Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới
Chuyên đề thực tập chuyên ngànhLời nói đầuTất cả mọi đơn vị khi hoạt động kinh tế đều có mục đích là lợi nhuân. Muốn tăng lợi nhuận ta có 2 cách là tăng doanh thu hoăc giảm chi phí. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt khi mà doanh thu khó tăng do có nhiều đối thủ cạnh tranh về thị phần thì giảm chi phí trở thành mối quan tâm hàng đầu.Trong doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì chi phí nguyên, vật liệu đầu vào thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất. Do vậy các doanh nghiệp muốn phát triển phải thiết lập các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ chi phí nguyên, vật liệu đầu vào. Kế toán nguyên, vật liệu là một biện pháp quan trọng hàng đầu có nhiệm vụ cung cấp thông tin phục vụ cho việc kiếm soát chi phí nguyên, vật liệu.Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nguyên, vật liệu, em xin được viết báo cáo chuyên đề “ Kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới”, báo cáo này gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Công ty In báo Hà Nội Mới.Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới.Phần 3: Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới.Trong đó em đã nêu rõ ra kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới và một số ý kiến của em nhằm hoàn thiện nó. Tuy nhiên do có nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nên báo cáo của em còn nhiều thiếu sót em rất nhận được sự góp ý của các thầy cô.Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Công cùng các nhân viên trong phòng Vật tư Công ty In báo Hà Nội Mới đã tận tình hướng dẫn em làm báo cáo này. Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47C1 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhPhần 1: Tổng quan về Công ty In báo Hà Nội Mới.1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty In báo Hà Nội Mới có ảnh hưởng đến kế toán nguyên, vật liệu.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty In báo Hà Nội Mới. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2000. Công ty In báo Hà Nội Mới ra đời là do nhu cầu tất yếu của ngành xuất bản báo chí. Công ty có tiền thân là nhà In báo Thủ Đô. Bằng việc ngày 26/7/1957, Ban Thường Vụ Thành ủy Hà Nội ra nghị quyết xuất bản một tờ báo hàng ngày của Thủ đô, Nhà in báo Thủ đô được ra đời. Ngày 24 tháng 10 năm 1957, số báo Thủ đô đầu tiên ra đời, cũng là ngày được chọn là ngày thành lập Nhà in báo Thủ đô ( nay là công ty In báo Hà Nội Mới). Thời gian đầu Nhà in báo Thủ Đô thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao cho là in báo phục vụ công tác xây dựng Đảng, công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân. Đến ngày 1/1/1968 có quyết định sát nhập báo Thủ đô với báo Thời Mới thành báo Hà Nội Mới, Nhà in báo Thủ đô cũng vì vậy được đổi tên thành Nhà in báo Hà Nội Mới. Mặc dù được tiếp nhận cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà in Têrexa nhưng vấn đứng trước nhiều khó khăn thách thức của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó ngày 23/3/1970 Ùy ban hành chính Thành phố Hà Nội ra quyết định số 007/ UB/CN sát nhập xí nghiệp Lê Cường, nhà in của sở Thông tin Văn hóa vào nhà In báo Hà Nội Mới. Qua thực tế, về hình thức các nhà in sát nhập làm một nhưng thực chất vẫn hình thành các cơ sở sản xuất độc lập. Chính vì vậy ngày 3/9/1973, Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội ra quyểt định số 129/UB/CN tách xưởng in Hà Nội số 35- Nhà Chung thành xí nghiệp In báo Hà Nội Mới.Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47C2 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Mặc dù có nhiều sự thay đổi nhưng do máy móc và thiết bị thiếu thốn và lạc hậu, công nghệ in chủ yếu là in Typo nên năng lực in yếu kém có nhiều hạn chế. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngành in, năm 1980 xí nghiệp đã đề nghị với cấp trên mua 2 máy in offset thay cho kỹ thuật sắp chữ in Typo trước đây. Năm 1988 thành phố cấp cho xí nghiệp 23000 USD, để mua 4 máy sắp chữ điện tử XT, 2 máy đặt trang AT, một máy in laze và một máy in kim. Năm 1994, công ty đã đầu tư 12 tỷ đồng để mua máy in hiện đại( máy in tờ rời MP 94). Năm 1998, công ty đầu tư tiếp 15 tỷ đông vào máy in Cromoman Việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại đã rút ngắn thời gian hoàn thành của sản phẩm cải thiện điều kiện làm việc của công nhân sản xuất. Đây là bước đột phá trong kỹ thuật của ngành in và là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của xí nghiệp.Giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Trải qua một chặng đường dài phát triển, xí nghiệp in báo Hà Nôi Mới đã trở thành một xí nghiệp in báo chuyên nghiệp có uy tín lớn trong ngành in cả nước. Ngày 1/1/200 thực hiện quyết đinh số 49 ngày 15/12/1999 của Thành phố Hà Nội về việc sát nhập công ty Sản xuất dịch vụ Thăng Long vào xí nghiệp In báo Hà Nội Mới thành công ty In báo Hà Nội Mới.Vào các năm 2002, 2007, 2008 công ty đã liên tục đổi Mới trang thiết vị công nghệ, năm 2002 công ty mua máy in cuốn offset 4 màu, năm 2007 mua hệ thống chế bản CPT, máy in offset tờ rời 5 màu của cộng hòa liên bang Đức, năm 2008 mua máy hoàn thành sản phẩm ( vài bìa sách). Nhờ có sự đổi Mới trang thiết bị một cách đồng bộ mà công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, xây dựng được uy tín ngày càng cao đối với khách hàng, góp phần vào sự phát triển của ngành báo chí Việt Nam.1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật. Về kinh tế: Công ty In báo Hà Nội Mới là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý trực tiếp của Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47C3 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhBan Tài chính quản trị Thành ủy Hà Nội, sử dụng ngân sách của Đảng. Người đại diện nhận vốn của Ban ài chính quản trị Thành ủy Hà Nội là giám đốc Công ty. Người có trách nhiệm kiểm tra về mặt tài chính của Công ty là kế toán trưởng.Về kỹ thuật: Công ty In báo Hà Nội Mới là Công ty lớn, hoạt động trong một quãng thời gian dài,phục vụ nhu cầu in báo của các tờ báo lớn ở Việt Nam có khối lượng sản xuất lớn. Do vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu in báo của thị trường, để sản xuất có hiệu quả, Công ty chia ra thành các bộ phận sản xuất khác nhau, có nhiệm vụ rạch ròi phục vụ cho sản xuất. Cụ thể chia thành các bộ phận sau: Bộ phận sản xuất chính: gồm phân xưởng In và phân xưởng chế bản ( gồm in cuốn và in offset). Đây là bộ phận sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm cho Công ty. Bộ phận sản xuất phụ trợ là bộ phận cung cấp điện đảm bảo bộ phận sản xuất chính hoạt động liên tục, không đứt quãng. Bộ phận sản xuất phụ là phân xưởng xéo giấy có nhiệm vụ tận dụng phế liệu trong quá trình sản xuất để tái sản xuất hoặc tiêu thụ ra thị trường, tạo ra nguồn thu phụ cho Công ty.Bộ phận phục vụ sản xuất phục vụ cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên, vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm cho quá trình sản xuất. Bộ phận này bao gồm hệ thống kho tang, đường xá vận chuyển( đường nội bộ trong Công ty), hệ thống máy móc phương tiện vận chuyển. Sản phẩm của Công ty là các sản phẩm báo, tạp chí phát hành hàng ngày, hàng tuần đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. Công ty nhận in theo đơn đặt hàng của các tờ báo. Số lượng, chất lượng sản phẩm được qui định trong hợp đồng ký kết. Đặc biệt do đặc thù của ngành báo nên thời gian hoàn thành sản phẩm rất được chú trọng. Chất lượng sản phẩm thể Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47C4 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhhiện qua độ nét của chữ in, độ đậm nhạt của mực in, độ bóng của giấy in sự cân đối của trang báo. Hiện tại sản phẩm của Công ty là báo Phụ nữ Việt Nam, báo Công an nhân dân, báo Giao thông vân tải ,báo Xây dựng, báo An ninh Thủ đô, báo Pháp luật đời sống, các tạp chí Người làm báo, Thế giới, Dân trí Các loại lịch, văn hóa phẩm như lịch 1 tờ, 5 tờ, 7 tờ….Báo Phụ nữ Việt Nam .Báo Công an nhân dân.Báo Giao thông vân tải .Báo Xây dựng.Báo An ninh Thủ đô.Báo Pháp luật đời sốngCác tạp chí : Người làm báo, Thế giới, dân trí… Các loại lịch, văn hóa phẩm như lịch 