1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

18 1,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

“Lấy dân làm gốc” cũng là một bài học chính trị và lời dặn dò quí báu của ông cha ta thể hiện ở các triều đại tiến bộ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc, được

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

TRẦN THỊ HƯƠNG

TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ

TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ

XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

TRẦN THỊ HƯƠNG

TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ

TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ

XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS LÊ THỊ LAN

HÀ NỘI - 2012

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA TƯ TƯỞNG THÂN DÂN Ở VIỆT NAM 7

1.1 Quan niệm về dân trong triết học Trung Hoa cổ đại 7

1.1.1 Khái niệm dân và tư tưởng “thân dân” 7

1.1.2 Quan niệm về dân trong học thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử 10

1.1.3 Quan niệm về dân trong học thuyết “pháp trị” của Hàn Phi Tử 12

1.2 Quan niệm về dân của Nho gia tiên Tần 14

1.2.1 Thái độ khác nhau về dân trong Nho gia tiên Tần 14

1.2.2 Nhận thức của Nho gia tiên Tần về vai trò của dân 18

1.2.3 Những nội dung “thân dân” của Nho gia tiên Tần 22

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TƯ TƯỞNG NỔI BẬT VỀ THÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (QUA MỘT SỐ ĐẠI BIỂU TIÊU BIỂU) 36

2.1 Tư tưởng lấy dân làm gốc của Trần Quốc Tuấn 36

2.2 Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi 39

2.2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi 39

2.2.2 Nội dung tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi 43

2.3 Tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh 52

2.4 Ý nghĩa của tư tưởng thân dân đối với việc xây dựng quan điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng ta hiện nay 62

2.4.1 Quan điểm “Lấy dân làm gốc” của Đảng 62

2.4.2 Sự kế thừa và phát triển những hạt nhân hợp lý trong truyền thống tư tưởng thân dân của Đảng ta hiện nay 71

2.4.3 Vận dụng quan điểm “Lấy dân làm gốc” trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay 75

PHẦN KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài

Đánh giá về vai trò của dân và giải quyết mối quan hệ giữa những người cầm quyền với dân là một vấn đề luôn luôn được đặt ra và thể hiện những quan điểm rất khác nhau ở các chế độ, các thời đại

Truyền thống “thân dân”, “lấy dân làm gốc” là một tư tưởng tiến bộ đã có từ hơn 2500 năm trước đây trong tư tưởng Nho giáo “Lấy dân làm gốc” cũng là một bài học chính trị và lời dặn dò quí báu của ông cha ta thể hiện ở các triều đại tiến bộ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc, được biểu hiện trong tư tưởng và hành động của nhiều vị vua anh minh thời Lý, Trần, Lê, của nhiều nhà tư tưởng như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, v.v….Đến chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm nhân dân là người chủ đất nước của Người là tiếp thu từ truyền thống dân tộc và từ tư tưởng dân chủ tư sản Pháp từ rất sớm Có thể nói rằng tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” là tư tưởng thể hiện những giá trị triết học và nhân văn sâu sắc và nhất quán trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người Quan điểm đó còn biểu hiện sự thấm nhuần quan điểm triết học Mác – Lênin về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân lao động, biểu hiện ở quan điểm nhân văn cao cả của Bác, luôn chăm lo xây dựng, bồi dưỡng giáo dục và phát triển nhân tố con người Đó chính là sự kế thừa và phát triển những giá trị tư tưởng Triết học phương Đông, Việt Nam và thế giới trong thời đại mới

Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” không chỉ đã trở thành nội dung, mục tiêu chủ yếu

mà còn là cơ sở, là căn cứ để hình thành và triển khai đường lối cai trị, quản lý xã hội của các triều đại phong kiến Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước Ngày nay, việc phát huy tinh thần “Lấy dân làm gốc” đã trở thành bài học quý giá cho Đảng và Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện những mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, xây dựng bảo vệ Tổ quốc

Đảng ta ngay từ khi mới thành lập, xuất phát từ lợi ích của dân đã gắn bó chặt chẽ với dân Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã thật sự được nhân dân yêu mến, tin cậy và ủng hộ

