bài viết cung cấp kiến thức cơ bản về kế toán nợ phải thu như tổng quát các nợ phải thu,phai thu khách hàng ,khấu trừ các khoản thuế giá trị gia tăng....slide bài giảng là rất tốt cho các bạn khi tham khao làm bài thuyết trình
Trang 1Chương 4
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
Biên soạn: Thạc sỹ Đinh Thanh Lan
1
Trang 2Mục đích
• Hiểu được các khái niệm về nợ phải thu
• Hiểu được nhiệm vụ kế toán đối với nợ phải thu
• Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế liên
quan đến nợ phải thu
Trang 3Nội dung chương
– Tổng quát về các khoản phải thu
– Phải thu của khách hàng
– Thuế GTGT được khấu trừ
– Phải thu nội bộ
Trang 41 Tổng quát về nợ phải thu
a/ Nội dung:
• Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp thường xuyên có quan hệ với các đối tượng phải thu như:
• DN bán chịu hàng hóa, cung cấp công trình lao
vụ dịch vụ cho các khách hàng nhưng chưa thu tiền
• Các khoản phải thu trong nội bộ về quan hệ
giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đơn vị chính với các đơn vị phụ thuộc, giữa hội sở và các chi
Trang 5• Các khoản tài sản, tiền bạc đóng thế chấp, ký
quỹ, ký cược ngắn hạn
• Các khoản phải thu khác như tiền ứng trước cho người cung cấp, hàng hóa nguyên liệu hoàn lại
họ nhưng chưa được trừ, tiền sẽ được bồi
thường của công nhân viên hoặc các đối tác
khác vi phạm hợp đồng, các khoản phải thu linh tinh khác…
• Các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên đi công tác hoặc thực hiện các nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh
5
Trang 6• Ngoài ra, đối với các khoản chi phí đã trả, đã
thực hiện với một giá trị lớn, cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán với mục đích đảm bảo
nguyên tắc kế toán chi phí phù hợp với doanh thu cũng được xem như một khoản phải thu và gọi là chi phí trả trước
• Các tài khoản thuộc khoản phải thu đều có số
dư Nợ, một số trường hợp có số dư Có, ví dụ
Trang 7b/ Phân loại nợ phải thu
• Phân loại theo thời hạn thu hồi nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
• + Nợ ngắn hạn: là khoản nợ có thời hạn thu hồi không quá 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh
doanh bình thường nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng
• + Nợ dài hạn: là khoản nợ có thời hạn thu hồi
hơn một năm hoặc quá 1 chu kỳ kinh doanh
bình thường nếu chu kỳ kinh doanh > 12 tháng
• - Nợ phải thu còn phân loại theo tính chất như phải thu thương mại và phải thu khác
7
Trang 81.NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
• Kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu khách
hàng” để phản ánh các khoản phải thu
• Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản
nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp
Trang 9NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN
• Phải chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng nội
dung thu, từng thời hạn thanh toán, từng lần thanh
toán.
• Các khoản phải thu bằng ngoại tệ phải quy đổi về tiền
VN theo tỷ giá giao dịch ngày phát sinh tăng và tỷ giá ghi sổ ngày phát sinh giảm.
• Cuối năm phải đánh giá lại số dư ngoại tệ TK131 theo
tỷ giá BQLNH do NHTW công bố vào ngày cuối năm.
• Phân loại các khoản nợ phải thu có thể trả đúng hạn,
nợ khó đòi, không thu hồi được để lập dự phòng
• Không phản ánh vào TK131 các khoản bán hàng, dịch
vụ thu tiền ngay
9
Trang 13• Cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán:
Trang 14• Cuối năm, đánh giá lại các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải thu dài hạn theo tỷ giá
bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố vào thời điểm cuối năm tài chính
• => xử lý: như chương 1 “Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn”
Trang 152 THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ
• Viết tắt: VAT (Value Added Tax) hoặc TVA (Tax sur la Valeur Ajoutée)
• Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì
thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu
đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
15
Trang 16• Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
• Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế
GTGT ghi trên Hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch
vụ (bao gồm cà tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số
thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng
hóa nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy định của Bộ Tài chính
áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các
Trang 17Quy định về thuế GTGT
• Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hoá,
dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở
Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định cuả Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành
• Đối tượng nộp thuế GTGT : các tổ chức , cá nhân có hoạt động SX, KD HH, DV chịu thuế GTGT ở Việt Nam
và tổ chức, cá nhân khác có NK HH, mua dịch vụ từ nước ngoàI chịu thuế GTGT
• Doanh nghiệp chọn 1 trong 2 phương pháp nộp thuế là khấu trừ hoặc trực tiếp.
• Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT
Trang 19TÀI KHOẢN SỬ DỤNG: TK133: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp
QUY ĐỊNH: chỉ áp dụng đối với DN nộp thuế
GTGT theo PP khấu trừ và sản xuất hàng hoá chịu thuế GTGT
• không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hóa dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
Trang 20• Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
• VD: mua nguyên vật liệu (gạo) 100kg, đơn giá mua chưa thuế GTGT 9000đ/kg, thuế GTGT
10% trong đó 30kg dùng phục vụ nấu cơm kinh doanh cơm phần, 70% dùng sản xuất rượu
Trang 21Đáp án
21
Trang 22• Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào Tài khoản 133 Cuối
kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch
vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh
doanh tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau.
Trang 23Ví dụ
• Mua 1 căn nhà vừa dùng phục vụ bán cơm (chịu thuế GTGT khấu trừ) vừa dùng để sản xuất bia (chịu thuế TTĐB), với giá mua chưa thuế GTGT 900tr, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt
Doanh thu bán cơm là 200tr, doanh thu bán bia
là 800tr
23
Trang 24• Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào không theo Hóa đơn GTGT hoặc có hóa đơn GTGT nhưng không đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào Trường hợp hóa đơn
GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù
được dùng Hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã
có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không bán hàng hóa,
dịch vụ); hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Trang 25Định khoản
• Khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu, CC – DC nhập kho dùng cho sxkd chịu thuế GTGT khấu trừ, doanh nghiệp nộp thuế GTGT khấu trừ:
NỢ TK1561, 152, 153
NỢ TK1331
CÓ TK331,111,112
Khi mua TSCD dùng cho sxkd chịu thuế GTGT khấu trừ,
doanh nghiệp nộp thuế GTGT khấu trừ:
NỢ TK211,213
NỢ TK1332
CÓ TK331,111,112
25
Trang 26• Khi mua nguyên vật liệu, CC – DC dùng ngay
cho sxkd chịu thuế GTGT khấu trừ, doanh nghiệp nộp thuế GTGT khấu trừ:
N632
Trang 27• Khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, CC –
DC, TSCD dùng cho sxkd chịu thuế GTGT khấu trừ, doanh nghiệp nộp thuế GTGT khấu trừ:
Trang 28• Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTG đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân
bổ theo tỷ lệ doanh thu:
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
• Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có trị giá lớn được tính vào giá vốn hàng bán ra của các kỳ
kế toán sau:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc
Trang 29Định kỳ, khi tính số thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế
toán sau, ghi:
Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán
Có các TK 142, 242,…
Khi mua TSCĐ có Hóa đơn GTGT dùng chung
cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế
Trang 30• cuối kỳ tính và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu bán
hàng, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,…
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Trang 31Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTG đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
31
Trang 323 KẾ TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG:
TK136: phải thu nội bộ
TK1361: vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
TK1368: phải thu nội bộ khác
Trang 33NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN
• TK136 dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, giữa các đơn vị phụ thuộc trong 1 DN độc lập, giữa các DN độc lập
trong tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả
hộ, thu hộ, các khoản DN cấp dưới có nghĩa vụ phải nộp lên cấp trên, cấp trên phải cấp cho cấp dưới.
• => TK136 phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phỉa thu giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau Trong
đó cấp trên là công ty, tổng công ty có SXKD, không phải là cơ quan quản lý, cấp dưới thành viên trực
thuộc hoặc phụ thuộc của tổng công ty, công ty nhưng
có tổ chức công tác kế toán riêng.
33
Trang 34• Nội dung các khoản phải thu nội bộ bao gồm:
* ở doanh nghiệp cấp trên (tổng công ty, công ty):
Vốn, quỹ, kinh phí đã giao, đã cấp cho đơn vị
cấp dưới
Vốn kinh doanh cho cấp dưới vay không tính lãi
Các khoản cấp dưới phải có nghĩa vụ nộp cho cấp trên
Các khoản nhìư cấp dưới thuhộ
Các khoản đã chi, đã trả hộ cho đơn vị cấp dưới
Các khoản đã giao cho đơn vị trực thuộc để
thực hiện khối lượng giao khoán nội bộ và nhận
Trang 35* ở doanh nghiệp cấp dưới (DN thành viên
trực thuộc hoặc đơn vị hạch toán phụ
thuộc):
Các khoản cấp trên cấp nhưng chưa nhận
được
Khoản cho vay vốn kinh doanh
Các khoản nhờ đơn vị cấp trên hoặc đơn vị nọi
Trang 36• Phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan
hệ thanh toán và từng khoản thu nội bộ
• Cuối kỳ, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh TK136, 336 với các đơn vị có quan hệ thanh toán và tiến hành bù trừ Nếu có xảy ra
chênh lệch phải tìm nguyên nhân và xử lý kịp
thời
Trang 37ĐỊNH KHOẢN
• HẠCH TOÁN Ở ĐƠN VỊ CẤP DƯỚI:
1 Khi đơn vị cấp dưới nhận vốn do cấp trên giao:
Trang 385 Phải thu đơn vị cấp trên, các đơn vị nội bộ khác
về doanh thu bán hàng nội bộ:
Trang 39• HẠCH TOÁN Ở ĐƠN VỊ CẤP TRÊN:
1 Khi đơn vị cấp trên giao vốn cho đơn vị cấp dưới:
2 Nếu đơn vị cấp dưới nhận vốn kinh doanh trực tiếp
từ NSNN theo sự uỷ quyền của đơn vị cấp trên, khi nhận vốn:
NỢ TK1361
CÓ TK411
39
Trang 403 Căn cứ vào báo cáo của đơn vị cấp dưới nộp số vốn kinh doanh tăng do mua sắm TSCD bằng
nguồn vốn đtư XDCB hoặc quỹ đầu tư phát
Trang 415 Khi đơn vị cấp dưới hoàn lại vốn kinh doanh cho đơn
Trang 428 Khoản phải thu của đơn vị cấp dưới phải nộp cho đơn vị cấp
Trang 4312 Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng 1 đối tượng:
NỢ TK336
CÓ TK1368
43
Trang 45NGUYÊN TẮC PHẢN ÁNH TK138
• Các giá trị tài sản thiếu không rõ nguyên nhu nhân chờ xử lý
• Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân tập thể gây ra mất mát, hư hỏng…đã xử lý bắt bồi thường.