1 tờ, 5 tờ, 7 tờ….Công ty In báo Hà Nội Mới là Công ty in gia công theo đơn hàng do khách hàng đặt. Do đó sản phẩm của Công ty in ra có số lượng và chất lượng theo hợp đồng ký kết. Khi có đơn hàng, phòng tổng hợp có nhiệm vụ tính toán chi phí và giá cả, lập hợp đồng với khách hàng sau đó viết phiếu sản xuất xuống phân xưởng chế bản và phân xưởng in theo đơn đặt hàng của khách. Hầu hết các khách hàng của Công ty là các khách hàng lâu năm, đơn đặt hàng thường ổn định ít biến đổi. Do vậy thị trường đầu ra của Công ty rất ổn định.1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Công ty In báo Hà Nội Mới là Công ty nhà nước một thành viên, hoạt động trong lĩnh vực in báo. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Giám đốc, hiện nay giám đốc của Công ty là ông Nghiêm Tiến Quang, tốt nghiệp đại học Kinh Tế Quốc Dân, là người đại diện pháp nhân cho Công ty, chịu trách nhiệm chung về tình hình hoạt động kinh doanh, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, chỉ đạo các phòng ban trong Công ty.Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quan cấp trên là Ban Tài chính Thành ủy Hà Nội về mọi mặt hoạt động Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47C5 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhkinh doanh của Công ty, đại diện cho quyền lơi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Giúp việc cho Giám đốc ông Nguyễn Văn Vinh, Phó Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm quản lý phân xưởng in và chế bản. Dưới giám đốc là các trưởng các phòng cụ thể : Trưởng phòng tổ chức hành chính là kỹ sư Nguyễn Huy Chung, có trách nhiệm quản lý đề bạt, quy hoạch cán bộ, tổ chức nhân sự cho Công ty. Giữ nhiệm vụ tuyển chọn đào tạo cán bộ, ngoài ra theo dõi báo cáo cho Giám Đốc về kết quả lao động của công nhân viên trong Công ty, trên cơ sở đó có những đánh giá chính xác năng suất lao động đề xuất mức thưởng chế độ hưởng lương đói với từng công nhân viên. Trưởng phòng tài vụ là bà Trần Thị Thắm, có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế toán kế toán, theo qui định của nhà nước.Tổng hợp hoạt động kinh doanh của Công ty, phân tích các chỉ tiêu kinh tế đã đạt được qua từng kỳ kinh doanh, kiểm tra tài chính của Công ty, lập báo cáo tài chính, tham mưu cho Giám đốc về quản lý tài chính trên cơ sở tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Trưởng phòng tổng hợp là bà NguyễnMinh Huyền, cử nhân Kinh tế, có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị khách hàng, ký kết hợp đồng, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành, giao sản phẩm cho khách hàng theo đúng hợp đông đã ký kết. Trưởng phòng vật tư ông Phạm Xuân Hùng, có trách nhiệm trên cơ sơ hợp đồng đã ký kết với khách hàng lên kế hoạch mua vật tư cung ứng cho các phân xưởng sản xuất, đảm bảo đầy đủ vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất. Giảm thiểu chi phí dự trữ, theo dõi vật tư tồn kho bảo quản kho hàng.Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47C6 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Công ty có 2 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng In và phân xưởng Chế bản, quản đốc của 2 phân xưởng này chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Phó Giám đốc của Công ty. Trong đó: Quản đốc phân xưởng chế bản là kỹ sư Trịnh Xuân Tùng, có trách nhiệm làm việc với khách hàng tổ chức sắp chữ, sửa bài, my phím, phơi bản, tạo ra bản in. Sau đó gửi cho khách hàng bản in, khi khách hàng chấp nhận chuyển cho Phân xưởng In. Quản đốc phân xưởng In là kỹ sư Trần Hữu Lâm, chịu trách nhiệm tổ chức in hoàn thành sản phẩm theo đúng chất lượng và thời hạn ký kết trên hợp đồng. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty In báo Hà Nội Mới theo sơ đồ dưới đây:Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47C7 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhSơ đồ 1Mô hình cơ cấu quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty In báo Hà Nội Mới1.2. Đặc điểm bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty In báo Hà Nội Mới.1.2.1. Đặc điểm bộ máy kế toán.Do Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo phương thức trực tuyến, phòng tài vụ được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty. Vì vậy tổ chức bộ máy kế toán cũng theo phương thức trực tuyến mô hình tập trung. Các nhân viên trong phòng được điều hành bởi kế toán trưởng. Phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên được tiến hành như sau:Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47CGiám đốcTrưởng phòng tổng hợpTrưởng phòng vật tưTrưởng phòng tài vụTrưởng phòng tổ chứcPhó giám đốc kỹ thuật8Quản đốc phân xưởng chế bảnQuản đốc phân xưởng In Chuyên đề thực tập chuyên ngànhKế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp, cân đối mọi số liệu phát sinh trong các tài khoản, lập báo cáo tài chính, tham mưu cho Giám đốc về quản lý tài chính trên cơ sở tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời hướng dẫn đôn đốc các nhân viên trong phòng chấp hành nghiêm chỉnh các qui định, chế độ kế toán do nhà nước qui định. Ngoài ra kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra tình hình tài chính của Công ty. Giúp việc cho kế toán trưởng là 6 nhân viên. Đảm nhiệm 4 phần hành kế toán cụ thể.Kế toán thanh toán có nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát các chứng từ hóa đơn hợp lệ đã được ký duyệt để lập phiếu thu chi, định khoản theo đúng tính chất nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh, thanh toán thu chi kịp thời. Phân loại kê khai các hóa đơn được hoàn thuế theo qui định của nhà nước.Thường xuyên kiểm tra, quản lý tiền mặt thu chi hàng ngày, đối chiếu xác định số tồn quỹ cuối ngày có số liệu chính xác báo cáo kế toán trưởng và giám đốc.Kế toán vật tư tài sản: có 2 người. 1 kế toán vật tư tai phòng tài vụ có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép tính giá thành thực tế của từng loại nguyên, vật liệu, lập sổ sách theo dõi kế toán vật tư, lập thẻ theo dõi cụ thể từng TSCĐ, tính giá trị còn lại của TSCĐ trong kỳ báo cáo, ghi chép tình hình tăng giảm của phần hành TSCĐ. 1 kế toán vật tư tại phòng tài vụ có nhiệm vụ kế toán chi tiết nguyên, vật liệu. Kế toán tiền lương và thống kê phân xưởng, đảm nhiệm phần hành này gồm hai nhân viên, phụ trách 2 phân xưởng. Do Công ty tính lương theo phương pháp khoán sản phẩm nên kế toán tiền lương ngoài nhận bảng chấm công của quản đốc phân xưởng, còn nhận phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu giao khoán, biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành… từ các phân xưởng chuyển lên, sau đó tiến hành ghi chép tổng hợp số liệu về số lượng sản phẩm hoàn thành, xác định kết quả lao động để tính Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47C9 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhlương, trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo qui định, phân bổ chi phí nhân công đúng đối tượng sử dụng lao động. Thanh toán cho lao động.Kế toán kho: ghi chép phế liệu sau sản xuất nhập kho, xuất kho.Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp đầy đủ chính xác mọi chi phí phát sinh để tính giá thành sản phẩm. Xác định kết quả kinh doanh của Công ty cuối kỳ, giữ sổ cái tổng hợp cho tất cả các phần hành ghi sổ cái tổng hợp, lập báo cáo phục vụ nội bộ, và bên ngoài đơn vị theo định kỳ báo cáo( như báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cấp trên, tổng cục thuế…) hoặc theo yêu cầu đột xuất.Thủ quỹ có nhiệm vụ thu, chi tiền đúng đối tượng, đúng số tiền. cập nhật sổ quỹ hàng ngày, rút số dư và đối chiếu với kế toán tiền mặt. Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao ta có thể khái quát bằng sơ đồ sau:Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán 47C10 [...]... 