Trang 5

Sự nghiệp đổi mới xã hội hiện nay của chúng ta do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là công việc to lớn, lâu dài, không ít khó khăn gian khổ, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Sự nghiệp ấy đòi hỏi hơn bao giờ hết, phải phát huy cao nhất sự sáng tạo cách mạng của quần chúng nhân dân lao động Chân lý “lấy dân làm gốc” tưởng như đơn giản, nhưng trên thực tế tổ chức thực tiễn cách mạng vẫn chưa phát huy được hết sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân lao động Do đó, việc quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Đảng vừa là mục đích, vừa là động lực để chúng ta nhanh chóng đạt tới thắng lợi các mục tiêu đổi mới xã hội Từ việc thấm nhuần tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Bác Hồ, của Đảng cộng sản Việt Nam mà chúng ta có những giải pháp hiện thực hóa nó bằng thực tiễn cách mạng

Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư

tưởng Việt Nam đến thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ Triết

học của mình

II Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu tư tưởng về dân nói chung và tư tưởng thân dân nói riêng là một vấn đề lớn, đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu Liên quan đến đề tài luận văn,

có thể khái quát một số công trình tiêu biểu như:

1 Tác phẩm Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc (do các giáo sư Ngô Vĩnh Chính, Vương Miện Quý chủ biên – NXB Văn hóa Thông tin, 1994)

2 Trần Trọng Kim trong tác phẩm Nho giáo (NXB Tp.Hồ Chí Minh, 1992),

3 Trong cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, (Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1993) do Nguyễn Tài Thư chủ biên

4 Cuốn Học thuyết chính trị – xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở

Việt Nam (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007

5 Trong các văn kiện của Đảng ta, nhiều bài nói và viết của các đồng chí lãnh

đạo Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân nói về vai trò của dân, về mối quan hệ giữa Đảng và dân, và về bài học “lấy dân làm gốc” trong sự nghiệp cách mạng và trong công cuộc đổi mới ngày nay

Có thể thấy đề tài luận văn là một miền đất “quen mà lạ” “Quen” bởi có đã

có những người đi qua để lại những lời bình luận, đánh giá bổ ích “Lạ” vì chưa có

Trang 6

ai đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng thân dân và sự kế thừa truyền thống này của Đảng ta

III Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn: Làm rõ sự phát triển của tư tưởng thân dân trong lịch

sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỷ XX và sự kế thừa quan điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay

Nhiệm vụ của luận văn:

– Phân tích nguồn gốc và nội dung của tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

– Làm rõ sự kế thừa, tư tưởng thân dân, “lấy dân làm gốc” của Đảng hiện nay

IV Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Cơ sở lý luận: Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

của chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của

quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp lịch sử – logic, phân tích,

so sánh, tổng hợp

V Cái mới của luận văn

– Khái quát và hệ thống hóa những tư tưởng chủ yếu về dân, vai trò của dân, quan điểm thân dân trong lịch sử tư tưởng dân tộc

– Nêu bật ý nghĩa sự kế thừa, phát triển tư tưởng thân dân trong lịch sử dân tộc trong việc xây dựng quan điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng Cộng sản Việt Nam

VI Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những phân tích, luận giải của luận văn nhằm sáng tỏ những giá trị của tư tưởng thân dân trong lịch sử dựng nước và ý nghĩa của nó đối với việc xác lập quan điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng và chính phủ nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn hiện nay

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn: Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam Bên cạnh đó, luận văn giúp cho đội ngũ cán bộ đảng viên, các cấp ủy Đảng và chính quyền thấm nhuần hơn nữa quan điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng và phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Trang 7

VII Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết

Chương 1: Nguồn gốc của tư tưởng thân dân ở Việt Nam, với 2 tiết

Chương 2: Một số tư tưởng nổi bật về thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam (qua

một số đại biểu tiêu biểu), với 4 tiết

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA TƯ TƯỞNG THÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Những quan điểm tiến bộ về dân trong tư tưởng cổ đại Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội Việt Nam

