Phong tục hôn nhân truyền thống

15 10.9K 179
Phong tục hôn nhân truyền thống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong đời sống tinh thần của người Việt (Kinh) thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, mà dân gian xưa có câu: Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Trong ba việc ấy thật là khó thay Cưới là một phong tục, một nghi lễ mang đậm phong vị dân tộc nhưng lại nhiêu khê, tốn kém. Phần lớn các đám cưới cổ xưa của người Việt thường được tổ chức theo một cuốn sách cổ gọi là: “Thọ mai gia lễ Cuốn sách dạy người ta những việc về quan, hôn, tang, tế. Tùy theo từng vùng, từng thời gian, từng gia cảnh mà việc hỷ (cưới) được tổ chức khác nhau. Để hiểu rõ hơn về phong tục hôn nhân của người Việt, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu.

DANH SÁCH NHÓM VIÊN NHÓM 1 STT Họ và tên Chức vụ Ghi chú 1 Tạ Văn Lĩnh Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Hải Duyên Nhóm viên 3 Nguyễn Thị Hải (1967) Nhóm viên 4 Nguyễn Thị Hải (1987) Nhóm viên 5 Nguyễn Thị Tú Chinh Nhóm viên 6 Nguyễn Thị Lệ Thủy Nhóm viên 7 Nguyễn Thị Trang Nhóm viên 8 Phùng Thị Thu Hà Nhóm viên 9 Trần Thị Hải Yến Nhóm viên 10 Phạm Thị Hà Nhóm viên Tổng cộng danh sách có: 10 người. 1 MỤC LỤC STT Nội dung Trang Mục lục 1 1 Mục đích của hôn nhân và giải thích các khái niệm liên quan đến hôn nhân 2 Phong tục hôn nhân qua các thời kỳ: - Phong tục hôn nhân thời Hùng Vương - Phong tục hôn nhân thời Phong kiến (ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa) - Phong tục hôn nhân truyền thống (Từ sau thời phong kiến) - Phong tục hôn nhân thời hiện đại - Sự khác nhau giữa nhẫn đính hônnhẫn cưới 3 Hôn lễ của dân tộc Dao đỏ 4 Ca dao, dân ca về hôn nhân gia đình 5 Một vài kiểu kết hôn kỳ lạ trên thế giới 6 Ý nghĩa của việc cưới xin 2 Trong đời sống tinh thần của người Việt (Kinh) thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, mà dân gian xưa có câu: Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Trong ba việc ấy thật là khó thay Cưới là một phong tục, một nghi lễ mang đậm phong vị dân tộc nhưng lại nhiêu khê, tốn kém. Phần lớn các đám cưới cổ xưa của người Việt thường được tổ chức theo một cuốn sách cổ gọi là: “Thọ mai gia lễ - Cuốn sách dạy người ta những việc về quan, hôn, tang, tế. Tùy theo từng vùng, từng thời gian, từng gia cảnh mà việc hỷ (cưới) được tổ chức khác nhau. Để hiểu rõ hơn về phong tục hôn nhân của người Việt, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu. I. MỤC ĐÍCH CỦA HÔN NHÂN VÀ GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN HÔN NHÂN 1. Mục đích của hôn nhân: - Hôn nhân VN có truyền thống lâu đời có sự liên hệ của hai gia đình kết hợp hai người xa lạ sau một thời gian tìm hiểu, quyết định kết hôn, như vậy hôn nhân xem như một gạch nối giữa hai gia đình và xã hội, có ý nghĩa lịch sử dân tộc, ngoài tôn kính tổ tiên và còn biểu hiện một không khí hòa thuận gia đình. - Mục đích hôn nhân chính là để sáng tạo ra những cuộc đời mới kế thừa tiếp nối cha ông, đây không những sinh sôi gia tộc mà còn có trách nhiệm của xã hội loài người. 