1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx

85 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Tác giả Lê Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Việt Dũng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 107,17 KB

Cấu trúc

  • 2.1 Đổi mới công nghệ và đổi mới tài chính (22)
    • 2.1.1 Định nghĩa về đổi mới công nghệ (22)
    • 2.1.2 Định nghĩ về đổi mới tài chính (24)
    • 2.1.3 Vai trò và mối quan hệ của đổi mới công nghệ đối với đổi mới tài chính 15 (26)
  • 2.2 Lý thuyết nền về mối quan hệ giữa đổi mới và lợi nhuận (28)
  • 2.3 Tổng quan nghiên cứu (30)
    • 2.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan (30)
    • 2.3.2 Giả thuyết về chiến lược cần thiết và giả thuyết về cơ hội khác biệt (35)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu (0)
    • 3.2 Mô tả các biến (41)
    • 3.3 Mô hình nghiên cứu (42)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 4.1 Kết quả nghiên cứu mô hình thực nghiệm (47)
      • 4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (47)
      • 4.1.2 Phân tích tương quan (48)
      • 4.1.3 Kết quả hồi quy (49)
    • 4.2 Kiểm tra độ bền và phương pháp đo lường thay thế (54)
    • 4.3 Tiếp cận phương pháp hồi quy Fixed effects (57)
    • 4.4 Tiếp cận phương pháp hồi quy GMM (60)
    • 4.5 Tác động của đầu tư công nghệ theo quy mô ngânhàng (0)
    • 4.6 Tác động của đầu tư công nghệ đến sự ổn định củangân hàng (0)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (66)
    • 5.1 Kết luận (66)
    • 5.2 Một số đề xuất (67)
      • 5.2.1 Đối với cơ quan quản lý (67)
      • 5.2.2 Đối với các ngân hàng (69)
    • 5.3 Hạn chế của đề tài và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. i (72)

Nội dung

Mẫu bìa Đề cương luận văn Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH LÊ PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI[.]

Đổi mới công nghệ và đổi mới tài chính

Định nghĩa về đổi mới công nghệ

Thiết nghĩ trước khi tìm hiểu về định nghĩa về đổi mới công nghệ (technology innovation), tác giả cho rằng cần phải hiểu rõ về khái niệm về sự đổi mới Nhìn chung, có nhiều khái niệm khác nhau chủ yếu về nội hàm của sự đổi mới là chính. Đơn cử như:

Theo Damanpour (1996), đổi mới là: “Một quá trình bao gồm việc tạo ra, phát triển và thực hiện các ý tưởng hoặc hành vi mới Hơn nữa, đổi mới được hình thành như một phương tiện thay đổi một tổ chức, hoặc như một phản ứng đối với những thay đổi của môi trường bên ngoài hoặc như một hành động phủ đầu (pre-emptive action) để tác động đến môi trường Do đó, đổi mới ở đây được định nghĩa rộng bao gồm một loạt các loại hình, bao gồm các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, công nghệ quy trình mới, cơ cấu tổ chức hoặc hệ thống quản trị mới, hoặc các kế hoạch hoặc chương trình mới liên quan đến các thành viên của tổ chức.”

Quan điểm của Deiss (2004) cho rằng, đổi mới là: “Những thứ thay đổi cách chúng ta có thể làm những gì chúng ta muốn làm; [những thứ] đã gia tăng giá trị cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta…các dịch vụ mới, mong muốn hoặc cần thiết để tăng giá trị cho giảng viên đại học, sinh viên và các học giả khác Đổi mới có ý nghĩa quan trọng hơn về những gì đối tượng mục tiêu của chúng ta có thể làm — về khả năng tăng cường của những người sử dụng thư viện để làm những gì họ muốn và cần làm theo cách có lợi nhất cho năng suất, niềm vui và sự xuất sắc.tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của những thành viên chính của chúng ta với những cách mới và hữu ích.”

Hay như Kaser (2011) nhận định đổi mới là: “Một người khôn ngoan đã từng nói với tôi rằng đổi mới không chỉ là làm những điều mới mẻ hoặc khác biệt; đó là làm những điều mà trước mắt người xem (người dùng, khách hàng quen thuộc hoặc khách hàng xa lạ) đáp ứng một nhu cầu mà trước đây có thể không được đánh giá cao Đổi mới là những thứ thực sự thay đổi và cải thiện cách chúng ta thực hiện công việc; chúng thậm chí có thể thay đổi mô hình thông lệ của chính chúng ta.”

Như vậy, có thể thấy rằng, đổi mới là một điều gì đó không chỉ đơn giản tạo nên điều khác biệt mà còn từ chính những khác biệt này sẽ nhằm đáp ứng hoặc xa hơn là khơi dậy nhu cầu từ những thay đổi của người tiếp nhận chúng (khách hàng là một ví dụ điển hình).

Về đổi mới công nghệ, Scherer (2001) cho rằng “Đổi mới công nghệ là chức năng thông qua đó các công nghệ mới được đưa vào hệ thống kinh tế Nó đòi hỏi phải nhận ra các khả năng công nghệ mới, tổ chức nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để chuyển đổi ý tưởng thành các sản phẩm hoặc quy trình hữu ích và thực hiện các hoạt động cần thiết (thường được gọi là “nghiên cứu và phát triển” (R&D)) Điều quan trọng là vì những tiến bộ công nghệ đã đóng một vai trò quan trọng nhất trong việc tạo điều kiện thúc đẩy mức sống được cải thiện triệt để của cư dân các quốc gia tiến bộ trong nhiều thế kỷ qua Đổi mới phản ứng với các lực lượng kinh tế và sự thu hút của lợi nhuận, nhưng ảnh hưởng của chúng rất phức tạp bởi sự không chắc chắn và khó khăn mà các nhà đổi mới gặp phải trong việc thu được một phần đủ lợi ích kinh tế từ những đóng góp của họ.”

Qua định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng, đổi mới công nghệ không chỉ đem lại những lợi ích tiềm năng (lợi nhuận, nâng cao mức sống) mà còn tạo ra những “khó khăn” và “sự không chắc chắn” bời tính chất “phức tạp” của chúng Thật vậy, tác giả cũng lưu ý rằng, đổi mới công nghệ luôn làm chứa rủi ro và chi phí đi kèm bởi sự đáng kể của những điều không chắc chắn luôn hiện hữu Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn thường có vị thế thuận lợi hơn trong việc đổi mới mặc dù bằng chứng hỗ trợ còn gây nhiều tranh cãi.

Tại Việt Nam, tại Khoản 15 Điều 2 Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định về khái niệm đổi mới công nghệ cụ thể như sau:

“Đổi mới công nghệ là hoạt động thay thế một phần hoặc toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một phần hoặc toàn bộ công nghệ khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm ”

Như tác giả đã lưu ý ở phần mở đầu, vấn đề đổi mới công nghệ đã được cơ quan quản lý tại Việt Nam ở các cấp lãnh đạo cao nhất đặc biệt lưu tâm và quán triệt trong nhiều năm qua Nó trở thành định hướng và quyết tâm chính trị mà hệ thống ngân hàng trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng đó Ở nội dung tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành khái quát hóa về đổi mới tài chính và vai trò của sự công nghệ trong việc thúc đẩy sự phát triển của sự đổi mới này.

Định nghĩ về đổi mới tài chính

Một trong những chức năng chính của hệ thống tài chính là tạo điều kiện thuận lợi và kịp thời trong việc phân bổ các nguồn lực kinh tế, cả về mặt không gian lẫn thời gian, nhất là trong môi trường không chắc chắn (Merton, 1992) Điều này, đến lượt nó, chức năng của hệ thống tài chính bao hàm trong đó một hệ thống rộng lớn bao gồm: cung cấp phương tiện thanh toán/trao đổi; việc chuyển các nguồn lực từ người tiết kiệm sang nhà đầu tư/người sử dụng nguồn lực (và sau cùng là hoàn trả cho người tiết kiệm); và giảm thiểu các rủi ro thông qua bảo hiểm và đa dạng hóa Hoạt động của hệ thống tài chính liên quan đến các chi phí nguồn lực thực tế đặc biệt là nguồn lực vốn cho các trung gian tài chính(ngân hàng, công ty bảo hiểm, v.v.) và các thành phần liên quan khác (môi giới chứng khoán, cố vấn tài chính, v.v.) sử dụng Đối với những cá nhân không thích rủi ro, những rủi ro này sẽ đại diện cho chi phí Do đó, các sản phẩm, dịch vụ, công cụ tài chính mới có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các bên tham gia trong hệ thống tài chính luôn là một khả năng hiện diện Trong bối cảnh này, đổi mới tài chính (financial innovation) có thể được xem như một cái gì đó mang tính mới và góp phần tiết giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro hoặc cung cấp một sản phẩm, dịch vụ, công cụ cải tiến đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tham gia (Frame & White, 2004).

