1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1250 Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Nhtm Taipei Fubon Chi Nhánh Tp Hcm 2023.Docx

89 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Ngân Hàng Thương Mại Taipei Fubon – Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Tạ Tú Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Kim Oanh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 221,63 KB

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (11)
  • 2. Mục tiêu của đề tài (12)
    • 2.1. Mục tiêu tổng quát (12)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (12)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Nội dung nghiên cứu (13)
  • 7. Đóng góp của đề tài (14)
  • 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu (14)
    • 8.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài (14)
    • 8.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước (15)
  • 9. Bố cục dự kiến của luận văn (17)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (18)
    • 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại (18)
      • 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại (18)
      • 1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản tại ngân hàngthương mại (19)
    • 1.2 Tổng quan về nghiệp vụ Tài trợ thương mại (20)
      • 1.2.1 Khái niệm Tài trợ thương mại (20)
      • 1.2.2 Phân loại Tài trợ thương mại (21)
      • 1.2.3 Các loại hình Tài trợ thương mại của ngânhàng thương mại ...................13 1.2.4 Vai trò của tài trợ thương mại trong nền kinh tế và đối với ngân hàng (23)
    • 1.3 Phát triển dịch vụ Tài trợ thương mại (28)
      • 1.3.1 Khái niệm phát triển dịch vụ TTTM (28)
      • 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động TTTM tại NHTM (29)
      • 1.3.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng hoạtđộng TTTM tại NHTM (31)
    • 1.4 Rủi ro trong hoạt động TTTM và TMQT (33)
      • 1.4.1 Khái niệm (33)
      • 1.4.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động TTTM (33)
    • 1.5 Kinh nghiệm về hoạt động TTTM của một số ngân hàng và bài học kinh nghiệp rút ra cho ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh Thành phố Hồ Chí (35)
  • Minh 25 (0)
    • 1.5.1 Kinh nghiệm từ các NHTM tại Việt Nam (35)
    • 1.5.2 Bài học rút ra cho TFB HCM (38)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TAIPEI FUBON CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ (41)
    • 2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM (41)
      • 2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại Taipei Fubon (41)
      • 2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM (42)
      • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại Taipei (43)
      • 2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Taipei Fubon (44)
    • 2.2 Thực trạng nghiệp vụ tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại Taipei (45)
      • 2.2.1 Các sản phẩm tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại Taipei Fubon (45)
      • 2.2.2 Doanh số tài trợ xuất khẩu tại TFB HCM (46)
      • 2.2.3 Doanh số tài trợ nhập khẩu tại TFB HCM (48)
      • 2.2.4 Doanh số dịch vụ TTQT và bảo lãnh tại TFB HCM (49)
      • 2.2.5 Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm TTTM (53)
      • 2.2.6 Cam kết chất lượng dịch vụ SLA (53)
      • 2.2.7 Mạng lưới ngân hàng quan hệ đại lý (RMA) (56)
      • 2.2.8 Hoạt động TTTM góp phần thúc đẩy kinh doanh chéo sản phẩm liên quan 48 (57)
    • 2.3 Đánh giá hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại Taipei Fubon (57)
      • 2.3.1 Kết quả đạt được (57)
      • 2.3.2 Hạn chế và những nguyên nhân (58)
    • 3.1 Giải pháp phát triển nghiệp vụ TTTM tại NHTM Taipei Fubon chi nhánh (65)
      • 3.1.1 Xây dựng thương hiệu, hình ảnh và danh tiếng tại phân khúc khách hàng Việt Nam (65)
      • 3.1.2 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tài trợ (66)
      • 3.1.3 Xây dựng và chuẩn hóa quy trình TTTM (67)
      • 3.1.4 Nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT (67)
      • 3.1.5 Thắt chặt hoạt động kiểm tra, giám sát (68)
      • 3.1.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự (69)
      • 3.1.7 Tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và đẩy mạnh hợp tác với các (70)
      • 3.1.8 Thắt chặt và nuôi dưỡng mối quan hệ vớikhách hàng (70)
    • 3.2 Kiến nghị (72)
      • 3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ (72)
      • 3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (75)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................................69 (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................i (78)
  • PHỤ LỤC ....................................................................................................................iv (81)

Nội dung

i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Tạ Tú Quỳnh Ngày sinh 15/02/1996 Quê quán Xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Hiện đang công tác tại Ngân hàng thương mại Taipei Fubon, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Tô[.]

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích tình hình hoạt động TTTM tạiNHTM Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM, qua đó làm cơ sở đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế và phát triển dịch vụ TTTM tại chi nhánh.

Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng hoạt động TTTM tại chi nhánh từ đó đánh giá những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong nghiệp vụ TTTM.

2.3 Đề xuất các giải pháp để khắc phục hạn chế và mở rộng hoạt động TTTM tại NHTM Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM.

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động TTTM tại Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM như thế nào?

- Những giải pháp nào nhằm hạn chế và mở rộng hoạt động TTTM tại NHTMTaipei Fubon chi nhánh TP.HCM?

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp; Cụ thể như sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên, thông tin công bố từ cơ quan thống kê,… và phân tích bằng phần mềm Excel.

- Phương pháp phân tích so sánh: Tiến hành so sánh theo thời gian để quan sát sự biến động các chỉ số, số liệu để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh quốc tế của chi nhánh trong phạm vi thời gian nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Kế thừa và phát triển nội dung luận văn dựa trên những nghiên cứu của các đề tài đã được công bố, các bài nghiên cứu, bài báo khoa học và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu tình huống: xem xét lại những thành quả thực tiễn trong ứng dụng công nghệ mới từ các ngân hàng tạiViệt Nam và trên thế giới, từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển dịch vụ TTTM.

Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung vào các nội dung chính sau:

- Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở lý thuyết về hoạt động TTTM tại các NHTM Cụ thể về hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh trong và ngoài nước, bao thanh toán, tài trợ

4 trước khi xuất khẩu, các nội dung về quy trình thực hiện.

- Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động bao gồm: đánh giá những kết quả đạt được, những mặt tồn tại và luận giải các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp.

- Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm định hướng phát triển dịch vụ TTTM tại chi nhánh (giải pháp về pháp lý, nguồn lực vận hành, hệ thống thông tin, xu hướng công nghệ mới, tốc độ đường truyền, đào tạo nghiệp vụ,….)

Đóng góp của đề tài

Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động TTTM tại NHTM Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM, dựa trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, kiến nghị để khắc phục hạn chế đó, đồng thời phát triển nghiệp vụ TTTM trong tương lai.

Sau khi luận văn thành công, kết quả của nghiên cứu góp phần giúp cho nhà điều hành hiểu hơn về thực trạng hoạt động TTTM tại chi nhánh, từ đó đưa ra những quyết định quản trị phù hợp.

Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài

Wenbiao Li (2012) nghiên cứu về sự phát triển TTTM quốc tế của các NHTM ở Trung Quốc Tại thời điểm nghiên cứu, hoạt động TTTM tại Trung Quốc đã phát triển nhưng vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, quy mô hoạt động chỉ chiểm một phần nhỏ trên tổng số nghiệp vụ của NHTM bởi những hạn chế như: mô hình truyền thông dịch vụ riêng lẻ, sản phẩm tài trợ còn đơn lẻ và thiếu tính đặc trưng, hệ thống quản trị rủi ro còn yếu kém và thiếu nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ trong lĩnh vực này Dựa trên những bất cập còn tồn đọng, tác giả xây dựng mô hình ma trận để tìm ra những chiến lược phát triển nghiệp vụ TTTM quốc tế từ bản thân nội bộ ngân hàng.

Nghiên cứu của Jos´e Mar´ıa Serena Garraldaa và Garima Vasishthab (2019) cung cấp những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện giao dịch TTTM thông qua ngân hàng thay vì các tổ chức phi ngân hàng Theo tác giả, đây là lĩnh vực chưa được đào sâu do thiếu nguồn dữ liệu, nếu có thì các công trình nghiên cứu trước đó chỉ dừng ở mức độ số liệu thứ cấp trong bối cảnh một quốc gia cụ thể để phân tích sự lựa chọn

5 của doanh nghiệp Ví dụ, Antras và Foley (2011) sử dụng dữ liệu giao dịch chi tiết cho một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Hoa Kỳ để nghiên cứu sự lựa chọn giữa chuyển tiền trước và mở tài khoản bị ảnh hưởng như thế nào bởi các đặc điểm của quốc gia của nhà nhập khẩu. Trong một bài báo khác, Niepmann và Schmidt-Eisenlohr (2013), sử dụng dữ liệu ngân hàng của Hoa Kỳ, nhận thấy rằng khối lượng yêu cầu TTTM của các ngân hàng về cơ bản khác nhau giữa các điểm đến quốc gia, với các yêu cầu bồi thường được định hình bởi rủi ro tín dụng quốc gia và tăng lên theo thời gian nhập khẩu của thị trường Các tác giả cũng nhận thấy rằng yêu cầu TTTM khác nhau một cách có hệ thống với điều kiện toàn cầu, mở rộng khi rủi ro cao hơn và kinh phí rẻ hơn Ngoài ra, điều kiện tài chính eo hẹp cũng là một nguyên nhân khiến giảm khối lượng xuất khẩu của quốc gia Bài viết nhấn mạnh, việc kiểm soát dòng chảy thương mại, TTTM phụ thuộc vào điều kiện tài chính toàn cầu và khả năng cấp vốn cho các ngân hàng trong nước, và do đó có thể bị ảnh hưởng bởi các cú sốc tài chính.

Alisa DiCaprio và Ying Yao (2017) sử dụng dữ liệu thu được thông qua khảo sát

310 tổ chức tài chính trên toàn cầu đại diện cho 105 quốc gia, để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc từ chối giao dịch TTTM tại những thị trường mới nổi Nghiên cứu rút ra được ba nguyên nhân dẫn đến các giao dịch TTTM bị từ chối bao gồm: rủi ro và lợi nhuận liên quan đến ngân hàng đại lý; việc tái định hướng các tổ chức tài chính truyền thống sang các thị trường có rủi ro thấp hơn; và cuối cùng là triển khai các thiết bị sàng lọc để giải quyết sự bất cân xứng thông tin vốn có trong quá trình giao dịch.

Tổng quan nghiên cứu trong nước

Đề tài liên quan đến lĩnh vực nâng cao và phát triển hoạt động TTTM tại các NHTM nhận được tương đối nhiều sự quan tâm của các tác giả trong nước, tiêu biểu có thể kể đến:

Luận án tiến sĩ kinh tế “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các

Ngân hàng Thương mại Việt Nam” của tác giả Lê Thị Phương Liên (2008) đã hệ thống hóa một cách chi tiết những vấn đề lí luận cơ bản liên quan đến TTQT như khái niệm,đặc điểm, vai trò, công cụ sử dụng trong giao dịch, phương thức,… từ đó đưa ra định nghĩa về hiệu quả hoạt động TTQT, các chỉ tiêu đánh giá và bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động Đề tài đã đánh giá thực

6 trạng hoạt động TTQT nhằm chỉ ra những hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân của những bất cập đó, từ đó làm cơ sở đưa ra đề xuất, kiến nghị khắc phục cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.

Nguyễn Nhi Quang (2021) “Công nghệ số trong hoạt động TTQT tại ngân hàng” trên trang Tạp chí ngân hàng ngày 08/04/2021 đã nêu ra được tầm quan trọng cần đưa công nghệ số vào các giao dịch TTQT, đồng thời đề cập thực trạng áp dụng công nghệ số trong hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam cùng những thách thức mà các NHTM đang phải đối mặt Nguyễn Xuân Đạo (2019) “Ứng dụng blockchain trong

TTTM” trên trang Tạp chí tài chính ngày 03/02/2019 tổng hợp những lợi ích của blockchain khi ứng dụng vào dịch vụ tài chính và tài trợ thương mại quốc tế từ nghiên cứu của Hogan và Harrison (2018) bao gồm: " Một là, chỉ có một nguồn duy nhất xác định tính xác thực dựa trên một sổ cái phi tập trung; Hai là, hiệu quả hoạt động được cải thiện hơn đối với các công ty, ngân hàng và tất cả các bên trong hệ sinh thái; Ba là, tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp thanh khoản (thường đây là các ngân hàng quốc tế lớn như HSBC, Deutsche Bank ) trong các giao dịch tài chính."

