1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn lưu động và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vốn Lưu Động Và Các Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại
Tác giả Vũ Xuân Long
Người hướng dẫn GVHD: Lưu Hữu Đức
Trường học Học viện tài chính
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 427 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I...........................................................................................................................3 (3)
    • 1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp (3)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp (3)
        • 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động (3)
      • 1.1.2. Phân loại vốn lưu động của DN (5)
        • 1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện (5)
        • 1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh (6)
      • 1.1.3 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng (7)
      • 1.1.4. Nguồn vốn lưu động của DN (9)
        • 1.1.4.1 Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn (9)
        • 1.1.4.2. Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn (10)
        • 1.1.4.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn (11)
      • 1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động (11)
        • 1.1.5.1. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp (11)
        • 1.1.5.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp (12)
    • 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (14)
      • 1.2.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động trong (14)
      • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (16)
        • 1.2.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (16)
        • 1.2.2.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển (17)
        • 1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (doanh lợi vốn lưu động) (18)
        • 1.2.2.4. Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận vốn lưu động) (18)
      • 1.3.1. Nguyên tắc quản lý vốn lưu động (18)
      • 1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động (20)
      • 1.3.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của (21)
    • CHƯƠNG 2.........................................................................................................................26 (26)
      • 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (26)
        • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (26)
          • 2.1.1.1. Một số thông tin chung (26)
          • 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (27)
        • 2.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty (28)
          • 2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu (28)
          • 2.1.2.2 Tổ chức nhân sự (0)
          • 2.1.2.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty (35)
        • 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (39)
          • 2.1.3.1 Kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty trong những năm gần đây (39)
          • 2.1.3.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty năm 2011 (40)
      • 2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (42)
        • 2.2.1 Tình hình tổ chức đảm bảo và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (42)
          • 2.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm 2011 (42)
        • 2.2.2 Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (44)
          • 2.2.2.1 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (46)
          • 2.2.2.2 Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (48)
          • 2.2.2.3 Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty EDH (49)
          • 2.2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (51)
        • 2.2.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động của công (52)
    • CHƯƠNG 3.........................................................................................................................56 (56)
      • 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong 3 năm tới (56)
      • 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (60)
        • 3.2.1. Một số căn cứ chủ yếu (60)
        • 3.2.2. Nhóm giải pháp chung (61)
        • 3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định (64)
        • 3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (66)
        • 3.2.6. Một số kiến nghị với nhà nước tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên (67)
  • KẾT LUẬN.........................................................................................................................69 (68)

Nội dung

Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động ( như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Những đối tượng lao động nói trên xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành 2 loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.

- TSLĐ sản xuất bao gồm: một bộ phận là vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,… và một bộ phận là những sản phẩm dở dang (bán thành phẩm), sản phẩm đang trong quá trình chế tạo.

- TSLĐ lưu thông là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán… Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục, doanh nghiệp cần phải có một lượng TSLĐ ở một mức độ nhất định Để đầu tư vào TSLĐ đó, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định gọi là vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà sự vận động của VLĐ cũng khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất: sự vận động của VLĐ trải qua 3 giai đoạn:

+ Khởi đầu vòng tuần hoàn doanh nghiệp dùng VLĐ để mua sắm vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất.Như vậy ở giai đoạn này, VLĐ từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vật tư dự trữ ( T→H ).

+ Giai đoạn sản xuất: vốn lưu động từ hình thái vật tư dự trữ chuyển sang hình thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm Kết thúc quá trình sản xuất chuyển sang hình thành vốn thành phẩm (H sản xuất H’).

+ Kết thúc vòng tuần hoàn là khi sản phẩm được đem tiêu thụ và thu được tiền về Lúc này VLĐ từ hình thái sản phẩm hàng hoá chuyển sang hình thành vốn bằng tiền ( H’→ T’). Đối với doanh nghiệp thương mại: sự vận động của VLĐ nhanh hơn qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn mua: vốn từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn hàng hoá dự trữ ( T→ H).

+ Giai đoạn bán: vốn lưu động từ hình thái hàng hoá dự trữ chuyển sang vốn bằng tiền ( H

Sự vận động của vốn lưu động từ hình thái ban đầu là vốn bằng tiền chuyển qua các hình thái khác nhau của các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu của nó gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động.

Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục nên vốn lưu động tuần hoàn không ngừng, được lặp đi lặp lại có tính chất chu kì và được gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động Do sự chu chuyển không ngừng cho nên trong cùng một lúc thường xuyên có sự tồn tại của các bộ phận vốn lưu động khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, vốn lưu động chuyển hết giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ khi doanh nghiệp thực hiện xong việc tiêu thụ và xác định có doanh thu Do đó vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Như vậy từ những phân tích trên đây, ta có khái niệm về vốn lưu động:

“Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ của doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình chu chuyển, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm Khi đó ta nói VLĐ đã hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.”

1.1.2 Phân loại vốn lưu động của DN

1.1.2.1 Dựa vào hình thái biểu hiện.

Nếu dựa trên tiêu thức hình thái biểu hiện thì VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại:

* Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tài chính, các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán.

Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) bao gồm: các khoản phải thu của khách hàng (thể hiện số tiền khách hàng còn nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng), khoản ứng trước cho người bán, các khoản phải thu như thuế GTGT được khấu trừ, tạm ứng…

* Vốn vật tư hàng hoá:

Vốn vật tư hàng hoá bao gồm các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như các loại vật tư dự trữ (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ…), sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ.

Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý biết được chức năng của từng loại có biện pháp phát huy từng loại hay định mức tiêu hao của từng loại cũng như kết cấu để điều chỉnh cho kết cấu đó hợp lý hơn.

1.1.2.2 Dựa vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại: VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, VLĐ trong khâu lưu thông, trong đó dựa vào công dụng thì các loại VLĐ này lại được chia thành các khoản vốn:

*Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất:

- Vốn dự trữ vật liệu phụ: là giá trị những vật tư dự trữ dùng trong sản xuất giúp cho việc hình thành sản phẩm tuy nhiên không đóng vai trò chủ yếu tạo nên thực thể sản phẩm.

- Vốn dự trữ nhiên liệu, động lực phụ tùng thay thế: là những loại nhiên liệu, động lực phụ tùng thay thế phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.2.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện nay có thể tồn tại và phát triển để đạt được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý các hoạt động kinh doanh của mình Một trong những vấn đề cần phải quan tâm phát triển và nâng cao đó là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

Hiệu quả sử dụng vốn là sử dụng và điều hoà vốn thích hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ, từng thời điểm sao cho tốt nhất cho doanh nghiệp

Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng VLĐ phải được hiểu trên hai khía cạnh:

+ Một là, với số vốn hiện có có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Hai là, đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn.

Hai khía cạnh cũng chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng là một vấn đề cốt yếu trọng doanh nghiệp vì những lý do sau:

Trước hết, xuất phát từ mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, vốn được bao cấp, kết quả kinh doanh phải giao nộp cho nhà nước Do vậy đã không tạo được động lực để khuyến khích các nhà quản lý doanh nghiệp nâng cao sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường thì đã có sự thay đổi trong tư duy quản lý kinh tế do đó các doanh nghiệp độc lập phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, nếu sử dụng đồng vốn không có hiệu quả, không sinh lời và bảo toàn được vốn thì doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại và phá sản là một kết quả tất yếu Cho nên việc không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong chiến lược tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò to lớn của VLĐ trong các doanh nghiệp. Để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thông suốt, liên tục thì ở bất cứ một quy mô hoạt động nào đều cần phải có một lượng VLĐ phù hợp Mặt khác, do yêu cầu của việc cạnh tranh nên doanh nghiệp luôn cần tính đến việc mở rộng quy mô hoạt động của mình Do vậy số vốn đầu tư khi bỏ vào sản xuất không những phải được bảo toàn mà còn phải tăng thêm để đáp ứng cho kế hoạch mà doanh nghiệp đã đưa ra trong chiến lược phát triển của mình Muốn thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ.

Thứ ba, trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là rất lớn, song nguồn tài trợ lại có hạn Do vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn càng trở nên một vấn để hết sức cần thiết Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động VLĐ thích hợp sẽ giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn không cần thiết, do đó tác động lớn đến việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thứ tư, do tình trạng nền kinh tế nước ta hiện nay, tình hình kinh doanh kém hiệu quả còn diễn ra tại nhiều doanh nghiệp Do chưa thích ứng được với các quy luật khắt khe của nền kinh tế thị trường, trình độ quản lý còn yếu kém nên đã dẫn đến việc lâm vào tình trạng lúng túng, trì trệ, thậm chí phá sản. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn không được bảo toàn do thua lỗ trong kinh doanh Vì vậy, để nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, nhanh chóng theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế thế giới hiện nay thì cần khắc phục tình trạng yếu kém, trì trệ, cần phải quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Xuất phát từ những khía cạnh trên cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp Đây là một khâu quan trọng trong công tác quản lý tài chính, là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:

1.2.2.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện bằng hai chỉ tiêu:

+ Số lần luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu lần (hay vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng).

L : Là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.

M: Là tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần).

Vlđ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ.

+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành một vòng luân chuyển vốn lưu động.

K: Là kỳ luân chuyển vốn lưu động.

Vòng quay vốn lưu động nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động được rút ngắn và ngược lại.

1.2.2.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp có thể đạt được quy mô như cũ nhưng có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động Hay vẫn với số vốn lưu động như trước nhưng do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp đạt được quy mô cao hơn, hoặc do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp phải tăng một lượng vốn lưu động không đáng kể nhưng quy mô tăng lên nhiều.

Vtk : Vốn lưu động tiết kiệm.

K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo và năm kế hoạch

L0, L1: Số lần luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch

M1 : Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch (doanh thu thuần )

1.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (doanh lợi vốn lưu động)

Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế) hđ sxkd

Doanh lợi VLĐ VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế Mức doanh lợi vốn lưu động cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn.

1.2.2.4 Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận vốn lưu động)

Là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu, chi tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

VLĐ bình quân trong kỳ

Hàm lượng VLĐ Doanh thu (không bao gồm thuế gián thu)

1.3 Phương pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp hiện nay

1.3.1 Nguyên tắc quản lý vốn lưu động. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp phải thực hiện một số nguyên tắc sau:

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1 Một số thông tin chung

- Tên công ty: Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

- Tên giao dịch quốc tế: PHALAI THERMAL POWER JOINT

- Trụ sở chính: Thôn Phao Sơn, Thị trấn Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương.

- Email: plpc@evn.com.vn

- Loại hình doanh nghiệp : công ty cổ phần

- Số ĐKKD: 0406000001 cấp ngày 29/4/2005 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương cấp

- Tài khoản số: 42110110001 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chí Linh, Hải Dương

- Vốn điều lệ cũ: 3.107.000.000.000 đồng (Ba nghìn một trăm linh bảy tỷ đồng)

- Vốn điều lệ mới: 3.262.350.000.000 đồng (Ba nghìn hai trăm sáu mươi hai tỷ, ba trăm năm mươi triệu đồng)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0403000380;

- Đăng ký lần đầu: ngày 26 tháng 01 năm 2006;

- Đăng ký thay đổi thứ nhất: ngày 24 tháng 5 năm 2007.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:

Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (nay là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại) được thành lập theo Quyết định số 22 ĐL/TCCB của Bộ Điện lực vào ngày 26/04/1982, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Điện lực I

Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1995 Nhà máy là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (theo Quyết định số 121NL/TCCBLĐ ngày 04/3/1995 của Bộ Năng lượng), hạch toán phụ thuộc

Ngày 30 tháng 3 năm 2005 Bộ Công Nghiệp có Quyết định số 16/2005/ QĐBCN chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Ngày 18 tháng 5 năm 2005 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có văn bản số 2436/CVEVNTCKT hướng dẫn bàn giao tài chính khi chuyển các nhà máy điện thành Công ty hạch toán độc lập, Công ty TNHH một thành viên, theo đó Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại chính thức chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01/7/2005

Thực hiện Quyết định số 3537/QĐTCCB ngày 31/12/2004 của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hóa, Công ty Nhiệt điện Phả Lại đã hoàn thành công tác cổ phần hóa và chính thức chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần với tên mới là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0403000380 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 26/01/2006

Ngày 15/5/2006, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại chính thức được cấp phép đăng ký giao dịch trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán PPC ngày 19/05/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Tổ chức tư vấn: công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Kiểm toán độc lập: công ty kiểm toán Việt Nam(VACO).

2.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh điện năng

- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình Nhiệt điện, công trình kiến trúc của Nhà máy điện

- Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện

- Lập dựán đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình điện

- Mua bán xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng

- Sản xuất, chếtạo các thiết bị, vật tưphụtùng cơ nhiệt điện

- Đầu tưcác công trình nguồn và lưới điện

- Bồi dưỡng cán bộcông nhân viên về quản lý thiết bị vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện.

- Đầu tư tài chính và môi giới chứng khoán.

- Kinh doanh bất động sản.

2.1.2.2 T ch c nhân s ổ chức nhân sự ức nhân sự ự

Công ty có hơn hai ngàn cán bộ CNV lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu (93,52%) trong cơ cấu lao động hiện tại của Công ty Đội ngũ chuyên viên, cán bộ kỹ thuật của Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng đào tạo cán bộ vận hành, quản lý kỹ thuật cho các nhà máy nhiệt điện chạy than khác.

Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Trình độ trên đại học 4 0,19

Trình độ Cao đẳng, trung cấp 454 21,02

Công nhân kỹ thuật bậc 7/7 57 2,64

Công ty hiện có 17 đơn vị gồm các phòng kỹ thuật nghiệp vụ và các phân xưởng, được chia làm 03 khối gồm khối các phòng kỹ thuật nghiệp vụ, khối vận hành và khối sửa chữa Sơ đồ tổ chức của Công ty như sau:

Hội đồng Cổ Đông là hội đồng cao nhất hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển của toàn công ty, với chu kỳ hoạt động là 1 năm Hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, là cơ quan đưa ra các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong nhiệm kỳ hoạt động của mình Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm giám đốc và các cán bộ quản lý của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, trình bày báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội đồng cổ đông, có quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty;kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý điều hành công ty, trong việc ghi chép sổ sách kế toán cũng như trong báo cáo tài chính; chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông.

Giám đốc có quyền quyết định đến mọi hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện phương án kinh doanh và phương án đầu tư;có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các cán bộ quản lý trong công ty trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu:

+ Phòng văn phòng: là đơn vị nghiệp vụ phục vụ tổng hợp trong công ty, có chức năng tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực như: hành chính, quản trị, đối ngoại, y tế doanh nghiệp, quản lý xe ô tô hành chính, và các công tác phục vụ tổng hợp khác: phục vụ bữa ăn ca nông nghiệp, bồi dưỡng độc hại, văn hóa văn nghệ, thể thao trong công ty.

+ Phòng bảo vệ cứu hỏa: là một phòng nghiệp vụ, có chức năng giúp giám đốc công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trật tự trong công ty và bảo vệ an toàn nguyên vẹn tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, công tác cứu hỏa, công tác quân sự quốc phòng địa phương.

+ Phòng kế hoạch vật tư: là phòng nghiệp vụ, có chức năng giúp giám đốc công ty chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác Kế hoạch sản xuất – kinh doanh, tham gia thị trường điện; công tác kế hoạch sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng, công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lý vật tư, thiết bị, nhiên liệu

+ Phòng kỹ thuật: là một đơn vị tham mưu giúp việc giám đốc chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật trong vận hành và sửa chữa thiết bị, công nghệ của Công ty Xây dựng phương thức và xác định chế độ vận hành tối ưu của các thiết bị Quản lý công tác kỹ thuật an toàn – bảo hộ lao động đáp ứng yêu cầu mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác của công ty.

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong 3 năm tới

Theo dự tính mức tiêu thụ điện năng ở Việt Nam hàng năm tăng khoảng 16% -17%, năm 2011 và năm 2012 có nguy cơ thiếu điện do các nguồn điện dự kiến không đưa vào vận hành đúng tiến độ So với các loại hình khác nhiệt điện than có giá thành rẻ, có sản lượng ổn định và không phụ thuộc vào thời tiết, đảm bảo nguồn cung cấp liên tục.Trong những năm gần đây ngành điện đã tập trung đầu tư thêm nhiều nhà máy nhiệt điện, trong đó chủ yếu là nhiệt điện than ở phía Bắc và các nhà máy nhiệt điện chạy khí ở phía Nam Theo tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam thì những năm tới Hệ thống điện Việt Nam còn thiếu nguồn, với sản lượng lớn nhất trong các nhà máy nhiệt điện phía Bắc, Nhiệt điện Phả Lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện Quốc gia Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát điện đi đôi với yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao chất lượng thiết bị và bảo vệ môi trường, ngoài việc chú trọng công tác vận hành, Công ty còn rất quan tâm công tác sửa chữa bảo dưỡng, đặc biệt công tác sửa chữa lớn Nhà máy Phả Lại 1 để phục hồi thiết bị sau hơn 20 năm khai thác và chuẩn bị cho công tác sửa chữa lớn Nhà máy Phả Lại 2 Nhà máy Phả Lại 1 và Nhà máy Phả Lại 2 đang vận hành ổn định và hiệu quả, đảm bảo công suất phát điện tối đa, đạt sản lượng kế hoạch với giá điện đã thoả thuận với EVN Công ty cũng lập kế hoạch rà soát lại toàn bộ việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất điện theo hướng tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất điện, tăng lợi nhuận và từ đó tăng tỷ lệ chi trả cổ tức Dưới đây là một số định hướng phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

* Đầu tư xây dựng cơ bản:

- Để phục vụ cho việc sản xuất điện ổn định, an toàn, tiết kiệm nguyên nhiên liệu và đảm bảo an toàn môi trường Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đang dự kiến đầu tư xây dựng một số công trình dự án như sau:

+ Kho than khô số 2 và cẩu bốc than DC1 (Vốn đầu tư dự kiến 41,5 tỷ) để bảo quản than tránh khỏi các tác động của môi trường làm giảm phẩm chất góp phần giảm chi phí tiêu hao than trong sản xuất, tiết kiệm chi phí;

+ Hệ thống xử lý nước thải Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (Vốn đầu tư dự kiến khoảng 15 tỷ do JBIC cho vay) nhằm trang bị hệ thống xử lý nước thải sản xuất đảm bảo an toàn cho môi trường nước của nhà máy cũng như khu vực xung quanh;

+ Hệ thống làm sạch bình ngưng (Vốn đầu tư dự kiến khoảng 70 tỷ) Hệ thống bình ngưng trong dây chuyền thiết bị có tác dụng ngưng tụ hơi nước sau khi qua tuabin để đưa vào nồi hơi tái sử dụng nhằm tăng hiệu suất sử dụng, quá trình đó các chất bẩn bám vào hệ thống bình ngưng này làm giảm hiệu suất của bình ngưng, ảnh hưởng đến chất lượng nồi hơi Dự án này nhằm trang bị hệ thống thiết bị làm sạch bình ngưng nhằm tăng hiệu quả thiết bị; + Đầu máy xe lửa (Vốn đầu tư dự kiến 14 tỷ) nhằm thay thế đầu kéo hiện nay không đảm bảo yêu cầu, hiệu quả thấp, tiêu tốn nhiên liệu;

+ Hệ thống xử lý nước tuần hoàn bằng Clo (Vốn đầu tư dự kiến khoảng 7tỷ) nhằm làm sạch nước khỏi các tác nhân vi sinh vật gây hại cho hệ thống thiết bị.

Trong thời gian tới Công ty cổ phần sẽ đầu tư các dự án trên, đẩy nhanh tiến độ sớm đưa vào hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận

Là đơn vị có lượng tài sản lớn, nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm rất lớn gần 1.000 tỷ đồng cùng với lợi nhuận để lại Công ty sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này Nguồn vốn khấu hao sau khi dùng chi trả các khoản vốn vay đầu tư xây dựng, mua thiết bị, phương tiện Công ty sẽ chủ động và phối kết hợp với các cổ đông có kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực tài chính, công nghệ tìm kiếm các cơ hội đầu tư, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác trong cùng ngành hoặc tham gia đầu tư tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện theo định hướng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Công nghiệp và của Chính phủ.

*Mở rộng sản xuất kinh doanh:

Phát huy những lợi thế sẵn có, Công ty chủ trương mở rộng một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhằm tận dụng được nguồn lực của Công ty cũng như các phụ phẩm, chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất điện như tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay, khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng Cụ thể các dự án như sau:

- Sản xuất thạch cao, là sản phẩm tận dụng có sẵn từ quá trình sản xuất, lấy từ hệ thống khử lưu huỳnh phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng cũng như các ngành công nghiệp khác làm tăng doanh thu mỗi năm cho Công ty lên khoảng hơn một tỷ đồng.

- Tiếp tục khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng Lượng xỉ than thải ra hàng năm của nhà máy là rất lớn do vậy nguồn thu từ hoạt động này có thể tạo ra doanh thu khá lớn mỗi năm. Hiện tại khoảng 1,2 tỷ mỗi năm.

- Công ty đang tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay để xây dựng các đập nước nhà máy thuỷ điện Dự án này đã được Tổng Công ty phê duyệt, nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu là tro sạch, sản phẩm thải ra từ sản xuất của 2 nhà máy tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại Đây là sản phẩm đang có nhu cầu lớn trên thị truờng xây dựng các nhà máy thuỷ điện,Công ty cùng với Ban Quản lý dự án Thủy điện Sơn La thực hiện sản xuất tro bay bán lại cho Dự án Thủy điện Sơn La trong thời gian 5 năm thực hiện dự ánThủy điện Sơn La Sau thời hạn này, Công ty có thể chủ động tìm kiếm khách hàng, bán ra thị trường, chủ yếu là các Công ty xây dựng các nhà máy thủy điện.

- Đầu tư vào Công ty CP Nhiệt điện Mông Dương 20% vốn điều lệ, đầu tư vào Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh 10% vốn điều lệ.

- Định hướng phát triển trong các năm tới:

+ Các mục tiêu chủ yếu của công ty: Đảm bảo vận hành các tổ máy an toàn - liên tục - kinh tế và tham gia thị trường điện Sản lượng điện sản xuất hàng năm đạt từ 5,8 tỷ kWh trở lên, doanh thu từ sản xuất điện đạt từ 3026 tỷ đồng trở lên.

Cố gắng đảm bảo tỷ lệ trả cổ tức tối thiểu đạt từ 12% năm, ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.

+ Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

Tham gia đầu tư góp vốn xây dựng các nhà máy điện, với công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện Miền Bắc… Đầu tư tài chính và môi giới chứng khoán; kinh doanh bất động sản. Như vậy cùng với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mục tiêu của công ty là tập trung đầu tư vào những dự án lớn ngành điện, đặc biệt là nhiệt điện Tuy nhiên do một số biến động khách quan, đầu tháng 3/2012, công ty đặt ra mục tiêu trong năm 2012 như sau:

Năm 2012, PPC dự kiến kế hoạch sản xuất 5.822,64 triệu Kwh Điện năng bán cho EVN là 5.253,67 triệu Kwh

Trong năm chi phí cho sửa chữa lớn là 415 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 115,8 tỷ đồng, đầu tư phát triển 10 tỷ đồng Góp vốn đầu tư tài chính dưới dạng ủy thác đầu tư ngắn hạn 3.500 tỷ đồng.

Năm 2012, doanh thu kế hoạch dự kiến 4.672,7 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế dự kiến 430,9 tỷ đồng

Theo PPC, trong năm 2012 vẫn còn giải quyết tồn tại của những năm

Ngày đăng: 29/08/2023, 13:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy kế toán Công ty - Vốn lưu động và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty (Trang 32)
Sơ đồ 1.1 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐIỆN Ở  CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI - Vốn lưu động và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Sơ đồ 1.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐIỆN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w