1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam

10 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

Lịch sử lập hiến Việt nam được đánh dấu bằng bốn bản hiến pháp : hiến pháp năm 1946,

Lời mở đầu Lịch sử lập hiến Việt nam được đánh dấu bằng bốn bản hiến pháp : hiến pháp năm 1946, hiến pháp 1959, hiến pháp 1980 hiến pháp 1992 mà thời điểm ra đời của mỗi hiến pháp gắn liền với thời điểm có tính chất đổi mới của cả dân tộc. Tuy tuổi đời chưa nhiều nhưng nền lập hiến Việt Nam đã phản ánh được một thời kỳ pháp triển sôi động khẩn trương của xã hội Việt Nam, đã đạt đến độ trưởng thành. Có thể từ đó rút ra điểm chung, tính phổ biến của các nền lập hiến nói chung vừa có thể rút ra những nét đặc thù, những nét đặc trưng ít trùng lặp trong quá trình phát triển kế thừa của các hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tư tưởng, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân… “ Sự kế thừa phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam” cũng là một trong những nét đặc thù như vậy. Nội dung I.Sự ra đời phát triển của nền lập hiến Việt Nam Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế không có hiến pháp. Sau khi đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ ngày 3/9/1945 , chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của chính phủ, một trong số đó là xây dụng hiến pháp. Vào ngày 9/11/1945, tại kỳ họp thứ II quốc hội khoá I, bản hiến pháp đầu tiên của nước ta đã được quốc hội thông qua. Nhưng ngay sau đó thực dân Pháp lại gây chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Với chiến thắng Điện Biên Phủ hiệp đinh Giơvevơ thắng lợi, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm thời chia làm hai miền. Hiến pháp 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhưng so với nhiệm vụ tình hình cách mạng mới nó cần được thay đổi bổ sung. Vì vậy vào ngày 31/12/1959, tại kì họp thứ XI, quốc hội khoá I, 1 hiến pháp mới đã được thông qua. thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc ra đã được mở ra một giai đoạn mới : đất nước hoàn toàn độc lập, tự do. Hoàn cảnh này đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới thay thế hiến pháp năm 1959. Tại kì họp thứ VII quốc hội khoá VI, ngày 18/12/1980, sau một thời gian thảo luận, hiến pháp mới đã được thông qua. Sau khi phát huy hiệu lực, nhiều quy đinh của hiến pháp 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Tình hình này đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới thay thế nó đã được quốc hội thông qua vào ngày 15/4/1992 tại kì họp thứ XI quốc hội khoá VIII. Ngày 25/11/2001 hiến pháp năm 1992 tiếp tục được nhất trí sửa đổi bổ sung một số điều tại kì họp thứ X quốc hội khoá X sau khoảng 10 năm có hiệu lực. II.Sự kế thừa phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam 1)Khái niệm Công dânsự xác định một thể nhân về mặt pháp lí thuộc về một nhà nước nhất định. Nhờ sự xác định này mà con người được hưởng chủ quyền nhà nước được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài, đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước. Vì vậy quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân bao giờ cũng là một chế định quan trọng trong hiến pháp nước ta. Quyền của công dân được quy định trong hiến pháp được hiểu là những khả năng mà luật cơ bản trao cho công dân được hưởng gì, được làm gì được yêu cầu, đòi hỏi gì ở nhà nước xã hội để thoả mãn nhu cầu. lợi ích chính đáng của mình các quyền về văn hoá, giáo dục là một trong những quyền cơ bản của công dân. 2)Sự kế thừa phát triển các quyền về văn hoá - giáo dục của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam 2 2.1 Sự kế thừa phát triển các quyền về văn hoá - giáo dục của công dân trong hiến pháp 1959 so với hiến pháp 1946: Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Xét về các quyền văn hoá, giáo dục, hiến pháp 1946 chỉ định về một quyền của công dan trong lĩnh vực