Theo đó, Frame & White (2004) đã khái quát hóa đổi mới tài chính thành các nhóm cụ thể sau:

(i) Nhóm các sản phẩm mới (ví dụ, các khoản thế chấp lãi suất có thể điều chỉnh được);

(ii) Nhóm các dịch vụ mới (ví dụ: giao dịch chứng khoán trực tuyến; ngân hàng qua Internet);

(iii) Nhóm các quy trình "sản xuất" mới (ví dụ: lưu trữ hồ sơ điện tử cho chứng khoán; chấm điểm tín dụng);

(iv) Nhóm các hình thức tổ chức mới (ví dụ: một loại hình trao đổi điện tử mới để giao dịch chứng khoán; ngân hàng Internet).

Các tác giả cũng tin rằng sự chú ý của nghiên cứu đến sự đổi mới không chỉ tập trung vào ý tưởng mới mà điều quan trọng là việc áp dụng và tính lan tỏa của một sự đổi mới trong một ngành cụ thể Vì chính sự lan tỏa nhanh hơn có nghĩa là lợi tức về mặt xã hội cao hơn đối với các khoản đầu tư cơ bản vào sự đổi mới.

Một câu hỏi phát sinh lúc này là tại sao đổi mới tài chính lại đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế? Levine (1997, 2001) cho rằng vai trò trung tâm của lĩnh vực tài chính trong một nền kinh tế và tầm quan trọng của nó đối với tăng trưởng kinh tế tự nhiên nâng cao tầm quan trọng của đổi mới tài chính Vì tài chính là đầu vào của hầu như tất cả các hoạt động sản xuất và nhiều hoạt động tiêu dùng Việc cải thiện ngành tài chính sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Hơn nữa, khi hệ thống tài chính tốt hơn có thể khuyến khích tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn và gia tăng quyết định đầu tư Do vậy, những tác động tích cực gián tiếp này từ đổi mới tài chính sẽ còn thực sự lớn hơn.

Về mặt thực tế cho thấy, các doanh nghiệp và cá nhân không ngừng tìm kiếm lợi nhuận mới và việc cải tiến sản phẩm, quy trình cũng như cơ cấu tổ chức sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận lớn hơn Đôi khi việc tìm kiếm này xảy ra thông qua các chương trình nghiên cứu và phát triển chính thức; đôi khi nó xảy ra theo phương cách không chính thức hơn, đó là

"mày mò" hoặc nỗ lực “thử và sai” Khi thành công, kết quả là một sự đổi mới.

Vai trò và mối quan hệ của đổi mới công nghệ đối với đổi mới tài chính 15

Về mặt khái niệm, việc áp dụng công nghệ mới có thể được xem như một yếu tố thúc đẩy đổi mới quy trình từ quan điểm của người ứng dụng Nếu việc triển khai thành công, các quy trình được thay đổi và hệ thống mới thực sự được sử dụng Công nghệ mới được áp dụng cũng có thể hoạt động như một yếu tố thúc đẩy các đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ từ quan điểm của người ứng dụng nếu nó được sử dụng thành công để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp sản phẩm cho khách hàng theo cách mới đối với doanh nghiệp Chẳng hạn, việc một doanh nghiệp ứng dụng và triển khai phần mềm cửa hàng trực tuyến mới thường thay đổi quy trình xử lý các đơn hàng Đây là một sự đổi mới về quy trình. Hơn nữa, phần mềm cửa hàng trực tuyến mới có thể cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm của mình cho khách hàng theo một cách khác với trước đây và/hoặc cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung như theo dõi đơn đặt hàng trực tuyến hoặc nhận thông tin ngay lập tức về tình trạng hàng hóa Đây là một sự đổi mới dịch vụ Nhìn chung, cả hai loại đổi mới (quy trình và sản phẩm/dịch vụ) được thúc đẩy bởi công nghệ đều có ý nghĩa kinh tế rõ ràng (Koellinger, 2008).

Như đã đề cập ở nội dung trước đó, đổi mới tài chính có thể được coi là sản phẩm mới, dịch vụ mới, quy trình sản xuất hoặc các hình thức tổ chức mới Nó là kết quả tất yếu của sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài chính và là cốt lõi của hệ thống tài chính Do đó, hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung phải liên tục định hình lại cách thức họ cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho thị trường (Lee & ctg, 2021).

Trong thời đại kỷ nguyên số ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của phát triển công nghệ là không nhỏ, đặc biệt là đối với hệ thống tài chính Thật vậy, đơn cử các công nghệ hỗ trợ của tài chính là viễn thông và xử lý dữ liệu, nó cho phép các tổ chức tài chính trong việc thu thập thông tin, truyền tải và phân tích Ngoài ra, những công nghệ này còn giúp những người tham gia thị trường tài chính đo lường và quản lý mức độ rủi ro của họ một cách hiệu quả hơn Cụ thể, đối với cho vay, các vấn đề về thông tin không cân xứng ngụ ý rằng người cho vay có những khó khăn nhất định trong việc xác định ai là người đi vay đáng tin cậy (đươc gọi là vấn đề lựa chọn bất lợi – adverse selection) và phát sinh một số khó khăn trong việc giám sát khách hàng vay sau khi khoản vay đã được thực hiện (được gọi là vấn đề rủi ro đạo đức - moral hazard) Theo đó, khi công nghệ tốt hơn (tiên tiến hơn, nhanh hơn, chi phí thấp hơn) đã cho phép những đổi mới nhiều hơn (ví dụ: chấm điểm tín dụng và hành vi khách hàng) Qua đó, hỗ trợ người cho vay vượt qua tốt hơn những vấn đề thông tin bất cân xứng Tương tự, về rủi ro thị trường, việc sử dụng giá trị rủi ro và kiểm tra mức độ căng thẳng danh mục đầu tư cung cấp các biện pháp rủi ro hữu ích có thể được sử dụng trong nội bộ để thiết lập mức độ an toàn rủi ro hoặc phân bổ vốn và cung cấp cho các nhà đầu tư một bức tổng thể nhất Công nghệ cũng có thể cho phép đổi mới tổ chức (ví dụ: giao dịch chứng khoán điện tử), điều mà sẽ không thể thực hiện được với các công nghệ kém tiên tiến. Ở một khía cạnh khác, công nghệ rất quan trọng đối với lĩnh vực tài chính, đó là trí tuệ nhân tạo, chẳng hạn như mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes hoặc mô hình định giá vốn-tài sản (CAPM) Một lần nữa, những tiến bộ trong những công nghệ này sẽ cho phép một loạt các đổi mới (ví dụ: các chương trình máy tính sẽ dễ dàng tính toán các giá trị tùy chọn) (xem thêm: Vives (2019); Frame & White (2004)).

Tóm lại, vai trò của đổi mới công nghệ đã được nêu bật trong nhiều năm qua. Tuy vậy, vẫn chưa có kết luận thật sự rõ ràng về ảnh hưởng của chúng đối với ngân hàng trong các dòng nghiên cứu Ở các nội dung tiếp theo trong Chương này, tác giả sẽ làm rõ hơn về vấn đề ảnh hưởng của phát triển công nghệ đến hoạt động của các ngân hàng thông qua tổng quan các nghiên cứu liên quan.

Lý thuyết nền về mối quan hệ giữa đổi mới và lợi nhuận

Theo thuật ngữ kinh tế vi mô, một sự đổi mới sản phẩm tương ứng với việc tạo ra một chức năng sản xuất mới (Kamien, 1989), bao gồm khả năng khác biệt hóa một sản phẩm hiện có (Beath & ctg, 1987; Shaked & Sutton, 1982; Vickers, 1986) Mặt khác, đổi mới quy trình có thể được coi là sự chuyển dịch ra bên ngoài của một chức năng cung cấp hiện tại, tương ứng với chi phí biến đổi thấp hơn trong việc sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại, và do đó làm tăng năng suất (Dasgupta & Stiglitz, 1980; Reinganum, 1981).

