Trong đời sống tinh thần của người Việt (Kinh) thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, mà dân gian xưa có câu: Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Trong ba việc ấy thật là khó thay Cưới là một phong tục, một nghi lễ mang đậm phong vị dân tộc nhưng lại nhiêu khê, tốn kém. Phần lớn các đám cưới cổ xưa của người Việt thường được tổ chức theo một cuốn sách cổ gọi là: “Thọ mai gia lễ Cuốn sách dạy người ta những việc về quan, hôn, tang, tế. Tùy theo từng vùng, từng thời gian, từng gia cảnh mà việc hỷ (cưới) được tổ chức khác nhau. Để hiểu rõ hơn về phong tục hôn nhân của người Việt, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu.
Trang 1TRƯỜNG ĐHSP TP HỒ CHÍ MINH Lớp Cử nhân Tiểu học khoá 4
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1
GV hướng dẫn: Thầy Nguyễn Chung Thuỷ Thuyết trình viên: Nguyễn Thị Hải Duyên
Trang 3Mục lục
1 Phong tục đám cưới thời Vua Hùng
3 Lễ cưới của dân tộc Dao đỏ - Yên Bái
2 Phong tục hôn nhân người Việt
- Hôn nhân truyền thống
- Hôn nhân hiện đại
6 Ý nghĩa của việc cưới xin
5 Một vài kiểu kết hôn kỳ lạ trên thế giới
4 Ca dao, dân ca về hôn nhân gia đình
Trang 4Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Trong ba việc ấy ắt là khó thay
Cha ông ta thời xưa có câu:
Vì vậy, hôn nhân được xem là một trong 3 điều rất quan trọng của một người trưởng thành cần phải làm trong cuộc đời của mình
Vậy hôn nhân của người Việt trong xã hội Việt Nam truyền thống như thế nào? Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu.
Trang 5Định nghĩa về “Hôn” – “Nhân”;
“Cưới” - “Hỏi”
“Hôn” có nghĩa là bố mẹ nàng dâu,
“Nhân” có nghĩa là bố mẹ chàng rể Nghĩa tổng-quát của từ “hôn-nhân” là
“cưới xin”.
“Cưới” là làm lễ chính thức lấy nhau
“Cưới hỏi” hay “Cưới xin” là làm lễ
cưới theo tục lệ cổ truyền.
Trang 61 Phong tục đám cưới thời Vua Hùng
Phong tục hôn lễ thời Vua Hùng xuất phát từ đặc trưng của nền văn hóa, vì vậy các nghi thức, lễ tiết có những nét rất độc đáo, đặc biệt là những biểu trưng cầu chúc cho quan hệ vợ chồng mãi mãi vững bền, hạnh phúc
Chúng ta đã từng được tìm hiểu một số đám cưới tiêu biểu của thời Vua Hùng trong chương trình học phổ thông đó là đám cưới giữa Sơn Tinh và Ngọc Hoa trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”; Chử Đồng Tử
và Tiên Dung trong truyện “Chử Đông Tử”; cô gái họ Lưu và anh em Tân và Lang trong truyện “Sự tích Trầu cau”…
Trang 8Còn gói muối là lời chúc cho tình nghĩa của đôi trai gái mặn mà, đằm thắm, thuỷ chung; muối còn là gia vị cần thiết cho đời sống con người.
Trang 9Ví dụ trong đám cưới của con gái Vua Hùng đã thách cưới Sơn Tinh và Thủy Tinh như sau:
Trang 10Lễ rước dâu Trong nghi thức rước dâu người ta ném bùn đất, hoa quả vào chú rể Tục này có ý nghĩa thử thách và cầu mong chú rể gặp may mắn, gặt hái thành quả cao trong lao động để tạo dựng đời sống gia đình tốt đẹp, hạnh phúc
Ngày nay, nhiều đám cưới của người Mường thời cận đại vẫn giữ nguyên phong tục cổ truyền này, người ta ném bùn đất, hoa quả vào chàng rể
Trang 11Ngày nay, tục ăn cơm nếp trong ngày cưới còn thấy
ở đám cưới người Mường và một số dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyên.
Trang 12Một số đặc điểm hôn nhân thời
Vua Hùng
Nét đặc trưng của xã hội Việt là tính cộng đồng Hôn nhân của người Việt không đơn thuần là việc hai người lấy nhau mà là việc của cha mẹ và cả
họ hàng hai bên, nó xuất phát từ quyền lợi của cộng đồng dựa trên nền tảng văn hóa và mang một số đặc điểm riêng Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu:
Trang 13Một số đặc điểm hôn nhân thời Vua Hùng
-Hôn nhân một vợ một chồng (Sơn Tinh chỉ lấy Ngọc
Hoa, cô gái họ Lưu chỉ lấy người anh trong 2 anh em Tân và Lang) và gắn bó lâu dài, hạnh phúc.
- Tục thách cưới phản ánh thân phận và giá trị của người
phụ nữ (vua Hùng thứ 18 đặt điều kiện lễ vật khi Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến xin cưới Ngọc Hoa).
- Có sự phân biệt giàu sang, nghèo khó (vua Hùng thứ 18 không chấp nhận việc Tiên Dung lấy chàng đánh cá nghèo Chử Đồng Tử).
- Hình thức hôn nhân của chế độ phụ hệ nảy sinh với tục cô gái
về nhà chồng (phản ánh qua truyền thuyết Sơn Tinh - Ngọc Hoa, Trầu Cau,…).
Trang 14Một số đặc điểm hôn nhân thời Vua Hùng
Có tục phụ nữ đi lấy chồng rồi quay lại nhà bố mẹ đẻ ở một thời gian cho đến khi sinh con đầu lòng (Ngọc Hoa lấy Sơn Tinh, một thời gian sau đã quay về nhà mình Theo các sách sử, Trưng Trắc và Thi Sách sau khi lấy nhau vẫn ở riêng tại đất của mình)
Trong các cuộc hôn nhân, người phụ nữ có một vai trò khá chủ động, đây chính là một biểu hiện tàn dư vai trò của phụ nữ trong phong tục hôn nhân thời kỳ chế độ mẫu hệ (Tiên Dung chủ động lấy Chử Đồng Tử, cô gái họ Lưu trong truyện Trầu Cau chủ động thử thách và chọn lấy người anh…).
- Hôn nhân một vợ, một chồng đã hình thành các gia đình cá thể, mỗi gia đình gồm hai thế hệ: cha, mẹ và con cái Sự phát triển của sức sản xuất và công cụ lao động với hiệu suất cao đã biến những gia đình cá thể thành các đơn vị kinh tế độc lập
Trang 15Hôn nhân truyền thống
Hôn nhân hiện đại
2 Phong tục hôn nhân người Việt
Trang 16Quan niệm về hôn nhân
Con cái đến tuổi lập gia đình thì: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, và để tìm được chỗ
“môn đăng hộ đối” cho con cha mẹ phải nhờ đến “ông Tơ, bà Nguyệt” mối mai Vì thế mà trong xã hội xưa vẫn thường xảy
ra tệ “tảo hôn” hoặc tật “phúc hôn”.
Chế độ cho phép đàn ông “năm thê, bảy thiếp” vì thế người phụ nữ trong xã hội không được bảo vệ quyền lợi của mình.
Trang 17Lễ nghi dân gian
Hôn nhân ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc có 6 lễ sau:
Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.
Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.
Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức là lễ cưới
Lễ thân nghinh ( tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
Trang 18Lễ nghi dân gian
Hôn nhân người Việt truyền thống có sáu lễ chính:
Trang 19Lễ dạm Còn gọi là lễ chạm ngõ hay coi mắt
Khi nhà trai tìm được một nhà gái vừa ý thường là
"môn đăng hộ đối" hay khi người con trai phải lòng một cô gái nào đó Nhà trai sẽ nhờ ông mai đến nhà gái ướm ý rằng mình muốn "bước đến" thăm chơi làm quen, nếu nhà gái đồng ý thì nhà trai sẽ chọn ngày lành đến viếng nhà gọi là lễ dạm
Lễ này không dùng lễ vật, trong câu chuyện trao đổi chưa đề cập đến việc hôn nhân.
Trang 20Lễ Sơ vấn
Nhà trai mua bánh, mứt, rượu, trà, đường phèn mỗi thứ
1 cặp, đến viếng và biếu nhà gái gọi là "đi cho đồ", trước khi đi, ông mai báo cho bên gái biết để chuẩn bị đón tiếp Trong câu chuyện cũng chỉ nói bóng gió chứ chưa đi vào vấn đề then chốt Vài ngày sau, nếu nhà gái im lặng tức là
đã chấp thuận, còn nếu nhà gái mang quà đến nhà trai đáp
lễ tức là chính thức từ chối cuộc hôn nhân, gọi là "đi trả đồ”
Vì vậy mà trong nhân gian có câu:
Duyên ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc như đèn mới khêu
Trang 21Lễ vấn danh
Nếu lễ sơ vấn trôi chảy, nhà trai sẽ nhờ ông mai sang xin tên tuổi cô gái Nhà trai chọn ngày tốt cùng ông mai mang lễ vật đến nhà gái làm lễ vấn danh Ông mai thay mặt bên trai nói ý muốn kết tình sui gia với nhà gái Nếu bên gái đồng ý thì chàng trai sẽ được phép ở lại nhà gái 3 ngày, làm mọi việc như con cái trong nhà Nếu gặp ngày lễ, tết, giỗ kỵ… bên nhà gái thì chàng trai phải mang lễ vật đi tết vợ.
Nếu bên trai nửa chừng bỏ cuộc thì công của coi như mất hết, nhưng nếu bên gái nửa chừng hồi hôn thì phải bồi hoàn gấp đôi Tục xưa có câu:
Trai chê vợ của đổ xuống sông Gái hồi chồng của một thành hai
Sau lễ sơ vấn 1 thời gian, ông mai liên lạc với nhà gái để xin xúc tiến lễ hỏi.
Trang 22Lễ hỏi
Hay còn gọi là lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn
Người xưa xem lễ hỏi quan trọng hơn lễ cưới Nhà trai mang lễ vật cùng ông mai sang nhà gái làm lễ gia tiên Trong lễ này chú rể đeo nhẫn đính hôn cho
cô dâu coi như thỏa ước sẽ lấy nhau làm vợ chồng Theo phong tục xưa, sau lễ hỏi chú rể phải đến nhà gái ở rể 3 năm và phải lao động nặng nhọc, vất vả Sau 3 năm ở rể, nhà trai sẽ đến xin cưới và nhận lời
“thách cưới” của bên nhà gái Sau đó sẽ chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ nạp tài và lễ cưới.
Trang 23Một số lễ vật trong Lễ hỏi
Lễ vật mà nhà trai mang tới nhà gái trong lễ này thưường bao gồm: 1 đôi bông tai, 1 chiếc nhẫn đính hôn, 1 mâm trầu cau, 1 cặp đèn cầy, 1 con heo quay, 1 mâm xôi màu, trà, bánh
Trang 24Lễ nạp tài
Thường tổ chức trước lễ cưới chừng vài ba tuần Theo ngày giờ
đã định, nhà trai mang lễ vật đến giao cho nhà gái như lời
“thách cưới”.
Ngày xưa có những nhà gái vì đòi hỏi lễ vật tiền bạc cao quá nên đã làm cho tình sui gia sứt mẻ, đi đến chỗ oán ghét nhau, làm cho đôi vợ chồng trẻ mới cưới chưa được bao ngày đã đi đến đổ vỡ chia lìa, hay sống trong cảnh bần cùng đầu tắt mặt tối để lo trả khoản nợ chồng chất Trong thơ ca xưa có câu:
Mẹ em tham thúng xôi rền Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Mẹ em tham thúng bánh chưng Tham con lợn đẻ em nai lưng chịu đòn
Trang 25Một số hình ảnh trong lễ nộp tài
Theo ngày giờ đã định, nhà trai mang lễ vật đến giao cho nhà gái như lời “thách cưới”.
Trang 26Lễ cưới
-Rước dâu hay đón dâu: được tổ chức vào ban tối, khởi hành chọn giờ hoàng đạo, có 1 người đàn ông dễ tính hiền hậu đứng đón trước ngõ để cầu mọi việc được mau mắn dễ dàng Cô gái, chàng trai làm lễ gia tiên, lễ từ đường họ gái, lễ tơ hồng và ra mắt ông bà, cha
mẹ, họ hàng.
- Vu quy (lễ rước dâu hay đưa cô dâu về nhà chồng):
+ Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào Cô dâu cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình
Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu
về nhà chồng Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu
Còn gọi là lễ thân nghinh hay nghênh hôn
Trang 27-Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
Lễ tơ hồng: khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng Người ta cho rằng
vợ chồng lấy được nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này Lễ cúng đơn giản, ông
cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau
Trải giường chiếu: bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, đón cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận
Lễ hợp cẩn: đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống
Trang 28Tiệc cưới: dù đám cưới to hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy Ở thành phố, người ta thường tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà
tổ chức chung thành một tiệc
Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng
Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỉ hoặc tứ hỉ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để
tạ gia tiên Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì
mà nhà trai không bằng
Trang 29Một số hình ảnh trong lễ cưới xưa
Trang 31Một số hình ảnh cưới mang tính truyền thống
Rước dâu Đeo nhẫn cưới Lễ gia tiên
Lễ vu quy Ra mắt họ hàng Ảnh cưới
Trang 32Nhẫn cưới và nhẫn đính hôn
-Nhẫn đính hôn, thì chỉ có 1 chiếc Người con trai cầu hôn và đeo vào tay người con gái (trong lễ đính hôn hay đám hỏi) Chiếc nhẫn này có đính hột Nó có ý nghĩa là
sự cam kết dặn dò,đặt cọc trước về 1 mối tình dài lâu bền vững)
-Còn nhẫn cưới thì là 2 chiếc ,tròn và trơn Ý nghĩa tình yêu 2 người sẽ suôn sẻ ,trơn tru không có gì ngăn cản và viên mãn vĩnh cửu suốt cuộc đời Ngày nay người ta làm hoa văn trên chiếc nhẫn cưới là đi ngược lại truyền thống
về mặt ý nghĩa của hình thức chiếc nhẫn cưới Vì tình yêu đôi lứa cần tránh sự gồ ghề va đập, dằn xóc mà ở đó cần sự suôn sẻ trơn láng và êm đềm dịu dàng lãng mạn
Trang 33Một số hình ảnh về nhẫn đính hôn và nhẫn cưới
Nhẫn đính hôn
Nhẫn cưới
Trang 34Ngày nay, việc cưới gả không tổ chức rườm rà, nhiêu khê, phiền phức, tốn kém và kéo dài như xưa nữa, tùy theo mỗi gia đình, mỗi tôn giáo mà có những nghi lễ đặc thù khác nhau, tuy nhiên nhìn chung vẫn giữ ít nhiều tục lệ cổ truyền hay đẹp của người xưa.
Từ 6 lễ người ta rút xuống còn 3 lễ gồm: lễ viếng (bao gồm: lễ dạm, lễ sơ vấn, lễ vấn danh) , lễ hỏi (bao gồm: lễ hỏi, lễ nạp tài), lễ cưới (rước dâu, đưa dâu) Không còn tục ở rể, cũng không còn ai thách cưới, đòi hỏi gì, nhưng nhà trai vẫn giữ tục lệ xưa, tự động mang tiền đến nạp tài, nạp trong lễ hỏi.
Hôn nhân hiện đại
Trang 35Một số hình ảnh cưới ngày nay
Thay vì đi bộ, người ta
rước dâu bằng xe hơi
Đãi khách ở nhà hàng
Bánh cưới
Khơi nguồn hạnh phúc
Đeo nhẫn cưới
Trang 36Một số hình ảnh cưới ngày nay
Cô dâu, chú rể rực rỡ trong trang phục áo cưới
Trang 37Một số lễ cưới đặc biệt
Cưới tại nhà thờ
Trang 38Một số lễ cưới đặc biệt
Đám cưới tập thể
Trang 39Một số lễ cưới đặc biệt
Hình ảnh một số lễ đường của
đám cưới ngoài trời
Trang 403 Lễ cưới của dân tộc Dao đỏ
ở Yên Bái
Dao đỏ là một trong những dân tộc còn giữ lại nhiều nhất nét truyền thống trong đám cưới của dân tộc mình Mùa xuân, mùa hoa nở, mùa của lễ hội và cũng là mùa cưới hỏi của người dân tộc Dao đỏ Ngày nay, nhiều thủ tục lạc hậu đã được bà con lược bỏ, chỉ giữ lại những phần quan trọng để đám cưới vừa vui, vừa ý nghĩa
Người Dao ở Yên Bái có khoảng 62.000 người, chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh, với địa bàn sống chủ yếu ở huyện Văn Chấn, Văn Yên
và Lục Yên
Dưới đây là phong tục và những hình ảnh về một đám cưới của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Trang 41Phong tục cưới truyền thống người Dao đỏ
Người con trai khi chọn được cô gái mình yêu sẽ về nói với bố mẹ để hai bên gia đình được biết Sau khi được gia đình nhà gái đồng ý, gia đình nhà trai đem lễ vật đến nhà cô dâu Lễ vật gồm: hai con gà trống, mười chai rượu, gạo nếp và tiền mặt để gia đình nhà gái mua một số vật dụng cho đám cưới.
Sau khi nhờ thầy cúng chọn được ngày lành tháng tốt, trước khi về nhà chồng, cô dâu phải may đồ cưới
và sắm những thứ cần thiết để làm của hồi môn Thời gian chuẩn bị cho đám cưới có khi phải kéo dài cả năm đến khi nào cô gái chuẩn bị đủ vật dụng về nhà chồng, đám cưới mới được tiến hành.