1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dự án: Xây dựng trung tâm mua sắm quy mô 1 tại KTX trường ĐH SP Kỹ thuật TP.HCM

34 585 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 345,27 KB

Nội dung

Trong những năm trở lại đây, hoạt động theo dự án luôn là lựa chọn tối ưu trong các lĩnh vực công nghệ, thiết kế, đầu tư, dịch vụ… Bởi dự án là tập hợp các hoạt động nối tiếp nhau và nỗ lực của tất cả thành viên được tổ chức trong một thời gian nhất định, để hoàn thành những mục tiêu xác định như cung cấp các dịch vụ, sản phẩm mong muốn. Nó đảm bảo sự gắn kết, bảo mật và tiến độ cho tài chính, nhân lực cũng như thời hạn cho mỗi hạng mục đang hoạt động. Song, để dự án được hoàn thành một cách thuận lợi, hiệu quả nhất thì cần phải quản lý đúng cách trong những hoàn cảnh cụ thể. Quản lý dự án nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho chúng kết thúc đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể đề ra ban đầu và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

- -TIỂU LUẬN:

QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU MUA SẮM QUY MÔ I

TẠI KÍ TÚC XÁ D2 (LÊ VĂN VIỆT – QUẬN 9)

TRƯỜNG ĐH SP KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Tùng Sinh viên thực hiện: Nhóm KCN10

1 Lê Kiên Cường 10104040

2 Nguyễn Thái Dương 10904003

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

…, ngày …, tháng …, năm 2013

Xác nhận của GVHD

Lê Thanh Tùng

Trang 3

MỤC LỤC

A DẪN NHẬP……… trang04

B NỘI DUNG……… trang05

1 Mô tả dự án……… trang05

2 Phân tích tiền khả thi……… trang09

3 Tổ chức và hoạch định dự án……… trang18

4 Hoạch toán chi phí……… trang 28

5 Quản trị rủi ro……… trang31

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… trang33

D TÀI LIỆU THAM KHẢO……… trang34

Trang 4

A DẪN NHẬP

Trong những năm trở lại đây, hoạt động theo dự án luôn là lựa chọn tối ưu trong cáclĩnh vực công nghệ, thiết kế, đầu tư, dịch vụ… Bởi dự án là tập hợp các hoạt động nối tiếpnhau và nỗ lực của tất cả thành viên được tổ chức trong một thời gian nhất định, để hoànthành những mục tiêu xác định như cung cấp các dịch vụ, sản phẩm mong muốn Nó đảmbảo sự gắn kết, bảo mật và tiến độ cho tài chính, nhân lực cũng như thời hạn cho mỗi hạngmục đang hoạt động

Song, để dự án được hoàn thành một cách thuận lợi, hiệu quả nhất thì cần phải quản lýđúng cách trong những hoàn cảnh cụ thể Quản lý dự án nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổchức, quản lý và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho chúng kết thúcđúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mụctiêu cụ thể đề ra ban đầu và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi

Để bắt kịp với xu hướng hoạt động nghề nghiệp ở bối cảnh hiện tại, môn học Quản lý

dự án đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết để có thể nghiên cứu sâu sắc hơn

về hình thức hoạt động mới mẻ này Dưới sự định hướng và chỉ dẫn tận tình của giảng viên

Lê Minh Tùng, nhóm nghiên cứu xin mạnh dạn đề xuất và thực hiện đề tài quản lý dự án Xây dựng khu mua sắm quy mô I tại kí túc xá D2 (Lê Văn Việt – Quận 9) trường ĐH

SP Kỹ thuật TP HCM với mong muốn biến những kiến thức hàn lâm trở thành trải nghiệm

thực tế, biết cách lập kế hoạch, tố chức, lãnh đạo và kiểm soát một dự án; phục vụ cho quátrình làm việc sau này

Hẳn nhiên với việc thực hiện đề tài quản lý dự án đầu tiên, với hạn chế về kinhnghiệm và mối quan hệ xã hội, nhóm nghiên cứu không tránh khỏi những sai lầm và thiếusót Nhóm rất hi vọng nhận được sự góp ý chân thành từ thầy và các bạn để đề tài được hoànthiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu

Trang 5

B NỘI DUNGCHƯƠNG 1 MÔ TẢ DỰ ÁN

Mô tả tổng quan dự án:

Loại hình: Xây dựng và kinh doanh.