Vào ngày 01/12/2021 vừa qua, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng với Viện Friedrich-Naumann vì Tự do (FNF) tại Việt Nam và Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) đồng tổ chức Hội thảo khoa học công bố kết quả nghiên cứu về "Tiền tệ kỹ thuật số Việt Nam và các ứng dụng Blockchain trong Thương mại quốc tế" Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm về việc phát hành và lưu thông đồng tiền kỹ thuật số dựa trên nền tảng Blockchain tại Việt Nam thông qua khảo sát 1013 công dân, với sự đa dạng về giới tính, độ tuổi, ngành nghề và học vấn Kết quả cho thấy mức độ nhận biết tiền điện tử trong xã hội còn thấp mặc dù khái niệm này tương đối phổ biến tại Việt Nam Đối với lĩnh vực thương mại quốc tế, các chuyên gia nhân định công nghệ Blockchain có nhiều tiềm năng trong việc nâng cao hiệu quả và hỗ trợ các giá trị công bằng thương mại như tính minh bạch, cắt giảm thời gian và chi phí giao dịch, vậy nên Chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp, ngân hàng, hãng tàu, hải quan cùng các bên liên quan từng bước áp dụng công nghệ mới này.

Bên cạnh đó, kể từ khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2016, Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng đáng khen ngợi của thương mại quốc tế khi mà tổng kim ngạch

7 xuất nhập khẩu của cả nước tăng 47.5% chỉ trong vòng ba năm Thương mại quốc tế phát triển góp phần tạo nên nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời dẫn đến sự bùng nổ các sản phẩm tài trợ từ phía các NHTM nhằm trợ lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như thư tín dụng (L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C UPAS (thư tín dụng trả ngay có thể trả chậm), L/C chuyển nhượng; Nhờ thu (Nhờ thu trả ngay D/P, nhờ thu trả chậm D/A); CAD (Giao chứng từ nhận tiền ngay) Khi có sự đồng hành của các ngân hàng thông qua các phương thức tài trợ nêu trên góp phần nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, gia tăng xác suất thành công của thương vụ, đồng thời giảm thiểu rủi ro trên thương trường quốc tế.

Những công trình nghiên cứu và thông tin mà tác giả tổng hợp được đều liên quan đến lĩnh vực phát triển hoạt động TTTM tại các NHTM tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có đề tài nào được thực hiện tại NHTM Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM Do đặc thù nghiệp vụ TTQT và TTTM có tính nhất quán, thống nhất theo quy luật quốc tế, tác giả có thể kế thừa khung lý thuyết từ các công trình nghiên cứu đã công bố cũng như những bài học rút ra từ kinh nghiệm các ngân hàng khác.

Bố cục dự kiến của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu số liệu, sơ đồ, hình vẽ, luận văn dự kiến có kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động tài trợ thương mại tại các ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại

Taipei Fubon chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2021.

Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Thuật ngữ NHTM dùng để chỉ các tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động tiền gửi và cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và thanh toán, cung ứng các sản phẩm tài chính cơ bản như chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – CDs), tài khoản tiết kiệm cho cá nhân và doanh nghiệp. NHTM tạo ra lợi nhuận thông qua việc phân phối và thu lãi từ các khoản tín dụng như thế chấp, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh và cho vay cá nhân Tiền gửi huy động từ khách hàng cung cấp nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các khoản cho vay này. Allen N Berger và Christa H.S Bouwman (2016) (Bank Liquydity Creation and Financial Crises) định nghĩa NHTM là các tổ chức cho vay thương mại và phát hành tiền gửi giao dịch Bên cạnh đó, NHTM còn tham gia vào các hoạt động ngoại bảng như bảo lãnh tài chính và các giao dịch công cụ phái sinh.

R.J Clews (2016) quan niệm NHTM đóng vai trò trung gian giữa người cho vay và người đi vay, bằng cách nhận tiền gửi từ người tiết kiệm rồi từ đó cấp tín dụng cho người có nhu cầu sử dụng vốn Thông qua vai trò trung gian này, NHTM thực hiện một chức năng kinh tế vô cùng quan trọng đó là giúp cho những người gửi tiết kiệm với nguồn tiền thặng dư giảm thiểu rủi ro trực tiếp đối với các khoản đầu tư của họ Ngoài nghiệp vụ truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay, NHTM còn tham gia vào hoạt động ngoại hối toàn cầu, hoạt động bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản trị rủi ro, các hoạt động liên quan đến thị trường vốn.

Tóm lại, NHTM là tổ chức tài chính chuyên cung cấp những khoản vay thương mại, tài khoản vãng lại và phương tiện thanh toán, tham gia đồng tài trợ, tham gia vào thị trường liên ngân hàng với tư cách người cho vay và người đi vay, NHTM có thể cung cấp cả dịch vụ bán lẻ đối với đối tượng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, và dịch vụ bán buôn đối với doanh nghiệp lớn Tại Việt Nam, “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận“ ( Khoản 3, Điều

4, Luật các Tổ chức Tín dụng 2010).

1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản tại ngân hàng thương mại

NHTM thực hiện những nghiệp vụ sau: nghiệp vụ tạo vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian hoa hồng.

Nghiệp vụ tạo vốn là hoạt động thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các hình thức như tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, góp phần hình thành nên nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn vay.

VCSH bao gồm vốn điều lệ, các khoản quỹ dự trữ và thặng dư vốn.

+ Vốn điều lệ là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp và được ghi trong Điều lệ ngân hàng (Khoản 1 Điều 29 Thông tư 40/2011/TT-NHNN) Nguồn vốn này được dùng để trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh; góp vốn liên doanh; hoặc thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng.

+ Các khoản quỹ bao gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, góp phần tăng vốn tự có và phòng ngừa những biến cố có thể xảy đến trong kinh doanh Các quỹ này hình thành bằng việc trích lãi ròng hàng năm của ngân hàng và hạch toán vào chi phí.

Vốn huy động bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu.

Vốn vay: ngân hàng có thể vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ NHNN thông qua hình thức tái cấp vốn, tái chiết khấu giấy tờ có giá.

- Nghiệp vụ sử dụng vốn Đây là nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn huy động được từ nghiệp vụ tạo vốn, gồm những hoạt động sau: nghiệp vụ ngân quỹ, nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ đầu tư và nghiệp vụ tài sản có khác.

Nghiệp vụ ngân quỹ: đây là hoạt động quản lý các luồng thu và chi những tài sản có độ thanh khoản cao tại ngân hàng như tiền mặt, ngoại tệ, chứng từ có giá, chứng khoán ngắn hạn và tiền gửi thanh toán Tùy vào quy mô, tính chất và phạm vi kinh doanh mà mỗi NHTM có mức tồn quỹ khác nhau.

Nghiệp vụ cho vay: đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của các TCTD, ngân hàng sẽ cho khách hàng và các chủ thể trong nền kinh tế vay và thu lãi từ những khoản đó. Những khoản vay thương mại là thỏa thuận tài trợ dựa trên nợ giữa doanh nghiệp và tổ chức tài chính (ví dụ như ngân hàng,…), thường được sử dụng để tài trợ cho chi phí hoạt động và chi phí vốn trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được khả năng chi trả Một số sản phẩm cho vay phổ biến bao gồm: khoản vay có kỳ hạn, thư tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, cho vay không đảm bảo, vay theo hạn mức thấu chi,…

Nghiệp vụ đầu tư: đây là nghiệp vụ ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình để mua chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của các TCTD và tổ chức kinh tế nhằm gia tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản, đa dạng hóa phương thức sử dụng vốn để phân tán rủi ro.

Nghiệp vụ tài sản có khác: đầu tư bất động sản, vàng, ngoại tệ,

- Nghiệp vụ trung gian hoa hồng

Ngân hàng nhận sự ủy thác của khách hàng, làm trung gian cung ứng các dịch vụ và hưởng lợi nhuận cho các dịch vụ đó, bao gồm:

- Chuyển tiền, thanh toán, thu hộ, chi hộ,

- Phát hành thư tín dụng, bảo lãnh,

- Cho thuê két sắt, giữ hộ tài sản

- Tư vấn tài chính và quản trị doanh nghiệp

- Thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Tổng quan về nghiệp vụ Tài trợ thương mại

1.2.1 Khái niệm Tài trợ thương mại

TTTM quốc tế là khái niệm tương đối rộng, bao hàm cả tín dụng lẫn tài trợ tài chính Để có thể đưa ra được khái niệm đủ rộng về thuật ngữ trên, Nguyễn Thị Quy cùng các đồng sự (2012) đã tiến hành khảo sát, phân tích trên nhiều khía cạnh, từ đó đúc kết được “TTTM quốc tế là một hiện tượng kinh tế khách quan, gồm tập hợp tổng thể các chính sách, biện pháp và hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh TMQT trong một hoặc một số hay tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lợi“.

Thuật ngữ TTTM hiểu theo nghĩa rộng là bất kỳ thỏa thuận tài chính liên quan đến việc xác nhận các giao dịch thương mại, và mở rộng các khoản tín dụng thương mại là ví dụ điển hình cho định nghĩa này Còn nếu thu hẹp phạm vi hơn, TTTM được hiểu là hoạt động tài trợ cho các giao dịch thương mại quốc tế của các tổ chức tài chính trung gian (Jean-Pierre Chauffour, 2021)

“TTTM là dịch vụ chuyên biệt của ngân hàng nhằm hỗ trợ cho các thương nhân trong giao dịch TMQT Đặc trưng của giao dịch này là ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh cho các thương nhân giúp họ gia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện thành công thương vụ.“ (Lê Phan Thị Diệu Thảo cùng cộng sự, 2013)

Chris B Murphy (2020) định nghĩa TTTM là công cụ và sản phẩm tài chính được doanh nghiệp sử dụng nhằm tạo thuận lợi và phòng ngừa rủi ro trong các giao dịch xuất nhập khẩu.

Theo quan điểm của tác giả, TTTM là hoạt động tài trợ của các tổ chức trung gian như là ngân hàng, các định chế tài chính, trong các giao dịch thương mại trong nước và quốc tế liên quan đến hàng hóa và dịch vụ giữa người bán và người mua Dịch vụ TTTM cung cấp những giải pháp để giảm thiểu rủi ro cho cả người mua và người bán.

1.2.2 Phân loại Tài trợ thương mại

1.2.2.1 Căn cứ vào cách tài trợ

Tài trợ thương mại trực tiếp: đây là giải pháp tài trợ vốn có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp thông qua các khoản vay ngắn, trung và dài hạn nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất/nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, … các hình thức tài trợ phổ biến như thư tín dụng, nhờ thu, bảo lãnh, bao thanh toán,…

Tài trợ thương mại gián tiếp: bao gồm những giải pháp liên quan đến những yếu tố vĩ mô, những biện pháp hỗ trợ tài chính góp phần tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển như chính sách thuế, tỷ giá hối đoái, cơ sở pháp lý, lãi suất, Chính sách miễn và giảm thuế xuất khẩu là một ví dụ cho loại hình tài trợ gián tiếp.

1.2.2.2 Căn cứ vào người cung ứng tài trợ

Tài trợ thương mại của Chính phủ: là việc Chính phủ tài trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMQT thông qua các tổ chức như NHTW, các trung gian tài chính, kho bạc và các TCTC của Chính phủ Công cụ mà Chính phủ sử dụng để tài trợ bao gồm chính sách chiết khấu, chính sách tỷ giá, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ tài chính như kích cầu, miễn và giảm thuế, bảo hiểm tín dụng,

Tài trợ thương mại của NHTW: NHTW tài trợ cho TMQT bằng các hình thức cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, bảo lãnh nhà nước thông qua hệ thống NHTM, ngân hàng phát triển nhằm tạo nên điều kiện kinh tế tài chính thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

Tài trợ thương mại của các tổ chức trung gian tài chính: đặc trưng của phương thức này là tài trợ trực tiếp từ người tài trợ đến người nhận tài trợ, không phải qua bất kỳ trung gian nào Các hình thức tài trợ gồm có tín dụng (Credit), bảo lãnh (Guarantee), chiết khấu (Discount), bao thanh toán (Factoring), thuê mua (Leasing), thư tín dụng (Letter of credit), nhờ thu (Collection),

Tài trợ thương mại của các tổ chức phi tài chính: hình thức tài trợ này chính là tài trợ ngắn hạn, trực tiếp lẫn nhau và đặc biệt không có sự tham gia của ngân hàng Đó là lí do tại sao loại hình tài trợ này mang độ rủi ro cao.