2. Giải thích các khái niệm liên quan đến hôn nhân: Trong hôn nhân người ta sử dụng khá nhiều từ để chỉ việc hai người xa lạ đến với nhau để lập thành một gia đình, ví dụ như: cưới, cưới hỏi, gả, hôn nhân, hôn phối… Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu một số khái niệm sau: - Cưới là làm lễ chính thức lấy nhau. Cưới hỏi hay cưới xin là làm lễ cưới theo tục lệ cổ truyền. - Gả là bằng lòng cho con gái mình lấy 1 người nào đó làm chồng, gả bán là gả có đủ cheo cưới, tức là có đủ thủ tục về lễ cưới theo tục lệ cổ truyền. Cheo là khoản tiền mà người con gái thời xưa phải nộp cho làng khi đi lấy chồng, gọi là nộp cheo: - Giúp em quan tám tiền cheo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau - Nuôi lợn thì phải vớt bèo Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng - Ông xã đánh trống thình thình Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo Từ đó có từ cưới gả, tức là cưới vợ gả chồng, hay dựng vợ gả chồng. Dựng vợ gả chồng còn gọi là hôn nhân, cưới xin, hôn thú, hôn thư, giá thú (giá là lấy chồng, thú là lấy vợ) - Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau. Hôn phối là kết hôn. Hôn lễ là lễ cưới. 3 Ngày xưa, cưới xin cứ đến tối mới đi rước dâu nên gọi là hôn lễ. Hôn là lễ cưới, hôn cũng có nghĩa là tối, khoảng thời gian từ lúc mặt trời lặn đến lúc đi ngủ (khoảng từ 7 giờ tối đến 10 giờ đêm), đó là thời điểm âm dương giao hoán với nhau, rất tốt cho việc dựng vợ gả chồng, theo quan niệm của người xưa. Người Việt xưa trọng lễ nghĩa. Vì vậy việc cưới gả được tổ chức rất long trọng từ triều đình xuống đến thứ dân. Ví dụ dưới triều đình nhà Nguyễn lễ cưới của công chúa được tổ chức liên tục 3 ngày gồm 6 lễ, mỗi ngày cử hành 2 lễ, riêng lễ nạp thái (lễ đầu tiên trong 6 lễ) gồm những lễ vật: 1 con trâu, 1 con lợn, 2 mâm trầu cau, 2 vò rượu ngon, 2 cây gấm, 10 tấm lụa, 4 thỏi vàng, 1 đôi bông vàng, 1 cái trâm vàng, 2 chuỗi ngọc, 16 thỏi bạc Lễ nạp thái (1 trong 6 lễ) của hoàng tử gồm những lễ vật: 2 thỏi vàng ròng, 4 thỏi bạc, 2 cây gấm, 6 cây lụa, 20 cây vải tốt, 1 đôi xuyến, 1 đôi hoa tai, 1 bộ trâm vàng, 2 chuỗi hạt châu quý, 1 con trâu, 1 con bò, 1 con heo (các con vật sơn màu đỏ nhốt trong những cũi cũng sơn màu đỏ). Tại làng xã, các nhà phú quý vẫn giữ 6 lễ (Phú quý sinh lễ nghĩa) nhưng đã thay đổi rất nhiều và lễ vật cũng giảm đi rất nhiều, còn giới bình dân thì thường tổ chức lễ cưới rất du di linh động. "Cây có cội nước có nguồn" người có ông bà tổ tiên, việc tìm hiểu phong tục tập quán của người xưa là điều cần thiết, tục lệ cưới gả của người xưa là một nét văn hóa độc đáo của Dân tộc đã góp phần củng cố gia đình bền vững, làm nền tảng vững chắc cho xã hội, trải suốt 4.000 năm lịch sử vẫn giữ vững nền độc lập tự chủ của đất nước trước bao thế lực xâm lược bạo tàn. Vậy hôn nhân của Người Việt trong xã hội Việt Nam truyền thống như thế nào? Hãy cùng đi sâu để tìm hiểu rõ hơn về phong tục hôn nhân của người Việt trải dài trong suốt 4.000 năm lịch sử. Phần này được chia làm 2 phần nhỏ: Phong tục hôn nhân thời Hùng Vương và phong tục hôn nhân người Việt (Tiếp theo thời Hùng Vương cho đến bây giờ). II. PHONG TỤC HÔN NHÂN QUA CÁC THỜI KỲ: A. PHONG TỤC HÔN NHÂN THỜI HÙNG VƯƠNG 1. Phong tục: Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương xuất phát từ đặc trưng của nền văn hóa mà các nghi thức, lễ tiết có những nét rất độc đáo, đặc biệt là những biểu trưng cầu chúc cho quan hệ vợ chồng mãi mãi vững