Hình thức đầu tư: Đầu tư mới.

Sản phẩm chính cung cấp: Hàng hóa dân dụng tiện lợi, cơm và thức ăn.

Sản phẩm phụ, dịch vụ đi kèm: Thức ăn phụ và giải khát kèm theo

Thị trường: hàng hóa bán lẻ, cung cấp dịch vụ ăn uống và gửi xe

Khách hàng mục tiêu: Sinh viên nội trú (SVNT)

Địa điểm thực hiện: KTX D2 – trường ĐH SP Kỹ thuật TP.HCM, số 484, Đường Lê

Văn Việt, phường Phước Long A, quận 9, TP.HCM

Tổng thời gian đầu tư: 5 năm

Thời gian dự án đi vào hoạt động: 29/4/2014.

1 Lý do thành lập dự án

1.1 Thực trạng nhu cầu dịch vụ tại kí túc xá (KTX) D2 trường ĐH SP Kỹ thuật TP.HCM

ĐH SP Kỹ thuật TP HCM là một trong những ngôi trường nổi tiếng bậc nhất tại khuvực miền Nam – Việt Nam cả về chất lượng đào tạo lẫn thương hiệu tuyển dụng Trường đãthành công với việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho sinh viên trước khitốt nghiệp Bên cạnh đó, trường luôn quan tâm đến đời sống của sinh viên bằng cách xâydựng môi trường học tập và sinh hoạt đạt chuẩn quốc gia

Với tỉ lệ trúng tuyển đầu vào của trường không ngừng gia tăng mỗi năm, việc mở rộngkhông gian giảng đường, nhà xưởng, khu nội trú và khuôn viên là điều tất yếu Sau khikhánh thành Tòa nhà trung tâm năm 2011, trường tiếp tục đưa KTX cơ sở 2 - đường Lê VănViệt - Quận 9 (KTX D2) đi vào hoạt động từ ngày 19/8/2013 với sức chứa tối đa 1776 chỗở; nhằm giúp sinh viên thích nghi với cuộc sống xa nhà, phụ huynh an tâm khi cho con emtheo học tại thành phố

Trang 6

Do trường mang tầm cỡ quốc gia, nên mọi hoạt động đều được đánh giá theo tiêuchuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Để đảm bảo trường luôn nằm trong top các trường ĐHhàng đầu, mọi thành tích mà trường đã đạt phải được giữ vững Và danh hiệu “Kí túc xá vănhóa” là một ví dụ điển hình Để minh chứng là một ngôi trường mạnh cả về chất lượng họclẫn chất lượng sống, ban quản lý cùng sinh viên nội trú đã đưa ra các quy định đề cao antoàn về sức khỏe, tính mạng của mỗi cá nhân cũng như của cả một tập thể.

Ngoài các nội quy về tệ nạn xã hội (bài bạc – cá cược, đánh nhau, tài sản…), về mỹquan (nói tục, hút thuốc, môi trường…); KTX còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòngchống cháy nổ, nên đã không cho phép các phòng tự ý nấu nướng Để đảm bảo trật tự anninh lẫn giá trị học đường, phong cách sư phạm; KTX nghiêm cấm sinh viên nội trú tự ýbuôn bán, kinh doanh bên trong KTX dù là văn phòng phẩm, đồ dùng cá nhân, thực phẩmhay sản phẩm dịch vụ

Thiết nghĩ với các lệnh cấm ấy thì nhu cầu của 1776 sinh viên về vấn đề ăn, uống, sửdụng các dịch vụ (hàng tiêu dùng, giải trí) là vô cùng lớn và cấp bách Song, KTX vẫn chưa

có động thái nào cho việc xây dựng căn-tin dù đã trôi qua quá nửa học kì (học kì I, năm học

2013 – 2014) KTX vẫn trong tình trạng thiếu sân sinh hoạt ngoài trời, thiếu nhà xe, thiếukhu giải trí, không có nhà ăn, không có cửa hàng bách hóa… Và mọi hoạt động liên quanđến các công trình này sinh viên nội trú vẫn phải tự cung, tự cấp hoặc liên hệ với các nhàcung cấp bên ngoài KTX Dựa trên kết quả khảo sát nhóm nghiên cứ thu được thì họ đangrất mong mỏi một căn-tin hiện đại, phù hợp với một KTX chất lượng bốn sao và đáp ứngđược phần nào nhu cầu của họ

