phát triển
Thạch Thành là một huyện miền núi phía Bắc tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 558,11 km2 bao gồm 26 xã và 2 thị trấn Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, ngoài ra công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng được chú trọng.
Trong những năm qua nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng với những định hướng phát triển đúng đắn mà tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được nhiều thạnh tựu Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành quyết tâm xây dựng phát triển kinh tế dựa trên những tiềm năng sẵn có, ổn định chính trị xã hội tại địa phương và cải thiện đời sống nhân dân một cách toàn diện
Trong tình hình đó, nhận thức của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu tham gia BHXH cũng được tăng lên đáng kể.
BHXH huyện Thạch Thành là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1995 dựa trên cơ sở quyết định số 138/QĐ - TCCB.
Cơ quan BHXH huyện Thạch Thành nằm trên địa phận thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, nằm trên đường đi của quốc lộ 45 nối huyện Thạch Thành với các huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc…Vị trí này giúp thuận lợi hơn trong mối liên hệ giữa cơ quan BHXH huyện Thạch Thành với các cơ quan BHXH khác trong tỉnh.
Qua 20 năm hoạt động, BHXH huyện Thạch Thành luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do BHXH tỉnh Thanh Hóa giao phó và đạt được nhiều thành tích cao, vinh dự đạt được nhiều giấy khen, bằng khen của cả tập thể và cá nhân.
Các danh hiệu tập thể:
6 giấy khen của BHXH tỉnh Thanh Hóa
1 bằng khen của Tỉnh ủy
2 bằng khen của BHXH Việt Nam
Các danh hiệu cá nhân:
7 giấy khen của BHXH tỉnh
2 giấy khen của Huyện ủy
1 bằng khen của Tỉnh ủy
2 bằng khen của BHXH Việt Nam
2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Thạch Thành được tổ chức phân công nhiệm vụ, quyền hạn theo các cấp từ trên xuống dưới: Đứng đầu là Giám đốc BHXH huyện với vai trò lãnh đạo và quản lý toàn bộ nhân viên trong cơ quan đồng thời triển khai, đôn đốc nhân viên thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ đúng theo chức năng được phân công
Phó Giám đốc có vai trò giúp đỡ Giám đốc thực hiện các chức năng quản lý, lãnh đạo, triển khai các kế hoạch được phân công cũng như đôn đốc nhân viên thực hiện các nhiệm vụ theo đúng tiến độ được giao.
Bộ phận cán sự, chuyên viên của BHXH huyện có nhiệm vụ thực hiện một công việc nhất lực theo năng lực được cấp trên giao phó thuộc chức năng và quyền hạn của BHXH.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội huyện Thạch Thành
( Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Thạch Thành )
Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ tham gia BHXH của người tham gia BHXH chuyển cho bộ phận thu, hướng dẫn những thủ tục hồ sơ, trả lời những thắc mắc của người tham gia có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH.
Phòng thu bảo hiểm có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu đối với các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật Ngoài ra còn tổ chức khai thác đối tượng, thực hiện các đề án kế hoạch được duyệt và các đề án BHXH tự nguyện cũng như quản lý đối tượng tham gia Lập kế hoạch thu BHXH hàng tháng, quý, năm và báo cáo tình hình thu định kỳ cho BHXH tỉnh.
Phòng kế toán chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chi trả các chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phụ chồi sức khỏe, lập kế hoạch chi trả hàng tháng và lập cũng như quản lý chứng từ sổ sách chi.
Phòng chế độ chính sách
Phòng thủ quỹ và cấp sổ, thẻ BHYT Giám đốc
Phòng chế độ chính sách giúp Giám đốc quản lý toàn bộ các chế độ BHXH và tổ chức thực hiện các chế độ trên địa bàn huyện đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật, lập hồ sơ hưởng các chế độ BHXH Tổ chức cấp giấy chứng nhận cho người hưởng trợ cấp BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện hàng tháng Quản lý đối tượng hưởng và mức trợ cấp BHXH hàng tháng theo từng chế độ Lập danh sách đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện hàng tháng, in danh sách chi trả chuyển cho phòng tài chính Trả lời đơn thư về chế độ, chính sách, phối hợp với các phòng ban để giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến các chế độ, chính sách BHXH theo quy định.
Phòng thủ quỹ và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT quản lý việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia Thực hiện việc giao nhận tiền, kết hợp với bộ phận kế toán chi trả cho các chế độ BHXH, chi cho bộ máy quản lý.
Phòng hành chính thực hiện các công việc đóng dấu, sắp xếp lưu trữ hồ sơ, giấy tờ.
Năm 2014 vừa qua, BHXH huyện Thạch Thành đã cấp mới 138 sổ BHXH cho các đối tượng tham gia, trong đó có 120 sổ là cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, 18 sổ cho các đối tượng BHXH tự nguyện Không có trường hợp cấp lại sổ BHXH.
BHXH huyện Thạch Thành đã cấp 135.921 thẻ BHYT trong đó có cấp mới 87.461 thẻ và 48.460 thẻ cấp lại BHXH huyện luôn đảm bảo cấp đúng và đủ sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia theo quy định.