1.1 Quan niệm về dân trong triết học Trung Hoa cổ đại

1.1.1 Khái niệm dân và tư tưởng “thân dân”

1.1.2 Quan niệm về dân trong học thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử

Đứng về phía đông đảo người dân lao động, đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động, Mặc Tử chủ trương một chính quyền có hiệu lực và tập trung, nhưng lại phản đối sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội Mặc Tử lên án “Vương công đại nhân” “bóc lột, sống dựa vào sức của “nông phu chức phụ” (dân lao động) Ông đòi hỏi người cầm quyền “làm điều lợi, bỏ điều hại” cho dân, phải chọn người hiền tài để làm và làm việc hình chính thực sự Đồng thời ông phản đối việc dùng người dựa vào

họ hàng, dựa vào đẳng cấp Quan điểm đối lập hẳn với quan điểm của Nho giáo Chủ

thuyết “kiêm ái” đã mang trong mình những giá trị nhân bản sâu sắc, mang hoài vọng của đông đảo nhân dân tầng lớp dưới của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ Tuy nhiên, xét trong toàn cục lịch sử tư tưởng Trung Quốc thì vị thế Mặc học quá ư mờ nhạt là một thực tế Nguyên do rất đơn giản, đó là lý tưởng “kiêm ái” thiếu thuyết phục, mang tính phi giai cấp, không thiết thực Đó có lẽ là nguyên nhân chính khiến

cho Mặc học sớm bị lu mờ và đi vào quên lãng

1.1.3 Quan niệm về dân trong học thuyết “pháp trị” của Hàn Phi Tử

Vượt lên hình ảnh con người thần bí, đức độ với những tấm gương hoàn hảo của Nho gia, Hàn Phi đã động chạm tới điểm mấu chốt nhất của giá trị Người trên

cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực Có lẽ vì thế mà Pháp gia thường được đề cập tới như một thứ công cụ để trị người hơn là dạy người và dùng người Dân là những con người có tính “tự vị” (ích kỷ, vì mình), ham sống, ham giàu, ham sang, thích thưởng, sợ phạt Theo Hàn Phi, bản chất hám lợi và sợ hại ấy của con người là cái không thể che giấu, sửa đổi, nhưng nếu biết sử dụng nó sao cho hợp lý trong các mối quan hệ giữa người với người thì nó sẽ đem lại hiệu quả nhất định

Trang 9

Nhà vua phải thông qua hệ thống pháp luật, dựa vào thế và thuật của mình để vận hành bộ máy quan lại và cai trị nhân dân Nói cách khác, nội dung phương pháp giáo hoá đạo làm người cho dân theo tư tưởng của Hàn Phi tập trung vào ba phạm trù

căn bản: pháp, thế, thuật

Có thể nói, Hàn Phi đã ghi dấu ấn của mình vào lịch sử tư tưởng Trung Quốc nói riêng và lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung với một học thuyết dám nhìn thẳng vào sự thật và khẳng định những giá trị lợi ích căn bản là động cơ cho mọi hành động của con người, bóc trần mọi quan hệ giả tạo giữa người với người, phê phán chế độ quân chủ từ bên trong Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rằng, quan điểm của Hàn Phi về con người còn nhiều hạn chế, nhất là việc ông chỉ thấy khía cạnh vụ lợi của con người

mà không thấy con người còn có rất nhiều lý tưởng cao đẹp để phấn đấu và hy sinh Đồng thời, ở một khía cạnh nhất định, mục tiêu xây dựng lý luận của ông là nhằm tạo

ra một công cụ phục vụ cho nhà vua củng cố địa vị và quyền lực độc tôn của mình

Cho nên, con người (người dân) trong học thuyết của ông luôn ở địa vị thấp hèn và

bị phụ thuộc Sự bình đẳng của con người trước pháp luật là sự bình đẳng về thân phận người nô lệ dưới ngai vàng của nhà vua

1.2 Quan niệm về dân của Nho gia tiên Tần

1.2.1 Thái độ khác nhau về Dân trong Nho gia tiên Tần

Trong Nho gia Tiên Tần luôn song song tồn tại hai thái độ đối lập về dân, vừa khinh dân, ức dân, lại vừa thân dân, coi dân là đối tượng cần được quan tâm, dạy dỗ Điều đó xuất phát từ nhận thức của họ về địa vị thấp kém và vai trò quan trọng của dân trong xã hội

*Tư tưởng “khinh dân”, “ức dân”

Trong các cuốn sách được xem là kinh điển chủ yếu của Nho giáo tiên Tần như sách Luận ngữ, sách Mạnh Tử, sách Tuân Tử, thì dân được đặt trong mối quan hệ đối lập với tầng lớp khác – tầng lớp trị dân (vua và quan) Cơ sở và căn cứ chủ yếu để các nhà Nho tiên Tần phân biệt và chỉ ra sự khác nhau giữa hai tầng lớp này là do sự khác nhau chủ yếu về đạo đức và tài trí, về địa vị và về vai trò xã hội của các tầng lớp này Chính quan hệ đối lập này khiến các nhà Nho tiên Tần còn có một số quan điểm hạn chế về dân Đó là các nhà Nho còn có tư tưởng “khinh dân”, “ức dân”, coi những người lao động chân tay chiếm số đông trong dân cư là hạng tiểu nhân, hèn kém, ngu dốt, chỉ để sai khiến

Trang 10

* Quan niệm dân là thần dân, cần được chăm lo, dạy dỗ

Trong quan niệm của các nhà Nho tiên Tần, phạm trù dân còn dùng để chỉ bề tôi tức thần dân trăm họ trong thiên hạ đối lập với nhà vua Theo ý nghĩa này, dân bao gồm cả thần và dân, quan và dân, là trăm họ, là cả thiên hạ đối lập với vua, và chỉ có vua là không thuộc phạm trù dân Tuy nhiên, phạm trù dân không phải lúc nào cũng được nhận thức như vậy Dân với ý nghĩa là thần dân trăm họ được thể hiện và xuất hiện trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần là chỉ trong những hoàn cảnh, điều kiện, nhất định cụ thể

1.2.2 Nhận thức về vai trò của dân của Nho gia tiên Tần

Vai trò của dân trong quan hệ với nước, với vua, đã được một số Nho gia tiên Tần nhận thức và nêu cao trong tư tưởng chính trị phương Đông cách đây hơn 2500 năm với những nội dung chủ yếu sau:

– Thứ nhất: Dân là một lực lượng đông đảo, to lớn trong xã hội, là lực lượng tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại của xã hội

– Thứ hai, Dân là gốc của nước, là nền tảng, là cơ sở của xã hội, của nền chính trị

Chính nhận thức và chỉ ra vai trò của dân to lớn như vậy mà các nhà Nho tiên Tần đều đã chủ trương và đòi hỏi nhà vua phải giữ được dân, phải được dân tin Và theo nhà Nho, có như vậy, nhà vua mới giữ được thiên hạ và giữ được ngôi vị của mình, triều đại và chế độ chính trị mới tồn tại và phát triển

1.2.3 Những nội dung “thân dân” của Nho gia tiên Tần

Theo các nhà Nho tiên Tần, thân dân đi liền với việc “Dưỡng dân” và

“Giáo dân”

Tiểu kết chương 1

Ngoài hạn chế do hoàn cảnh lịch sử mang lại, thì những tư tưởng về dân của các nhà Nho tiên Tần có ý nghĩa thật lớn lao Nho giáo là một học thuyết từ rất sớm đã nhận thấy vai trò của dân như một lực lượng sản xuất to lớn và có ảnh hưởng nhất định đối với sự thịnh – suy, hưng – vong của một chế độ xã hội Từ việc nhận thức được vai trò và sức mạnh của dân, cho nên các nhà Nho tiên Tần luôn đòi hỏi, yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải thật sự coi dân là gốc của nước, là “cha mẹ của dân”, do vậy phải bằng chính sách và hành động thiết thực quan tâm và chăm lo đời sống vật chất

Ngày đăng: 18/06/2014, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w