1.2 Ý tưởng về việc xây dựng khu mua sắm tại KTX D2 trường ĐH SP Kỹ thuật TP.HCM

Dựa vào thực trạng lẫn ý kiến chủ quan và ý kiến khách quan trên, nhóm quyết địnhthành lập dự án Xây dựng khu mua sắm tại KTX D2 với giai đoạn đầu là dự án Xây dựngkhu mua sắm quy mô I tại KTX D2 Các phân khu về nhà ăn, cửa hàng bách hóa, nhà giảitrí, nhà thể thao, nhà giữ xe nên tập trung để tiện lợi cho sinh viên liên kết khi cần cung cấpdịch vụ, tránh lãng phí thời gian di chuyển và tìm kiếm Do tự phép ấn định về tài chính và

do hạn chế về thời gian, nhân lực nên dự án chỉ dừng ở quy mô I, nghĩa là xây dựng các

Trang 7

hình, câu lạc bộ trong nhà), phân khu giải trí (karaoke, bi-da, quán internet, nhà sách, quángiao lưu) để khu mua sắm này được toàn diện hơn và có thể hài hòa với tòa KTX đạt tiêuchuẩn bốn sao hiện nay.

2 Triển vọng kinh doanh và mục tiêu của dự án

Triển vọng kinh doanh của dự án là vô cùng thuận lợi Vì khi xây dựng và kinh doanhmột công trình phục vụ cho sinh viên nội trú nghĩa là công trình này thuộc KTX nên vấn đề

về mặt bằng hay đối thủ cạnh tranh là không đáng ngại (tất nhiên là nếu chất lượng phục vụtốt) Vấn đề quan trọng và cần quan tâm nhất là đề xuất dự án với KTX phải được thông qua,nhóm nghiên cứu giả thiết rằng điều này đã được hiện thực hóa Bởi có lẽ kinh phí cho cáccông trình của KTX đã cạn kiệt, nên nhóm sẽ tự xuất vốn, quản lý và kinh doanh trong 5năm; sau đó công trình sẽ thuộc về KTX

Mục tiêu của dự án:

- Giải quyết được phần nào nhu cầu của sinh viên nội trú hiện nay

- Tạo cơ hội việc làm và cơ hội tìm kiếm thu nhập cho nhóm

- Có cơ hội để rèn luyện kỹ năng thiết lập, đánh giá dự án cũng như kỹ năng lập kếhoạch và kiểm soát dự án

3 Mô tả chung về hoạt động

Để hoàn thành mục tiêu dự án, nhóm sẽ thực hiện thông qua các bước chính sau:

o Thiết lập dòng tiền và tính khả thi của dự án

o Lập kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án

- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.

- Luật lao động số 35-L/CTN ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chủ tịch nước.

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008.

Trang 8

Đề tài tập trung tìm hiều xác định các tiến trình thực hiện của việc xây dựng dự án vàviệc sử dụng kinh doanh sau dự án Do đó chi phí dự án chủ yếu bao gồm các chi phí sau:chi phí nhân công xây dựng, chi phí nguyên vật liệu xây dựng, chi phí đầu tư trang thiết bịnội thất sử dụng cho việc kinh doanh và một số chi phí khác phát sinh trong dự án.

Trang 9

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TIỀN KHẢ THI

 Tầng hầm: 4 làn xe đạp, 4 làn xe máy, 1 quầy tính tiền tự động

 Tầng trệt: 1 gian hàng sản phẩm thiết yếu, 1 gian hàng văn phòng phẩm, 1gian hàng đồ lưu niệm, 1 gian hàng thức ăn nhanh, 1 gian hàng thức uốngđóng chai, 1 quầy tính tiền tự động kèm 1 quầy đổi phiếu thức ăn

 Tầng lầu: 1 nhà bếp, 1 quầy bán thức ăn, khu vực bàn ăn, 1 khu vệ sinh

o Cơ cấu sản phẩm:

