Khái niệm, đặc điểm NHTM
Khái niệm
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước Có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM. Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức kỳ thác hay hình thức khỏc cỏc số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998: NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: NHTM là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng nhìn chung lại có thể hiểu tổng quát: Ngõn hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhõn hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động tiền gửi dưới các hình thức khác nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động này và vốn chủ sở hữu của ngõn hàng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiết khấu đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ khác cho các chủ thể trong nền kinh tế.
Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Hoạt động huy động vốn
* Vốn pháp định (vốn chủ sở hữu, vốn tự có):
Là số vốn đầu tư ban đầu khi thành lập Ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định, ít nhất phải bằng mức vốn pháp định do Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) công bố vào đầu mỗi năm tài chính Nguồn vốn này là điểm xuất phát để tổ chức hoạt động của Ngân hàng, là yếu tố quan trọng bảo đảm các khoản nợ Vốn pháp định thành lập
NHTM Nhà nước là 3000 tỷ đồng, các loại hình NHTM khác là 1000 tỷ đồng, cho đến năm 2010 là 3000 tỷ đồng Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tùy thuộc vào loại hình sở hữu, năng lực tài chính của Ngân hàng Nếu là NHTM thuộc sở hữu Nhà nước thì nguồn vốn hình thành ban đầu là do Ngân sách Nhà nước cấp 100%, nếu là NHTM Cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua hình thức phát hành và mua cổ phần và cổ phiếu Nếu Ngân hàng liên doanh thì vốn pháp định là vốn đóng góp cổ phần của liên doanh.
Nguồn vốn này còn phụ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của Ngân hàng Vốn tự có càng lớn, sức chịu đựng của Ngân hàng càng lớn khi tình hình thị trường có biến động bất ngờ Tuy nhiên vốn điều lệ không phải càng lớn càng tốt vì nếu như vậy mức lợi nhuận chia cho các cổ đông sẽ càng thấp.
Không được dùng vốn điều lệ để chia lợi tức, lập quỹ phúc lợi khen thưởng mà chỉ được dùng để mua sắm bất động sản, trang thiết bị, dự trữ, kí quỹ tại NHTƯ hoặc đầu tư vào một thương vụ nào đó.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng gia tăng vốn của của chủ theo nhiều phương thức như: Nguồn từ lợi nhuận, nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, gúp thờm, cấp thờm… để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hay đáp ứng yêu cầu gia tăng thêm vốn chủ của Ngân hàng do NHTƯ yêu cầu.
* Vốn đi vay của NHTM.
-Vay Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NHTƯ: Đây là khoản vay cấp bách trong chi trả của NHTM Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (tái cấp vốn) và thế chấp có ứng trước có bảo đảm hoặc không bảo đảm Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu hoặc tái chiết khấu trở thành tài sản của họ Khi họ cần tiền các NHTM mang thương phiếu này đến tái chiết khấu tại NHNN Nghiệp vụ vay làm cho thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ (tiền mặt hay tiền gửi tại NHNN) tăng lên Rõ ràng tiền đã đi vào lưu thông bằng con đường các NHTM chuyển đổi hối phiếu và trái phiếu lên NHTƯ và bị chiết khấu phần lãi phải trả cho khoản nợ vay. Trong trường hợp chưa có thương phiếu, NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo mức tín dụng nhất định NHTƯ điều chỉnh lượng vay tiền của các NHTM thông qua điều chỉnh lãi suất chiết khấu (tùy vào chính sách nới lỏng cung ứng hoặc thắt chặt cung ứng tiền tệ).
- Vay các NHTM khác hoặc dự trữ của NHTƯ: Các NHTM phải ký gửi các khoản tiền mặt nhất định tại kho của NHTƯ (khoản tiền không sinh lời, còn được gọi là dự trữ bắt buộc) Thụng thường các khoản vay này là các khoản nợ ngắn, dưới 1 tuần.
Các NHTM còn có thể huy động vốn tiếp nhận vốn mà NHTM nhận ủy thác từ các tổ chức trong hoặc ngoài nước, từ Ngân sách Nhà nước để cho vay trung, dài hạn thuộc kế hoạch xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước.
- Vay trên thị trường tiền tệ: Giống như các doanh nghiệp khỏc, cỏc Ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu… trên thị trường vốn.
- Vay từ công ty mẹ: Thay vì phát hành trái phiếu hoặc giấy nợ thỡ cỏc công ty mẹ của Ngân hàng sẽ thay thế làm việc đó dưới hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu công ty Ngân hàng sẽ không phải chịu ràng buộc về dự trữ, lãi suất và thủ tục. Tức là ở đây công ty mẹ vay của thị trường rồi Ngân hàng sẽ vay của công ty mẹ.
Ký thác là tiền gửi của Ngân hàng nhận của khách hàng bất luận dù phải trả lãi hay không với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động kinh doanh của mình và bổn phận làm nghĩa vụ ngân quỹ cho người ký gửi, đặc biệt phải có trách nhiệm hoàn vốn theo quy định.
Tiền gửi khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi ngày càng có chất lượng cao, các NHTM đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động vốn khác nhau.
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền doanh nghiệp hay cá nhân gửi vào Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán, tức là người gửi rút ra bất cứ lúc nào họ muốn, lãi suất của khoản tiền này rất thấp.
- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định Khi cần chi tiêu, người gửi phải đến Ngân hàng để rút tiền ra Tiền gửi có kỳ hạn phụ thuộc vào lãi suất của NHTM.
- Tiền gửi của các Ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM này có thể gửi tiền tại NHTM khác.
Hoạt động cho vay
- Dựa vào mục đích sử dụng vốn vay: các đổi tượng của tín dụng được phân chia làm 5 loại: thương mại & công nghiệp, bất động sản, tiêu dùng, liên ngân hàng, các mục đích khác.
- Dựa vào thế chấp: có thể chia làm 2 loại cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm Yêu cầu chung của tài sản thế chấp là phải bán được, nhằm tạo điều kiện cho người cho vay giảm bớt rủi ro trong trường hợp người đi vay mất khả năng thanh toán.
Ngược lại, cho vay ko bảo đảm chủ yếu dựa vào sự trong sạch và tình hình tài chính của người vay, lợi tức có thể trong tương lai, và tình hình trả nợ trước đây.
-Dựa vào kỳ hạn: có thể chia các khoản vay theo ngắn, trung và dài hạn Ngắn hạn có thể là 1 năm hoặc ít hơn, trung hạn là dưới 5 năm và dài hạn là lớn hơn 5 năm (đối với 1 số nước phát triển thì khoảng thời gian này là 10 năm) Tuy nhiên sự phân chia về thời gian cũng chỉ mang tính chất tương đối, do bị ảnh hưởng bởi tính chất các khoản vay.
- Cho vay ngắn hạn chủ yếu có những hình thức sau: Cho vay bổ sung vốn lưu động thiếu, bảo lãnh, Cho vay chiết khấu chứng từ cú giỏ…
- Cho vay trung và dài hạn:
Nếu như tín dụng ngắn hạn được cho vay chủ yếu để bổ sung vào nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp, thì tín dụng trung và dài hạn lại nhằm đầu tư vào các dự án có thời gian tương đối dài như mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, xây dựng sửa chữa nhà xưởng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Với mục đích cho vay như trên, nên đối tượng cho vay của tín dụng trung và dài hạn là các chi phí cấu thành trong tổng mức đầu tư của dự án không phân biệt thành phần kinh tế, là tổ chức, cá nhân hay là doanh nghiệp, bao gồm: giá trị vật tư,mỏy múc thiết bị, công nghệ chuyển giao, chi phí nhân công, giá thuế và chuyển nhượng đất đai, giá thuê mua các tài sản, chi phí mua bảo hiểm và các chi phí khác. Để được vay vốn, đơn vị xin vay phải gửi đến ngân hàng đơn xin vay, luận chứng kinh tế, kỹ thuật và dự toán đã được thẩm định và cấp trên phê duyệt và các báo cáo tài chính của mình trong một vài năm trước Ngoài ra, đơn vị xin vay phải gửi đến Ngân hàng bản tính toán hiệu quả của dự án, lợi nhuận mà dự án mang lại qua các năm, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của dự án như NPV, IRR Bờn cạnh đó có tính toán đầy đủ các số tiền xin vay, các nguồn trả nợ và lệnh trả nợ Ngân hàng cho vay sẽ xem xét kỹ các tài liệu nhằm đánh giá đầy đủ khả năng của đơn vị vay vốn trước khi quyết định cho vay, tình hình tài chính và nghĩa vụ của họ với nhà nước và các tổ chức tài chính như thế nào.
Khi ngân hàng quyết định cho các doanh nghiệp vay trung và dài hạn, ngân hàng cần phải nắm chắc hiệu quả của phương án, dự án, chương trình sản xuất của bên vay vốn.
Một trong các điều kiện để cho các Ngân hàng Thương mại cho vay là thế chấp. Đó cũng là đảm bảo tín dụng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có thể chia làm hai loại: đảm bảo bằng TSĐB và bảo lãnh.
* Dựa theo phương pháp hoàn trả: các khoản cho vay của NH có thể được hoàn trả 1 lần (yêu cầu hoàn trả toàn bộ vào thời gian đáo hạn cuối cùng) hoặc trả góp (theo nguyên tắc trả dần trong suốt kỳ hạn thực hiện hợp đồng), được quy định rõ trong hợp đồng tín dụng.
* Các quy định về cho vay – chính sách tín dụng:
Việc NH cho vay được thực hiện theo các quy định chặt chẽ, xuất phát từ lí do chính là sự an toàn của các NH, và xa hơn là sự vận hành của cả nền kinh tế Chớnh vỡ việc cho vay của NHTM có ảnh hưởng rất lớn, NHTƯ có đề ra 1 số quy định trong việc giới hạn rủi ro của hoạt động cho vay cũng như đề ra việc giám sát thường xuyên với các hoạt động NHTM.
Về cá nhân các NHTM, tuy mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận, nhưng chính sách tín dụng vẫn được quan tâm xây dựng đặc biệt,nhằm giảm thiểu ruit ro có thể xảy ra, và được xem xét với nhiều yếu tố, hầu hết trong số đó giống nhau quyết định đến quy mô và thành phần của khoản đầu tư của NH, có thể kể ra : tình hình vốn, khả năng sinh lời, tính ổn định của các khoản kớ thỏc, cỏc điều kiện kinh tế, khả năng của đội ngũ nhân viên NH…
Tuy nhiên hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng của người dân Tính trung bình mức dư nợ vay tiêu dùng theo đầu người chỉ đạt khoảng 921.000 đồng/người- một con số thấp hơn nhiều so với tiềm năng thị trường của đất nước có 6.5 triệu dân và có mức tăng trưởng kinh tế khá cao như VN Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng các NH đồng loạt giảm lãi suất cho vay, nhưng không đồng nghĩa với việc nới lỏng các nghiệp vụ tín dụng để phát sinh nợ xấu mà không tạo ra động lực phát triển mới.Cỏc NH chỉ cho các doanh nghiệp có dự án tốt khả thi chứ không thể có chuyện mệnh lệnh hành chính mà cho vay Theo số liệu từ 34 NH gửi về NHTW, trong số hồ sơ gửi về NHTM đã được chấp nhận cho vay là 90% còn 10% là bị từ chối Nó tạo ra một thực tế khiến nhiều NH thừa vốn nhưng không thể cho vay trong khi doanh nghiệp có nhu cầu lại không vay được.
Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán
Ngân hàng đã tìm cách để sử dụng nguồn vốn của mình (thông thường lả khoảng một phần ba) cho các hoạt động đầu tư sinh lời như chứng khoán, bao gồm các loại chứng khoán do chính phủ và chứng khoán do các công ty phát hành, chứng khoán trong thị trường vốn (>1 năm), chứng khoán trong thị trường tiền tệ (