Mẫu bìa Đề cương luận văn TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ[.]
, MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu hiện tại của Pharmacity là đến năm 2025 có tổng doanh thu của công ty đạt 1,5 tỷ đô la Mỹ với 5000 nhà thuốc trên toàn quốc Tính đến nay, Pharmacity đã có mặt ở 14 tỉnh thành và đã khai trương nhà thuốc thứ 400 tại Đà Nẵng vào tháng 07 năm
2020 và hơn thế nữa là nhà thuốc thứ 500 cũng được thành lập vào ngày 26/04/2021 tại TPHCM và sắp tới sẽ có mặt Buôn Mê Thuột, Gia Lai, Hà Tĩnh, Do đó, việc tuyển thêm nhiều dược sĩ mới ở các tỉnh thành được diễn ra liên tục và thường xuyên hàng tuần nhằm bổ sung nguồn nhân lực kịp thời cho công ty. Đào tạo luôn là hoạt động được chú trọng của tất cả các doanh nghiệp và Pharmacity cũng có mối quan tâm như vậy Để đào tạo nên một đội ngũ dược sĩ có năng lực chuyên môn cao, luôn tận tâm với nghề, trung tâm đào tạo của công ty đã xây dựng nên một chương trình đào tạo theo các cấp độ, các chức vụ cao hơn (gồm chương trình đào tạo level 1, level 2, level 3, level 4, ca trưởng, cửa hàng trưởng) để có các cấp bậc quản lý, chịu trách nhiệm tại nhà thuốc Hằng tuần, sẽ có ba đến bốn lớp học ở các cấp độ khác nhau diễn ra dành cho các dược sĩ ở TPHCM cũng như là các dược sĩ ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá chất lượng toàn của các chương trình đào tạo là vấn đề mà Ban lãnh đạo công ty vẫn luôn trăn trở. Ngoài ra, hàng tuần trung tâm đào tạo còn đào tạo các khu vực tỉnh lẻ với hình thức online - Zoom với số lượng dao động từ 15 đến 20 dược sĩ Tuy nhiên, có nhiều lý do chủ quan khiến cho quá trình đào đạo bị gián đoạn Điều này không đạt sự hài lòng của học viên, luồng kiến thức bị gián đoạn, dẫn đến đầu ra của dược sĩ không đạt chất lượng cao Do đó, hiện tại chất lượng đào tạo dược sĩ vẫn chưa đạt được hiệu quả như công ty mong muốn Vì vậy, đề tài này được thực hiện nhằm tìm ra những yếu tố có thể tác động đến chất lượng chương trình đào tạo một cách toàn diện và qua đó nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo tại công ty.
Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao chất lượng đào tạo dược sĩ của công ty để đạt được mục tiêu chung của
2 công ty, giúp cho dược sĩ có một khóa đào tạo tốt nhất, trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tham gia lớp đào tạo để công ty có được một đội ngũ nhân viên chất lượng nhất.
Với mục tiêu tổng quát của đề tài, bài báo cáo đặt ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:
• Phân tích tình hình đào tạo tại công ty từ 01/01/2021 đến 31/05/2021
• Xác định ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động đào tạo dược sĩ.
• Đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo tại công ty.
Câu hỏi nghiên cứu
• Các yếu tố nào làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo dược sĩ?
• Mức độ hài lòng của dược sĩ đối với chương trình đào tạo như thế nào?
• Những giải pháp nào thì phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo dược sĩ?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi nghiên cứu: Trung tâm đào tạo của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity.
• Đối tượng phỏng vấn: Tất cả các dược sĩ đang và đã đào tạo tại trung tâm (Từ 01/01/2021 đến 31/05/2021)
• Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đào tạo và cách nâng cao chất lượng đào tạo dược sĩ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: thu thập các biểu mẫu, thông tin đánh giá của học viên đối với các chương trình đào tạo mà học viên tham gia qua form đánh giá có sẵn của Trung tâm đào tạo Phỏng vấn các dược sĩ bằng phiếu khảo sát tại các lớp đào tạo để bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Sau đó, tiến hành thống kê các mức độ hài lòng của dược sĩ sau mỗi khoá học.
Cấu trúc của bài khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đào tạo và chất lượng đào tạo trong doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo dược sĩ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
Chương 3: Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả đào tạo dược sĩ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP
TẠO TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Đào tạo
Có rất nhiều khái niệm đào tạo khác nhau, trong đó ta có thể kể đến một số khái niệm như sau: Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành một cách có hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề, có năng suất và hiệu quả (Trần Khánh Đức
- Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục, 2005) Đào tạo là các hoạt động nhằm giúp người lao động có thể thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình Là tổng hợp các hoạt động nhằm nâng cao trình độ, kĩ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ, công việc lao động hiệu quả hơn. (Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007)
Theo Cenzo và Robbins (2010), đào tạo là quá trình học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành Đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện tại, giúp cá nhân có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại.
Tóm lại, đào tạo là quá trình giúp nhân viên hoàn thiện và phát triển các kiến thức và kỹ năng trong công việc mà tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu, giúp cho nhân viên có thể thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ và chức năng của mình Ngoài ra, đào tạo còn là một quá trình học tập làm cho nhân viên nắm vững hơn công việc của mình để nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân viên. Đào tạo có ba mục đích chính:
• Tăng hiệu suất hoặc năng suất của nhân viên
• Đạt được mục tiêu của tổ chức
• Đầu tư cho nhân viên là cách thành công trong môi trường kinh doanh biến động và khó lường.
1.1.2 Vai trò của đào tạo
1.1.2.1 Đối với doanh nghiệp Đào tạo có vai trò giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Shelley Frost, 2019) Để cập nhật những phương thức quản lý mới nhất, những nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lý phù hợp với những thay đổi về quy trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào môi trường kinh doanh.
Giải quyết các vấn đề trong tổ chức: Đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể giúp các nhà quản trị giải quyết các vấn đề liên quan đến các mâu thuẫn, xung đột giữa cá nhân với tổ chức, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Đào tạo công việc cho nhân viên mới: Những người mới vào công ty, doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp, các chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp cho họ mau chóng thích nghi được với môi trường làm việc mới và giúp doanh nghiệp tăng năng suất (Md Mobarak Karim and Musfiq Choudhury, 2019)
Nhân viên có cơ hội thăng tiến và thăng chức nhiều hơn khi được tham gia các chương trình đào tạo phát triển những kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần thiết.
Nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn và gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Đào tạo tốt tạo cho nhân viên có cách nhìn, thay đổi cách tư duy trong công việc Đây là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của nhân viên trong công việc (Emma O'Neill, 2020) Quá trình nhân viên hoàn thành công việc được diễn ra tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chí chuẩn mực đã được đề ra, hoặc khi nhân viên được giao một công việc hoàn toàn mới.
Cập nhật các kỹ năng cần thiết, kiến thức chuyên môn cho nhân viên, giúp những người nhân viên có thể áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.
Nhân viên sẽ được đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu phất triển của mình. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt hiệu quả tốt hơn, muốn có nhiều cơ hội thăng tiến với những nhiệm vụ mang tính thử thách nhiều hơn.
1.1.3 Các phương pháp đào tạo
1.1.3.1 Đào tạo tại nơi làm việc
Hướng dẫn công việc: Việc đào tạo không nhất thiết phải là việc mở lớp với quy mô lớn, giảng một lượng lớn lý thuyết sau đó mới thực hành Thay vào đó, nhân viên có thể học từng phần nhỏ, áp dụng ngày vào công việc hàng ngày để ghi nhớ một cách hiệu quả hơn Hướng dẫn công việc là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến Qua chính các công việc thực tế mà nhân viên phải thực hiện hàng ngày, người hướng dẫn sẽ chỉ cho nhân viên những vấn đề còn khúc mắc, việc truyền đạt những kinh nghiệm bản thân, các kỹ năng cốt lõi có lợi cho sự phát triển của nhân viên (Jeremy Raynolds, 2019)
Huấn luyện: là một phương pháp để giúp đỡ nhân viên của mình rèn luyện, phát triển, học hỏi những kỹ năng mới, đối mặt với thử thách cá nhân, kiểm soát sự thay đổi trong cuộc sống, xây dựng mục tiêu và đạt được thành công Huấn luyện là về việc nhận ra những điều tốt đẹp nhất của nhân viên nào đó và khuyến khích họ đưa ra những quyết định để cải thiện cuộc sống của chính mình Huấn luyện là khả năng nhìn ra những điều tốt đẹp nhất của một nhân viên và khuyến khích họ đưa ra những quyết định để cải thiện cuộc sống, công việc của chính mình.
1.1.3.2 Đào tạo ngoài nơi làm việc
Tổ chức đào tạo nhân viên tại các văn phòng đào tạo: Đây là hình thức khá phổ biến, đặc biệt là những công ty, doanh nghiệp thuộc khối nhanh bán lẻ Bởi vì họ có cần một đội ngũ nhân viên khá hùng hậu và đòi hỏi kỹ năng của những nhân viên này thật chuyên nghiệp (Smriti Chand, 2013) Đào tạo Online: Đối với thời đại hiện nay, việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật trong đào tạo đang là một xu thế Với hình thức này, tổ chức doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí và nguồn lực khác nhau Các doanh nghiệp công ty có thể lựa chọn nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo qua những ứng dụng công nghệ trực tiếp như Zoom Meeting, Google Meet, Microsoft Team,…và có thể đào tạo bằng phương pháp E-learning dành cho các tổ chức, doanh nghiệp (Hình 1.1).
Hình 1.1 Các ứng dụng dùng trong đào tạo Online – Nguồn: Internet
Ngoài ra, còn có một số hình thức đào tạo khác như phân chia theo định hướng nội dung đào tạo gồm đào tạo định hướng doanh nghiệp và đào tạo định hướng công việc; phân chia theo đối tượng đào tạo gồm đào tạo mới áp dụng cho lao động phổ thông chưa có trình độ và đào tạo lại đối với những người đã có kỹ năng nghề nhưng cần phải đổi nghề theo yêu cầu của công việc Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và thực tế của họ mà sẽ đưa ra hình thức thức đào tạo phù hợp để đạt được hiệu quả chất lượng tốt nhất. Với Pharmacity hiện nay áp dụng theo cách phân chia theo nơi đào tạo do đó bài khóa luận của tôi cũng đi theo cách phân chia này.
1.1.4 Quy trình đào tạo nhân viên tại doanh nghiệp
Hiện nay, nhân sự được coi là nền móng và là một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp Do vậy, quy trình đào tạo nhân viên cần được đầu tư kỹ lưỡng nhằm giúp cho nhân viên nâng cao chuyên môn làm việc cũng như giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tài sản lớn nhất của mình Dưới đây, tôi xin trình bày qua quy trình đào tạo của tác giả Trần Kim Dung (2005): xác định nhu cảu đảo tạo wvww wwww wwwô www wwws wwvô
Xác đinh mục tiêu đào tạo wwww wwwww wvww* SAAAAAA WWV\A 7WW>
Lựa chọn đội tượng đàọ tạo
Xác đinh chương trịnh vả phương pháp đảo tạp wwwv wwww WWWWWVlđ wwwws ww JếWWWWWĨ^- ôvwwife