Bên cạnh đó, những lợi thế của các hoạt động đổi mới đối với một doanh nghiệp được xác định thông qua một quy trình (đánh giá) của thị trường Nó không chỉ liên quan đến hoạt động của chính những người đổi mới mà còn cả phản ứng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh Do đó, những lợi thế của tất cả các tác nhân trong một thị trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Lý thuyết kinh tế cho rằng việc tạo ra một hàm cung mới lẫn sự dịch chuyển ra bên ngoài của một hàm cung hiện có đều có thể dẫn đến mức sản lượng cao hơn và do đó tăng trưởng doanh thu, mặc dù thông qua các cơ chế khác nhau Do vậy, cả đổi mới sản phẩm lẫn quy trình đều có thể đưa đến sự phát triển ở các doanh nghiệp ứng dụng đổi mới và nó độc lập với khả năng của doanh nghiệp trong việc có được lợi nhuận riêng biệt từ những khoản đầu tạo nên đổi mới (xem: Gửtz, 1999; Hannan & McDowell, 1990; Sutton, 1991).

Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa đổi mới và lợi nhuận phức tạp hơn vì nó phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của các công ty cạnh tranh Vấn đề cơ bản đối với doanh nghiệp ứng dụng đổi mới là bảo vệ quy trình hoặc sản phẩm mới của mình khỏi bị các đối thủ cạnh tranh đánh cắp và/hoặc bắt chước Khi tất cả các đối thủ cạnh tranh sử dụng cùng một quy trình (cải tiến) và sản xuất cùng một sản phẩm, thì không một doanh nghiệp nào trên thị trường có thể vượt trội hơn các đối thủ của mình, kể cả đối với doanh nghiệp đầu tiên đưa công nghệ đổi mới ra thị trường (D J Teece, 2006; DavidJ Teece, 1993) Trường hợp các doanh nghiệp khác sao chép một ứng dụng đổi mới càng nhanh thì chính doanh nghiệp đổi mới ban đầu càng có ít thời gian để gặt hái thêm những lợi thế có được từ việc đầu tư vào đổi mới Đây được gọi là vấn đề về khả năng chiếm đoạt (appropriability problem) (P A Geroski, 1995) Do đó, thời gian của một sự đổi mới ảnh hưởng đến lợi nhuận dự kiến.

Các tài liệu lý thuyết trò chơi chỉ ra rằng các doanh nghiệp có khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ về phát triển công nghệ sẽ chiếm được thị phần và lợi nhuận từ các đối thủ này và thậm chí ở mức độ nào đó họ có thể đẩy đối thủ ra khỏi thị trường hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, lợi nhuận từ đổi mới chỉ bền vững cho đến khi các đối thủ cạnh tranh sao chép hoàn toàn những đổi mới này cũng như những tài sản bổ sung liên quan khác Ngoài ra, các lợi thế tiềm năng từ đầu tư đổi mới công nghệ có thể sớm bị hạn chế hoặc thậm chí bị đảo ngược nếu các công nghệ mà dựa trên đó những đổi mới được áp dụng bắt đầu cho thấy hiện tượng giá giảm hoặc những cải tiến (thay thế) công nghệ nhanh chóng theo thời gian (xem: Fudenberg & Tirole, 1985; Gửtz, 1999, 2000; Reinganum, 1981).

Tóm lại, lý thuyết kinh tế dự đoán rằng những “nhà đổi mới” thành công có nhiều khả năng phát triển và tồn tại trên thị trường Các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau ủng hộ thông điệp này (ví dụ: Cefis & Marsili (2006)) Đồng thời, những nhà đổi mới này cũng có thể thu được lợi ích từ việc gia tăng lợi nhuận nhưng điều này phụ thuộc vào hành vi của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và các yếu tố ngoại sinh khác nằm ngoài tầm kiểm soát của họ (P Geroski & ctg, 1993; Stoneman &Kwon, 1996).

Tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Trong khi đổi mới công nghệ đã trở thành hiện tượng trong thiên niên kỷ mới, có một thực tế là các nghiên cứu nghiêm ngặt điều tra phân tích định lượng về ảnh hưởng của chúng vẫn thưa thớt Frame & White (2004) phỏng đoán rằng thông tin hữu ích để tiến hành điều tra thực nghiệm là không sẵn có đối với lĩnh vực ngân hàng trong khi dữ liệu ở các lĩnh vực sản xuất khác được sử dụng cho các nghiên cứu liên quan thường xuyên khả thi hơn Mặt khác, bằng sáng chế dành cho các sản phẩm và những dịch vụ thực sự phổ biến trong các doanh nghiệp dường như không phù hợp với ngành ngân hàng Hơn nữa, các tác giả tin rằng các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) không thật sự là bản chất cố hữu trong lĩnh vực ngân hàng mặc dù các ngân hàng thường phân bổ nguồn lực của họ cho ngân sách dành cho công nghệ Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất hai tiêu chí để kiểm tra các giả thuyết thực nghiệm Đầu tiên, dữ liệu phải phù hợp để kiểm tra các giả thuyết liên quan Thứ hai, cuộc điều tra phải liên quan đến tài chính sản phẩm/quy trình/tổ chức trải dài trong một giai đoạn được coi là giai đoạn tương đối mới Đó là một số lý do giải thích vì sao có sự khan hiếm tương đối của các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đổi mới công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và lĩnh vực tài chính nói chung.

Bất kể tình huống khó khăn như thế nào, đã có một số nỗ lực nhất định để khám phá “vùng đất hoang dã” này Tuy nhiên, kết luận về chúng vẫn còn nhiều tranh cãi.

Nhìn chung, với những hiểu biết tốt nhất của người viết, có hai mảng nghiên cứu tiềm năng để giải thích những ảnh hưởng này Một mặt, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh vào khía cạnh “đổi mới sáng tạo” (creative innovation), mặt sáng của quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ, mang lại những lợi thế nhất định đối với hệ thống ngân hàng và các hoạt động kinh tế Thật vậy, nghiên cứu của Furst & ctg (2002) cho thấy rằng ứng dụng ngân hàng trực tuyến có ảnh hưởng tích cực đến quy mô ngân hàng, thu nhập ngoài lãi và chi phí Tương tự, Sullivan (2000) chỉ ra rằng việc ứng dụng Internet trong hệ thống giao dịch sẽ giúp ngân hàng sở hữu chi phí ngoài lãi và thu nhập ngoài lãi cao hơn Allen & Rai (1996) tin rằng đổi mới tài chính sẽ cải thiện hệ thống tài chính thông qua việc giảm vấn đề chi phí đại diện, thúc đẩy chia sẻ rủi ro và phân bổ ngân sách hiệu quả Ngược lại, bằng chứng thực nghiệm của DeYoung, (2001b, 2001a) cho thấy sự bùng nổ của các ngân hàng Internet vào cuối những năm 1990 dẫn đến việc các ngân hàng 'hiện đại' này giảm khả năng sinh lời, giảm tiền gửi và thu nhập ngoài lãi cũng như tăng chi phí lao động so với tình hình hoạt động của các ngân hàng thông thường Tuy vậy, tác giả tin rằng cuối cùng, đổi mới công nghệ sẽ mang lại nhiều thành tựu và tăng cường nhanh chóng các hoạt động ngân hàng Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh vào lợi ích của đổi mới công nghệ trong việc nâng cao hoạt động hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng Kết hợp với toàn cầu hóa, tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ có thể giúp các ngân hàng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ trung gian mới như thanh toán, tiết kiệm ở môi trường ảo với chi phí hiệu quả Điều này sẽ nâng cao sức mạnh thị trường của các ngân hàng và mang lại những lợi thế khác biệt đối với họ và do đó, cho phép họ sở hữu tấm đệm lợi nhuận để duy trì việc sở hữu nguồn lực nhằm chống lại những cú sốc tài chính bất lợi có thể xảy ra trong những thời điểm không chắc chắn (xem:Agyekum & ctg, 2016; Demirguc-Kunt & ctg, 2018; Tchamyou & ctg, 2019) Hơn nữa, số hóa các sản phẩm và dịch vụ trung gian song song với hệ thống thanh toán tự động cũng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình trung gian tài chính (xem: Chemmanur &

Wilhelm, 2002; Esho & Sharpe, 1995; Hancock & ctg, 1999; Hancock & Humphrey,

1997) Cơ bản, đổi mới tài chính được hỗ trợ từ công nghệ có những tác động tích cực, nhưng như Frame & White (2004) đã lưu ý, các quy định có thể thúc đẩy đổi mới tài chính nhưng cần được xem xét trước khi thực hiện các chính sách.