này, đó là quyền học tập : “ Nền sơ học cưỡng bách không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được chính phủ giúp. Trường tư được mở tự do phải dạy theo chương trình nhà nước”. Quy định hiến pháp về quyền học tập hoàn toàn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh ở nước ta lúc bấy giờ : Sau khi giành được độc lập có tới 90% số dân Việt Nam mù chữ. Bởi vậy diệt giặc dốt là một trong những nhiệm vụ cấp bách vô cùng quan trọng của nhà nước toàn dân. Hiến pháp 1946 chỉ có một điều quy định về giáo dục bởi lẽ khi đó nước ta mới giành được độc lập, lại đang chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần 2. trình độ khoa học, kĩ thuật, dân trí còn thấp kém nên chưa có đủ khả năng điều kiện về vật chất, tinh thần để hiến pháp 1946 quy định các quyền công dân khác về khoa học kĩ thuật, văn hoá nghệ thuật. Nhưng văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, kĩ thuật lại là các lực lượng hoạt động xã hội nhằm xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần hình thành nâng cao ý thức công dân, bồi dưỡng nhân cách tâm hồn con người Việt Nam, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người lao động có phẩm chất trình độ, xây dựng nền sản xuất tiên tiến. Vì vậy nó có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết. Với mục tiêu, nhiệm vụ như vậy, hiến pháp 1959 đã kế thừa, phát triển mở rộng các quyền văn hoá giáo dục công dân bằng những quy định được thể hiện ở điều 33 34. Ngoài quy định về quyền học tập (điều 33) đã được ghi nhận từ hiến pháp 1946, hiến pháp 1959 còn có những quyền mới về văn hoá : quyền tự do nghiên cứu khoa học, 3 quyền sáng tác văn học. nghệ thuật, tiến hành các hoạt động văn hoá khác (điều 34). Nhằm bảo đảm các quyền này, tại điều 34, hiến pháp 1959 còn quy định nhà nước khuyến khích giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật các sự nghiệp văn hoá khác. Ngoài ra ở điều 33 về quyền học tập của công dân, hiến pháp 1959 còn bổ sung quy định về nghĩa vụ trách nhiệm của nhà nước trong việc phát triển các hình thức giáo dục, thực hiện từng bước chế độ giáo dục bắt buộc, phát triển dần các trường học, cơ quan văn hoá, phát triển các hình thức giáo dục bổ túc văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ tại các cơ quan, xí nghiệp các tổ chức khác ở thành thị nông thôn, để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền lợi đó. Như vậy so với hiến pháp 1946, trong hiến pháp 1959 các quyền của công dân về văn hoá, giáo dục cũng như bảo đảm pháp lí cho chúng đã được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước đáng kể góp phần củng cố mối quan hệ qua lại cùng có trách nhiệm giữa nhà nước nhân dân. 2.2 Sự kế thừa phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân trong hiến pháp 1980 so với hiến pháp 1959: Hiến pháp 1980 là hiến pháp thứ ba trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Các quyền về văn hoá của công dân trong hiến pháp 1980 đã giữ nguyên năm quyềnhiến pháp 1959 đã quy định đó là quyền nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, sáng tác văn học. nghệ thuật tham gia các hoạt động văn hoá khác cùng với đó nhà nước vẫn khuyến khích giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học- kinh tế, văn học- nghệ thuật (điều 72). Nhưng khác với hiến pháp 1959, hiến pháp 1980 không quy định công dân thực hiện các quyền về văn hoá một cách “tự do”. Việc ghi nhận này sẽ hạn chế các tư tưởng, loại hình văn hoá, mục đích nghiên cứu khoa học – kĩ thuật trái pháp luật, chống phá nhà nước Việt Nam, đảm bảo độc lập chủ quyền của dân tộc sự phát triển ổn định của xã hội, “nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ tổ quốc, bồi dưỡng, phát huy sở trường năng khiếu cá nhân” (điều 72). Việc hiến pháp xác định rõ mục 4 đích của các quyền về văn hoá sẽ góp phần định hướng cho công dân theo đuổi sự nghiệp văn học- nghệ thuật, khoa học- kinh tế tiến bộ, đúng pháp luật đóng góp mang lại lợi ích cho Tổ Quốc. Ngoài ra tại điều 72 của hiến pháp 1980 còn bổ sung một quy định mới : “Quyền lợi của tác giả người sáng chế, phát minh được đảm bảo”. Trong bối cảnh đất nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đây là một quy định hoàn toàn phù hợp giúp bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân, khi họ nghiên cứu, sáng chế để phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc. Hiến pháp 1980 tiếp tục xác định quyền học tập của công dân thông qua điều 60: “Học tập là quyền nghĩa vụ của công dân. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc, thực hiện chế độ học không phải trả tiền chính sách cấp học bổng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập”. Kế thừa các bản hiến pháp trước, hiến pháp 1980 cũng quy định học tập là quyền của công dân. Tuy nhiên, không dừng lại ở mức độ là một quyền, hiến pháp 1980 còn nâng học tập lên thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người. Điều này cho thấy nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng tới vấn đề giáo dục, nâng cao dân trí. Để lí giải được sự phát triển tiến bộ này, chúng ta căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, hiến pháp 1959 ra đời trong hoàn cảnh đất nước bước vào một giai đoạn cách mạng mới, miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ cấp bách được đặt ra là phải đánh đổ đế quốc, thống nhất đất nước đòi hỏi toàn dân phải ra sức thi đua, sản xuất chiến đấu nên thực hiện nghĩa vụ học tập rất khó khăn. Đến hiến pháp 1980, bản hiến pháp này ra đời trong hoàn cảnh đất nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội, người dân có điều kiện để học tập, đất nước có nhu cầu phải phát triển nên học tập đã được nâng lên thành nghĩa vụ. Ngoài ra, nhà nước đã xác lập chế độ bao cấp về học tập bằng việc quy định “tiến hành tưng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc” . đề ra những quy định mới để khuyến khích công dân học tập : “tiến hành chế độ học không trả tiền chính sách cấp học bổng”. Có thể thấy điều này đã góp phần thể hiện tính 5 dân chủ cao của hiến pháp 1980 so với các bản hiến pháp khác mang tính xã hội chủ nghĩa dù tính hiện thực, bám sát vào tình hình thực tế không cao. 2.3.Sự kế thừa phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân trong hiến pháp năm 1992 so với năm 1980: Sau hiến pháp 1980, hiến pháp 1992 đã tiếp tục kế thừa phát triển các quyền về văn hoá - giáo dục của công dân ở mức độ cao hơn để phù hợp với thời ký đổi mới. Chương V về quyền nghĩa vụ cơ bản của công dânhiến pháp 1980 có 29 điều, còn ở hiến pháp 1992 là 34 điều. Trong đó, quyền văn hoá giáo dục của công dânhiến pháp 1980 chỉ có 6 quyền còn đến hiến pháp 1992 đã nâng lên thành 9 quyền. Đó là các quyền : - Quyền sáng tác văn học (Điều 60 ) - Quyền phê bình văn học (Điều 60) - Quyền sáng tác nghệ thuật (Điều 60) - Quyền phê bình nghệ thuật (Điều 60) - Quyền tham gia các hoạt động văn hoá khác (Điều 60) - Quyền học tập (Điều 59) - Quyền nghiên cứu khoa học (Điều 60) - Quyền nghiên cứu kĩ thuật (Điều 60) - Quyền phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất (Điều 60) Trong các quyền trên, quyền phê bình nghệ thuật, phê bình văn học quyền phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất là ba quyền mới được bổ sung. Việc bổ sung, phát triển các quyền văn hoá - giáo dục của công dân là việc tất yếu để đáp ứng điều kiện, nhu cầu về sáng tác, học tập, nghiên cứu của công dân trong một hoàn cảnh, thời đại mới. Các quyền về văn hoá- giáo dục của công dân được quy định tại hiến pháp 1992 ở 2 điều là điều 59 điều 60. 6 Thứ nhất là về giáo dục, hiến pháp 1992 khẳng định : giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu thế nên điều 59 hiến pháp 1992 đã được kế thừa điều 60 của hiến pháp 1980 đó là : Học tập là quyền nghĩa vụ của công dân điều 59 của hiến pháp 192 đã phát triển thêm rất nhiều so với điều 60 của hiến pháp 1980 ở 5 điểm: xoá bỏ chế độ bao cấp trong giáo dục trừ bậc tiểu học, bậc tiểu học là bắt buộc không phải trả học phí, công dân có thể học văn hoá học nghề bằng nhiều hình thức khác nhau. Đối với học sinh có năng khiếu thì nhà nước xã hội phải tạo điều kiện học tập để họ phát triển tài năng, nhà nước xã hội có nghĩa vụ tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá học nghề phù hợp. Với những quy định mới này, hiến pháp 1992 đã chính thức xoá bỏ chế độ bao cấp về học tập (trừ bậc tiểu học) vì nó vượt quá khả năng của nhà nước về điều kiện kinh tế (so với hiến pháp 1980: học không mất tiền, tính hiện thực của hiến pháp được bảo đảm hơn); đồng thời thực hiện chế độ giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân được học văn hoá học nghề phù hợp với khả năng điều kiện của mình; từng bước thực hiện xã hội hoá giáo dục; khuyến khích mọi tổ chức cá nhân đóng góp sức người sức của cho nền giáo dục để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. hiệu quả của việc phát triển điều 59 hiến pháp 1992 đã được chứng minh trên thực tế. Số lượng người đi học đã tăng lên gấp nhiều lần , đẩy nhanh việc xoá nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, mở rộng quy mô đại học… Ngoài ra điều 65 hiến pháp 1992 còn quy định trẻ em được gia đình, nhà nước xã hội giáo dục. các quyền về giáo dục của công dân được nhà nước đảm bảo thực hiện ở điều 35, 36, chương III về chính sách văn hoá giáo dục, khoa học công nghệ của hiến pháp 1992. Thứ hai về văn hoá, điều 60 hiến pháp 1992 được kế thừa phát triển từ điều 72 của hiến pháp 1980. Quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, quyền phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất tiếp tục được củng cố để phù hợp, thực hiện chính sách của Đảng nhà nước ta về khoa học- công 7 nghệ ; khuyến khích mọi người đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài quy định “Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” tại điều 60, điều 1992 còn quy định những bảo đảm của nhà nước cho các quyền công dân về khoa học, công nghệ trong điều 37 điều 38 của chương III. Điều 60 hiến pháp 1992 còn kế thừa, phát triển những quyền về nghiên cứu, sáng tác phê bình văn học nghệ thuật. Quyền sáng tác văn học, nghệ thuật là hoạt động sáng tạo của con người tạo ra các tác phẩm nhằm đề cao tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên, long tự hào dân tộc. Quyền phê bình văn học nghệ thuật là hoạt động của con người để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan khoa học, trung thực về giá trị tư tưởng nghệ thuật, từ đó nâng cao trình độ thẩm mỹ, văn hoá của công chúng, thúc đẩy sự phát triển đúng hướng của văn học- nghệ thuật nước nhà. Chính vì thế việc bổ sung quyền phê bình nghệ thuật, phê bình văn học là vô cùng cần thiết, đúng lúc. Quyền tham gia các hoạt động văn hoá khác là quyền lợi của công dân với những hoạt động trong nghiên cứu, tìm hiểu , khai thác, bảo vệ, giữ gìn, phục chế, phát huy những di sản văn hóa phi vật thể di sản văn hoá vật thể, tuyên truyền, phổ biến những thành phần văn học - nghệ thuật. Quyền tham gia các hoạt động văn hoá khác có ý nghĩa như vậy nên cũng được nhà nước chú trọng phát triển. Kinh nghiệm cho thấy rằng: ở bất cứ dân tộc nào, trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu văn hoá bị coi nhẹ thì nhất định ở đó không có sự phát triển thành công. Nhà nước đã đảm bảo các chính sách cho quyền văn hoá của công dân được phát triển từ điều 30 - 34 chưong III hiến pháp 1992. Nhìn chung, hiến pháp 1992 đã kế thừa phát triển quyền văn hoá giáo dục của công dân từ những hiến pháp trước. Tình dân chủ trong hiến pháp 1992 tiếp tục được kế thừa, bảo tồn phát triển. Bên cạnh những quyền lợi đã có, người dân có thêm nhiều quyền lợi trong lĩnh vực văn hoá giáo dục. đặc biệt ở các quyền văn hoá - giáo dục hiến pháp năm 1992, tính hiện thực đã được bảo đảm 8 thực hiện. nó không còn là điều tượng trưng, xa vời hiện thực, không phù hợp với điều kiện, đất nước như ở hiến pháp 1980 nữa. Các quyền văn hoá - giáo dục đều được bảo đảm thực hiện cho người dântrong cuộc sống. Ở hiến pháp 1992, tính dân chủ hiện thực đã song hành với nhau, tạo nên một bản hiến pháp tiến bộ, hiệu quả. 2.4. Sự kế thừa phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của nhân dân trong hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 so với hiến pháp 1992: Nhìn chung, hiến pháp 1992 sửa đổi không có thay đổi nhiều so với hiến pháp 1992, sự kế thừa phát huy quyền văn hoá, giáo dục của công dân được thể hiện rõ nhất ở điều 59 “ Học tập là quyền nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dânquyền học văn hoá học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiều được nhà nước xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Nhà nước xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá học nghề phù hợp”. Như vậy, hiến pháp 1992 sửa đổi vẫn tiếp tục khẳng định học tập là quyền nghĩa vụ của công dân, thực hiện giáo dục phổ cập ở bậc tiểu học “bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí”. Những quy định này đều xuất phát từ thực tế đất nước trong thời kì đổi mới. Nền giáo dục phải được ưu tiên, quan tam chú ý trước hết là xoá mù chữ, nâng cao trình độ, ý thức của công dân đồng thời đào tạo cung cấp cho đất nước đội ngũ cán bộ có trình độ chuyện môn cao, những lao động trí óc để góp phần xây dựng đất nước trong thời kì hội nhập mở cửa. Vì những lí do trên mà nhà nước đã có những biện pháp chính sách khuyến khích việc học tập của công dân như “công dânquyền học văn hoá học nghề bằng nhiều hình thức”, “ học sinh năng khiếu được nhà nước, xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng”, “nhà nước có chính sách học phí, học bổng”. Nhà nước đã tạo điều kiện để quyền được học tập của công dân có thể được phát huy tốt nhất. Dưới nền giáo dục nước nhà, 9 mọi cá nhân đều có thể phát huy được kĩ năng, phát triển tài năng của bản thân để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. Đó là sự kế thừa của bản sửa đổi so với hiến pháp 1992. Ngoài ra bản hiến pháp 1992 sửa đổi còn có sự phát triển bổ sung so với hiến pháp 1992 trong các quyền về giáo dục của công dân. Ở đây phạm vi đối tượng được nhà nước tạo điều kiện được học văn hoá học nghề phù hợp đã được mở rộng. Nếu ở hiến pháp 1992 đối tượng đó là trẻ em tàn tật thì đối tượng ở bản sửa đổi đã được thay đổi thành “trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”. Việc bổ sung này đã làm rõ thêm tính dân chủ trong giáo dục của nhà nước, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, không phân biệt hoàn cảnh xuất thân, những thiếu xót, khiếm khuyết, thiệt thòi của bản thân đều có thể thực hiện được quyền nghĩa vụ học tập của mình. Trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng, đều được khuyến khích tạo điều kiện để phát triển. Lời kết Như vậy , sự thay đổi, bổ sung của các bản hiến pháp không chỉ thể hiện những thời điểm có tính chất đổi đời của cả dân tộc mà còn biểu hiện quá trình thừa kế phát triển của chính nó, trong đó có cả sự thừa kế phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân. Không chỉ giới hạn trong các quyền về văn hoá, giáo dục, quyền nghĩa vụ công dân nói riêng tất cả các quy phạm. chế định trong hiến pháp nói chung đã, đang sẽ tiếp tục có những thay đổi, bổ sung, chuyển biến tích cực, đầy đủ, cụ thể hơn để ngày càng phục vụ tốt cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. 10 . vụ cơ bản của công dân “ Sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam cũng là một trong những. về văn hoá, giáo dục là một trong những quyền cơ bản của công dân. 2 )Sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hoá - giáo dục của công dân trong lịch sử

Ngày đăng: 10/04/2013, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w