2.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động
Nền kinh tế địa phương phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và tham gia các loại hình BHXH từ đó tăng thu cho các cơ quan BHXH, thỏa mãn nguyên tắc “số đông bù số ít” của BHXH.
Thực trạng quản lý thu quỹ BHXH ở BHXH huyện Thạch Thành
Giai đoạn 1995 – 2002, chính sách BHXH được điều chỉnh bằng điều lệ BHXH kèm Nghị định NĐ 12/CP ngày 26/01/1995 và 45/CP ngày 25/07/1995 của Chính phủ.
Từ sau năm 2003 đến nay đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách BHXH để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại Nghị định 01/2003/NĐ - CP ngày09/01/2003 về sửa đổi bổ sung một số điều lệ BHXH ban hành kèm NĐ 12/CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2003 theo đó đối tượng BHXH được mở rộng, số đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng Hiện nay, văn bản quy định hiện hành về thu
BHXH được quy định cụ thể tại Luật BHXH số 71/2006 cùng với các văn bản kèm theo.
Trên địa bàn huyện Thạch Thành, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp với một huyện miền núi nên số lượng đơn vị sử dụng lao động cũng như số lao động ít, phân tán và khó quản lý, kiểm soát.
Kể từ 01/01/2014, tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của NLĐ là 8% lương, NSDLĐ là 18% tổng quỹ lương trong đó phân bổ cho quỹ hưu trí, tử tuất là 22% còn các quỹ ngắn hạn (ốm đau thai sản, TNLĐ - BNN) là 4%.
Phần lớn NSDLĐ là các doanh nghiệp sản xuất nuôi trồng nên thực hiện trả tiền công, tiền lương cho NLĐ theo mùa vụ hoặc chu kì quý hoặc 6 tháng/lần nhưng phải có phương án sản xuất và phương án trả lương cho NLĐ để cơ quan BHXH có căn cứ để lập phương án thu.
Các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân thuê mướn dưới 10 lao động vẫn có thể tiến hành nộp BHXH cho NLĐ nhưng cần đăng kí và phải được cơ quan BHXH chấp nhận.
2.2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là sử dụng biện pháp nghiệp vụ để thống kê, theo dõi tình hình biến động các đối tượng tham gia BHXH theo thời gian và không gian
Bảng 2.1: Số lao động tham gia BHXH ( 2010 - 2014)
Tổng số lao động thuộc diện tham gia BHXH
Số lao động đã tham gia BHXH (người)
(Nguồn: BHXH huyện Thạch Thành)
Từ những số liệu trong bảng trên ta thấy trong giai đoạn 2010 - 2014, tỷ lệ tham gia BHXH qua từng năm có sự thay đổi rõ rệt:
Cụ thể, năm 2010 số lao động thuộc diện tham gia BHXH là 7.128 người, số lao động đã tham gia là 7.056 người, đạt 98,99% kế hoạch.
Năm 2011 số lao động thuộc diện tham gia BHXH là 7.176 người, số lao động đã tham gia là 7.114 người, đạt 99,14% kế hoạch.
Năm 2012, số lao động thuộc diện tham gia BHXH là 7.245 người, số lao động đã tham gia là 7.231 người, đạt 99,81% kế hoạch.
Năm 2013, số lao động thuộc diện tham gia BHXH là 7.274 người, số lao động đã tham gia là 7.267 người, đạt 99,90% kế hoạch.
Năm 2014, số lao động thuộc diện tham gia BHXH là 7.301 người, số lao động đã tham gia là 7.301 người, đạt 100,00% kế hoạch.
Số lao động tăng lên qua từng năm là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội phát triển, mở rộng sản xuất Xu hướng tăng nhanh số đối tượng tham gia BHXH trong những năm qua cùng với tỷ lệ tham gia BHXH cũng tăng qua từng năm thể hiện hiệu quả trong việc tuyên truyền nâng cao hiểu biết về BHXH hay vai trò của BHXH đã được nhìn nhận.
Từ thực tiễn cho thấy, ở nước ta trong thời kỳ bao cấp, NLĐ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH chưa cần thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, thông lệ này đã ăn sâu vào nhận thức của các cán bộ, công chức Do đó, trong thời kỳ Đổi mới việc thực hiện thu BHXH có sự đóng góp của NLĐ là một khó khăn lớn.
Tuy nhiên, BHXH huyện Thạch Thành đã luôn phối hợp cùng với các ban ngành chức năng để xử lý những vướng mắc, giải đáp những thắc mắc cho các đối tượng khi thực hiện chính sách BHXH.
Số lao động tham gia BHXH của các khối được thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Số lao động tham gia BHXH theo khối đơn vị (2010 – 2014)
2 Khối DN có vốn ĐTNN 1.003 1.186 1.329 1.380 1.416
3 Khối DN ngoài quốc doanh 1.042 1.052 1.038 1.065 1.089
4 Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể 3.008 3.062 3.048 3.033 3.052
7 Khối phường, xã, thị trấn 554 576 584 588 596
8 Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác 196 220 239 284 235
(Nguồn: BHXH huyện Thạch Thành)
Từ bảng số liệu trên ta thấy được, số lao động tham gia BHXH trong từng khối đơn vị giai đoạn 2010 - 2014 có những biến động rõ rệt:
Năm 2010 số lao động tham gia BHXH là 7.056 người, đến năm 2014 số lao động tham gia BHXH tăng lên 7.301 người, tăng 3,47% so với năm 2010 Cụ thể trong từng khối đơn vị:
Khối DNNN có số lao động giảm dần đều qua các năm, từ 1.189 người năm
2010 giảm xuống còn 972 người năm 2011 (giảm 217 người) Năm 2012, số lao động là 965 người, năm 2013 số lao động là 894 người và năm 2014 giảm xuống chỉ còn 889 người Trong những năm gần đây, cùng với những chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới của ViệtNam có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư vào trong nước.Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số lao động tăng mạnh qua các năm trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước là có xu hướng hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoặc giải thể.
Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số lao động liên tục tăng qua các năm, từ 1,003 người vào năm 2010 tăng lên 1.329 người năm 2012 và tăng lên 1.416 người vào năm 2014.
Số lao động tham gia BHXH có xu hướng giảm mạnh ở khối ngoài ngoài công lập, năm 2010 số lao động là 49 người giảm còn 29 người năm 2011, năm
2012 là 11 người và ổn định hơn ở 2 năm gần đây Nguyên nhân là hiện nay, các cơ sở ngoài công lập hay cụ thể hơn là các trường mầm non ở xã thì tiền lương của giáo viên tương đối thấp, không đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày Số tiền hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước chưa thực sự đến tay NLĐ nên điều kiện để tham gia BHXH là chưa có Đây cũng là vấn đề gây nhức nhối cho BHXH huyện trong mục tiêu thu đúng, thu đủ BHXH trên địa bàn.
Số lao động ở khối phường, xã, thị trấn; khối hợp tác xã; khối HCSN, Đảng, Đoàn thể không có sự tăng hay giảm quá mạnh mẽ Số lao động tham gia BHXH ở các khối này có sự ổn định hơn.
2.2.2 Quản lý tiền lương đóng BHXH
Cơ quan BHXH huyện đã thực hiện công tác khai báo, hướng dẫn cụ thể về những quy định về tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tới từng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH thông qua người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện chính sách tại đơn vị đó Do đó, BHXH huyện luôn có được thông tin về tiền công, tiền lương của NLĐ một cách đầy đủ, chính xác.
Bảng 2.3: Tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH
Năm Số lao động tham gia (người)
Tổng quỹ tiền lương, tiền công (triệu đồng)
Tiền lương bình quân (triệuđồng/người/tháng)
(Nguồn: BHXH huyện Thạch Thành)
Thực trạng quản lý chi quỹ BHXH ở BHXH huyện Thạch Thành
Hiện nay, chi trả cho các chế độ BHXH từ hai nguồn đảm bảo Thứ nhất là nguồn kinh phí do NSNN đảm bảo thực hiện chi trả cho những đối tượng hưởng chế độ trợ cấp BHXH kể từ ngày 01/01/1995 trở về trước.
Thứ hai là nguồn kinh phí do quỹ BHXH đảm bảo chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ trợ cấp BHXH từ 01/01/1995 trở về sau.
Số đối tượng hưởng nguồn trợ cấp từ quỹ BHXH có tỷ trọng lớn hơn so với hưởng từ NSNN, tỷ trọng này tăng dần qua các năm và số đối tượng hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH có xu hướng tăng nhanh Số đối tượng hưởng từ NSNN cũng tăng nhưng có xu hướng giảm dần là do số đối tượng có trên 15 năm đóng BHXH, mất sức lao động chưa đủ 20 năm đóng BHXH và một số đối tượng khác được chuyển về hưởng ở BHXH huyện Điều này thể hiện quỹ BHXH đang dần trở nên độc lập và tự chủ hơn về tài chính nhưng cũng gây khó khăn hơn cho việc cân đối thu - chi.
2.3.1 Quản lý chi trả hưu trí và trợ cấp BHXH
2.3.1.1 Quản lý chi trả chế độ hưu trí Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là NLĐ thuộc diện tham gia BHXH Để được hưởng lương hưu thì:
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và có đủ hai mươi năm đóng BHXH trở lên Nam từ đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi Trường hợp nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm công việc nặng nhọc độ c hại, nguy hiểm trong hạng mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định.
Người lao động từ đủ năm mươi đến năm mươi lăm tuổi có đủ số năm đóng BHXH và đủ mười lăm năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
Trường hợp nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp và có đủ số năm đóng BHXH (trường hợp đặc biệt).
NLĐ đóng BHXH đủ thời gian quy định và bị suy giảm khả năng lao động từ61% trở lên được hưởng lương hưu hàng tháng nếu nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi hoặc có đủ mười lăm năm làm công việc nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm không kể tuổi đời.
Đối với chế độ trợ cấp hưu trí có hai hình thức đó là hưởng lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần Lương hưu được tính căn cứ vào số năm đóng BHXH và mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH những tháng trước khi nghỉ hưu Nếu số tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì sẽ được làm tròn lên, điều này có lợi cho NLĐ do tỷ lệ lương hưu sẽ tăng lên.