Mặt khác, sự đổi mới mang tính “phá hủy sáng tạo” (destructive innovation), mặt tối của quá trình phát triển, cũng làm nảy sinh nhiều lo ngại về hoạt động của các ngân hàng Thật vậy, Brunnermeier (2009) cảnh báo rằng chính sự đổi mới công nghệ sẽ kích thích nhanh chóng trong việc mở rộng các khoản tín dụng và tất nhiên là việc chấp nhận rủi ro của hệ thống tài chính có thể dẫn đến đối mặt với một cuộc khủng hoảng Những người khác cho rằng chính sự gia tăng các biến động, tính dễ vỡ và thua lỗ trong hoạt động ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng đã gắn liền chặt chẽ với đổi mới tài chính (Beck & ctg, 2016) Ngoài ra, một số khác tranh luận rằng trong khi đổi mới công nghệ mang lại những tiến bộ nhất định như giao dịch thuận tiện và đa dạng hóa rủi ro, nó có thể làm trầm trọng thêm rủi ro hệ thống, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường ngân hàng đã quyện chặt vào nhau và thị trường tài chính bùng nổ (Goetzmann & Rouwenhorst, 2005; Vives, 2019) Do đó, sự gia tăng của các gánh nặng pháp lý đối với các ngân hàng truyền thống do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là không thể tránh khỏi Tuy nhiên, kết quả của quy định không phải lúc nào cũng hiệu quả và nó trở thành chu kỳ của tự do hóa, khủng hoảng, tái quy định và thất bại (Vives, 2019) Đồng thời, sự xuất hiện của tiềm năng mới các đối thủ cạnh tranh như các công ty fintech, những công ty có khả năng thâm nhập vào thị trường ngân hàng bóng tối (shadow banking), có thể khiến các ngân hàng đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt và do đó, đe dọa thị phần của các ngân hàng (Buchak & ctg, 2018) Ngoài ra, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ có thể khiến việc quản lý rủi ro của các ngân hàng phức tạp hơn (Uddin, Mollah,

& ctg, 2020) Điều này, đến lượt nó, sẽ đặt ra câu hỏi hóc búa cho các ngân hàng khi họ phải có chiến lược ứng phó với tình thế nan giải này Uddin, Mollah, & ctg (2020) gợi ý rằng các ngân hàng có ít những lựa chọn để đối phó với tình huống này Theo đó, để luôn đi đầu trong những thay đổi công nghệ và tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các ngân hàng hoặc phải tăng chi tiêu liên tục vào công nghệ hoặc xây dựng quan hệ đối tác với những người mới - là các công ty công nghệ tài chính Dựa trên một mẫu toàn cầu từ 43 quốc gia, bằng chứng thực nghiệm của các tác giả cho thấy rằng việc chi một đô la cho công nghệ sẽ khiến các ngân hàng trở nên bất ổn sau khi đạt được một điểm ngưỡng xác định Nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi Beccalli (2007) cũng cho thấy rằng chi phí công nghệ có ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận của các ngân hàng Châu Âu trong khi các khoản chi này nếu do các nhà cung cấp bên ngoài đầu tư sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận hiệu quả của ngân hàng Phát hiện này dường như bổ sung cho kết quả trước đó của Markus & Soh (1993) cho thấy rằng không phải tất cả các ngân hàng đều đạt được lợi ích tài chính rõ ràng từ việc chi tiêu cho công nghệ trong đó các ngân hàng nhỏ không cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa các khoảng chi tiêu này và khả năng sinh lời; trong khi các ngân hàng lớn có lợi nhuận âm từ các khoảng mục đầu tư công nghệ Ngoài ra, Kauffman & ctg, (2015) cho rằng để tăng cường hoạt động hiệu quả, về năng suất và dịch vụ, các ngân hàng thường đầu tư nguồn lực của họ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mặc dù điều đó không thường xuyên mang lại lợi ích Trong khi đó, Harle & ctg

(2016) cảnh báo rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ngân hàng (và giữa các ngân hàng với các công ty fintech) về sự phát triển của công nghệ có thể dẫn đến các ngân hàng đối mặt với việc gia tăng rủi ro hoạt động nhanh chóng Nói chung, như Uddin, Mollah, & ctg (2020) lưu ý, các ngân hàng không có lựa chọn nào ngoại trừ tăng cường đầu tư liên tục vào công nghệ trong môi trường thay đổi nhanh chóng để duy trì hoạt động kinh doanh bền vững của họ và gia tăng lợi ích đa dạng của các bên liên quan bất kể khả năng có thể về hậu quả của quyết định rủi ro này. Đối với các lĩnh vực phi ngân hàng, tác giả tìm được một số lượng nghiên cứu tương đối lớn về ảnh hưởng của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động Đơn cử như: Barua & ctg (1995) nhận thấy rằng đầu tư công nghệ ảnh hưởng đến các biện pháp trung gian (intermediate measures) (chẳng hạn như vòng quay hàng tồn kho) nhưng không tìm thấy bằng chứng về những lợi ích mở rộng cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như được đo lường theo tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) Tương tự, Hitt & Brynjolfsson (1996) ghi lại tác động tích cực của chi tiêu công nghệ đối với sản lượng và thặng dư tiêu dùng, họ không tìm thấy mối tương quan tích cực đáng kể giữa việc chi tiêu này và hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tài chính Một số nghiên cứu khác cũng ủng hộ các bằng chứng trên, ví dụ: Shin & Correspondence (2001); Tam, (1998), v.v. Đối với nghiên cứu trong nước, sự phát triển công nghệ cũng thu hút sự quan tâm của khá nhiều học giả thời gian qua Điển hình là nghiên cứu của Nguyễn Đức Trung & ctg (2021) Dựa trên mẫu dữ liệu từ 2011-2019 của 12 ngân hàng thương mại trong nước, các tác giả đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tích cực giữa chi tiêu công nghệ và lợi nhuận biên của các ngân hàng Hay như nghiên cứu của Lê Thanh Ngọc (2021) đã sử dụng dữ liệu bảng cân bằng của 19 NHTM giai đoạn 2012-2020 và ước lượng mô hình hồi quy bằng các phương pháp OLS, FEM, REM và FGLS Các kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Một số nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp định tính, đơn cử Lê Đình Hạc (2021) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống và đã đưa ra sự phân biệt cơ bản về những khái niệm, từ ngữ, giao dịch về tiền kỹ thuật số cũng như khái quát sự phát triển của chúng bên cạnh ngân hàng số trên thế giới và quá trình triển khai tại Việt Nam Số khác tiếp cận vấn đề phát triển công nghệ dưới góc nhìn pháp lý (Bùi Hữu Toàn, 2021); ứng dụng đổi mới công nghệ (Lê Tiến Trung & Nguyễn Thị Thanh Mai (2021); Nguyễn Thanh Bình (2021)); đánh giá xu hướng và dự báo chuyển đổi số tại Việt Nam (Phạm Đức Anh, 2021); v.v.

Như vậy có thể thấy rằng, các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về đầu tư đổi mới công nghệ đối với lĩnh vực ngân hàng là tương đối khan hiếm Nghiên cứu của tác giả có thể xem là bổ sung vào bằng chứng thực nghiệm của Nguyễn Đức Trung & ctg (2021) trước đó, bởi lẽ, ngoài việc đo lường tác động của đầu tư đổi mới công nghệ đến biên lợi nhuận, tác giả sẽ đào sâu vào đo lường tác động này đến hoạt động ngoài lãi Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành đánh giá mối quan hệ này dựa trên quy mô của các ngân hàng nhằm xem xét ảnh hưởng có thể có của quy mô đến kết quả thực nghiệm.

Tại thời điểm này, tiếp tục phát sinh một số câu hỏi nổi bật cần phải được xem xét rõ ràng là liệu ngân hàng đã và đang đánh đổi giữa tính bền vững của thu nhập và sự mở rộng của đầu tư công nghệ Theo nghĩa đó, sự đổi mới sáng tạo trong công nghệ sẽ mang lại cơ hội hoặc thách thức đối với hệ thống ngân hàng Và do vậy, các ngân hàng đã phải đối mặt với rủi ro chiến lược và lợi nhuận đến từ môi trường kỹ thuật số thay đổi nhanh chóng dẫn đến sự bất ổn định Với ý nghĩ đó, nghiên cứu này đóng góp bằng chứng thực nghiệm để làm sáng tỏ những vấn đề trên, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi mà Việt Nam là quốc gia điển hình.

Giả thuyết về chiến lược cần thiết và giả thuyết về cơ hội khác biệt

Cuộc cách mạng kỹ thuật số toàn cầu, mặc dù đem đến những lợi ích khá lớn, tuy nhiên cũng làm nảy sinh một số lo ngại về hoạt động của các ngân hàng Các nghiên cứu trước đây nhấn mạnh vào sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng mới như fintech và các công ty công nghệ lớn sẽ dẫn dắt thị trường ngân hàng trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn Lee & ctg (2021) cho rằng các công ty fintech, như một sự bổ sung hoàn hảo của công nghệ đối với lĩnh vực tài chính, sẽ định hình các hoạt động chính của các ngân hàng trong kỷ nguyên kỹ thuật số Các tác giả phỏng đoán rằng những người mới đến này ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực ngân hàng thông qua một số kênh Đầu tiên, họ có khả năng đưa ra một số lượng lớn những đổi mới và đột phá như mô hình kinh doanh, ứng dụng công nghệ, quy trình vận hành với chi phí thấp hơn và tiện ích hiện đại hơn và do đó, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Ngoài ra, họ có khả năng thay đổi cách thói quen của khách hàng bằng cách cải thiện hệ thống giao dịch và tăng cường phân bổ nguồn lực trung gian dựa trên công nghệ thông tin Điều này dẫn đến việc các ngân hàng định hình lại các cách thức trong chiến lược của họ để đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu khách hàng với mức giá cạnh tranh Do đó, các ngân hàng truyền thống ngày càng phải đối mặt với sự gia tăng của áp lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc mở rộng liên tục đầu tư vào công nghệ đã trở thành một chiến lược cần thiết cho các ngân hàng truyền thống do sự thâm nhập vào thị trường ngân hàng bóng tối của các đối thủ cạnh tranh này và do vậy, ảnh hưởng đến lợi nhuận và thị phần của các ngân hàng này (Buchak & ctg, 2018; Vives, 2019) Uddin, Mollah, & ctg (2020) chỉ ra rằng để tồn tại trong môi trường chuyển đổi mô hình của công nghệ kỹ thuật số, các ngân hàng có rất ít các lựa chọn ngoại trừ việc tăng chi tiêu cho công nghệ Do đó, các ngân hàng hoặc chống lại sự thay đổi nhanh chóng và ngày càng gia tăng của các công ty fintech bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ của riêng họ hoặc thích ứng với hoàn cảnh khó khăn mới thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác với những người mới đến này và chấp nhận sự sụt giảm thị phần và lẫn lợi nhuận. Kauffman & ctg (2015) cũng báo động rằng các ngân hàng dường như phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải liên tục phân bổ ngân sách cho cơ sở hạ tầng công nghệ bất chấp những khoản chi tiêu này có thể không mang lại lợi nhuận Hơn nữa, việc ít có kinh nghiệm trong áp dụng hình thức kinh doanh mới có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của ngân hàng (Jiménez & Saurina, 2004) Hệ quả là, các ngân hàng dần đi vào vòng luẩn quẩn phụ thuộc vào đầu tư công nghệ (Ngozi,

2015) Những lập luận này dường như cho thấy rằng việc mở rộng đầu tư công nghệ của các ngân hàng chỉ là chiến lược của sự cần thiết để duy trì hoạt động của họ và do đó không phải là nguồn tạo nên lợi thế cạnh tranh hoặc xây dựng sự khác biệt trong định hình chiến lược, như Carr (2003); Clemons (1991) đã nêu bật Thật vậy, Carr

(2003) cho rằng việc đầu tư quá mức vào công nghệ có thể khiến tạo nên một lượng lớn sản phẩm dư thừa trên thị trường và gây lãng phí nguồn vốn khi công suất vượt quá nhu cầu và chính điều này sẽ tàn phá (devasting) các doanh nghiệp Do vậy, việc đầu tư vào công nghệ chỉ nên được xem là “hàng hóa cần thiết” Do đó, tác giả đề xuất việc quản lý chi tiêu công nghệ cần tập trung vào 03 mục tiêu chính: chi tiêu ít hơn, không nên là người dẫn đầu, tập trung vào những lỗ hỏng hơn là cơ hội từ công nghệ Từ những điều này cho thấy việc liên tục mở rộng đầu tư công nghệ sẽ không khiến các ngân hàng giành được thị phần lớn hơn và do đó, có khả năng xoái mòn lợi nhuận của các ngân hàng Tác giả gọi quyết định thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ này là giả thuyết về chiến lược cần thiết (the necessity strategy). Ở một góc độ khác, các nghiên cứu liên quan khác tìm ra quan điểm ngược lại để giải thích sự liên kết giữa đầu tư công nghệ và hoạt động của các ngân hàng Ví dụ, Berger (2003) cho thấy rằng phát triển công nghệ khuyến khích chiến lược đa dạng hóa của các ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm mới bên cạnh củng cố khả năng phục hồi bằng cách chia sẻ việc chấp nhận rủi ro của các ngân hàng (Allen & Rai, 1997) Ngoài ra, nó giúp tăng cường phân bổ và triển khai hiệu quả các nguồn lực kinh tế (Houston & ctg, 2010; Ross, 1976) Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy rằng việc số hóa các dịch vụ và sản phẩm trung gian được cung cấp bởi các hệ thống thanh toán tự động, cuối cùng góp phần vào đẩy nhanh quá trình trung gian tài chính (ví dụ: Chemmanur & Wilhelm, 2002; Esho & Sharpe, 1995; Hancock

& ctg, 1999; Hancock & Humphrey, 1997) Những lập luận này ngụ ý rằng hoạt động ngân hàng được tăng cường nhờ đầu tư vào công nghệ có thể mang lại rất nhiều lợi thế quan trọng, nâng cao lợi thế cạnh tranh và đạt được các lợi ích lớn hơn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Do vậy, việc không ngừng mở rộng đầu tư công nghệ trở thành cơ hội chiến lược của các ngân hàng như một nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững, như Brown & Hagel (2003) đề nghị Thật vậy, Seely Brown & Hagel III (2003) đã đáp trả gay gắt quan điểm Carr (2003) khi gọi quan điểm này là “nhận thức sai lầm phổ biến” vì cho rằng công nghệ đã chết và không còn tiếp tục là “nguồn kịch tính”.

Với các tác giả, việc đầu tư vào phát triển cho công nghệ không chỉ dừng lại ở sự cần thiết mà nó còn là nguồn tạo dựng nên cơ hội Bởi vì nó tạo ra sự khác biệt và dẫn đầu trên thị trường Chính vì vậy, đầu tư phát triển công nghệ được xem là chiến lược của cơ hội Người viết gọi quyết định thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ này là giả thuyết về chiến lược cơ hội (the opportunity strategy). Ở nội dung các chương tiếp theo, tác giả sẽ lần lượt làm sáng tỏ vấn đề trên bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại thị trường ngân hàng Việt Nam.

Tại chương 2, tác giả đã trình bày một cách hệ thống và khái quát các nghiên cứu liên quan cả thực nghiệm lẫn cơ sở lý thuyết Từ những điều này sẽ làm tiền đề cho việc xác lập mô hình nghiên cứu thực nghiệm sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô tả các biến

❖ Biến phụ thuộc: Để ước tính biên lợi nhuận, tác giả sử dụng biên lãi ròng (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên hoạt động thuần thu nhập (NIIR) và logarit tự nhiên của tổng thu nhập ngoài lãi (NII) Trong khi NIM phản ánh hiệu quả của các quyết định đầu tư của ngân hàng, NIIR và NII được thực hiện mang ý nghĩa đào sâu hơn để nắm bắt các tác động của đầu tư công nghệ đối với lợi nhuận cận biên Theo đó, NII được thể hiện dưới dạng thước đo tổng hợp, bên cạnh NIIR được thể hiện như một mức tương đối Ở một mức độ nào đó, hai chỉ số này cũng làm sáng tỏ hoạt động đa dạng hóa của các ngân hàng và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau (xem thêm: Stiroh & Rumble, 2006; Tran, 2020; Tran & ctg, 2019).

Ngoài ra, tác giả sử dụng Z-score làm đại diện cho sự ổn định của ngân hàng. Chỉ số này cũng được chấp nhận như một thước đo rủi ro ngân hàng trong các tài liệu rộng rãi (xem thêm: Hadad & ctg, 2011; Phan & ctg, 2021; Tran & Ashraf, 2018; Tran & Lu, 2021).

❖ Biến giải thích quan tâm chính: Đối với biến giải thích quan tâm chính, theo Uddin, Mollah, & ctg, (2020), Nguyễn Đức Trung & ctg (2021), tác giả sử dụng tổng (logarit tự nhiên) đầu tư vào công nghệ của ngân hàng (TECH), biến số quan tâm chính, với tư cách là đại diện chi tiêu đầu tư phát triển công nghệ Đây là tổng chi tiêu đầu tư hàng năm vào phần mềm, phần cứng, xử lý dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật thuê ngoài Căn cứ vào gia tăng chi tiêu vào những đầu mục này ở khoản mục tài sản cố định vô hình tại thuyết minh BCTC của ngân hàng, tác giả thu thập thủ công các số liệu chi tiết này.

Bên cạnh đó, cũng theo theo Uddin, Mollah, & ctg, (2020), Nguyễn Đức Trung

& ctg (2021), tác giả sử dụng tỷ lệ giữa tổng chi phí công nghệ trên tổng chi phí hoạt động ngoài lãi (TECHR), được coi là thước đo tương đối của TECH, như là biện pháp thay thế.

Tác giả tiến hành kiểm soát đối với các đặc điểm cơ bản của ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng (ASSET), tỷ lệ vốn (CAP), chi phí trên thu nhập (EXPR), tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay (LLR), được sử dụng rộng rãi trong tài liệu nghiên cứu (đơn cử như: Ashraf, 2017; Berger & ctg, 2017; Osei-Tutu & Weill, 2021; Perrin & Weill, 2021; Phan & ctg, 2021; D V Tran & Lu, 2021) Theo đó:

ASSET là tổng tài sản được đo lường theo logarit giá trị tuyệt đối tổng tài sản thời điểm cuối năm tài chính.

CAP là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản hàng năm.

EXPR là tỷ lệ giữa chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động kinh doanh trước dự phòng.

LLR Tỷ lệ giữa dự phòng rủi ro và tổng dư nợ.

❖ Biến kiểm soát bổ sung khác:

STATE là biến giả có giá trị bằng 1 đối với NHTM Nhà nước và bằng 0 đối với các trường hợp còn lại.

GDP là tăng trưởng (%) GDP hàng năm của Việt Nam.

INFLA là tỷ lệ (%) lạm phát hàng năm của Việt Nam.

Mô hình nghiên cứu

Tác giả xác lập mô hình hồi quy đa biến như sau:

^= aa+rrrrrrrr^+ TTCCCCCCCCCCCC isi + ỡỡ s + ỉt iiii

Trong đó, ^ịịí là tập hợp các biến phụ thuộc {NIM, NIIR, NII,

ZSCORE} rrCCCCCCCũCCCCm; là tậpúơp cácbếnsiải thích kiểm soát JASSET,,CAR

EXPRb LLRL Tác/giả cũng bạo) gồmkỊem SoạtỊcac tác động cố đinhtheòlhờtgiạn; tiVịị, nhằm kiemsoát các QiềuKiẹh Kinh tế Vĩ mô, phổoiến ở các ngân hàng &$■ là

Theo đó, kỳ vọng xu hướng tác động của các biến giải thích được thể hiện cụ thể như bảng 3.2 bên dưới.

Bảng 3.2: Mô tả các biến và kỳ vọng

Biến phụ thuộc Diễn giải Nguồn tính toán

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần hàng năm BCTC

Thu nhập ngoài lãi so với thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh

Logarit tự nhiên của tổng thu nhập ngoài lãi BCTC

Tỷ lệ giữa tổng của ROA bình quân và CAP chia cho độ lệch chuẩn của ROA Với ROA là tỷ lệ giữa lợi nhuận trên tổng tài sản và độ lệch chuẩn tính trong 2 năm

Biến giải thích chính Diễn giải Nguồn tính toán Kỳ vọng

Logarit tổng chi tiêu hàng năm của NHTM vào các chi phí liên quan đến phần mềm, công nghệ được thu thập tại khoản mục tài sản cố định vô hình ở thuyết minh BCTC

Biến giải thích chính thay thế Diễn giải

Nguồn tính toán Kỳ vọng

Tỷ lệ giữa tổng chi phí công nghệ trên tổng chi phí hoạt động ngoài lãi

Biến giải thích kiểm soát Diễn giải Nguồn tính toán Kỳ vọng

Logarit tổng tài sản hàng năm của NHTM BCTC (+)

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản BCTC (+)

Tỷ lệ giữa dự phòng rủi ro và tổng dư nợ BCTC (-)

Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động kinh doanh trước dự phòng

Biến giải thích bổ sung Diễn giải

Nguồn tính toán Kỳ vọng

Bằng 1 đối với NHTM Nhà nước và bằng 0 đối với các trường hợp còn lại

Tăng trưởng (%) GDP hàng năm của Việt Nam WB (+)

Tỷ lệ (%) lạm phát hàng năm của Việt Nam WB (-)

Chương 3 đã trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất cũng như giới thiệu về dữ liệu nghiên cứu, cách thức thu thập, phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Nội dung của Chương 3 là cơ sở để tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận ở Chương 4 tiếp theo.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu mô hình thực nghiệm

4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1 thể hiện số liệu thống kê mô tả từ mẫu dữ liệu của tác giả với các biến được làm sạch (winsorized) ở mức ý nghĩa 1% và 99% Có thể dễ dàng nhận thấy rằng TECHR chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng chi phí hoạt động ngoài lãi của NHTM với giá trị trung bình vào khoảng 1.4% trong mẫu nhiên cứu Bên cạnh đó NIM bình quân bộ mẫu vào khoảng hơn 3% với độ lệch chuẩn hơn 0.9% trong khi NIIR có giá trị bình quân vào khoảng 20.3%, điều này một mặt nào đó cho thấy các NHTM có sự chuyển biến nhất định trong hoạt động đa dạng hóa kinh doanh so với kênh truyền thống.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả

Bảng 4.2 thể hiện hệ số tương quan giữa các biến với dữ liệu được làm sạch (winsorized) ở mức ý nghĩa 1% và 99% với lần lượt NIM, NIIR và NII làm biến phụ thuộc Ở cả ba bảng ma trận tương tương quan bên dưới, có thể dễ dàng nhận thấy rằng TECH đều tác động tích cực đến 03 biến phụ thuộc nêu trên và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% EXPR ảnh hưởng tiêu cực đến NIM và NII ở mức ý nghĩa 10%, tuy nhiên đối với NIIR thì không có ý nghĩa thống kê Ngoài ra, ASSET có ảnh hưởng tích cực nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê trong tác động đến NII Bên cạnh đó, CAP trong khi tác động tích cực đến NIM nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến NII và đều ở mức ý nghĩa 10% LLR đều ảnh hưởng tích cực đến NIM và NII và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Tác giả sẽ tìm hiểu sâu hơn ảnh hưởng của đầu tư công nghệ ở các nội dung tiếp theo.

Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến

Variables (NIM) (TECH) (ASSET) (CAP) (EXPR) (LLR)

Variables (NIIR) (TECH) (ASSET) (CAP) (EXPR

Variables (NII) (TECH) (ASSET) (CAP) (EXPR

Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy chính với dữ liệu được làm sạch

(winsorized) ở mức ý nghĩa 1% và 99% Đầu tiên, tác giả bắt đầu với mô hình thu gọn (Mô hình (1)) trong đó tác giả chỉ tiến hành với biến số quan tâm chính của tác giả (TECH) Kế đến, tác giả trình bày mô hình cơ sở của tác giả trong Mô hình (2) với việc bao gồm các biến kiểm soát Trong cả hai mô hình, các hệ số trên biến giải thích, TECH, đều dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Cụ thể, trong mô hình cơ sở của tác giả (Mô hình (2)), một sự gia tăng độ lệch chuẩn của TECH, với các yếu tố khác không đổi, dẫn đến sự gia tăng của NIM là 28 điểm cơ bản (tức là hệ số TECH, 0,0018, nhân với độ lệch chuẩn của TECH, 1.548) Đây là mức cải thiện đáng kể khi so sánh với giá trị trung bình của NIM Bằng chứng này cũng cho rằng NIM sẽ cao hơn đối với các ngân hàng tham gia nhiều hơn vào chi tiêu cho công nghệ.

Trong Mô hình (3), tác giả thêm biến giả, STATE, có giá trị bằng 1 nếu NHTM thuộc sở hữu của nhà nước và bằng 0 cho các trường hợp còn lại, để xem xét tác động có thể có của sở hữu nhà nước ở NHTM về phát hiện của tác giả Kết quả hầu như không thay đổi so với Mô hình (2) mặc dù mức ý nghĩa thống kê của đầu tư công nghệ chỉ 10%, trong đó STATE ảnh hưởng tiêu cực đến NIM và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Điều này cho thấy rằng, có “hiện tượng thầm lặng” (“quiet life”) ở các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước với quy mô lớn như cảnh báo của Scherer (1984) Ngoài ra, các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự đổi mới nhiều hơn ở mỗi quốc gia mà sự bất ổn như: biến động giá cả, tăng trưởng, v.v có thể liên quan đến tốc độ đổi mới nhanh hơn (Frame & White, 2004) Do đó, tác giả tiếp tục bổ sung một số các biến kinh tế vĩ mô bao gồm GDP và INFLA vào Mô hình (2) để ước tính tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến kết quả chính Mô hình

(4) thể hiện các ước tính này Theo đó, kết quả là tương tự với mô hình cơ sở và chỉ có INFLA ảnh hưởng tương đối tích cực đến NIM với mức ý nghĩa 1% dường như ủng hộ lập luận trước đó của Frame & White (2004). Đối với các biến kiểm soát khác, EXPR luôn ảnh hưởng tiêu cực đến NIM và có mức ý nghĩa thống kê 5% và 1% Kết quả cho thấy, hiệu quả trong việc quản lý chi phí tác động đáng kể đến việc cải thiện NIM ở các NHTM Bên cạnh đó, nguồn lực vốn tác động tích cực mạnh đến NIM và đều ở mức ý nghĩa 1% ở các mô hình Chính nguồn lực vốn mạnh là tiền đề để các NHTM mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của chính mình Tương tự, LLR có tác động tích cực đến

NIM và có mức ý nghĩa dao động từ 1% đến 10%.

Như tác giả đã lưu ý trước đó, để tìm hiểu sâu hơn về việc nắm bắt các tác động của việc đầu tư vào công nghệ đối với lợi nhuận cận biên của các ngân hàng, tác giả ước tính lại phát hiện của mình bằng cách lần lượt sử dụng NIIR và NII làm các biến độc lập trong Mô hình (5) - (8) và trong Mô hình (9) - (12) Ở một mức độ nào đó, điều này giúp tác giả trả lời câu hỏi liệu việc mở rộng chi tiêu công nghệ có khiến các ngân hàng tạo nên sự khác biệt Trong một sự ngạc nhiên thú vị, tác giả nhận thấy rằng mặc dù những ảnh hưởng của những khoản đầu tư công nghệ này đối với NIM là không đáng kể, mức độ tác động của chúng trên NIIR và NII là tương đối mạnh hơn, đặc biệt là NII Đơn cử, trong Mô hình (10), một mức tăng độ lệch chuẩn của TECH, với các yếu tố khác không đổi, kết quả là NII tăng khoảng 38 điểm so với NIIR là khoảng 5 điểm cơ bản trong Mô hình (6) Hơn nữa, các hệ số trên biến giải thích chính của tác giả, TECH, trong tất cả các mô hình này đều dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 5% (ngoại trừ Mô hình (7) khi tác giả thêm biến STATE vào mô hình cơ sở với biến phụ thuộc là NIIR) Điều này có nghĩa là việc mở rộng đầu tư công nghệ đã góp phần nâng cao sâu sắc thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng, ít nhất là trong bối cảnh Việt Nam Nhìn chung, các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng các ngân hàng sẽ gặt hái được nhiều lợi ích từ việc mở rộng đầu tư vào công nghệ.

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy chính

Reduced Baseline Additional Dummy Additional

Y = NIM model model variable variables

Robust standard errors in parentheses

Reduced Baseline Additional Dummy Additional

Y = NIIR model model variable variables

Robust standard errors in parentheses

Y = NII model model variable variables

Robust standard errors in parentheses

Kiểm tra độ bền và phương pháp đo lường thay thế

Trong bảng 4.4, tác giả tiếp tục ước tính lại các phát hiện được mô tả trong bảng 4.3 với các phương pháp ước lượng khác nhau Đầu tiên, biến độc lập chính, TECH, được làm trễ một kỳ vì các khoản chi tiêu công nghệ cần một khoảng thời gian nhất định để các ngân hàng đồng hóa công nghệ và hấp thụ chúng vào hoạt động kinh doanh của họ (Beccalli, 2007; DeLone & McLean, 1992) Theo đó, tác giả sử dụng NIM làm biến phụ thuộc từ Mô hình (1) đến Mô hình (3) ngoài NIIR và NII lần lượt là các biến độc lập chính trong Mô hình (4) - (6) và trong Mô hình (7) - (9) Kết quả cho thấy TECH có tác động tích cực đến NIM tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê. Đối với việc sử dụng NIIR làm biến phụ thuộc, các bằng chứng một lần nữa xác nhận rằng TECHINEST ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ này với mức ý nghĩa là 1% trong cả

03 Mô hình (4), (5) và (6) Mô hình (9) - (12) tiếp tục khẳng định những phát hiện trước đó của tác giả khi TECH có ảnh hưởng tích cực khá lớn đến NII và đều ở mức ý nghĩa thống kê 5% ở cả 03 Mô hình (7), (8) và (9).

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với biến giải thích chính có độ trễ một kỳ

Robust standard errors in parentheses

Y = NIIR Baseline model Additional Dummy variable Additional Macro variables

Robust standard errors in parentheses

Robust standard errors in parentheses

Ngoài ra, khi tác giả tiến hành kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Hệ số VIF cho thấy đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ mô hình cơ sở của tác giả không có dấu hiệu xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả thể hiện ở mục phụ lục. Ở bảng 4.5, tác giả ước tính lại mô hình cơ sở của mình với thước đo thay thế cho TECH Theo Uddin & ctg (2020), tác giả sử dụng tỷ lệ giữa tổng đầu tư công nghệ trên tổng chi phí hoạt động ngoài lãi (TECHR), được coi là thước đo tương đối của chi tiêu công nghệ (TECH) Kết quả trong Mô hình (1) minh họa rằng TECHR có tác động tích cực đến NIM nhưng mức độ tác động này không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê Trong khi đó, TECHR ảnh hưởng sâu sắc đến NIIR và NII với mức ý nghĩa 10% trong Mô hình (3) với NII là

Additional Dummy variable Additional Macro variables biến phụ thuộc 2 Một lần nữa, điều này khẳng định lại những phát hiện trước đó của tác giả.

Tóm lại, bằng chứng của tác giả tiếp tục xác thực rằng các ngân hàng tham gia nhiều hoạt động đầu tư vào công nghệ hơn sẽ đem lại lợi ích cao hơn, đặc biệt là thu nhập ngoài lãi.

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc thay thế

Robust standard errors in parentheses

Tiếp cận phương pháp hồi quy Fixed effects

Ở nội dung này, tác giả tiếp tục ước tính lại các phát hiện trước đó bằng cách tiếp cận phương pháp hồi quy Fixed effects Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi quy Đầu tiên, biến độc lập chính, TECH, được làm trễ một kỳ vì các khoản chi tiêu công nghệ

2 Theo tính toán của tác giả từ mẫu nghiên cứu, tỷ lệ giữa chi tiêu dành cho công nghệ hàng năm và tổng chi phí hoạt động ngoài lãi của các NHTM, về trung bình, vào khoảng 1.44% như đã nêu ở mục thống kê mô tả.Trong khi đó, ở mẫu nghiên cứu của Uddin, Mollah, & ctg (2020), chỉ số này là hơn 6.7% Do vậy, khi thay thế biến độc lập là TECHR, kết quả chính có phần nào yếu đi. cần một khoảng thời gian nhất định để các ngân hàng đồng hóa công nghệ và hấp thụ chúng vào hoạt động kinh doanh của họ (Beccalli, 2007; DeLone & McLean, 1992). Theo đó, tác giả sử dụng NIM làm biến phụ thuộc từ Mô hình (1) đến Mô hình (3) bên cạnh NIIR và NII lần lượt là các biến độc lập chính trong Mô hình (4) - (6) và trong

Mô hình (7) - (9) Kết quả cho thấy TECH có tác động tích cực đến NIM ở cả ba mô hình (mô hình cơ sở, mô hình cơ sở khi thêm biến STATE và khi thêm các biến vĩ mô) và đều có mức ý nghĩa thống kê 1% Khi thực hiện với NII là biến phụ thuộc, kết quả là tương đồng ngoại trừ khi thêm các biến vĩ mô (Mô hình (6)) mặc dù hệ số của TECH là dương nhưng không có ý nghĩa thống kê Đối với việc áp dụng NIIR làm biến phụ thuộc, hệ số của TECH đều không có ý nghĩa thống kê mặc dù hệ số này ở mô hình cơ sở (Mô hình (8)) là dương.

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects

Robust standard errors in parentheses

Y=NII Baseline model Additional Dummy variable Additional Macro variables

3 Robust standard errors in parentheses

Robust standard errors in parentheses

Tiếp cận phương pháp hồi quy GMM

Để củng cố niềm tin vào tính thuyết phục của những phát hiện của mình, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống động GMM (the dynamic system GMM method) bằng cách thêm biến phụ thuộc có độ trễ vào mô hình cơ sở Điều này, đến lượt nó, giúp tác giả giải quyết có khả năng khắc phục các vấn đề về nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan cũng như mối tương quan giữa tất cả các biến độc lập (Arellano & Bond,1991; Blundell & Bond, 1998) và do đó, kiểm tra ước tính nhất quán của tác giả Thật vậy, như Arellano &

Honoré (2001) đã lưu ý, phương pháp OLS có thể xử lý các ước tính sai lệch một cách không phù hợp Kết quả được mô tả trong Bảng 4.6 trong đó tác giả sử dụng công cụ ước tính bảng điều khiển động GMM hai bước với Windmeịjer's (2005) đã được sửa chữa sai số tiêu chuẩn.

Trong Mô hình (1), tác giả ước tính lại mô hình cơ sở của mình bằng phương pháp GMM với NIM là biến phụ thuộc Kết quả cho thấy TECH có tác động tích cực đến NIM ở mức ý nghĩa 1% nhưng mức độ không đáng kể 3 Theo cách tương tự, tác giả sử dụng NIIR và NII tương ứng là các biến độc lập trong Mô hình (2) và Mô hình

(3) Kết quả của tác giả chỉ ra rằng TECH có ảnh hưởng tích cực tương đối đáng kể đến NIIR với mức ý nghĩa 5%, bên cạnh đó, đặc biệt, tác động của con số này lên NII có ảnh hưởng đáng kể mặc dù nó chỉ là ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Tóm lại, các bằng chứng chứng minh những phát hiện trước đây của tác giả rằng TECH có liên quan đến gia tăng lợi nhuận ngân hàng Nói cách khác, các bằng chứng thực nghiệm cho đến nay không hỗ trợ quan điểm rằng việc mở rộng chi tiêu cho công nghệ có thể khiến các ngân hàng tiêu hao lợi nhuận cận biên của những chi phí này.

Do đó, một lần nữa, kết quả của tác giả vẫn không thay đổi.

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM

(0.187)1.1 Tác giả loại bỏ kết quả mô hình (1), do AR(2) có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

4.4 Tác động của đầu tư công nghệ theo quy mô ngân hàng

Trong phần này, tác giả tiếp tục tiến hành lại mô hình cơ sở theo quy mô ngân hàng khác nhau để ước tính những ảnh hưởng có thể có của chúng đối với những phát hiện trước đó Thật vậy, theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, có là hai quan điểm tiềm năng có thể giải thích những ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đối với sự đổi mới. Đầu tiên, Schumpeter & Swedberg (2014) đề xuất rằng các công ty lớn, thậm chí độc quyền, sẽ sở hữu một số lợi thế trong việc mở rộng sự thay đổi đổi mới nhanh chóng. Ngược lại, Scherer (1986) gợi ý rằng các công ty nhỏ có nhiều động lực hơn để trở thành những nhà đổi mới mạnh mẽ do không có áp lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp độc quyền Do vậy, theo Uddin, Mollah, & ctg, (2020), Nguyễn Đức Trung & ctg

(2021), tác giả chia mẫu nghiên cứu thành hai nhóm (ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ) dựa trên giá trị trung bình của tổng tài sản toàn bộ mẫu Theo đó, các ngân hàng lớn và nhỏ (large banks & small banks) là những ngân hàng có tổng tài sản trên và dưới giá trị trung bình tương ứng.

Kết quả được mô tả ở bảng 4.7, trong đó từ Mô hình (1) đến Mô hình (3) ước tinh theo mẫu các ngân hàng lớn và Mô hình (4)-(6) ước tính theo mẫu các ngân hàng nhỏ với biến độc lập lần lượt là NIM,, NIIR, NII Nhìn chung, việc đầu tư công nghệ có tác động tích cực đến NIM, NIIR và NII trong tất cả các mô hình, tuy nhiên, tác động này chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ở Mô hình (1) với việc sử dụng NIM đối với các ngân hàng lớn và ở Mô hình (6) với NII là biến phụ thuộc đối với các ngân hàng nhỏ Về mặt ý nghĩa kinh tế, hệ số của TECH ở Mô hình (6) là đáng kể hơn rất nhiều so với kết quả ở Mô hình (1).

Tóm lại, bằng chứng của tác giả ủng hộ tương đối quan điểm của Scherer (1986) hơn Schumpeter & Swedberg (2014).

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo quy mô ngân hàng

Robust standard errors in parentheses *** p

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Danh sách các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 3.1 Danh sách các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu (Trang 40)
Bảng 3.2: Mô tả các biến và kỳ vọng - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 3.2 Mô tả các biến và kỳ vọng (Trang 43)
Bảng 4.1 thể hiện số liệu thống kê mô tả từ mẫu dữ liệu của tác giả với các biến được làm sạch (winsorized) ở mức ý nghĩa 1% và 99% - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.1 thể hiện số liệu thống kê mô tả từ mẫu dữ liệu của tác giả với các biến được làm sạch (winsorized) ở mức ý nghĩa 1% và 99% (Trang 47)
Bảng 4.2 thể hiện hệ số tương quan giữa các biến với dữ liệu được làm sạch (winsorized) ở mức ý nghĩa 1% và 99% với lần lượt NIM, NIIR và NII làm biến phụ thuộc - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.2 thể hiện hệ số tương quan giữa các biến với dữ liệu được làm sạch (winsorized) ở mức ý nghĩa 1% và 99% với lần lượt NIM, NIIR và NII làm biến phụ thuộc (Trang 48)
Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy chính với dữ liệu được làm sạch - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy chính với dữ liệu được làm sạch (Trang 49)
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy chính - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy chính (Trang 51)
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với biến giải thích chính có độ trễ một kỳ - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy với biến giải thích chính có độ trễ một kỳ (Trang 54)
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc thay thế - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc thay thế (Trang 57)
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects (Trang 58)
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo quy mô ngân hàng - 1337 Tác Động Của Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy theo quy mô ngân hàng (Trang 63)
w