 Sản phẩm chính: sản phẩm thiết yếu (bột giặt, dầu gội, xà phòng, sữa tắm,giấy vệ sinh, băng vệ sinh, card điện thoại); văn phòng phẩm (vở, bút,thước các loại); thức ăn nhanh (mỳ - phở - cháo ăn liền, bánh mỳ đóng bịchcác loại, bánh đậu – bánh nướng, bánh bao – bánh tét, bánh quy – bánhmềm đóng hộp); thức uống đóng chai (nước khoáng, nước ngọt, sữa, kem,sữa chua); cơm và thức ăn cho bữa chính

 Sản phẩm phụ: trứng, rau sạch (cà chua, xà lách, giá), cà-phê, đường, sữađặt, đá, trà đá, nước mía, sinh tố Tùy các dịp lễ sẽ có: hoa tươi và socola

Trang 10

2 Phân tích thị trường

2.1 Phân tích nhu cầu thị trường

TP.HCM là đô thị hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt có lợi thế để phát triển thị trườnghàng hóa cộng với việc phân phối chúng rất phong phú và đa dạng nên TP trở thành đầu mốigiao thương hàng hóa nội địa và quốc tế lớn nhất cả nước (kể cả chất lượng, chủng loại, mẫu

mã, giá thành)

Theo kết quả dân số và nhà ở ngày 01/04/2009, TP.HCM có 7.162 triệu người trong

đó khu vực thành thị chiếm 83,32% tổng dân số Bên cạnh đó, TP còn thu hút khoảng 2 triệungười vãng lai đến sống và làm việc Vì vậy sức tiêu thụ là hàng hóa là rất lớn so với các địaphương khác; với doanh thu bán lẻ đạt 18,6 tỷ USD, chiếm 23,6% thị trường bán lẻ cả nước(năm 2012)

Ngoài ra, do thu nhập ngày càng cao của người dân TP.HCM nên những yêu cầu vềchất lượng hàng hóa, dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, thương nghiệp có xu hướng khắtkhe hơn Kèm theo đó do tình hình kinh tế biến động, lạm phát cao từ năm 2008 trở lại đâynên đã xuất hiện chương trình bình ổn giá vào năm 2011 Do vậy, chỉ số tiêu dùng biến độngtăng qua các tháng và mức cao nhất là 3,16% vào tháng 3, những tháng tiếp theo mức tăng

đã giảm dần vì tác động tích cực của công tác bình ổn giá của TP và sự giám sát chặt chẽ củacác ngành chức năng trong việc quản lý giá cả thị trường So với năm 2010, chỉ số giá tiêudùng tăng 15,86% (bính quân 1 tháng tăng 1,23%), cao hơn mức tăng của 2 năm kề trước đónhưng vẫn thấp hơn mức tăng 18,08% của năm 2008

Mức tăng trên kéo theo việc giá bán thức ăn tại TP.HCM cũng dần ổn định Thêm vào

đó sự cạnh tranh của thức ăn nhanh như KFC, Lotteria và Jollibee cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến thị phần của dịch vụ cung cấp bữa ăn chính trong địa bàn TP song với đặc trưng gạo

là lương thực chính của người Á châu nên nhu cầu mua bán bữa ăn chính là rất lớn

Các dịch vụ tại TP.HCM cũng đang dần nâng tầm cung cấp, đặc biệt để đảm bảo anninh từ năm 2006, TP.HCM bắt đầu quản lý giá vé giữ xe Và đến tháng 8/2012, TP.HCM

đã áp dụng mức giá trông giữ xe mới được HĐND TP thông qua với mức giá trông giữ xemới cao hơn mức giá năm 2006 từ 2 – 5 lần

Trang 11

2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Qua điều tra thực tế đoạn đường chính thường di chuyển của SVNT là từ trường (số 1 – Võ Văn Ngân – Thủ Đức) đếnKTX (số 484 – Lê Văn Việt – quận 9), nhóm nghiên cứu thống kê và phân tích số liệu về các đối thủ cạnh tranh đã có kết quả nhưsau:

Không có

2 Dịch vụ

bán hàngtạp hóa

Cửa hàng chúThiêm, số 467 –

Lê Văn Việt –quận 9

- Hàng hóa khá phù hợp với đời sống SV

- Phong cách phục vụ thân thiện, nhiệt tình

- Mặt hàng không in ấn rõ giá

- Diện tích cửa hàng nhỏ, hàng chấtđống, khó tìm kiếm

- Đi bộ từ KTX ra cửa hàng mất gần

15 phútCửa hàng bác

(Coopmart,

- Hàng hóa có nhiều sự lựa chọn, rõ nguồngốc, rõ giá

- Giá thành cao hơn

- Thời gian thanh toán lâu hơn

Trang 12

Thánh Nghĩa) - Không bị ép giá - Quá xa KTXCác chợ - Hàng hóa có nhiều sự lựa chọn.

