1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO

24 990 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 599,76 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  PHẠM THỊ HỒNG TƯỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN    PHẠM THỊ HỒNG TƯỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Lan Hà Nội – 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ BÌNH ĐẲNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO 12 1.1. Khái lƣợc về tƣ tƣởng bình đẳng 12 1.1.1. Khái niệm bình đẳng 12 1.1.2. Tính lịch sử của khái niệm “bình đẳng” 14 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Ấn Độ cổ đại – cơ sở hình thành tƣ tƣởng bình đẳng trong Phật giáo 20 1.2.1. Vị trí địa lý và hoàn cảnh tự nhiên 20 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ đại 22 1.3. Quá trình hình thành tƣ tƣởng bình đẳng của Đức Phật Thích Ca 26 1.3.1. Con đường tìm đạo của Đức Phật Thích Ca 26 1.3.2. Gương bình đẳng của Đức Phật Thích Ca 33 1.4. Quan niệm của Phật giáo về vũ trụ và nhân sinh – nền tảng của tƣ tƣởng bình đẳng 36 1.4.1. Quan niệm của Phật giáo về vũ trụ 36 1.4.2 Quan niệm của Phật giáo về nhân sinh 41 Kết luận chƣơng 1 47 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 49 2.1. Thực tƣớng bình đẳng của Vạn pháp 49 2.2. Tƣ tƣởng bình đẳng dƣới góc độ đạo đức 54 2.2.1. Bình đẳng – cội nguồn của từ bi 55 2.2.2. Bình đẳng trước nhân quả, nghiệp báo 60 2.2.3 Bình đẳng trước cơ hội giải thoát 66 2.2.4 Phương pháp thực hành bình đẳng 70 2.3 Một số khía cạnh xã hội của tƣ tƣởng bình đẳng trong phật giáo 77 2.3.1 Bình đẳng tôn giáo giữa người và người 77 2.3.2 Vấn đề bình đẳng nam nữ trong Phật giáo 81 2.3.3 Vấn đề bình đẳng giữa tăng và ni 86 2.4. Vài nét về thực trạng đạo đức và ý nghĩa của tƣ tƣởng bình đẳng trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay 90 2.4.1. Khái niệm đời sống đạo đức 90 2.4.2 Vài nét về thực trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay 93 2.4.3. Ý nghĩa của tưởng bình đẳng trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. 97 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ra đời tại quê hương Ấn Độ trên 2.500 năm qua, Phật giáo đã lan tỏa rộng rãi trên thế giới, hấp dẫn nhân loại bằng tưởng triết học sâu sắc và tính nhân văn trong hệ thống giáo lý của mình. Tại Việt Nam, Phật giáo đã được du nhập vào rất sớm và đã trở thành một thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ trong lịch sử, những giá trị nhân văn của Phật giáo mang tính phổ quát như từ bi, bình đẳng, nhân ái, khoan dung…đã thẩm thấu vào trong đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt. Nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng, Phật giáo đã sát cánh cùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Triết lý của đạo Phật về Phật tính bình đẳng nơi chúng sinh, về chủ trương xóa bỏ hàng rào vô nhân đạo giữa con người với con người mang giá trị nhân bản sâu sắc. Đức Phật Thích Ca đã từng nói “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ. Không có đẳng cấp trong nước mắt cùng mặn”. Cách đây hơn 2.500 năm, tưởng đó thật sự tiến bộ, mới mẻ, đáp ứng được khát vọng của người dân Ấn Độ đang phải sống trong chế độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến Tuyên Ngôn Độc lập của nước Mỹ ngày 4/7/1776 và Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945. Hàng ngàn đời nay, nhân loại vẫn khao khát về một xã hội thật sự bình đẳng, một cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người, song điều đó vẫn chưa trở thành hiện thực. Trên bình diện toàn cầu, chiến tranh tại một số khu vực vẫn đang xảy ra. Ở nước ta hiện nay, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự phân biệt giàu nghèo diễn ra nhanh chóng với hố ngăn cách ngày càng sâu. Mặt trái của kinh tế thị trường đã khiến đạo đức xã hội có sự xuống cấp nghiêm trọng. Để chấn hưng nền đạo đức xã hội cần có nhiều biện pháp khác nhau, trong đó khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện tại, Phật giáo ở Việt Nam đang phát triển một cách đa dạng và phong phú với xu hướng nhập thế, cứu đời bằng những công việc rất cụ thể. Nghiên cứu tưởng bình đẳng – một giá trị căn bản của đạo Phật để hiểu Phật giáo một cách sâu sắc hơn, nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của Phật giáo vào việc kiến tạo đời sống đạo đức xã hội là một điều cần thiết. Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phật giáo là một hệ thống tôn giáo – triết học đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Có một khối lượng khá đồ sộ các công trình nghiên cứu tổng quan về Phật giáo hay các khía cạnh khác nhau về Phật giáo. Riêng về tưởng bình đẳng trong Phật giáo cho đến nay chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu trọn vẹn về vấn đề này. Nghiên cứu tưởng bình đẳng trong Phật giáo không thể tách rời việc khảo cứu những công trình nghiên cứu cơ bản về đạo Phật, bởi vì trong hệ thống giáoPhật giáo, các tưởng đều có liên quan mật thiết với nhau. Chúng tôi phân chia các liệu thành hai nhóm chính sau đây: 2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Phật giáo nói chung: Nguyễn Lang với ba tập “Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nguyễn Hùng Hậu với tác phẩm “Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1 (Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV). Trong số những cuốn sách viết về phật giáo nói chung có ba cuốn ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành ý tưởng cho tác giả là cuốn “Những hạt ngọc trí tuệ Phật giáo” của Thích Tâm Quang, “Đường xưa mây trắng” của Thích Nhất Hạnh và “Phật học khái lược” của Lưu Vô Tâm. Ở nước ngoài, có các chuyên gia nghiên cứu về Phật giáo như Bác sĩ Kimura Taiken với tác phẩm bộ ba: “Nguyên thủy Phật giáo tưởng luận”, “Tiếu thừa Phật giáo tưởng luận”, “Đại thừa Phật giáo tưởng luận”. Buckkỹo Đennõ Kỹokai với “Lời Phật dạy”, Walpola Rahula với tác phẩm “Lời giáo huấn của Phật Đà”… Những tác phẩm nói trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản và sâu sắc về Phật giáo, là nền tảng để tác giả có thể triển khai nghiên cứu tưởng bình đẳng trong đạo Phật. Trong số những luận văn, luận án nghiên cứu về Phật giáo theo các khía cạnh khác nhau có luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Toan“Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam hiện nay”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Tác giả đã trình bầy khá sâu sắc về phạm trù giải thoát trong Phật giáo nguyên thủy, quan niệm về giải thoát trong Phật giáo Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam hiện nay. Vấn đề nhân sinh quan của Phật giáo được tác giả đề cập theo hướng xoáy vào những nguyên nhân của sự giải thoát đó chính là nỗi khổ của đời người. Vì vậy, “Giải thoát” mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đây là cơ hội cho tất cả mọi người, mọi loài. Từ luận án này chúng tôi cũng tìm thấy những gợi mở nhất định cho việc tìm hướng nghiên cứu cho luận văn của mình. Ngoài ra còn có luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Ngô Thị Lan Anh với đề tài“Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo với đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay”. Tác giả đã giải thích một cách cặn kẽ những ý nghĩa của chữ “Tâm” trong Phật giáo và chỉ ra những ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay. Tác