Khái niệm về thị trường
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự xuất hiện và tiến hóa của sản xuất và trao đổi hàng hóa Thuở đầu, hoạt động giao dịch diễn ra dưới hình thức trao đổi trực tiếp bằng hiện vật Sau khi tiền tệ được hình thành và đảm nhiệm vai trò phương tiện trung gian, nó trở thành đơn vị định giá cho mọi mặt hàng lưu thông trên thị trường.
Có nhiều quan điểm về thị trường :
-Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua và bán hàng hóa, dịch vụ.
-Thị trường là nơi cung cầu gặp nhau, diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và xác lập nên mức giá.
-Thị trường là tập hợp những người có cùng nhu cầu và có khả năng thanh toán đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.
Vậy thị trường bao gồm có người bán và người mua, đó là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ Với những cách thức sử dụng thuật ngữ thị trường theo những ngụ ý khác nhau, đã hình thành những cụm từ đa dạng : thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường phân bón, thị trường lúa gạo…
Bản chất của thị trường
Về bản chất thị trường là lĩnh vực trao đổi mà thông qua đó người bán và người mua có thể trao đổi sản phẩm, dịch vụ cho nhau tuân theo các quy luật kinh tế hàng hóa Như vậy, ta có thể hiểu thị trường được biểu hiện trên ba nét lớn sau:
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi được tổ chức theo quy luật kinh tế hàng hoá như:quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu
- Thị trường là sự trao đổi ngang giá và tự do đối với sản phẩm làm ra; gắn sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phải phục tùng nhu cầu tiêu dùng.
- Một thị trường cân đối thì giá cả của nó phải phản ánh chớ phớ sản xuất xă hội trung bình, do đó buộc người sản xuất phải giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực,nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Cơ cấu của thị trường
Cơ cấu tổ chức của thị trường gồm cỏc nhúm chủ thể kinh tế với chức năng riêng biệt của nó trong hệ thống thị trường.
Cỏc nhóm chủ thể kinh tế này có quan hệ với nhau thông qua dây chuyền Marketing sau:
Người sản xuất - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng. Mỗi mắt xích hay mỗi nhóm chủ thể trong dây chuyền Marketing trờn cú một chức năng riêng biệt trong hệ thống thị trường:
+ Người sản xuất: Người sản xuất bao gồm các doanh nghiệp, công ty sản xuất, hợp tác xă, hộ gia đình, trang trại có chức năng tạo ra sản phẩm trên cơ sở sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất, tạo ra giá trị mới bổ sung vào giá trị cũ được chuyển từ các yếu tố đầu vào.
+ Người bán buôn: Người bán buôn gồm các doanh nghiệp thương mại, hợp tác xă thương mại, hộ gia đình có chức năng đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người chế biến và do phải thu gom, bảo quản, sơ chế nờn tạo thêm giá trị mới bổ sung vào sản phẩm làm tăng giá trị sản phẩm.
+ Người bán lẻ: Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp, đơn vị tập thể, tư nhân có chức năng đưa sản phẩm từ nơi chế biến đến người tiêu dùng cuối cùng Do phải chi phí cho hoạt động thương mại do đó làm cho giá trị sản phẩm tăng thêm.+ Người tiêu dùng: Người tiêu dùng là tất cả các thành viên trong xă hội có chức năng hoàn trả toàn bộ chi phí từ khâu sản xuất đến khâu dịch vụ cuối cùng của quá trình sản xuất và tiêu dùng.
Qua cơ cấu trên, người ta có thể phân loại thị trường thành: thị trường các yếu tố đầu vào hay c ̣ũn gọi là thị trường tư liệu sản xuất và thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng.
Chức năng của thị trường
Mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất hàng hoá đều thực hiện được việc bán, tức là chuyển quyền sở hữu nó với những giá nhất định, thông qua một loạt thảo thuận về giá cả, chất lượng, số lượng, phương thức giao hàng, nhận hàng trờn thị trường Chức năng thừa nhận của thị trường thể hiện ở chỗ người mua chấp nhận mua hàng hoá, dịch vụ của người bán và do vậy hàng hoá đă bán được Thực hiện chức năng này nghĩa là thừa nhận các hoạt động sản xuất hàng hoá và mua bán chúng theo yêu cầu các quy luật của kinh tế thị trường.
Hoạt động mua bán là hoạt động chủ đạo bao phủ toàn bộ thị trường, đóng vai trò nền tảng cho các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường phát triển Thị trường thực hiện chức năng trao đổi, cân bằng cung cầu từng loại sản phẩm, hình thành giá cả và thực hiện giá trị của chúng thông qua hoạt động mua bán, qua đó xác định các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể.
*Chức năng điều tiết kích thích :
Nhu cầu thị trường là mục đích đáp ứng của mọi quỏ trỡnh hoạt động sản xuất – kinh doanh Thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế Đõy chớnh là cơ sơ khách quan để thực hiện chức năng điều tiết kích thích của thị trường Thực hiện chức năng này, thị trường có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm của đất nước cho quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm.
Có nhiều kênh thông tin kinh tế, trong đó thông tin thị trường là rất quan trọng Chức năng thông tin thị trường bao gồm : Tổng cung, tổng cầu hàng hoá, dịch vụ, cơ cấu cung cầu các loại sản phẩm hàng hoá trên thị trường, chất lượng, giá cả hàng hoá, thậm chí cả thị hiếu, cách thức, phong tục tiêu dùng của người dân Những thông tin thị trường chính xác là cơ sở quan trọng cho việc ra các quyết định.
Các chức năng trên của thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, làm cho thị trường thể hiện đầy đủ vai trí bản chất của mình Chức năng thừa nhận là quan trọng nhất, có tính quyết định Chừng nào chức năng này được thực hiện thành các chức năng khác mới phát huy tác dụng Nếu chức năng thừa nhận đă được thực hiện mà các chức năng khác không thể hiện ra thì chắc chắn đă có những yếu tố phi kinh tế nào đó can thiệp vào thị trường làm cho nó biến dạng.
Vai trò của thị trường
-Thị trường có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường Thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hoá và dịch vụ thông qua các quy luật của kinh tế hàng hoá, do đó nó là điều kiện cần và buộc phải có để kết thúc một chu trình sản xuất kinh doanh, thực hiện lợi nhuận cho nhà đầu tư
Thông qua thị trường, các chủ thể kinh tế có thể tự do mua bán hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của bản thân và khách hàng, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận Sự cân bằng cung cầu quyết định giá cả thị trường, vì vậy để đạt được thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng lòng tin của khách hàng, mở rộng thị trường và thị phần cho sản phẩm của mình.
-Ngoài vai trò thực hiện lợi nhuận cho người kinh doanh, thị trường cũn cú vai trò trong việc phân bổ những nguồn lực khan hiếm đều cho các ngành, các lĩnh vực và các chủ thể kinh tế thông qua giá cả thị trường.
Để thành công trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh tế cần nắm bắt tầm quan trọng của thị trường, hiểu biết bí quyết tiêu thụ và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh Việt Nam, sau khi định hướng phát triển theo nền kinh tế thị trường, đã có bước tiến đáng kể Trong nền kinh tế này, mọi cá nhân đủ điều kiện theo luật đều được tự do kinh doanh, trừ những mặt hàng bị nhà nước cấm Thông tin thị trường mang tính cởi mở, tiếp cận nhanh chóng và nhạy bén sẽ mang lại thành công lớn cho các nhà kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách với các nước công nghiệp tiên tiến.
Lý luận chung về ngành thủy sản 9 1.Khái niệm về ngành thủy sản
Vai trò của ngành thủy sản
Đối với hầu hết các nước ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt với những nước có vùng biển và vùng nước nội địa phong phú
Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng dân cư, cung cấp nguồn nguyên liệu cho phát triển một số ngành khỏc Cỏc kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng mọi lứa tuổi Ngoài ra ngành thủy sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn công nghiệp Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm Ngành thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ …
Ngành thủy sản phát triển sẽ đóng góp quan trọng trong tăng trưởng toàn ngành nụng, lõm, ngư nghiệp nói chung Ngành thủy sản có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng, vì vậy phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
Ngành thủy sản tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước Đối với những nước có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản tạo ra nguồn hàng có giá trị cao xuất khẩu Các quốc gia này cần gắn kết giữa yêu cầu của thị trường ngoài nước (về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ) với thực tiễn sản xuất kinh doanh chế biến, nuôi trồng, khai thác và phát triển cơ sở hậu cần dịch vụ, gắn kết giữa khõu chế biến xuất khẩu với yêu cầu vệ sinh trong nuôi trồng, bảo quản và khai thác sản phẩm, gắn kết giữa khâu chế biến xuất khẩu với chế biến phục vụ nhu cầu nội địa.
Sự phát triển của ngành thủy sản đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Ngành này mang lại nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận lớn người nuôi trồng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việc xuất khẩu thủy sản không chỉ tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế Bên cạnh đó, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thủy sản góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Đặc điểm của ngành thủy sản
Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng sản xuất của ngành thủy sản Môi trường nước mặt cho sản xuất thủy sản gồm có biển và các sản có trong một ao hồ hay một ngư trường Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động của nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, thủy văn … Ngoài ra các sản phẩm thủy sản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều rất dễ ươn thối, hư hỏng vỡ chỳng đều là những sản phẩm sinh vật đã bị tách ra khỏi môi trường sống Để tránh tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa cỏc khõu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ một cách đồng bộ.
Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được Các loại mặt nước bao gồm : sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, cửa biển … gọi chung là thủy vực được sử dụng vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Tương tự như ruộng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, thủy vực là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu không thể thay thế được của ngành thủy sản, không có thủy vực sẽ không có sản xuất thủy sản.
Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao Với tính cách của một ngành sản xuất vật chất, ngành thủy sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ với nhau như : khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản Ngày nay dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động sản xuất thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao Các hoạt động chuyên môn hóa khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản có trình độ và qui mô phát triển tùy thuộc nhu cầu thị trường và mỗi hoạt động lại dựa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp công nghệ, tạo nên những ngành chuyên môn hóa hẹp có tính chất độc lập tương đối Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thủy sản, có tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hóa hẹp nói trên trong một tổng thể thống nhất ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành.
Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao Trong hoạt động sản xuất thủy sản, nếu không kể những hoạt động nuôi cá trong ao hồ sẵn có, nuôi cá ruộng, nuôi cá lồng ở sông suối thì hầu hết các hoạt động đầu tư nuôi trồng thủy sản đều cần vốn lớn như đào ao thả cá trên đất canh tác hiệu quả thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng, đầu tư cải tạo đầm nuôi thủy sản ven biển, ven sông …Trong hoạt động đánh bắt đòi hỏi vốn đầu tư đóng mới tàu thuyền lên tới hàng tỷ đồng Sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện thủy văn, bão , lũ có nhiều trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng con người.
Lý luận về thị trường thủy sản
2.4.1 Khái niệm về thị trường thủy sản
Thị trường thủy sản được hiểu là một tập hợp những thỏa thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được các sản phẩm thủy sản cho nhau.
2.4.2 Cơ cấu, chức năng của thị trường thủy sản
Cũng giống như cơ cấu của thị trường, cơ cấu của thị trường thuỷ sản gồm cỏc nhúm chủ thể kinh tế với những chức năng nhất định có mối liên hệ với nhau thông qua hệ thống dây chuyền Marketing:
Người sản xuất - Người bán buôn - Người chế biến - Người bán lẻ - Người tiêu dùng.
Mỗi mắt xích hay mỗi nhóm chủ thể kinh tế trong hệ thống dây chuyền Marketing trờn cú một chức năng riêng trong hệ thống chức năng chung của thị trường:
+ Người sản xuất : Người sản xuất sản phẩm thuỷ sản là những người làm công việc đánh bắt cỏ, tụm, hải sản các loại từ môi trường nội đồng, biển khơi và cả nhóm người nuôi trồng hải sản để kinh doanh Người sản xuất thuỷ sản có thể là những doanh nghiệp lớn với những hạm tầu khai thác cá ở ngoài biển khơi, có thể là trang trại gia đình nuôi trồng thuỷ sản và cũng có thể là những hộ gia đình cá thể đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ Những người này có chức năng cung cấp sản phẩm thuỷ, hải sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
+Người bán buôn : Người bán buôn sản phẩm thuỷ sản có thể là các doanh nghiệp thương mại, các hộ gia đình và các chủ thể nhỏ lẻ Những người này đảm nhiệm công việc thu gom sản phẩm thuỷ sản từ các ngư trường hoặc các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ trong cả nước để cung cấp trực tiếp cho các đơn vị chế biến hoặc những người bản lẻ ở các chợ hàng.
+Người chế biến : Người chế biến thuỷ sản bao gồm các doanh nghiệp, các đơn vị tập thể, các hộ gia đình cá thể Họ thực hiện công việc mua gom sản phẩm thuỷ sản sơ chế từ những người bán buôn, sau đó đem chế biến sản phẩm thuỷ sản này thành những sản phẩm có tính công nghiệp phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người.
+Người bán lẻ: Người bán lẻ ở đây gồm các đơn vị tập thể, hộ gia đình cá thể có nhiệm vụ cung cấp hàng tiêu dùng thuỷ sản từ những đơn vị chế biến hoặc các đại lý tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
+Người tiêu dùng : Người tiêu dùng là tất cả các thành viên trong xă hội có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản Họ có trách nhiệm thanh toán tất cả các chi phí từ khi khai thác, chế biến, lưu thông hay nói khác đi là từ khâu sản xuất tới lúc tiêu dùng.
Các quá trình trên được diễn ra liên tiếp để đảm bảo quá trình sản xuất được khép kín, đồng vốn được quay vòng nhanh đem lại hiệu quả kinh doanh cho người sản xuất thuỷ sản Qua mỗi một mắt xích, sản phẩm thuỷ sản lại được tăng thêm giá trị cho đến khi tới tay người tiêu dùng cuối cùng nó trở thành một sản phẩm hoàn hảo, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Mỗi một nhóm chủ thể kinh tế trong dây chuyền Marketing trên, tuy có chức năng khác nhau nhưng chỳng cú mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, sản phẩm của mắt xích này là nguyên liệu đầu vào của mắt xích tiếp theo Vì vậy, tất cả các quá trình lưu thông hàng hoá qua các mắt xích trong dây chuyền Marketing có diễn ra thông suốt thì mới đảm bảo cho thị trường sản phẩm thuỷ sản được ổn định và phát triển.
2.4.3.Đặc điểm của thị trường thủy sản
Do đặc điểm của sản xuất, chế biến và tiêu dùng hàng thuỷ sản, thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản là một thị trường đa cấp Việc tìm hiểu, phân tích thị trường sản phẩm đầu ra cho thuỷ sản là phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường.
Mỗi một loại sản phẩm thuỷ sản ( sản phẩm tươi, sản phẩm chế biến, sản phẩm khô ) đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt như: thời gian, không gian, chất lượng, giá cả, số lượng Do vậy, chủ thể kinh tế tham gia trên dây chuyền marketing cần bỏ ra những chi phí nhất định để đáp ứng những đòi hỏi nói trên của thị trường Những chi phí này sẽ được phản ánh vào giá cả Khi thị trường chấp nhận giá, gồm giá sản phẩm thuỷ sản thô cộng với chi phí chế biến, chi phí marketing thì chênh lệch giữa giỏ đú với giá ở cấp thị trường trước đó được gọi là độ cận biên thị trường.
Độ cận biên thị trường sản phẩm thủy sản là giá trị thặng dư tại mỗi mắt xích trong chuỗi tiếp thị Giá bán lẻ và bán buôn, hay giá bán buôn và bán lẻ đều có thể được xem xét độ cận biên Do đó, có thể đánh giá độ cận biên thị trường giữa bất kỳ hai cấp thị trường nào đã định giá cho sản phẩm thủy sản.
Chúng ta tiếp cận ở phía người tiêu dùng thủy sản từ hai khía cạnh của quá trình.
-Thứ nhất : với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng, người tiêu dùng các lượng sản phẩm thuỷ sản chế biến chưa nhiều, nhưng ở nông thôn người nông dân sử dụng sản phẩm thuỷ sản thô do mình tự đánh bắt hoặc nuôi trồng lấy nhiều hơn, còn ở thành phố thì người tiêu dùng các sản phẩm đă qua chế biến với số lượng lớn hơn Điều đó chỉ ra rằng những người tiêu dùng khác nhau có những nhu cầu khác nhau về qui cách, mức chất lượng và dịch vụ cung cấp hàng hoá khác nhau.
Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu dịch vụ gia tăng giá trị sản phẩm thủy sản tăng lên, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu giá mua hàng của người tiêu dùng Sự chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá tại cơ sở đánh bắt (độ cận biên thị trường) cũng tăng đáng kể, phản ánh sự gia tăng chi phí dịch vụ so với sản phẩm thô.
Cầu tại thị trường bán lẻ bao gồm nhu cầu về thủy sản chưa qua chế biến và nhu cầu về các dịch vụ đi kèm Nhu cầu về thủy sản chưa qua chế biến được gọi là nhu cầu phái sinh, xuất phát từ nhu cầu ban đầu kết hợp cả sản phẩm thô và dịch vụ Đường cầu phái sinh được xây dựng bằng cách trừ giá trị dịch vụ khỏi mỗi điểm trên đường cầu ban đầu Đường cung phái sinh tương tự được tạo ra bằng cách cộng giá trị dịch vụ mà người tiêu dùng yêu cầu vào đường cung ban đầu Giao điểm của đường cung và cầu phái sinh này xác định giá thủy sản trên thị trường.
Cơ sở thực tiễn về thị trường thủy sản ở Việt Nam và một số nước trên thế giới 17 1.Cơ sở thực tiễn tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam 17 2.Tình hình tiêu thụ thủy sản ở một số nước trên thế giới 18 2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở thị trường Mỹ
Khối lượng và giá cả của nguồn thủy sản đầu vào
Công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại là một công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thủy sản cho thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiêu thụ thủy sản, vì vậy để có sản phẩm tiêu thụ thì công ty cần phải có nguồn thủy sản đầu vào đáp ứng đủ cho các đơn đặt hàng.
Công ty không tự sản xuất ra các sản phẩm thủy sản nên phải mua các sản phẩm thủy sản từ công ty chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng Do kinh nghiệm 7 năm hoạt động trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm thủy sản, công ty đã xây dựng một hệ thống các nhà cung cấp sản phẩm thủy sản cho mình Nguồn sản phẩm đầu vào của công ty luôn được đáp ứng đủ mỗi khi cú cỏc đơn đặt hàng mới. Đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu là một trong những yếu tố giúp công ty tồn tại và phát triển trong những năm qua Nhận thấy được điều này, công ty luôn cố gắng xây dựng một hệ thống nhà cung cấp rộng rãi hơn về cả số lượng và đảm bảo chất lượng nguồn hàng.
Bảng 2 : Khối lượng các loại sản phẩm thủy sản đầu vào của công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị : T ấn
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Dựa vào bảng trên ta thấy, những loại sản phẩm thủy sản mà công ty nhập về bao gồm cá ngừ fillet đông lạnh, tôm đông lạnh và mực ống, thủy sản khác
Nhìn vào dòng tổng sản lượng thủy sản, ta thấy sản lượng thủy sản của công ty nhập vào tăng từ trong giai đoạn 2007 - 2011, trong đó đặc biệt tăng nhanh từ năm
2007 – 2008 cụ thể tăng 146.06 tấn, tức tăng 19.18% Sản lượng thủy sản tăng nhanh do Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại Thế giới, làm sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty tăng , dẫn đến nhu cầu về thủy sản đầu vào cũng tăng Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2009 – 2011, mức tăng sản lượng thủy sản đầu vào có tăng nhưng mức tăng chậm hơn giai đoạn trước, cụ thể năm 2011 tăng 29.52 tấn so với năm 2009 Việc sản lượng thủy sản đầu vào tăng chậm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tác động đến nền kinh tế toàn thế giới, trong đó Việt Nam cũng không tránh khỏi Qua đó ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của người dân, làm giảm nhu cầu tiêu dùng khiến thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường xuất khẩu tăng ít
Bảng 3 : Cơ cấu khối lượng các loại sản phẩm thủy sản đầu vào của công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị :%
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Sản phẩm cá ngừ fillet đông lạnh là mặt hàng chính của công ty, chiếm phần lớn trong cơ cấu sản phẩm đầu vào Tiếp theo là tụm đụng lạnh, mực ống và các loại thủy sản khác Đáng chú ý, tỷ trọng thủy sản khác tăng dần trong giai đoạn 2007-2011 do nhu cầu đặt hàng lẻ gia tăng Điều này thể hiện chiến lược tập trung kinh doanh vào các mặt hàng thủy sản cụ thể của công ty.
