Biểu đồ tần số phân phối chuẩn của phần dư mô hình nghiên cứu
Nhận xét về sự phù hợp của mô hình:
Kiểm tra đa cộng tuyến: Các giá trị VIF lớn hơn 10 thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), giá trị VIF giao động từ 0.139 đến 0.657 nên không có hiện tượng đa cộng biến.
Hiện tượng phương sai không đổi: Quan sát Hình 4.4-1 có thể thấy, phần dư ước lượng của mô hình không biểu hiện xu hướng tăng/giảm cùng với giá trị ước lượng của khái niệm phụ thuộc
Vì vậy, mô hình 1 không vi phạm giả thiết về sự không đổi của phương sai phần dư. Để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính, tác giả sử dụng biểu đồ Scatter Plot Nhìn vào hình 4.4-2 ta thấy, Kết quả từ biểu đồ cho thấy, các điểm phân vị dao động khá đồng đều trên dưới trục tung độ 0 Các điểm phân vị hầu như nằm trong đoạn -2 đến 2 dọc theo trục tung độ 0 Do đó, giả định phương sai phần dư đồng nhất không bị vi phạm
4.4.3 Kiểm định các hiện tượng của mô hình
Kiểm định hiện tương tự tương quan: Hiện tượng tự tương quan trong mô hình được kiểm định thông qua hệ số Durbin – Watson Nếu hệ số Durbin – Watson lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 thì mô hình được cho là không có hiện tượng tự tương quan Trong trường hợp Durbin – Watson nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn 3 thì mô hình có hiện tượng tự tương quan Kết quả ở Bảng 4.14 cho thấy hệ số Durbin – Watson là 2.135 do đó, mô hình không có hiện
1
Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, nền kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế Có thể nói, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là gia tăng khả năng cạnh tranh, góp phần tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia Không chỉ có thế, kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh về năng lực làm việc cũng đòi hỏi con người phải tự cập nhật kiến thức mới, trau dồi kỹ năng chuyên môn và phát triển năng lực bản thân Khi có thêm nhiều kiến thức chuyên môn thì cũng đồng nghĩa cơ hội việc làm của một người cũng cao lên nhất là trong môi trường việc làm đầy sự cạnh tranh như hiện nay Chính vì vậy, nhu cầu học tập nâng cao trình độ ngày càng gia tăng, nhất là nhu cầu đào tạo sau đại học nhằm bồi dưỡng thêm các kiến thức chuyên môn để áp dụng vào trong công việc Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) năm 2020 chủ lực nguồn lao động tại Việt Nam vẫn là lao động không chính thức và phổ thông, chỉ khoảng 24,5% là nguồn lao động qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp Theo khảo sát và phân tích của Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) thu nhập trung bình hằng tuần của một người có bằng Thạc sỹ vào năm 2020 là 1.545 đô la và gấp 18,3% so với mức lương trung bình hằng tuần của một người có bằng Cử nhân là 1.304 đô la Điều quan trọng vẫn là thu nhập sẽ khác nhau tùy thuộc vào nghề nghiệp cá nhân đó tham gia, thế nên việc quyết định học lên Cao học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực, mục tiêu nghề nghiệp, khả năng tài chính, chi phí cơ hội,…
Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (HUB) là một trong những ngôi trường có lịch sử giảng dạy giàu thành tích nhất trong khu vực miền Nam với nhiều giáo viên có trình độ cao đang công tác và làm việc Ngoài ra trường còn hợp tác nghiên cứu khoa học với các viện nghiên cứu và các trường đại học khác để bồi dưỡng ra nhiều sinh viên có trình độ cao Bên cạnh đó một số cựu sinh viên của trường Đại học Ngân hàng sau khi tốt nghiệp lại có nhu cầu học lên thạc sĩ Việc họ muốn học lên bậc cao hơn có thể vì nhiều lý do, như: để có thêm kiến thức, để dễ tìm kiếm việc làm, để có bằng cấp cao hơn hay vì yêu cầu của gia đình Cũng cần nhìn nhận rằng tập trung phát triển nguồn nhân lực với các trình độ sau đại học mà cụ thể là chương trình đào thạc sĩ, và xem đó như là một giải pháp cấp thiết trong việc bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chính vì điều đó, tác giả quyết định chọn đề tài là “Các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng” để làm đề tài nghiên cứu.Thông qua nghiên cứu này tác giả muốn tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên của Đại học Ngân Hàng (HUB) nói riêng và mở rộng ra các cơ sở trường học tại Việt Nam nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là nhằm xác định các yếu tố tác động đến sự quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên của Đại học Ngân Hàng Từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng.
Nghiên cứu này xác định các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng.
Nghiên cứu này đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên dựa vào kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu khảo sát.
Nghiên cứu này đề xuất một số hàm ý quản trị để Trường Đại học Ngân hàng có thể thu hút được thêm nhiều cựu sinh viên tham gia vào các lớp học mang tính chuyên môn cao hơn.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau:
• Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên tại Đại học Ngân Hàng?
• Đo lường để xác định mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng như thế nào?
• Những giải pháp nào được đưa ra nhằm giúp nâng cao ý định học cao học của cựu sinh viên?
Đối tượng và phạm vinghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng. Đối tượng khảo sát: Là các cá nhân sinh viên đã từng học tại Đại học Ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và khảo sát khách hàng từ tháng 04/2022 đến tháng 06/2022
Phương pháp nghiêncứu
Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, cụ thể:
Phương pháp định tính: Nhằm xác định vấn đề nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu liên quan về tác động của các yếu tố đến quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên. Ngoài ra, từ lược khảo các nghiên cứu trước đây tác giả sẽ đề xuất các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu Đồng thời thông qua thảo luận nhóm để thành lập được bảng câu hỏi chính thức để khảo sát.
Phương pháp định lượng: Được thực hiện để phân tích dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát chính thức 170 cá nhân đang tham gia các lớp học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng (không phân biệt giới tính; công việc; xuất thân…) và sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0 Cụ thể như sau: Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và độ giá trị (factor loading), tiến hành phân tích Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến quan sát tác động đến quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng.
Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học NgânHàng.
Kết cấu khóa luận
Khóa luận có kết cấu bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ra quyết định.
Xuyên suốt phần mở đầu, tác giả đã tập trung đi vào nghiên cứu khái quát về đề tài nghiên cứu cũng như lý do chọn đề tài, tổng quan về các vấn đề, tổng quan về các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và cuối cùng cấu trúc được trình bày.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học thạc sĩ của cựu sinh viên.
Phân tích các ơ sở lý luận, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, cơ sở lý thuyết. Giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học thạc sĩ của cựu sinh viên.
Xây dựng và thiết kế quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, bảng khảo sát.
Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phương phấp phân tích dữ liệu để xủ lý dữ liệu.
Chương 4: Thảo luận và kết luận về kết quả nghiên cứu
Kiểm định độ tin cậy thang đo - Cronbach’s Alpha.
Phân tích EFA, phân tích hồi quy tuyến tính, phân tích ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến quyết định học cao học của sinh viên trên địa bàn TP.HCM
Chương 5: Kết luận và kiến nghị các giải pháp nâng cao quyết định học thạc sĩ của cựu sinh viên.
Thảo luận về kết quả nghiên cứu và đưa ra những hàm ý quản trị của nghiên cứu giúp cho trường Đại học Ngân hàng có luận cứ khoa học để nâng cao khả năng tuyển sinh.
Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ xác định một cách đầy đủ và chính xác hơn các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định quyết định học thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố Việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của các nhân tố đó đến quyết định yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học lên thạc sĩ của cựu sinh viên là cấp thiết, cần được chú trọng Từ đó, trường Đại học Ngân hàng có thể xây dựng được các định hướng phát triển về chương trình giảng dạy thạc sĩ phù hợp với thị hiếu của sinh viên. Đây cũng là một trong những yếu tố để nâng cao sự tín nhiệm và danh tiếng của trường đối với các cựu sinh viên không chỉ trong khu vực Đại học Ngân hàng mà còn có các sinh viên trường khác. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo để phát triển ở quy mô lớn hơn.
Tại chương này, tác giả đã khái quát được vấn đề mà tác giả quan tâm và tính cấp thiết của nó để tác giả quyết định chọn làm vấn đề để nghiên cứu Đồng thời tác giả cũng đã xác định được các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tổng quát và ý nghĩa của đề tài này với thực tiễn Từ đó tác giả đưa ra được bố cụ dự kiến của khóa luận và xác định những vấn đề cụ thể cần được giải quyết và định hướng cho các chương sau.
Lý thuyết về thạc sĩ
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm Thạc sĩ
2.1.1.1 Khái niệm về Thạc sĩ
Theo Vietads (2016), học vị thạc sĩ trong tiếng Anh được gọi là Master Đây là một học vị trên bậc cử nhân, dưới bậc tiến sĩ Theo đánh giá, những người có trình độ thạc sĩ là sẽ có trình độ về chuyên ngành vững chắc Sau khi được đào tạo nâng cao cùng với những kinh nghiệm tự bản thân tích lũy được, họ sẽ có thêm những kiến thức liên ngành, qua đó nâng cao năng lực thực hiện nghiệp vụ, công tác chuyên môn và các nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo.
Mục đích chính khi đào tạo thạc sĩ chính là để sau này có một công việc ổn định với mức lương cao Trong quan niệm của rất nhiều người, học thạc sĩ sẽ mở ra cơ hội thăng tiến, được trọng dụng trong xã hội Học thạc sĩ được xem như một hình thức đầu tư để đảm bảo con đường sự nghiệp và công danh sau
2.1.1.2 Đặc điểm về đào tạo về Thạc sỹ tại Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, chương trình đào tạo sau đại học phát triển mạnh, trong khi các yếu tố thiết yếu như: đội ngũ giảng viên, chương trình giảng dạy, giáo trình, cơ sở vật chất còn hạn chế, dẫn đến chất lượng đào tạo không cao Những sinh viên theo học Thạc sĩ thường đã tự chủ về tại chính, có nhận thức rõ ràng về quyết định của bản thân về việc quyết định học và lựa chọn trường đào tạo cao học sau khi tốt nghiệp. Để khắc phục tình trạng trên đồng thời nâng cao công tác giảng dạy, một số chuyên gia đưa ra các nhận định như sau:
• Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy phải mang tính chất thực tiễn, áp dụng vào cuộc sống, không ngừng cải tiến và học hỏi từ các nước phát triển khác.
• Cải tiến cơ sở vật chất sẽ giúp tăng tính hiệu quả, thẩm mỹ và thu hút người theo học.
• Giảng viên cần tổ chức cơ cấu lại để phù hợp hơn với chương trình đào tạo mới.Cần có những cải tiến trong phương pháp giáo dục và đào tạo đồng thời đặt ra những yêu cầu về tân trang hệ thông giảng đường và cơ sở vật chất.
• Tỉ lệ sinh viên/giảng viên còn cao, theo quy chuẩn của bộ giáo dục là 25 sinh viên/giảng viên nhưng hiện nay nhiều trường vẫn không đạt tiêu chuẩn, số lượng sinh viên quá nhiều khiến chất lượng giảng dạy kém hiệu quả.
• Ngày nay môi trường đào tạo sau đại học không chỉ mang tính chất dịch vụ mà còn mang tính cạnh tranh đặc biệt là về mảng kinh doanh vì thế các trường nên chăm chút hơn về hoạt động Mzarketing để thu hút học viên hơn.
• Việc học sau đại học hiện nay vẫn chưa gắn liền với chiến lược kinh tế nước nhà, dẫn đến tình trạng mất cân bằng, lãng phí trong việc đào tạo nhân tài.
• Hiện nay chương trình hội nhập quốc tế diễn ra hết sức mạnh mẽ, đây là cơ hội để các sinh viên và giảng viên quốc tế trao đổi và phát triển trong chương trình đào tạo.
• Chương trình đào tạo sau đại học vẫn mang khuynh hướng giống cấp bậc đại học,sinh viên vẫn còn thụ động, ít nghiên cứu thực tiễn.
Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước đó
2.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam có rất nhiều các nghiên cứu về ý định chọn ngành học, chọn trường học nhưng còn khá ít các nghiên cứu về ý định, quyết định học sau Đại Học cụ thể là Thạc sĩ. a) Lê Ngọc Phương Trinh và Trần Ngô Phú Quý (2022) Các yếu tố tác động đến quyết định học thạc sĩ sau tốt nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định học thạc sĩ sau khi tốt nghiệp của sinh viên chịu tác động của 4 nhân tố được sắp xếp từ mạnh nhất đến yếu nhất bao gồm:
(1) sự tự tin vào năng lực bản thân, (2) đặc điểm cơ sở đào tạo, (3) động lực và (4) ảnh hưởng của xã hội.
Nghiên cứu có kích thước mẫu n >= 150 mẫu, sử dụng các phương pháp kiểm định thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tốt khám phá EFA, phân tích hồi quy,
Kết quả nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị rằng các cơ sở đào tạo có thể thiết kế các chương trình học Thạc sĩ phù hợp với nhu cầu, năng lực, thời gian và kế hoạch của sinh viên nhằm linh động hóa khóa học và thu hút nhiều sinh viên cũng như những người học trưởng thành tham gia vào các khóa học Thạc sĩ tại cơ sở của mình Xây dựng và khẳng định hình ảnh, thương của cơ sở đào tạo bao gồm: xây dựng, nâng cao về cơ sở vật chất máy móc, trang thiết bị hiện đại, củng cố và kế thừa các chương trình đạo tạo chất lượng cao từ nước ngoài để cập nhật các kiến thức bổ ích cho sinh viên, thực tế với xã hội.
Hạn chế của nghiên cứu:
Bên cạnh những phát hiện nêu trên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế đó là:
• Thứ nhất, do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực, phạm vi nghiên cứu được thực hiện đối với riêng sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế, chính vì vậy, một số yếu tố trong nghiên cứu có thể không phù hợp với nhóm sinh viên có đặc điểm ngành học khác.
• Thứ hai, trên phương diện lý thuyết, có nhiều mô hình cũng như nghiên cứu về yếu tố tác động đến quyết định mà nhóm nghiên cứu chưa thể nghiên cứu được đầy đủ.
• Thứ ba, bên cạnh những biến độc lập được đưa ra trong mô hình nghiên cứu, trên thực tế còn nhiều yếu tố khác có thể gây ảnh hưởng đến quyết định học Cao học chưa được xem xét trong nghiên cứu.
• Thứ tư, các đề xuất và kiến nghị được đưa ra mang tính định tính và dựa trên kết quả mô hình nghiên cứu, chưa kiểm nghiệm về những trở ngại hay mức độ hoàn thiện của đề xuất Ảnh 2.2-1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học thạc sĩ của Lê
Ngọc Phương Trinh và Trần Ngô Phú Quý (2022) b) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thảo (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả nghiên cứu: Đóng góp của nghiên cứu này là dựa trên lý thuyết hành vi tiêu dùng của Philip Kotler
(2001) để phân tích hành vi lựa chọn trường Cao học của sinh viên, bởi Giáo dục được xem là thương mại dịch vụ của các trường đại học cung cấp cho sinh viên, và sinh viên là khách hàng sử dụng dịch vụ Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định chọn trường Cao học của sinh viên tương quan với 6 nhân tố: Nhóm tham khảo, Đặc điểm của trường đại học,
Sở thích, khả năng học của học viên, Yếu tố liên quan đến công việc, Môi trường xã hội của trường đại học và Đặc điểm nhân khẩu học.
Nghiên cứu có kích thước mẫu n >= 195 mẫu, sử dụng các phương pháp kiểm định thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tốt khám phá EFA, phân tích hồi quy,
Kết quả nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị rằng các cơ sở đào tạo Cao học cần xác định được đối tượng người học để có chiến lược tuyển sinh phù hợp với từng độ tuổi, giới tính, thu nhập khác nhau Xây dựng và khẳng định hình ảnh, thương của cơ sở đào tạo bao gồm: xây dựng, nâng cao về cơ sở vật chất máy móc, trang thiết bị hiện đại, củng cố và kế thừa các chương trình đạo tạo chất lượng cao từ nước ngoài để cập nhật các kiến thức bổ ích cho sinh viên, thực tế với xã hội Xây dựng môi tường học tập lành mạnh, thân thiện, qua đó sẽ giúp cơ sở đạo tạo tăng khả năng cạnh tranh, thu hút tuyển sinh.
Hạn chế của nghiên cứu:
Bên cạnh những phát hiện nêu trên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế đó là: khảo sát được thu thập dựa trên các sinh viên đã là học viên cao học, không khảo sát các đối tượng có ý định, hoặc cáo đối tượng chưa đậu cao học, để các cơ sở đào tạo thực sự nắm bắt được hết các học viên có nhu cầu về cao học Vì vậy nên khảo sát cả ba đối tượng được nêu trên có những nhận định chính xác hơn về nhu cầu và ý định lựa chọn của học viên cao học.
Phạm vi của nghiên cứu chỉ được thực hiện trên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính – Ngân hàng cũng là một hạn chế khi hiện nay còn những ngành khác được sinh viên lựa chọn để theo học Cao học đông đảo Ảnh 2.2-2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định học cao học của sinh viên của Phan Trọng Nhân và Hồ Trúc Vi (2018) c) Nghiên cứu của Th.S Trần Huy Cườngcác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọnTrường Đại học Văn Hiến học thạc sĩ quản trị kinh doanh của học viên
Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo được hình thành dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước và hỏi ý kiến của chuyên gia Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Đại học Văn Hiến học thạc sỹ quản trị kinh doanh là: Chương trình đào tạo (CTDT), Học phí hợp lý (HPHL), Yếu tố Cơ hội nghề nghiệp (CHNN), Danh tiếng trường đại học (DTTH), Hoạt động truyền thông (HDTT), Cơ sở vật chất (CSVC) Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số khuyến nghị gợi ý cho các nhà quản trị trong việc đào tạo và phát triển chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Nhà trường, đồng thời góp phần duy trì, thu hút học viên.
Nghiên cứu có kích thước mẫu n >&3 mẫu, sử dụng các phương pháp kiểm định thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tốt khám phá EFA, phân tích hồi quy,
Hạn chế của nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu về quyết định chọn trường nhưng phạm vi nghiên cứu hẹp (học viên Cao học đang theo học Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Văn Hiến) và chưa xét đến yếu tố Hỗ trợ Tài chính trong quyết định chọn trường của người học. Ảnh 2.2-3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định học chọn Trường Đại học Văn Hiến học thạc sĩ của Th.S Trần Huy Cường (2021)
2.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài a) Nghiên cứu của tác giả Ng, S.F và nhóm tác giả (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học bằng Tiến Sỹ tại Malaysia
Cơ sở lý thuyết
2.3.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA được phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen
(1975), một trong những lý thuyết cơ bản được dùng làm nền tảng để khi chúng ta xuất phát từ nhiều góc nhìn hay nhiều lĩnh vực khác nhau mà ta có thể phân tích và dự đoán được hành vi của con người Theo thuyết này phát biểu, có hai yếu tố máu chốt hình thành nên hành vi người tiêu dùng và nó được quyết định bởi ý định hành vi (Behavior Intension –BI) là: thái độ dẫn đến hành vi và các quy chuẩn chủ quan của khách hàng.
Lý thuyết này cho rằng, thông qua các mức độ ảnh hưởng từ những quy chuẩn chủ quan, người tiêu dùng sẽ có cách nhìn nhận đối đúng với việc mua hay sử dụng một nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ và điều này quyết định đến ý định hành vi.
Trong mô hình TRA, thái độ của người tiêu dùng được đo lường bằng hiểu biết của họ về các tính chất của sản phẩm Người tiêu dùng sẽ có xu hướng quan tâm đến những thuộc tính có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết thực nhất và có mức độ hiệu quả khác nhau Nếu am hiểu trọng số của các thuộc tính mà khách hàng quan tâm thì khả năng dự đoán sẽ có xác suất gần đúng với lựa chọn của người khách hàng.
Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những mức độ ảnh hưởng từ những người xung quanh tác động đến ý định của người tiêu dùng như: gia đình, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, bạn cùng khóa… Những thành phần này họ sẽ đưa ra ý kiến đồng tình hay không đồng tình về hành vi mua hàng Có 2 yếu tố đánh giá đến mức độ ảnh hưởng của chuẩn chủ quan : (1) mức độ đồng tình hay phản đối với hành vi mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng là thực hiện những mong muốn từ những người xung quanh họ Sự ảnh hưởng từ những người có liên quan và những tác động thúc đẩy người tiêu dùng thực hiện theo đề xuất của họ là hai yếu tố cơ bản để đánh giá về chuẩn chủ quan Mức độ thân thiết của người liên quan càng mạnh thì tác động của họ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng càng lớn. Ảnh 2.3-1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen
2.3.2 Thuyết hành vi dự định TPB
TPB (Theory of Planned Behavior) được cải tiến từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA: Ajzen & Fishbein,1975), lý thuyết này được tạo ra để khắc phục điểm hạn chế của lý thuyết TRA về việc cho rằng lý trí điều khiển hoàn toàn hành vi của con người.
Xu hướng hành vi được cấu thành bởi cả ba yếu tố Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện Ảnh hưởng xã hội được đề cập đến là áp lực xã hội mà người mua hàng cảm nhận được khi đưa ra quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi đó là yếu tố thứ hai Yếu tố kiểm soát hành vi là nhân tố cuối cùng được thêm vào để bổ sung cho một số hạn chế của mô hình TRA Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh mức độ dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi; ngoài ra điều này còn bị chi phổi bởi nguồn lực sẵn có để thực hiện hành vi Theo Ajzen, các yếu tố kiểm soát hành vi được nhận thức ảnh hưởng trực tiếp đến ý định thực hiện và xu hướng thực hiện hành vi. Ảnh 2.3-2 Mô hình lý thuyết hành vi mua hàng dự định (TPB) của Ajzen
Giả thuyết nghiên cứu
Có rất nhiều cách định nghĩa động lực bởi các nhà nghiên cứu, nhưng chung quy lại, động lực có thể được xem như là một quá trình tạo năng lượng thúc đẩy hành vi của một người và hướng người đó tới việc đạt được một mục tiêu nào đó (Kreitner, 1995; Westerman và Donoghue, 1989).
Những lý thuyết về động lực được xem như là những lý thuyết tốt nhất để tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy người học tiếp tục theo đuổi chương trình giáo dục để nâng cao học vấn Theo Ford (1992), động lực có ba chức năng thuộc về tâm lý: tạo động lực và thúc đẩy hành vi, định hướng hành vi, quy định sự kiên trì của hành vi Zemke và Zemke
(1995) nhận định rằng người học quyết định tiếp tục việc học của mình vì họ cần đối mặt với sự thay đổi trong cuộc sống như bị sa thải, bị giáng chức, được thăng chức,… hoặc họ học để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đang gặp phải Hơn nữa, Zemke và Zemke
(1995) cũng đưa ra một nhận định tiếp rằng động lực khiến người học muốn tiếp tục học tập để nâng cao trình độ học vấn vì lòng tự trọng và tự tin của họ Điều này có liên quan và được giải thích bởi Tháp nhu cầu của Maslow (1943), một người nếu đã đạt được những mục tiêu họ mong muốn trong cuộc sống thì việc tiếp tục học lên cao theo một cách chính thức không phải là điều cần thiết và cấp thiết đối với họ, nhưng nếu họ nhất quyết làm điều đó thì lý do hẳn là vì nhu cầu muốn tự khẳng định khả năng của bản thân.
Giả thuyết H1: Động lực có tác động cùng chiều đến quyết định học Thạc sĩ b) Chi phí học tập
Chi phí học tập có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ sở đào tạo được tìm thấy trong hầu hết các nghiên cứu của Chapman (1981), Perna (2006) và Serna (2015) Nhóm yếu tố học phí ở đây sẽ bao gồm học phí và các chi phí khác trong quá trình học tập Vì vây,nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H2: Chi phí học tập có tác động cùng chiều đến quyết định học Thạc sĩ c) Đặc điểm cơ sở đào tạo
Theo kết quả nghiên cứu định lượng của Majid (2009), danh tiếng của cơ sở đào tạo và bằng cấp đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến việc người học theo đuổi tiếp chương trình giáo dục bậc cao với giá trị trung bình lần lượt là 4.14 và 3.95 Nhiều sinh viên cân nhắc đến danh tiếng của cơ sở đào tạo khi chọn chương trình đào tạo sau Đại học nhằm mục đích nâng cấp giá trị chứng chỉ học vấn khi theo học chương trình Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ tại ngôi trường đó (Haworth và Conrad, 1997).
Millett (2003) cho rằng việc có hay không có những khoản hỗ trợ tài chính sẽ ảnh hưởng đến quyết định theo đuổi chương trình đào tạo sau Đại học Khoản hỗ trợ tài chính bao gồm học bổng, trợ cấp, khoản vay và nghiên cứu lao động (Nora, Barlow và Crips, 2006); trong đó, học bổng là một trong những dạng hỗ trợ được tài trợ bởi trường học hoặc tổ chức bên ngoài và những học sinh có thành tích tốt có thể nộp đơn đăng ký xin học bổng Để tiếp tục đi học, người học cần phải trả một khoản tiền học phí lớn hơn các chương trình học trước đó và ngoài ra còn phải chi trả chi phí cuộc sống Điều này sẽ tạo nên gánh nặng kinh tế cho sinh viên Vì thế, sinh viên có nhu cầu ngày một lớn đối với khoản tiền hỗ trợ tài chính, đặc biệt là những bạn có thành tích học tập tốt muốn học cao hơn (Klauuw, 2002) Cách hoạch định chính sách hỗ trợ tài chính của các cơ sở đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sinh viên tiềm năng đạt chỉ tiêu chất lượng như cơ sở đào tạo mong muốn (Kiley, 2019).
Giả thuyết H3: Đặc điểm cơ sở đào tạo có tác động cùng chiều đến quyết định học Thạc sĩ d) Ảnh hưởng xã hội
Sự tương tác với những cộng đồng, nhóm hoặc cá nhân khác nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ, hành vi hoặc thái độ của một người, đây là cách mà Mazuki và cộng sự (2013) giải thích về cụm từ “Ảnh hưởng xã hội” (Social Influence) Kusumawati
(2013) cho rằng gia đình, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp có vai trò trong việc xác định ý định hoặc động lực của một cá nhân đối với việc theo đuổi một ngành nghề, lộ trình nghề nghiệp cụ thể.
Pimpa (2004) nói rằng một gia đình có bối cảnh học vấn cao thường sẽ đặt mong đợi và mong muốn con trẻ sẽ đạt được bằng cấp tốt và mong đợi từ gia đình có ảnh hưởng khá lớn đối với quyết định học tập của người học Những yếu tố ảnh hưởng xã hội mà có liên quan tới gia đình có thể được hình dung dưới hình thái nguồn động viên và cổ vũ cho con trẻ hoặc dưới vai trò là hình mẫu cho con.
Giả thuyết H4: Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến quyết định học Thạc sĩ e) Chương trình đào tạo
Theo Wikipedia tiếng Việt thì: “Chương trình đào tạo là sự tương tác được lên kế hoạch giữa người học với nội dung, tài liệu, những nguồn lực, và những quá trình giảng dạy nhằm đánh giá mức độ thành tựu của những mục tiêu giáo dục” Krampf& Heinlein
(1981) Seneca & TausSig (1987) đều cho rằng chương trình đào tạo rất quan trọng trong việc thu hút sinh viên Một chương trình đào tạo tốt và đáp ứng được mục đích cá nhân sẽ làm nảy sinh ý định học cao học của sinh viên sau khi họ tốt nghiệp đại học.
Giả thuyết H5: Chương trình đào tạo có tác động cùng chiều đến ý định học Thạc sĩ Tóm tắt những giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết Mô tả giả thuyết
H1 Động lực có tác động đến quyết định học Thạc sĩ có mối tương quan cùng chiều
H2 Chi phí học tập có tác động đến quyết định học Thạc sĩ có mối
Mô hình nghiên cứu đề xuất TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, để tạo cơ sở cho mô hình nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo,tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài này Các nghiên cứu liên quan được lược khảo bao gồm các nghiên cứu ngoài nước về các yếu tố tác động đến quyết định học lên thạc sĩ của sinh viên ,
Khảo lược nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu định lượng liên quan đến đề tài này đều sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại các cửa hàng Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan, tác giả đưa ra giả thuyết về 5 nhân tố phổ biến ảnh hưởng đến quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng Đó là: động lực theo học, chi phí học tập, chương trình đào tạo, ảnh hưởng xã hội và đặc điểm cơ sở đào tạo.
23
Xây dựng chương trình nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính được thực hiện qua hai bước đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Cụ thể như sau: Ảnh 3.1: Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu định tính gồm:
Bước 1: Từ Mục tiêu nghiên cứu, xác định cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu, lược khảo các mô hình nghiên cứu đi trước, làm cơ sở để đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
Bước 2: Xây dựng thang đo nháp cho mô hình nghiên cứu đề xuất
Bước 3: Thảo luận nhóm chuyên gia để điều chỉnh thang đo.
Bước 4: Hiệu chỉnh thang đo nháp, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức sử dụng cho nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng gồm:
Bước 5: Thu thập số liệu khảo sát, làm sạch dữ liệu, phân tích bằng phần mềm
Bước 6: Phân tích định lượng được thực hiện qua các bước đánh giá độ tin cậy
Conbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến, kiểm định các khuyết tật mô hình.
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm về nghiên cứu với các nội dung sau:
Trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả đã xây dựng mô hình dự kiến cho các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng. Mỗi yếu tố bao gồm nhiều biến quan sát.
Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với chuyên gia, các cựu sinh viên đang theo đuổi các khóa học thạc sĩ tại trường Đại học Ngân Hàng Vấn đề đưa ra thảo luận là ý kiến của chuyên gia về các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng Mục đích buổi thảo luận nhóm là để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát phù hợp dùng để đo lường các yếu tố khảo sát.
Nội dung được thảo luận với chuyên gia là các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng và cách thức đo lường những yếu tố đó Tác giả tập trung lấy ý kiến chuyên gia về ảnh hưởng của 5 nhóm yếu tố đã được chỉ ra từ các nghiên cứu liên quan là: Động lực; Chi phí học tập; Đặc điểm cơ sở đào tạo; Ảnh hưởng xã hội; Chương trình đào tạo.
3.1.1.2 Các bước thực hiện nghiên cứu định tính
> Xác định các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng.
> Xây dựng các biến quan sát của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu và thang đo các biến quan sát.
> Xây dựng dàn bài thảo luận nhóm.
> Thu thập thông tin: Dùng bảng câu hỏi chi tiết, và thảo luận trực tiếp với chuyên gia.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện sau nghiên cứu định tính, kết quả thu được từ nghiên cứu định tính là cơ sở để điều chỉnh lại các biến quan sát của các yếu tố khảo sát Từ đó, xây dựng bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát chính thức các cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng. Kích thước mẫu dự kiến là 170 quan sát, sau đó tiến hành sàng lọc dữ liệu để chọn được cơ sở dữ liệu phù hợp cho nghiên cứu Bảng khảo sát chính thức được sử dụng để thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn gián tiếp qua gửi form bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Phương pháp định lượng được thực hiện để phân tích dữ liệu thu thập với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0 Cụ thể như sau: Đánh giá thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và độ giá trị (factor loading), tiến hành phân tích Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy, kiểm định các khuyết tật mô hình và kiểm nghiệm các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng.
3.1.2.2 Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng Điều chỉnh các biến quan sát theo kết quả nghiên cứu định tính, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sao cho bảng câu hỏi rõ ràng nhằm thu thập được kết quả đạt mục tiêu nghiên cứu Tiến hành khảo sát chính các cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng Tổng số bảng câu hỏi được gửi đi là 170 bảng câu hỏi Kỹ thuật thu thập thông tin bằng khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi hoặc tiến hành khảo sát gián tiếp thông qua gửi e-mail bảng câu hỏi, có giải thích về nội dung để người trả lời có thể hiểu và trả lời chính xác theo những đánh giá của họ Phân tích dữ liệu thu thập được với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0
Phương pháp xây dựng thang đo và xử lý số liệu
3.2.1 Xây dựng thang đo định tính cho các yếu tố trong mô hình
Dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, đề tài tiến hành xây dựng thang đo cho các yếu tố của mô hình Thang đo này đã được hiệu chỉnh lại sau khi có kết quả thảo luận nhóm trong nghiên cứu sơ bộ Cụ thể, xây dựng lại các thang đo của 5 nhóm yếu tố theo ý kiến chuyên gia đề xuất Để đo lường các biến quan sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý, được biểu thị từ 1 đến 5.Trong đó, 1 tương ứng với chọn lựa rất không đồng ý và 5 tương ứng với chọn lựa rất đồng ý.
Bảng 3.1: Thang đo quan sát các yếu tố
TT Mô tả thang đo Mã hóa Nguồn Động lực
(1) Bạn quyết định học Thạc sĩ vì bạn muốn trở thành con người toàn diện DL1
(2) Bạn muốn nhận được sự đánh giá cao từ mọi người xung quanh DL2
(3) Bạn muốn đạt được thành tựu mới trong cuộc sống DL3 Zemke và
(4) Bạn quyết định học Thạc sĩ vì bạn muốn thăng tiến trong lộ trình nghề nghiệp của bạn DL4
(5) Bạn quyết định học Thạc sĩ vì bạn muốn có mức thu nhập cao hơn DL5
(6) Bạn quyết định học Thạc sĩ vì bạn muốn giữ vững khả năng cạnh tranh của bạn trong ngành DL6
(7) Bạn thấy học phí học cao học nằm trong khả năng chi trả của bản thân CP1 Personal
(8) Bạn thấy các khoản lệ phí (ôn thi, dự thi, ) rất phù hợp CP2
(9) Bạn thấy mức học phí phù hợp với chương trình đào tạo CP3
(10) Trường có uy tín tốt và chất lượng sinh viên DT1
(11) Trường có danh tiếng tốt về chất lượng giảng viên DT2
(12) Trường có danh tiếng và uy tín tốt về học thuật DT3 Ảnh hưởng xã hội
(13) Gia đình bạn khuyến khích, cổ vũ và ủng hộ bạn học tiếp chương trình Thạc sĩ AH1
(14) Bạn tham gia học chương trình Thạc sĩ vì ảnh hưởng từ bạn bè AH2 Taylor and
(15) Bạn tham gia học chương trình Thạc sĩ vì giảng viên Đại học của bạn khuyến khích bạnhọc tiếp
(16) Thấy nhiều người chọn học cao học nên bạn cũng chọn AH4 Ajzen &
(17) Trường có nhiều chương trình học và thời gian CT1 Kitsaward học khác nhau trong nhiều lĩnh vực (2013)
(18) Trường có môi trường đào tạo quốc tế vì có cả sinh viên và giảng viên người nước ngoài CT2
(19) Trường tư vấn và hỗ trợ nguời học nhiệt tình CT3
(20) Trường có môi trường học tập và nghiên cứu tốt CT4
Quyết định học thạc sĩ
(21) Bạn thấy hài lòng khi quyết định học lên thạc sĩ QD1 Ginner và
(22) Học Thạc sĩ là lựa chọn hàng đầu cho sự phát triển trong sự nghiệp của bạn QD2 de Matos và
(23) Học Thạc sĩ là lựa chọn hàng đầu cho sự phát triển trình độ học vấn của bạn QD3 ctg (2007)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu liên quan 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu Đối với khám phá EFA, nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Hair and cộng sự (2010) thì tối thiểu kích thước phải gấp 5 lần quan sát biến số tổng Bài gồm 23 quan sát biến, chẳng hạn như tối thiểu mẫu kích thước mà tác giả nhóm giả phải nghiên cứu là n = 23 * 5 = 115 mẫu. Đối với đa biến hồi phân tích, tối thiểu mẫu kích thước cần đạt được là n = 50 + 8 * m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996) Vậy tối thiểu phải có 82 mẫu Do đó, khi lựa chọn số lượng mẫu phải thỏa cả hai công thức trên, và nguyên tắc là dư còn hơn thiếu mẫu.
Thiết kế mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Kích thước mẫu dự kiến là 170 quan sát Tác giả khảo sát đối tượng là các cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng. Thực hiện phỏng vấn để thu thập số liệu khảo sát phục vụ cho việc phân tích các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng được thu thập từ tháng 04/2021 đến tháng 06/2022 Tổng số bảng câu hỏi gửi đi dự kiến là 170 bảng câu hỏi. Sau đó sẽ tiến hành nhập số liệu và làm sạch số liệu để tiến hành phân tích.
Nghiên cứu này sử dụng cả 2 phương pháp trên nên số lượng mẫu tối thiểu phải là 115 mẫu. Trên thực tế, tác giả đã thu thập được 150 mẫu quan sát Nhóm tác giả tiến hành thu thập mẫu thông qua khảo sát trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi được thiết kế Với phương thức khảo sát trực tuyến, tác giả thực hiện gửi bảng câu hỏi qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo và qua thư điện tử Với phương thức phỏng vấn trực tiếp, nhóm đã thu được 10 mẫu trong tổng số 150 mẫu Việc phỏng vấn trực tiếp một bộ phận mẫu khảo sát giúp nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn vào chi tiết hành vi và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định học Thạc sĩ.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Đề tài đã sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu Các phương pháp cụ thể như sau:
Kiểm định thang đo: đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, hệ số này chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên) không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát) Hệ số trên có giá trị biến thiên trong khoảng [0, 1] Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên được xem là thang đo lường đủ điều kiện Về lý thuyết, hệ số này càng cao thì thang đo có độ tin cậy càng cao Tuy nhiên, khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (trên 0,95) cho thấy nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo (Thọ, 2013).
Phân tích yếu tố khám phá (EFA-Exploratory Factor Analysis): sau khi kiểm định độ tin cậy, các khái niệm trong mô hình nghiên cứu cần được kiểm tra giá trị hội tụ và phân biệt thông qua phương pháp phân tích yếu tố khám phá Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của yếu tố với các biến quan sát Sự phù hợp khi áp dụng phương pháp phân tích EFA được đánh giá qua kiểm định KMO và Bartlett’s (Thọ, 2013).
• Kiểm định Bartlett: để xem xét ma trận tương quan có phải ma trận đơn vị hay không (ma trận đơn vị là ma trận có hệ số tương quan giữa các biến bằng 0 và hệ số tương quan với chính nó bằng 1) Nếu phép kiểm định có p_value < 0,04 (với mức ý nghĩa 5%) cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong yếu tố Vậy sử dụng EFA phù hợp.
▪ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là chỉ số đánh giá sự phù hợp của phân tích yếu tố.
Hệ số KMO càng lớn thì càng được đánh giá cao Kaiser (1974) đề nghị: KMO ≥ 0,9: rất tốt; 0,9 > KMO ≥ 0,8: tốt; 0,8 > KMO ≥ 0,7: được; 0,7 > KMO ≥
0,6: tạm được; 0,6 > KMO ≥ 0,5: xấu; KMO < 0,5: không chấp nhận Hệ số nằm trong khoảng [0,5; 1] là cơ sở cho thấy phân tích yếu tố phù hợp Sử dụng EFA để đánh giá tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo.
Phân tích hồi quy đa biến: nhằm mục tiêu đánh giá mức độ và chiều hướng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Trong đó, biến phụ thuộc thường ký hiệu là Yi và biến độc lập ký hiệu là Xi trong đó i ~ (1, n), với n là số quan sát và k là số biến độc lập trong mô hình.
Cho mô hình hồi quy k biến Yi = pì + ^2X2i + p3X3i +_+ ^kXki + Ui (3.1)
Phân tích hồi quy nhằm kiểm định ảnh hưởng của các biến độc lập (Xi ) tương ứng với các biến dễ dàng sử dụng, đảm bảo sự an toàn, khả năng đáp ứng, dịch vụ khách hàng và hiệu quả tiết kiệm chi phí tác động đến biến phụ thuộc (Yi ) là chất lượng dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa về mặt thống kê hay không thông qua các tham số hồi quy (^) tương ứng, trong đó Ui là phần dư tương ứng với Ui ~ N(0, ơ 2 ) Phân tích này thực hiện qua một số bước cơ bản sau:
Kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình, giả thuyết:
Hì: Có ít nhất một tham số hồi quy khác không
Giả thuyết này được kiểm định bằng tham số F Công thức tính:
Trong đó: ESS là phần phương sai được mô hình giải thích và RSS là phần phương sai không được giải thích trong mô hình.
Nếu F > Fa (k-1, n-k), bác bỏ H0 ; ngược lại không thể bác bỏ H0 , trong đó Fa (k- 1, n-k) là giá trị tới hạn của F tại mức ý nghĩa α và (k-1) của bậc tự do tử số và (n- k) bậc tự do mẫu số Một cách khác, nếu giá trị p thu được từ cách tính F là đủ nhỏ, đồng nghĩa với mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu khảo sát ở mức ý nghĩa được chọn Hệ số xác định bội (R2) được sử dụng để xác định mức độ (%) giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình Kiểm định F được biểu diễn qua lại và tương đồng với đại lượng R2.
Kiểm định đa cộng tuyến: Thông qua hệ số VIF Độ lớn của hệ số này cũng chưa có sự thống nhất, thông thường VIF < 10 được xem là mô hình không vi phạm giả định đa cộng tuyến.
Kiểm định tự tương quan: Sử dụng chỉ số của Durbin-Watson Theo quy tắc kinh nghiệm, nếu 1 < Durbin-Watson < 3 thì có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định ý nghĩa thống kê các tham số hồi quy riêng: Chẳng hạn, từ công thức (3.1) kiểm định tham số /2 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% hay không:
Tính toán tham số t với n-k bậc tự do, công thức: t = 32-/2 (32)
Trong đó: 3 2 là tham số hồi quy mẫu; /2 là tham số hồi quy cần kiểm định và (/ 2) là sai số của tham số hồi quy mẫu tương ứng.
Nếu giá trị t tính được vượt quá giá trị tới hạn t tại mức ý nghĩa đã chọn (α = 5%), có thể bác bỏ giả thiết H0 , điều này gợi ý biến độc lập tương ứng với tham số này tác động có ý nghĩa đến biến phụ thuộc Một cách khác, nếu giá trị p thu được từ cách tính t là đủ nhỏ, đồng nghĩa với tham số hồi quy có ý nghĩa thống kê Trong các phân tích bằng phần mềm SPSS22.0 giá trị p được thể hiện bằng ký hiệu (Sig.)
Trong Chương 3 tác giả đã tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng, các nhân tố này bao gồm: Động lực; Chi phí học tập; Danh tiếng của trường; Ảnh hưởng xã hội; Chương trình đào tạo.
33
Thống kê mô tả nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành khảo sát chính thức với 170 cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng Thời gian khảo sát được tiến hàng từ tháng 04/2021 đến tháng 06/2022 Tổng số bảng câu hỏi gửi đi là 170, thu về được 155 bảng và loại đi 5 bảng không hợp lệ bởi những thông tin thiếu chính xác vậy cuối cùng kích thước mẫu để sử dụng tiến hành phân tích là 150 quan sát.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các phân loại
Phân loại Tần số Tần suất
Khoa Quản trị kinh doanh 54 36%
Theo giới tính: Kết quả khảo sát thì trong tổng số 150 cựu sinh viên tham gia khảo sát thì có 90 người là giới tính nam chiếm tỷ lệ là 62.6% và số người giới tính nữ là 60 người chiếm tỷ lệ là 37.3%.
Theo thu nhập hàng tháng: Trong 150 cựu sinh viên được khảo sát thì số người có thu nhập mỗi tháng từ dưới 10 triệu đồng là 40 người chiếm tỷ lệ là 26.6%; thu nhập mỗi tháng từ 10 – 20 triệu đồng là 68 người chiếm tỷ lệ là 45.3%; thu nhập mỗi tháng từ trên 20 triệu đồng có 42 người chiếm tỷ lệ là 28% Theo kết quả khảo sát thì ta thấy rằng nhóm thu nhập chiếm đại đa số là từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
Theo trình độ học vấn: Trong 150 cựu sinh viên được khảo sát thì số sinh viên có thuộc khoa Quản trị kinh doanh là 54 người chiếm tỷ lệ là 36%; số sinh viên có thuộc khoa Tài chính ngân hàng là
57 người chiếm tỷ lệ là 38%; còn lại là 39 sinh viên thuộc khoa Luật kinh tế chiếm tỷ lệ là 26% Qua bảng kết quả ta có thể thấy rằng nhóm sinh viên là thuộc khoa Quản trị kinh doanh và Tài chính ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Đánh giá độ tin cậy cronbach’s alpha
Có 5 thang đo dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự động lực làm việc của nhân viên đó là: Động lực; Chi phí học tập; Danh tiếng của trường; Ảnh hưởng xã hội; Chương trình đào tạo.Ngoài ra còn có thang đo về quyết định học thạc sĩ của cựu sinh viên Tất cả các thang đo này được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích yếu tố EFA nhằm kiểm tra độ tin cậy và giá trị của từng thang đo
4.2.1 Thang đo yếu tố Động lực trong việc học thạc sĩ
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố Động lực Biến Trung bình thang đo loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.731 Số biến quan sát 5
Theo như thiết kế ban đầu thì tác giả cho số biến quan sát ban đầu của yếu tố Động lực trong việc học thạc sĩ là 6 nhưng kết quả Cronbach’s Alpha lần đầu thì biến DL6 có hệ số tương quan biến nằm tách biệt duy nhất ở một nhân tố vì vậy tác giả sẽ loại biến này để chạy lần 2 Kết quả chạy lần
2 như Bảng 4.2 thì hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố này là 0.731 đạt mức độ tin cậy cao của thang đo và các hệ số tương quan biến tổng của các quan sát đều lớn hơn 0.3 thỏa mãn được điều kiện về độ tin cậy
4.2.2 Thang đo yếu tố Chi phí học tập trong việc học thạc sĩ
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố Chi phí học tập Biến Trung bình thang đo loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.722 Số biến quan sát 3
Theo kết quả chạy như Bảng 4.3 thì hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố này là 0.722 đạt mức độ tin cậy cao của thang đó và các hệ số tương quan biến tổng của các quan sát đều lớn hơn 0.3 thỏa mãn được điều kiện về độ tin cậy.
4.2.3 Thang đo Danh tiếng của trường trong việc học thạc sĩ
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố Danh tiếng của trường
Trung bình thang đo loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.748 Số biến quan sát 3
Theo kết quả chạy như Bảng 4.4 thì hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố này là 0.748 đạt mức độ tin cậy cao của thang đó và các hệ số tương quan biến tổng của các quan sát đều lớn hơn 0.3 thỏa mãn được điều kiện về độ tin cậy.
4.2.4 Thang đo Ảnh hưởng xã hội trong việc thạc sĩ
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố Ảnh hưởng xã hội
Biến Trung bình thang đo loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.674 Số biến quan sát 4
Theo kết quả chạy như Bảng 4.5 thì hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố này là 0.674 đạt mức độ tin cậy cao của thang đó và các hệ số tương quan biến tổng của các quan sát đều lớn hơn 0.3 thỏa mãn được điều kiện về độ tin cậy.
4.2.5 Thang đo Chương trình đào tạo trong việc học thạc sĩ
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố Ảnh hưởng xã hội
Biến Trung bình thang đo loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.746 Số biến quan sát 4
Theo kết quả chạy như Bảng 4.6 thì hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố này là 0.746 đạt mức độ tin cậy cao của thang đó và các hệ số tương quan biến tổng của các quan sát đều lớn hơn 0.3 thỏa mãn được điều kiện về độ tin cậy.
Phân tích yếu tố khám phá EFA
Phân tích yếu tố được sử dụng để đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo: giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Trong đề tài này phân tích yếu tố khám phá EFA được thực hiện với phương pháp rút trích các yếu tố (Principal Components) với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue =1 Điều này có nghĩa là chỉ những yếu tố được trích ra có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. KMO được sử dụng để xem xét sự thích hợp của phân tích yếu tố Theo sách Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh của Nguyễn Đình Thọ (2011), để sử dụng EFA thì hệ số KMO phải lớn hơn 0.5
4.3.1 Kiểm định tính thích hợp của EFA cho các biến độc lập
Bảng 4.7: Kiểm định KMO và Bartlett
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin 0.637
Hệ số KMO = 0.629 thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1, cho thấy phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
> Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong các thang đo
Bảng 4.7 cho kết quả kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0.05, cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.
> Kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát của các yếu tố
Bảng 4.8: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các yếu tố đại diện
Chỉ tiêu Eigenvalues Tổng bình phương hệ số tải trích được
Tổng bình phương hệ số tải xoay Tổn g cộng
Bảng 4.8 cho thấy phân tích yếu tố khám phá EFA trích ra được 5 yếu tố đại diện cho 20 biến quan sát với tiêu chuẩn Eigenvalues là 1.658 lớn hơn 1.
Cột phương sai tích lũy trong Bảng 4.8 cho thấy giá trị phương sai trích là 58.9% Điều này có nghĩa là các yếu tố đại diện giải thích được 58.9% mức độ biến động của 20 biến quan sát trong các thang đo.
> Ma trận xoay yếu tố
Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA trích ra được 5 yếu tố đại diện cho 20 biến quan sát trong các thang đo Các yếu tố và các biến quan sát trong từng yếu tố cụ thể được trình bày trong bảng ma trận xoay yếu tố.
Bảng 4.9: Ma trận xoay yếu tố
Bảng 4.9 cho thấy, các biến quan sát trong mỗi yếu tố đều thỏa mãn yêu cầu có hệ số tải yếu tố lớn hơn 0.55 Như vậy, 5 yếu tố cụ thể như sau: Yếu tố Động lực trong việc học thạc sĩ (DL) bao gồm các biến quan sát DL1; DL2; DL3; DL4; DL5; DL6 Yếu tố Chương trình đào tạo trong việc học thạc sĩ (CT) bao gồm các biến quan sát CT1; CT2; CT3; CT4 Yếu tố Danh tiếng của trường trong việc học thạc sĩ (DT) bao gồm các biến quan sát DT1; DT2; DT3.
Yếu tố Ảnh hưởng xã hội trong việc thạc sĩ (AH) bao gồm các biến quan sát AH1; AH2; AH3; AH4 Yếu tố Chi phí học tập trong việc học thạc sĩ (CP) bao gồm các biến quan sát CP1; CP2; CP3 Giá trị cụ thể của 5 yếu tố này được tác giả tính toán tự động thông qua phần mềm SPSS 20.0 bằng cách hồi quy các biến số quan sát thành phần.
4.3.2 Phân tích EFA cho yếu tố Quyết định học thạc sĩ
Bảng 4.10: Kiểm định KMO và Bartlett
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin 0.636
Hệ số KMO = 0.636 thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1, cho thấy phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế Bảng 4.10 cho kết quả kiểm định Bartlett có Sig < 0.05, cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.
Bảng 4.11: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các yếu tố đại diện
Chỉ tiêu Eigenvalues Tổng bình phương hệ số tải trích được
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên SPSS
Bảng 4.11 cho thấy phân tích yếu tố khám phá EFA trích ra được 1 yếu tố đại diện cho 3 biến quan sát trong thang đo Quyết định học thạc sĩ với tiêu chuẩn Eigenvalues là 1.690 lớn hơn 1. Cột phương sai tích lũy trong Bảng 4.11 cho thấy giá trị phương sai trích là 53.346% Điều này có nghĩa là yếu tố đại diện cho Quyết định học thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng giải thích được 56.346% mức độ biến động của 3 biến quan sát trong các thang đo Yếu tố đại diện cho Quyết định học thạc sĩ (QD) bao gồm 3 biến quan sát QD1; QD2; QD3 Yếu tố
QD cũng được tác giả tính toán thông qua phần mềm SPSS 20.0 bằng cách hồi quy các biến số quan sát thành phần.
Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
4.4.1 Phân tích sự tương quan Pearson
Bảng 4.12: Bảng ma trận hệ số tương quan Pearson
FDQ FDL FCP FDT FAH FCT
FQD Hệ số tương quan 1 0.383 ** 0.341 ** 0.403 ** 0.356 ** 0.366 **
FDL Hệ số tương quan 0.383 ** 1 0.116 0.261 ** 0.010 -0.042
FCP Hệ số tương 0.341 ** 0.116 1 0.133 0.004 0.076 quan
FDT Hệ số tương quan 0.403 *
FAH Hệ số tương quan 0.356 *
FCT Hệ số tương quan
Dấu (**) tương ứng với mức ý nghĩa 1%.
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên SPSS
Ma trận hệ số tương quan tại bảng 4.12 cho thấy mối tương quan riêng giữa các cặp biến trong mô hình Kết quả cho thấy các biến độc lập trong mô hình FDL; FCP; FDT; FAH; FCP đều có tương quan có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc QD Các biến độc lập FDL; FCP; FDT; FAH; FCP có mối tương quan dương tại mức ý nghĩa 1% với biến phụ thuộc QD Như vậy, yếu tố Động lực trong việc học thạc sĩ; Chương trình đào tạo trong việc học thạc sĩ; Danh tiếng của trường trong việc học thạc sĩ; Ảnh hưởng xã hội trong việc thạc sĩ; Chi phí học tập trong việc học thạc sĩ có tương quan dương với Quyết định học thạc sĩ
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy của mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa t Sig.
Hệ số Sai số chuẩn
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên SPSS
Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện sau đó để xác định các nhân tố tác động tới quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân Hàng, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định học lên thạc sĩ của cựu sinh viên, dự trên kết quả Bảng 4.13 thì mô hình hồi quy bội được xây dựng có dạng:
QD = 0.657 + 0 176 X FDL + 0 139 X FCP + 0146 X FDT + 0214 X FAH +
Bảng 4.14: Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Mô hình R R 2 R 2 hiệu chỉnh Sai số của ước lượng Durbin-
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên SPSS 5
Theo kết quả Bảng 4.14 có hệ số xác định R 2 là 0.560 Như vậy, 56% thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình hay nói cách khác 56% thay đổi Quyết định học lên thạc sĩ được giải thích bởi các yếu tố trong mô hình, trong khi 44% còn lại là do tác động của các biến bên ngoài.
Bảng 4.15: Phân tích phương sai
Mô hình Tổng bình df Trung bình F Sig. phương bình phương
Tổng cộng 16.865 149 a.Biến phụ thuộc: FDQ b Predictors: (Constant), FCT, FCP, FAH, FDL, FDT
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên SPSS
Dựa vào kết quả Bảng 4.15, hệ số Sig = 0.000 < 0.01 với F = 36.726, cho thấy mô hình đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99%.
Regression Standardized Residual Ảnh 4.4-1 Biểu đồ tần số phân phối chuẩn của phần dư mô hình nghiên cứu
Nhận xét về sự phù hợp của mô hình:
Kiểm tra đa cộng tuyến: Các giá trị VIF lớn hơn 10 thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), giá trị VIF giao động từ 0.139 đến 0.657 nên không có hiện tượng đa cộng biến.
Hiện tượng phương sai không đổi: Quan sát Hình 4.4-1 có thể thấy, phần dư ước lượng của mô hình không biểu hiện xu hướng tăng/giảm cùng với giá trị ước lượng của khái niệm phụ thuộc
Vì vậy, mô hình 1 không vi phạm giả thiết về sự không đổi của phương sai phần dư. Để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính, tác giả sử dụng biểu đồ Scatter Plot Nhìn vào hình 4.4-2 ta thấy, Kết quả từ biểu đồ cho thấy, các điểm phân vị dao động khá đồng đều trên dưới trục tung độ 0 Các điểm phân vị hầu như nằm trong đoạn -2 đến 2 dọc theo trục tung độ 0 Do đó, giả định phương sai phần dư đồng nhất không bị vi phạm
4.4.3 Kiểm định các hiện tượng của mô hình
Kiểm định hiện tương tự tương quan: Hiện tượng tự tương quan trong mô hình được kiểm định thông qua hệ số Durbin – Watson Nếu hệ số Durbin – Watson lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 thì mô hình được cho là không có hiện tượng tự tương quan Trong trường hợp Durbin – Watson nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn 3 thì mô hình có hiện tượng tự tương quan Kết quả ở Bảng 4.14 cho thấy hệ số Durbin – Watson là 2.135 do đó, mô hình không có hiện
-4- Ảnh 4.4-2 Biểu đồ Scatter Plot
Regression standardized Predicted Value tượng tự tương quan.
Kiểm định sự khác biệt của động lực làm việc của nhân viên với các biến ngoại sinh
4.5.1 Kiểm định theo giới tính
Bảng 4.16: Kiểm định T-test theo giới tính Động lực
Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
95% Confidence Interval of the Difference Lowe Upper Độn g lực
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên SPSS
Theo kết quả Bảng 4.15 thì kết quả kiểm định Levene hệ số Sig > 0.05 nên ta sẽ kiểm định T-test dựa trên giá trị Sig.(2-tailed) của Equal variances asumed > 0.05 ta kết luận được không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định học thạc sĩ của cựu sinh viên ở những người được điều tra có giới tính khác nhau
4.5.2 Kiểm định theo thu nhập
Bảng 4.17: Theo thu nhập (ANOVA) Levene Statistic df1 df2 Sig.
Trung bình bình phương F Sig.
Tổng cộng 16.865 149 Động lực N Trung bình Độ lệch chuẩn
95% Confidence Interval for Mean Giá trị nhỏ nhất
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên SPSS
Theo Bảng 4.16 thì kết quả kiểm định Levene cho Sig =0.136 > 0.05 vì vậy kết quả kiểm định ANOVA cho hệ số Sig > 0.05 từ đó ta có thể kết luận Quyết định học thạc sĩ của cựu sinh viên có sự khác biệt của các nhóm thu nhập hàng tháng khác nhau.
Kết luận các giả thuyết mô hình
Giả thuyết H1: Động lực càng cao thì dẫn đến Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến số DL có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc QD. Điều này có đồng nghĩa với việc yếu tố độ tin cậy đối với Động lực trong việc học thạc sĩ có ảnh hưởng đến Quyết định học của các cựu sinh viên HUB Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số DL có giá trị 0.287, mang dấu dương, tức là độ tin cậy đối với Động lực trong việc học thạc sĩ phù hợp thì Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao Như vậy, giả thiết H1 được chấp nhận.
Giả thuyết H2: Chi phí học tập phù hợp có tác động đến Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến số CP có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc QD. Điều này có đồng nghĩa với việc yếu tố độ tin cậy đối Chi phí học tập phù hợp có ảnh hưởng đến Quyết định học của các cựu sinh viên HUB Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số CP có giá trị 0.24, mang dấu dương, tức là độ tin cậy đối với Chi phí học tập phù hợp thì Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao Như vậy, giả thiết H2 được chấp nhận.
Giả thuyết H3: Đặc điểm cơ sở đào tạo tốt có tác động đến Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến số DT có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc QD. Điều này có đồng nghĩa với việc yếu tố độ tin cậy đối với Đặc điểm cơ sở đào tạo có ảnh hưởng đến Quyết định học của các cựu sinh viên HUB Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số DT có giá trị 0.303, mang dấu dương, tức là độ tin cậy đối với Đặc điểm cơ sở đào tạo phù hợp thì Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao Như vậy, giả thiết H3 được chấp nhận.
Giả thuyết H4: Ảnh hưởng xã hội tốt có tác động đến Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến số AH có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc QD. Điều này có đồng nghĩa với việc yếu tố độ tin cậy đối với Ảnh hưởng xã hội tốt có ảnh hưởng đến Quyết định học của các cựu sinh viên HUB Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số AH có giá trị 0.332, mang dấu dương, tức là độ tin cậy đối Ảnh hưởng xã hội càng tốt thì Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao Như vậy, giả thiết H4 được chấp nhận.
Giả thuyết H5: Chương trình đào tạo hội tốt có tác động đến Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến số CT có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc QD. Điều này có đồng nghĩa với việc yếu tố độ tin cậy đối với Chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến Quyết định học của các cựu sinh viên HUB Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số QH có giá trị 0.349, mang dấu dương, tức là độ tin cậy đối với Chương trình đào tạo càng tốt thì Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng càng cao Như vậy, giả thiết H5 được chấp nhận.
Trong chương 4 tác giả đã trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng Tác giả đã tiến hành khảo sát cựu sinh viên Đại học Ngân hàng từ 04/2021 đến tháng 06/2022 Tổng số bảng câu hỏi gửi đi là 170, thu về được 155 bảng và loại đi 5 bảng không hợp lệ bởi những thông tin thiếu chính xác vậy cuối cùng kích thước mẫu để sử dụng tiến hành phân tích là 150 quan sát.
Bước đầu khi đi vào phân tích kết quả, tác giả cũng đã tiến hành thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo giới tính, thu nhập hàng tháng của những người được khảo sát Qua đó tác giả cũng đã nắm chung được tình hình của mẫu điều tra về các tiêu thức này.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tìm ra cơ sở để kết luận được 5 giả thuyết của nêu ra ở chương 3 Cụ thể 5 nhóm yếu tố: Động lực; Chi phí học tập; Đặc điểm cơ sở đào tạo;Ảnh hưởng xã hội; Chương trình đào tạo đều tác động đến Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng Điều này cho thấy 5 giả thuyết mà tác giả đưa ra và phát triển là có cơ sở kết luận phù hợp Đồng thời tác giả cũng đã thực hiện kiểm định khác biệt cho các yếu tố như giới tính (kiểm định T-test) và các yếu tố như nhóm thu nhập hàng tháng (kiểm định ANOVA) để rút ra kết luận sự khác biệt về Quyết định học lên Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng mỗi thành phần được chia trong nhóm.
50
Kết luận
Nghiên cứu này tập trung vào mục tiêu phân tích các các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định học lên Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cuối cùng, căn cứ vào bằng chứng thực nghiệm đó, đề xuất các hàm ý quản trị gợi ý cho các nhà quản trị trong việc đào tạo và phát triển chương trình đào tạo thạc sỹ nhằm nâng cao hiệu quả, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Nhà trường, đồng thời góp phần duy trì, thu hút học viên Với việc nghiên cứu, phân tích 150 quan sát và dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi, bằng phương pháp phân tích nhân tố khám pháEFA kết hợp với phân tích hồi quy bội, tác giả đã tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của các yếu tố Động lực; Chi phí học tập; Đặc điểm cơ sở đào tạo; Ảnh hưởng xã hội;Chương trình đào tạo đều tác động đến Quyết định học lên Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng Hệ số hồi quy chuẩn hóa dương cho thấy các yếu tố này có tương quan dương với Quyết định học lên Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng.
Hàm ý quản trị
Theo kết quả nghiên cứu trên, cho thấy được có 5 nhân tố tác động đến Quyết định học lên Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng Sau khi sử dụng các phương pháp định tính và định lượng, mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh và cho ra kết quả Dựa trên kết quả này, tác giá đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao sự quyết định học lên Thạc sĩ của cựu sinh viên tại Đại học Ngân hàng như sau:
5.2.1 Đối với nhân tố Động lực
Nhân tố Động lực là một trong những nhân tố ảnh hưởng chính đến quyết định học Thạc sĩ sau tốt nghiệp của cựu sinh viên tại Đại học Ngân hàng như sau Sinh viên có nhiều loại động lực tác động đến quyết định học Thạc sĩ của mình từ nhiều bên khác nhau Một nhóm sẽ lấy động lực từ việc gia tăng trình độ học vấn của bản thân và từ đó chứng minh khả năng với xã hội, với những người xung quanh để nhận được sự đánh giá cao từ họ. Một nhóm khác thì lấy động lực từ chính con đường sự nghiệp của mình Nhóm người này mong muốn có được sự thăng tiến, mức thu nhập cao hơn và giữ vững khả năng cạnh tranh của họ trong thị trường lao động và việc học Thạc sĩ là con đường mà họ chọn để hiện thực hóa những mong muốn đó.
Do đó những chiến dịch truyền thông, quảng bá nhằm khơi gợi những loại động lực nêu trên là rất cần thiết để Đại học Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh có thể khai thác và thu hút nhiều hơn lượng sinh viên tham gia vào khóa đào tạo Thạc sĩ tại cơ sở Bên cạnh đó nên đưa ra nhiều thông tin hơn về những lợi ích của việc học Thạc sĩ, tổ chức nhiều buổi gặp mặt trao đổi, phổ biến những lợi ích đến sinh viên ngay từ khi còn trên giảng đường đại học.
5.2.2 Đối với nhân tố Chi phí học tập
Yếu tố chi phí học tập tác động rất lớn đến việc quyết định học cao học của học viên Bởi vì trong thời gian này, yếu tố dịch bệnh và nền kinh tế khó khăn, ảnh hưởng tới công việc thu nhập của nhiều gia đình Nên vấn đề này sẽ nổi cợm, tác động lớn tuy nhiên chỉ trong trung hạn Các trường đại học có thể nâng cao yếu tố này thông qua các ý kiến sau:
Do đó trường nên xem xét tạm thời cắt giảm bớt các hoạt động ngoại khóa để giảm các chi phí không cần thiết Có thể hỗ trợ học viên bằng cách cho gia hạn học phí dài hơn đối với các gia đình có điều kiện trung bình đến khó khăn Chủ động liên kết với các doanh nghiệp để vận động nhiều học bổng, hỗ trợ phần nào cho học viên có hoàn cảnh khó khắn nhưng có thành tích tốt Cũng như tạo điều kiện cầu nối giữa học viên và doanh nghiệp.
5.2.3 Đối với nhân tố Danh tiếng của trường
Yếu tố danh tiếng trường đại học cảm nhận được có tác động lớn đến Quyết định học thạc sĩ của học viên Điều này cho thấy, sinh viên ở các trường đánh giá yếu tố này quan trọng đến quyết định học Thạc sĩ của họ Trường đại học quyết định đến chất lượng giảng dạy, chất lượng học viên, đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng khi ứng tuyển vào doanh nghiệp, mà hầu hết các học viên học cao học đều có nhu cầu đi xa hơn trong sự nghiệp.
Do đó, để nâng cao được yếu tố này, thì các trường đại học nên thực hiện một số đề xuất sau Thứ nhất, kiểm định lại chất lượng giảng dạy, từ đó tổng hợp được điểm mạnh điểm yếu Không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy đi kèm với tiến hành đăng ký các hoạt động cấp quốc gia quốc tế Thứ hai, văn phòng các khoa cần phải có liên hệ với sinh viên, doanh nghiệp để có những đánh giá, hiểu biết sâu sắc về chất lượng học viên Yếu tố này là tối quan trong, vì kết quả của giáo dục là chất lượng nguồn lao động Từ những kết quả đó đánh giá hạn chế để khắc phục.
5.2.4 Đối với nhân tố Ảnh hưởng xã hội
Nhân tố Ảnh hưởng xã hội cũng ảnh hưởng đến quyết định học Thạc sĩ sau tốt nghiệp của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh Đối với nhóm yếu tố này, trường nên chú trọng vào tâm lý của các bậc cha mẹ vì cha mẹ luôn là hình mẫu lý tưởng cho con cái và quyết định của con cái đa phần cũng sẽ phụ thuộc vào ý kiến và sự cổ vũ, ủng hộ của cha mẹ mình.
Do đó, trường cần tiếp cận nhiều hơn đến bậc phụ huynh của sinh viên nhằm tác động đến quyết định của sinh viên, nâng cao khả năng thuyết phục và thúc đẩy sinh viên quyết định học Thạc sĩ sau tốt nghiệp Bên cạnh đó, có thể xây dựng trang web hay nhóm, fanpage riêng cho việc tư vấn tuyển sinh cao học, mọi thông tin về thời gian hay địa điểm cũng như quy chế, lệ phí phải được cập nhật thường xuyên và cụ thể cho sinh viên Ngoài ra, in các thông tin về chương trình học cao học của trường vào sổ tay sinh viên hay tờ rơi quảng cáo đến nhân viên, giảng viên trong trường Vì đây là nhân tố có thể thông tin và ảnh hướng đến quyết định của sinh viên.
5.2.5 Đối với nhân tố Chương trình đào tạo
Nhân tố Chương trình đào tạo cũng ảnh hưởng đến quyết định học Thạc sĩ sau tốt nghiệp của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh Đối với nhóm yếu tố này, trường nên chú trọng về việc có một bộ phận nhân sự để tư vấn và hỗ trợ nguời học nhiệt tình đồng thời luôn chú trọng về môi trường học tập.
Việc theo đuổi chương trình đào tạo Thạc sĩ là một trong những quyết định quan trọng trong sự nghiệp của nhiều sinh viên Vì thế Đại học Ngân hàng cần xây dựng một bộ phận giải đáp thắc mắc về chương trình học cho các cựu sinh viên và giúp họ có thể hiểu rằng bản thân có phù hợp với chương trình đào tạo thạc sĩ của trường hay không Bên cạnh đó, trường cần không ngừng cải thiện môi trường học tập và nghiên cứu sao cho theo kịp với chương trình ở các nước phát triển hơn để giúp sinh viên tiếp cận được với những kiến thức mới theo kịp xu hướng phát triển Ngoài ra, trường nên khuyến khích chương trình trao đổi học sinh, mời các giảng viên nước ngoài về để giúp các sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc và áp dụng kiến thức học vào thực tế Quan đó có thể hỗ trợ các sinh viên giỏi có thể tham gia học tập nâng cao năng lực bản thân góp phần cho sự phát triển của xã hội.
Hạn chế nghiên cứu
Nghiên cứu về tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định học lên Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng chỉ mang tính chất cục bộ Mẫu thu thập được là 150, chưa có sự phân bổ về độ tuổi, chuyên ngành học,… do thời gian hạn chế Vì vậy, nghiên cứu này chưa khai thác hết được thông tin trên phạm vi Đại học Ngân hàng.
Ngoài ra, do điều kiện về chi phí và thời gian nên nghiên cứu lần này chỉ tập trung nghiên cứu tại một khu vực nhất định Chính vì thế nghiên cứu sẽ không thể phản ánh chính xác thực tế về tác động của các các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định học lênThạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng Trên phương diện lý thuyết, có nhiều mô hình cũng như nghiên cứu về yếu tố tác động đến quyết định mà nghiên cứu chưa thể nghiên cứu được đầy đủ.
Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ tập trung vào năm yếu tố là: Động lực; Chi phí học tập; Đặc điểm cơ sở đào tạo; Ảnh hưởng xã hội; Chương trình đào tạo đều tác động đến Quyết định học Thạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng Do điều kiện còn hạn chế, vì thế nghiên cứu chưa thể tiến hành những yếu tố khác cũng tác động đến Quyết định học lênThạc sĩ của cựu sinh viên Đại học Ngân hàng.
Định hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ kết quả và hạn chế của nghiên cứu, các nghiên cứu tiếp theo có thể:
Bổ sung thêm các yếu tố khác nhằm xem xét và đánh giá sự tác động của các yếu tố đó đến Quyết định học lên Thạc sĩ Ngoài ra, có thể xem xét thay đổi các yếu tố khác so với năm yếu tố trong bài nghiên cứu về tác động của của nó như thế nào đối với quyết định học lên Thạc sĩ của sinh viên. Đi theo các hướng mở rộng phạm vi nghiên cứu ở nhiều khu vực hơn trên khắp các tỉnh thành Việt Nam, thay đổi phương pháp chọn mẫu và số lượng mẫu để mẫu mang tính đại diện cao nhất Ngoài ra, để kết quả nghiên cứu mang tính chính xác và cụ thể hơn, các nghiên cứu tiếp theo cần đưa vào các nhân tố khác, đầy đủ hơn và mang tính cập nhật cao hơn Cuối cùng, các nghiên cứu tiếp theo có thể đi sâu vào nghiên cứu mức độ tác động của giải pháp, từ đó tìm kiếm và phát triển những đề xuất mang tính chi tiết, cập nhật và tối ưu hơn