- Giá thành có thể rẻ hơn siêu thị

- Thanh toán nhanh hơn siêu thị

- Giá mỗi suất cao (25.000 VNĐ)

- Phù hợp với nhân viên văn phòng

- Di chuyển từ KTX đến quán quá xa

Quán cơm chịYến, số 494 –

Lê Văn Việt –quận 9

- Cơm giá rẻ (15.000 VNĐ/suất), nhiều cơmthêm Cho ghi nợ, có vé tháng

- Nhiều món ăn để lựa chọn

Trang 13

2.3 Chiến lược kinh doanh

Sau khi phân tích thị trường, nhóm đã đề ra các phương án về chiến lược kinh doanhsau:

- Khách hàng mục tiêu: Sinh viên nội trú với tâm lý ngon - rẻ - đẹp

- Chiến lược thu hút khách hàng: Trước ngày khai trương 1 tháng, thông báo trên loaphát thanh KTX sau bản tin KTX mỗi ngày với các sản phẩm/dịch vụ cung cấp.Trước ngày khai trương 3 ngày, mỗi tối trao suất cơm miễn phí kèm phiếu đánh giá,góp ý Đi từng phòng phát phiếu khảo sát mặt hàng tiện lợi cần thiết, thống kê xử lý

số liệu để nhập hàng Cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm, bình ổn giá, hàng ViệtNam

- Chiến lược giá cả: Các mặt hàng tiện lợi niêm yết giá và mã vạch quét sản phẩm,không đánh thuế mặt bằng Ngày khai trương tùy mặt hàng mà có phần trăm giảm giátrong vòng 1 tuần từ 3-7%

- Chiến lược ổn định kinh doanh: Mỗi tháng phát phiếu đánh giá, góp ý khu mua sắm.Trang bị đồng phục cho nhân viên và trang bị tác phong nghiệp vụ cho nhân viên

- Chiến lược cạnh tranh: phát thẻ thành viên tích điểm Thành viên cứ mua 5.000 VNĐ

ở khu mua sắm là tích lũy được 1 điểm, và sẽ có quy đổi điểm lấy quà ở mỗi học kì

3 Phân tích tài chính (kế hoạch ngân lưu)

o Thống kê theo năm:

Số lượng sinh

viên nội trú

1200(hiện tại)

máy móc và

trang thiết bị

phát sinh thêm

8.000.000.000

VNĐ

300.000.000VNĐ

300.000.000VNĐ

Bảo trì, bảo

dưỡng khu

mua sắm

100.000.000VNĐ

100.000.000VNĐ

100.000.000VNĐ

100.000.000VNĐ

TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO MÁY MÓC, THIẾT BỊ 1.800.000.000 VNĐ

Trang 14

o Thống kê mức doanh thu:

Lưu ý: Mỗi năm sẽ không tính 3 tháng: 1 tháng nghỉ tết và 2 nghỉ tháng hè.

o Thống kê chi phí hoạt động:

ST

T

Hoạt động Số lượng Giá (VNĐ) Thời gian Chi phí (VNĐ)

1 Thuê nhân viên giữ xe 2 1.800.000 1 tháng 16.200.000

2 Thuê thu ngân tính

Trang 15

T

1 Dòng tiền nhàn rỗi Chọn suất chiết khấu i=12%

(Nếu đem gởi ngân hàng thì lãisuất dài hạn 12%/năm)

2 Chi phí thuê đất 1.000.000.000VNĐ/năm

3 Thuế suất (Ví dụ: thuế quản lý doanh nghiệp) 25%/năm của lợi nhuận

Từ việc thống kê trên và kèm hoạch toán chi phí ở chương 4, nhóm nghiên cứu có kếtquả bảng thu ngân như sau (Đơn vị tiền tệ là VNĐ):