Bảng 4 : Chi phí các loại sản phẩm thủy sản đầu vào của công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị : Triệu đồng
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Nhìn vào bảng 4, ta thấy chớ phớ mua sản phẩm thủy sản đầu vào của công ty liên tục tăng trong giai đoạn 2007 – 2011 Chi phí các loại hàng hóa đầu vào tăng do ảnh hưởng của lạm phát, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, do sự khan hiếm của các nguồn nguyên liệu thủy sản đầu vào, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất lợi …Cụ thể chi phí mua hàng hóa năm 2011 tăng 22.11% tức tăng 17.651 tỷ đồng so với năm 2010 Trong đó chi phí mua cá ngừ fillet tăng 21.5% tức tăng 7.802 tỷ đồng so với năm 2010, chi phí mua tôm đông lạnh tăng 21.04% tức tăng 7.032 tỷ đồng so với năm 2010, chi phí mua mực ống tăng 16.21% tức tăng 1.634 tỷ đồng, chi phí mua thủy sản khác tăng 19.22% tức tăng 0.217 tỷ đồng.
Các yêu cầu về sản phẩm thủy sản đầu vào của công ty
Bất kỳ một công ty nào muốn cạnh tranh trên thị trường, đều cần phải có những sản phẩm tốt nhất, đảm bảo chất lượng Điều này càng cần thiết hơn đối với những công ty kinh doanh các mặt hàng là nông sản Bởi vì đây là loại mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn, nhưng yêu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm này lại rất cao vỡ nú ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng
Biết được những đặc điểm của nông sản nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng, công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại có những yêu cầu đối với sản phẩm thủy sản đầu vào của công ty :
-Về chất lượng sản phẩm : Mặt hàng kinh doanh của công ty đòi hỏi yêu cầu về chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định của quốc tế và Việt Nam, nếu không đáp ứng được về mặt chất lượng của nguồn hàng thì công ty không thể tiêu thụ được sản phẩm Mặt khác, công ty còn xuất khẩu các sản phẩm sang những thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng.
Chất lượng sản phẩm tối ưu là nền tảng tiên quyết cho sự vững mạnh của doanh nghiệp, bao gồm chất lượng nguồn thủy sản, quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo quản ở nhiệt độ hợp lý, tuân thủ quy định sử dụng chất bảo quản và kiểm soát liều lượng kháng sinh trong thành phẩm.
Khi xét đến bảo quản sản phẩm thủy sản, cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu cụ thể để đảm bảo chất lượng sản phẩm được duy trì tốt nhất Sản phẩm thủy sản dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách, dẫn đến tổn thất giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh Do đó, các yêu cầu về bảo quản bao gồm kho bảo quản đạt chuẩn, kiểm soát nhiệt độ phù hợp và sử dụng xe đông lạnh chuyên dụng cho quá trình vận chuyển nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong tình trạng tốt nhất.
Đối với sản phẩm hướng đến đối tượng phụ nữ, mẫu mã đẹp là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu mua sắm Ngoài ra, thông tin sản xuất, thành phần, hạn dùng và hướng dẫn bảo quản đầy đủ trên bao bì là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
-Về khối lượng sản phẩm : Khối lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn, đúng khối lượng ghi trên bao bì sản phẩm Đây cũng là một yêu cầu quan trọng vì ảnh hưởng đến uy tín của công ty với các bạn hàng cũ và các bạn hàng mới.
-Về phương tiện vận chuyển : công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại là người chịu trách nhiệm vận chuyển sản phẩm của nhà cung ứng Nhà cung ứng cần phải bảo quản sản phẩm cho đến khi công ty đến kiểm tra và nhận hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng sản phẩm thủy sản đầu vào của công ty
-Ảnh hưởng của thời tiết : Thủy sản liên quan đến các sinh vật sống trong môi trường nước, vì vậy đều chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết Thời tiết tốt sẽ làm các sinh vật sinh sôi và phát triển tốt, làm tăng sản lượng đầu vào cho các nhà máy chế biến, đồng thời việc đánh bắt thủy sản xa bờ cũng dễ dàng hơn vì không chịu nhiều ảnh hưởng của những cơn bão biển.
-Nguồn nguyên liệu đầu vào : Nguồn nguyên liệu đầu vào cho các công ty chế biến thủy sản dồi dào, làm cho nguồn hàng của công ty luôn được đáp ứng đủ khi có đơn đặt hàng mới Công ty sẽ không phải lo lắng về việc có đơn đặt hàng mà lại không có hàng hóa để cung cấp, việc đảm bảo nguồn hàng sẽ làm cho công ty không phải mất những khoản chi phí liên quan đến việc phá vỡ hợp đồng, hay việc phải tìm một nguồn hàng mới để cung cấp đủ số lượng theo đơn đặt hàng,
-Chất lượng của sản phẩm thủy sản : công ty thuộc hệ thống tiêu thụ sản phẩm, vì vậy mà chất lượng của sản phẩm thủy sản rất quan trọng Công ty không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên càng cần phải kiểm tra kỹ về chất lượng sản phẩm Nếu chất lượng sản phẩm tốt, công ty sẽ được các bạn hàng tin cậy và tiếp tục có được những đơn đặt hàng tiếp theo Ngược lại nếu chất lượng sản phẩm không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty, các đối tác sẽ không hợp tác nữa, điều này đồng nghĩa với việc công ty khó có thể tiếp tục tồn tại vfi không có thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
-Giá cả của sản phẩm thủy sản : giá cả của sản phẩm là một trong những yếu tố để lựa chọn nhà cung ứng của công ty Nếu mức giá quá cao sẽ làm tăng chi phí mua hàng của công ty, nếu doanh thu bán ra không đổi thì sẽ làm giảm lợi nhuận. Đây là một điều mà không có công ty nào mong muốn, vì vậy mà công ty luôn lựa chọn và tìm kiếm các nhà cung ứng với mức chi phí hợp lý, đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng của công ty trong thời gian tới.
2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở thị trường nội địa của công ty 2.1.Sơ lược về thị trường nội địa của công ty
*Giới thiệu về Việt Nam
Việt Nam là một nước nằm ở phía đông bán đảo Đông dương có tổng diện tích là 331.114 km 2 , phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía đông tiếp giáp Biển Đông, phía đông và nam tiếp giáp Thái Bình Dương Ở vị trí này, Việt Nam là một đầu mối giao thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
-Khí hậu và tài nguyên Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là gió mùa, có số ngày nắng, lượng mưa, và độ ẩm cao Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa dạng do sự khác biệt về kinh tuyến và vĩ tuyến Mùa đông có thể sẽ rất lạnh ở miền bắc, trong khi đó ở miền nam lại có nhiệt độ vùng cận xích đạo, ấm áp quanh năm
Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản Nằm sâu trong lòng đất là những loại đá quý hiếm, than, và nhiều loại khoáng sản có giá trị như thiếc, kẽm, bạc, vàng, và antimon Cả trong đất liền cũng như ngoài biển khơi đều có dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn
-Con người và ngôn ngữ
Với dân số hơn 87 triệu người từ 54 dân tộc khác nhau, Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa Người Việt (Kinh) là dân tộc đa số, chiếm 80% dân số Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng Ngoài ra, một số ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức cũng được sử dụng trong giao tiếp quốc tế.
Biểu 1 : Dân số Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2011
Dân số Việt Nam (Triệu người )
Công cuộc Đổi mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam gặt hái nhiều thành tựu to lớn kể từ năm 1986, dẫn đến mức sống của người dân được nâng cao đáng kể Vào năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mở ra cơ hội thúc đẩy kinh tế và hội nhập khu vực, thế giới Hiện nay, kinh tế Việt Nam phát triển đa dạng, từ xuất khẩu đến thu hút đầu tư nước ngoài và đón khách du lịch quốc tế Ngành công nghiệp sản xuất và nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao, góp phần ổn định nền kinh tế.
Việt Nam là quốc gia theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoà bình và ổn định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền lựa chọn ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ Chính phủ gồm có các
Bộ và Cơ quan ngang Bộ.
Về đơn vị hành chính, Việt Nam có 63 tỉnh thành Uỷ ban Nhân dân và Hội Đồng Nhân dân các cấp là cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh thành và các đơn vị hành chính thấp hơn
*Sơ lược về thị trường nội địa của công ty
Việt Nam có 7 vùng kinh tế bao gồm : Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tõy Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long.
Công ty cung cấp sản phẩm thủy sản cho cỏc vựng miển chủ yếu gồm có : Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và các địa phương khác.
-Đồng bằng sông Hồng : Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm
10 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vựng chõn nỳi trung du và núi cao thượng du.
Theo số liệu năm 2009, dân số tỉnh Hà Nội là 19.577.944 người, chiếm 22,82% dân số toàn quốc Người Kinh chiếm phần lớn dân số, trong khi đó tại khu vực Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) còn có thêm dân tộc Mường.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản nội địa của công ty
Công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại là công ty làm việc trong lĩnh vực phân phối sản phẩm, vì vậy việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm là một công việc rất quan trọng trong hoạt động của công ty Trong 7 năm hoạt động, công ty đó cú một hệ thống mạng lưới phân phối ở vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và một số địa phương khác.
Bảng 5 : Khối lượng sản phẩm thủy sản cung cấp cho thị trường nội địa của công ty TNHH tư vấn, thương mại và dịch vụ trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị : Tấn
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Đồng bằng sông Hồng
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Theo bảng 5, ta thấy tổng khối lượng sản phẩm thủy sản công ty cung cấp cho thị trường nội địa có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2007 – 2011 cụ thể năm
Nhận biết tiềm năng thị trường nội địa, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Hồng với thị trường trọng điểm là Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên với dân số đông và phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, công ty đã liên tục mở rộng thị trường tại đây Trong giai đoạn 2007-2011, mức tiêu thụ tại Đông Nam Bộ cũng tăng trưởng đáng kể, đạt 63,09 tấn (tăng 52,57%) vào năm 2011 so với 2007 Công ty chú trọng tập trung phát triển thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh - một đô thị đông dân với mức sống khá cao.