Sơ đồ 2.2: Chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng
(Nguồn: BHXH huyện Thạch Thành)
Quy trình chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng được thực hiện qua 3 bước. Ở công tác chuẩn bị, BHXH tỉnh sẽ lập kế hoạch và kiểm tra danh sách chi trả sau đó in thành 2 bản có chữ ký đóng dấu, một bản sẽ do cán bộ thu giữ còn bản còn lại sẽ giao cho đại lý hoặc đơn vị trực tiếp chi trả Kinh phí sẽ được cấp phát thông qua ngân hàng AGRIBANK xuống cho cơ quan BHXH cấp huyện Ở BHXH huyện nhận danh sách đã duyệt và phân công xuống cho từng xã.
Bước thứ hai là tổ chức chi trả, bước này thường được thực hiện tại các xã, căn cứ theo giấy nhận tiền thì nhân viên nhận tiền cấp phát và chi trả cho các đối tượng.
Bước thứ ba là tổ chức thanh quyết toán, sau 5 ngày kể từ ngày nhận lương thì đại lý sẽ quyết toán lại với cán bộ theo thủ tục thanh quyết toán.
Bảng 2.7: Kết quả chi trả chế độ hưu trí (2010 – 2014)
Số người (người) Số tiền(triệu đồng)
(Nguồn: BHXH huyện Thạch Thành)
Từ những số liệu ở bảng trên ta thấy:
Số người hưởng chế độ trợ cấp hưu trí liên tục tăng qua các năm Năm 2011, số đối tượng hưởng chế độ là 5.814 người, tăng 459 người so với năm 2010 Năm
2012, số đối tượng hưởng chế độ là 6.143 người, tăng 329 người so với năm 2011. Năm 2013, số đối tượng hưởng chế độ là 6.613 người, tăng 470 người so với năm
2012 Năm 2014, số đối tượng hưởng chế độ là 6.826 người, tăng 213 người so với năm 2013.
Sự gia tăng của số đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung, khi số NLĐ trong độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao Động và Luật BHXH ngày càng tăng lên Hơn nữa, kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao cùng với sự tốt lên của các dịch vụ chăm sóc y tế khiến tuổi thọ của con người ngày càng được gia tăng Số người hưởng mới ngày càng nhiều trong khi số người đang hưởng không có sự thay đổi lớn dẫn đến việc tăng nhanh số người hưởng chế độ
Đi kèm với số người hưởng chế độ ngày càng tăng lên thì số tiền trợ cấp cũng tăng lên nhanh chóng Năm 2011, số tiền chi trả trợ cấp hưu trí là 50.344 triệu đồng, tăng 4.290 triệu đồng so với năm 2010 Năm 2012, số tiền chi trả trợ cấp hưu trí là 53.292 triệu đồng, tăng 1.948 triệu đồng so với năm 2011 Năm 2013, số tiền trợ chi trả trợ cấp hưu trí là 57.552 triệu đồng, tăng 4.260 triệu đồng so với năm
2012 Năm 2014, số tiền chi trả trợ cấp hưu trí là 62.753 triệu đồng, tăng 5.201 triệu đồng.
Số người hưởng trợ cấp tăng lên, tiền lương hưu bình quân cũng tăng lên tất yếu dẫn đến việc số tiền chi trả trợ cấp hưu trí cũng tăng lên Theo số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam thì trong tương lai không xa cho đến năm 2037, Việt Nam sẽ mất cân đối thu - chi quỹ BHXH trầm trọng và đứng trước nguy cơ vỡ quỹ.
Hiện nay, khoản tiền chi trả do NSNN đảm bảo chủ yếu dùng để chi trả lương hưu quân đội và lương hưu công nhân viên chức Số đối tượng hưởng chế độ thuộc NSNN đảm bảo chiếm từ 38 - 40% trong tổng số đối tượng hưởng chế độ Cụ thể, năm 2010 số đối tượng thuộc NSNN đảm bảo chiếm 38,43%, năm 2011 là 38,70%, năm 2012 là 39,57%, năm 2013 là 38,63% và năm 2014 là 38,47% Số tiền chi trả thuộc đảm bảo của NSNN cũng có tỷ lệ ổn định so với tổng số tiền chi trả, năm 2010 tỷ lệ này là 39,90%, năm 2011 là 40,65%, năm 2012 là 39,66%, năm
2.3.1.2 Quản lý chi trả chế độ tử tuất
Quy định chung về chi trả chế độ tử tuất:
Các đối tượng là NLĐ theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật BHXH 2006 đang đóng BHXH; người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng đã nghỉ việc khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng Số tiền trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung.
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU – CHI Ở BHXH HUYỆN THẠCH THÀNH
Định hướng của BHXH huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới
Trong suốt quá trình từ khi thành lập (năm 1995) đến nay, BHXH huyện Thạch Thành luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác thực hiện BHXH ở tỉnh Thanh Hóa Có được những kết quả đáng ghi nhận là do toàn thể cán bộ nhân viên ở cơ quan BHXH huyện đã luôn cố gắng nỗ lực làm việc, tinh thần đoàn kết và quan trọng hơn là BHXH huyện đã luôn đề ra những mục tiêu hoạt động của riêng mình.
BHXH huyện Thạch Thành luôn phát huy những thành quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những khó khăn hạn chế, xây dựng phương pháp làm việc hiệu quả trên mọi mặt, hưởng ứng các phong trào thi đua trên nhiều mặt trận.