• Các khoản cho vay, cho mượn tạm thời, không lấy lãi.
• Các khoản chi sự nghiệp, dự án, SXKD, XDCB nhưng không được cấp thẩm quyền phê duyệt nên phải thu hồi.
• Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ hđ tài chính
• Các khoản phải phát sinh khi cổ phần hoá DNNN.
• Các khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu: phí ngân hàng, phí vận chuyển…
45
Trang 46NỢ TK466: GTCL của TSCĐ dùng cho sự nghiệp
NỢ TK4133: GTCL của TSCĐ dùng cho phúc lợi
CÓ TK211: NG
Trang 473 Kiểm kê tiền, vật tư bị thiếu chưa rõ nguyên
nhân:
NỢ TK1381
CÓ TK111,112,152,156…
4 Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền
đối với tài sản thiếu chờ xử lý:
NỢ TK1388: bồi thường phải thu
Trang 485 Ngay khi kiểm kê xác định được ngay nguyên nhân và
xử lý luôn đối với tài sản thiếu :
NỢ TK1388: bồi thường phải thu
Trang 498 Khi phát sinh chi phí cổ phần hoá DNNN:
Trang 505 Tạm ứng
• Là một khoản tiền hoặc vật tư do DN giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ
SXKD hoặc giẩi quyết một công việc nào đó
được phê duyệt
Trang 51• Kế toán phải mở số kế toán chi tiết phải theo dõi cho
từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng. 51
Trang 52Thủ tục kế toán thường được tiến hành
• Khi cấp trên giao việc thực hiện nhiệm vụ SXKD hoặc giải quyết một công việc đã được phê
Trang 53Chứng từ - sổ kế toán
Chứng từ:
• Giấy đề nghi thanh toán tạm ứng
• Bảng thanh toán tạm ứng=> kèm theo?
• Phiếu chi - phiếu thu
Sổ kế toán
53
Trang 556 CP trả trước
• K/N: Là các khoản CP thực tế đã phát sinh
nhưng có liên quan tới kết quả SXKD của nhiều
kỳ hạch toán, nhiều năm nên chưa thể tính hết vào CPSXKD trong kỳ này mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo
• Phân loại:
CP trả trước ngắn hạn
CP trả trước dài hạn
55
Trang 56Các khoản chi phí trả trước bao gồm:
• CP trả trước về thuê của hàng, nhà xưởng, nhà kho,văn phòng cho 1 năm hoặc 1 chu trình KD
• CP trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho
hđộng KD của 1 năm hoặc 1 chu trình KD
• CP mua các loại bảo hiểm và các loại lệ phí mua
và trả 1 lần trong năm
• CC – DC xuất dùng 1 lần với giá trị lớn và CC –
DC tham gia vào nhiều kỳ SXKD
• Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với
kỳ hạn tối đa là 1 năm hoặc 1 chu trình KD
• CP mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản CP trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào
Trang 57• CP sửa chữa TSCĐ phát sinh 1 lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán trong năm tài chính hoặc 1 chu kỳ kình
doanh
• CP thành lập DN, CP quảng cáo phát sinh trong giai đoạn
trước hoạt động
• CP nghiên cứu có giá trị lớn
• CP cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận
TSCD VH
• CP đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật
• CP di chuyển địa điểm KD, hoặc tổ chức lại DN
• Lợi thế thương mại trong trường hợp mua lai DN, sát nhập DN
có tính chất mua lại
• CP BH, CP QLDN thực tế đã phát sinh trong kỳ đối với DN có chu kỳ kinh doanh dài nhưng trong kỳ không có hoặc có ít
doanh thu thì các CP này sẽ được phân bổ cho các kỳ sau
• CP trả trước ngắn hạn khác (lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp Lãi thuê TSCD thuê tài chính …)
Các khoản chi phí trả trước bao gồm:
57