Tuy nhiên trong giai đoạn 2009 – 2011 mức tăng có chậm lại, thậm chí khối lượng tiêu thụ sản phẩm thủy sản còn giảm cụ thể năm 2011 tăng 56.08 tấn so với năm 2010 Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới, và Việt Nam sau khi gia nhập WTO cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ cuộc suy thoái này.
Bảng 6 : Cơ cấu khối lượng sản phẩm thủy sản cung cấp cho thị trường nội địa của công ty TNHH tư vấn, thương mại và dịch vụ trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị :%
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Đồng bằng sông Hồng
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Trong bảng 6, ta thấy tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm ở vùng Đông Nam Bộ và địa phương khác tăng liên tục trong giai đoạn 2007 – 2010 Cụ thể đối với vùng Đông Nam Bộ năm 2011 tỉ trọng tăng 2.39% so với năm 2007, còn đối với địa phương khác năm 2011 tăng 6.03% so với năm 2007 Cũn riờng đối với vùng đồng bằng sông Hồng năm 2011 tỉ trọng giảm 8.42% so với năm 2007
Cơ cấu khối lượng sản phẩm thủy sản của vùng Đông Nam Bộ và địa phương khác tăng là do trong những năm trở lại đây, công ty tập trung nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường này Công ty đẩy mạnh xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, mở rộng các đại lý, dẫn đến mức tiêu thụ thủy sản tăng nhanh.
Khối lượng mặt hàng sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở thị trường nội địa của công ty
Công ty cung cấp ba loại mặt hàng thủy sản bao gồm cá ngừ fillet đông lạnh, tụm đông lạnh, mực ống và thủy sản khác Công ty cung cấp các sản phẩm thủy sản cho vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và địa phương khác Ở bảng
Bảng 5 mô tả tổng khối lượng sản phẩm thủy sản mà công ty cung ứng ra các thị trường Bảng 6 cung cấp thông tin chi tiết hơn về khối lượng sản phẩm cụ thể mà công ty cung ứng cho từng thị trường nội địa.
Bảng 7: Khối lượng từng mặt hàng thủy sản tiêu thụ ở thị trường nội địa của công ty trong giai đoạn 2007- 2011 Đơn vị : Tấn
Năm Đồng bằng sông Hồng Đông Nam Bộ Địa phương khác
Cá ngừ Tôm Mực ống
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại 5
Nhìn bảng 7, ta thấy vùng đồng bằng sông Hồng có sự tăng về tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong giai đoạn 2007 – 2011, cụ thể tăng 29.27 tấn cá ngừ fillet đông lạnh, tôm đông lạnh tiêu thụ tăng 26.5 tấn, mực ống tăng 1.48 tấn, thủy sản khác tăng
Vùng Đông Nam Bộ, mức tiêu thụ tăng nhanh trong giai đoạn 2007 - 2011, cụ thể trong giai đoạn 2007 – 2011 lượng tiêu thụ cá ngừ fillet đông lạnh tăng 22.02 tấn, lượng tiêu thụ tôm đông lạnh tăng 29.12 tấn, lượng tiêu thụ mực ống tăng27.19 tấn, lượng tiêu thụ thủy sản khác tăng 4.91 tấn Trong những năm tới, công ty sẽ chú trọng vào thị trường đầy tiềm năng này nhiều hơn.
Vựng khác, mức tiêu thụ tăng trong giai đoạn 2007 – 2011 cụ thể lượng tiêu thụ cá ngừ fillet tăng 30.18 tấn, lượng tiêu thụ tôm đông lạnh tăng 30.47 tấn, lượng tiêu thụ mực ống tăng 28.35 tấn, lượng tiêu thụ thủy sản khác tăng 2.52 tấn
Nhìn chung trong giai đoạn 2009 – 2011 mức sản lượng tiêu thụ trên ba thị trường đều tăng nhưng mức tăng không được nhiều do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến thu nhập của người tiêu dùng Tuy nhiên mặt hàng mà công ty cung cấp cho thị trường thuộc nhóm mặt hàng thiết yếu nên không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của công ty.
Doanh thu sản phẩm thủy sản của công ty
Công ty thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và địa phương khác Doanh thu sản phẩm của công ty được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 8 : Doanh thu từng loại sản phẩm thủy sản của công ty ở thị trường nội địa trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị : Triệu đồng
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Trong giai đoạn 2007 – 2011, tổng doanh thu liên tục tăng, cụ thể năm 2011 tăng 73.678 tỷ đồng so với năm 2007 Đối với riêng từng mặt hàng, doanh thu của cá ngừ fillet đông lạnh năm 2011 tăng 32.651 tỷ đồng so với năm 2007, doanh thu của tôm đông lạnh năm 2011 tăng 27.692 tỷ đồng so với năm 2007, doanh thu của mực ống tăng 12.887 tỷ đồng so với năm 2007, doanh thu của thủy sản khác tăng0.603 tỷ đồng Doanh thu của các mặt hàng thủy sản tăng liên tục ở thị trường nội địa đã thúc đẩy công ty có những biện pháp quan tâm đến thị trường nội địa nhiều hơn nữa.
Mạng lưới phân phối sản phẩm thủy sản ở thị trường nội địa của công ty
Với 87 triệu dân, trong đó trên một nửa dân số trẻ dưới 30 tuổi thích mua sắm, Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, với mức tăng từ 20 – 30%/năm, trong đó lượng hàng hóa bán ra qua hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại chỉ chiếm 10% mức luân chuyển bằng hàng hóa của cả nước, số còn lại thông qua các chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ nhỏ.
Thị trường tiêu thụ nội địa của công ty là những thị trường có dân số đụng, cỏc trung tâm thương mại chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của người dân Vì vậy công ty luôn cố gắng xây dựng một hệ thống phân phối sản phẩm hoàn thiện nhất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, đây là một thị trường truyền thống của công ty. Công ty chủ yếu phân phối ở các siêu thị, các đại lý, cửa hàng thực phẩm bán lẻ trên địa bàn này Hiện tại công ty đã hợp tác với 45 cửa hàng bán lẻ, đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn hàng cho các đại lý này Đây cũng là các bạn hàng chiến lược của công ty, bởi vậy công ty luôn thực hiện các chiến lược chăm sóc các bạn hàng này thông qua hình thức chiết khấu giá cả, mua bán trả sau, chế độ ưu đãi khi các bạn hàng mua một lượng lớn sản phẩm …
Bảng 9 : Khối lượng sản phẩm thủy sản cung cấp cho các siêu thị và đại lý bán lẻ trên thị trường Hà Nội của công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị : Tấn
Siêu thị 27.90 31.75 37.81 40.83 47.72 Đại lý bán lẻ 47.82 56.19 63.67 73.96 85.25
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Vùng Đông Nam Bộ và vựng khỏc là thị trường tiềm năng và được công ty chú trọng trong những năm gần đây Công ty luôn cố gắng xây dựng một mạng lưới phân phối có hệ thống ở hai thị trường này Việc xây dựng một hệ thống phân phối có nhiều cấp hoàn chỉnh là một trong những yếu tố quyết định đến việc đưa sản phẩm của công ty vào các thị trường mới Trong 7 năm qua, công ty đã hợp tác với năng của thị trường nội địa, trong những năm qua công ty đang cố gắng xây dựng mạng lưới phân phối hoàn chỉnh ở các thị trường cũ và tìm kiếm thêm những thị trường tiềm năng mới.
So sánh khối lượng, cơ cấu khối lượng sản phẩm thủy sản cung cấp cho thị trường nội địa của công ty với cả nước
Công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại với mặt hàng kinh doanh thủy sản là một công ty đang đóng góp vào quá trình cung cấp sản phẩm thủy sản cho thị trường nội địa và xuất khẩu
Bảng 10: Bảng so sánh cơ cấu khối lượng sản phẩm thủy sản của công ty với sản phẩm thủy sản của cả nước
Trong giai đoạn 2007 – 2011 khối lượng thủy sản của công ty cung cấp cho thị trường nội địa liên tục tăng đáp ứng với nhu cầu thủy sản tăng ở thị trường nội địa.Mặc dù, trong giai đoạn 2007 – 2011, cơ cấu khối lượng sản phẩm thủy sản của công ty so với nhu cầu của cả nước có tăng, tuy nhiên mức tăng chưa nhiều Mức đóng góp của công ty so với nhu cầu của cả nước còn rất hạn chế, tỉ trọng chiếm một phần rất nhỏ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ nội địa của công ty
* Chất lượng của sản phẩm thủy sản
Chất lượng sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của công ty Trong những năm gần đây vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm được người tiêu dùng rất chú trọng Nếu sản phẩm thủy sản của công ty không đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng, sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng sẽ tẩy chay sản phẩm, điều đó đồng nghĩa với việc công ty không tìm ra được thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình, công ty sẽ không thể tồn tại Qua đó cho thấy vấn đề về chất lượng sản phẩm luôn cần phải được chú ý, nú có mối quan hệ tỉ lệ với việc tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm của công ty trong điều kiện hiện nay.
*Giá cả của sản phẩm thủy sản
Giá cả và số lượng tiêu thụ có mối quan hệ nghịch chiều, mức giá cao sẽ dẫn đến doanh số tiêu thụ giảm Tuy nhiên, công ty luôn cân đối mức giá hợp lý để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên Ngoài ra, công ty còn triển khai các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng như chiết khấu sản phẩm, chăm sóc đại lý vào các dịp đặc biệt để gia tăng độ hài lòng và gắn kết.
*Nhu cầu của người tiêu dùng Đây là công việc thuộc bước nghiên cứu thị trường, mỗi khi tiếp cận một thị trường mới thì việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng Bởi trong nền kinh tế thị trường, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng
Hiện tại trên thị trường còn có rất nhiều sản phẩm khác có thể thay thế cho sản phẩm thủy sản của công ty ví dụ như các sản phẩm thịt lợn, thịt gà, cá nước ngọt … Công ty có những kế hoạch marketing để người tiêu dùng thấy được những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm thủy sản mang lại Đây là việc làm có tác dụng thúc đẩy tăng doanh số bán hàng của công ty.
*Hệ thống kờnh phõn phối
Xây dựng một hệ thống kênh phân phối là một việc làm cần thiết đối với một công ty thương mại dịch vụ Một hệ thống phân phối hoàn chỉnh sẽ có khả năng tiếp cận sâu hơn đến thị trường, tìm hiểu nhu cầu của mọi đối tượng để đáp ứng Trong thời gian hoạt động, công ty rất chú ý đến mảng này, công ty chú trọng tuyển các nhân viên có năng lực trong việc xây dựng hệ thống kênh phân phối.