1.2.2.3 Căn cứ vào phương tiện tài trợ

Tài trợ tài chính: đây là loại hình tài trợ bằng tiền, người tài trợ dùng vốn để tài trợ cho khách hàng trong thời gian thỏa thuận Khi đến hạn, người nhận tài trợ sẽ hoàn trả phần vốn gốc cùng với tiền lãi cho người tài trợ.

Tài trợ bằng hàng hóa, dịch vụ: đối tượng tài trợ loại này không phải là ngân hàng mà là các nhà sản xuất, nhà kinh doanh Họ tài trợ cho đối tác của mình bằng hàng hóa và dịch vụ, thường gồm có bán chịu trả chậm bằng hối phiếu kỳ hạn, cho thuê tài chính, thương mại bù trừ,

Tài trợ bằng chữ "tín": người tài trợ sẽ mang uy tín, thương hiệu, danh dự của mình để bảo lãnh cho người nhận tài trợ Họ sẽ thực hiện chức năng thanh toán cho người thụ hưởng trong trường hợp người nhận tài trợ không hoàn thành nghĩa vụ đúng theo điều kiện quy định trong thư tín dụng hay thư bảo lãnh.

1.2.3 Các loại hình Tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại

Tài trợ trực tiếp bằng nguồn vốn của ngân hàng: NHTM sử dụng nguồn vốn thặng dư của mình để tài trợ trực tiếp cho khách hàng và thu lãi từ hoạt động đó như cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu hối phiếu có truy đòi hoặc miễn truy đòi, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, bao tín dụng tương đối hoặc tuyệt đối,

- Chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm BCT xuất khẩu

Phát triển dịch vụ Tài trợ thương mại

1.3.1 Khái niệm phát triển dịch vụ TTTM

Theo quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, "phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ".

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê-2003) định nghĩa "phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp Ví dụ như sản xuất phát triển, phát triển văn hóa-giáo dục, "

Dựa vào hai nội dung trên, phát triển dịch vụ TTTM có thể hiểu là xu hướng gia tăng, mở rộng về phạm vi, số lượng và chất lượng giao dịch TTTM trên nhiều mặt như: thị phần, doanh số, doanh thu, lợi nhuận, khách hàng, tốc độ tăng trưởng, của năm sau so với những năm trước Nội dung này được xem xét trên hai phương diện, chiều rộng và chiều sâu:

- Phát triển dịch vụ theo chiều rộng: đó là việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi thực hiện các thương vụ Từ đó, ngân hàng có điều kiện thực hiện tốt chính sách khách hàng góp phần mở rộng quy mô, phạm vi giao dịch và nâng cao doanh số bán hàng.

- Phát triển dịch vụ theo chiều sâu: bên cạnh những biện pháp đa dạng hóa sản phẩm cung ứng đến cho khách hàng với thủ tục tinh giản, độ chính xác cao và chi phí thấp, việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ và hiệu suất công việc đóng vai trò quan trọng không hề nhỏ.

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động TTTM tại NHTM

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định lượng

(1) Tỷ trọng thu nhập TTTM doanh thu TTTM nẫm i tổng doanh thu của NHTM nẵm i

(2) Tăng trưởng doanh số TTTM

Doanh số TTTM = doanh số nhập khẩu + doanh số xuất khẩu

Doanh số nhập khẩu = doanh số nhờ thu nhập + doanh số L/C nhập + doanh số thư bảo lãnh + doanh số phát hành bảo lãnh nhận hàng + doanh số nhập khẩu khác

Doanh số xuất khẩu = doanh số chiết khấu TTR xuất + doanh số nhờ thu xuất + doanh số L/C xuất + doanh số xuất khẩu khác

, , , , _ doanh sô nẵm (i)-doanh sô nẵm (1-1)

Tăng trưởng doanh số TTTM = x 100% doanh sô năm (1-1)

(3) Tăng trưởng khách hàng sử dụng sản phẩm TTTM

KHNK: khách hàng sử dụng sản phẩm nhập khẩu

KHXK: khách hàng sử dụng sản phẩm xuất khẩu

KHXNK: khách hàng sử dụng sản dụng cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu

KMTTTM: khách hàng của TTTM

(4) Đa dạng hóa sản phẩm TTTM

Số lượng sản phẩm TTTM = số lượng sản phẩm (i) – số lượng sản phẩm (i-1) Với i = 1,2,3,

Nếu Số lượng sản phẩm = 0: số lượng sản phẩm cố định, ngân hàng không phát triển thêm sản phẩm dịch vụ mới so với năm liền kề trước đó.

Nếu Số lượng sản phẩm > 0: ngân hàng ra mắt thêm sản phẩm mới

Tỷ trọng thu nhập TTTM Nếu Số lượng sản phẩm < 0: ngân hàng cắt giảm sản phẩm và thu hẹp phạm vi hoạt động.

1.3.2.2 Các chỉ tiêu định tính

(5) Cam kết chất lượng dịch vụ SLA (Service Level Agreements)

Chỉ tiêu SLA viết tắt của từ Service Level Agreements, được hiểu là sự cam kết chất lượng dịch vụ giữa ngân hàng và khách hàng Ví dụ đối với nghiệp vụ phát hành thư tín dụng nhập khẩu, SLA mà ngân hàng cam kết với khách hàng là ba tiếng đồng hồ làm việc có nghĩa là trong vòng ba giờ kể từ khi khách đưa yêu cầu phát hành L/C lên hệ thống, ngân hàng phải phát hành thành công điện L/C Việc đảm bảo tất cả các nghiệp vụ TTTM không bị trễ SLA chứng tỏ chất lượng dịch vụ tốt, làm cho khách hàng hài lòng từ đó khiến họ gắn bó lâu dài với ngân hàng hơn Ngoài ra, mức độ hài lòng của khách hàng cao cũng là yếu tố để họ sử dụng những dịch vụ khác của ngân hàng, hay giới thiệu bạn hàng, đối tác của họ giao dịch tại ngân hàng mình Vậy nên, các NHTM luôn chú trọng đến yếu tố này, thường xuyên thực hiện những bài khảo sát và đánh giá báo cáo SLA mỗi tháng nhằm kịp thời chỉnh sửa, cải tiến sản phẩm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

(6) Thương hiệu ngân hàng và mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý

Chỉ tiêu này được thể hiện ở mức độ xếp hạng trong bảng tổng sắp những ngân hàng trên thế giới và những giải thưởng mà ngân hàng được vinh danh Thứ hạng càng cao trong bảng xếp hạng này chứng tỏ độ tín nhiệm và tin cậy càng lớn, và đây chính là vũ khí vô hình góp phần thu hút và mở rộng mạng lưới khách hàng và hệ thống ngân hàng đại lý Thương hiệu ngân hàng càng lớn, càng được nhiều người biết đến, chất lượng dịch vụ cao không chỉ giữ chân những khách hàng cũ, những khách hàng thân thiết mà còn lan tỏa danh tiếng, tiếng lành đồn xa, thu hút những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng trong tương lai Đặc biệt, đối với nghiệp vụ đặc thù như TTTM không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa, mà còn trên trường quốc tế, mọi sự làm việc với đối tác đều dựa trên chữ "tín" nên danh tiếng của ngân hàng đóng vai trò quan trọng hơn cả.

(7) Tăng cường và củng cố nguồn vốn ( đặc biệt là ngoại tệ) cho ngân hàng

Khi thực hiện giao dịch TTTM, mọi biến động số dư ngoại tệ của ngân hàng đều diễn ra trên tài khoản NOSTRO (tài khoản ngoại tệ của ngân hàng mình tại ngân hàng đại lý), giao dịch TTTM càng mạnh mẽ, doanh số giao dịch qua tài khoản NOSTRO càng nhiều Bên cạnh đó, khi doanh số thanh toán tiền hàng xuất khẩu cao đồng nghĩa với lượng ngoại tệ thu về càng lớn, số dư tiền gửi tại ngân hàng đại lý càng cao.

Ngoài ra, trong quá trình giao dịch xuất nhập khẩu, ngân hàng sẽ mua lại ngoại tệ của khách hàng có nguồn thu từ xuất khẩu và bán ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu để thanh toán tiền hàng Hoạt động này góp phần phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại hối và kinh doanh tiền tệ.

1.3.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động TTTM tại NHTM

1.3.3.1 Yếu tố bên trong ngân hàng

❖ Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn và khả năng xử lý vấn đề, phân tích tình huống là một trong những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ TTTM Bản chất tài trợ thương mại tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên nếu cán bộ phụ trách sở hữu kiến thức nền tảng vững chắc, thành thục ngoại ngữ và giàu kinh nghiệm thực tế sẽ góp phần tăng thêm giá trị dịch vụ, thu hút khách hàng và hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch.

Công nghệ là trợ thủ đắc lực cho mọi ngành nghề nói chung và ngành ngân hàng nói riêng Với sự hỗ trợ của công nghệ, ngân hàng thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm, quản lý vận hành hệ thống, thu thập và lưu trữ thông tin dữ liệu Hơn nữa, công nghệ cũng là nền tảng để ngân hàng kiến tạo sản phẩm mới song song phát triển dịch vụ và tạo lợi thế cạnh tranh Là hoạt động kinh doanh ngân hàng liên quan đến nhiều quốc gia trên thế giới, tài trợ thương mại chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố công nghệ Mục tiêu đẩy nhanh tốc độ trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trên toàn cầu, an toàn và bảo mật cao; giảm rủi ro phụ thuộc vào quy trình thủ công, chứng từ in hoặc viết tay, hệ thống giấy tờ lạc hậu; giảm thiểu sự phức tạp của các giao dịch tài chính; tiến tới loại bỏ hoàn toàn chứng từ giấy trong tương lai; nâng cấp hệ thống lưu trữ khổng lồ cần đến sự giúp đỡ rất nhiều của những ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện nay.

❖ Chính sách hoạt động của Ban điều hành

Mỗi NHTM sở hữu tác phong và văn hóa làm việc khác nhau Chính sách hoạt động, chính sách nhân sự, đầu tư công nghệ máy móc, đầu tư tài chính, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, tác động mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc của hoạt động tài trợ thương mại Nếu quản lý và vận hành tốt sẽ thu hút khách hàng, tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao hiệu suất làm việc và ngược lại.

NHTM sở hữu năng lực tài chính cao có nhiều điều kiện đầu tư vào nhiều khía cạnh như yếu tố công nghệ, truyền thông, phát triển sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực cốt lõi, phúc lợi cạnh tranh, môi trường làm việc hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ tài trợ thương mại.

❖ Uy tín của ngân hàng Đặc thù của hoạt động tài thương mại là dựa trên chữ "tín", nên so với những nghiệp vụ truyền thống khác, uy tín của ngân hàng đối với nghiệp vụ tài trợ thương mại đóng vai trò quan trọng hơn cả Khi được ngân hàng có danh tiếng và tiềm năng tài chính tốt bảo lãnh, xác suất thành công của thương vụ cũng cao hơn Uy tín của ngân hàng thể hiện trên nhiều mặt như kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, khả năng thanh toán, sự đa dạng sản phẩm dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, quy mô nguồn vốn huy động và cho vay.

1.3.3.2 Yếu tố bên ngoài ngân hàng

Rủi ro trong hoạt động TTTM và TMQT

Về mặt ngôn ngữ, rủi ro được giải thích là những yếu tố không thể lường trước được và gây ra những hậu quả không mong muốn Hay còn một khái niệm cơ bản khác về rủi ro như sau: "Rủi ro là những sự cố diễn ra do thiên tai hoặc đôi khi do con người gây ra Khi xảy ra rủi ro có thể dẫn tới tổn thất về tinh thần hoặc tổn thất về vật chất hoặc cả hai." (Nguyễn Thị Quy, 2012)

Rủi ro phát sinh trong TMQT thường phức tạp hơn rất nhiều so với thương mại nội địa bởi lẽ hoạt động này liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau như các điều khoản về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, thanh toán và các điều khoản khác Sự tương phản về văn hóa, ngôn ngữ hay chính trị ít nhiều tạo nên những lỗ hổng cấu thành rủi ro có thể xảy đến tại bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình giao dịch dù cho đã quy định trong hợp đồng ngoại thương Chẳng hạn như khi giao hàng thành công, người mua có thể chịu rủi ro chậm thanh toán tiền hàng hay rủi ro bị chiếm dụng vốn trong thời gian chờ thanh toán.

1.4.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động TTTM

Nguồn: tác giả tự tổng hợp 1.4.2.1 Rủi ro chính trị

Dù cho đối tác, người mua có đáng tin cậy đến đâu vẫn ít nhiều phụ thuộc vào quốc gia người mua hay quốc gia mà hàng hóa sẽ chuyển tiếp qua Tính ổn định của quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong giao thương quốc tế Nếu chẳng may chiến tranh, khủng bố hay nội chiến xảy ra, người mua sẽ khó có thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán như đã thỏa thuận trước trong hợp đồng.

Tỷ giá là mức giá tại một thời điểm nhất định của đơn vị tiền tệ này được đo lường bằng đơn vị tiền tệ khác Những đồng tiền mạnh trên thế giới như USD (Đôla Mỹ), GBP (Bảng Anh), JYP (Yên Nhật), EUR (Euro) hay AUD (Đôla Úc), thường được sử dụng trong giao dịch TTTM một cách thường xuyên với khối lượng lớn do đây là những đồng tiền mạnh với giá trị ổn định cao Việc sử dụng đồng tiền mạnh cũng phần nào giảm thiểu được khá nhiều rủi ro so với sử dụng đồng tiền yếu, ít tham gia thanh toán trên thị trường.

Tỷ giá thay đổi làm ảnh hưởng đến giá trị xuất nhập khẩu khi quy đổi thành nội tệ và vấn đề này có thể mang lại lợi nhuận hoặc tổn thất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Để phòng ngừa rủi ro này xảy ra, doanh nghiệp có thể sử dụng sản phẩm phái sinh như hợp đồng Future, Forward, Swap, Option,

Rủi ro kinh doanh bao gồm những hình thức hoạt động không minh bạch trong thương vụ như: nhận hối lộ để ký kết những hợp đồng có mục đích phi pháp; hay rửa tiền nhằm mục đích thúc đẩy người bán tham gia vào hợp đồng với điều khoản thanh toán không rõ ràng, để người mua có cơ hội hợp pháp hóa nguồn tiền không rõ nguồn gốc của mình Các phương thức giao dịch với dụng ý xấu không chỉ gây hại tới hoạt động kinh doanh và bất công giữa các chủ thể tham gia, mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế của một quốc gia, có thể phá hoại nền tảng xã hội hay các hoạt động đầu tư quốc tế tại đây.

Rủi ro thương mại xuất phát từ vấn đề người mua không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết với đối tác, không thể thực hiện hợp đồng Nguyên nhân phát sinh từ một trong những trường hợp sau:

- Người mua bị phá sản.

- Người mua mất khả năng thanh toán.

- Người mua gặp trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc không thể nhận hàng như hỏa hoạn, lũ lụt, đình công, thiên tai,

- Người mua bị ràng buộc bởi quy định của nước sở tại.

Kinh nghiệm từ các NHTM tại Việt Nam

- Ngân hàng TNHH HSBC Việt Nam

Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải được thành lập vào ngày 03/03/1865 với trụ sở chính đặt tại Hong Kong và hợp nhất thành Tổng công ty Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (The Hongkong and Shanghai Banking Corporation – HSBC) một năm sau đó, trở thành ngân hàng lớn nhất với mạng lưới bao phủ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Âu, châu Á, Trung Đông và châu Phi, Bắc Mỹ và châu Mỹ La-tinh Ngân hàng là thành viên chủ chốt của tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC hoạt động trải dài trên nhiều lĩnh vực như ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại, ngân hàng doanh nghiệp đến ngân hàng đầu tư, ngân hàng tư nhân và ngân hàng toàn cầu.

Năm 1870, HSBC mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Tp HCM, sau thời gian hoạt động và mở rộng, vào ngày 01/01/2009, sau khi được sự cấp phép từ NHNN, HSBC chính thức khai trương ngân hàng con tại Việt Nam với tên gọi Ngân hàng TNHH HSBC Việt Nam, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng con với 100% vốn nước ngoài Tính đến hiện nay, HSBC VN được xem là ngân hàng nước ngoài lớn nhất Việt Nam xét về quy mô, mạng lưới, danh mục sản phẩm dịch vụ, số lượng nhân viên, vốn đầu tư và khách hàng Trải qua 152 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, HSBC cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ như: dịch vụ quản lý tài sản và tài chính cá nhân, dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, dịch vụ ngoại hối và thị trường vốn, dịch vụ quản lý thanh khoản và tiền tệ toàn cầu, dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, và dịch vụ chứng khoán cùng nhiều giải thưởng danh giá có thể kể đến như giải thưởng Ngân hàng Quản lý Tiền tệ hàng đầu Việt Nam năm 2021 do Euromoney CashManagement Survey trao tặng, Ngân hàng Quản lý Tiền tệ tốt nhất trong nước năm

2010-2017, 2019-2020 do Euromoney Cash Management Survey trao tặng, Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam từ 2006 đến 2012, 2014 đến 2021, do tạp chí FinanceAsia bình chọn, Ngân hàng toàn cầu tốt nhất Việt Nam từ 2008-2011, 2014,

2016, 2017 và 2020 do Asset Triple A bình chọn,… HSBC Việt Nam xây dựng thành công thương hiệu và gây nên nhiều tiếng vang dựa trên những yếu tố sau:

- Về sản phẩm tài trợ thương mại

HSBC được mệnh danh là một trong những ông lớn về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại Việt Nam Bên cạnh cung ứng dịch vụ TTTM truyền thống, HSBC không ngừng cải tiến và phát triển từ nền tảng cơ bản để tạo nên sự khác biệt trong dịch vụ của mình như các giải pháp tài trợ thương mại phức hợp, các giải pháp tài trợ cho nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng.

- Về ứng dụng công nghệ

Trade Transaction Tracker: HSBC triển khai ứng dụng này vào tháng 07 năm

2018, cho phép các khách hàng doanh nghiệp theo dõi tình trạng của các giao dịch thương mại khi họ đang ở bất cứ đâu trên thế giới hay vào bất kỳ thời gian nào trong ngày Ứng dụng này hoạt động trên nền tảng HSBCnet hỗ trợ khách hàng truy vấn và cập nhật thông tin mới nhất trong thời gian sớm nhất những giao dịch tín dụng, chứng từ xuất nhập khẩu, nhờ thu và giao dịch thanh toán quốc tế một cách dễ dàng.

Instant@dvice: là dịch vụ miễn phí dành cho khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng các sản phẩm chứng từ thanh toán quốc tế và bảo lãnh với Ngân hàng HSBC nhằm thúc đẩy chu kỳ thương mại, gia tăng dòng tiền và cải thiện hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của khách hàng Dịch vụ này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí khi cập nhật tình trạng về từng giai đoạn của giao dịch bằng cách gửi email thông báo trực tiếp đến các địa chỉ email cụ thể mà công ty đã đăng ký (Thông cáo báo chí của HSBC, 2018)

HSBCnet: nền tảng trực tuyến an toàn, dễ sử dụng và đa chức năng của HSBC, cung cấp cho khách hàng giải pháp quản lý tiền mặt toàn diện, chuỗi cung ứng và thương mại, chứng khoán và thị trường toàn cầu; theo dõi các khoản thanh toán, khoản phải thu, tính thanh khoản và giá trị thay đổi của tài sản; dễ dàng truy vấn và cập nhật thông tin, trạng thái giao dịch mọi lúc mọi nơi.

Ngoài những ứng dụng nổi bật nêu trên, HSBC là ngân hàng đầu tiên thử nghiệm thành công giao dịch phát hành L/C nhập khẩu trên Voltron- một nền tảng của Blockchain vào năm 2019 với ngân hàng thông báo là HSBC Hàn Quốc giữa bên mua là Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân Việt Nam và bên bán là công ty INEOS Styrolution Korea, hai doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất nhựa.

- Về đội ngũ nhân sự

HSBC vinh dự nhận được giải thưởng của Vietnam HR Award 2016 chứng tỏ sự cố gắng làm việc không ngừng nghỉ, luôn luôn trau dồi kiến thức mới, cải tiến phát triển dịch vụ của đội ngũ nhân viên nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cùng tác phong làm việc chuyên nghiệp đến khách hàng.

- Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam)

Standard Chartered PLC là tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trụ sở chính đặt tại Luân Đôn (Vương quốc Anh) với mạng lưới 776 chi nhánh trên 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ khách hàng trên hơn 85 thị trường Truyền thống và giá trị của Ngân hàng được thể hiện qua lời hứa thương hiệu

Năm 1904, SCBL thành lập chi nhánh đầu tiên tại Sài Gòn (nay là Tp.HCM) với nhiều kỳ vọng phát triển tại thị trường Việt Nam Vào tháng 08 năm 2009, ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) với 100% vốn nước ngoài trực thuộc Ngân hàng Standard Chartered chính thức đi vào hoạt động với bốn chi nhánh (tính đến hiện tại) Với vị thế là ngân hàng quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, SCBL hứa hẹn mang đến các dịch vụ chất lượng đẳng cấp quốc tế cho nhiều phân khúc khách hàng, bao gồm các tập đoàn đa quốc gia, các định chế tài chính và phi tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trong nước và khách hàng cá nhân Ngân hàng đã và đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam để mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp tục mang đến những công nghệ tiên tiến để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn Đặc biệt đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, nghiệp vụ mũi nhọn tạo nên thương hiệu của SCBL, ngân hàng liên tục cho ra mắt nhiều giải pháp và sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp như:

- Năm 2017, SCBL tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Tập đoàn Tài chínhQuốc tế (IFC), thành viên của World Bank về việc tài trợ cho các thương vụ thương mại quốc tế tại thị trường đang nổi theo chương trình hỗ trợ thanh khoản thương mại toàn cầu.

- SCBL giới thiệu bộ sản phẩm và dịch vụ tài trợ thương mại bền vững giúp các doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả hơn nhằm hướng đến mục tiêu cao cả hơn, đó là thuận lợi tiếp cận những chuỗi cung ứng phức tạp từ đó thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng trong dài hạn, đồng thời góp phần xây dựng hệ thống thương mại toàn cầu bền vững và thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội và nền kinh tế Trong khuôn khổ giải phảp tài trợ bền vững, SCBL Việt Nam phối hợp cùng với SCBL Trung Quốc hoàn tất thành công giao dịch tài trợ thương mại cho các dự án về năng lượng gió tái tạo vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Bên cạnh đó, SCBL có chất lượng dịch vụ TTQT và TTTM được xem là tốt nhất hiện nay trong các NHTM nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam SCBL sở hữu đội ngũ chuyên viên dày dạn kinh nghiệp với chuyên môn và kiến thức chuyên sâu, không ngừng nỗ lực hỗ trợ khách hàng có nhu cầu về TTTM và luân chuyển vốn, kịp thời đưa ra những tư vấn hữu ích và giải pháp có giá trị cao Ngoài yếu tố con người, với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, các giao dịch TTQT và TTTM tại SCBL luôn được thực hiện với thao tác nhanh chóng và chính xác, tạo dựng lòng tin và hình ảnh tốt với khách hàng SCBL cập nhật những xu thế mới nhất về TTTM trên thế giới, tổng hợp và biên tập tạo nên những khóa đào tạo bổ ích không chỉ cho chuyên viên của mình mà còn cho tất cả những NHTM tại Việt Nam.

Với lịch sử lâu đời, sự am hiểu cùng những hoạt động phát triển cùng cộng đồng,những đóng góp to lớn cho thị trường Việt Nam, SCBL vinh dự nhận được những giải thưởng Ngân hàng số xuất sắc nhất Việt Nam năm 2020 và 2021 do tạp chí Asiamoney trao tặng, Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2021, Ngân hàng bán lẻ nước ngoài tốt nhất Việt Nam từ tạp chí International Business Magazine,…

Bài học rút ra cho TFB HCM

Thông qua những thành tựu và nỗ lực phát triển từ những ngân hàng nước ngoài, với vị thế cùng là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, TFB HCM cần rút ra những bài học kinh nghiệm về chất lượng dịch vụ, cơ cấu sản phẩm, cơ sở hạ tầng, để có thể hoàn thiện và phát triển dịch vụ TTTM ngày càng lớn mạnh hơn tại chi nhánh, cụ thể như sau:

Một là, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên viên am hiểu chuyên môn, không ngừng cập nhật những xu thế mới với tác phong làm việc chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng tối đa.

Hai là, tạo dựng hệ thống CNTT nội bộ vững mạnh và tiên tiến hỗ trợ việc quản lý và vận hành hệ thống, phục vụ mục đích trao đổi thông tin với các ngân hàng thông qua hệ thống SWIFT, hệ thống CITAD, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng, ; thiết lập hệ thống kiểm tra phòng chống rửa tiền, kiểm tra độ minh bạch của giao dịch XNK, phát hiện kịp thời và ngăn chặn những giao dịch mang dấu hiệu khủng bố, cấm vận hoặc rửa tiền Tận dụng được lợi thế công nghệ cùng trí thông minh nhân tạo trong thời đại công nghệ 4.0 giúp các ngân hàng tiến tới hiện đại hóa quy trình, giảm thiểu quy trình thủ công với rủi ro cao, tăng lợi nhuận và giảm chi phí.

Ba là, thiết lập hệ thống công nghệ vững mạnh vì đây là nền tảng đẩy mạnh hoạt động, gia tăng khả năng cạnh tranh Những nội dung cần xây dựng có thể kể đến như thiết kế cổng thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ trên điện thoại di động, sổ tay ngân hàng với giao diện dễ sử dụng, bảo mật cao, cập nhật đầy đủ và nhanh chóng những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng; đồng thời hỗ trợ khách hàng thuận tiện truy vấn thông tin giao dịch, hành trình của hồ sơ mọi lúc mọi nơi Về vấn đề này thì TFB HCM vẫn trong giai đoạn phát triển sản phẩm, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm hữu ích cho khách hàng.

Bốn là, không ngừng cải tiến và phát triển sản phẩm TTTM mới mang tính chuyên biệt Sản phẩm dịch vụ là yếu tố chính thu hút sự quan tâm của khách hàng, vậy nên phải không ngừng cải tiến những sản phẩm hiễn hữu và phát triển thêm sản phẩm mới sao cho vừa củng cố sự tin tưởng của khách hàng cũ và gây ấn tượng với khách hàng mới, từ đó mở rộng phân khúc khách hàng và quy mô hoạt động của chi nhánh.Cuối cùng là thường xuyên đưa ra những chương trình ưu đãi phí, lãi suất cạnh tranh, những gói tài trợ hấp dẫn thu hút khách hàng XNK.

Chương 1 của luận văn đã trình bày những nội dung nền tảng của hoạt động tài trợ thương mại tại các ngân hàng thương mại, những loại hình tài trợ của các tổ chức tín dụng cùng những yếu tố chi phối hoạt động này Bên cạnh đó, chương 1 phân tích vai trò quan trọng của nghiệp vụ tài trợ thương mại đối với nền kinh tế và bản thân ngân hàng; đồng thời nêu ra những chỉ tiêu định lượng và định tính để phát triển dịch vụ tài trợ thương mại Những nội dung trên là cơ sở cho việc đánh giá, phân tích và định hướng phát triển dịch vụ tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại TaipeiFubon chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TAIPEI FUBON CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

Tổng quan về ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM

Ngân hàng thương mại Taipei Fubon (TFB) là công ty con với 100% vốn trực thuộc tập đoàn tài chính Fubon (Fubon Financial Holdings), trụ sở chính đặt tại số 169 đường Ren’ai, khu 4, quận Da'an, Đài Bắc, Đài Loan TFB được thành lập vào ngày 01/01/2005 thông qua sự hợp nhất giữa ngân hàng Đài Bắc và ngân hàng Fubon, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, thẻ tín dụng, quản lý tài sản, quỹ tín thác và dịch vụ ngân quỹ Tính đến ngày 30/09/2021, TFB có tổng tài sản là 3,599 nghìn tỷ Đài tệ và điều hành tổng số 135 chi nhánh trong nước, 5 chi nhánh ở nước ngoài và 2 văn phòng đại diện.

Hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính những năm gần đây đã mang lại cho TFB nhiều giải thưởng danh giá cả trong nước và quốc tế như bộ phận định chế tài chính được những tạp chí uy tín Global Finance, Asiamoney và The Asset công nhận về sự xuất sắc trong lĩnh vực cho vay hợp vốn, hoạt động ngoại hối và tài trợ thương mại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; hay bộ phận khách hàng cá nhân được công nhận về những thành tựu trong lĩnh vực tài chính kỹ thuật số và quản lý tài sản Trong những năm vừa qua, TFB vinh dự nhận được những bằng khen, cụ thể "Đơn vị cung cấp dịch vụ Tài trợ thương mại tốt nhất Đài Loan" từ năm 2018 do Global Finance trao tặng; "Ngân hàng tốt nhất Đài Loan trong lĩnh vực tài trợ thương mại 2021", "Ngân hàng số tốt nhất Đài Loan 2021" do tạp chí Global Banking and Finance Review bình chọn; "Top 500 ngân hàng uy tín nhất thế giới hai năm liên tiếp 2020 và 2021" do tổ chức Brand Finance định giá;

"Giải thưởng M&A của năm 2021", "Giải thưởng về phát triển sản phẩm bằng cách sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo 2021" do World Economic trao tặng,

Bên cạnh phát triển hệ thống chi nhánh tại Đài Loan, TFB đã và đang mở rộng mạng lưới ra thị trường nước ngoài Bằng việc kiểm soát 51% cổ phần của ngân hàngFirst Sino vào năm 2014, TFB là ngân hàng Đài Loan đầu tiên mua lại thành công một ngân hàng ở Trung Quốc, và TFB chi nhánh Trung Quốc chính thức được thành lập vào tháng 4 cùng năm, từ đó phát triển dịch vụ tài chính của mình sang thị trường Đại Lục. Đón đầu làn sóng hội nhập tài chính, TFB chính thức mở rộng nền tảng hoạt động sang khu vực Đông Nam Á khi thành lập chi nhánh Singapore vào tháng 3 năm 2016 Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp Đài Loan trong khu vực, TFB cũng dự định theo đuổi cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp địa phương và tận dụng liên kết với mạng lưới của tập đoàn Fubon bao phủ Trung Quốc, Hồng Kông và Việt Nam để tăng cường mối quan hệ với các công ty quốc tế Văn phòng đại diện của ngân hàng tại Jakarta đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2019 và gần đây nhất là văn phòng đại diện ở Sydney được mở vào tháng 7 năm 2021.

2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM

Căn cứ theo Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 05/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP cấp phép cho ngân hàng Taipei Fubon được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam Vào năm 2008, TFB thành lập chi nhánh phụ đầu tiên tại TPHCM Nhằm nắm bắt các cơ hội phát triển kinh doanh, TFB đã mua lại NHTM Chinfon Việt Nam vào năm 2010 để mở rộng mạng lưới chi nhánh và phát triển hoạt động kinh doanh tại địa phương Với 3 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương, TFB hướng tới mục tiêu phục vụ tốt hơn nữa khách hàng trên cả nước.

Căn cứ vào giấy phép hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 54/GP- NHNN ngày 20/02/2013 do Thống đốc cấp, NHNN cho phép Ngân hàng Taipei Fubon Commercial Bank Co., Ltd được thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chuyển đổi Ngân hàng TNHH TM Taipei Fubon - chi nhánh phụ thành phố Hồ Chí Minh; vốn được cấp là 15 triệu USD và hoạt động trong 99 năm.

Theo đó, ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM (TFB HCM) được thực hiện các hoạt động của loại hình NHTM bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của pháp luật và của NHNN, bao gồm:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài;

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng;

- Cung ứng các phương tiện thanh toán;

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau: Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế;

- Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN;

- Vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài;

- Mở tài khoản tiền gửi tại NHNN; Mở tài khoản thanh toán tại TCTD khác; Mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối;

- Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia;

- Tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ;

- Hoạt động đại lý bảo hiểm.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của NHTM gồm tư vấn đầu tư, mua, bán trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.

- Cung ứng dịch vụ ngoại hối khác; kinh doanh, cung ứng các sản phẩm phái sinh

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM

TFB HCM được tổ chức thành bộ phận nghiệp vụ, bao gồm:

- Bộ phận nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ (Funding).

- Bộ phận pháp chế (Compliance).

- Bộ phận vận hành (Operations).

- Bộ phận khách hàng cá nhân (Retail Banking).

- Bộ phận khách hàng doanh nghiệp lớn (Corporate Banking).

- Bộ phận khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (Commercial Banking).

- Bộ phận khách hàng quốc tế (Regional Banking).

- Bộ phận tín dụng (Credit Assessment Dept).

- Bộ phận kế toán và nhân sự (HR and Accounting).

- Bộ phận quản lý rủi ro (Risk Management).

- Bộ phận phát triển sản phẩm (Corporate Product Development).

Mỗi bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định bằng văn bản, đảm bảo sự phân tách chức năng giữa các bộ phận, giữa Khối trước với Khối sau, giữa chức năng kinh doanh, chức năng vận hành, chức năng đầu tư và chức năng quản lý rủi ro.

Ban điều hành bao gồm Tổng giám đốc chi nhánh, kế toán trưởng và các trưởng phòng ban nghiệp vụ.

2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2018-2021

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính tại TFB HCM giai đoạn 2018-2021 Đơn vị tính: nghìn USD

Tổng nợ phải trả ngân hàng 15,260,87

Tổng tài sản ngân hàng 17,162,82 1

28,184,36 Tổng thu nhập trước thuế 1 của ngân hàng 138,91

4 Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng 226,19

Nguồn: Báo cáo nội bộ TFB

Thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2008 với một chi nhánh tại TP.HCM và văn phòng đại diện tại Hà Nội, TFB hướng tới khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn Đài Loan hoạt động tại Việt Nam Năm 2010, sau khi mua lại ngân hàng

Chinfon, TFB HCM chính thức tiếp nhận tài sản và nợ từ ngân hàng này, đồng thời trở thành trung tâm giao dịch của ngân hàng mẹ tại Việt Nam.

Tổng tài sản của TFB HCM tăng dần qua các năm, năm sau tăng nhanh hơn năm trước đó, thể hiện sự mở rộng không ngừng về quy mô hoạt động Tổng tài sản năm

2019 đạt 18,134 triệu USD, tăng 6% so với năm 2018, đặc biệt tăng mạnh vào năm

2020, đạt 27,178 triệu USD, tăng 50% so với năm 2019 Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn này đạt 17.98%.

Tổng nợ phải trả ngân hàng cũng tăng qua các năm, trong đó cao nhất vào năm

2021 với 25,915 triệu USD, tăng gần 70% so với năm 2018, tương đương khoảng 10 triệu USD Tốc độ tăng trung bình là 19.31%.

Giai đoạn 2018 đến 2021, tổng thu nhập trước thuế của ngân hàng tăng trưởng không ổn định, năm tăng năm giảm Điển hình vào năm 2019, thu nhập đạt 177 triệuUSD, tăng 28% so với năm 2018 nhưng lại giảm 12% vào năm 2020 rồi tăng nhẹ 6% trong năm 2021 vừa qua TFB cần cân đối những nguồn thu và chi phí để tốc độ tăng trưởng thu nhập được ổn định lâu dài hơn.

Thực trạng nghiệp vụ tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại Taipei

2.2.1 Các sản phẩm tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM

Biểu đồ 2.1: Các sản phẩm TTTM tại TFB HCM giai đoạn 2018-2021

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2008, TFB hướng tới khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đài Loan hoạt động tại Việt Nam Do khách hàng mục tiêu hầu hết thuộc lĩnh vực XNK nên TFB luôn cố gắng đa dạng hóa danh mục sản phẩm tài trợ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Mặc dù chỉ là chi nhánh nhỏ và đi vào hoạt động tại Việt Nam chưa lâu, nhưng thông qua bảng sổ liệu cho thấy nỗ lực mở rộng danh mục sản phẩm tài trợ của TFB tăng dần qua các năm, và sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ chính là mấu chốt cho vấn đề phát triển TTTM Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà TFB sẽ có những sản phẩm phù hợp cho từng giao dịch cụ thể Chẳng hạn, đối với giao dịch nhập khẩu, TFB cấp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu trang thiết bị và nguyên vật liệu, hoặc cung ứng nguồn ngoại tệ, cho vay để thanh toán tiền hàng; còn đối với giao dịch xuất khẩu, TFB tài trợ vốn cho khách hàng sản xuất hàng để xuất khẩu, hoặc chiết khấu có truy đòi BCT hàng xuất theo L/C để đáp ứng nguồn vốn lưu động, phục vụ tái sản xuất khi chưa nhận được tiền từ đối tác nước ngoài Cụ thể những sản phẩm tài trợ của TFB bao gồm:

- Nhờ thu trả ngay và trả chậm kèm chứng từ (D/P và D/A)

- Phát hành thư tín dụng (L/C)

- Phát hành thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)

- Phát hành thư bảo lãnh (Bank Guarantee)

- Phát hành bảo lãnh nhận hàng (Shipping gurantee)

- Tài trợ trước xuất khẩu

- Chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm BCT xuất khẩu

- Cho vay thanh toán nhập khẩu

- Chuyển tiền bằng điện (TTR)

Mặc dù luôn nỗ lực cải tiến và mở rộng danh mục sản phẩm tài trợ nhưng so với những ngân hàng khác, sản phẩm của TFB vẫn còn tương đối cơ bản, chưa mang tính chuyên biệt đặc trưng cao Một số sản phẩm như L/C chuyển nhượng, L/C UPAS (L/C trả chậm thanh toán ngay), L/C deffer UPAS (L/C trả chậm thanh toán chậm) hay chiết khấu TTR, vẫn chưa được triển khai áp dụng tại TFB.

2.2.2 Doanh số tài trợ xuất khẩu tại TFB HCM

❖ Cơ cấu tài trợ xuất khẩu

Cơ cấu tài trợ xuất khẩu tại TFB HCM giai đoạn 2018 đến 2021 được trình bày tại bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2: Cơ cấu tài trợ xuất khẩu tại TFB HCM giai đoạn 2018-2021 Đơn vị tính: nghìn USD

1 Dư nợ tài trợ trước xuất khẩu 1,39

Nguồn: báo cáo nội bộ TFB HCM 1

Tài trợ xuất khẩu tại TFB chia thành hai nhóm dựa vào giai đoạn của chu trình sản xuất, bao gồm tài trợ trước xuất khẩu và chiết khấu chứng từ có giá kèm BCT xuất khẩu.

Tỷ trọng dư nợ chiết khấu tuy cao, luôn trên 65% nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm (78.06%, 77.72%, 65.16% và 53.94% ) do một số khách hàng chuyển hướng sang sử dụng phương thức thanh toán T/T và sản phẩm tài trợ xuất khẩu trước giao hàng. Chỉ tiêu này ngược lại với dư nợ tài trợ trước xuất khẩu.

❖ Doanh số tài trợ xuất khẩu

Bảng 2.3: Doanh số tài trợ xuất khẩu tại TFB HCM giai đoạn 2018-2021 Đơn vị tính: nghìn USD

Năm Tốc độ tăng trưởng (%)

Doanh số tài trợ trước xuất khẩu

Nguồn: báo cáo nội bộ TFB HCM

Từ bảng số liệu 2.3 có thể thấy được:

- Doanh số tài trợ trước xuất khẩu giai đoạn từ 2018 đến 2021 tăng đều qua các năm với mức tăng trung bình 12,164 nghìn USD/năm và mức tăng bình quân năm 4,665 nghìn USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 40.98% Trong đó năm 2020 và 2021 ghi nhận mức tăng vượt bậc so với hai năm liền kề trước đó, nguyên do đến từ sự tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cao.

- Doanh số chiết khấu cũng tăng đều qua các năm với mức tăng trung bình 13,950 nghìn USD/năm và mức tăng bình quân năm 3,111 nghìn USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 23.62% So với tài trợ trước giao hàng, mặc dù mức tăng trưởng trung bình của phương thức chiết khấu kèm BCT đòi tiền cao hơn nhưng khi xét về tốc độ tăng trưởng, phương thức này lại chỉ bằng khoảng một nửa.

2.2.3 Doanh số tài trợ nhập khẩu tại TFB HCM

Bảng 2.4: Doanh số tài trợ nhập khẩu tại TFB HCM giai đoạn 2018-2021 Đơn vị tính: nghìn USD

Năm Tốc độ tăng trưởng (%)

Nguồn: báo cáo nội bộ TFB HCM

Bảng số liệu 2.4 cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động tài trợ nhập khẩu tại TFB HCM giai đoạn 2018 đến 2021, bao gồm cho vay nhập khẩu và cho vay để thanh toán L/C nhập khẩu Trong đó, hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu chia làm hai loại là thanh toán bằng nguồn ngoại tệ của khách hàng (sẽ được phân tích tại mục2.2.4) và thanh toán bằng nguồn vốn vay từ TFB do khách hàng không cam kết đủ nguồn ngoại tệ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán với đối tác Nhìn chung cả hai mảng dịch vụ cho vay thanh toán nhập khẩu và cho vay nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu đều tăng qua các năm, cụ thể:

- Doanh số cho vay nhập khẩu mặc dù tăng về số tuyệt đối, doanh số năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng lại chậm dần qua các năm Mức tăng bình quân 25,510 nghìn USD/năm và tốc độ tăng trưởng bình quân 3.49%.

- Doanh số cho vay để thanh toán lô hàng nhập khẩu tăng cả về tương đối và tuyệt đối qua các năm nhưng không ổn định, có năm tăng nhiều, có năm tăng ít, năm

2019 tăng trưởng 12.08% so với năm 2018, qua năm 2020 tốc độ này giảm xuống còn 3.68% rồi tăng nhẹ lên 9.55% vào năm 2021 vừa qua Mức tăng bình quân 14,146 nghìn USD/năm và tốc độ tăng trưởng bình quân 8.38%.

2.2.4 Doanh số dịch vụ TTQT và bảo lãnh tại TFB HCM

Dịch vụ TTQT hiện đang triển khai tại TFB bao gồm thông báo L/C xuất khẩu, kiểm và gửi thư đòi tiền kèm BCT xuất, dịch vụ nhờ thu xuất nhập khẩu, phát hành L/C nhập khẩu, chuyển tiền TTR và phát hành thư bảo lãnh Chi tiết thống kê giao dịch và doanh số dịch vụ TTQT và bảo lãnh giai đoạn 2018 đến 2021 được thể hiện thông qua bảng 2.5 và bảng 2.6 dưới đây.

Bảng 2.5: Số lượng giao dịch TTQT và bảo lãnh giai đoạn 2018-2021 Đơn vị tính: giao dịch

Gửi BCT nhờ thu xuất 20 27 35 30

Thông báo nhờ thu nhập 50 54 63 62

Phát hành thư bảo lãnh và

Nguồn: báo cáo nội bộ TFB HCM

Qua bảng số liệu 2.5 thống kê số lượng giao dịch TTTM tại TFB giao đoạn 2018 đến 2021 cho thấy số lượng giao dịch tăng qua các năm với trung bình 4,767 giao dịch/ năm, và đạt lượng cao nhất vào năm 2020 với 5,565 giao dịch, trong đó lượng giao dịch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhập khẩu (năm 2018 chiếm 82.42%, năm 2019 chiếm 81.34%, năm 2020 chiếm 85.39% và năm 2021 chiếm 81.75%) Những phương thức thanh toán theo L/C, nhờ thu hay T/T luôn được khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng tại TFB, ngoại trừ phương thức phát hành SBLC và thư bảo lãnh khi mà năm 2020 không ghi nhận sự tăng trưởng nào so với năm 2019 và tiếp tục giảm vào năm 2021, chứng tỏ dòng sản phẩm bảo lãnh vẫn còn thiếu sự quan tâm từ phía khách hàng, chi nhánh cần phải thúc đẩy, truyền tải các sản phẩm này hơn nữa để góp phần nâng cao chất lượng TTTM trong thời gian tới Doanh số tài trợ nhập khẩu qua các năm đều tăng, cho thấy TFB ngày càng thu hút được nhiều khách hàng nhập khẩu mới, và các khách hàng hiện hữu tiếp tục gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, TFB đẩy mạnh cho vay, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư, mua sắm trang thiết bị và nguyên vật liệu thô để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế Bên cạnh đó, với sự trợ lực từ quỹ đầu tư Fubon, khách hàng giao dịch nhập khẩu nhận được nguồn tỉ giá tốt, giúp cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoạt động ổn định, chủ động được nguồn thanh toán và chi phí sản xuất.

Bảng 2.6: Doanh số TTQT và bảo lãnh tại TFB giai đoạn 2018-2021 Đơn vị tính: nghìn USD

Năm Tốc độ tăng trưởng

Doanh số nhờ thu xuất khẩu

Doanh số nhờ thu nhập khẩu

Phát hành thư bảo lãnh và SBLC

Nguồn: báo cáo nội bộ TFB HCM

Bảng 2.6 cung cấp thông tin về doanh số dịch vụ TTQT và bảo lãnh tại TFB HCM, cho thấy trong giai đoạn từ 2018 đến 2021, phần lớn các dịch vụ đều có sự tăng trưởng qua các năm nhưng lại không ổn định, tăng trưởng liên tục từ năm 2018 đến

2020 rồi sụt giảm vào năm 2021, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu khi mà TP.HCM bị phong tỏa một thời gian để thực hiện việc chống dịch COVID-19 khiến cho mọi hoạt động trong nền kinh tế chịu ảnh hưởng ít nhiều, và ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ Cụ thể như sau:

- Doanh số thanh toán theo phương thức L/C xuất khẩu bình quân mỗi năm đạt 65,223 nghìn USD/năm, mức tăng bình quân năm 1,923 nghìn USD, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3.39%

Đánh giá hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại Taipei Fubon

Taipei Fubon chi nhánh TP.HCM

Thời gian vừa qua TFB đã gặt hái được nhiều thành công khi duy trì được lượng khách hàng cũ, tiếp cận khách hàng mới và tạo dựng được nhóm khách hàng trung thành, góp phần nâng cao tăng trưởng tín dụng của chi nhánh, tạo cơ sở phát triển hoạt động tài trợ thương mại Nỗ lực quảng bá truyền thông sản phẩm, mở rộng nhóm khách hàng của đội ngũ Marketing ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực như:

Thứ nhất, hoạt động TTTM đã đạt kết quả cao về quy mô doanh số, số lượng giao dịch, và tốc độ tăng trưởng Cơ cấu giữa doanh số nhập khẩu và xuất khẩu đang chuyển dịch theo chiều hướng cân bằng nhau.

Thứ hai, TFB duy trì và phát triển thêm nhiều nhóm khách hàng mới. Để có thể phát triển ổn định bền vững và lâu dài, TFB cần xây dựng được nhóm khách hàng lớn và trung thành, có tình hình tài chính lành mạnh, luôn tin tưởng và sử dụng dịch vụ của TFB, trong đó chủ yếu là những doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực sản xuất và gia công len sợi Gần đây, TFB đẩy mạnh thu hút những doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các ngành xi măng, sắt thép, sản xuất gỗ, nội thất, là nhóm khách hàng tiềm năng đối với dịch vụ TTTM.

Thứ ba, TFB HCM luôn chủ động thực hiện quy định của NHNN và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tính an toàn của ngân hàng cùng nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.

Thứ tư, TFB bắt đầu chú trọng đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm TTTM mới dựa trên những tiêu chí như nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường hay hoạt động truyền thông.

Thứ năm, TFB bước đầu tạo dựng được thương hiệu, uy tín tốt về hoạt động

TTTM Minh chứng bằng việc nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chuyển toàn bộ trọng tâm giao dịch TTTM và tín dụng về tại TFB, hay xác nhận điều khoản thư tín dụng chỉ có giá trị thanh toán tại TFB,…

Thứ sáu, TFB tạo dựng được hệ thống báo cáo nội bộ BIP report, hệ thống quản lý giao dịch và báo cáo tự động, trích xuất thông tin đều đặn hàng ngày, giúp giảm thiểu rủi ro bị sót giao dịch, sai lệch thông tin khi theo dõi bằng phương thức thủ công.

2.3.2 Hạn chế và những nguyên nhân

Thứ nhất, thời gian xử lý hồ sơ còn chậm, đặc biệt vào thời gian cao điểm như cuối năm, cuối quý, lượng hồ sơ nhiều nên thường xảy ra tình trạng bị tồn đọng hồ sơ, tốc độ xử lý chậm, trễ SLA TFB thường tổ chức những cuộc họp thăm dò ý kiến, phản hồi từ khách hàng về chất lượng dịch vụ, cho thấy giao dịch thường bị trì hoãn, trễ thời hạn mà khách hàng đề ra và TFB xử lý hồ sơ còn khá chậm so với những ngân hàng khác, làm ảnh hưởng đến công tác của khách hàng Ngoài ra, do quy mô bộ phận khá nhỏ, hiện tại chỉ có hai chuyên viên xử lý giao dịch và một kiểm soát viên, nên khi ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, lượng khách hàng tăng lên dễ dẫn đến tình trạng bị quá tải, làm việc không còn hiệu quả Mặc dù đã đề xuất với Ban điều hành về việc mở rộng nhân sự bộ phận TTTM nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt.

Thứ hai, chưa có quy trình nghiệp vụ rõ ràng: nhược điểm khá lớn trong quá trình vận hành tại TFB đó là không có quy trình nghiệp rõ ràng như những ngân hàng khác Điều này thường gây lung túng cho cán bộ xử lý khi tình huống phát sinh xảy ra và gây khó khăn khi đào tạo cán bộ mới Nếu không phải là cán bộ từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực TTTM tại ngân hàng chắc chắn sẽ khó hòa nhập được với văn hóa làm việc tại TFB Ngoài ra, một số quy định khi hạch toán còn tương đối rườm rà, không cần thiết, làm mất thời gian xử lý.

Thứ ba, danh mục sản phẩm chưa đa dạng: như đã phân tích tại mục 2.2.1, mặc dù chú trọng phát triển thêm sản phẩm mới nhưng danh mục sản phẩm tài trợ vẫn chưa thực sự đa dạng, mỗi năm triển khai từ một đến hai sản phẩm mới nhưng hầu hết là những sản phẩm cơ bản Khi khách hàng có nhu cầu tư vấn sử dụng những dòng sản phẩm như L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng hay L/C UPAS, TFB lại không thể đáp ứng được, và phần nào làm giảm số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ.

Bảng 2.7: Số lượng sản phẩm TTTM tại một số NHTM tại Việt Nam Đơn vị tính: sản phẩm

Ngân hàng Số lượng sản phẩm

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ webside của các NHTM

Thứ tư, quy mô khách hàng có xu hướng mở rộng nhưng còn khiêm tốn: khách hàng tăng chủ yếu của TFB là các doanh nghiệp Đài Loan, các công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tơ len, sắt thép, nguyên vật liệu nhựa, còn những doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng không cao do chính sách phát triển của Ban điều hành chưa mở rộng sang những doanh nghiệp Việt Nam Đây cũng chính nguyên nhân khiến cho danh tiếng và khả năng phát triển dịch vụ của TFB tại Việt Nam còn tương đối khiêm tốn.

Thứ năm, hệ thống CNTT còn nhiều bất cập: bảo mật thông tin và an ninh mạng luôn được đề cao hàng đầu tại TFB và cũng chính vì vậy khiến cho hệ thống CNTT bị cứng nhắc, kém linh hoạt Tình trạng hệ thống mạng hay máy chủ bị lỗi thường hay xảy ra vào những ngày lượng giao dịch nhiều, và TFB theo dõi giao dịch đáo hạn, nội dung hồ sơ theo báo cáo mỗi ngày, việc máy chủ bị lỗi gây trì trệ và tắc nghẽn quá trình hạch toán Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 vừa qua khi mà toàn bộ nhân sự của chi nhánh phải làm việc tại nhà, đường truyền yếu và chậm cũng là nguyên do gây khó khăn khi thao tác hạch toán hồ sơ, trạng thái SLA trễ và giao dịch thất bại tương đối nhiều.

Thứ sáu, tỷ trọng dư nợ chiết khấu có xu hướng giảm: minh chứng tại bảng 2.2 cho thấy tỷ trọng dư nợ chiết khẩu tuy chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài trợ xuất khẩu nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm so với tổng dư nợ TTTM (lần lượt: 78.06%, 77.72%, 65.16% và 53.94%) và có sự không ổn định.

Thứ bảy, doanh số thanh toán XNK tăng trưởng nhưng không ổn định: minh chứng bảng 2.10 thống kê doanh số thanh toán XNK tại TFB giai đoạn 2018 đến 2021 theo hai phương thức L/C và nhờ thu cho thấy:

- Đối với phương thức nhờ thu: doanh số năm sau lớn hơn năm trước về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng trưởng của năm sau lại giảm so với năm trước (lần lượt các năm 38.34%, 2.12% và 1.12%).

- Đối với phương thức L/C: doanh số và tốc độ tăng trưởng tăng từ năm 2018 đến

2020 rồi giảm vào năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch (năm 2019 tăng trưởng 13.16% so với năm 2018, rồi tiếp tục tăng trưởng 23.79% vào năm 2020 rồi giảm 13.15% trong năm 2021 vừa qua).

Bảng 2.8: Doanh số thanh toán XNK giai đoạn 2018-2021 Đơn vị tính: nghìn USD

Nguồn: báo cáo nội bộ TFB HCM

Giải pháp phát triển nghiệp vụ TTTM tại NHTM Taipei Fubon chi nhánh

3.1.1 Xây dựng thương hiệu, hình ảnh và danh tiếng tại phân khúc khách hàng

Là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu Đài Loan cả về tài sản lẫn quy mô nhưng tính đến hiện nay, cái tên TFB vẫn còn khá ít người biết đến tại thị trường Việt Nam Hình ảnh của TFB vẫn còn tương đối mờ nhạt và lạ lẫm tại nơi đây Một phần nguyên do đến từ chính sách của Ban điều hành, định hướng và phân khúc khách hàng hiện nay vẫn chủ yếu là những doanh nghiệp Đài Loan chứ chưa thật sự mở rộng sang phân khúc doanh nghiệp Việt Nam Trong khi đó thị trường XNK Việt Nam lại vô cùng dồi dào tiềm năng phát triển và nhộn nhịp, TFB nên mở rộng phạm vi hoạt động sang thị phần này để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Với vị thế là trung tâm giao dịch tại Việt Nam, chi nhánh HCM cần không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc khai thác những phân khúc khách hàng mới như mảng khách hàng cá nhân, quản lý tài sản, hoặc triển khai sản phẩm đa dạng và hiện đại Chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao năng lực tài chính và mở rộng phạm vi hoạt động, tiếp cận gần khách hàng hơn Đối với hoạt động TTTM, hình ảnh, uy tín và thương hiệu ngân hàng là bộ ba kết hợp để trở thành một trong những yếu tố tiên quyết của khách hàng, do đó, TFB nên đầu tư vào việc tạo dựng hình ảnh TFB và củng cố lòng tin với khách hàng thông qua một số biện pháp như sau:

- Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh, thương hiệu theo hướng bền vững, tiếp tục chủ động và khẳng định vị trí thương hiệu thông qua quan hệ hợp tác quốc tế Quảng bá hình ảnh ra công chúng, đẩy mạnh truyền thông, tổ chức những buổi hội thảo, thực hiện hoạt động từ thiện, công tác xã hội, tham gia hỗ trợ các chính sách kinh tế, xã hội của Chính phủ và chính quyền địa phương hay tham dự những sự kiện quốc tế,

- Thứ hai, triển khai áp dụng một cách thống nhất, triệt để bộ nhận diện thương hiệu như biển hiệu, biển tên, logo, đồng phục để khắc phục việc nhầm lẫn thương hiệu TFB với các ngân hàng khác.

Hơn một thập kỷ hoạt động tại Việt Nam nhưng TFB vẫn chưa đầu tư xây dựng một Webside đại diện để công bố, cập nhật những thông tin riêng của chi nhánh mà luôn phải thông qua trang Web của ngân hàng mẹ ở Đài Loan, hơn nữa, Webside này phục vụ tiếng Hoa là chủ yếu, trong khi ngôn ngữ quốc tế là tiếng Anh chỉ đáp ứng một vài nội dung cơ bản dẫn đến khó có thể truyền tải được thông tin sản phẩm dịch vụ đến khách hàng Việt Nam và cũng không phản ánh đúng thực trạng dịch vụ của chi nhánh. Thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc quảng bá hình ảnh, nên TFB phải nhanh nhạy và chủ động công bố thông tin minh bạch ra thị trường, nhất là những thông số về báo cáo tài chính cập nhật theo quý và theo năm Ngoài ra cũng cần xây dựng những biện pháp nhanh chóng và kịp thời đối phó với những thông tin thất thiệt, vô căn cứ để trấn an dư luận và khách hàng Chính vì vậy nên trong năm 2021 vừa qua, TFB HCM chính thức thảo luận và thiết kế trang Web của chi nhánh nhưng việc này còn trì trệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 TFB cần đẩy nhanh tốc độ hơn nữa để trang Web sớm đi vào hoạt động, cung cấp thông tin rộng rãi đến khách hàng và phục vụ sự phát triển trong tương lai.

3.1.2 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tài trợ.

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng không thể chỉ cung cấp một vài sản phẩm dịch vụ truyền thống mà phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, cải tiến sản phẩm hiện có và đưa ra sản phẩm mới vừa phục vụ nhu cầu khách hàng vừa mang dấu ấn đặc trưng của ngân hàng mình Bên cạnh những sản phẩm truyền thống đang cung ứng, TFB cần mạnh dạn triển khai hàng loạt dịch vụ trọn gói như combo TTTM nhập khẩu, chi nhánh sẽ thu phí khách hàng một lần duy nhất lúc phát hành L/C và khoản thu này đã bao gồm toàn bộ chi phí cho một chu kỳ thanh toán quốc tế (phí thanh toán, phí chấp nhận hối phiếu, điện phí, phí sửa đổi thư tín dụng); hoặc khách hàng phát hành L/C tại TFB, ưu tiên mua bán ngoại tệ để thanh toán tại TFB, L/

C xuất khẩu có giá trị thanh toán tại TFB, Đi kèm với đa dạng hóa danh mục sản phẩm tài trợ, TFB cũng cần phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, lợi dụng ưu thế của thị trường tiền gửi và thị trường ngoại hối Ngoài những sản phẩm sẵn có như hợp đồng tương lai, đầu tư tự động qua đêm,

SWAP, Forward, chi nhánh cũng cần tiếp cận những dòng sản phẩm phái sinh mới trên thế giới để không những mang lại hiệu quả kinh doanh tốt, có đủ nguồn dự trữ ngoại tệ cung ứng cho khách hàng mà còn phòng ngừa được rủi ro.

3.1.3 Xây dựng và chuẩn hóa quy trình TTTM.

Quy trình và chính sách rõ ràng, mạch lạc là xương sống cho bất kỳ nghiệp vụ kinh doanh nào, nó giúp cho hoạt động diễn ra trôi chảy hơn Tuy nhiên TFB lại chưa có quy trình hướng dẫn từng bước thực hiện khi hạch toán và xử lý giao dịch TTTM. Việc đào tạo nhân sự và hướng dẫn xử lý đều do người cũ truyền lại cho người mới, nên khi có tình huống phát sinh xảy ra sẽ không thống nhất được phương án xử lý, không những gây mất thời gian còn khiến cho hiệu suất công việc không hiệu quả. Chính vì vậy, việc cấp bách hiện nay là TFB cần soạn thảo bộ quy trình hướng dẫn chi tiết xử lý nghiệp vụ TTTM, trong đó đề cập rõ ràng quy trình từ tiếp nhận hồ sơ đến hoàn thành giao dịch; các bước nhập liệu hệ thống, những chứng từ kèm theo như kiểm tra World check, ký rủi ro, ; những tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết, Khi phát hành được bộ quy trình chuẩn mực góp phần nâng cao được chất lượng dịch vụ, tránh trường hợp lúng túng khi giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý. Ngoài quy trình xử lý giao dịch trực tiếp tại chi nhánh, TFB cũng cần soạn thảo thêm bộ quy trình xử lý giao dịch trực tuyến, số hóa toàn bộ quy trình thủ công như hiện này ngoài giúp tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro phụ thuộc vào quy trình thủ công, chứng từ in hoặc viết tay còn giúp chi nhánh hoạt động bình thường trong trường hợp không may xảy ra tình trạng phong tỏa do dịch bệnh, thiên tai hay chiến tranh.

3.1.4 Nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT.

TFB HCM cần đề cao tầm quan trọng của hệ thống CNTT, vì công nghệ chính là mấu chốt để phát triển và cải tiến chất lượng dịch vụ, đặc biệt đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại phải làm việc với ít nhất ba bên khác nhau tại nhiều quốc gia khác nhau, công nghệ hiện đại càng đóng vai trò quan trọng hơn cả Để bắt kịp tiêu chuẩn và khả năng cạnh tranh với các NHTM khác, TFB cần:

- Thứ nhất, xây dựng kho lưu trữ dữ liệu điện tử liên quan đến hồ sơ giao dịch cho chi nhánh nhằm giảm tải công đoạn lưu trữ thủ công, thời gian, chi phí lưu trữ, thuê kho, phục vụ tốt công tác tìm kiếm, truy vấn hồ sơ mọi lúc mọi nơi Hệ thống này cần đảm bảo được tiêu chí bảo mật cao, vững chắc, bộ nhớ lưu trữ lớn, giao diện dễ sử dụng với đường truyền thông tin tốc độ cao, kịp thời cập nhật thông tin dữ liệu từ hệ thống core-banking.

- Thứ hai, xây dựng hệ thống giao dịch trực tuyến, internet banking, những phần mềm công nghệ hỗ trợ khách hàng truy vấn thông tin giao dịch, thời gian đáo hạn của các khoản vay hay hạn thanh toán của BCT.

- Thứ ba, cải tiến hệ thống, phần mềm liên quan đến nghiệp vụ TTTM như Fax banking, Seal system, Flexcube, Oracle, hệ thống Swift, World check, nâng cao tốc độ đường truyền nội bộ để để đảm bảo giao dịch được xử lý thông suốt, an toàn và hiệu quả Ngoài ra, hiện nay TFB đang sử dụng nhiều phần mềm, hệ thống khác nhau để vận hành, nhiều hệ thống lại giới hạn số lượng người dùng truy cập gây tắc nghẽn, mất thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng công việc Vậy nên cần tích hợp lại hoặc tạo đường liên kết giữa các ứng dụng, phần mềm để giải quyết vấn đề trên Đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp, trường hợp bất khả kháng xảy ra như thiên tai, dịch bệnh, toàn bộ nhân sự không thể đến văn phòng làm việc, tất cả phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng công nghệ của ngân hàng để duy trì hoạt động.

- Thứ tư, học hỏi kinh nghiệm từ những ngân hàng nước ngoài hàng đầu như

HSBC hay SCBL, chú tâm vào phát triển theo chiều sâu bằng việc đầu tư hệ thống máy móc, tận dụng những tiện ích của công nghệ để nghiên cứu phát triển phần mềm, tiện ích hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngân hàng, chuẩn hóa quy trình tác nghiệp và quản lý nghiệp vụ theo hướng tự động hóa chẳng hạn như điện tracer tự động; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, Robot hạch toán ghi có tiền về tự động, thông báo L/C tự động,

- Thứ năm, tiếp tục nâng cấp các chương trình phần mềm ứng dụng vào hoạt động TTTM như Flexcube, Swift, Oracle, ; xây dựng và vận hành hệ thống bảo mật, vận hành, hệ thống an ninh dữ liệu phục vụ tốt công tác phát triển và đổi mới quy trình nghiệp vụ.

3.1.5 Thắt chặt hoạt động kiểm tra, giám sát.

Kiến nghị

3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ

Tài trợ thương mại quốc tế là đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển sản xuất và tiêu thụ, đồng thời góp phần gắn kết thị trường quốc gia và thị trường quốc tế, vậy nên Nhà nước và Chính phủ cần tiếp tục ban hành và hoàn thiện những chính sách và biện pháp hỗ trợ tài chính để tạo ra các điều kiện tài chính và cơ hội kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và NHTM Những hành động thiết thực đó bao gồm:

3.2.1.1 Ban hành chính sách lãi suất hợp lý

Chính sách lãi suất là chính sách Nhà nước sử dụng lãi suất để điều chỉnh nguồn cung tín dụng trong nền kinh tế theo mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân NHNN là đơn vị được Chính phủ trao quyền trực tiếp thực hiện và quản lý các chính sách tiền tệ của Nhà nước, và việc tăng hay giảm lãi suất trên thị trường đều do NHNN quyết định.

Bên cạnh các quỹ hỗ trợ phát triển và quỹ hỗ trợ xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp thì việc hỗ trợ lãi suất cho các NHTM chưa đước sâu sát Nhà nước cần ban hành hệ thống lãi suất cho vay ưu đãi đối với các khoản vay để đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu hàng hóa, đưa ra mức lãi suất cạnh tranh phân chia theo mặt hàng xuất nhập khẩu, thị trường xuất khẩu hay khu vực sản xuất nhằm khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại; áp dụng mức lãi suất tái chiết khấu đối với các hối phiếu đòi nợ của NHTM;

3.2.1.2 Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá hối đoái là chính sách Nhà nước sử dụng tỷ giá hối đoái để điều chỉnh lượng cung cầu ngoại tệ trong thị trường NHNN sử dụng các biện pháp điều chỉnh tỷ giá để định ra tỷ giá theo yêu cầu chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm đạt được hai mục tiêu: (1) hạn chế sự thiếu hụt và xúc tiến cân bằng cán cân vãng lai, (2) thực hiện chính sách tài trợ tài chính gián tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế, cụ thể các biện pháp như sau:

- Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ để thuận lợi hơn khi điều chỉnh tỷ giá trong tương lai, thực hiện phá giá tiền tệ khi cần thiết Mục đích của hành động này là tạo ra các cơ hội kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để bù đắp sự thiếu hụt của cán cân vãng lại Việc phá giá cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội phải được tiến hành bí mật nhằm ngăn chặn nguy cơ các nước sử dụng biện pháp chống phá giá, gây bất lợi cho Việt Nam.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thông qua một số giải pháp như hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách cung cầu và quan trọng là vai trò điều tiết thị trường ngoại tệ của NHNN khi đóng vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường.

- NHNN cùng Nhà nước tiếp tục điều tiết thị trường ngoại hối theo cơ chế đa tỷ giá, theo hướng thị trường và linh hoạt hơn, thay đổi tùy thuộc vào quan hệ cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế, không nên cứng nhắc và cố định Bên cạnh đó, NHNN cũng cần tập trung các giải pháp chống đầu cơ ngoại tệ, hạn chế các tác động tỷ giá từ ngân sách Nhà nước.

3.2.1.3 Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại

Nhà nước cần chủ động đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy nhanh tốc độ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với nền kinh tế toàn cầu nhằm tiếp cận nhiều cơ hội mới, mở rộng thị trường xuất khẩu giúp tăng nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, tránh tình trạng thiếu hụt thanh khoản làm cho tỷ giá tăng mạnh Đi đôi cùng với đó là việc phát triển quan hệ ngoại giao, hợp tác cùng phát triển với các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các nước ASEAN; tham gia vào các hiệp định mậu dịch, các hiệp định thương mại tự do, củng cố mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các đối tác chiến lược Nhà nước cũng nên đưa ra những chủ trương, chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghệ cao phục vụ cho dây chuyền sản xuất hàng xuất khẩu và cho nền kinh tế nước nhà Hệ thống NHTM cần phải đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu này.

3.2.1.4 Khuyến khích và kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu

Nhà nước cần biên soạn và ban hành những chính sách khuyến khích phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, trọng tâm vào xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tạo điều kiện sinh lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường ngoại thương, từ đó phát triển dịch vụ tài trợ thương mại tại các NHTM Những giải pháp đó có thể kể đến như:

- Xây dựng các quỹ tài trợ ưu đãi cho xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, thực hiện các mục tiêu trong chính sách thương mại của các quốc gia Các quỹ bao gồm: quỹ dự phòng rủi ro, quỹ bình ổn giá, quỹ trợ cấp xuất khẩu, quỹ đầu tư và phát triển ngành hàng xuất khẩu, quỹ xúc tiến xuất khẩu.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm với chi phí thấp nhất, vượt qua quy chuẩn khắt khe tại những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu, với giá cả cạnh tranh, từ đó gia tăng lượng hàng xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thương mại, tăng nguồn thu cho đất nước.

- Phối hợp cùng tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu như: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tín dụng đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu Bên cạnh đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng là phương thức được khuyến khích áp dụng tại Việt Nam, khi mà loại hình bảo hiểm này mang lại cho doanh nghiệp sự yên tâm khi thâm nhập vào những thị trường mới cùng nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn và phát triển sản phẩm.

- Thực thi việc giám sát và kiểm định chặt chẽ chất lượng hàng xuất khẩu, đồng thời ban hành những chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm hợp đồng ngoại thương, phá giá sản phẩm, sản xuất hàng chất lượng thấp làm mất uy tín hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về thuế, phí và lệ phí Nộp thuế, phí và lệ phí là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi công dân trong xã hội Đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nên khi Nhà nước triển khai rộng rãi chế độ miễn giảm thuế, phí và lệ phí đối với doanh nghiệp, chính là đang gián tiếp tài trợ cho họ những khoản tiền mà đáng lẽ họ phải nộp cho ngân sách.

3.2.1.5 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài trợ thương mại

Nhà nước và Chính phủ cần ban hành bộ luật, quy định hướng dẫn xử lý giao dịch

TTTM và TTQT sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa đảm bảo được tính đặc thù của môi trường kinh doanh Việt Nam Cần rà soát lại thư viện pháp luật để kịp thời điều chỉnh, cập nhật những quy định không còn phù hợp hoặc nội dụng chưa rõ ràng.

3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.2.2.1 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Quy trình tín dụng chứng từ - 1250 Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Nhtm Taipei Fubon Chi Nhánh Tp Hcm 2023.Docx
Sơ đồ 1.1 Quy trình tín dụng chứng từ (Trang 24)
Bảng 2.2: Cơ cấu tài trợ xuất khẩu tại TFB HCM giai đoạn 2018-2021 - 1250 Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Nhtm Taipei Fubon Chi Nhánh Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.2 Cơ cấu tài trợ xuất khẩu tại TFB HCM giai đoạn 2018-2021 (Trang 47)
Bảng số liệu 2.4 cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động tài trợ nhập khẩu tại TFB HCM giai đoạn 2018 đến 2021, bao gồm cho vay nhập khẩu và cho vay để thanh toán L/C nhập khẩu - 1250 Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Nhtm Taipei Fubon Chi Nhánh Tp Hcm 2023.Docx
Bảng s ố liệu 2.4 cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động tài trợ nhập khẩu tại TFB HCM giai đoạn 2018 đến 2021, bao gồm cho vay nhập khẩu và cho vay để thanh toán L/C nhập khẩu (Trang 48)
Bảng 2.5: Số lượng giao dịch TTQT và bảo lãnh giai đoạn 2018-2021 - 1250 Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Nhtm Taipei Fubon Chi Nhánh Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.5 Số lượng giao dịch TTQT và bảo lãnh giai đoạn 2018-2021 (Trang 49)
Bảng 2.6: Doanh số TTQT và bảo lãnh tại TFB giai đoạn 2018-2021 - 1250 Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Nhtm Taipei Fubon Chi Nhánh Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.6 Doanh số TTQT và bảo lãnh tại TFB giai đoạn 2018-2021 (Trang 50)
Bảng 2.6 cung cấp thông tin về doanh số dịch vụ TTQT và bảo lãnh tại TFB HCM, cho thấy trong giai đoạn từ 2018 đến 2021, phần lớn các dịch vụ đều có sự tăng trưởng qua các năm nhưng lại không ổn định, tăng trưởng liên tục từ năm 2018 đến 2020 rồi - 1250 Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Nhtm Taipei Fubon Chi Nhánh Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.6 cung cấp thông tin về doanh số dịch vụ TTQT và bảo lãnh tại TFB HCM, cho thấy trong giai đoạn từ 2018 đến 2021, phần lớn các dịch vụ đều có sự tăng trưởng qua các năm nhưng lại không ổn định, tăng trưởng liên tục từ năm 2018 đến 2020 rồi (Trang 51)
Bảng 2.7: Số lượng sản phẩm TTTM tại một số NHTM tại Việt Nam - 1250 Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Nhtm Taipei Fubon Chi Nhánh Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.7 Số lượng sản phẩm TTTM tại một số NHTM tại Việt Nam (Trang 59)
Bảng 2.8: Doanh số thanh toán XNK giai đoạn 2018-2021 - 1250 Phát Triển Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Tại Nhtm Taipei Fubon Chi Nhánh Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.8 Doanh số thanh toán XNK giai đoạn 2018-2021 (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w