2.2 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới 2.2.1 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho Thực hiện kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho gồm có 3 người là thủ kho, kế toán vật tư tại phòng tài vụ và kế toán kho Khi hàng về, kế toán vật tư tiến hành kiểm kê nguyên, vật liệu nhập kho và lập phiếu giao nhận nguyên, vật liệu Phiếu này được lập thành 2 liên có chữ... ngành 14 Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới 2.1 Đặc điểm yêu cầu quản lý, phân loại và tính giá nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới 2.1.1 Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới Đặc điểm: Nguyên, vật liệu là yếu tố cần thiết, quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất Nó trực tiếp hình thành nên kết cấu, hình thái của sản... mã hoá nguyên, vật liệu 2.1.3 Tính giá nguyên, vật liệu Nguyên, vật liệu là những tài sản ngắn hạn, có thời gian chu chuyển ngắn Tại Công ty In báo Hà Nội Mới số lượng loại nguyên, vật liệu tại Công ty rất phong phú do đó tính giá nguyên, vật liệu để xác định chi phí sản xuất là nội dung rất quan trọng Tính giá nguyên, vật liệu thực chất là xác định giá trị ghi sổ của vật liệu Giá nguyên, vật liệu được... chức bộ máy kế toán tại Công ty In báo Hà Nội Mới Kế toán kho Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán thanh vật tư, tài sản tiền tổng lương hợp toán Thủ quỹ 1.2.2 Đặc điểm bộ sổ kế toán Về hình thức ghi sổ kế toán Công ty sử dụng ghi sổ nhật ký chung Đây là hình thức ghi sổ phù hợp với điều kiện các nghiệp vụ phát sinh ở Công ty đơn giản và thường lặp đi lặp lại Bắt đầu từ niên độ kế toán của năm... hợp nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới 2.3.1 Tài khoản sử dụng Công ty In báo Hà Nội Mới sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu sử dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế giá trị gia tăng Tài khoản kế toán Công ty sử dụng trong kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu là tài khoản 152, 331, 621, 627 Trong đó do nguyên, vật liệu của Công ty rất đa dạng và... qui định Về bộ sổ phục vụ cho kế toán nguyên, vật liệu gồm có bộ sổ phục vụ cho kế toán chi tiết nguyên, vật liệu và bộ sổ phục vụ cho kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu Bộ sổ dùng cho kế toán chi tiết nguyên, vật liệu có sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hoá, sổ chi tiết công nợ phải trả, báo cáo tổng hợp tồn kho Bộ sổ dùng cho kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu có sổ Nhật ký chung, sổ... 400 chủng loại nguyên, vật liệu khác nhau Dựa vào đặc điểm công dụng của nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất Công ty chia nguyên, vật liệu thành các nhóm chính sau: Nguyên, vật liệu chính là các nguyên, vật liệu trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tạo nên hình thái sản phẩm 2 nguyên, vật liệu chính của Công ty là giấy in và mực in Giấy in của Công ty có hơn 80 loại với chất liệu, kích thước... hay không là do nguyên, vật liệu có được cung ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất hay không Tại Công ty In báo Hà Nội Mới do nguyên, vật liệu của Công ty rất đa dạng, phong phú nên công tác quản lý nguyên, vật liệu được giao cho phòng vật tư Hiện tại phòng vật tư có 10 nhân viên, đảm bảo thực hiện đầy đủ mọi công việc quản lý nguyên, vật liệu Phòng có nhiệm vụ thu mua, quản lý nguyên, vật liệu xuất kho... khác, nguyên, vật liệu là yếu tố biến đổi, số luợng khối lượng nguyên, vật liệu phụ thuộc vào số luợng sản phẩm sản xuất Thông thường nguyên, vật liệu sẽ chuyển hoá hết vào sản phẩm khi quá trình sản xuất kết thúc, sản phẩm đuợc hoàn thành Chất lượng sản phẩm phụ thuộc lớn vào chất lượng nguyên, vật liệu Tại Công ty In báo Hà Nội Mới, nguyên, vật liệu của Công ty thể hiện tính đặc thù của Công ty hoạt... toán số lượng nguyên, vật liệu cần dùng từ đó lên kế hoạch thu mua nguyên, vật liệu Khi hàng đến kế toán vật tư của phòng tài vụ sẽ căn cứ vào hoá đơn tiến hành kiểm kê nguyên, vật liệu, lập phiếu giao nhận vật tư ( Biểu Phiếu này được lập thành 2 liên có chữ ký xác nhận của thủ kho người giao hàng và kế toán vật tư tại phòng tài vụ, 1 liên do kế toán vật tư tại phòng tài Trịnh Quang Hoà Lớp: Kế toán . In báo Hà Nội Mới. Phần 3: Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới. Trong đó em đã nêu rõ ra kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty. giá nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới. 2.1.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới. Đặc điểm: Nguyên, vật