1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong mô hình Doanh nghiệp kinh doanh xây lắp

34 867 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong mô hình Doanh nghiệp kinh doanh xây lắp

PHẦN MỞ ĐẦU Sau khi hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là sau khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới đồng thời cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới.Trên con đường hội nhập, mỗi hoạt động, mỗi ngành, lĩnh vực đều đang gắng hết sức mình, nỗ lực đóng góp vào sự thành công chung của đất nước.Trong đó thì lĩnh vực xây dựng cơ bản mà cụ thể là hoạt động xây lắp cũng không phải là ngoại lệ.Hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản là hoạt động đóng một vai trò quan trọng và chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế, đồng thời đây cũng là hoạt động hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động này có những nét đặc thù riêng và có những sự khác biệt đáng kể so với các ngành sản xuất khác. Do vậy xét trên phương diện kế toán tài chính thì chính điều đó đã chi phối trực tiếp đến nội dung và phương pháp kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói riêng và hoạt động xây dựng cơ bản nói chung. Mặt khác do hoạt động xây lắp có tính đặc thù riêng như vậy nên việc hạch toán và ghi nhận kêt quả sẽ có những nét riêng biệt cần chú ý. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “ Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong hình doanh nghiệp kinh doanh xây lắp” nhằm làm rõ hơn cách xác định chính xác doanh thu, chi phí phát sinh của hoạt động xây lắp theo hợp đồng xây dựng đã được ký kết giữa nhà thầu xây lắp và chủ đầu tư( khách hàng ) tuân theo chuẩn mực kế toán số 15 và việc ghi nhận doanh thu tiêu thụ các sản phẩm xây lắp khác tuân theo chuẩn mực kế toán số 14. Chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thuthu nhập khác” được vận dụng vào hạch toán doanh thu tiêu thụ các sản phẩm xây lắp khác của doanh nghiệp kinh doanh xây lắp được ghi nhận và hạch toán giống như trong các doanh nghiệp sản xuất khác. Chuẩn mực kế toán số 15 “ Hợp đồng xây dựng” được vận dụng vào việc hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu – chi phí có liên quan đến công tác xây lắp thông qua hợp đồng xây dựng, việc ghi nhận đúng và chính xác các khoản doanh thu và chi phí này sẽ làm căn cứ chính xác để ghi sổ kế toánlập báo cáo tài chính. Với nội dung như vậy đề tài gồm có những phần chính sau đây: 1 Phần 1: Vận dụng chuẩn mực kế toán Việt nam số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp. Phần 2: Một số nhận xét về thực trạng công tác kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp hiện nay 2 PHẦN NỘI DUNG Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong hình doanh nghiệp kinh doanh xây lắp I. Đặc điểm tổ chức kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp 1. Đặc điểm sản xuất xây lắp - sản phẩm xây lắp Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra của cải vật chất chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân các tổ chức nhận thầu xây lắp giữ một vai trò quan trọng. Hiện nay ở nước ta đang tồn tại các tổ chức xây lắp như: Tổng công ty, công từng xí nghiêp, đội xây dựng…thuộc các thnàh phần kinh tế khác nhau. Tuy các đơn vị này có quy sản xuất khác nhau, hình thức quản lý khác nhau nhưng đều là những tổ chức nhận thầu xây lắp. Sản phẩm xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác so với các sản phẩm trong các ngành sản xuất khác và có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán. Đối với sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc… thì có đặc điểm là có quy lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, có thời gian xây lắp kéo dài, trải qua nhiều kỳ kế toán…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro thì phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận giữa nàh thầu xây lắp với chủ đầu tư( gái đấu thầu) do đó tính chất hang hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ vì tất cả đã có trong hợp đồng xây dựng hay hợp đồng giao nhận thầu, trong hợp đồng đã quy định rõ giá cả, người mua- người bán sản phẩm xây lắp có trứoc khi tiến hành xây dựng. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như: xe máy, thiết bị thi công, người lao động…thì phải di chuyển đến nơi sản xuất, nơi đặt sản phẩm để tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó đặc điểm này đã làm cho công tác kế toán, công tác quản lý, hạch toán tài sản, vật tư, thiết bị trở nên rất phức tạp do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết làm cho công trình dễ hư hỏng xuống cấp, công tác quản lý về mặt con người, vật tư, tài sản trở nên khó khăn hơn. 3 Sản phẩm xây lắp từ khi khi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình( nhà, cầu, đường…). Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau theo từng hạng mục công trình, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của yếu tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt…ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình. Đặc điẻm này cũng đòi hỏi việc tổ chức quản lý và giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo công trinh đúng như thiết kế, dự toán và đảm bảo thời gian hoàn thành đúng theo tiến độ để có thể đưa vào sử dụng sau khi hoàn thành. Trong điều kiện như vậy các nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình( chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành mới trả alị cho đơn vị xây lắp. Thời hạn bảo hành công trình tối thiểu 24 tháng, mức 3% giá trị xây lắp đối với công trình quan trộng của nhà nước và công trình nhóm A, 12 tháng đối với công trình khác với mức 5% giá trị xây lắp. Tiền bảo hành công trình được tính lãi suất như tiền gửi ngân hàng. Bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng theo hợp đồng đã ký kết thì doanh nghiệp kinh doanh xây lắp còn tổ chức tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất để phục vụ nhu cầu của người mua như: xi măng, gạch, bê tông, kết cấu, vữa xây dựng, nhà ở, dịch vụ cho thuê nhà ở, các sản phẩm và dịch vụ khác… Đối với các sản phẩm và dịch vụ này thì không có những đặc điểm mang tính đặc thù, tuy nhiên đối với mỗi sản phẩm và dịch vụ khác nhau thì cần có những công tác tổ chức và quản lý khác nhau, những chính sách tiêu thụ riêng đảm bảo cho quá trình tiêu thụ diễn ra thuận lợi và thời gian thu hồi vốn nhanh. Quá trình tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ này diễn ra giống như đối với các doanh nghiệp sản xuất khác. 2. Đặc điểm kế toán trong đơn vị kinh doanh xây lắp. Đặc điểm của sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán trong đơn vị xây lắp thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp, cụ thể là: 4 Đối tượng hạch toán chi phí có thể là hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình …từ đó hạch toán chi phí thích hợp. Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành…từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp theo một trong các phương pháp: phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỉ lệ. Xuất pháp từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong xây dựng cơ bản dự toán được lập theo từng hạng mục chi phí. Để có thể so sánh, kiểm tra chi phí sản xuất xây lắp thực tế phát sinh với dự toán, chi phí sản xuất được phân loại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công, được thể hịên theo mẫu bảng dự toán chi phí xây dựng. II. Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp 1. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp Tiêu thụ sản phẩm xây lắp hay bàn dao công trình là quá trình mà doanh nghiệp xây lắp bàn dao khối lượng xây dựng, lắp đặt đã hoàn thành cho người giao thầu( chủ đầu tư hoặc khách hàng) theo hợp đồng xây dựng đã được ký kết. Sản phẩm bàn giao có thể là các công trình, hạng mục công trình hoặc giai đoạn công việc thực hiện . đã được thoả thuận trong hợp đồng nhận thầu. Bên cạnh việc bàn giao công trình theo hợp đồng đã ký kết doanh nghiệp xây lắp còn có những sản phẩm được sản xuất để phục vụ nhu cầu người mua( các loại nhà ở, sản phẩm khác .) nên còn phát sinh quá trình tiêu thụ sản phẩm giống như những ngành nghề khác. Kế toán tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp bởi đây là giai đoạn giá trị sản phẩm được thực hiện mà qua đó doanh nghiệp kinh doanh xây lắp mới có thể duy trì và phát triển hoạt động cảu mình. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên khi tiêu thụ sản phẩm(đối với bàn giao công trình xây lắp) doanh nghiệp kinh doanh xây lắp phải chịu trách nhiệm bảo hànhỉan phẩm 5 đã được bàn giao, khoản tiền và thời gian bảo hành sản phẩm đươcj ghi trong hợp đồng giao nhận thầu. Khoản tiền bảo hành được bên A ( bên chủ đầu tư – khách hàng) giữ lại để thanh toán sau hoặc yêu cầu doanh nghiệp xây lắp nộp vào ngân hàng khi bàn dao công trình. Kế toán bàn giao công trình phải theo dõi và kiểm tra chặt chẽ tình hình doanh thu và chi phí phát sinh khi thực hiện quá trình bàn giao công trình để từ đó xác định đúng đắn kết quả kinh doanh trong kỳ. Đối với các sản phẩm xây lắp khác được xác định là tiêu thụ trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp thì cũng như trong các doanh nghiệp sản xuất khác thì tiêu thụ là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất để thực hiện giá trị sản phẩm hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Các nghiệp vụ cần được hạch toán ở giai đoạn này là xuất sản phẩm để bán và thanh toán với người mua, tính các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản chiết khấu thương mại, gảim giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo các phương pháp tính thuế để xác định doanh thu thuần và cuối năm xác định lẵi lỗ về tiêu thụ sản phẩm. 2. Kế toán tiêu thụ sản phẩm xây lắp trong trường hợp sản phẩm xây lắp là các công trình hoàn thành bàn giao – Tuân theo chuẩn mực kế toán số 15 “ Hợp đồng xây dựng” Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng làm cơ sở xác định doanh thu có thể xác định bằng nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp thích hợp để xác định phần công việc hoàn thành tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng. II.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng Theo Chuẩn mực kế toán số 15 thì có thể hiểu “ Hợp đồng xây dựngvăn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau vầ mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng”. Hợp đồng xây dựng có thể được thoả thuận để xây dựng một tài sản đơn lẻ như: một chiếc cầu, một toà nhà, một con đường, hoặc xây dựng một tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về thiết kế, công nghệ, chức 6 năng hay mục đích sử dụng cơ bản của chúng như một nhà máy lọc dầu, tổ hợp nhà máy dệt may . Hợp đồng xây dựng gồm có 2 loại là hợp đồng xây dựng với đơn giá cố định và hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm. Hợp đồng xây dựng với giá cố định là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu chấp nhận một mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Trong một số trường hợp khi có biến động về giá cả thì mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng. Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu được hoàn lại các chi phí được phép thanh toán, cộng thêm một khoản được tính bằng tỉ lệ % trên những chi phí này hoặc được tính thêm một khoản chi phí cố định. Hợp đồng xây dựng còn bao gồm hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tài sản như: Hợp đồng tư vấn, thiết kế, khảo sát, hợp đồng quản lý dự án và kiến trúc, hợp đồng phục chế hay phá huỷ tài sản và khôi phục môi trưòng sau khi phá huỷ tài sản. II.2. Ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng theo CMKT 15 II.2.1. Doanh thu của hợp đồng xây dựng Theo CMKT số 15, doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm: • Doanh thu ban đầu được ghi nhận trong hợp đồng và. • các khoản tăng giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu và có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Việc xác định doanh thu của hợp đồng xây dựng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ sảy ra trong tương lai. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát 7 sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy doanh thu cảu hợp đồng xây dựng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ.Ví dụ: • Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng được chấp thuận ban đầu. • Doanh thu đã được thoả thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lí do giá tăng lên. • Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thoả thuận trong hợp đồng. • Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm. Sự thay đổi theo yêu cầu của khách hàng về phạm vi công việc được thực hiện theo hợp đồng. Ví dụ: Sự thay đổi yêu cầu kỹ thuật hay thiết kế của tài sản và những thay đổi khác trong quá trình thực hiện hợp đồng.Sự thay đổ này chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng khi. • Có khả năng chắc chắn khách hàng sẽ chấp nhận các thay đổi và doanh thu phát sinh từ các thay đổi đó; và • Doanh thu có thể xác định đựơc một cách đáng tin cậy. Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu họ thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu( ví dụ như hoàn thành sớm hợp đồng .). Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng khi: • Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã ghi trong hợp đồng. • Khoản tiền thưởng đó có thể được xác định một cách đáng tin cậy. Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng, ví dụ: Sự chậm chễ do khách hàng gây nên,sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các 8 chanh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng. Việc xác định doanh thu tăng lên từ các khoản thanh toán trên còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều cuộc đàm phán. Do đó, cá khoản thanh toán khác chỉ được tính vào daonh thu của hợp đồng xây dựng khi: • Các thoả thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường. • Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và được xác định một cách đáng tin cậy. II.2.2. Quy định về ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng Theo CMKT số 15 quy định về ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng thì doanh thu và chi phí cuả hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo 2 trường hợp sau: 2.2.2.1. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng đựơc ước tính một cách đáng tin cậy thì doanh thu và chi phí có liên quan đến hopự đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hoá đơn là bao nhiêu. Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao cho các bộ phận liên quan xác định giá trị phần công việc hoàn thành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ. Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp sau đây. 9 - Tỉ lệ % giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng.Trong đó những chi phí liên quan tới phần công việc hoàn thành sẽ được tính vào chi phí cho tới thời điểm đó. Những chi phí không được tính vào phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng có thể là: Chi phí của hợp đồng liên quan đến các hoạt động trong tương lai như chi phí NVL đã được chuyển tới địa điểm xây dựng hoặc được dành ra cho việc trong hợp đồng nhưng chưa được lắp đặt, chưa sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thì sẽ dao cho bộ phận kế toán phối hợp với các bộ phận khác thực hiện. Kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc hoàn thành trong kỳ( không phải hoá đơn) làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán. Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng để đòi tiền, kế toán căn cứ vào hoá đơn để ghi sổ kế toán số tiền khách hàng phải thnah toán theo tiến độ kế hoạch. - Đánh giá phần công việc đã hoàn thành hoặc tỉ lệ % giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng thì sẽ dao cho bộ phận kỹ thuật thi công phối hợp với các bộ phận khác thực hiện. 2.2.2.2. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng vơi phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hoá đơn đã lập. Kế toán phải lập hóa đơn gửi cho khách đòi tiền và phản náh doanh thu và nợ phải thu trong kỳ tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận. Doanh nghiệp xây lắp có thể lập các ước tính về doanh thu một cách đáng tin cậy khi đã thoả thuận trong hợp đồng các điều kiện sau: - Trách nhiệm pháp lý của mỗi bên đối với tài sản được xây dựng - Các điều kiện để thay đổi giá trị hợp đồng - Phương thức và thời hạn thanh toán 10 [...]... Có TK 211: TSCĐHH 3 Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp trong trường doanh nghiệp kinh doanh xây lắp tiêu thụ các sản phẩm xây lắp khác như: bán vật kết cấu, bê tông, cấu kiện,dịch vụ cho thu nhà ở Tuân theo CMKTVN số 14 3.1 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 511, 512, 133, 331,131, 3.1.1 TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ • Nội dung và kết cấu của TK 511... - Doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu bán hàng hoá đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ hạch toán - TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm, sản phẩm xây lắp hoàn thành Dùng để phản ánh doanh thu bán sản phẩm xây lắp, kể cả các sản phẩm khác như bán vật kết cấu, bê tông, cấu kiện Tài khoản này dùng để phản ánh cả doanh thu nhận thầu phụ xây, lắp( đối với nhà thầu phụ), hoặc doanh thu nhận... xuất bản ĐHKTQD 2006 2 Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt nam - TS Nguyễn văn Bảo – Nhà xuất bản LĐXH 2004 3 26 Chuẩn mực kế toán tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính 4 Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt nam vào các phần hành kế toán doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Văn Công – Nhà xuất bản Tài Chính 2004 5 Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam và các văn bản hướng dẫn... khác Vì thế đặc điểm kế toán doanh thu tiêu thụ trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp cũng vừa có những nét khác biệt nhưng cũng có những nét tương đồng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác Tính đặc thù ở đây được thể hiện rõ nét nhất ở việc tiêu thụ các sản phẩm xây lắp là các công trình hoàn thành bàn giao hay còn gọi là “ Kế toán bàn giao công trình” giữa nhà thầu xây lắp và chủ đầu tư( khách... trên doanh thu thực tế cảu sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác đinh là tiêu thụ trong kỳ kế toán + Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ + Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh 14 - Bên có: Doanh thu được thực hiện trong kỳ của DN kinh doanh xây lắp TK 511 không có số dư cuối kỳ, tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2 như sau: - TK 5111 - Doanh. .. sinh nghiệp vụ kinh tế - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thu n mà doanh nghiệp xây lắp thực hiện trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu được ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: DN kinh doanh xây lắp CKTM, giảm gía hàng bán, cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại( do không đảm bảo về quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng kinh tế và DN kinh doanh xây lắp phải nộp thu TTĐB hoặc thu ... chính xây, lắp( đối với Tổng thầu chính xây dựng) + TK 51121 – Doanh thu bán sản phẩm xây, lắp + TK 51122 – Doanh thu bán sản phẩm khác - TK 153 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu bán hàng của khối lượng dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là tiêu thụ trong một kỳ kế toán - TK 5114 – Doanh thu trợ cấp trợ giá: Dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ... hiện trong kỳ TK 5121 – Doanh thu bán hàng hoá TK 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm, sản phẩm xây lắp TK 51221 – Doanh thu bán sản phẩm xây lắp TK 51222 – Doanh thu bán sản phẩm khác TK5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ 15 II.3.2 Nội dung và phương pháp hạch toán 2.3.2.1 Trường hợp quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định... nền kinh tế mà cụ thể là trong cơ chế thị trường hiện nay thì hoạt động xây lắp được diễn ra trong các thành phần kinh tế khác nhau bao gồm cả công ty, tổng công ty, và các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp khác nhau, được thực hiện theo hình thức đấu thầu Theo đó hoạt động xây lắp không chỉ tổ chức tiêu thụ sản phẩm xây lắp đơn thu n như công trình xây dựng mà còn tổ chức các hoạt động nhằm tiêu thụ. .. CMKTVN số 14 “ Doanh thuthu nhập khác” • Tuy nhiên theo CMKTVN số 14 thì khi hạch toán TK 511 cần tôn trọng một số quy định sau: - TK 511 chỉ phản ánh doanh thu cảu khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán , dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân birtj doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền • Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp nói chung và doanh . nghiên cứu đề tài: “ Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong mô hình doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nhằm làm rõ. thụ sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp hiện nay 2 PHẦN NỘI DUNG Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, 15 vào kế toán doanh thu tiêu thụ sản

Ngày đăng: 30/01/2013, 13:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Đặng Thị Loan – Nhà xuất b ản ĐHKTQD 2006 Khác
2. Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chu ẩn mực kế toán Việt nam - TS. Nguyễn văn Bảo – Nh à xuất bản LĐ XH 2004 Khác
3. 26 Chu ẩn mực kế toán tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính Khác
4. Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt nam vào các phần hành kế toán doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Văn Công – Nhà xuất bản Tài Chính 2004 Khác
5. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam và các văn bản hướng dẫn thi hành – Đinh Quốc Khánh – Nhà xuất bản Tài Chính Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w