3.1 Sơ lược về thị trường xuất khẩu của công ty
*Điều kiện tự nhiên, dân cư
- Tổng diện tích: 9.826.630 km 2 đứng thứ 4 thế giới sau Nga, Canada, Trung Quốc; chiếm 6,2% diện tích toàn cầu; từ Đông sang Tây rộng 4.500 km, từ Bắc xuống Nam rộng 2.500 km
- Vị trí: Nằm ở Tây bán cầu; Bắc giáp Canada; Nam giáp Mexico và vịnh Mexico; Đụng giỏp Đại Tây Dương; Tõy giỏp Thái Bình Dương; bang Alaska nằm phía Tây Bắc Canada; quần đảo Hawaii ở Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu suất cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ dollar
Mỹ năm 2007 chiếm 20% tổng sản phẩm thế giới Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006 Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương.
Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản và Đức là các bạn hàng lớn nhất củaHoa Kỳ Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới; năm 2005 chiếm 23% tổng số nợ toàn thế giới Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có.
Tuy nhiên nền kinh tế Hoa Kỳ đã gặp một thách thức lớn đó là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ cuối năm 2007 Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007 Đây là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay nờn cỏc nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
*Điều kiện tự nhiên, dân cư
Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 377.834 km² Đất đai của Nhật Bản là một dãy hải đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía Đông của lục địa Châu Á, dài 3.800 km
Dân số Nhật Bản ước khoảng 126.230.625 người, giảm 122.679 người so với tài khóa 2009 Trong đó, số người chết đạt con số cao kỷ lục kể từ năm 1968 một phần do thảm họa động đất, súng thần hôm 11/3; trong khi tỉ lệ sinh tiếp tục giảm năm thứ 3 liên tục Lão hóa dân số đang là một vấn đề nan giải của Nhật Bản Chính phủ nước này đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con nhưng chưa đạt được kết quả.
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-cụng nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ)
Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc,thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty
Ngoài việc cung cấp sản phẩm thủy sản phục vụ nhu cầu của thị trường nội địa, công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại còn cung cấp sản phẩm cho thị trường nước ngoài bao gồm có thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản.
Bảng 11: Khối lượng thủy sản cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu của công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại trong giai đoạn 2007 - 2011 Đơn vị : T ấn
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Trong giai đoạn 2007 – 2011, khối lượng thủy sản công ty cung cấp cho thị trường xuất khẩu giảm, cụ thể năm 2011 giảm 45.17 tấn so với năm 2007 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu Tuy nhiên mức giảm không nhiều bởi mặt hàng sản là các hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu tối thiểu của con người.
Bảng 12 : Cơ cấu khối lượng sản phẩm thủy sản cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu của công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Trong bảng 12, nhận thấy trong giai đoạn 2007 - 2011 tỉ trọng sản phẩm thủy sản xuất khẩu giảm dần cụ thể năm 2011giảm 4.91% so với năm 2010, trong khi đó tỉ trọng sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa tăng dần Nguyờn nhân của điều này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, làm cho sản lượng xuất khẩu của công ty giảm trong giai đoạn này, cụ thể năm 2011 giảm 17.89 tấn so với năm
2007 Hơn nữa trong những năm gần đây công ty đang tập trung vào thị trường nội địa, một thị trường mà công ty nhận thấy có nhiều tiềm năng, điều này đã khuyến khích công ty đẩy mạnh mở rộng kênh phân phối ở thị trường trong nước.
Bảng 13 : Khối lượng sản phẩm thủy sản cung cấp cho từng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại Đơn vị : T ấn
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Thị trường xuất khẩu của công ty bao gồm thị trường Mỹ và thị trường Nhật Bản Trong giai đoạn 2007 – 2011 mức sản lượng thủy sản cung cấp cho thị trường
Mỹ tăng trong giai đoạn 2007 – 2008, cụ thể tăng 39.8 tấn Tuy nhiên sản lượng thủy sản mà công ty cung cấp cho thị trường này lại giảm trong giai đoạn 2008 –
2011, cụ thể sản lượng thủy sản cung cấp giảm 57.05 so với năm 2007 Đối với thị trường Nhật Bản, lượng thủy sản tiêu thụ ở thị trường này cũng tăng trong giai đoan
2007 – 2008, cụ thể năm 2008 tăng 35.78 tấn so với năm 2007, và lượng thủy sản tiêu thụ ở thị trường Nhật Bản giảm trong giai đoạn 2008 – 2011 giảm, cụ thể năm
2011 giảm 63.7 tấn so với năm 2008 Nguyên nhân của việc giảm này xuất phát từ tình hình bất ổn của kinh tế thế giới, dẫn đến việc xuất khẩu hàng thủy sản của công ty gặp nhiều khó khăn.
Bảng 14 : Cơ cấu khối lượng sản phẩm thủy sản cung cấp cho từng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại Đơn vị : %
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Dựa vào Bảng 14, sản lượng thủy sản của công ty tập trung chủ yếu vào thị trường Mỹ Bảng 12 cũng thể hiện rõ điều này khi thị trường Mỹ chiếm 76,29% vào năm 2011, trong khi Nhật Bản chỉ chiếm 23,71% Điều này cho thấy thị trường xuất khẩu chính của công ty là Mỹ.
Khối lượng từng mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty
Công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại cung cấp bốn loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Nhật
Bảng 15 : Khối lượng từng mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị : T ấn
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Bảng 15 cho thấy khối lượng của từng mặt hàng xuất khẩu nhìn chung là giảm trong giai đoạn 2007 – 2011 Cụ thể khối lượng cá ngừ fillet đông lạnh năm
2011 giảm 12.7 tấn so với năm 2007, khối lượng tôm đông lạnh năm 2011 giảm 23.92 tấn so với năm 2007, khối lượng mực ống năm 2011 giảm 24.26 tấn so với năm 2007, lượng thủy sản khác năm 2011 tăng 15.71 tấn so với năm 2007
Bảng 16: Cơ cấu khối lượng từng mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị :%
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Mặt hàng cá ngừ fillet đông lạnh đóng vai trò chủ chốt trong cơ cấu xuất khẩu của công ty, chiếm tỷ trọng lớn nhất Sở dĩ như vậy là vì cá ngừ fillet đông lạnh được xác định là sản phẩm trọng tâm, được công ty dành nguồn lực tập trung kinh doanh.
Bảng 17 : Khối lượng từng mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị : T ấn
Năm Thị trường Mỹ Thị trường Nhật Bản Tổng
Cá ngừ Tôm Mực Thủy Cá Tôm Mực Thủy ống sản khác ngừ ống sản khác
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sản phẩm thủy sản tại thị trường xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu từ các mặt hàng sản phẩm thủy sản của công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 18 : Kim ngạch xuất khẩu từ các mặt hàng thủy sản của công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị : 1000 USD
Nguồn : Số liệu công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại
Trong giai đoạn 2007 - 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng, đặc biệt năm 2011 tăng 34,32% so với năm 2007, tương ứng 1355 nghìn USD Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ, tôm đông lạnh và mực ống cũng có sự tăng trưởng so với năm 2007 Cụ thể, kim ngạch cá ngừ tăng 50,98% (850 nghìn USD), tôm đông lạnh tăng 20,51% (310 nghìn USD), mực ống tăng 25 nghìn USD.
2007 (tăng 4.23%), kim ngạch thủy sản khác tăng 170 nghìn USD so với năm 2007(tăng 95.50%).
3.5 So sánh kim ngạch, cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản cung cấp cho thị trường xuất khẩu của công ty với cả nước
Công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại với mặt hàng kinh doanh thủy sản là một công ty đang đóng góp vào quá trình cung cấp sản phẩm thủy sản cho thị trường nội địa và xuất khẩu
Bảng 19 : Bảng so sánh cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty với sản phẩm thủy sản của cả nước
Trong giai đoạn 2007 – 2011 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty liên tục tăng, cụ thể năm 2011 tăng 1355 nghìn USD so với năm 2007. Trong giai đoạn 2007 – 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước cũng tăng mạnh, cụ thể năm 2011 kim ngạch thủy sản tăng 2348966 nghìn USD Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty tăng trong giai đoạn 2007 – 2009 và giảm trong giai đoạn 2009 – 2011, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản công ty cung cấp cho thị trường xuất khẩu còn chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với kim ngạch cả nước Điều này đã đặt ra vấn đề cho công ty trong giai đoạn mới cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trên thị trường xuất khẩu, đóng góp một phần lớn hơn trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu so với cả nước.
3.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của công ty
*Chất lượng sản phẩm thủy sản
Các thị trường xuất khẩu của công ty đều là các thị trường khó tính, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao Công ty nhận biết được điều này nên rất chú ý đến khâu đầu vào của các sản phẩm thủy sản Công ty luôn kiểm tra xuất xứ hàng hóa,các thành phần có trong sản phẩm, vì đây là các sản phẩm rất dễ hư hỏng nên công ty cũng chú ý đến việc bảo quản sản phẩm Trong 7 năm hoạt động, công ty có thể trụ vững tại các thị trường xuất khẩu là do một phần chú ý đến chất lượng sản phẩm thủy sản đầu vào.
*Giá cả sản phẩm thủy sản
Để tối ưu hóa lợi nhuận, công ty không chỉ chú trọng vào chất lượng sản phẩm thủy sản mà còn cả việc định giá hợp lý Mức giá được thiết lập nhằm đảm bảo doanh số khả quan và lợi nhuận bền vững Việc định giá còn phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái, vì doanh thu chủ yếu được thu về bằng ngoại tệ Biến động bất lợi về tỷ giá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Các thị trường xuất khẩu của công ty đều có khoảng cách địa lý xa, bởi vậy việc lựa chọn phương thức vận chuyển cũng là một trong những nhân tố mà công ty quan tâm Hơn nữa mặt hàng của công ty thuộc mặt hàng dễ hư hỏng, nếu không được vận chuyển nhanh thì sẽ làm hao hụt giá trị của sản phẩm Phương thức vận chuyển chủ yếu của công ty là đường biển, tuy nhiên tùy từng hợp đồng mà công ty và bạn hàng sẽ có phương án lựa chọn hình thức vận chuyển hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả bên bán và bên mua.
Hình thức thanh toán cũng là một điều đáng lưu ý trong hoạt động xuất khẩu.
Do khoảng cách địa lý xa, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro về khả năng khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán chậm Việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro này.
*Thị hiếu của người tiêu dùng
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Công ty cũng đã chú ý nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ, Nhật, Hàn Quốc để quyết định cơ cấu khối lượng sản phẩm thủy sản tiêu thụ cho từng thị trường.
4.Đỏnh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của công ty 4.1 Kết quả
Trong giai đoạn 2007 – 2011, công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại đã đạt nhiều kết quả Sản lượng sản phẩm thủy sản công ty cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu liên tục gia tăng, đáp ứng nhu cầu về thủy sản của người tiêu dùng Mặt hàng mà công ty cung cấp cho thị trường tiêu thụ cũng rất phong phúc gồm có cá ngừ fillet đông lạnh, tôm đông lạnh, mực ống và thủy sản khác Hệ thống kênh phân phối đã và đang được hoàn thiện trên từng loại thị trường mục tiêu của công ty.
Thị trường nội địa là ưu tiên của doanh nghiệp trong giai đoạn này, nhờ những lợi thế về hiểu biết về văn hóa, thói quen người tiêu dùng và tiềm năng lớn với 86 triệu dân chủ yếu trong độ tuổi lao động Chi phí vận chuyển thấp hơn so với xuất khẩu giúp giảm giá sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng Hơn nữa, tiêu thụ nội địa hạn chế rủi ro về tỷ giá và hoạt động xuất khẩu, tạo nên chỗ dựa vững chắc khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
Công ty xuất khẩu thủy sản đến hai thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản, vốn nổi tiếng về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt Tuy nhiên, công ty vẫn đáp ứng được những yêu cầu đó, tạo dựng uy tín và mối quan hệ đối tác lâu dài Mặc dù tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nhu cầu về thủy sản ở những thị trường này, sản lượng xuất khẩu của công ty vẫn duy trì ở mức ổn định do thủy sản là mặt hàng thiết yếu.
Trong giai đoạn 2007 – 2011, dù công ty đã đạt nhiều kết quả, song vẫn còn tồn tại những hạn chế mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới Đối với thị trường tiêu thụ nội địa, công ty nhận thấy đây là một thị trường hết sức tiềm năng,song cũng có một số hạn chế nhất định Trong những năm đầu khi tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa công ty gặp phải những khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới hệ thông phân phối Người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen mua các sản phẩm thủy sản tươi sống tại các chợ lẻ Hệ thống chợ lẻ trong nước là rất nhiều,hầu hết ở chỗ nào có dân cư là chỗ đó hình thành chợ, đây là một khó khăn cho công ty vì mặt hàng cung cấp chính của công ty là mặt hàng đông lạnh cần phải được bảo quản ở các siêu thị và đại lý Tâm lý của người tiêu dùng chưa thích sử dụng hàng nội địa, thích sử dụng hàng nhập khẩu từ nước ngoài Đây là một tâm lý tồn tại rất nhiều năm trong suy nghĩ của người Việt Nam, họ không tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm trong nước Chi phí marketing, chi phí quảng cáo cao.Mặc dù giá bán của sản phẩm thủy sản ở thị trường nội địa rẻ hơn so với thị trường xuất khẩu song chi phí quảng cáo lại cao Bới có quảng cáo thì người tiêu dùng mới biết đến sản phẩm của công ty, đây là bước đầu tiên để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của công ty. Đối với thị trường xuất khẩu của công ty, hạn chế chủ yếu hiện nay là các nước đang áp dụng các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm Hơn nữa do vị trí địa lý cách xa nhau, nờn khõu bảo quản sản phẩm thủy sản cũng rất khó khăn, điều này đã làm gia tăng thêm vào giá bán sản phẩm Phương thức vận chuyển cũng gây khó khăn cho công ty khi tiếp cận các thị trường này Công ty gặp khó khăn trong trường hợp các đơn đặt hàng chưa được thanh toán hoặc thanh toán chậm Các vấn đề rủi ro liên quan đến sự biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của công ty
*Chất lượng sản phẩm thủy sản
Các thị trường xuất khẩu của công ty đều là các thị trường khó tính, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao Công ty nhận biết được điều này nên rất chú ý đến khâu đầu vào của các sản phẩm thủy sản Công ty luôn kiểm tra xuất xứ hàng hóa,các thành phần có trong sản phẩm, vì đây là các sản phẩm rất dễ hư hỏng nên công ty cũng chú ý đến việc bảo quản sản phẩm Trong 7 năm hoạt động, công ty có thể trụ vững tại các thị trường xuất khẩu là do một phần chú ý đến chất lượng sản phẩm thủy sản đầu vào.
*Giá cả sản phẩm thủy sản
Sau khi xem xét chất lượng của sản phẩm thủy sản, công ty xem xét đến giá cả của sản phẩm thủy sản của mình Công ty sẽ đặt một mức giá khiến cho công ty bán được hàng và vẫn thu được lợi nhuận từ tiền bán hàng Việc đặt giá rất quan trọng, hơn nữa vấn đề về tỉ giá cũng rất quan trọng, bởi vì phần tiền thu được từ việc bán hàng chủ yếu là ngoại tệ Nếu có những sự biến động bất lợi về tỉ giá thì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Các thị trường xuất khẩu của công ty đều có khoảng cách địa lý xa, bởi vậy việc lựa chọn phương thức vận chuyển cũng là một trong những nhân tố mà công ty quan tâm Hơn nữa mặt hàng của công ty thuộc mặt hàng dễ hư hỏng, nếu không được vận chuyển nhanh thì sẽ làm hao hụt giá trị của sản phẩm Phương thức vận chuyển chủ yếu của công ty là đường biển, tuy nhiên tùy từng hợp đồng mà công ty và bạn hàng sẽ có phương án lựa chọn hình thức vận chuyển hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả bên bán và bên mua.
Hình thức thanh toán cũng là một điều đáng lưu ý trong hoạt động xuất khẩu.
Do khoảng cách địa lý xa, nên công ty có nhiều rủi ro nếu như khách hàng không trả tiền hàng hoặc trả chậm tiền hàng Vì vậy việc lựa chọn phương thức thanh toán đảm bảo tránh được cho công ty nhiều rủi ro nhất.
*Thị hiếu của người tiêu dùng
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Công ty cũng đã chú ý nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ, Nhật, Hàn Quốc để quyết định cơ cấu khối lượng sản phẩm thủy sản tiêu thụ cho từng thị trường.
4.Đỏnh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của công ty 4.1 Kết quả
Trong giai đoạn 2007 – 2011, công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại đã đạt nhiều kết quả Sản lượng sản phẩm thủy sản công ty cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu liên tục gia tăng, đáp ứng nhu cầu về thủy sản của người tiêu dùng Mặt hàng mà công ty cung cấp cho thị trường tiêu thụ cũng rất phong phúc gồm có cá ngừ fillet đông lạnh, tôm đông lạnh, mực ống và thủy sản khác Hệ thống kênh phân phối đã và đang được hoàn thiện trên từng loại thị trường mục tiêu của công ty.
Thị trường nội địa là một trong những thị trường mà công ty hướng đến trong giai đoạn này.Thị trường nội địa là thị trường quen thuộc đối với công ty Công ty hiểu về phong tục, tập quán, thói quen của người tiêu dùng trong những thị trường này Hơn nữa, Việt Nam cũng là một nước có 86 triệu dân, đa số là những người trong độ tuổi đi làm, vì vậy nhu cầu của thị trường nội địa là rất lớn Đây là một thị trường rất tiềm năng, công ty nào nhận ra được điều này thì sẽ rất phát triển ngay trờn sõn nhà Chi phí vận chuyển trong nước sẽ giảm rất nhiều so với chi phí của hàng xuất khẩu, bởi vậy mà giá sản phẩm hàng hóa sẽ giảm đi, kích thích tiêu dùng nhiều hơn Ngoài ra tiờu thụ ở thị trường nội địa giúp công ty tránh được những rủi ro về tỉ giá, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu Bởi vậy trong giai đoạn này, thị trường nội địa là chỗ dựa vững chắc của công ty khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
Thị trường xuất khẩu của công ty gồm có Mỹ và Nhật Bản Đây là hai thị trường khá khó tính vì yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cao song công ty đó luụn đáp ứng được điều đó Vì có uy tín trong các giao dịch với bạn hàng nước ngoài, nên công ty đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài với các thị trường này Trong giai đoạn này, sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty giảm là diễn biến khó khăn của tình hình kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nhu cầu về thủy sản của các thị trường này Nhưng cũng do mặt hàng thủy sản thuộc nhúm cỏc sản phẩm thiết yếu nên tuy sản lượng có giảm nhưng mức giảm không nhiều.
Hạn chế
Trong giai đoạn 2007 – 2011, công ty vẫn còn hạn chế như mạng lưới phân phối chưa phát triển, thói quen mua hàng tươi sống tại chợ lẻ, tâm lý thích dùng hàng nhập khẩu, chi phí marketing, quảng cáo cao Thị trường xuất khẩu đối mặt với hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch gắt gao, tiêu chuẩn an toàn cao, phương thức vận chuyển khó khăn, thanh toán chậm, rủi ro biến động tỷ giá.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA CÔNG TY 56 1.Phương hướng và mục tiêu của công ty trong giai đoạn 2011 – 2015 56 1.1.Phương hướng
Mục tiêu của công ty
Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững.
Công ty đề ra mục tiêu ngắn hạn trong năm 2012 bao gồm :
-Tổng doanh thu : 200 tỷ đồng
-Sản lượng thủy sản cung cấp cho thị trường nội địa : 550 tấn trong đó có 250 tấn cá ngừ fillet, 200 tấn tôm, 100 tấn mực ống.
-Sản lượng thủy sản cung cấp cho thị trường xuất khẩu : 600 tấn trong đó 300 tấn cá ngừ fillet , 200 tấn tôm, 100 tấn mực ống.
-Thu nhập bình quân : 3.500.000 VNĐ/người/thỏng.