bền, hạnh phúc. Các nghi thức và lễ tiết hôn nhân trong thời kỳ này đã phát triển đến một mức độ đáng kể, hình thành nên một số phong tục có ý nghĩa sâu sắc. Trước hết là tục thách cưới, rồi đến lễ dạm với các vật phẩm. Khi tổ chức hôn lễ, nghi thức này thường kèm theo các 4 trò vui, mọi người lấy bùn đất, hoa quả ném vào chàng rể như một sự cầu chúc những điều tốt đẹp của cộng đồng cho đôi vợ chồng mới. Tục ăn cơm chung cũng là một nghi thức quan trọng đánh dấu việc đôi nam nữ chính thức là vợ chồng. Đó là một vài nét cơ bản nhất về phong tục hôn nhân thời Hùng Vương mà chúng ta biết được qua các truyền thuyết như: “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Trầu cau”, “Chử Đồng Tử”…, qua những tục lệ còn tồn tại đến ngày nay. Điều đó chứng tỏ phong tục hôn nhân thời Hùng Vương là một nét văn hóa rất riêng, khác biệt, có nhiều điểm đặc sắc, độc đáo mang đậm bản sắc mà tổ tiên chúng ta đã tạo dựng trong đời sống văn hóa của mình. Phong tục hôn nhân Thời Hùng Vương trải qua 18 đời các vua Hùng và nhìn chung đều được tiến hành theo 03 nghi lễ chính sau: Lễ dạm, Lễ rước dâu, Lễ thành thân. a. Lễ dạm: Trước hết là lễ dạm, trong lễ này, vật phẩm không thể thiếu là gói muối hoặc nắm đất. Nắm đất vừa là vật tượng trưng cho quê hương, nguồn cội, là lời nguyền gắn bó với đất đai, làng xóm, vừa là hương liệu (đất hun). Còn gói muối là lời chúc cho tình nghĩa của đôi trai gái mặn mà, đằm thắm, thuỷ chung; muối còn là gia vị cần thiết cho đời sống con người. b. Lễ rước dâu: Trong nghi thức rước dâu có tục ném bùn đất, hoa quả vào chú rể. Có lẽ tục này có ý nghĩa thử thách và cầu mong chú rể gặp may mắn, gặt hái thành quả cao trong lao động để tạo dựng đời sống gia đình tốt đẹp, hạnh phúc. Ngày hội làng ở các xã Vân Luông (huyện Phù Ninh) và Chu Hóa (huyện Lâm Thao) của tỉnh Phú Thọ có diễn lại tích Sơn Tinh rước Ngọc Hoa về núi Tản, người ta ném đất đá vào người đóng vai Sơn Tinh. Ở nhiều đám cưới của người Mường thời cận đại vẫn giữ nguyên phong tục cổ truyền này, ném bùn đất, hoa quả vào chàng rể. c. Lễ thành thân: Khi làm lễ thành thân còn có tục cô dâu, chú rể ăn chung với nhau một đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu. Ý nghĩa của tục này cũng là cầu chúc cho hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau, dính nhau như dính cơm nếp và say mê nhau như say rượu. Tục ăn cơm nếp trong ngày cưới hiện còn thấy ở đám cưới người Mường và một số dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyên. Trên đây là ý nghĩa của ba tục lệ chính trong hôn lễ thời Hùng Vương, nó phản ánh tư tưởng, tình cảm của người Việt được biểu hiện rất sinh động, hàm ý sâu sắc trên tinh thần cộng đồng keo sơn, gắn bó. 2. Đặc điểm hôn nhân thời Hùng Vương: Một trong những nét đặc trưng cơ bản của xã hội Việt Nam là tính cộng đồng, mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của người Việt theo truyền thống không đơn thuần là việc hai người lấy nhau, mà là việc của cả cha mẹ, họ hàng hai bên, nó xuất phát từ quyền lợi của cộng đồng trên nền tảng văn hóa và mang những đặc điểm riêng: - Hôn nhân một vợ, một chồng (Sơn Tinh chỉ lấy Ngọc Hoa, Ngọc Hoa chỉ lấy Sơn Tinh; cô gái họ Lưu trong truyện Trầu Cau chỉ lấy người anh trong cặp anh em Tân và Lang…); trai gái gắn bó với nhau một cách ổn định, lâu dài. - Có tục thách cưới, phản ánh thân phận và giá trị của người phụ nữ (vua Hùng thứ 18 đặt điều kiện lễ vật khi Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến xin cưới Ngọc Hoa). 5 - Đồng nhất lễ hỏi và lễ cưới (nghi thức này còn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn người Việt trong những thế kỷ trước; ngoài ra ta còn thấy ở nhiều đám cưới của đồng bào Mường và một số dân tộc Tây Nguyên thời cận đại). - Có sự phân biệt giàu sang, nghèo khó (vua Hùng thứ 18 không chấp nhận việc Tiên Dung lấy chàng đánh cá nghèo Chử Đồng Tử). - Hình thức hôn nhân của chế độ phụ hệ nảy sinh với tục cô gái về nhà chồng (phản ánh qua truyền thuyết Sơn Tinh - Ngọc Hoa, Trầu Cau,…). - Có tục phụ nữ đi lấy chồng rồi quay lại nhà bố mẹ đẻ ở một thời gian cho đến khi sinh con đầu lòng (Ngọc Hoa lấy Sơn Tinh, một thời gian sau đã quay về nhà mình. Theo các sách sử, Trưng Trắc và Thi Sách sau khi lấy nhau vẫn ở riêng tại đất của mình). Nhiều làng quê ở đồng bằng và trung du phía bắc cho đến cách mạng tháng 8/1945 vẫn còn giữ tục lệ này, như làng Nội Duệ ở Tiên Sơn (Bắc Ninh). - Trong các cuộc hôn nhân, người phụ nữ có một vai trò khá chủ động, đây chính là một biểu hiện tàn dư vai trò của phụ nữ trong phong tục hôn nhân thời kỳ chế độ mẫu hệ (Tiên Dung chủ động lấy Chử Đồng Tử, cô gái họ Lưu trong truyện Trầu Cau chủ động thử thách và chọn lấy người anh…). - Hôn nhân một vợ, một chồng đã hình thành các gia đình cá thể, mỗi gia đình gồm hai thế hệ: cha, mẹ và con cái. Sự phát triển của sức sản xuất và công cụ lao động với hiệu suất cao đã biến những gia đình cá thể thành các đơn vị kinh tế độc lập. Phong tục hôn nhân thời Hùng Vương đánh dấu những nghi thức của xã hội phát triển trong giai đoạn mới nhưng vẫn tồn tại nhiều tàn dư của phong tục hôn nhân thời mẫu quyền. Trong gia đình, địa vị và quyền lợi của người phụ nữ được tôn trọng và về nhiều mặt còn bình đẳng với đàn ông. Điều này được phản ánh trong những truyền thuyết, tín ngưỡng và nhất là biểu hiện một cách sinh động qua hình tượng người phụ nữ trong nghệ thuật tạo hình của văn hóa Đông Sơn. Trên đây là những đặc điểm chính của hôn nhân thời Hùng Vương. Tất cả thể hiện một bản sắc riêng, một phong cách dân tộc độc đáo được bảo lưu, kế thừa lâu dài trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. B. PHONG TỤC HÔN NHÂN THỜI PHONG KIẾN (chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa): a. Quan niệm về hôn nhân: Thời phong kiến, theo luân lý "tam cương ngũ thường", con cái mà có cha khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy". Nếu con cái không bằng lòng với người vợ (hay chồng) mà cha mẹ chỉ định thì 6 chỉ có cách bỏ nhà ra đi. Chính sự không cần biết ái tình của con cái, chỉ cốt tìm được nơi "môn đăng hộ đối" là cha mẹ nhờ "mối lái" điều đình để đính hôn nên đã xảy ra tệ tảo hôntục phúc hôn Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền giống về sau để "vĩnh truyền tông tộc", do đó luân lý cho người "vô hậu" là phạm điều bất hiếu rất lớn. Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế. Người vợ không những phải sinh con đẻ cái nối dõi tông đường mà còn phải làm lụng và coi sóc việc nhà cho gia đình nhà chồng. Chế độ "đa thê, đa thiếp" cho phép đàn ông được phép có nhiều vợ mà không phải vì vợ chính không sinh con hay chỉ sinh con gái. Lấy thiếp (còn gọi là vợ lẽ, vợ hai, vợ ba, nàng hầu ) không cần tổ chức lễ cưới và vì người thiếp không phải là một phần tử trọng yếu trong gia đình nên chồng hay vợ chính muốn đuổi khi nào cũng được. b. Lễ nghi dân gian: Hôn nhân thời Phong kiến chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung Quốc, và có sáu lễ chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ sau: • Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy. • Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái. • Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi. • Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn. • Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. Và sau cùng là: • Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về. C. PHONG TỤC HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG (Từ sau thời phong kiến) Trong truyền thống, khi chúng ta không còn ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của đất nước Trung Hoa nữa thì hôn nhân của người Việt được tổ chức theo tuần tự 6 lễ sau: Lễ dạm, lễ sơ vấn, lễ vấn danh, lễ hỏi, lễ nạp tài và lễ cưới. a. Lễ dạm (còn gọi là lễ chạm ngõ hay coi mắt): Là ướm ý xem có ưng thuận không để chính thức làm lễ sơ vấn. Khi nhà trai tìm được một nhà gái vừa ý thường là "môn đăng hộ đối" hay khi người con trai phải lòng một cô gái: - Thấy em đẹp nói đẹp cười Đẹp người đẹp nết ra vào đoan trang Nhà trai nhờ ông mai đến nhà gái ướm ý rằng mình muốn "bước đến" thăm chơi làm quen, nếu nhà gái đồng ý thì nhà trai sẽ chọn ngày lành đến viếng nhà gọi là lễ dạm. Lễ này không dùng lễ vật, trong câu chuyện trao đổi chưa đề cập đến việc hôn nhân. b. Lễ sơ vấn: 7 Nhà trai mua bánh, mứt, rượu, trà, đường phèn mỗi thứ 1 cặp, đến viếng và biếu nhà gái gọi là "đi cho đồ", trước khi đi, ông mai báo cho bên gái biết để chuẩn bị đón tiếp. Trong câu chuyện cũng chỉ nói bóng gió chứ chưa đi vào vấn đề then chốt. Vài ngày sau, nếu nhà gái im lặng tức là đã chấp thuận, còn nếu nhà gái mang quà đến nhà trai đáp lễ tức là chính thức từ chối cuộc hôn nhân, gọi là "đi trả đồ": Duyên ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc như đèn mới khêu c. Lễ vấn danh: Nếu lễ sơ vấn trôi chảy, nhà trai sẽ nhờ ông mai sang nhà gái trao mảnh giấy ghi tên tuổi chàng trai, nếu nhà gái bằng lòng thì cũng cho biết tên tuổi cô gái. Nhà trai chọn ngày tốt cùng ông mai mang lễ vật đến nhà gái làm lễ vấn danh, gồm 2 chai rượu, 6 miếng trầu, 6 miếng cau, 2 hộp trà, cùng bánh, mứt, đường phèn mỗi thứ 1 cặp Ông mai thay mặt bên trai nói rõ ý định muốn hợp thức hóa cuộc hôn nhân, kết tình sui gia. Nếu bên gái đồng ý thì chàng trai sẽ được phép ở lại nhà gái 3 ngày, làm mọi việc như con cái trong nhà, Từ đó, gặp ngày mồng Năm tháng Năm (Tết Đoan Ngọ), ngày Tết Nguyên Đán, hay ngày giỗ kỵ bên nhà gái, thì chàng rể phải mang lễ vật đi Tết vợ, gồm đầu heo, trà rượu bánh, v.v Nếu giàu có thì lễ Tết là 1 con heo nhốt cũi, cùng nếp đậu bánh trái Ngày xưa, khi cha mẹ bằng lòng thì con cái phải nghe theo: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó Nếu bên trai nửa chừng bỏ cuộc thì công của coi như mất hết, nhưng nếu bên gái nửa chừng hồi hôn thì phải bồi hoàn gấp đôi: Trai chê vợ của đổ xuống sông Gái hồi chồng của một thành hai Sau lễ sơ vấn 1 thời gian, ông mai liên lạc với nhà gái để xin xúc tiến lễ hỏi. d. Lễ hỏi (còn gọi là lễ ăn hỏi, hay lễ đính hôn): Người xưa cho quan trọng hơn lễ cưới, nhà trai mang lễ vật (sính lễ) gồm 1 đôi bông tai, 1 chiếc nhẫn đính hôn, 1 mâm trầu cau, 1 cặp đèn cầy, 1 con heo quay, 1 mâm xôi màu, trà, bánh đến nhà gái lễ gia tiên. Nhà trai gồm có ông mai, ông bà sui trai cùng một số bà con thân tộc. Chú rể thắp hương cúng từ đường, chào họ hàng nhà gái rồi mới được ngồi xuống bên cạnh họ nhà trai. Cô dâu nhận lễ, và nhận họ hàng bên nhà chồng. Trong lễ này chú rể đeo nhẫn đính hôn cho cô dâu, tứcnhẫn đính ước, giao ước sẽ lấy nhau làm vợ chồng, do đó lễ hỏi được gọi là lễ đính hôn. Dù chú rể chưa được chính thức làm lễ gia tiên với cô dâu, nhưng kể từ giờ phút này, chú rể được phép xưng con và gọi song thân cô dâu là ba má. Lễ này, nhà gái mời bà con thân tộc đến dự, nhà trai lo khoản tiệc ăn uống này. Sau 3 ngày, cô dâu phải qua nhà trai đáp lễ bằng cách mời trầu cau bánh họ hàng bên nhà trai. Sau lễ hỏi, chú rể phải qua nhà gái "ở rể" làm rể 3 năm, lao động vất vả nhọc nhằn: Trời mưa cho ướt lá khoai Công anh làm rể đã hai năm ròng Nhà em lắm ruộng ngoài đồng Bắt anh tát nước nhọc lòng anh thay Tháng Chín mưa bụi gió may Cất lấy gàu nước chân tay rụng rời 8 Ăn hỏi rồi mới xêu, mùa nào thức nấy, mùa vải thì xêu vải, mùa dưa thì xêu dưa. Có nơi 1 năm xêu 4 mùa. Đồ xêu, nhà gái nhận 1 nửa, 1 nửa gởi lại gọi là "đồ lại mặt". Xêu 1 năm, có khi đến 3 năm mới được xin cưới. Không xêu mà xin cưới là thiếu lễ: Anh về thưa với mẹ cha Bắt lợn sang cưới bắt gà sang xêu Sau 3 năm làm rể, nếu cả hai nhà không mắc tang chế thì nhà trai viết thư nhờ ông mai mang đến nhà gái trao thư xin cưới và hỏi nhà gái đòi bao nhiêu tiền nong lễ vật? Nhà gái "thách cưới". Nếu nhà gái thách cưới cao quá thì nhà trai sẽ xin giảm bớt, nếu không đủ sức lo thì xin hoãn lại, nếu đủ sức lo thì chọn ngày lành tháng tốt đính ước ngày nạp tài, ngày cưới, nếu nhà gái chấp thuận thì nhà trai xúc tiến lễ nạp tài và lễ cưới. Đồ thách cưới đại để là bao nhiêu trâu, bò, lợn, xôi, rượu, vòng, xuyến, nhẫn, hoa, hột xoàn, vàng bạc, gấm lụa, quần áo, tiền nong Em là con gái nhà giàu Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao Cưới em trăm tấm gấm đào Một trăm hòn ngọc hăm tám ông sao trên trời e. Lễ nạp tài: Thường tổ chức trước lễ cưới chừng vài ba tuần. Theo ngày giờ đã định, nhà trai mang lễ vật tiền nong đến giao cho nhà gái, nhiều ít tùy theo thư thách cưới của nhà gái. Ngày xưa có những nhà gái vì đòi hỏi lễ vật tiền bạc cao quá nên đã làm cho tình sui gia sứt mẻ, đi đến chỗ oán ghét nhau, làm cho đôi vợ chồng trẻ mới cưới chưa được bao ngày đã đi đến đổ vỡ chia lìa, hay sống trong cảnh bần cùng đầu tắt mặt tối để lo trả khoản nợ chồng chất: Mẹ tôi tham thúng xôi rền Tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng Mẹ tôi tham thúng bánh chưng Tham con lợn đẻ em nai lưng chịu đòn f. Lễ cưới (còn gọi là lễ thân nghinh, hay nghênh hôn): gồm rước dâu và đưa dâu (vu quy): - Rước dâu hay đón dâu: Ngày xưa gọi là tiểu đăng khoa được tổ chức vào ban tối, khởi hành chọn giờ hoàng đạo, có 1 người đàn ông dễ tính hiền hậu đứng đón trước ngõ để cầu mọi việc được mau mắn dễ dàng. Trong lễ này, cô dâu và chú rể cùng thực hiện một số lễ sau: - Lễ lên đèn: rất quan trọng và thiêng liêng (hay là lễ gia tiên). - Cô dâu chú rể sang làm lễ tại nhà từ đường họ gái (ngày xưa ở gần nhau) - Lễ tơ hồng tại bàn Tơ Hồng có bày lễ vật: gà, xôi, trầu, rượu (bên nhà gái) - Xong vào nhà làm lễ ra mắt ông bà cha mẹ và họ hàng, lạy mỗi người 2 lạy 3 vái, được cho tiền, vàng hay quà cùng những lời chúc tốt lành. Lạy cha hai lạy một quỳ Lạy mẹ hai lạy con đi lấy chồng Làm lễ cưới xong, đốt pháo, ăn uống vui vẻ, rồi họ nhà trai rót rượu xin phép ra về. - Vu quy (còn gọi là lễ đưa dâu, tức là đưa cô dâu về nhà chồng): + Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho 9 con gái mình. Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu. + Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này. + Lễ tơ hồng: khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau. + Trải giường chiếu: bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận… cho cô dâu và chú rể. + Lễ hợp cẩn: đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống. + Tiệc cưới: dù đám cưới to hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc. Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng. Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỉ hoặc tứ hỉ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. D. HÔN NHÂN THỜI HIỆN ĐẠI: Để đảm bảo hôn nhân tự do, tiến bộ và bênh vực quyền lợi người phụ nữ Nhà nước đã cụ thể hóa hôn nhân bằng luật: Luật hôn nhân và gia đình… Cụ thể như: “Việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái, Cấm tảo hôn, 10 [...]... dâu, đưa dâu) Một số hủ tục cũng đã được loại bỏ bớt khiến hôn nhân mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp hơn: + Không còn tục ở rể, không còn thách cưới, nhưng nhà trai vẫn giữ tục lệ xưa, tự động mang tiền đến nạp tài trong lễ hỏi + Không còn quan niệm “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” nữa, cũng không còn tục “tảo hôn , tệ “phúc hôn và nam nữ lấy nhau thì phải “môn đăng hộ đối” + Tiệc cưới không còn tổ chức ăn uống... hạnh phúc và cũng không ít khó khăn Mỗi dân tộc, mỗi địa phương có phong tục cưới xin đặc trưng của mình Thế nhưng, vẫn có những tục cưới kì lạ đến mức không thể kì lạ hơn Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn rõ hơn về hôn nhân trong xã hội: Tại Iran: Trước khi có cuộc hôn nhân hợp pháp hai người đã chung sống với nhau từ một tháng tới vài nǎm trước đó Thông thường các cô gái không thích làm vợ... niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu Hôn nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người Hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở của tình yêu là hôn nhân không có đạo đức Lễ cưới là sự công bố trước dư luận xã hội sau quá trình hoàn thành thủ tục đǎng ký kết hôn Sự ra đời của một gia đình mới có một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội Lễ... cưới hỏi, người Dao đỏ ở Yên Bái còn lưu giữ nhiều tập tục lạc hậu nhưng ngày nay, để phù hợp với nếp sống văn hoá mới, bà con đã tự lược bỏ nhiều thủ tục, chỉ giữ lại những phần quan trọng để đám cưới vừa vui, vừa ý nghĩa (Một buổi rước dâu của dân tộc Dao đỏ) 5 CA DAO, DÂN CA VỀ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH Ca dao tục ngữ Việt Nam về hôn nhân gia đình rất phong phú và đa dạng Nó như một lời thủ thỉ, một lời... tính dân tộc của phong tục Việt nam Và cũng trong hôn lễ, sự chân thành, sâu sắc của tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các tục lệ cổ truyền Đó là lời khẩn nguyện (lễ thề nguyền) của cô dâu chú rể trước gia tiên hai họ, kèm theo là sự trao kỷ vật như trao nhẫn cưới, hứa hẹn ǎn ở với nhau cho đến “mãn chiều xế bóng”… Tất cả đều nhằm đánh dấu một sự chín muồi của tình yêu để dẫn tới hôn nhân 15 ...cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ Cấm lấy vợ lẽ” Ngày nay, việc cưới gả không tổ chức rườm rà, nhiêu khê, phiền phức, tốn kém và kéo dài như xưa nữa, tùy theo mỗi gia đình, mỗi tôn giáo mà có những nghi lễ đặc thù khác nhau, tuy nhiên nhìn chung vẫn giữ ít nhiều tục lệ cổ truyền hay đẹp của người xưa Từ 6... Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền vǎn hoá dân tộc Nó vừa kế thừa truyền thống phong tục, tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn minh theo sự phát triển của thời đại Trong các đám cưới không thể thiếu trầu cau Nó tượng trưng cho sự gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lòng chung thuỷ sắt son trong tình cảm vợ chồng…... thể) E SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHẪN ĐÍNH HÔNNHẪN CƯỚI: -Nhẫn đính hôn, thì chỉ có 1 chiếc Người con trai cầu hôn và đeo vào tay người con gái (trong lễ đính hôn hay đám hỏi) Chiếc nhẫn này có đính hột Nó có ý nghĩa là sự cam kết dặn dò, đặt cọc trước về 1 mối tình dài lâu bền vững) - Còn nhẫn cưới thì là 2 chiếc ,tròn và trơn Ý nghĩa tình yêu 2 người sẽ suôn sẻ ,trơn tru không có gì ngăn cản và viên mãn... vǎn hoá lành mạnh không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người và cả cộng đồng Một số lễ thức trong cưới xin xét ở khía cạnh nào đó cũng thể hiện được ý nghĩa nhất định Lễ gia tiên, lễ hợp cẩn, lễ lại mặt bộ lộ truyền thống luân lý đạo đức như hiếu đễ với tổ tiên, trân trọng tình cảm vợ chồng, có trách nhiệm với làng xóm quê hương Hình ảnh cô dâu duyên dáng trong tà áo dài truyền thống của những đám... nhan sắc sau mỗi lần kế hôn (nếu có con) lại gửi con cho bố mẹ đẻ để tiếp tục một mối nhân duyên mới Dân tộc Chilie ở Hymalaya: Để tránh việc chia cắt đất đai, hai anh em trai lấy chung một vợ Trường hợp có ba anh em trai thì anh cả và em út được kết hôn cùng một vợ, người con trai thứ sẽ phải xuất giá đi tu Một dân tộc sống trên dãy Hymalaya: Do thiếu thốn thực phẩm nên không phải bất cứ người đàn . quan đến hôn nhân 2 Phong tục hôn nhân qua các thời kỳ: - Phong tục hôn nhân thời Hùng Vương - Phong tục hôn nhân thời Phong kiến (ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa) - Phong tục hôn nhân truyền. (Tiếp theo thời Hùng Vương cho đến bây giờ). II. PHONG TỤC HÔN NHÂN QUA CÁC THỜI KỲ: A. PHONG TỤC HÔN NHÂN THỜI HÙNG VƯƠNG 1. Phong tục: Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương xuất phát từ đặc trưng. để tìm hiểu rõ hơn về phong tục hôn nhân của người Việt trải dài trong suốt 4.000 năm lịch sử. Phần này được chia làm 2 phần nhỏ: Phong tục hôn nhân thời Hùng Vương và phong tục hôn nhân người

Ngày đăng: 16/06/2014, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan