1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc

88 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 886 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (4)
    • 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại (4)
      • 1.1.1. Các quan niệm về ngân hàng thương mại (4)
      • 1.1.2. Các chức năng của ngân hàng thương mại (4)
        • 1.1.2.1. Trung gian tài chính (4)
        • 1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán (5)
        • 1.1.2.3. Trung gian thanh toán (6)
    • 1.2. Dự án đầu tư (6)
      • 1.2.1. Định nghĩa (6)
      • 1.2.2. Phân loại dự án đầu tư (7)
      • 1.2.3. Chu trình dự án đầu tư (8)
      • 1.2.4. Vai trò của dự án đầu tư (9)
    • 1.3. Thẩm định dự án đầu tư (10)
      • 1.3.1. Định nghĩa (10)
      • 1.3.2. Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư (11)
      • 1.3.3. Quan điểm thẩm định dự án đầu tư (11)
      • 1.3.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư (11)
        • 1.3.4.1. Cơ sở pháp lý về thẩm định dự án đầu tư (11)
        • 1.3.4.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư (11)
    • 1.4. Thẩm định tài chính dự án đầu tư (14)
      • 1.4.1. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư (14)
      • 1.4.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư (15)
        • 1.4.2.1. Xác định tổng dự toán đầu tư và nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ (15)
        • 1.4.2.2. Xác định chi phí và lợi ích của dự án, xác định dòng tiền của dự án (16)
        • 1.4.2.3. Dự tính lãi suất chiết khấu (18)
        • 1.4.2.4. Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án (19)
        • 1.4.2.5. Đánh giá rủi ro của dự án (0)
        • 1.4.2.6. Thẩm định kế hoạch trả nợ của dự án (24)
    • 1.5. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại (27)
      • 1.5.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư (27)
        • 1.5.2.1. Nhân tố chủ quan (28)
        • 1.5.2.2. Nhân tố khách quan (30)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH LÁNG HÒA LẠC (32)
    • 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc (32)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc (32)
      • 2.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa lạc (33)
      • 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc (34)
    • 2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc (39)
      • 2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc (39)
        • 2.1.1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư (0)
        • 2.1.1.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư (0)
      • 2.2.2. Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc (41)
    • 2.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc (43)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được và các yếu tố tạo nên thành công (43)
        • 2.3.1.1. Những kết quả đạt được (43)
        • 2.3.1.2. Các yếu tố tạo nên thành công (45)
      • 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân (46)
        • 2.3.2.1. Những mặt hạn chế (46)
        • 2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế (47)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH LÁNG HÒA LẠC (49)
    • 3.1. Phương hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần- Chi nhánh Láng Hòa Lạc (49)
      • 3.3.4. Phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh (0)
    • 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc (51)
      • 3.2.1. Bố trớ cỏn bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu 51 1. Chi nhánh cần tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao (51)
        • 3.2.1.2. Chi nhánh cần phải đào tạo cán bộ (52)
      • 3.2.2. Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra (53)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời (53)
        • 3.2.3.1. Chi nhánh nên bao quát đầy đủ thông tin thu thập (53)
        • 3.2.3.2. Tập trung thông tin tạo tính chính xác, đầy đủ (54)
      • 3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng (55)
      • 3.2.5. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ (55)
      • 3.2.6. Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng thương mại khác (56)
    • 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị (57)
      • 3.3.1. Chính phủ, các Bộ, Ngành và các cơ quan liên quan (57)
      • 3.3.2. Ngân hàng Nhà nước (58)
      • 3.3.3. Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (59)
  • KẾT LUẬN.........................................................................................................................61 (61)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................62 (62)
  • PHỤ LỤC:..........................................................................................................................63 (63)

Nội dung

TỔNG QUAN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan về ngân hàng thương mại

Sự ra đời tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại (NHTM) được coi như là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hóa Đồng thời, nó có ý nghĩa như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển và tiến bộ của loài người, được ví như “sự phát minh ra lửa” hay “sự phát minh ra bánh xe”…giỳp xã hội bước sang một nền văn minh mới.

1.1.1.Các quan niệm về ngân hàng thương mại:

 Theo luật các tổ chức tín dụng (công bố ngày 26/12/1997) và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành ngày 01/10/2004): Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

 Định nghĩa chung trên phương diện những loại dịch vụ mà ngân hàng cung cấp: Ngân hàng là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nển kinh tế.

1.1.2.Các chức năng của ngân hàng thương mại:

 Trong nền kinh tế hàng hóa, tại những thời điểm nhất định luôn tồn tại một mâu thuẫn là: có người thiếu vốn và có những người thừa vốn; những người có cơ hội đầu tư sinh lời nhưng không có tiền và những người có tiền nhưng không có cơ hội đầu tư sinh lời hoặc khả năng sinh lời thấp hơn Chính vì vậy sẽ có sự chu chuyển vốn giữa hai nhóm người này Trên thực tế, sự dẫn vốn từ tiết kiệm đến đầu tư thông qua hai con đường: tài chính trực tiếp (quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn) và tài chính gián tiếp (tức là thông qua các trung gian tài chính) thường ngân hàng sẽ đứng giữa để điều chuyển vốn để cả hai bên đều thỏa mãn mục đích của mình Tuy nhiên quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian…Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính Khoảng cách giữa hai nhóm đối tượng càng lớn hơn khi nền kinh tế càng phát triển, khi mà cung cầu về sản phẩm cũng như tốc độ chu chuyển hàng hóa, tiền tệ tăng lên mạnh mẽ Các NHTM ra đời đã kết nối được sự khác biệt về không gian và thời gian khắc phục được sự thiếu hụt về thông tin (là những trở ngại ngăn cản gặp gỡ giữa những người tiết kiệm và người đầu tư), đưa đồng vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, đồng thời làm tăng thu nhập cho người tiết

Các trung gian tài chính:

NHTM, Công ty tài chính,

Các thị trường tài chính

Nước ngoài (FDI,FPI, viện trợ, kiều hối)

-Ng ời n ớc ngoài Đi vay (thiếu vốn): Doanh nghiệp Chính phủ

Hộ gia đình Nước ngoài.

Vốn kiệm và giảm được chi phí tín dụng cho người đầu tư do sự môn chuyên hóa Làm như vậy các NHTM đã góp phần nâng cao được năng suất và hiệu quả của toàn nền kinh tế, cải thiện đời sống của mọi người trong xã hội.

 Và NHTM cũng không phải là trung gian tài chính duy nhất Chúng ta có thể thấy vị trí của các NHTM trong thị trường tài chính qua :

Sơ đồ 1.1.Sơ đồ lưu chuyển vốn

Song trong quá trình tồn tại và phát triển của mỡnh, cỏc NHTM đã chứng tỏ được vai trò của một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính bởi bề dày kinh nghiệm cũng như những lợi thế khác trong hoạt động, đặc biệt đối với nền kinh tế chưa phát triển như Việt Nam.

1.1.2.2.Tạo phương tiện thanh toán:

 Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán và sự vận động của vốn là một trong những chức năng quan trọng do cỏc ngõn hàng thương mại thực hiện và nó càng trở nên quan trọng khi được sự tín nhiệm trong việc sử dụng sec và thẻ Nó là những giấy tờ và công cụ mà có thể lưu thông ở nền kinh tế thay cho tiền làm giảm bớt sự lưu thông của tiền mặt, tạo được các phương tiện thanh toán hữu ích thay cho tiền mặt: o Có hai loại sec phổ biến nhất: séc chuyển khoản và séc bảo chi Phổ biến ở các ngân hàng nước ta là séc chuyển khoản áp dụng trong địa bàn tỉnh, thành phố. o Thẻ có ba loại thẻ chính: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước Qua thẻ ngân hàng có thể kiểm soát, biết được MS để biết được vòng quay của một đồng tiền. o Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, L/C: Các phương tiện thanh toán này có tính thuận tiện dễ dàng trong thanh toán kinh doanh thương mại, nhất là hình thức L/C đang rất phổ biến trên toàn thế giới trong các giao dịch kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

 Mỗi ngân hàng khi cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1).

 Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả sẽ tạo nên khoản thu (tức là làm tăng số tiền gửi) của một khách hàng tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng).

 Trong một nền kinh tế phát triển quy mô thanh toán, số lượng các khoản thanh toán và khoảng cách giữa khách hàng với nhau ngày càng tăng nhanh chóng thì ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia Việc thanh toán trực tiếp giữa các khách hàng sẽ không làm thỏa mãn được nền kinh tế nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán giúp việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng sec, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.

 Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau, qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán Với hệ thống công nghệ thanh toán càng phát triển ở cấp độ cao thì việc thanh toán càng dễ dàng và quy mô thì càng mở rộng Tiến tới là các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập để tạo sự tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm cho khách hàng sử dụng giúp phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.

 Ngân hàng làm chức năng trung gian thanh toán tạo độ an toàn, chính xác cao,chuyên nghiệp vì: giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm trộm cắp và tạo sự hiện đại (đẳng cấp và công nghệ).

Dự án đầu tư

Có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư, tùy theo cách tiếp cận dự án theo các mục tiêu khác nhau:

 Nghị định 52/1999/NĐ-CP (ngày 8.7.1999):

“Dự án đầu tư” là một tập hợp những đề xuất liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng hoặc duy trì, cải tạo, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).

“Dự ỏn” là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định.

 Theo Ngân hàng thế giới (World Bank):

Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan đến nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định.

 Theo luật đầu tư (ngày 29.11.2005):

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

 Cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, việc xác định một dự án cũng phải trên một số đặc trưng nhất định: mục tiêu dự án; thời gian; đặc thù; tác động đến môi trường; tính bất định và độ rủi ro của dự án.

1.2.2.Phân loại dự án đầu tư

Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thời hạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Sau đây là một số cách phân loại dự án nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư theo dự án:

 Theo tính chất dự án đầu tư: o Dự án đầu tư mới: Là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm hình thành các công trình mới Thực chất trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình mới, đòi hỏi có bộ máy quản lý mới. o Dự án đầu tư chiều sâu: Là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, dịch vụ; trên cơ sở các công trình đã có sẵn Thực chất trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo mở rộng và nâng cấp các công trình đã có sẵn, với bộ máy quản lý đã hình thành từ trước khi đầu tư. o Dự án đầu tư mở rộng: Là dự án nhằm tăng cường năng lực sản xuất- dịch vụ hiện có nhằm tiết kiệm và tận dụng có hiệu quả công suất thiết kế của năng lực sản xuất đó cú.

 Theo nguồn vốn: o Dự án đầu tư có vốn huy động trong nước: Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân, bao gồm:

- Vốn ngân sách nhà nước,

- Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước,

- Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước,

- Các nguồn vốn khác. o Dự án đầu tư có vốn huy động từ nước ngoài: Vốn ngoài nước là vốn hình thành không bằng nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân, bao gồm:

- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI),

- Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA),

- Vốn đầu tư của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư xây dựng trên đất Việt Nam,

- Vốn vay nước ngoài do Nhà nước bảo lãnh đối với doanh nghiệp.

 Theo ngành đầu tư: o Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. o Dự án đầu tư phát triển công nghiệp: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình công nghiệp. o Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp. o Dự án đầu tư phát triển dịch vụ: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ (thương mại, khách sạn-du lịch, dịch vụ khỏc…)

 Theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư: (xem phụ lục dưới cuối bài) o Nhóm A: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ kế hoạch đầu tư quyết định. o Nhóm B: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ quyết định. o Nhóm C: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Sở kế hoạch và đầu tư quyết định.

1.2.3.Chu trình dự án đầu tư

 Chu kỳ của hoạt động đầu tư:

Là các giai đoạn mà một dự án phải trả bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động.

 Ta có thể minh họa chu kỳ của dự án theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1.2.Sơ đồ minh họa chu kỳ dự án

 Chu kỳ một dự án đầu tư được thực hiện thông qua ba giai đoạn: o Giai đoạn tiền đầu tư (Chuẩn bị đầu tư) o Giai đoạn đầu tư (Thực hiện đầu tư) o Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư (Sản xuất kinh doanh).

 Mỗi giai đoạn có thể chia thành nhiều bước Chúng ta có thể sơ đồ hóa như sau:

Sơ đồ 1.3.Sơ đồ miêu tả chu kỳ của một dự án

Tiền đầu tư Đầu tư Vận hành KQ - ĐT

Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư

Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án

Nghiên cứu khả thi (lập dự án- Luận chứng kinh tế-kỹ thuật) Đánh giá và quyết định (thẩm định dự án) Đàm phán và ký kết các hợp đồng

Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình

Thi công xây lắp công trình

Chạy thử và nghiệm thu sử dụng

Sử dụng chưa hết công suất

Sử dụng công suất ở mức độ cao nhất

Công suất giảm dần và thanh lý

1.2.4.Vai trò của dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư

 Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.

 Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.

1.3.2.Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư

 Giúp chủ đầu tư, các cấp ra quyết định đầu tư và cấp giấy phép đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt lợi ích kinh tế- xã hội mà dự án đầu tư mang lại. o Quản lý quá trình đầu tư dựa vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, quy họach phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ. o Thực thi luật pháp và các chính sách hiện hành. o Lựa chọn phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. o Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. o Thực hiện mục tiờu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. o Bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

1.3.3.Quan điểm thẩm định dự án đầu tư

 Một dự án, qua thẩm định, được chấp nhận và cấp giấy phép đầu tư, phải được xem xét và đánh giá trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phù hợp với mục tiờu phát triển kinh tế quốc gia và đáp ứng các lợi ích kinh tế- xã hội của đất nước.

 Thẩm định dự án đầu tư nhằm thực hiện sự điều tiết của Nhà nước trong đầu tư, bảo đảm sự cân đối giữa lợi ích kinh tế- xã hội của quốc gia và lợi ích của chủ đầu tư.

 Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện theo chế độ thẩm định của Nhà nước đối với các dự án có hoặc không có vốn đầu tư của đất nước, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

1.3.4.Nội dung thẩm định dự án đầu tư

1.3.4.1.Cơ sở pháp lý về thẩm định dự án đầu tư:

 Chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước, địa phương và của các ngành; văn bản pháp luật chung, văn bản pháp luật và quy định có liên quan.

 Các văn bản được thay đổi, bổ sung theo từng thời điểm nhất định tuy theo từng thời kỳ Do đó khi tiến hành thẩm định phải căn cứ vào tính hiệu lực của các văn bản có liên quan để thẩm định.

1.3.4.2.Nội dung thẩm định dự án đầu tư:

Theo văn bản pháp lý hiện hành, nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn của nhà nước phải tuân theo các quy định trong văn bản pháp lý nhà nước, đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, chủ đầu tư quyết định các nội dung cần thẩm định Song nhìn chung các nội dung thẩm định đều gắn chặt với việc xác định tính khả thi của dự án đầu tư và thường bao gồm những nội dung cơ bản sau:

(1) Thẩm định các khía cạnh pháp lý của dự án

 Kiểm tra danh mục hồ sơ dự án.

 Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án: Thẩm quyền phê duyệt, quyền hạn và trách nhiệm của các chức danh trong doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

 Hồ sơ pháp lý gồm các vấn đề sau: o Tên gọi, địa chỉ, fax của doanh nghiệp; o Giấy phép, quyết định thành lập; o Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh; o Các giấy phộp chuyờn nghành (nếu có); o Tài khoản giao dịch tại các tổ chức tín dụng đồng thời là số dư và quan hệ vay trả với các ngân hàng khác nếu có (có thể kiểm tra qua Phòng Thông tin Tín dụng); o Đặc biệt quan trọng là tư cách giám đốc (các vấn đề quan tâm: tuổi tác, trình độ học vấn, sức khoẻ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, và các mối quan hệ xã hội liên quan ). o Kế toán trưởng (tuổi, trình độ, khả năng ứng dụng tin học ). o Các đơn vị trực thuộc và số lao động của toàn doanh nghiệp.

(2) Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án

 Đánh giá về nhu cầu sản phẩm của dự án: nhu cầu hiện tại, nhu cầu trong tương lai, khả năng thay thế bởi các sản phẩm khỏc cú cựng công dụng.

 Đánh giá về cung sản phẩm: năng lực sản xuất và cung cấp hiện tại, tổng cung dự kiến trong tương lai, sự cần thiết phải đầu tư dự án trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.

 Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm: thị trường trong nước hay nước ngoài, những ưu thế nổi trội của sản phẩm dự án (hình thức, chất lượng, giá cả…).

 Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: xem xét mạng lưới phân phối đã có sẵn hay phải xây dựng mới, tính khả thi của phương thức tiêu thụ sản phẩm dự án.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư

1.4.1 Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư

 Các dự án đầu tư có chuỗi ảnh hưởng đến cả một hệ thống làm tác động đến những yếu tố khác của nền kinh tế chính vì vậy phải lựa chọn những dự án tốt và đem lại hiệu quả kinh tế hay lợi ích xã hội Vậy điều tất yếu là phải tồn tại quá trình thẩm định dự án và phải thẩm định tốt, nhất là mặt tài chính nó ảnh hưởng đến toàn bộ ý tưởng, quy mô và quá trình của dự án đó Do đó, thẩm định tài chính dự án đầu tư luôn được coi là công tác không thể thiếu khi doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế làm nên một dự án; ngân hàng, chủ đầu tư chấp nhận cho vay hoặc đầu tư vốn cho dự án đó.

 Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng thẩm định trên nhiều phương diện khác nhau để làm sao có cái nhìn khách quan trước khi quyết định cho vay.NHTM với tư cách là người cho vay, tài trợ cho dự án đầu tư đặc biệt quan tâm đến khía cạnh thẩm định tài chính dự án, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, các khoản cho vay thường chiếm 75% tài sản của ngân hàng và 70% lợi tức ngân hàng sinh ra từ các hoạt động cho vay Thành công của một ngân hàng tùy thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công tín dụng, xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng Trong các hoạt động cho vay của ngân hàng thì cho vay theo dự án được ngân hàng đặc biệt quan tâm vỡ nú đòi hỏi vốn lớn, thời hạn kéo dài và rủi ro cao nhưng lợi nhuận cao Vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn Do đó để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, ngân hàng cần phải coi trọng phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng

 Thông qua việc thẩm định này, ngân hàng có cái nhìn toàn diện về dự án đánh giá về nhu cầu tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ của dự án Với mục tiêu hoạt động là an toàn và sinh lời, do đó ngân hàng chỉ cho vay đối với các dự án có hiệu quả tài chính tức là dự án mang lại lợi nhuận và khả năng trả nợ thì ngân hàng mới có thể thu hồi được gốc và lãi, khoản cho vay mới đảm bảo, ngân hàng mới có được khoản vay có chất lượng Vì thế thẩm định tài chính dự án là khâu không thể thiếu khi mà ngân hàng chấp nhận cho vay dự án đó.

1.4.2.Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư

1.4.2.1 Xác định tổng dự toán đầu tư và nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ

 Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn: o Dưới giác độ của một dự án, vốn đầu tư là tổng số tiền được chi tiêu để hình thành trờn cỏc tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết Những tài sản này sẽ được sử dụng trong việc tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập suốt vòng đời hữu ích của dự án Thẩm định vốn đầu tư là việc phân tích và xác định nhu cầu vốn đầu tư cần thiết dành cho một dự án. o Đặc điểm của các dự án là thường yêu cầu một lượng vốn lớn và sử dụng trong một thời gian dài Con số tổng vốn đầu tư trước khi trình ngân hàng thỡ đó được nhiều cấp, ngành xem xét, phê duyệt Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần phải thẩm định lại trước khi cho vay, bởi vì: sai lầm trong việc xác định nhu cầu vốn đầu tư của dự án có thể dẫn tới tình trạng lãng phí vốn lớn, gây khó khăn trong hoạt động đầu tư cũng như hoạt động vận hành kết quả đầu tư sau này, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với chủ đầu tư. o Do đó việc xác định hợp lý tối đa tổng mức vốn đầu tư của một dự án là cần thiết đối với ngân hàng Ngân hàng sẽ thẩm định chi tiết tổng vốn đầu tư được hình thành như thế nào:

- Vốn đầu tư vào tài sản cố định: Đây là hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định Vốn đầu tư vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho dự án Các tài sản cố định được đầu tư có thể là tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình.

- Vốn đầu tư vào tài sản lưu động: Đây là vốn đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để thực hiện dự án Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của từng dự án.

- Xem xét chi phí trả lãi vay của ngân hàng trong thời gian thi công. o Việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết, tránh hai khuynh hướng là tính cao quá hoặc quá thấp (cần so sánh suất đầu tư với dự án tương tự) Sau khi thẩm tra tổng mức vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện đầu tư

 Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án o Các phương án tài trợ cho dự án đầu tư thông thường bao gồm các nguồn chính là: vốn tự có của chủ đầu tư, vốn vay NHTM, vốn vay quỹ hỗ trợ phát triển, vốn do ngân sách cấp, leasing, nguồn vốn khác Nhiệm vụ thẩm định các nguồn vốn tài trợ cho dự án là để xem xét về số lượng, thời gian, tỷ trọng các nguồn trong tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn có hợp lý và tối ưu Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn sẽ chi phối việc xác định dòng tiền phù hợp cũng như lựa chọn lãi suất chiết khấu hợp lý để xác định NPV của dự án. o Trong quá trình thẩm định các nguồn vốn để có thể khẳng định chắc chắn rằng các nguồn đó có thực Trong thực tế có đơn vị có vốn thực tế không đủ hoặc không có tham gia vào vốn dự án, nờn đó đẩy vốn đầu tư lên mức cao hơn thực tế cần thiết để vay tín dụng bù đắp, nếu không xem xét kỹ thì vô tình ngân hàng đã tham gia 100% nhu cầu vốn đầu tư Ngân hàng phải đánh giá nhu cầu vốn và mức cân đối vốn từ các nguồn tài trợ trong các giai đoạn thực hiện dự án Từ đó, xấy dựng một trình tự cho vay sao cho tiến độ bỏ vốn phù hợp với tiến độ thi công xây lắp và điều hành vốn của ngân hàng.

 Kết luận: ngân hàng sẽ phải xem xét kỹ lưỡng khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn, tiến độ góp vốn; xem xét khả năng thực hiện nếu là vốn vay nước ngoài…Việc thẩm định các nội dung cần chỉ rõ mức vốn đầu tư cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó.

1.4.2.2.Xác định chi phí và lợi ích của dự án, xác định dòng tiền của dự án Đây là vấn đề quan trọng mà chủ đầu tư và cả ngân hàng đều quan tâm vỡ nú là nhân tố phản ánh được dự án lỗ hay lãi Việc xác định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận phải tớnh riờng cho từng năm hoạt động của cả đời dự án.

(1) Chi phí của dự án:

Chi phí lập dự án: oChi phí thuê gia sư tư vấn, soạn thảo oChi phí mua thông tin, tài liệu oChi phí hành chính.

Chi phí đầu tư tài sản cố định: oChi phí xây dựng nhà xưởng oChi phí mua máy móc oChi phí lắp đặt, vận hành chạy thử oChi phí thuê chuyên gia, công nghệ.

Chi phí sản xuất, tài sản lưu động hàng năm: oChi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng , oChi phí các bán thành phẩm, oChi phí dịch vụ mua ngoài, o Lương và bảo hiểm xã hội, oCác khoản chi phớ khỏc.

(2) Doanh thu của dự án:

Doanh thu hàng năm của dự án gồm: oDoanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, oTiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài, oCác khoản tiền thu khác.

(3) Dòng tiền của dư án:

Sau khi xác định được nguồn thu và nguồn chi trong kỳ, ngân hàng phải xác định dòng tiền ròng hàng năm của dự án theo công thức:

 Trong đó: o Bi : Là nguồn thu năm thứ (i) o Ci : Là nguồn chi năm thứ (i) o NCFi : Là dòng tiền ròng hàng năm của dự án năm thứ (i).

 Hiệu quả tài chính dự án đầu tư được đánh giá thông qua các phương pháp phân tích tài chính trên cơ sở dòng tiền của dự án Dòng tiền của một dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án Khi lấy toàn bộ khoản tiền thu được trừ đi khoản tiền chi ra thì chúng ta sẽ xác định được dòng tiền ròng tại các mốc thời gian khác nhau Quá trình xác định dòng tiền ròng hàng năm dựa trên lợi nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác khi có sự khác biệt trong cơ cấu đầu tư tài trợ cho dự án Nếu sai lầm trong việc xác định cỏc dũng tiền có thể dẫn đến tính toán và thẩm định hiệu quả tài chính dự án không còn ý nghĩa thực tế nữa Do đó đứng trên góc độ là ngân hàng khi xác đinh dòng tiền còn lưu ý một số vấn đề sau: o Cơ cấu vốn tài trợ cho dự án: Như đã phân tích ở trên, cơ cấu vốn tài trợ cho dự án có ảnh hưởng đến việc xác định dòng tiền hoạt động mỗi năm của dự án. Một dự án có thể được tài trợ bằng nhiều nguồn khác nhau, do đó dòng tiền sẽ được điều chỉnh để phù hợp với mỗi phương thức tài trợ. o Lãi suất chiết khấu được lựa chọn là thực hay danh nghĩa: lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến Việc lựa chọn lãi suất nào không thành vấn đề miễn là đảm bảo nguyên tắc nhất quán: lãi suất chiết khấu thực áp dụng đối với dòng tiền thực, lãi suất chiết khấu danh nghĩa áp dụng đối với dòng tiền danh nghĩa. o Lựạ chọn phương pháp tính khấu hao: việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao sẽ ảnh hưởng đến độ lớn của lợi nhuận sau thuế và chi phí khấu hao và từ đó ảnh hưởng tới quy mô dòng tiền mỗi năm. o Rủi ro: trong quá trình thẩm định tài chính dự án, chúng ta cần phải xem xét và phân tích cẩn trọng rủi ro đối với dự án Rủi ro bao gồm rất nhiều loại và chúng đều tác động tới kết quả của việc xác định dòng tiền dự tính cho dự án. o Những ưu đãi của chính phủ; thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.4.2.3.Dự tính lãi suất chiết khấu

 Được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lại, đồng thời nó được dùng làm độ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư Bởi vậy xác định chính xác lãi suất chiết khấu của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá dự án đầu tư.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại

1.5.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Chất lượng nói chung được định nghĩa là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng tạo cho thực thể, đối tượng đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn Có nhiều đối tượng cùng thẩm định dự án đầu tư nói chung, thẩm định tài chính nói riêng, đứng trên góc độ khác nhau của người thẩm định với những mục tiêu nhất định thì chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được hiểu như sau:

Với nhà đầu tư: Việc thẩm định tài chính có chất lượng có nghĩa là cung cấp chủ đầu tư những thông tin mang ý nghĩa cơ sở đáng tin cậy cho việc lựa chọn được dự án đầu tư có hiệu quả tài chính cao nhất hay chính là mang lại lợi nhuận lớn nhất cho chủ đầu tư.

Với cơ quan có thẩm quyền thẩm định để chấp nhận cho phép đầu tư: Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc chấp nhận, phê duyệt những dự án có tính khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và góp phần thực hiện định hướng kinh tế xã hội cho đất nước trong từng thời kì (cũng như dự án được lựa chọn là dự án tốt nhất trong số các dự án xem xét đứng trên quan điểm xã hội).

Với nhà tài trợ (cụ thể là NHTM): Chất lượng thể hiện ở việc trên cơ sở phân tích,đánh giá một cách khách quan, toàn diện sâu sắc ngân hàng quyết định tài trợ cho những dự án mà sau này khi đi vào thực hiện mang lại hiệu quả tài chính cũng như trả được nợ ngân hàng như dự kiến, do đó ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, ở khía cạnh nào đó, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được thể hiện ở chất lượng tín dụng hay bảo đảm cho dự án.

1.5.2.Cỏc nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư bị chi phối bởi nhiều nhân tố, song có thể phân chia thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan Nhân tố chủ quan là nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng mà ngân hàng có thể kiểm soát, điều chỉnh Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài môi trường tác động nó không thể kiểm soát mà chỉ khắc phục để thích nghi Việc xem xét, đánh giá các nhân tố đó là rất cần thiết đối với ngân hàng trong việc đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án.

 Nhân tố con người (đội ngũ cán bộ): o Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định:

Con người đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính nói riêng và chất lượng thẩm định dự án nói chung Kết quả thẩm định tài chính dự án là kết quả của quá trình đánh giá về mặt tài chính theo nhận định chủ quan của con người bởi vì con người là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động tài chính theo phương pháp và kỹ thuật của mình Mọi nhân tố khác sẽ không có ý nghĩa nếu như cán bộ thẩm định không đủ trình độ và phương pháp làm việc khoa học và nghiêm túc, sai lầm của con người trong quá trình thẩm định tài chính dự án dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài sản của ngân hàng gây nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ, nguy cơ mất vốn và làm suy giảm lợi nhuận kinh doanh là không tránh khỏi.

Thẩm định tài chính dự án là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi vỡ nú khụng đơn giản chỉ là việc tính toán theo những công thức khuôn mẫu mà đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hội tụ được các yếu tố: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức:

- Kiến thức đó là sự am hiểu chuyờn sõu về nghiệp vụ chuyên môn và sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực trong đời sống khoa học- kinh tế- xã hội.

- Kinh nghiệm của cán bộ thẩm định cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thẩm định, những tích lũy trong hoạt động thực tiễn như tiếp xúc với khách hàng, khảo sát nơi hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các báo cáo tài chớnh…sẽ giỳp cho các quyết định của cán bộ thẩm định chính xác hơn.

- Năng lực là khả năng nắm bắt và xử lý công việc trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm.

- Ngoài 3 yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc.

Sự hội tụ các yếu tố trên sẽ là cơ sở tiền đề cho những quyết định đúng đắn của cán bộ thẩm định tài chính dự án, từ đó giúp ngân hàng lựa chọn những dự án tối ưu đảm bảo khả năng trả nợ của các chủ dự án theo đúng thỏa thuận giữa hai bên.

Quy trình thẩm định của mỗi ngân hàng là căn cứ cho cán bộ thẩm định thực hiện công việc một cách khách quan, khoa học và đầy đủ Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm nội dung, phương pháp thẩm định và trình tự tiến hành những nội dung đó Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học, tiến tiến và phù hợp với thế mạnh và đặc trưng của ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính Nội dung thẩm định cần đề cập đến tất cả các vấn đề về tài chính dự án đứng trên giác độ ngân hàng: vấn đề vốn đầu tư (tổng, nguồn, tiến độ…), hiệu quả tài chính khả năng tài trợ và rủi ro dự án Nội dung càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu càng đưa lại độ chính xác cao của các kết luận đánh giá

Trên cơ sở các thông tin dễ thu thập được thì việc lựa chọn phương pháp thẩm định cũng rất quan trọng Đó là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lý thông tin một cách khoa học, tiên tiến, phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho cán bộ thẩm định phân tích, tính toán hiệu quả tài chính dự án nhanh chóng, chính xác, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai để tránh được các rủi ro.

Mỗi dự án có những đặc thù nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng áp dụng được tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống thẩm định, do đó việc lựa chọn phương pháp và các chỉ tiêu làm sao đánh giá được tính khả thi về mặt tài chính của dự án cũng như tính khả thi về khả năng trả nợ ngân hàng Phương pháp thẩm định phải mang đầy đủ nội dung đề cập đến tất cả các vấn đề tài chính có liên quan đứng trên góc độ ngân hàng Với những phương pháp thẩm định tài chính trong giai đoạn hiện nay sẽ giúp cho quá trình thẩm định được thuận lợi, chính xác và toàn diện hơn.

Trong quá trình thẩm định việc lựa chọn tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư cũng rất quan trọng Việc tính toán đến giá trị thời gian của tiền trong các tiêu chuẩn thẩm định tài chính dự án là cực kỳ quan trọng Tiền có giá trị về mặt thời gian, đồng tiền hôm nay có giá trị khác ngày mai, nhiều dự án có khả thi và hiệu quả khi không xét đến giá trị thời gian của tiền nhưng khi xét đến giá trị thời gian của tiền thì lại không có hiệu quả về mặt tài chính Ngoài ra, việc lựa chọn tỷ lệ lãi suất chiết khấu thích hợp là vấn đề cực kỳ quan trọng.

Các nội dung thẩm định tài chính được sắp xếp theo một trình tự hợp lý Lụgic sẽ thể hiện được mối liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau giữa việc phân tích các khía cạnh tài chính của dự án, báo cáo thẩm định sẽ chặt chẽ và sức thuyết phục hơn.

 Các nhân tố khác: o Vấn đề thông tin và xử lý thông tin:

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH LÁNG HÒA LẠC

Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần

Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc

 Chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) Láng- Hòa Lạc là một đơn vị thành viên của NHCT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 312 ngày 21/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam NHCT Láng Hòa Lạc được tách ra hoạt động độc lập từ Phòng giao dịch Xuân Mai của Ngân hàng Công thương Hà Tây và trở thành Chi nhánh hoạt động độc lập trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam Do quá trình chuẩn bị ngày 08/01/2007 chi nhánh NHCT Láng Hòa Lạc mới chính thức được công bố thành lập và đi vào hoạt động.

 Thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng thuộc Quốc doanh sang mô hình Thương mại cổ phần, ngày 05/8/2009 Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ra quyết định số: 424/QĐ-HĐQT-NHCT1 V/v: “Chuyển đổi và đổi tên Chi nhỏnh” Từ ngày 15/8/2009 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Láng- Hoà Lạc đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Láng Hoà Lạc.

 Tuy mới bước vào hoạt động năm thứ 5, khó khăn gặp phải cũng không ít nhưng NHCT Láng Hòa Lạc luôn tăng trưởng và phát triển trong từng chặng đường vừa qua từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu đối với khách hàng Cho đến nay 2 năm liền (năm 2009 và năm 2010) Chi nhánh đã đạt được danh hiệu xuất sắc toàn hệ thống, nhận bằng khen của chủ tịch Hội đồng quản trị và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

 Hoạt động tại địa bàn thị trấn Xuân Mai- Hà Nội, NHCT Láng Hòa Lạc gặp nhiều khó khăn do đây là địa bàn sản xuất kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, hầu như không có doanh nghiệp lớn Do đó, để phù hợp với đặc thù của mình Chi nhánh đã tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại: Home Banking, Intenet Banking, SMS Banking, VietinBank iPay,…nhằm rút ngắn khoảng cách địa lý với khách hàng Chi nhánh đã xây dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, lấy văn hóa Ngân hàng Công Thương Việt Nam làm trọng tâm, không ngừng hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

 Từ mộtChi nhánh chỉ có 18 cán bộ, trong đó có tới 8 nhân viên hành chính, bảo vệ,đến nay Chi nhánh Láng- Hòa Lạc có 60 người với 3 phòng giao dịch Trình độ học vấn: 7 Thạc sĩ kinh tế, 45 người trình độ Đại học còn lại là có trình độ Cao đẳng và Trung cấp Với lợi thế hầu hết cán bộ trẻ, nhiệt huyết, được đào tạo chính quy Chi nhánh Láng Hòa Lạc luôn quan tâm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với kết quả chuyên môn tạo nên chất lượng công tác, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh ngày càng tốt Hiện nay lợi nhuận bình quân trên đầu người tại Chi nhánh đứng thứ 4 so với các đơn vị trên địa bàn Hà Nội, càng tăng thêm sự tự tin đối với người lao động

2.1.2 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần

Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa lạc

 Cơ cấu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Láng Hoà Lạc gồm:

1 giám đốc, 4 phó Giám đốc, 7 phòng, 3 tổ Tổng số cán bộ là 60 người.

 Trình độ học vấn: 7 Thạc sĩ kinh tế, 45 người trình độ Đại học còn lại là có trình độ Cao đẳng và Trung cấp.

 Mô hình tổ chức của Chi nhánh:

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Chi nhánh o 7 phòng ban nghiệp vụ gồm:

- Phòng Kế toán Giao dịch,

- Phòng Tổ chức Hành chính,

- Phòng Tiền tệ Kho quỹ,

Phòng tiền tệ -Kho quỹ

Tổ khách hàng cá nhân

Tổ quản lý rủi ro Tổ tài trợ thương mại

- Phòng Giao dịch số 1- Thạch Thất,

- Phòng Giao dịch Trung Chính- 68 Lê Văn Lương,

- Phòng Giao dịch Chương Mỹ- Thị trấn Trúc Sơn. o Gồm có 3 tổ :

- Tổ khách hàng cá nhân,

- Tổ tài trợ thương mại,

- Tổ quản lý rủi ro.

Thứ tự trên là thứ tự lần lượt ra đời của cỏc phũng ban tại Chi nhánh.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Chi Nhánh Láng- Hòa Lạc 3 năm gần đây: Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

II.Tiền gửi tại NHNN 40.071 35.793 33.579

III.Các công cụ TC phái sinh 578 502 128

IV.Cho vay khách hàng 576.061 1.068.054 1.622.373

V.Góp vốn đầu tư dài hạn 6.051 9.758 13.952

VI.Tài sản cố định 13.303 21.984 21.984

1 Tài sản cố định hữu hình 8.528 11.835 14.709

VII.Tài sản có khác 26.798 42.901 68.310

I Tiền gửi và vay các TCTD khác 40.051 100.081 113.978

II Tiền gửi của khách hàng 272.254 658.881 1.298.043 III Vốn tài trợ ủy thác đầu tư,cho vay các TCTD chịu rủi ro

IV Các khoản nợ khác 26.701 52.727 49.681

III Lợi nhuận chưa phân phối 1.229 5.575 14.784

Tổng nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu 689.365 1.215.670 1.801.070

(Nguồn: Phòng Kế Toán –Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Chi Nhánh Láng Hòa Lạc)

Bảng 2.2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Láng- Hòa Lạc 3 năm gần đây: Đơn vị: triệu đồng

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 140.419 66.781 212.795 (73.638) (52,44 ) 146.014 218,65

Chi phí lãi và các chi phí tương tự (92.490) (37.109) (132.201) 55.381 (59,88) (95.092) 256,25

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 3.921 3.296 11.797 (625) (15,94) 8.501 257,92

Chi phí hoạt động dịch vụ (1.001) (712) (2.223) 289 (28,87) (1.511) 212,22

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 2.920 2.584 9.574 (336) (11,51 ) 6.990 270,51

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 4.430 3.145 8.469 (1.285) (29,01) 5.324 169,28

Chi phí khấu hao (5.514) (1.930) (4.292) 3.584 (65,00) (2.362) 122,38 Chi phí hoạt động khác (7.890) (7.204) (16.083) 686 (8,69) (8.879) 123,25

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (25.231) (5.176) (17.730) 20.055 (79,49 ) (12.554) 242,54

Hoàn nhập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 16.563 1.266 (2.432) (15.297) (92,36) (3.698) (292,10 )

Tổng lợi nhuận trước thuế 24.162 13.988 51.712 (10.174) (42,10) 37.724 269,69

Chi phí thuế TNDN hiện hành (6.041) (3.497) (12.928) 2.544 (30,62) (9.431) 269,69

Chi phí thuế TNDN hoãn lại - 296 (297) 296 - (593) (200,34)

(Nguồn: Phòng Kế Toán –Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Chi Nhánh

Chi nhánh mới thành lập được 5 năm, với sự cố gắng nỗ lực của toàn ban lãnh đạo và nhân viên đã tạo nên Chi nhỏnh Lỏng- Hũa Lạc như ngày hôm nay Thực hiện tốt các định hướng phát triển của hệ thống Ngân Hàng Công Thương yêu cầu và vượt kế hoạch các chỉ tiêu đề ra và 2 năm liền (2009, 2010) đã được nhận danh hiệu Chi nhánh hoàn thành xuất sắc trên toàn hệ thống Nhỡn các số liệu trên hai bảng báo cáo tài chính 3 năm gần đây ta có thể thấy giai đoạn 3 năm gần đây là giai đoạn mà chi nhánh đang tăng trưởng mạnh về cả cơ sở vật chất lẫn uy tín chất và kết quả hoạt động của ngân hàng:

Tổng tài sản tăng dần qua các năm, bước đột phá là năm 2010 so với 2009 gần gấp đôi (từ trên 689 tỷ lên tới 1.215 tỷ VNĐ ), năm 2011 so với năm 2010 tăng gấp rưỡi (từ 1.215 tỷ lên tới 1.801 tỷ VNĐ ) do: o Trong tổng tài sản: chủ yếu là phần cho vay khách hàng chiếm phần lớn đó cũng là điểm đặc trưng trong bảng cân đối kế toán của ngành ngân hàng Năm

2009, cho vay chiếm 83% tổng tài sản, 2010 là 88% và năm 2011 lên tới 90%. o Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước: càng ngày càng giảm; Tài sản cố định tăng từ 13,3 tỷ (2009) ->21,9 tỷ (2010, 2011) do năm 2009 là năm mà cú cỏc mốc quan trọng như ngày 26/5, chính thức nâng cấp điểm giao dịch lờn Phũng giao dịch số 01 và ngày 11/11, thành lập Phòng giao dịch Trung Chính. o Nợ phải trả: chiếm trung bình 91% tổng nguồn, có sự tương xứng giữa mức cho vay tại chi nhánh: Trong nợ phải trả chủ yếu nhất là tiền gửi của khách hàng, khoản mục này qua 3 năm liên tiếp tăng từ 272,2 tỷ (2009) lên tới 858,9 tỷ vào 2010 gấp 2,4 lần và tiếp tục 2011 tăng lên gần gấp đôi 1.298 tỷ. o Vốn chủ sở hữu: tăng dần 54->75->101 tỷ, con số đáng mừng trong giai đoạn này; Các loại quỹ: từ 26.948 tỷ đột ngột giảm xuống vào 2010 là 2.630, do năm

2010 là năm tài chính có nhiều khó khăn, việc trớch cỏc quỹ ra sử dụng; điều kiện cho vay các đối tượng khách hàng đã bị thu hẹp và 100% là nợ đủ tiêu chuẩn.

 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH :

Năm 2010 hầu hết các chỉ tiêu về thu lãi đều giảm do tình hình kinh tế tài chính khó khăn chung làm cho thu nhập hoạt động giảm mạnh Nhưng đến năm 2011 như một năm đạt kết quả rất xuất sắc của Chi nhánh với những con số tăng đột biến như: o Thu nhập lãi thuần tăng gấp 1,7 lần; o Lói/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gấp 2,7 lần; o Lói/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng gấp 4,28 lần; o Lói/lỗ thuần từ hoạt động khác tăng gấp 1,69 lần; o Trên đà đang phát triển tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh rất khả quan ngày càng tăng nhanh và mạnh thể hiện qua các số lần tăng của thu nhõp, tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế:

 Thu nhập hoạt động tăng gấp 1,84 lần,

 Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 2,69 lần,

 Lợi nhuận sau thuế tăng 2,59 lần. o Tuy nhiên do 3 năm gần đây do chính sách của nhà nước có sự theo sát để điều tiết kinh tế hợp lý; Cùng năm 2009, 2010 nền kinh tế bước ra khỏi khủng hoảng cũng có nhiều tác động đến số lượng đầu tư, nguồn vốn vào Việt Nam và năm

2011, nhà nước duy trị chính sách tiền tệ thắt chặt cựng cỏc quy định khắt khe về pháp lý đối với khung lãi suất huy động và cho vay làm cho thu nhập tăng bao nhiêu thì chi phí bám theo sau hoặc vượt nhưng do quy mô, khối lượng vốn quay vòng tại Chi nhánh mạnh cho nên các chỉ tiêu lợi nhuận vẫn giữ được mức cao.

 Vì chưa có bề dày lịch sử hình thành nên Chi nhánh chỉ tập trung vào một số lĩnh vực và một số nghiệp vụ chủ chốt Tình hình huy động vốn tại Phòng khách hàng như sau:

Bảng 2.3.Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 3 năm gần đây: Đơn vị: triệu đồng

Tổng nguồn vốn huy động

- Huy động từ dân cư 128.420 193.923 294.747

Tổng dư nợ tín dụng 576.061 1.068.054 1.622.373

Tổng dư nợ tín dụng DN

- Dư nợ trung và dài hạn

- Dư nợ tín dụng theo cơ cấu TS đảm bảo 337.319

4 Bảo lãnh (số món, giá trị)

5 Phát hành LC (số món, giá trị)

(Nguồn: Phòng Khách Hàng – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Chi Nhỏnh Lỏng Hòa Lạc)

 Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy được tình hình hoạt động rõ ràng và chủ yếu nhất của Chi nhánh: o Huy động vốn:

- Trung bình từ năm 2009 đến 2011 mỗi năm số tiền huy động được tăng gần gấp 2 lần năm trước, một con số đáng mừng.

- Chi Nhánh huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng chủ yếu bằng tiền VNĐ và ngoại tệ chủ yếu là USD, EURO, không huy động vốn bằng vàng. o Hoạt động Tín dụng - Cho vay:

- Cho vay chủ yếu là vay ngắn hạn và một phần là cho vay trung và dài hạn; Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mối quan hệ lâu dài đối với nhóm khách hàng này.

Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc

phần Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc

2.2.1 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc

2.2.1.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư:

 Thẩm định về khách hàng: o Tư cách pháp lý của khách hàng, o Tổ chức và bộ máy quản lý, o Tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, o Tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, o Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng.

 Thẩm định về dự án đầu tư và nhu cầu tín dụng của khách hàng: o Tổng quan về dự án:

- Tổ chức tư vấn lập dự án;

- Mục tiêu đầu tư xây dựng;

- Nội dung và quy mô dự án;

- Hình thức quản lý dự án. o Cơ sở pháp lý dự án phục vụ cho việc thẩm định, o Sự cần thiết phải đầu tư, o Một số thông tin kỹ thuật của dự án:

- Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn

- Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án

2.2.1.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư:

Quá trình thẩm định của dự án được Chi nhánh bao quát như sau:

Sơ đồ 2.2.Quá trình thẩm định của dự án tại Chi nhánh

 Mục đích chủ yếu của Chi nhánh là đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư.

 Xét xem dự án đầu tư này là: o Dự án độc lập; o Dự án đầu tư mở rộng nâng công suất; o Dự án đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quá trình sản xuất; o Dự án đầu tư kết hợp cả đầu tư mở rộng lẫn đầu tư chiều sâu.

 Mỗi dự án nó lại mang những đặc điểm khác nhau chính vì vậy đầu tiên là phải xác định mô hình dự án để xem xét hiệu quả tính toán dự án cho phù hợp.

Vì quan trọng nhất trong công tác thẩm định tài chính dự án là tính được dòng tiền dự án, rồi xác định được NPV, IRR và độ nhạy để đánh giá được tính khả thi của dự án và khả năng trả nợ cho ngân hàng Chính vì vậy cần phải xem xét, thẩm định lại các giả định về:

Xác định mô hình dự án đầu tư

Các giả định phục vụ cho quá trình tính toán

 Xác định thời gian khấu hao, phương pháp khấu hao của từng loại mức tài sản để tính mức khấu hao tài sản cố định phải trích và chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định được phân bổ hàng năm (phương pháp khấu hao đường thẳng thường được áp dụng trong thẩm định).

 Xác định lãi suất, chi phí vốn bình quân, lịch vay và trả nợ gốc, lãi.

 Mức huy động công suất, giá bán sản phẩm, dịch vụ và doanh thu dự kiến hàng năm; Mức tiêu hao nguyờn, nhiờn, vật liêu và chi phí dự kiến hàng năm.

 Các chuẩn mực kế toán, các quy định về quản lý tài chính, chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.

Chi nhánh phải thẩm định, xem xét thu thập thông tin rồi lập nên các bảng biểu sau:

 Lịch khấu hao cơ bản;

 Nhu cầu vốn lưu động hàng năm của dự án;

 Lịch vay và trả nợ gốc;

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

 Bảng tính chi phí nguyên vật liệu; Bảng tớnh cỏc chi phí quản lý, bán hàng; Bảng cân đối kế toán.

(4) Các chỉ tiêu và khả năng chịu đựng rủi ro của dự án:

 Nhúm các chỉ tiêu: o Chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: NPV, IRR. o Chỉ tiêu về khả năng trả nợ: Dòng tiền ròng hàng năm, tiền mặt tồn quỹ cuối năm; Thời gian hoàn vốn đầu tư.

 Khả năng chịu đựng rủi ro của dự án: phân tích độ nhạy một chiều hoặc đa chiều để đánh giá các chỉ tiêu suất sinh lời, chỉ tiêu khả năng trả nợ.

2.2.2 Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc

 Vì coi trọng hiệu quả của vốn đầu tư và đảm bảo khả năng thu hồi vốn, Chi nhánh đã tăng cường công tác thẩm định để đưa ra các kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; từ đó đưa ra quyết định từ chối cho vay một cách thuyết phục hay buộc người vay phải cam kết với Chi nhánh về việc hoàn trả vốn vay trong thời hạn xác định, các nguồn trả nợ,khấu hao cơ bản, lợi nhuận của công ty (lợi nhuận dự án) và các khoản phải thu,phải trả khác.

 Căn cứ vào các kết luận khi thẩm định mà nhiều dự án, công trình đầu tư khi đã được các Bộ, các ngành, các cơ quan cấp trên xét duyệt và phê chuẩn nhưng cũng không được Chi nhánh cho vay Vậy thông qua việc thẩm định tài chính dự án mà Chi nhánh đã phần nào nâng cao tính tự chủ, linh hoạt trong hoạt động của mình, từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thị trường Là một Chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trong thời gian qua Chi nhánh Lỏng- Hũa Lạc đã thực hiện việc quản trị rủi ro tốt đúng theo thiên hướng của toàn bộ hệ thống NHCT nhờ công tác thẩm định tài chính dự án đã được coi trọng và quản lý rủi ro chặt chẽ.

 Các dự án mà Chi nhánh cấp vốn đầu tư chủ yếu là các dự án nhằm trang bị lại kỹ thuật, mở rộng và cải tạo, nên thời hạn đầu tư ngắn thường chỉ 3 đến 5 năm Hình thức này giúp cho Chi nhánh có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính chính xác của dự án đầu tư cao hơn và khả năng rủi ro xảy ra có thể thấp hơn Chính vì vậy mà tốc độ cho vay trung ngắn hạn tại Chi nhánh tăng trưởng khá nhanh trong các năm qua. Tuy nhiên vỡ đõy chỉ là các dự án cải tạo và đổi mới trang bị lại kỹ thuật nên quy mô đầu tư không lớn, điều này cũng có tác động đến quy trình, nội dung và chỉ tiêu thẩm định của Chi nhánh Quá trình thực hiện công tác thẩm định này đã bị đơn giản hóa đi nhiều, sơ sài, chưa nêu bật hết các nội dung, chỉ tiêu kinh tế cần thiết theo văn bản “thẩm định phương án, dự án và phân tích tài chính doanh nghiệp” của NHCT tháng 4 năm 2011 Trong tài liệu này có 2 nội dung cơ bản: o Xem xét tình hình tài chính doanh nghiệp, o Thẩm định phương án, dự án đầu tư.

 Ngoài các dự án cho vay trung và ngắn hạn ra thì Chi nhánh có tham gia các dự án lớn dài hạn như: “Dự án xây dựng khu chung cư cho người có thu nhập thấp Kiến Hưng của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai”, với số vốn cho vay là 300 tỷ đồng và “Dự án đầu tư xây dựng công trình đường dây 500kV Sơn La- Hiệp Hũa”, với số vốn vay 300 tỷ đồng, cho vay đầu tư dự án 9 năm. Những dự án lớn như thế này còn hạn chế với Chi nhánh vì bề dày hoạt động chưa tới độ và số vốn đầu tư dự án cho vay khá lớn mà các dự án này thường đều do Chính phủ đứng ra bảo lãnh Chính vì vậy để đảm bảo uy tín của NHCT- Chi nhánh Lỏng Hũa Lạc, khả năng hoàn vốn và kỳ vọng lợi nhuận với dự án này thì Chi nhánh hết sức cẩn trọng trong vai trò thẩm định tài chính dự án một cách kỹ lưỡng, toàn diện và chính xác.

 Mặc dù vậy, tất cả các dự án vay vốn đều được Chi nhánh thẩm định lại trong mức phán quyết Nếu vượt quá mức phán quyết trên 3 tỷ đối với vốn vay ngắn hạn và trên 20 tỷ đối với vốn vay dài hạn thì ban lãnh đạo NHCT- Chi nhánh Láng HòaLạc sẽ lập tờ trình lên Ngân hàng Công Thương Việt Nam NHCT Việt Nam sẽ xem xét và ra quyết định gửi xuống ban giám đốc của NHCT- Chi nhánh Láng Hòa Lạc và tại Chi nhánh sẽ lập hợp đồng tín dụng với khách hàng về món vay.

Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc

mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc

2.3.1 Những kết quả đạt được và các yếu tố tạo nên thành công:

2.3.1.1 Những kết quả đạt được:

 Một là: Việc tổ chức thực hiện thẩm định các dự án đầu tư lớn là kết quả nổi bật nhất tại Chi nhánh, dự án có nhiều chi nhánh của Ngân hàng Công Thương cùng tham gia và các dự án với cả ngân hàng thương mại khác Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được hơn 5 năm còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong môi trường kinh doanh với những khó khăn, thách thức nhưng với lòng quyết tâm và sự đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo với tập thể cán bộ tại Chi nhánh, cùng với sự quan tâm khích lệ của các cơ quan ban ngành cấp trên, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khen thưởng, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay: với tổng dư nợ tăng dần qua các năm, nhất là năm 2011 lên tới 1,622 tỷ đồng, nhưng năm 2009 thì tất cả nợ đều ở nhóm nợ đủ tiêu chuẩn nhóm 1, năm 2010 thỡ cú 0,33% nợ thuộc nhóm 3, và năm 2011 thỡ cú 3,1% thuộc nhóm nợ nhóm 2 Do kinh tế năm 2010 và 2010, tài chính gặp rất nhiều trở ngại do các chính sách của nhà nước nên tuy có tồn tại cỏc nhúm nợ 2 và 3 nhưng với số nhỏ nờn đú được coi là thành công và sự cố gắng lớn của Chi nhánh Để có được những thành tích trên là sự đóng góp không nhỏ của công tác thẩm định cho vay, đặc biệt với những khoản vay lớn và có thời hạn kéo dài mà điển hình là cho vay dự án Trong công tác thẩm định dự án đầu tư thì Chi nhánh chú trọng nhất là uy tín khách hàng (năng lực pháp lý và tài chính của công ty đại diện vay) và phương diện tài chính của dự án là điều kiện tiên quyết để Chi nhánh có thể đưa ra quyết định cú nờn cấp vốn cho vay dự án đú khụng Vỡ những yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ an toàn của số vốn Chi nhánh cho vay, khả năng trả nợ và lợi nhuận mà Chi nhánh nhận được trong tương lai.

 Hai là: Trong công tác tín dụng, Chi nhánh đã tập trung vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, các dự án có hiệu quả kinh tế cao và có nhiều thế mạnh phát triển như: Khu công nghiệp Phựng Xá, khu công nghệ cao Láng- Hoà Lạc… Tính đến 30/9/2010, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt trên 800 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch được giao Bên cạnh đó, Chi nhánh đặc biệt quan tâm đến kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng Chi nhánh luôn tăng cường kiếm tra, giám sát chặt chẽ vốn vay của khách hàng, thường xuyên phân loại nợ và có biện pháp xử lý thích hợp, không để xảy ra nợ xấu.Một số các dự án điển hình tại Chi nhánh với cỏc nhúm khách hàng: o Dự án xây dựng khu chung cư cho người có thu nhập thấp Kiến Hưng của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai theo thiết kế gồm 5 tòa nhà, bao gồm 1.512 căn hộ với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 147.000 m2 với tổng số vốn là 949 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh cho vay dự án này 300 tỷ đồng. Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/04/2009 và Quyết định số 65,66 và 67/QĐ-TTg ngày 24/04/2009 của Chính Phủ nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. o Dự án đầu tư xây dựng công trình đường dây 500kV Sơn La- Hiệp Hòa với số vốn vay 300 tỷ đồng Đây là một dự án quan trọng của Quốc gia về hệ thống điện nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của Miền Bắc cũng như cả nước. o Hợp tác cựng cỏc doanh nghiệp như: Công ty xe hơi Brothers, Công ty Tân Việt Pháp, Công ty cổ phần ABC, Công ty trách nhiệm hữu hạn AHC…với các dự án đầu tư mở rộng, nõng cõp sản phẩm và cơ sở mỏy múc… o Các dự án với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thạch Thất như doanh nghiệp sản xuất thộp…

 Ba là: NHCT là ngân hàng tiên phong trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các dự án hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế, đặc biệt là các dự án an sinh xã hội,gắn liền với sự phát triển của cộng đồng Như việc Chi nhánh đã đại diện choNHCT tài trợ cho dự án “Khu chung cư cho người có thu nhập thấp Kiến Hưng –

Hà Đụng” thể hiện mong muốn và trách nhiệm của Ngân hàng Công thương góp một phần công sức cựng cỏc nỗ lực của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo và người có thu nhập thấp” và dự án đầu tư xây dựng công trình đường dây 500kV Sơn La- Hiệp Hòa, một dự án có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp đường dây tải điện cho nước ta.

2.3.1.2 Các yếu tố tạo nên thành công:

Chi nhánh đã tổ chức công tác thẩm định theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, với thái độ là việc rất nghiêm túc, quy trình khoa học và sáng tạo: o Đối với các dự án nhiều Chi nhánh khác tham gia, hoặc có cả các Ngân hàng khác cùng tham gia, các tổ chức tài chính kinh tế khỏc thỡ ngân hàng cỏc bờn cựng hỗ trợ, trao đổi, tin tưởng và thống nhất chung quy trình và công tác thẩm định tài chính được diễn ra đồng bộ Cán bộ thẩm định ở Chi nhánh được cử tham gia đầy đủ và ghi nhận các ý kiến. o Về quy trình thẩm định: Để phát triển lâu dài thì cần phải đầu tư dài hạn, mà muốn đầu tư có hiệu quả thỡ khụng thể không coi trọng công tác thẩm định dự án Các dự án thì được xem xét nhiều mặt, nhiều khía cạnh, giúp cho việc thẩm định thêm phần chính xác và tránh gặp rủi ro Các chỉ tiêu được đưa ra rõ ràng và đó là yêu cầu của việc đưa ra quyết định lựa chọn dự án hay không Chi nhánh rất quan trọng uy tín của khách hàng và thường có mối quan hệ lâu dài bền vững đối với khách hàng Vì Chi nhánh đánh giá trên quan điểm của người cho vay, thường quán triệt và chú ý vào khả năng sinh lời của một dự án; nguồn, khả năng trả nợ của dự án đó và đưa ra các loại rủi ro vào trong phân tích quá trình thẩm định trong đó có phân tích độ nhạy. o Đối với cho vay thông thường khác như cho vay từng lần, chi vay theo hạn mức tín dụng, chiết khấu, bảo lãnh, mở L/C thì thực hiện thẩm định phân quyền trên cơ sở mức phân quyền phán quyết của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu về quản lý tín dụng Cụ thể là mỗi Phó giám đốc lại có quyền hạn riêng về các lĩnh vực, phòng ban riêng và số lượng tiền có thể ký kết Các hồ sơ vay vốn trước hết qua phòng tín dụng và qua phòng thẩm định chủ yếu thẩm định khía cạnh tỏi chớnh và rủi ro của dự án. o Tất cả các khoản bảo lãnh, mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100% đều được Chi nhánh thẩm định như cho vay, cũn cỏc khoản bảo lãnh, mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ 100 % được thẩm định các yêu cầu về trách nhiệm của Chi nhánh trong việc phát hành, thanh toán và bồi hoàn o Uy tín của Chi nhánh được đề cao với một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trẻ và nhất là rất đoàn kết, có tư cách đạo đức nghề nghiệp Trong toàn bộ Chi nhánh có sự tin tưởng với nhau giữa nhân viên và ban lãnh đạo tưởng chừng có sự phân cấp nhưng thực tế lại không làm việc rất hòa đồng, phối hợp tốt nhưng vẫn có nguyên tắc Ở Chi nhánh còn kết hợp thẩm định chéo, rà soát lại giữa các nhân viên tạo sự tin tưởng cho bản kết quả thẩm định.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

 Một là: Các dự án đầu tư dài hạn cũn ớt, chiếm tỷ trọng nhỏ Mà các dự án đầu tư lớn mới là tiềm năng phát triển của các ngân hàng lớn,chính vì vậy Chi nhánh nên hướng tới các dự án trung và dài hạn tạo sự phát triển bền vững cho Chi nhánh Và vì mới vào hoạt động 5 năm bề dày lịch sử và quá trình hoạt động chưa lõu nờn cũn nhiều mặt hạn chế và cả quy mô lẫn số lượng các dự án.

 Hai là: Các hạn chế trong quá trình thẩm định và tác động đến các nội dung thẩm định: o Về phương pháp thẩm định: Việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR…tuy được chú trọng nhưng vẫn mang tính khái quát chưa đi sâu phân tích các yếu tố vì thay đổi một số các yếu tố như lãi suất chiết khấu và các chỉ số khác có thể kéo theo thay đổi về các chỉ tiêu trên Phương pháp thẩm định tuy có đổi mới hơn, cán bộ thường xuyên được đi học các lớp phát triển kỹ năng làm việc có nhiệt tình nhưng chưa chuyên nghiệp. o Như đã nói ở trên, vấn đề được Chi nhánh quan tâm là khả năng trả nợ, vậy nguồn trả nợ là gì: Nguồn trả nợ = Lợi nhuận giữ lại + %KHCB + Nguồn khác. o Trong công tác thẩm định tài chính, dòng tiền ròng thực sự trong năm của dự án chưa được đánh giá chính xác Chi nhánh chỉ quan tâm con số khấu hao cơ bản trên sổ sách và Lợi nhuận giữ lại của dự án khác và nhỏ hơn với lợi nhuận sau thuế, nhưng trong thực tế khi tính toán nguồn trả nợ của Chi nhánh lại chưa được phân biệt rõ ràng và còn nhiều yếu tố khác Nói chung, Chi nhánh đã đi và bao quát tất cả các vấn đề nhưng hiểu các vấn đề thì chưa được chuyờn sõu với phân tích tài chính này sai một yếu tố, một giả định kéo theo toàn bộ cả các yếu tố quan trọng, các chỉ tiêu lựa chọn không được chính xác và khách quan. o Về thực hiện quy trình thẩm định: Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trong giai đoạn trước, trong và sau khi đã cho vay, nó kéo dài đến khi tuổi đời dự án kết thúc Nhưng hầu hết Chi nhánh chỉ đề cập tới giai đoạn thẩm định ban đầu còn việc thường xuyên đánh giá, thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện dự án chưa được quan tâm xuyên suốt dự án Chính vì vậy, rất nhiều dự án và nhất là các dự án lớn, trọng điểm, cùng tài trợ với các ngân hàng khác nhưng mà kết quả dự kiến của dự án lại không được như mong đợi giống như dự án xây dựng công trình đường dây 500kV Sơn La- Hiệp Hòa đó là một tồn tại rất lớn tại Chi nhánh. o Một số tài sản tuy thời gian khấu hao đã hết nhưng khi kết thúc dự án vẫn còn giá trị sử dụng Việc hoàn trả hay định giá tài sản cũng như toàn trả vốn lưu động khi kết thúc dự án chưa có quy định cụ thể, thường là cuối đời dự án Đối với các dự án đầu tư cho vay có tài sản thế chấp hoặc thông thường tài sản đầu tư bằng vốn vay là tài sản thế chấp, thì việc đánh giá định kỳ các tài sản này được thực hiện nhưng với hiệu quả chưa cao chỉ thực hiện đúng theo giấy tờ quy định mà không linh hoạt. o Việc phân tích rủi ro: đã phân loại các rủi ro, đã kết hợp phân tích trong trạng thái động nghĩa là đó cú sự thay đổi các yếu tố ảnh hưởng song song lẫn nhau để nhin nhận sự biến đổi nhưng vẫn làm hình thức chưa có đánh giá sự biến động của các nhân tố liên quan, dễ dẫn đến việc chủ quan về vấn đề rủi ro mà mỡnh đó đánh giá nhưng thực sự lại chưa chính xác o Thông tin thu thập: Đánh giá về khách hàng và các thông tin đến khách hàng vẫn còn sơ sài, thiếu tính xác thực và đi sâu xem xét Đòi hỏi, yêu cầu các thông tin trong bỏo cỏo tài chính phải có kiểm toán, có độ chính xác, trung thực. Thông tin cần phải bao quát hơn và nắm từ nhiều phía vì nguồn thông tin không chính xác dẫn đến sai lệch cho hướng đi của Chi nhánh. o Đội ngũ cán bộ thẩm định: Cán bộ nhân viên của Chi nhánh cũng có những ưu điểm như đoàn kết, giúp đỡ học hỏi nhưng năng lực thì chưa đồng đều, số nhân viên thực sự có năng lực còn thiếu

 Ba là: Sự ỳ trệ của Chi nhánh, thường Chi nhánh không đi tìm kiếm các dự án có khả năng sinh lời cao mà làm việc vẫn thụ động trên toàn hệ thống, làm việc thông qua các mối quan hệ và bạn hàng quen đó cũng là một lợi thế của Chi nhánh nhưng cần phải kết hợp với các dự án có khả năng sinh lời tốt, nhiều nhà đầu tư đang muốn tài trợ để giúp Chi nhánh mở rộng quan hệ bạn hàng và sự va chạm giúp trau dồi kinh nghiệm hơn, cán bộ năng động và tiếp xúc sâu rộng các mặt của dự án đầu tư thực sự

2.3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:

Như phần lý thuyết đã trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm định vì vậy các nguyên nhân gây ra các hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh cũng không ngoại lệ trong các yếu tố đó:

 Một là: Kinh tế thì biến đổi mỗi ngày, các vấn đề về kinh tế, xã hội, các chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến các ngành, các lĩnh vực và cả nhu cầu của xã hội làm cho công tác thẩm định phải đòi hỏi những cán bộ ưu tú năng động, nhanh nhẹn và biết nắm bắt thị trường, các yếu tố bên ngoài Cán bộ phải nhìn nhận được các vấn đề bên ngoài tài chính và các thông tin cần thiết như khía cạnh giải phóng mặt bằng ở Việt Nam lúc nào cũng là điều gây cản trở lớn nhất đối với các dự án mang quy mô ở nước ta Chính vì vậy xem xét chi phí giải phóng mặt bằng và thời gian giải phóng mặt bằng cho đúng đắn.

 Hai là: Ngân hàng TMCP Công thương là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin cao trong hệ thống ngân hàng nhưng Chi nhánh nói riêng vẫn chưa hoàn thiện hết các máy móc và công nghệ, do vậy có thể ảnh hưởng đến các vấn đề kỹ thuật trợ giúp trong thẩm định.

 Ba là: Các quy hoạch phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa cụ thể, khoa học dẫn đến tình trạng đầu tư không hợp lý, nơi thiếu nơi thừa nên Chi nhánh khó đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay theo kế hoạch của Nhà nước.

 Bốn là: Các luật, các chính sách của nhà nước còn chồng chéo lên nhau, nhiều văn bản áp dụng chưa đồng nhất Ngay cả tại hệ thống Ngân hàng Công thương cũng vậy chưa bao quát được khó khăn của từng Chi nhánh mà hỗ trợ.

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH LÁNG HÒA LẠC

Phương hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần- Chi nhánh Láng Hòa Lạc

thương mại cổ phần Công thương- Chi nhỏnh Láng Hòa Lạc

3.1.1 Phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh

 Năm 2012, nhằm hiện thực hóa phương châm hoạt động “Kinh doanh kỷ cương, an toàn, hiệu quả”, Chi nhánh đã xây dựng một số chỉ tiêu tài chính cụ thể như sau: o Nguồn vốn huy động tăng 35%; o Dư nợ cho vay tăng 4%; o Lợi nhuận tăng 100%; o Tỷ lệ nợ xấu thấp < 1%.

 Để đạt được những kết quả này, đòi hỏi công nhân viên chức phải năng động, sáng tạo, tích cực tiếp thị tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ nhằm mở rộng quy mô, tăng thị phần hoạt động NHCT Láng – Hòa Lạc đó cú những bước tiến quan trọng trên con đường phát triển Tuy nhiên, trong tình hình phức tạp hiện nay, việc đạt được các mục tiêu năm 2012 là rất khó khăn nờn Chi nhánh phải tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm Chi nhánh phải tích cực đổi mới hoạt động, mở rộng thị phần dịch vụ, gắn liền với chất lượng, an toàn, hiệu quả; đảm bảo chính sách cho người lao động, động viên và khuyến khích cán bộ gắn bó, trách nhiệm với công việc; tập trung sớm hoàn thiện công trình Trụ sở Chi nhánh đảm bảo môi trường làm việc hiện đại, xây dựng thương hiệu cho Chi nhánh,…

 Với tinh thần lấy cơ hội kinh doanh của khách hàng làm trọng, lấy tác nghiệp của ngân hàng để hỗ trợ, trên nền tảng thành công hiện có, Chi nhánh Láng- Hòa Lạc quyết tâm tiếp tục hoàn thiện, phát triển tốt hơn nữa trong tương lai Chi nhánh đang và sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn,nghiờn cứu đưa ra danh mục các sản phẩm/gúi sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh

 Củng cố và phát huy chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban và các tổ đó cú tại Chi nhánh Tiếp tục hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất sắc trong thời kỳ kinh tế đang khó khăn Thiên hướng của Chi nhánh sẽ nâng “Tổ quản lý rủi ro” thành: “Phũng quản lý rủi ro” để phục vụ các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh an toàn và hiệu quả hơn; Tách công tác thẩm định dự án đầu tư để thành lập phòng thẩm định dự án đầu tư bài bản và có hệ thống.

3.1.2 Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc

 Tuy mới bước vào hoạt động năm thứ năm, khó khăn gặp phải cũng không ít nhưng NHCT Láng Hòa Lạc luôn tăng trưởng và phát triển trong từng chặng đường vừa qua từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu đối với khách hàng. Cho đến hiện nay 2 năm liền (năm 2009 và năm 2010) Chi nhánh đã đạt được danh hiệu xuất sắc toàn hệ thống, nhận bằng khen của chủ tịch Hội đồng quản trị và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Tại sao Chi nhánh lại có được những thành tích như vậy; Vì đối với Chi nhánh: chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển Điều kiện đó chỉ có thể có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Vì vậy, công tác thẩm định tài chính dự án phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khác, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng cũng như điều hành Chi nhánh đang tách công tác thẩm định dự án đầu tư từ tổ thẩm định để thành lập phòng thẩm định dự án đầu tư chuyên biệt nhằm phát triển bền vững cho hoạt động của Chi nhánh.

 Chi nhánh sẽ tiếp tục cho vay nhằm mục đích đầu tư trung và dài hạn Nắm được tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu thị trường Chi nhánh ưu tiên tập trung vốn cho vay các dự án trọng điểm của ngành, của địa phương và của nền kinh tế nhằm tạo lợi nhuận cho Chi nhánh, tạo việc làm làm tăng thu ngân sách, phục vụ sự nghiệp công tác hóa, hiện đại hóa đất nước Để đạt được chất lượng, hiệu quả, an toàn, rủi ro thấp trong hoạt động tín dụng chỉ có được khi công tác thẩm định dự án được nâng cao Ngân hàng Công thương- Chi nhánh Láng Hòa Lạc trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra những định hướng công tác sau: o Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên xuất phát từ việc nhận thức vị trí, vai trò và nội dung của công tỏc tỏc thẩm định tài chính dự án đầu tư Thực hiện công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của Chi nhánh. o Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án, phát triển lực lượng thẩm định cả về số lượng và chất lượng: phòng tín dụng của Chi nhánh sẽ được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng đảm đương tốt nhiệm vụ thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hướng dẫn công tác thẩm định dự án.Trong thời gian tới Chi nhánh sẽ xây dựng phòng thẩm định với đội ngũ cán bộ đông đảo và chuyên nghiệp hơn.Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn. Đào tạo nghiệp vụ thẩm định chuyờn sõu theo ngành nghề, lĩnh vực dựa trên đặc điểm thế mạnh của địa phương. o Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế Tăng cường công tác khoa học kỹ thuật thông tin: tổ chức thu thập thông tin, xử lý và quản lý thông tin nhằm cung cấp kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định dự án, đồng thời có kế hoạch bao cáo thông tin cần thiết để tư vẫn cho lãnh đạo Tiến tới thành lập trung tâm dữ liệu về daonh nghiệp, thông tin kinh tế thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động tín dụng và hoạt động thẩm định dự án nói riêng. o Xây dựng quy chế hoạt động, quy trình thực hiện, điều hành công tác thẩm định với cỏc phũng khỏc phối hợp phân công hợp lý giữa công tác thẩm định và quản lý tín dụng Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định. o Ngoài việc tiếp tục thẩm định dự án trong kế hoạch Nhà nước, Chi nhánh sẽ chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay Để đạt được nhu cầu cho vay Chi nhánh chủ động tiếp cận các dự án ngay từ đầu, từ trong kế hoạch đến ý tưởng đầu tư của doanh nghiệp để cùng với họ lập dự án.

Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc

hàng thương mại cổ phần- Chi Nhánh Láng Hòa Lạc

Như em đã trình bày những nhân tố tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư, thì như dây dẫn kết hợp với các yếu tố thực tại của chi nhánh mà em được học hỏi trong thời gian thực tập tại chi nhánh, em xin đề xuất vài giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại “Ngõn hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Láng Hòa Lạc” :

3.2.1 Bố trớ cỏn bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu

Câu hỏi đặt ra ai là người thực hiện xuyên suốt quá trình này, con người, chớnh cỏc cán bộ thẩm định đã thu thập, xử lý thông tin và sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các phương pháp áp dụng phân tích, thẩm định Vậy trong thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, con người luôn là trung tâm, là nhân tố quyết định chất lượng thẩm định Như đã nói lĩnh vực thẩm định tài chính dự án là một nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội Mặt khác nó ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng đi đến bờ vực phá sản vỡ cỏc dự án lớn luôn đòi hỏi số vốn lớn,thời gian kéo dài và luôn chứa đựng vô vàn rủi ro Mà vì yếu tố con người quan trọng chính vì vậy người cán bộ thẩm định phải có trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và quan trọng hơn nữa là trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.

3.2.1.1 Chi nhánh cần tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao:

 Về năng lực chuyên môn: phải có trình độ đại học trở lên, phải cú cỏc kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường; hoạt động tài chính và nắm vững các luật, các quy định về lĩnh vực ngân hàng; phải được đào tạo và trang bị công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thẩm định Quan trọng là phải biết cách phân tích đánh giá sâu và rộng quanh các vấn đề về dự án đầu tư đó một cách thuần thục, sáng tạo, nhạy bén.

 Về kinh nghiệm: cán bộ thẩm định phải là đã từng trực tiếp tham gia, giám sát, theo dõi và quản lý nhiều dự án, biết đúc kết kinh nghiệm từ các dự án đã tham gia và ngay cả các lĩnh vực khác phục vụ cho chuyên môn của mình.

 Về đạo đức nghề nghiệp: cán bộ thẩm định phải thực sự trung thực, có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các yêu cầu về cán bộ thẩm định.

3.2.1.2 Chi nhánh cần phải đào tạo cán bộ:

 Sau khi tuyển dụng, Chi nhánh cần phổ biến để mỗi cán bộ đều nắm bắt các mục tiêu, các quy định của Chi nhánh cũng như các quy định của luật pháp có liên quan, đồng thời cần được hướng dẫn, đào tạo chuyên sâu cho họ về công việc sẽ được giao Chi nhánh cũng cần có các chính sách thu hút nhân tài vào làm việc lâu dài hoặc mời làm cố vấn hoặc làm cộng tác viên cho hoạt động của mình.

 Cần từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định Chi nhánh nên mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng khỏc, tỡm nguồn tài liệu cho cán bộ tham khảo… Bờn cạnh khuyến khích, động viên cán bộ tự trau dồi kiến thức, Chi nhánh có thể cử những nhân viên có đủ năng lực đi đào tạo ở nước ngoài trong những khoảng thời gian nhất định để các cán bộ có điều kiện học hỏi, bồi dưỡng các nghiệp vụ theo xu hướng mở Quan trọng quá trình đào tạo này phải diễn ra thường xuyên và có hệ thống để đạt được kết quả cao.

 Chi nhánh cần thường xuyên giáo dục về ý thức, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp cho các cán bộ của mình để họ nhận thức được vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác thẩm định dự án, đồng thời có ý thức tự giác, trung thực và tinh thần trách nhiệm cao hơn.

 Chi nhánh cũng nên có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phát hiện ra những biểu hiện sa sút về đạo đức để kịp thời uốn nắn Xử lý nghiêm minh đối với hành vi tiêu cực, vô tình hay cố ý làm trái các quy định chung dẫn đến những thiệt hại cho Chi nhánh.

 Việc làm tốt công tác thẩm định không chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi cán bộ thẩm định mà còn phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của Chi nhánh Do vậy Chi nhánh cũng phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, chọn lựa và đào tạo các cán bộ thanh tra có năng lực, có phẩm chất tốt và có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.

3.2.2 Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra

 Việc tổ chức, phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định tài chính dự án sẽ hạn chế được rất nhiều công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp Biết cách phát huy các thế mạnh của từng cá nhân để sâu chuỗi cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian Vì vậy, để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt, Chi nhánh nên: o Phòng thẩm định của chi nhánh mới hình thành tách biệt với phòng tín dụng nên hoạt động của phòng phải thực sự đi vào quy trình nề nếp đối với tất cả các nghiệp vụ chuyên trách, đảm bảo tính chính xác và nguyên tắc trong mọi nghiệp vụ. o Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vỡ cỏc dự án đầu tư rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với nhiều các vấn đề phát sinh không giống nhau chứ không nên lơ là làm việc chưa đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng đề ra làm việc vẫn còn ôm đồm và không rõ ràng chức năng nhiệm vụ, cán bộ nào cũng biết chung chung. Cần có sự trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong Chi nhánh, đan xem tìm hiểu các mảng còn lại để nhìn nhận sâu hơn vì thật ra hệ thống trong Chi nhánh là các bước tiếp nối nhau có một trình tự. o Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như các quyết định của hệ thống ngân hàng Công Thương về quy trình thẩm định tránh làm việc chỉ để có, tạo nên việc không nghiêm túc trong quá trình thực hiện tạo nhiều sai sót ảnh hưởng đến uy tín và lợi nhuận của Chi nhánh.

 Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, phức tạp chi nhánh nên tổ chức cho nhiều cán bộ cùng thẩm định, kết hợp thuê chuyên gia thẩm định để đánh giá chính xác các số liệu tài chính mà doanh nghiệp đưa ra, từ đó có quyết định đúng đắn cho việc tài trợ.

3.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời

3.2.3.1 Chi nhánh nên bao quát đầy đủ thông tin thu thập:

 Trong thời đại ngày nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt được và xử lý thông tin chính xác, kịp thời hơn sẽ là người chiến thắng Thông tin chính là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định, thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra Vấn đề đặt ra lúc này là nguồn thu thập thông tin từ đâu, với số lượng và chất lượng như thế nào để hiệu quả nhất, đú chớnh mới là vấn đề chúng ta cần quan tâm Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện có chiều sâu: o Những thông tin về người xin vay vốn (doanh nghiệp): để có thông tin về doanh nghiệp ngoài các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho Chi nhánh và luận chứng kinh tế kỹ thuật trình, cán bộ thẩm định có thể lấy thông tin bằng cách điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vay và phỏng vấn trực tiếp người đại diện giao dịch của doanh nghiệp, một số cán bộ của dự án để chất vấn các thông tin không chính xác Đồng thời kết hợp với việc tham quan, khảo sát cơ sở sản xuất, văn phòng, nhà xưởng nhằm điều tra năng lực sản xuất và quản lý của doanh nghiệp Chi nhánh cũng có thể yêu cầu các đơn vị xin vay phải thuờ cỏc công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin mà họ cung cấp. o Những thông tin từ sổ sách của Chi nhánh: một Chi nhánh có thể lưu trữ hồ sơ tập trung của người vay vốn, từ đó có thể nhận được thông tin về tín dụng Từ sổ sách có thể cho biết việc chi trả về những khoản cho vay trước đây như thế nào, số dư tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc và có thể biết được liệu người xin vay có thói quen rỳt quỏ số dư tài khoản của họ khụng… o Những nguồn thông tin bên ngoài tín dụng: Cán bộ thẩm định có thể tham khảo các thông tin từ bạn hàng, đối tác, nhà cung cấp của doanh nghiệp xin vay để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thanh toán cũng như khả năng cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án Ngoài ra các nguồn thông tin cần thiết có thể được thu nhập từ trung tâm tín dụng CIC, trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc Ngân hàng Nhà nước, từ các tổ chức tín dụng mà Chi nhánh có quan hệ, từ các cơ quan quản lý kinh tế Ngoài ra, Chi nhánh có thể thu thập thông tin về thị trường sản phẩm, thông tin về kỹ thuật công nghệ và môi trường, từ báo chí và phương tiện truyền thụng…

3.2.3.2 Tập trung thông tin tạo tính chính xác, đầy đủ:

 Mặt khác, để hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhằm phục vụ cho công tác thẩm định có hiệu quả hơn, Chi nhánh nên thiết lập một trung tâm thông tin riêng Trung tâm này có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin cho phòng thẩm định, hỗ trợ cho các cán bộ thẩm định trong việc tìm kiếm các thông tin cần thiết, giảm bớt thời gian ra quyết định Chi nhánh cũng cần sớm xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu riêng cho mình

3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng

 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một ngân hàng trong giai đoạn ngày nay Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức và nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên, có thể giúp cho mỗi cán bộ thẩm định tiết kiệm được nhiều thời gian, sức lực.

Một số đề xuất, kiến nghị

3.3.1 Chính phủ, các Bộ, Ngành và các cơ quan liên quan

 Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định, nghị định về các vấn đề liên quan đến đầu tư, quản lý tài chính, kiểm toán, hạch toán, thuế…Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh, ngân hàng có cơ sở pháp lý chắc chắn xử lý các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án: o Nhà nước cần đưa ra các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, tránh những đột biến xuất hiện làm cho ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng, chủ đầu tư và toàn thể nền kinh tế. o Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của ngân hàng nói chung và quy chế thẩm định dự án đầu tư nói riêng Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp chế nhằm có đủ điều kiện cần thiết cho việc thực hiện luật ngân hàng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động và an toàn o Chính phủ cũng cần sửa đổi pháp lệnh hợp đồng kinh tế, điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng và những vấn đề phát sinh do chưa có quy định cụ thể Chính phủ cũng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của cỏc bờn với kết quả thẩm định trong nội dung dự án, quy định từng bước về từng bước mở rộng quyền và trách nhiệm thẩm định đối với những đối tượng thường xuyên liên quan đến lập và thẩm định dự án như Ngân hàng, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch đầu tư…

 Nhà nước cần công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ Quy hoạch này sẽ giỳp cỏc cho các ngân hàng thương mại có cơ sở để bố trí kế hoạch tín dụng để vừa dảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về mặt lợi ích cho các ngân hàng.

 Nhà nước cần có quy định buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát tình hình của doanh nghiệp, qua đó có thể phòng ngừa rủi ro Mặt khác cần đẩy mạnh hoạt động của kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế,đặc biệt là kiểm toán độc lập vì đây là nơi cung cấp thông tin cho công tác thẩm định tương đối chính xác Để nâng cao hoạt động của kiểm toán trước hết cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam, tiờu chuẩn húa các chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với những chuẩn mực quốc tế

 Cần đẩy mạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và thực sự cần thiết, tạo điều kiện cho đầu tư có trọng điểm và đem lại hiệu quả cao Cần cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thật tốt và đúng nghĩa cổ phần hóa nhà nước không nên giữ trên 50% cổ phần Các tập đoàn lớn của nhà nước thỡ luụn sai phạm và trên sổ sách lỗ nặng kéo theo các hệ lụy cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

 Bộ chủ quản như Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp, Bộ tài chính, Tổng cục thống kờ cần phối hợp trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt một cách hình thức, không tập trung và không mang tính khả thi Do đó, sẽ làm cho ngân hàng mất nhiều thời gian thẩm định nhưng kết quả là không cho vay được vì dự án không có hiệu quả kinh tế Bên cạnh đú, cỏc Bộ cần hệ thống hóa thông tin liên quan đến lĩnh vực mà mình quản lý, đồng thời hàng năm công bố công khai các thông tin này để các ngân hàng thương mại cũng như chủ đầu tư dễ dàng thu nhập thông tin Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho ngân hàng trong việc so sánh hiệu quả các chỉ tiêu tính toán được.

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đặc biệt trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường Thời điểm này nhà nước ra các yêu cầu sát nhập, giải thể các ngân hàng không đủ điều kiện, chỉ tiêu mà nhà nước yêu cầu. Mục đích của nhà nước là hệ thống hóa lại hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, bền vững thì vai trò của ngân hàng nhà nước giữ vai trò chủ đạo Do đó ngân hàng nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nói riêng:

 Hỗ trợ công tác đào tạo cho các cán bộ NHTM trong việc nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn Để hỗ trợ đào tạo cho các cán bộ NHTM, Ngân hàng nhà nước có thể tổ chức các khóa học định kỳ mời các chuyên gia về tài chính ngân hàng từ các nước có hệ thống tài chính phát triển hoặc từ các tổ chức như WB, IMF đến giảng dạy Trong quá trình đào tạo, tập huấn nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định trực tiếp trên máy tính Bên cạnh đú,cỏc NHTM nên cử các cán bộ đi học tập phải là những người đó cú trang bị kiến thức và kinh nghiệm về thẩm định, có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về cơ quan công tác để ào tạo, bồi dưỡng choc ác cán bộ trogn ngân hàng mình.

 Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp những thông tin tín dụng cho các NHTM phục vụ cho công tác thẩm định Tuy nhiên, các thông tin từ phía CIC còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM như các thông tin còn chưa đầy đủ, không chính xác và không kịp thời Mặt khác, CIC vẫn chưa có bộ phận chuyên phân tích các thông tin đã được cung cấp để chủ động phản hồi lại cho các NHTM những vấn đề cần lưu ý. Để nâng cao vai trò điều phối của CIC, NHNN cần quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng của các NHTM về CIC phải đảm bảo đầy đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC không chỉ các thông tin về tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm định Theo đó, CIC có thể hoạt động như một doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm thông tin và thực hiện hoạt động tư vấn.

 Ngân hàng nhà nước cần ban hành nội dung quy trình thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ khoa học môi trường, ngân hàng sao cho phù hợp với điều kiện nước ta đồng thời hòa nhập với các thông lệ quốc tế Nước ta vẫn còn rất bỡ ngỡ trong các cách tiếp cận với bên ngoài, chưa va chạm nhiều với các thông lệ, quy định nước ngoài vì: ngân hàng có chi nhánh bên nước ngoài hiếm và sự hợp tác với họ cũn nụng và chưa có đối với ngân hàng nước ngoài.

3.3.3 Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Ngân hàng Công thương có hệ thống quản trị rất tốt và nghiêm ngặt luụn luôn đưa hai chữ “an toàn” lên hàng đầu vì Ngân hàng Công thương tôn trọng khách hàng và lựa chọn khách hàng cũng khá khắt khe Chúng ta có thể nhận diện giá trị văn hóa của Ngân hàng thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam qua thương hiệu và logo của ngân hàng nó mang đúng giá trị và đẳng cấp của ngân hàng Sau đây em xin đưa ra ý kiến của cá nhân mình tới Ngân hàng Công Thương về mảng thẩm định dự án đầu tư:

 Đề nghị Ban thẩm định của Ngân hàng cổ phần thương mại Công thương Việt Nam hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn với các dự án đầu tư trung và dài hạn bằng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khỏc, cỏc ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài ngân sách nhà nước.

 Ngân hàng Công thương Việt Nam nờn cú biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung và dài hạn; bám sát thực tiễn để hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay; Tổ chức thường xuyên hiệu quả các buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ Từ đó kinh nghiệm của các cán bộ được nâng lên đáng kể giúp cho ngân hàng thành viên hạn chế rủi ro và an toàn hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro nắm bắt được sự cần thiết của thông tin Ngân hàng cần trang bị mạng lưới thông tin hiện đại từ các cơ sở lên, phải có quan hệ trao đổi thông tin với các tổ chức lớn khác chứa nhiều thông tin như ngân hàng thương mại khỏc, cỏc cơ quan tư pháp, các tổ chức phi ngân hàng…để có thông tin chính xác, để kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh.

 Ngân hàng nên tuyển chon nhân viên có bằng cấp, trình độ chính quy Đào tạo họ ngay từ lúc bước vào ngân hàng, định kỳ mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyờn sõu về mặt thẩm định để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn giúp cho công tác thẩm định được tốt hơn Ngân hàng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh: khen thưởng đối với các cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đồng thời có những quy định xử phạt mạnh tay đối với các cán bộ gian lận, làm việc vô trách nhiệm.

 Ngân hàng cần chủ động tiếp cận doanh nghiệp để thẩm định các thông tin từ phía khách hàng, mở rộng thị trường, nắm bắt kịp thời các chủ trương kế hoạch nhà nước, ngành Tăng cường hoạt động Marketing, cải tiến phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng cụ thể trên toàn hệ thống Nói chung, việc thẩm định dự án đầu tư đối với Ngân hàng Công thương là vấn đề rất cần thiết và phải nắm bắt ngay tại chi nhánh để củng cố hoàn thiện và chọn lựa được những dự án thật sự tốt, có khả năng sinh lợi cao cho ngân hàng.

Ngày đăng: 30/08/2023, 13:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1.Sơ đồ lưu chuyển vốn - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ lưu chuyển vốn (Trang 5)
Sơ đồ 1.3.Sơ đồ miêu tả chu kỳ của một dự án - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ miêu tả chu kỳ của một dự án (Trang 9)
Bảng 2.2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Láng- Hòa Lạc 3 năm gần đây: - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Láng- Hòa Lạc 3 năm gần đây: (Trang 35)
Bảng 2.3.Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 3 năm gần đây: - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 3 năm gần đây: (Trang 38)
Sơ đồ 2.2.Quá trình thẩm định của dự án tại Chi nhánh - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Sơ đồ 2.2. Quá trình thẩm định của dự án tại Chi nhánh (Trang 40)
Bảng 3. Vốn lưu chuyển Đơn vị: tỷ đồng - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Bảng 3. Vốn lưu chuyển Đơn vị: tỷ đồng (Trang 71)
Bảng 5. Giá trị tài sản được tính làm bảo đảm Đơn vị: đồng - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Bảng 5. Giá trị tài sản được tính làm bảo đảm Đơn vị: đồng (Trang 72)
Bảng 6. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Đơn vị : % - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Bảng 6. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Đơn vị : % (Trang 74)
Bảng 8. Xác định Doanh thu, chi phí:                     Đơn vị: triệu đồng - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Bảng 8. Xác định Doanh thu, chi phí: Đơn vị: triệu đồng (Trang 79)
Bảng 9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Bảng 9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 80)
Bảng 11. Khảo sát NPV, IRR, thời gian trả nợ giá truyền tải biến động - Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh láng hòa lạc
Bảng 11. Khảo sát NPV, IRR, thời gian trả nợ giá truyền tải biến động (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w