Trang 18

CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC VÀ HOẠCH ĐỊNH DỰ ÁN

1 Mô hình tổ chức của dự án

Giám đốc dự án

(Nguyễn Thái Dương)

Công việc: Lập kế hoạch, quản lý nhân

sự, quản lý tiến độ, quản trị rủi ro, ký

duyệt các đề xuất và phương án

Giám đốc dự án

(Nguyễn Thái Dương)

Công việc: Lập kế hoạch, quản lý nhân

sự, quản lý tiến độ, quản trị rủi ro, ký

duyệt các đề xuất và phương án

Quản lý tài chính (Ngô Phước Lộc)

Công việc: Phân tích và thống kê chi tiêu;

đề xuất điều phối; xuất quỹ, phát lương

Quản lý tài chính (Ngô Phước Lộc)

Công việc: Phân tích và thống kê chi tiêu;

đề xuất điều phối; xuất quỹ, phát lương

Quản lý truyền thông

(Hồ Thị Thanh Tâm)

Công việc: Nghiên cứu và thống kê thị trường, đối thủ cạnh tranh; đề xuất chiến

lược kinh doanh

Quản lý truyền thông

(Hồ Thị Thanh Tâm)

Công việc: Nghiên cứu và thống kê thị trường, đối thủ cạnh tranh; đề xuất chiến

lược kinh doanh

Quản lý kỹ thuật (Nguyễn Thành Điền)

Công việc: Kiểm tra và thống kê tình trạng hoạt động hệ thống; đề suất phương

án bảo trì - bảo dưỡng, nâng cấp

Quản lý kỹ thuật (Nguyễn Thành Điền)

Công việc: Kiểm tra và thống kê tình trạng hoạt động hệ thống; đề suất phương

án bảo trì - bảo dưỡng, nâng cấp

Quản lý vật tư (Lê Kiên Cường)

Công việc: Tìm kiếm và thống kê nguồn vật liệu, hàng hóa, sản phẩm; đề xuất

phương án lựa chọn

Quản lý vật tư (Lê Kiên Cường)

Công việc: Tìm kiếm và thống kê nguồn vật liệu, hàng hóa, sản phẩm; đề xuất

phương án lựa chọn

Quản lý nhân công (Đỗ Ngọc Quý)

Công việc: Theo dõi và nhắc nhở thầu xây dựng, đào tạo và kiểm tra nhân viên khu

Quản lý nhân công (Đỗ Ngọc Quý)

Công việc: Theo dõi và nhắc nhở thầu xây dựng, đào tạo và kiểm tra nhân viên khu

Ngày đăng: 16/06/2014, 21:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng trên là danh sách chi tiết các bước để hoàn thành dự án hay còn gọi là WBS (work-breakdown structure) - Quản lý dự án: Xây dựng trung tâm mua sắm quy mô 1 tại KTX trường ĐH SP Kỹ thuật TP.HCM
Bảng tr ên là danh sách chi tiết các bước để hoàn thành dự án hay còn gọi là WBS (work-breakdown structure) (Trang 22)
Sơ đồ diễn tả thứ tự các công việc trong khi thực hiên dự án (Ghi chú: các công việc từ 9 đến 19 sẽ thực hiện tuần tự): - Quản lý dự án: Xây dựng trung tâm mua sắm quy mô 1 tại KTX trường ĐH SP Kỹ thuật TP.HCM
Sơ đồ di ễn tả thứ tự các công việc trong khi thực hiên dự án (Ghi chú: các công việc từ 9 đến 19 sẽ thực hiện tuần tự): (Trang 25)
Bảng thống kê chi phí vật liệu đã được tham khảo: - Quản lý dự án: Xây dựng trung tâm mua sắm quy mô 1 tại KTX trường ĐH SP Kỹ thuật TP.HCM
Bảng th ống kê chi phí vật liệu đã được tham khảo: (Trang 28)
Bảng thống kê số điểm rủi ro: - Quản lý dự án: Xây dựng trung tâm mua sắm quy mô 1 tại KTX trường ĐH SP Kỹ thuật TP.HCM
Bảng th ống kê số điểm rủi ro: (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w