-Kế hoạch nghiên cứu mở rộng phạm vi thị trường xuất khẩu ở Mỹ và Nhật
2.Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản của công ty
Xuất phát từ những khó khăn, tồn tại trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thủy sản của công ty trong thời gian qua cũng như mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn từ nay đến 2015, cần thực hiện một số giải pháp sau :
2.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản
Sản phẩm thực phẩm liên quan trực tiếp đến nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe con người, do đó người tiêu dùng luôn đặt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp cần chú trọng:
-Đảm bảo đúng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và quốc tế Đảm bảo đỳng cỏc tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và quốc tế ví dụ như tiêu chuẩn HACCP là một tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm an toàn, tiêu chuẩn Global GAP là một tiêu chuẩn áp dụng ở châu Âu được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản), các luật về vệ sinh an toàn thực phẩm như ở Việt Nam có Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL – UBTVQH 11, Thông tư liên tịch 24/2005 của Bộ Thủy Sản và Bộ Y tế
-Đảm bảo yêu cầu về qui cách, kiểu dáng mẫu mã sản phẩm Trước khi mua sản phẩm đầu vào công ty cần kiểm tra kỹ lưỡng về kiểu dáng, qui cách , mẫu mã của sản phẩm bởi không những thị trường xuất khẩu mà thị trường nội địa cũng có yêu cầu cao về những điểm này Người tiêu dùng cũng như các cơ quan quản lý sẽ yên tâm hơn khi nhập các hàng hóa có mẫu mã, uy tín, chất lượng của các nhà sản xuất có thương hiệu Hơn nữa, vấn đề về xuất xứ của sản phẩm cũng được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, bởi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng trong những năm qua Vì vậy xuất xứ sản phẩm phải được ghi đầy đủ và chi tiết trên từng lô sản phẩm để các cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng có thể kiểm tra dễ dàng.
-Đảm bảo bảo quản sản phẩm thủy sản để cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng Mặt hàng sản phẩm thủy sản là mặt hàng mang tính đặc thù của nông nghiệp, nếu chúng không được bảo quản trong những điều kiện nhất định thì sẽ rất dễ bị hỏng và không tiếp tục sử dụng được nữa Chính vì vậy mà mặt hàng này có yêu cầu rất cao về việc bảo quản.
Hoàn thiện thị trường sản phẩm đầu vào của công ty
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, không trực tiếp sản xuất các sản phẩm thủy sản mà nhập các sản phẩm này cung cấp cho thị trường đầu ra, bởi vậy việc quan tâm đến thị trường sản phẩm đầu vào là việc làm rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của công ty
Giải pháp hoàn thiện thị trường sản phẩm đầu vào hướng tới các vấn đề sau :
-Thứ nhất : Tỡm kiếm đối tác cung ứng các sản phẩm thủy sản cho công ty.
Việc tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp là một điều rất cần thiết đối với hoạt động của công ty Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đáp ứng các đơn hàng, doanh số, lợi nhuận của công ty Công ty cần lựa chọn những nhà cung cấp đảm bảo về chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm phải ưa nhìn, giá cả hợp lý, vận chuyển và bảo quản linh hoạt, nhà cung cấp có uy tín trên thị trường…
Để đảm bảo nguồn cung thủy sản chất lượng và số lượng, công ty cần lựa chọn nhà cung cấp là nhà sản xuất sản phẩm thủy sản, có diện tích nuôi trồng lớn để trực tiếp đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào Bối cảnh khan hiếm nguyên liệu trong những năm qua đã khiến nhiều công ty thương mại, dịch vụ bị bồi thường do không đáp ứng đủ số lượng đơn hàng Việc hợp tác với nhà sản xuất không chỉ đảm bảo nguồn cung mà còn giảm độ trễ trong quá trình sản xuất, đánh bắt và chế biến.
-Thứ ba : Phương thức vận chuyển và bảo quản Mặt hàng của công ty là các loại thực phẩm, vì vậy phải được bảo quản đúng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm Đồng thời, công ty cần lựa chọn phương thức vận chuyển vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí Việc lựa chọn phương thức vận chuyển sẽ giúp cho công ty có được sự chủ động về thời gian giao nhận hàng Đối với những bạn hàng ở xa thì việc đảm bảo thời gian giao nhận hàng là một yêu cầu, qua đó nâng cao được uy tín của công ty.
- Thứ tư: Duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp là yếu tố quan trọng để đảm bảo nguồn cung cho hoạt động sản xuất kinh doanh Các nhà cung cấp sẽ tin tưởng và mong muốn hợp tác với công ty nếu công ty thực hiện đúng các nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, không chiếm dụng vốn của họ Ngoài ra, công ty cũng cần có những chế độ chăm sóc phù hợp đối với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng ổn định, góp phần vào thành công chung của doanh nghiệp.
Hoàn thiện thị trường sản phẩm thủy sản đầu ra của công ty
Công ty mua sản phẩm thủy sản đầu vào nhưng không phải là để tiêu dùng mà là để bán ra cho những khách hàng của công ty Quá trình này diễn ra liên tục, chỉ một bộ phận không hoạt động sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của các bộ phận khỏc.
Vỡ vậy để hoàn thiện thị trường sản phẩm đầu ra cần chú ý đến những biện pháp sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng Nghiên cứu thị hiếu, thu nhập, sở thích về sản phẩm, địa điểm mua sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp, tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm.
-Thứ hai : Chính sách giá bán hợp lý Mức giá mà công ty đưa ra có ảnh hưởng lớn đến doanh số tiêu thụ của công ty Người tiêu dùng nhận thức được lợi ích của việc tiêu dùng sản phẩm thủy sản, tuy nhiên quyết định có mua sản phẩm đó hay không lại phụ thuộc ít nhiều vào thu nhập của họ Mức giá hợp lý đảm bảo cho công ty hoạt động vẫn có lợi nhuận đồng thời người tiêu dùng hài lòng về mức giá đó
Mức giá bán sản phẩm = Giá mua sản phẩm + Các chi phí lưu thông, markneting, bảo quản … + Lợi nhuận của công ty
Mức giá bán sản phẩm phụ thuộc vào ba yếu tố trên trong đó hai yếu tố đầu tiên là những chi phí khó có thể thay đổi, mức giá của công ty phụ thuộc vào phần lợi nhuận mà công ty kỳ vọng sẽ thu được Công ty cần đặt mức giá vừa đảm bảo lợi nhuận vừa giữ đươc khách hàng của mình Mức giá cần được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển.
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò đưa sản phẩm thủy sản đến tay người tiêu dùng, tạo cơ hội bán hàng hiệu quả Mở rộng hệ thống đại lý trên các thị trường tiêu thụ giúp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối Ngoài ra, công ty cần quan tâm đến thị trường nội địa, nơi người tiêu dùng thường mua hàng ở chợ, bằng cách mở các đại lý gần các khu chợ để đáp ứng nhu cầu này.
+Chính sách khuyến mãi, chiết khấu đối với các đại lý Đây là một trong những biện pháp khuyến khích các đại lý này nhập nguồn hàng của công ty Chính sách khuyến mãi thường được áp dụng với những đơn đặt hàng lớn, các dịp đặc biệt
… để tăng cường mối quan hệ giữa công ty và đại lý, qua đó thúc đẩy tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm.
+Xây dựng đội ngũ vận chuyển hàng hóa nhanh nhẹn, nhiệt tình, chu đáo, tạo sự hài lòng cho các đại lý Điều này cũng giúp cho khách hàng của công ty có thiện cảm với công ty, đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sự hợp tác lâu dài với công ty.
+Công ty cần có những biện pháp quản lý hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, tránh hoạt động tự phát, không theo tổ chức Trên từng thị trường, ở mỗi kênh đều cần có người kiểm soát hoạt động của kờnh đú, người đó sẽ chịu trách nhiệm với công ty về hoạt động ở kênh của mình
-Thứ tư : Tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu thủy sản của công ty Việc tìm hiểu kỹ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nước nhập khẩu cũng hết sức quan trọng Cụ thể, muốn đưa hàng vào HànQuốc và Nhật Bản các doanh nghiệp nên chú ý đến quy cách chất lượng thủy sản, muốn xuất hàng qua EU lại cần chú ý tới tiêu chuẩn vi sinh…Hiểu rõ các quy định của thị trường nhập khẩu sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc cung ứng nguồn hàng, đồng thời tiết kiệm chị phí vận chuyển, lưu kho, tiền bồi thường khi xảy ra những sai sót về hàng hóa Một lưu ý quan trọng nữa đối với các doanh nghiệp là cần xây dựng quan hệ bạn hàng chiến lược và lâu dài Các bạn hàng ở thị trường mục tiêu sẽ là nhân tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và vượt qua được rào cản kỹ thuật của các thị trường này.
Trang bị đầy đủ trang thiết bị máy móc, kho bảo quản
-Về kho bảo quản : Mặt hàng của công ty yêu cầu cao về kho bảo quản, bởi nếu bảo quản không đúng cỏch thỡ sản phẩm sẽ hỏng, hoặc giảm giá trị gây thiệt hại cho công ty Công ty cần xây dựng và thường xuyên bảo dưỡng lại kho đông lạnh để bảo quản sản phẩm tốt hơn
-Về phương tiện vận chuyển : Tính toán số lượng các loại xe vận chuyển hàng hóa là một trong những yếu tố tạo thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty Công ty cần tính toán sô lượng thủy sản cung cấp cho khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể để có kế hoạch mua sắm phương tiện vận chuyển cần thiết Ngoài ra công ty còn thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản, bởi vậy mà việc lựa chọn phương thức vận tải bằng đường biển hoặc đường bộ là rất quan trọng, bởi giảm bớt chi phí vận chuyển sẽ giúp giảm bớt giá bán, nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty với các công ty khỏc cựng cung cấp mặt hàng đó.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty
Đội ngũ nhân viên giỏi, nhiệt tình với công việc chính là sức mạnh lớn lao của công ty Đây là những tài sản vô hình đang ngày một tạo ra những giá trị mới cho hoạt động của công ty Bởi vậy công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trờn cỏc phương diện về chuyên môn cũng như về đạo đức nghề nghiệp cũng như hoạt động tìm kiếm những ứng viên phù hợp cho hoạt động của công ty trong giai đoạn tiếp theo. Để có nguồn nhân lực có chất lượng cao, công ty chú trọng trong khâu tuyển dụng nhân viên, lựa chọn các ứng cử viên có trình độ Đại học, tốt nghiệp loại khá, giỏi Công ty nhận thấy những sinh viên mới ra trường tuy nghiệp vụ của họ chưa cao, nhưng họ rất năng động, nhiệt tình, sẵn sang đưa những cái mới để thúc đẩy phát triển hoạt động của công ty.