giả đã vạch ra những thực trạng và giải pháp của sự ảnh hưởng đó trên các khía cạnh như: Ý thức đạo đức, thực tiễn đạo đức, quan hệ đạo đức. Cuối cùng tác giả đi đến khẳng định những đóng góp mà đạo đức Phật giáo nói chung và phạm trù “Tâm” nói riêng tới việc xây dựng một đời sống đạo đức tốt đẹp cho con người Việt Nam trong thời đại ngày nay. Một số các công trình khác như: “Quan niệm về Nghiệp của Phật giáo và ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Điệp,“Thuyết nhân quả qua lăng kính duy thức” của Huỳnh Thị Hà; Vũ Ngọc Hà với “Tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó”. Những đề tài trên đã khảo sát một cách có hệ thống về nội dung thuyết nhân quả, thuyết nghiệp báo. Đồng thời nói lên ý nghĩa cũng như tính cấp thiết của việc triển khai những phạm trù này trong cuộc sống hiện đại. 2.2 Nhóm các công trình đề cập đến tưởng bình đẳng ở các góc độ khác nhau: - Sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo: Tác giả Thu Giang và Nguyễn Duy Cần với tác phẩm “Phật học tinh hoa” đã trình bày một cách bao quát hệ thống tưởng Phật giáo, giải thích rõ ràng và tiến vào mức độ cao của Phật học. Đặc biệt trong chương về thuyết “Nhân quả” và “Bình đẳng” đã gợi mở nhiều điều bí ẩn và sâu sắc trong hệ thống tưởng Phật giáo. Cuốn sách gồm 5 chương của tác giả Đặng Thị Lan “Đạo đức Phật giáo và đạo đức con người Việt Nam”. Trong chương hai của cuốn sách tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của đạo đức Phật giáo như từ bi, ngũ giới, nhân quả, nghiệp báo và luân hồi. Trong chương này, tưởng bình đẳng trong Phật giáo được tác giả trình bày như một khía cạnh của lòng Từ bi với một khẳng định rằng: Phật giáo chủ trương bình đẳng, đem tình yêu thương đến với muôn loài, hướng đến giải thoát con người. Trong chương bốn, tác giả đã trình bày rất sâu sắc ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay bằng cách chỉ ra những thực trạng về đạo đức ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó tới việc hình thành ý thức đạo đức, điều chỉnh hành vi đạo đức của con người. Những nội dung được trình bày ở đây cũng là những gợi mở quan trọng để chúng tôi triển khai các nội dung trong luận văn của mình. Cuốn sách “Nghiệp và kết quả” của tác giả Thích Chân Quang đã minh chứng một cách thuyết phục cho sự hiện hữu của luật nghiệp báo cũng như đường đi của nghiệp để dẫn đến những kết quả tương thích trong tương lai. Với đường đi của Nghiệp thì tất cả mọi hành động sẽ tạo thành quả báo, người nào làm điều tốt sẽ được quả báo tốt đẹp, người nào gây tội ác sẽ tự mình gánh chịu hậu quả trong tương lai. Đặc biệt, trong chương bốn của cuốn sách tác giả đã trình bầy về khái niệm “Bản thể tuyệt đối” được gợi mở như một thế giới, một sức mạnh và một chân lý sâu sắc nhiệm màu – kết quả của sự Giác ngộ mà Phật giáo đã chủ trương. - Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành Cùng tác giả Hoàng Thị Thơ trong Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 2 – 2007 với bài viết: “Vài suy ngẫm về khoan dung tôn giáo trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Việt Nam”, tác giả đã đưa ra một nhận định rất có giá trị rằng chính mục tiêu giải thoát chúng sinh khỏi cái khổ nội tâm và con đường giải thoát bình đẳng giải thần quyền – mọi người đều bình đẳng trên con đường giải thoát và khả năng giải thoát, mỗi người tự quyết định sự giải thoát cho mình chứ không phải Đức Phật hay Đấng Siêu Nhiên quyết định – là tiền đề lập thuyết có tính nhân văn bền vững để Phật giáo có thể dễ dàng được tiếp nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Tác giả Thích Thọ Lạc với: “Tổ chức Tăng đoàn thời Đức Phật và những bài học cho việc tổ chức Giáo hội hôm nay”, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008), đã đưa ra những nguyên tắc ứng xử mà các vị Tỳ Kheo thời Đức Phật phải tuân theo. tưởng bình đẳng được thể hiện khá rõ với việc tất cả mọi người trong tăng đoàn đều phải tuân theo những nguyên tắc này, không phân biệt bất cứ một ai. Tác giả Hoàng Liên Tâm với: “Có phải Phật giáo đại thừa là Bà la môn giáo?” (Tạp chí nghiên cứu Phật học. Số 3/ 2004) đã chỉ ra những bất công to lớn trong xã hội Ấn Độ cổ đại và khẳng định sự ra đời của Đạo Phật cùng tưởng bình đẳng thực sự như một luồng gió mới, một cuộc cách mạng giải phóng con người ra khỏi tình trạng bất công hà khắc về đẳng cấp xã hội… Ngoài ra, trong bài viết này tác giả cũng đề cập đến một số khía cạnh của khái niệm Bản thể tuyệt đối – một trong những nội dung được nói đến trong luận văn. Tác giả Đặng Thị Lan với bài viết: Phát huy giá trị Phật giáo trong điều kiện kinh tế thị trường, Hội thảo khoa học quốc tế “Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập” đã khẳng định những giá trị tiến bộ của tưởng bình đẳng mà Đức Phật đã đề xướng cách ngày nay hơn 2.500 năm. Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến những đóng góp tích cực của Phật giáo trong xã hội hiện nay và ý nghĩa của việc phát huy những giá trị của Phật giáo trong việc xây dựng một nền đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường. - Luận văn và luận án Trong luận văn thạc sỹ triết học (2009) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải tìm hiểu về“Đạo đức Phật giáo qua Trung Bộ kinh” cũng đã khẳng định tưởng bình đẳng trong Phật giáo nguyên thủy trên các phương diện như: bình đẳng tôn giáo giữa người và người, bình đẳng Phật tính nơi chúng sinh. tưởng và hành động bình đẳng của đức Phật đã làm suy yếu chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ đại… Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu về Phật giáo đều đề cập đến những bất công xã hội và sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt trong xã hội Ấn Độ cổ đại và đi đến khẳng định Phật giáo đề xướng một xã hội bình đẳng và dùng tinh thần bình đẳng để đối xử với con người cũng như thế giới xung quanh. Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở đó. Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp về tưởng bình đẳng như là một nội dung cấu thành hệ thống Tôn giáo – Triết học Phật giáo. Nhận thấy đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu để tác giả khai thác và đào sâu. Vì vậy mà chúng tôi quyết định chọn “Tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở trình bày những điều kiện, tiền đề ra đời và nền tảng của tưởng bình đẳng trong đạo Phật, luận văn làm rõ nội dung tưởng bình đẳng trong Phật giáo và ý nghĩa của nó đối với đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ: + Làm rõ các tiền đề khách quan cũng như chủ quan cho sự ra đời của tưởng bình đẳng trong Phật giáo + Phân tích làm nổi bật những nội dung cơ bản của tưởng bình đẳng trong Phật giáo. + Nêu một số ý nghĩa tưởng bình đẳng trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tưởng bình đẳng trong Phật giáo Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tưởng bình đẳng trong giáoPhật giáo nguyên thủy. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên nền tảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo và vấn đề phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. - Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, phương pháp logic, lịch sử, đối chiếu, so sánh…để thực hiện các nhiệm vụ đã nêu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn bước đầu trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản tưởng bình đẳng trong Phật giáo. - Luận văn có ý nghĩa nhất định đối với việc giáo dục nhân sinh quan, đạo đức, lối sống của người Việt Nam hiện nay. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập Phật giáo và đạo đức Phật giáo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có 2 chương, 8 tiết. CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ BÌNH ĐẲNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO 1.1. Khái lƣợc về tƣ tƣởng bình đẳng 1.1.1. Khái niệm bình đẳng “Bình đẳng”, theo từ điển tiếng Việt, (bình: đều nhau, đẳng: thứ bậc). Bình đẳng là ngang nhau về địa vị, quyền lợi. Bình đẳng (e‟galite‟ trong tiếng Pháp và equality trong tiếng Anh) có nghĩa là sự bằng nhau. Bình đẳng là sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội về một hay một số phương diện xã hội nào đó. Thí dụ, sự ngang bằng nhau về những quyền và nghĩa vụ công dân, về địa vị xã hội, về khả năng, cơ hội, mức độ thỏa mãn những nhu cầu cụ thể nhất định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và tinh thần. Bình đẳng không loại trừ sự khác nhau về giới tính, lứa tuổi, chủng tộc, màu da .v.v… Đó là sự khác nhau về mặt sinh học, tự nhiên chứ không phải là sự khác nhau về mặt xã hội. Khái niệm bình đẳng có liên quan đến khái niệm “công bằng”. Công bằng là khái niệm đạo đức – pháp quyền, đồng thời cũng là khái niệm chính trị xã hội. Khái niệm công bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phù hợp trong những quan hệ đó được đánh giá là bất công. Như vậy, bản chất của công bằng xã hội chính là sự phù hợp giữa một loạt khía cạnh thể hiện các phương diện khác nhau trong mối quan hệ giữa cái mà cá nhân làm và cái mà họ được hưởng từ xã hội. Cái mà cá nhân làm cho xã hội có thể là điều tốt lành, hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho xã hội. Còn cái mà cá nhân được hưởng có thể là địa vị xã hội, quyền lợi, tiền công, phần thưởng, sự đánh giá, ghi công của xã hội…, cũng có thể là sự trừng phạt thấp hoặc cao. Công bằng xã hội không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội mà còn thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa các nhóm xã hội khác nhau. 1.1.2. Tính lịch sử của khái niệm “bình đẳng” Bình đẳng là khái niệm có tính lịch sử. Khái niệm này có những nội dung khác nhau trong những thời đại lịch sử khác nhau. Bình đẳng là khát vọng tự nhiên của con người. Nó cũng là đề tài bàn luận của nhiều hệ thống triết học và tôn giáo khác nhau trên thế giới. Mỗi hệ thống triết học và tôn giáo đều đưa ra những quan niệm về bình đẳng cũng như các chuẩn mực của sự bình đẳng đựa trên quan điểm của mình và thời đại lịch sử mà các hệ thống tôn giáo hay triết học ấy ra đời. Trung Quốc cổ đại với hệ thống triết học Nho giáo nổi tiếng mà người sáng lập là Đức Khổng Tử lỗi lạc xây dựng hệ tưởng của mình trên mối quan hệ bất bình đẳng trong xã hội. Ông chia con người thành ba cấp: quân – thần, phụ - tử, phu – phụ và đề cao trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trong xã hội mọi người được chia thành người quân tử và kẻ tiểu nhân. Những phẩm chất cao đẹp thì có ở người quân tử còn những tính cách [...]... tr.6] Thứ hai, khẳng định quyền bình đẳng của người phụ nữ trên 3 phương diện là bình đẳng về mặt xã hội; bình đẳng về mặt giáo đoàn và bình đẳng về mặt chứng đắc Qua một số nét về địa vị người phụ nữ trong giáoPhật giáo đã được đề cập trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, trong đạo Phật không có sự phân biệt giữa nam và nữ Tất cả mọi người đều cùng sống bình đẳng trong Pháp và Luật của Như Lai... trở thành lực cản kiềm chế sự phát triển xã hội Ấn Độ trong quá trình chuyển từ chế độ nô lệ gia trưởng sang chế độ nông nô tưởng bình đẳng trong Phật giáo là vô thần và có tính nhân đạo cao siêu, song vẫn bị hạn chế bởi lập trường tôn giáo Đó là thái độ chấp nhận chứ không phải là thái độ cải tạo thế giới Vì vậy tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo còn mang tính chất đơn giản, chủ yếu nhấn mạnh vào... KẾT LUẬN Phật giáo là một tôn giáo từ bi, nhân bản Đức Phật đã đề xướng một cuộc cách mạng về đẳng cấp tôn giáo, phản kháng lại uy quyền thần thánh của Bà la môn giáo, chủ trương một tôn giáo bình đẳng, khẳng định mọi người đều bình đẳng về nỗi khổ và khả năng giải thoát trên con đường tu tập Phật giáo ra đời đã khắc phục hạn chế lớn nhất của Bà la môn giáo là sự phân biệt đẳng cấp tôn giáo khắc nghiệt,... phải tuân theo ý muốn của mình Tư tưởng này đã thống trị xã hội phương Tây trong nhiều thế kỷ Sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nền sản xuất bản chủ nghĩa đã dẫn đến rất nhiều những hệ lụy mà bất cứ ai trong chúng ta đều dễ dàng nhận ra Đây là điểm khác biệt căn bản của trong tưởng bình đẳng của Thiên chúa giáoPhật giáo Giáo lý của Đạo Phật nhấn mạnh hai chữ Từ và Bi... mang ý nghĩa của một khái niệm thuộc về đạo đức – tôn giáo Phật giáo, từ thế kỷ VI tr CN, đã dương cao ngọn cờ bình đẳng, phản đối sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ đại Tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho toàn bộ đạo đức Phật giáo về sau 1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Ấn Độ cổ đại – cơ sở hình thành tƣ tƣởng bình đẳng trong Phật giáo 1.2.1 Vị trí địa lý và hoàn cảnh tự nhiên Tóm lại,... người khác 2.4.3 Ý nghĩa của tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay Thứ nhất, khuyến khích lòng yêu thương con người, tôn trọng sự sống, coi mọi cuộc sống đều được tôn trọng và được bảo vệ ngang nhau Như trên đã phân tích, tưởng bình đẳng của Phật giáo đã như một luồng gió mới thổi vào xã hội Ấn Độ cổ đại đầy nghiệt ngã Trong thời đại ngày nay, trên... thương con người, Phật giáo đã phá đi hàng rào ngăn cách vô nhân đạo giữa con người với con người Đạo Phật đã mở ra cơ hội cho tất cả mọi giai cấp và tầng lớp hạ tiện trong xã hội có dịp ngẩng cao đầu, có cơ hội được hưởng các giá trị tinh thần cao quý như bất cứ giai cấp hay tằng lớp nào trong xã hội J.Nehru trong cuốn Phát hiện Ấn Độ đã đánh giá tưởng bình đẳng trong Phật giáo như sau: Phật tổ không... loại bình đẳngbình đẳng tự nhiên và bình đẳng dân sự Chủ nghĩa Mác xuất phát từ chỗ cho rằng không thể có sự bình đẳng kinh tế (lĩnh vực sản xuất, phân phối, tiêu dùng những của cải vật chất), bình đẳng chính trị (lĩnh vực quan hệ giai cấp, dân tộc và giữa các quốc gia), bình đẳng văn hóa (lĩnh vực sản xuất, phân phối, tiêu dùng những của cải tinh thần), nếu không thủ tiêu chế độ hữu về liệu... quan điểm bình đẳng, từ việc thừa nhận những quyền tự nhiên của con người như quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc sẽ cho chúng ta một cái nhìn nhân ái hơn đối với những người kém may mắn trong xã hội Từ những thay đổi trong nhận thức sẽ chuyển hóa thành hành vi đạo đức trong thực tiễn để mỗi người có tâm thực hành bình đẳng Thứ hai, trên cơ sở tôn trọng sự sống, tưởng bình đẳng của Phật giáo có ý... đích thực của tưởng bình đẳng trong hệ thống triết lý, tưởng, tôn giáo của Đạo Phật Về quan điểm này, chính Jawaharlal Nehru cũng đã nhấn mạnh: “Không thể không đồng ý rằng một nền văn hóa hay một nhân sinh quan dựa trên thuyết thế giới bên kia hay sự vô giá trị của thế giới lại có thể sản sinh ra tất cả những biểu hiện về cuộc sống mạnh mẽ và muôn vẻ như thế …, thông thường thì mỗi tưởng đều

Ngày đăng: 18/06/2014, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w