BHXH huyện Thạch Thành phấn đấu mở rộng và phát triển các đối tượng tham gia BHXH, hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra Quan tâm đến khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối có nhiều doanh nghiệp chưa tham gia BHXH để vận động tham gia BHXH.
Tổ chức, quản lý tiền lương đóng BHXH một cách đầy đủ, chính xác.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng đến nhiều đối tượng, vận động tham gia BHXH tự nguyện vì quyền lợi của NLĐ Nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư về các chính sách BHXH và Luật BHXH.
Cấp phát và quản lý sổ BHXH đầy đủ, theo dõi bổ sung kịp thời những thay đổi.
Cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế một cửa, tránh gây lãng phí thời gian tiền bạc của NLĐ.
Quan tâm đến đội ngũ cán bộ, nhân viên trong cơ quan Thường xuyên cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, củng cố tinh thần, sự đoàn kết trong toàn cơ quan Cán bộ ngành BHXH không những giỏi nghiệp vụ mà còn là những người có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt huyết với công việc và quan tâm đến NLĐ.
Tổ chức sắp xếp cán bộ tại các phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc hợp lý.
Thường xuyên giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị lân cận, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý và thực hiện các chế độ chính sách ở những đơn vị xuất sắc Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình.
Khai thác tận thu, phát hiện nhanh các đối tượng nợ đọng BHXH, những tình trạng gian lận, trục lợi trong BHYT, BHXH.
Tăng cường phối hợp với các Bộ Ban Ngành, các cơ quan chức năng, tăng cường việc thanh tra, kiểm tra không những nội bộ mà còn liên ngành.
Thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời.
3.1.2 Định hướng công tác quản lý thu - chi quỹ BHXH
BHXH huyện Thạch Thành cũng đề ra những phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới Trong công tác thu - chi quỹ BHXH, BHXH huyện Thạch Thành có những định hướng rõ ràng.
Tập trung tham mưu với các cấp ủy, Đảng, Chính quyền địa phương như Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thành để chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Tăng cường cán bộ công chức viên chức về tại địa phương đôn đốc, chỉ đạo sát sao việc thu nộp BHXH.
Nghiêm túc thẩm định và hoàn thiện hồ sơ, sổ BHXH, thẻ BHYT.
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ở BHXH huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hóa
3.2.1 Phân cấp quản lý thu hợp lý
Phân cấp thu BHXH là một khâu trong quá trình tổ chức, quản lý thu BHXH. Phân cấp thu BHXH hợp lý tạo điều kiện quan trọng cho công tác thu và quản lý thu được hiệu quả, giúp bộ máy hoạt động của tổ chức BHXH không bị chồng chéo và trơn tru hơn.
Công tác thu BHXH được phân cấp thành 2 cấp quản lý.
Cơ quan BHXH cấp tỉnh tổ chức thu các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh bao gồm:
- Đơn vị sử dụng lao động do Trung ương quản lý
- Đơn vị sử dụng lao động do Tỉnh trực tiếp quản lý
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Các đơn vị, tổ chức quốc tế
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lượng lớn lao động
- Các cơ quan tổ chức doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Các đơn vị mà cơ quan BHXH cấp huyện không đủ điều kiện thu
Cơ quan BHXH cấp huyện tiến hành thu và quản lý thu các đơn vị có trụ sở và tài khoản trên địa bàn huyện gồm:
- Các đơn vị sử dụng lao động do huyện trực tiếp quản lý
- Các đơn vị sử dụng lao động ngoài quốc doanh sử dụng từ mười lao động trở lên
- Cơ quan HCSN cấp xã, phường, thị trấn
- Các đơn vị khác mà BHXH tỉnh giao cho BHXH huyện thu
3.2.2 Quản lý đối tượng và quỹ lương tham gia BHXH chặt chẽ
Các thông tin dữ liệu về đối tượng tham gia thay đổi thường xuyên, số lượng các giấy tờ văn bản có liên quan khá lớn nên BHXH tỉnh, BHXH huyện luôn luôn phải cập nhật thông tin dữ liệu của các đối tượng tham gia phục vụ cho công tác quản lý.
Quản lý đối tượng tham gia BHXH có vai trò hết sức quan trọng, đây là cơ sở cho việc đảm bảo thực hiện quyền tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH của NLĐ, góp phần tích cực để phòng ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH Do đó, BHXH huyện Thạch Thành luôn chú trọng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH và đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên trên thực tế cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế khi không thể kiểm soát hết được các đối tượng Yêu cầu đặt ra cho cơ quan BHXH là quản lý đến từng đơn vị, từng người lao động tham gia BHXH trong suốt quá trình làm việc của họ.
Giải pháp được đề xuất cho cơ quan BHXH huyện Thạch Thành là sau khi các đơn vị đăng ký danh sách quỹ lương trích nộp BHXH, cơ quan tiến hành kiểm tra xác định rõ các đối tượng tham gia, các căn cứ trích nộp BHXH, xác định quỹ lương và số phải trích nộp.
Phối hợp một cách tích cực với các cơ quan quản lý liên quan ở cấp trên,thống kê toàn bộ số đơn vị và NLĐ thuộc diện tham gia BHXH Quan tâm bám sát địa phương để nắm được đầy đủ số đơn vị và NLĐ thuộc diện tham gia BHXH khu vực ngoài quốc doanh, vì khu vực này rất khó quản lý nên cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế.
Sớm nghiên cứu và đưa ứng dụng công nghệ quản lý mới vào sử dụng thay thế cho biện pháp thủ công sẽ tránh được sai sót và giảm áp lực công việc cho các cán bộ nhân viên của cơ quan Theo dõi và ghi chép kịp thời sự biến động về lao động của từng đơn vị, thời gian đóng và mức đóng BHXH của từng người.
Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thanh tra lao động, thanh tra Nhà nước , các tổ chức chính trị - xã hội để giám sát, đôn đốc việc kê khai lao động, quỹ tiền lương và tiền đóng BHXH Có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp trốn tránh, gian lận, không tham gia đóng BHXH Dự thảo Luật BHXH sửa đổi năm 2014 có đưa ra giải pháp :
- Bổ sung quyền của NLĐ: theo đó NLĐ được tự quản lý sổ bảo hiểm; định kỳ sáu tháng được NSDLĐ cung cấp thông tin về đóng BHXH Giải pháp này giúp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi NSDLĐ cố tình trốn đóng BHXH, đến khi có rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra thì NLĐ không được hưởng chi trả.
- Bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức BHXH: ban hành mẫu số, hồ sơ BHXH sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH hàng năm cho từng NLĐ, cung cấp thông tin đóng BHXH của NLĐ để NSDLĐ niêm yết công khai Cơ quan BHXH tại địa phương báo cáo cho UBND cùng cấp về tình hình thực hiện BHXH trong phạm vi địa phương quản lý.
Theo dự kiến đến năm 2020, sổ BHXH được thay thế bằng thẻ điện tử Điều này sẽ giúp các cán bộ nhân viên dễ dàng hơn trong công tác quản lý đối tượng, cập nhật kịp thời và chính xác hơn.
Kết quả thu BHXH trên địa bàn huyện Thạch Thành chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, cần tăng cường công tác quản lý đối tượng, mở rộng các đối tượng tham gia, khuyến khích NLĐ tham gia BHXH tự nguyện.
Mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là NLĐ và NSDLĐ để họ có những hiểu biết đúng đắn về BHXH, về những lợi ích mà BHXH mang lại Từ đó, NSDLĐ có hành vi chấp hành pháp luật, tự giác tham gia đóng BHXH cho NLĐ, hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH Cơ quan BHXH phải giữ mối quan hệ mật thiết với các tổ chức Công đoán ở các đơn vị, thông qua đó tiến hành các buổi giao lưu tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH.
Cải cách các thủ tục hành chính rườm rà, luôn tạo môi trường thân thiện nhất tạo điều kiện cho các đối tượng được giải quyết thủ tục nhanh gọn, cơ quan BHXH phải là cầu nối trong mối quan hệ 3 bên.
Khuyến khích NSDLĐ thực hiện chi trả tiền công, tiền lương cho NLĐ qua hệ thống tài khoản tại ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH dễ dàng năm bắt sự thay đổi tiền công, tiền lương tại từng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH.
3.2.3 Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động thu BHXH với việc giải quyết các chính sách
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ở BHXH huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hóa
3.3.1 Hoàn thiện công tác giải quyết chi trả chế độ BHXH
Việc hoàn thiện công tác giải quyết chi trả các chế độ BHXH là một việc làm cần thiết tránh tình trạng hoạt động không hiệu quả gây chồng chéo Do vậy cần có cơ chế tổ chức lại bộ máy hoạt động một cách rõ ràng, hợp lý, để các bộ phận phối hợp nhịp nhàng và không bị quá tải công việc.
Công tác chi trả cũng cần được đổi mới, ngoài mô hình chi trả trực tiếp và gián tiếp có thể kết hợp để có được mô hình phù hợp với tình hình của địa phương. Đặc biệt những cán bộ làm công tác chi trả ở thôn, xã cần được quan tâm hơn nữa, mức thù lao cho họ cũng nên nâng cao hơn vì những người này bám sát địa bàn, gần gũi với các đối tượng hưởng, nắm bắt được sự thay đổi của các đối tượng Ngoài ra khối lượng công việc của họ khá lớn, nhất là đối với chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng có số tiền lớn dễ nhầm lẫn và thất thoát
3.3.2 Ứng dụng công nghệ trong quản lý chi Ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp hữu hiệu góp phần đắc lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính và quản lý BHXH Công nghệ thông tin đã làm thay đổi phong cách làm việc, phương thức tổ chức công việc, loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà và giấy tờ trong chi và quản lý chi quỹ BHXH. Ứ ng dụng công nghệ thông tin trong qurn lý chi BHXH đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện, nhất là quản lý đối tượng hưởng Những năm tiếp theo, cơ quan BHXH huyện cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quỹ BHXH.
Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ về kỹ thuật, công nghệ thông tin, có kiến thức cơ bản về tin học cho cán bộ ngành BHXH Đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin cần phải là lực lượng nòng cốt đi đầu, làm chủ công nghệ quản lý dữ liệu, quản trị mạng, phân tích thông tin và thường xuyên nâng cấp hoàn thiện các phần mềm ứng dụng Cán bộ công nghệ thông tin phải hướng dẫn cho các cán bộ nhân viên BHXH những kiến thức tin học, giải đáp thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ, các cán bộ lãnh đạo phải được trang bị kiến thức để có năng lực phân tích thông tin cho quản lý.
Hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo được tính thống nhất và khả năng giao tiếp, chia sẻ tài nguyên, có công nghệ hiện đại, dễ sử dụng, đáp ứng yêu cầu an toàn và độ bảo mật cao Trang thiết bị hệ thống máy tính cần được đổi mới, kiểm tra bảo trì thường xuyên để đảm bảo phục vụ công tác.
Phần mềm ứng dụng chi tiêu quản lý phải được nghiên cứu tổng thể đẻ đảm bảo sự nhất quán, liên thông và đảm bảo tiết kiệm.
Hệ thống phần mềm quản lý cần đáp ứng yêu cầu về số liệu một cách nhất quán và có tính chính xác cao, phải tính được số tiền cần chi trả, số tiền thực chi, dễ dàng khi đối chiếu sổ sách kiểm tra giám sát.
3.3.3 Hoàn thiện việc cấp sổ bảo hiểm
Cấp sổ BHXH nhằm mục đích dễ dàng quản lý các đối tượng tham gia BHXH, theo dõi thời gian đóng, thời gian hưởng cũng như các thông tin khác Có thể nói sổ BHXH là căn cứ pháp lý để xét duyệt các chế độ khi NLĐ muốn được hưởng chi trả, hoặc khi có các tranh chấp xảy ra giữa NLĐ và NLSDLĐ, NLĐ với cơ quan BHXH thì sổ bảo hiểm cũng là cơ sở để giải quyết.
Việc cấp sổ BHXH cũng như cấp thẻ BHYT cần phải đảm bảo các nguyên tắc như trung thực khi kê khai thông tin, ghi chép chính xác đầy đủ như hồ sơ gốc, trong sổ không được tẩy xóa, thực hiện cấp đúng, đủ và kịp thời cấp lại khi bị mất
Cơ quan BHXH huyện Thạch Thành đã thực hiện khá tốt việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho các đối tượng, điều này đã được phản ánh qua phần thực trạng.
Dự kiến trong năm năm tới, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng sổ điện tử Trước hết việc này sẽ được thực hiện thí điểm tại một số thành phố lớn, đây vừa là một thuận lợi cho công tác quản lý thu chi quỹ BHXH song cũng là bất lợi khi áp dụng ở một địa bàn còn nhiều khó khăn như huyện Thạch Thành.
3.3.4 Cắt giảm chi quản lý
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng Mỗi đơn vị cần đề xuất quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý việc sử dụng tài sản chung của đơn vị.
Cắt giảm một số khoản chi không cần thiết, tinh giảm biên chế, khuyến khích hoạt động đúng ngành nghề lĩnh vực Hiện nay, trong ngành BHXH có nhiều cán bộ làm trái ngành, mặt khác sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng sau khi ra trường lại chưa có cơ hội để theo đúng ngành nghề mình yêu thích.
Phát động phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sâu rộng đến toàn thể cán bộ, nhân viên Nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ, về nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tránh quan lieu, tham nhũng.
Kiến nghị
3.4.1 Đối với BHXH Việt Nam
BHXH Việt Nam qua quá trình hoạt động đã nhận thấy một số thiếu sót, có chính sách BHXH chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam đã được thay đổi Em xin được đóng góp một số ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thu - chi quỹ BHXH Việt Nam.
Thứ nhất, căn cứ vào bảng cân đối thu - chi hằng năm để đưa ra những chỉ tiêu phù hợp
Nguyên tắc đầu tiên trong cân đối thu - chi quỹ BHXH là tổng thu phải luôn lớn hơn tổng chi Hiện nay, khi tỷ lệ số đối tượng hưởng chi trả từ nguồn NSNN đang ngày càng giảm đi đồng nghĩa với việc quỹ BHXH càng phải độc lập hơn, điều này gây áp lực lớn cho các nhà quản lý bởi tình trạng mất cân đối thu - chi quỹ BHXH đang ngày càng trầm trọng, thậm chí đối mặt với nguy cơ vỡ quỹ BHXH
Khoản chi cho bộ máy quản lý đang khá lớn so với khoản chi chính là chi trả các chế độ cần được xem xét cắt giảm.
Tăng cường mở rộng các hình thức đầu tư quỹ dự phòng nhàn rỗi, vì BHXH hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít, nếu không quan tâm đến vấn đề đầu tư mở rộng quỹ thì dần dần nguyên tắc này cũng không thể áp dụng được nữa.
Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu hay tăng mức đóng góp cũng là vấn đề muôn thuở không có hồi kết Bởi lẽ một số lý luận cho rằng, hiện tại tuổi thọ của người Việt Nam tăng khá cao so với trước nhưng vẫn giữ nguyên độ tuổi về hưu thì số năm hưởng chi trả chế độ hưu trí sau khi về hưu của NLĐ sẽ tăng lên đột biến Điều này gây khó khăn cho việc chi trả hưu trí, vì chi trả hưu trí có tỷ lệ rất lớn trong các chế độ BHXH Tuy nhiên NLĐ lại không muốn tăng tuổi nghỉ hưu, thứ nhất sẽ giảm cơ hội việc làm cho các những người trẻ, thứ hai đến độ tuổi người ta chỉ muốn an nhàn hưởng phúc tuổi già không ai còn nhiệt huyết để cống hiến Độ tuổi nghỉ hưu đến nay vẫn chưa thay đổi được Còn việc tăng mức đóng góp, cơ cấu đóng góp giữa NLĐ và NSDLĐ, cứ tăng mãi cũng không phải là giải pháp hay Một số người cho rằng, thu nhập của họ vốn đã eo hẹp, hằng tháng phải trích lại một khoản lớn để đóng BHXH thì sẽ không đủ để chi tiêu Hơn nữa, ban đầu phần đóng góp của NLSDLĐ là khá lớn mới có thể xem là san sẻ rủi ro, càng tăng mãi phần đóng góp của NLĐ so với NSDLĐ sẽ ngày càng tăng lên Trong những năm tới, vấn đề này sẽ tiếp tục được đưa ra thảo luận tại các kỳ họp Quốc hội.
Thứ hai, BHXH Việt Nam nên chú trọng vào việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng một cơ cấu bộ máy tổ chức hoàn thiện, áp dụng những phương pháp mới trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng…
Thứ ba, có thể thiết lập một đường dây nóng để các đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng… BHXH có thể chủ động gọi điện, gửi những thắc mắc nguyện vọng của mình về cơ quan BHXH và được giải đáp nhanh nhất.
Thứ tư, cơ quan BHXH Việt Nam nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý BHXH ở các cõ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện Ðây là nội dung quan trọng trong quản lý BHXH nói chung cũng như quản lý thu - chi quỹ BHXH nói riêng Hằng năm, cơ quan BHXH cần có kế hoạch thanh, kiểm tra về số đơn vị sử dụng lao động, số lao động, những biến động về các đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng, tồng quỹ lương trích nộp BHXH… Thanh, kiểm tra BHXH được thực hiện bởi cơ quan quản lý Nhà nước và có sự phối hợp giữa các cơ quan như: Tổng liên đoàn Lao động, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội… Việc thanh, kiểm tra được tiến hành phân cấp ở 3 cấp: BHXH Việt Na; BHXH cấp tỉnh và thành phố trực thuộc TW; BHXH cấp quận, huyện, thị xã Thanh, kiểm tra BHXH cần được xem xét một cách tổng thể, chính xác khách quan, phù hợp với các tổ chức cong người và các nguồn lực khác, tiến hành linh hoạt và đa dạng.
Thứ năm, tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm thực hiện BHXH ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
3.4.2 Đối với BHXH tỉnh Thanh Hóa
Cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa cần có kế hoạch phân bổ cán bộ phù hợp, thường xuyên luân chuyển giữa các huyện, tăng cường tập huấn nhiệm vụ để cán bộ BHXH ở các huyện có thể giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tình hình thực hiện BHXH ở các địa phương, thường xuyên cử cán bộ về tại các huyện các xã thăm hỏi các đối tượng, thân nhân NLĐ ốm đau, người già neo đơn…
Phân cụm thi đua khuyến khích cán bộ công chức viên chức có động lực làm việc hiệu quả, tổ chức các hoạt động thi đua tại các đơn vị và khen thưởng, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở góp phần giúp các cán bộ nhân viên phát huy được năng lực bản thân.
3.4.3 Đối với các cơ quan có liên quan
Các ban ngành có liên quan cần phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan BHXH để giúp đỡ hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra Ở cấp huyện, BHXH huyện Thạch Thành và UBND cấp huyện cũng như UBND cấp xã, thị trấn cần chủ động trao đổi với nhau nhằm thực hiện thu, chi BHXH đúng, đủ, kịp thời về thời gian và an toàn
BHXH huyện có văn bản hướng dẫn cho UBND các xã, thị trấn thực hiện theo hợp đồng đã được ký kết về thực hiện chi trả BHXH, đảm bảo an toàn cho tiền mặt chi trả và thời gian chi trả.
Các cơ quan thanh kiểm tra BHXH không tiến hành thanh kiểm tra một cách tràn lan mà không phát hiện được sai sót hoặc những sai sót không đáng kể Cần tránh tuyệt đối tình trạng biến hoạt động thanh kiểm tra thành phương tiện để đánh đố, đe dọa hay làm cản trở hoạt động bình thường của các cá nhân, tổ chức là đối tượng thanh kiểm tra Việc thanh kiểm tra BHXH phải minh bạch rõ ràng, không dựa trên thái độ cảm tính, định kiến mà phải có luận cứ minh chứng và thực hiện một cách tiết kiệm.
Tạp chí BHXH, cơ quan ngôn luận của BHXH Việt Nam cần đa dạng hóa hơn nữa nội dung và thường xuyên đổi mới hình thức và tổ chức thực hiện, thường xuyên có những bài viết chất lượng và cập nhật mới nhất những thay đổi về chính sách BHXH Mục tiêu là đưa BHXH đến gần người đọc hơn, mở rộng phạm vi đối tượng hơn.
Cơ quan BHXH nên phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin đại chúng, mở rộng hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của đại bộ phận dân cư về BHXH.