Hơn nữa trong quá trình làm việc, các nhân viên thường xuyên được công ty cho đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn để có thể đáp ứng nhu cầu công việc ở mức tốt nhất Quá trình học tập và bồi dưỡng nghiệp vụ là một trong những yêu cầu cần thiết trong thời buổi kinh tế thị trường lấy cạnh tranh là động lực phát triển Trong quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ, các nhân viên không những được bổ sung nghiệp vụ mà cũn cú những hiểu biết hơn về cạnh tranh, để từ đó họ có động lực đóng góp hết khả năng của mỡnh vỡ sự tồn tại và phát triển của công ty.
Công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các thành viên vừa để ban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty hiểu thêm về nhau, đồng thời đây cũng là cơ hội để các cá nhân chia sẻ và đưa ra những phương hướng giải pháp để công ty hoạt động tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo Đây là một biện pháp rất hay để tận dụng tối ưu nguồn nhân lực, bởi con người là ngoài nhu cầu tối thiểu thì nhu cầu về đời sống tinh thần cũng rất cao Một khi có tư tưởng thoải mái, làm việc không bị ức chế thì năng suất và hiệu quả công việc sẽ đạt mức độ cao nhất.
Xây dựng văn hóa đặc trưng của công ty
Văn hóa doanh nghiệp là cụm từ mới xuất hiện trong những năm gần đây. Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích Văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra sự chuyên nghiệp, một nét dấu ấn riêng cho công ty.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế, văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò là tài sản vô hình và là công cụ cạnh tranh hiệu quả Việc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tạo dựng lòng tin với đối tác, khách hàng hiện tại và mở rộng niềm tin từ khách hàng mới Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần thiết lập các tiêu chuẩn văn hóa rõ ràng, bao gồm những yêu cầu như đúng giờ, tôn trọng đồng nghiệp, nhiệt tình làm việc và tham gia các hoạt động giao lưu Tuy nhiên, khi các tiêu chuẩn này không còn phù hợp hoặc hiệu quả, sáng tạo là yếu tố cần thiết để điều chỉnh và cải tiến văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa công ty không những thể hiện ở trong nội bộ công ty mà còn thể thiện với các công ty khác Trong thời buổi kinh tế toàn cầu hóa, các công ty thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau.Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho công ty học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các công ty khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của mình.
Có thể nói, Văn hoá doanh nghiệp là nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo Cách làm này của các doanh nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực hiện được phương thức kinh doanh "lấy con người làm trung tâm", mà còn làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên phồn vinh,tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiờp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Xây dựng thương hiệu, hình ảnh của công ty với khách hàng và các công ty khác
Thương hiệu của một công ty không phải là tài sản hữu hình, nhưng đây được coi là tài sản vô hình có giá trị mà bất kỳ công ty nào cũng cố gắng để phát triển nó. Một thương hiệu là toàn bộ những trải nghiệm khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, qua những thông điệp bạn gửi ra thế giới Đó là đặc trưng ẩn sâu trong tất cả các yếu tố của doanh nghiệp giúp bạn vượt trội so với đối thủ cạnh tranh
Cho đến nay, hệ thống nhận dạng thương hiệu đã giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của thương hiệu Nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp, dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một phần của văn hóa công ty Việc xây dựng thương hiệu hiệu quả sẽ khiến cho người tiêu dùng nhận biết và sẽ nghĩ ngay đến công ty khi có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ; thuận lợi cho việc bán hàng và gia tăng doanh số ; gia tăng giá trị của doanh nghiệp vỡ đõy được coi như một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp ; tạo niềm tự hào cho nhân viên khi làm việc trong một doanh nghiệp có thương hiệu lớn; tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường ; góp phần quảng bá thương hiệu và tồn tại lâu hơn ; thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp. Để xây dựng một thương hiệu có giá trị trong lòng người tiêu dùng, công ty cần chú ý những vấn đề sau :
-Công ty tạo được mối quan hệ tốt đẹp ,tạo ra được ấn tượng trong lòng các bạn hàng Đối với những bạn hàng cung cấp nguồn sản phẩm thủy sản đầu vào cho công ty, công ty cần phải trả tiền hàng đúng hạn, từ đó tạo được sự tin tưởng đối với nhà cung cấp Đối với khách hàng mua sản phẩm của công ty, công ty cần cung cấp sản phẩm đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ngoài ra cần có dịch vụ chăm sóc, ưu đãi, khuyến mãi khác.
-Thuê những nhân viên hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Có một câu ngạn ngữ như thế này: "Không tồn tại cái ‘Tụi' cá nhân trong công ty" Công ty cần thuê những nhân viên trân trọng những giá trị của bản thân công ty và thương hiệu của công ty và họ sẽ trở thành những đại sứ của công ty Chọn nhân viên phù hợp giúp tạo nên sự hưng phấn trong quá trình hoàn thành những mục tiêu trước mắt, và cuối cùng, là biến tầm nhìn thương hiệu của công ty thành hiện thực Khi đã có được đội ngũ nhân viên hiểu được giá trị của thương hiệu, công ty cần phải có những biện pháp để huy động trí tuệ của các thành viên vào quá trình xây dựng thương hiệu.
-Thường xuyên đánh giá quá trình xây dựng thương hiệu của công ty Công việc này nhằm mục đich nhận ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình xây dựng thương hiệu để còn khắc phục.
Hoàn thiện các chính sách của Chính phủ 66 KẾT LUẬN 68
Hoạt động doanh nghiệp phụ thuộc vào môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật và chịu tác động của các chính sách do Chính phủ ban hành Những chính sách mới về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
-Thứ nhất : Ổn định tỷ giá Đây là một vấn đề vĩ mô, cần có sự can thiệp của
Chính phủ Chính phủ cần có những biện pháp ổn định tỷ giá để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm rủi ro do sự biến động tỷ giá tạo ra Chính phủ cần có kế hoạch tăng trưởng GDP với một mức lạm phát phù hợp, thông qua việc cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế
Ngoài ra việc cải thiện lòng tin của người dân, nhà đầu tư và thị trường, đó là yếu tố rất quan trọng Tỷ giá hình thành từ cung cầu, nên có giá trị thực và những dao động lên xuống quanh giá trị thực, và dao động này được hình thành từ lòng tin và niềm tin
- Thứ hai : Hoàn thiện hệ thống thuế Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam Các loại thuế liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng Trong từng giai đoạn, Chính phủ cần áp dụng thuế suất phù hợp với từng loại thuế để thúc đẩy, tạo động lực cho các doanh nghiệp hoạt động.
-Thứ ba :Tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem về nguồn thu ngoại tệ cho quốc giá, hơn nữa trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế, Chính phủ cần có biện pháp tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu thủy sản.
Tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2011, Nghị quyết Chính phủ về mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2012 và chiến lược xuất nhập khẩu 2011-2020 sắp ban hành Đồng thời, đẩy mạnh đổi mới, cải tiến các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là các chương trình thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012.
2012 nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu để phát triển thờm cỏc mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng.
+Hơn nữa Chính phủ cần có những biện pháp bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu Bởi vậy không được Nhà nước đứng ra bảo vệ, họ sẽ gặp nhiều rủi ro trong hoạt động buôn bán quốc tế như các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, các vụ kiện chống bán phá giá, sự chậm trễ trong thanh toán tiền hàng …
Ngành thủy sản là một ngành có vị trí to lớn trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với những nước có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản như nước ta Ngành thủy sản Việt Nam đóng góp nhiều mặt cho sự phát triển chung của toàn ngành nông lâm ngư và nền kinh tế: cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng, nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp khác, tạo nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Là một đất nước có tiềm năng thủy sản dồi dào, vì vậy mà việc thúc đẩy tiêu thụ thủy sản lại càng cần được chú trọng Do đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp, sản phẩm có tính mùa vụ và hay bị mất giá, nên cần đề xuất những giải pháp giúp những công ty kinh doanh sản phẩm thủy sản thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trờn cỏc thị trường tiềm năng của mình Trong đó có thể kể đến một số các giải pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện thị trường sản phẩm thủy sản đầu vào, hoàn thiện thị trường sản phẩm thủy sản đầu ra, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hoàn thiện các chính sách của chính phủ. Trong thời gian ngắn, phạm vi khảo sát chỉ dừng tại công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại nên bài chuyên đề chưa đủ điều kiện để phát hiện những vấn đề mới cho lý luận cũng như chưa khái quát được toàn diện mọi mặt của hoạt động thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của cả nước mà chỉ xin trình bày một số giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản của công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại.
Hy vọng rằng từ lý luận và tổng kết thực tiễn với những kết quả đã đạt được theo đúng mục tiêu đề ra, chuyên đề sẽ là một trong những tài liệu tham khảo đối với công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại trong việc đề ra các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản cho công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại trong các giai đoạn tiếp theo để công ty phát triển hoạt động kinh doanh hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn đến Thạc sĩ Hoàng Mạnh Hựng cùng các giảng viên Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Ban giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty TNHH Tư vấn, Dịch vụ và Thương mại Đất Giày đã tạo điều kiện hỗ trợ để hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng song do thời gian ngắn cũng như trình độ bản thân còn hạn chế, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn /
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ pháp chế - Dự án Luật Thủy sản, Luật Thủy Sản năm 2003.
2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ pháp chế - Dự án Luật Thủy sản, Các văn bản về quản lý chất lượng thủy sản.
3.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ pháp chế - Dự án Luật Thủy sản, Các tiêu chuẩn của ngành thủy sản 1,2.
4.Khoa Bất động sản – Kinh tế tài nguyên, Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp.
5.Khoa Bất động sản – Kinh tế tài nguyên, Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp.
6.Khoa Bất động sản – Kinh tế tài nguyên, Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Kinh tế thủy sản.
7.Khoa Kinh tế thương mại – dịch vụ, Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Kinh tế thương mại dịch vụ.
8.Công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại, Báo cáo tài chính giai đoạn
9.Công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại, Báo cáo sản lượng tiêu thụ thủy sản giai đoạn 2007 – 2011.
10.Công ty TNHH tư vấn, dịch vụ và thương mại, Kế hoạch phát triển giai đoạn 2011 – 2015.
11.Website Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn www.agroviet.gov.vn 12.Website Tổng cục Thủy sản www.fistenet.gov.vn
13.Website Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn