Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, trong đó ảnh hưởng nhất là lĩnh vực kinh tế Thời gian qua Việt Nam đã thực hiện tốt nền kinh tế mở, chủ động hòa mình vào quốc tế, tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực với các nước trong đó có công tác xây dựng pháp luật, điều đó đã mang lại những thành tựu quan trọng tạo ra vị thế của đất nước ta Thông qua các quy định pháp luật của mình, Nhà nước, Chính phủ đã thực hiện khá thành công vai trò điều chỉnh nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó có một lĩnh vực tiêu biểu đó là pháp luật về thuế Thông qua các chính sách thuế, Nhà nước khuyến khích việc đầu tư, sản xuất đối với những lĩnh vực, ngành nghề Thuế còn được sử dụng như là công cụ góp phần mang lại công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và giảm thiểu các vấn đề tiêu cực, hạn chế sự gia tăng các tệ nạn xã hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, cần nhiều chính sách định hướng phát triển toàn diện hơn, dễ tiếp cận hơn, cụ thể là chính sách thuế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm trực tiếp tăng cường khả năng tái đầu tư và vượt qua các giai đoạn khó khăn tài chính từ lúc đầu thành lập và trong quá trình hoạt động cần động lực để phát triển mạnh mẽ hơn, việc phân tích thực trạng quy định và thực tiễn thực thi đối với chính sách hiện tại, sẽ góp phần làm rõ hơn những điểm mấu chốt cho doanh nghiệp vừa nhỏ tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện tại.
Theo thống kê của World Bank 2022, DNNVV (SMEs) đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết các khu vực kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Các DNNVV chiếm phần lớn các loại doanh nghiệp trên toàn thế giới và đóng góp quan trọng vào việc tạo việc làm và phát triển kinh tế toàn cầu Họ đại diện cho khoảng 90% doanh nghiệp và hơn 50% việc làm trên toàn thế giới Các DNNVV chính thức đóng góp tới 40% thu nhập quốc dân (GDP) ở các nền kinh tế mới nổi 1 Với vai trò đó, công tác hỗ trợ DNNVV được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, Việt Nam là đất nước đang phát triển, với nền kinh tế thị trường non trẻ 35 năm (1986-2021), theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, hiện có 800.000
1 https://www.worldbank.org/en/topic/smefinance doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó DNNVV chiếm 97%, đóng góp 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động Xác định đúng vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế và dành cho nhóm doanh nghiệp này nhiều ưu đãi, hỗ trợ, trong đó có ưu đãi về thuế TNDN đã được nhiều nước trên thế giới làm từ rất sớm, bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, so với số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang hoạt động, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế TNDN hiện hành của nhà nước chưa đảm bảo tương xứng với những đóng góp của nó vào nền kinh tế cũng như vào tổng thể an ninh xã hội nói chung Những kết quả thi hành chính sách ưu đãi thuế đối với DNNVV thời gian qua phần nào đã hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khi đây là doanh nghiệp còn non trẻ cần được hỗ trợ tài chính để duy trì và phát triển trong giai đoạn đầu Tuy nhiên, về mặt hiệu quả áp dụng trên thực tế còn nhiều hạn chế do các chính sách thuế này chưa được cụ thể hóa áp dụng Từ những phân tích trên về chính sách thuế ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp vừa va nhỏ để có thể tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế.
Như vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV đối với nền kinh tế nước ta, đồng thời nghiên cứu chính sách pháp luật ưu đãi thuế thu nhập DNNVV của các quốc gia khác từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV là cần thiết.
Do đó, học viên đã chọn đề tài “ Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” là nội dung nghiên cứu của luận văn thạc sĩ luật học.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn cần trả lời được câu hỏi sau:
- Một là, Tại sao phải đặt điều kiện ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV là gì?
- Hai là, hình thức và thủ tục ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV?
- Ba là, quy định pháp luật về ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV có gì bất cập?
- Bốn là, cần làm gì để hoàn thiện pháp luật ưu đãi thuế TNDN đối vớiDNNVV ở Việt Nam?
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp duy vật biên chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của đảng và Nhà-nước về pháp luật thuế TNDN Để làm rõ ván đề cần nghiên cứu, luận văn không chỉ dựa vào phương pháp luận chung như đã nêu trên mà còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phuơng pháp phân tích; phuơng pháp luật học so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp… để tiếp cận và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV ở Việt Nam Cụ thể:
- Phương pháp phân tích: phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong nội dung luận văn với mục đích phân tích lý thuyết về pháp luật thuế TNDN, lý thuyết pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV, phân tích các hạn chế, bất cập của pháp luật ưu đãi thuế TNDN.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 của luận văn Luận văn sử dụng phương pháp so sánh nhằm có một cái nhìn toàn diện hơn về những quy định pháp luật Việt Nam về pháp luật ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV hiện hành so với pháp lật giai đoạn trước đây Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp so sánh rất cần thiết để giúp tác giả tìm hiểu về những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số quốc gia trên thế giới cũng có quy định về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Từ đó, tác giả có cơ sở để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV.
- Phuơng pháp diễn giải, quy nạp: Hai phương pháp này được sử dụng hầu hết toàn bộ nội dung của luận-văn, nhưng nổi bật nhất là ở Chương 1 và Chương 2 Theo đó, việc kết hợp chặt chẽ phương pháp phân tích với phương pháp diễn giải, quy nạp giúp giải thích các luận cứ khoa học, quan điểm của tác giả đưa ra trong luận văn là có căn cứ, phù hợp, có tính logic Trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét, bình luận, quan điểm có chọn lọc để chuyển hoá vào nội dung của luận văn, đảm bảo các giải pháp mà tác giả đề xuất có tính kế thừa, hợp lý, tính khoa học cũng như tính thực tiễn cao.Trong các phuơng pháp trên thì các phương pháp: phân tích, diễn giải và quy nạp là các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dụng của luận văn.
Đóng góp của đề tài
- Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu một cách có hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV đối với nhóm đối tượng DNNVV mà không phải là với toàn bộ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ở cấp độ luận-văn thạc-sĩ luật học.
- Luận văn là công trình nghiên cứu một cách bao quát, có hệ thống lý luận pháp luật về thuế TNDN, lý luận về DNNVV, lý luận về đãi ngộ hay ưu đãi thuế TNDN riêng cho DNNVV; phân tích, đánh gía một cách tương đối với DNNVV. Trong đó, có thể kể đến những điểm đáng chú ý nhất đó là phân tích và đánh giá lịch sử ra đời và phát triển của pháp luật ưu đãi thuế TNDN, lịch sử ra đời của khái niệm DNNVV, vai trò của DNNVV, sự tác động của pháp luật ưu đãi, đãi ngộ về thuế TNDN đối với sự phát triển của DNNVV Ngoài ra, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế TNDN đối với DNNVV tại luận văn là một nội dung tác giả rất mong muốn kiến nghị đến các CQNN có thẩm quyền trong giai đoạn sắp tới thực hiện rà soát, sửa đổi những quy-định của pháp luật về thuế TN-DN, góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể thụ hưởng đầy đủ lợi ích và quyền của mình.
- Với những đóng góp như trên, luận văn có thể được xem làm tài liệu tham khải cho việc nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo Luật chuyên ngành kinh tế.
Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Một trong những thành phần chính, quan trọng của pháp-luật về thuế TN-DN mà không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà cộng đồng doanh nghiệp cũng rất quan tâm chính là ưu đãi thuế TNDN Theo đó, trong suốt thời gian kể từ khi Luật Thuế lợi tức ra đời, đã có nhiều tổ chức, cá nhân và nhà khoa học nghiên cứu về nội dung này ở các phạm vi, mức độ, quy mô khác nhau Kể từ sau thời điểm Luật thuế TNDN ra đời từ năm 2008 đến nay, vấn đề ưu đãi thuế TNDN nói chung và pháp luật về ưu đãi thuế TNDN nói riêng đã được nhiều công trình nghiên cứu từ các góc độ khác nhau Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
- Đề tài “Pháp luật về ưu đãi về thuế TNDN tại Việt Nam” (2012) của tác giả Lưu Thi Tuyết đều đã trình bày cơ bản được những mục chung về ưu-đãi thuế TNDN, nhưng thời điểm thực hiện nghiên cứu là năm 2011 căn cứ vào luật thuế TNDN năm
2008, nên đến nay đã không còn phù hợp do luật này đã sửa đổi năm 2013;
- Tác giả Ngô Thị Cẩm Lệ với đề tài “Pháp luật về thuế TNDN và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội” (2012) đã nêu vấn đề ưu đãi thuế TNDN, tuy nhiên phạm vi chỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tác giả Vũ Thị Thùy Linh với đề tài “Ưu đãi thuế TNDN theo pháp luật Việt
Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Dương” (2015) tập trung chủ yếu vào thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Dương.
- Đề tài “Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay” (2017) của tác giả Phan Quang Cường tuy đã có những phân tích, đánh giá bao quát, xuyên suốt từ khi Luật thuế TNDN 2008 được ban hành, nhưng chưa tập trung sâu vào đánh giá các quy định hiện hành, thực trạng trong hiện tại.
Nghiên cứu pháp luật về các ưu-đãi thuế TNDN ở phạm vi rộng, mức độ chuyên sâu thì có thể kể đến một số công trình luận văn, khoá luận tốt nghiệp như Nguyễn Tiến Mạnh (2019), Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Đinh Thị Thơm (2012), Chế độ miễn giảm thuế TNDN – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, khoá-luận tốt-nghiệp.
Ngoài ra, với phạm vi hẹp hơn, nội dung nghiên cứu về ưu đãi thuế TNDN cũng từng được đăng tải trên các tạp chí như: Hoàn thiện quy định về ưu đãi thuế
TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phạm Thị Hiền Thảo, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 8/2019; Giảm thuế suất chung và điều chỉnh ưu đãi thuế TNDN, Nguyễn Văn Phụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, só 8/2013; Bất cập trong pháp luật về ưu-đãi thuế TN-DN và một số đề xuất, TS Nguyễn Minh Hằng, ThS Nguyễn Hải Yến, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2019…
Tuy nhiên, tính tới hiện tại, vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu tổng quát và chuyên sâu về lý luận cũng như thực tiễn pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.
Các tài liệu trên giúp cho tác giả có kiến thức tổng quát và nhận định được phần cần làm sáng tỏ cũng như đóng góp ý kiến để thực hiện nội dung “ Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ”, góp phần có nhìn nhận một cách đơn giản, dễ nắm bắt được nhu cầu áp dụng và thực hiện.
Nhận định đối với tình hình đã nghiên cứu: Các tài liệu trên đây đã làm sáng tỏ một số vấn đề, tùy theo nhận định của từng tác giả có những lý luận liên quan đến đề tài và số ít thực tiễn như sau:
(i), Đã có đầy đủ cơ sở trong việc bổ sung, xây dựng hầu như gần đủ mặt lý luận pháp-luật về ưu đãi thuế TN-DN.
(ii), Có những phân tích, nắm bắt được các quy định cũng như bình luận sâu sắc về hiện trạng pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, từ đó đưa ra những nhận định riêng về ữu đãi cũng như đãi ngộ thuế TNDN có liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ
(iii), Việc nghiên cứu thực tiễn từ nhiều nguồn góp phần đánh giá được những kết quả của thông lệ trên quốc tế và so sánh với Việt Nam nhằm nhận định cơ hội cũng như bất cập nhưng chưa thực sự sâu sát hay cập nhật thời điểm cấp bách này về vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu đãi như thế nào trên thế giới
Tuy nhiên, nghiên cứu, phân tích, đánh giá pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thật sự chưa đầy đủ và mang tính kịp thời so với thông lệ của quốc tế, với cách nhìn nhận rằng việc tổng hợp các ưu đãi, đãi ngộ về thuế riêng cho DNNVV tại Việt Nam dựa theo những ưu đãi thuế TNDN nói chung từ đó sử dụng nghiên cứu thông lệ quốc tế nào phù hợp với Việt Nam:
(i) Tổng hợp được và bình luận theo nhu cầu cho việc kiện toàn mặt khái niệm về ưu đãi hay đãi ngộ thuế TNDN đối với DNNVV dựa trên cơ sở lý luận.
(ii) Phân tích sâu về hiện trạng về ưu đãi hay đãi ngộ thuế TNDN đối với DNNVV, chỉ ra những lúng túng, không thiết thực, hiệu quả của việc áp dụng chung chung dựa theo thuế TNDN mang tính thời điểm riêng cho DNNVV từ đó đưa ra kiến nghị góp phần kiện toàn về thuế TNDN đối với DNNVV.
PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Khái quát về ưu đãi về thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1 Khái niệm ưu đãi về thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong những năm gần đây, các DNNVV được cho là nguồn động lực chính trong sự tăng trưởng toàn cầu, chiếm đến hơn 90% số lượng doanh nghiệp và trong đó là hơn 50% số lượng việc làm toàn cầu; chiếm tỷ trọng ở mức 70% tổng khối lượng hàng hóa, dịch vụ và ngoài ra còn tạo ra khoảng hơn 50% trên tổng số những sáng tạo, đổi mới về mặt công nghệ toàn cầu Các chính phủ trên toàn thế giới đều nhận ra tầm ảnh hưởng của thuế TNDN đối với doanh nghiệp, và hướng tới thu hút các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh để đẩy mạnh năng suất và thúc đẩy tăng trưởng Để đạt được điều này, các chính sách ưu-đãi và khuyến khích về thuế như giảm-thuế suất và thời gian miễn thuế được thực hiện tại các khu vực mục tiêu để tác động đến việc đầu tư vốn và tổ chức kinh doanh Bên cạnh đó để cụ thể hóa về ngữ nghĩa “Ưu đãi”, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “ưu đãi” là dành những điều kiện, lợi ích đặc biệt hơn các đối tượng khác Còn “Đãi ngộ” là hàm ý sẽ được hưởng phần dành cho mình một cách tương xứng.
Riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, với vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khía cạnh kinh tế cũng như khía cạnh xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa không phân biệt lĩnh vực, địa bàn hoạt động, cần được nhà nước cho áp dụng những ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội Tuy nhiên, cho dù là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển, mọi chủ thể trong xã hội phải hoạt động theo pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia thị trường ở khắp mọi nơi Mặc dù các công ty này nói chung là nhỏ, nhưng chúng có sự hiện diện lớn trên thị trường, sản xuất một lượng hàng hóa và dịch vụ đáng kể, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho một số lượng lớn người lao động Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng rất dễ bị tổn thương và phá sản do hạn chế về nguồn lực, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh Để hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp này, chính phủ đã thiết lập các chính sách như thuế TNDN ưu đãi, bao gồm miễn, giảm thuế và các ưu đãi khác Các chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sáng tạo công nghệ.
1.1.2 Đặc điểm của ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các ưu đãi về thuế TNDN đối với DNNVV được thể hiện đặc trưng bởi các đặc điểm sau:
Thứ nhất, ưu-đãi thuế TNDN riêng với DNNVV phải được ban-hành bởi cácCQNN có thẩm quyền theo quy định và thể hiện mối quan hệ pháp lý hai chiều giữa nhà nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhà nước với vị thế là chủ thể mang tính quyền lực quản lý hoạt động thu thuế TNDN nói chung và thuếTNDN đối với DNNVV nói riêng để tạo nguồn thu cho NSNN Nhà nước tổ chức quản lý quản lý xã hội bằng các CQNN, mỗi cơ quan được giao thẩm quyền khác nhau chẳng hạn có cơ-quan phụ trách thực hiện việc đề xuát hay xây dựng pháp luật, có cơ quan thực thi việc chấp hành pháp luật… Do đó có thể thấy0 rằng hoạt động thuế thể hiện tính quyền lực nhà nước trong đó, trong xã hội không ai có quyền bắt buộc người khác phải nộp tiền cho mình ngoài nhà nước bằng hình thức nộp thuế Tương ứng với đó, chỉ nhà nước mới có quyền cho phép loại đối tượng nào nộp thuế sẽ được miễn, hoặc là giảm trách nhiệm nộp thuế Theo đó, các quy định về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV phải được quy định trong văn bản pháp luật do CQNN có thẩm quyền Các quy định này cũng mang tính QLNN Không một cơ quan quản lý nhà nước nào được phép hạn chế quyền của DNNVV trong việc hưởng các ưu đãi thuế TNDN đã được pháp luật ghi nhận Như vậy, ta có thể thấy quan hệ pháp lý hai chiều giữa cơ quan nhà nước và DNNVV ở đây, trong đó nhà nước trao quyền “phái sinh” cho người nộp thuế mà cụ thể là DNNVV, trong những bối cảnh và trường hợp cụ thể dựa theo tình hình kinh tế xã hội, những ngành nghề đặc trung khác nhau, những mục tiêu cần phải đạt được để cùng phát triển hài hòa, vì lẽ đó DNNVV có quyền được yêu cầu xem xét ưu đãi về thuế TNDN.
Thứ hai, ưu-đãi thuế TNDN đối với DNNVV là cơ chế đảm bảo công bằng theo chiều ngang, dọc Có thể thấy rằng, nhà nước luôn đặt ra các ưu đãi về thuế TNDN nói chung cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và đáp ứng được các điều kiện hưởng đãi ngộ thuế TN-DN Đồng thời để giữ vững sự công bằng, nhà nước cũng quy định các đãi ngộ thuế TNDN đối với DNNVV Tuy nhiên, để được hưởng đãi ngộ thuế TNDN đối với DNNVV này, thì bản thân doanh nghiệp cần phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định pháp luật để có thể được xem là DNNVV không Pháp luật ưu đãi thuế TNDN sẽ đưa ra các điều kiện và quyền lợi riêng có cho các DNNVV này Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của họ nhằm đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn lớn hơn khác trong quá trình hoạt động Các chính phủ trên toàn thế giới ưu tiên phát triển về mặt xã hội đồng thời là kinh tế sao cho tương thích với chính sách quốc gia của họ.
Thứ ba, ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV là biện pháp hỗ trợ tài chính, giảm1 mức độ chịu tác động của về tài chính đối với nhà nước Ưu đãi thuế là một tập hợp các biện pháp khác với các quy định tiêu chuẩn của pháp luật về thuế, chủ yếu được thiết kế để cung cấp ưu đãi cho các nhóm người nộp thuế cụ thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này trong quá trình kinh doanh trong đó đặc biệt là đối với các DNNVV. Để khuyến khích ưu đãi đối với DNNVV, Nhà nước có thể đưa ra các ưu đãi về thuế riêng biệt ngoài các chính sách được áp dụng chung Các chính sách chọn lọc này được ban hành cho DNNVV và có lợi hơn so với các doanh nghiệp thông thường Với ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV riêng biệt thể hiện quan điểm hỗ trợ của Nhà nước, tạo động lực cụ thể cho người nộp thuế là DNNVV Ưu đãi thuế
TNDN đối với DNNVV rất quan trọng trong việc khích lệ DNNVV tham gia vào các ngành nghề, địa điểm hoặc loại hình kinh doanh cụ thể mà có thể không hấp dẫn hoặc không sinh lãi tạo ra sự phát triển toàn diện và cân bằng Các ưu đãi đó có thể bao gồm miễn, giảm thuế, thuế suất ưu đãi hoặc khấu trừ để xác định doanh thu chịu thuế.
Thứ tư, ưu-đãi thuế TNDN riêng cho DNNVV là ưu đãi thuế trực tiếp nhằm tạo động lực cho DNNVV phát triển Đối với các ưu đãi thuế trực tiếp, đối tượng nộp thuế là người trực tiếp được hưởng lợi từ các chính sách nàycó thể kể đến biện pháp phổ biến như giảm trừ nghĩa vụ nộp thuế thông qua khấu trừ chi phí đầu vào và cho phép chuyển lỗ sang năm sau Các hình thức ưu đãi với DNNVV ở đây thường bao gồm việc sẽ miễn tiền thuế, thuế suất được ưu đãi, giảm tiền thu thuế, khấu trừ chi phí đầu vào và các phương án chuyển lỗ có thể giảm đáng kể nghĩa vụ nộp thuế Sau thời gian miễn thuế, họ có thể được giảm thuế thu nhập Sự sắp xếp này có thể được kéo dài trong vài năm Do đó, với ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV này sẽ là một cơ chế để nhà nước tạo động lực cho DNNVV có thể mở rộng, phát triển đồng thời cũng là một cơ chế để đào thải những DNNVV kém phát triển, không đổi mới hình thức kinh doanh.
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh-tế và xã hội
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) được công nhận rộng rãi là những đóng góp2 chính cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia Họ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới và tinh thần kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh trong các ngành công nghiệp khác nhau, tạo cơ hội việc làm và trao quyền cho các nhóm yếu thế Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ xem xét vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế và những cách khác nhau mà chúng tác động đến nền kinh tế. Để bắt đầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần thiết để thúc đẩy đổi mới và tinh thần kinh doanh ở một quốc gia Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế là nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc thích ứng với các xu hướng thị trường mới và tiến bộ công nghệ Họ có khả năng phát triển các sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là nơi sản sinh ra các doanh nhân xác định các cơ hội kinh doanh mới và tạo ra các doanh nghiệp mới để khai thác chúng Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, dẫn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và tạo ra việc làm mới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy cạnh tranh trong các ngành công nghiệp khác nhau Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đổi mới và họ có thể tạo sự khác biệt cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình theo những cách mà các công ty lớn hơn không thể làm được Sự khác biệt này cho phép họ tạo ra thị trường ngách cho mình, cạnh tranh với các công ty lớn hơn trong cùng ngành Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty lớn hơn dẫn đến giá thấp hơn và chất lượng được cải thiện, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể giúp loại bỏ sự độc quyền của các công ty lớn hơn, nâng cao hiệu quả thị trường và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm quan trọng, góp phần tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo Họ là nhà tuyển dụng lớn nhất ở nhiều quốc gia và cung cấp nguồn sinh kế cho hàng triệu người Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo3 cơ hội việc làm cho cả lao động có tay nghề và không có tay nghề, thường là ở các vùng nông thôn hoặc kém phát triển, nơi cơ hội việc làm có thể khan hiếm Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phân phối thu nhập công bằng và giảm nghèo, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Cuối cùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trao quyền cho các cộng đồng bị thiệt thòi, phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo cơ hội cho những người có thể đã bị loại khỏi khu vực chính thức tham gia vào nền kinh tế Ví dụ, phụ nữ có thể gặp khó khăn khi tiếp cận việc làm do các chuẩn mực văn hóa hoặc xã hội Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tạo cơ hội cho phụ nữ có thể làm việc tại nhà hoặc tham gia các lựa chọn việc làm linh hoạt Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể tạo cơ hội cho người khuyết tật, những người có thể gặp phải rào cản tại nơi làm việc truyền thống Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình dung là một trong những nhân tố chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững.
Các DNNVV được công nhận rộng rãi là động lực tăng trưởng xã hội và kinh tế ở đa số các quốc gia Các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số doanh nghiệp và thường được ví như xương sống của nền kinh tế và là thành phần tích cực trong hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu Mặc dù vậy, các DNNVV phải đối diện nhiều thách thức, rủi ro do quy mô nhỏ, vốn hạn chế… Các DNNVV với quy mô kinh doanh nhỏ và vừa, sức phòng vệ trước những điều kiện khách quan trong hoạt động kinh doanh thường không tốt do đó dẫn đến doanh thu thường thấp hơn so với những doanh nghiệp thông thường, (cụ thể việc giảm doanh thu ở các DNNVV là kết quả của cả cú sốc cung và cầu trong Đại dịch Covid 19 Từ phía cung, việc giảm lao động do hạn chế di chuyển của con người, và sau đó là các biện pháp phong đóng cửa, đã tạo ra sự sụt giảm nghiêm trọng trong việc sử dụng các năng lực Ngoài ra, hầu hết các chuỗi cung ứng cũng chịu áp lực dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa trung gian và chậm trễ trong việc giao hàng Ví dụ, dữ liệu khảo sát về các DNNVV của Hàn Quốc4 từ tháng 3 năm 2020 đã chứng minh rằng hơn 1/3 không thể đáp ứng thời hạn giao hàng do đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc Những lỗ hổng này thường cản trở quá trình sản xuất, đặc biệt là đối với những người mới tham gia thị trường) 2 Do đó, với tầm quan trọng này, việc hỗ trợ các DNNVV đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển quốc gia Để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo trong các DNNVV, các chính phủ trên toàn thế giới đã thể chế hóa các chính sách, chẳng hạn như ưu đãi thuế TNDN, để khuyến khích sự tăng trưởng ổn định và đóng góp của khu vực này cho nền kinh tế một cách trực tiếp và cụ thể từ công cụ chính sách thuế 3
Tóm lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia Chúng thúc đẩy sự đổi mới, thúc đẩy cạnh tranh, tạo cơ hội việc làm quan trọng và trao quyền cho các cộng đồng bị thiệt thòi Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách phải thực hiện các bước để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chính sách tạo cơ hội đổi mới và tinh thần kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh và loại bỏ các rào cản pháp lý Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia và cuối cùng là thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.
1.1.4 Vai trò của ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV là các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khá nhiều bở các yếu tố bên ngoài như thiên tai và đại dịch lại ảnh hưởng nặng nề nhất đến các doanh nghiệp này. Các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng Covid 19, đặc biệt là thương mại bán buôn và bán lẻ, vận tải hàng không, dịch vụ lưu trú và ăn uống, bất động sản, dịch vụ chuyên nghiệp và các dịch vụ cá nhân khác Trong các lĩnh vực này, tỷ trọng việc làm của các DNNVV trung bình là 75% trên các nước OECD, so với tỷ lệ việc làm của các DNNVV nói chung là khoảng 60% Tỷ lệ cũng thay đổi rất nhiều theo quốc gia Ví dụ, ở Hy Lạp và Italia, gần 90%
2https://skhcn.hanam.gov.vn/Pages/tac-dong-cua-covid-19-den-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho-tren-the- gioi.aspx
THỰC-TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN-THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƯU-ĐÃI THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH-NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 28 1 Đối tượng ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1 Đối tượng ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Để tận dụng được lợi ích của chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV, trước hết phải đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên, các tiêu chí này không được chuẩn hóa cho tất cả các quốc gia và phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội và mục tiêu tăng trưởng của mỗi quốc gia Mặc dù khác nhau về định lượng cũng như định tính trong việc xác định các tiêu chí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng về cơ bản các bộ tiêu chí xác định ở đây vẫn sẽ có những điểm tương đồng bao gồm tiêu chí quy mô vốn, quy mô nhân lực… Trong thời điểm khởi nghiệp, các doanh nghiệp có nguồn vốn ít và quy mô nhỏ, cũng cần phải quan tâm mình có thuộc những đối tượng được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không để áp dụng cho đúng.
Doanh-nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản-xuất, xây-dựng, vận-tải sử dụng từ
10 đến 100 lao-động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao-động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm-thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ nếu hạch toán riêng được (Khoản 1 Điều 21 Thông-tư 78/2014/-TT-BTC)
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ được hưởng ưu đãi sau: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (tức là sẽ áp mức thuế suất 5%), 2 năm tiếp theo nộp thuế với mức thuế suất là 10% Căn-cứ theo khoản 1 Điều
11 Thông-tư 96/2015/TT-BTC(nội-dung sửa đổi khoản 1 Điều-19 Thông tư 78/2014/TT-BTC) quy-định về thuế-suất ưu-đãi.
Doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động là công nghệ cao sẽ hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN nếu đã được cấp Giấy-chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao Giấy chứng nhận này sẽ được cấp cho doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí thể theo quy định tại Điều 3 Quyết định 10/2021/QĐ-TTg Dựa trên quy định tại Khoản 7 Điều 18 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa-đổi 2013, doanh nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 10% khi tính thuế TNDN (thông thường mức thuế-suất- thuế TNDN là 20%).
Như vậy, đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV được xác định riêng theo từng quốc gia và mặc dù khác nhau về định tính, định lượng nhưng vẫn sẽ có những điểm tương đồng về các tiêu chí giữa các quốc gia Tại Việt Nam các văn bản Pháp luật quy định như sau:
Tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đó, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:
- Doanh nghiệp cỡ siêu nhỏ trong phạm vi nông nghiệp, trồng rừng, thủy hải sản; phạm vi yếu tố công nghiệp nặng hay nhẹ và xây lắp có tham gia đóng bảo hiểm xã hội với quy mô không vượt 10 lao động và tổng nguồn vốn hoặc là tổng doanh thu một trong hai không quá 3 tỷ đồng trong một năm.
- Doanh nghiệp cỡ siêu nhỏ về phạm vi thương mại và dịch vụ có tham gia đóng bảo hiểm xã hội với quy mô không vượt 10 lao động và tổng một năm doanh thu không vượt 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn xoay vốn không quá 3 tỷ đồng trong một năm.
- Doanh nghiệp cỡ nhỏ trong phạm vi làm nông, trồng rừng, thủy hải sản; lĩnh vực công nghiệp nặng hay nhẹ và xây lắp có tham gia đóng bảo hiểm xã hội với quy mô không vượt 100 lao động và tổng doanh thu không vượt 50 tỷ đồng hoặc không vượt 20 tỷ đồng tổng nguồn xoay vốn trong năm
- Doanh nghiệp cỡ nhỏ trong phạm vi thương-mại và dịch vụ có tham gia đóng bảo hiểm xã hội với quy mô không vượt 50 lao động và tổng doanh thu không vượt
100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn xoay vốn không vượt 50 tỷ đồng trong năm.
- Doanh nghiệp cỡ vừa trong phạm vi làm nông, trồng rừng, thủy hải sản; lĩnh vực công nghiệp nặng hay nhẹ và xây lắp có tham gia đóng bảo hiểm xã hội với quy mô không vượt 200 người và tổng doanh thu không vượt 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn xoay vốn không vượt 100 tỷ đồng trong năm.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ có tham gia đóng bảo hiểm xã hội với quy mô không vượt 100 người và tổng doanh thu không vượt 3009 tỷ đồng hoặc tổng nguồn xoay vốn không vượt 100 tỷ đồng trong năm.
Bảng 2 : Phân Loại Doanh Nghiệp Theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP :
Riêng lĩnh vực TM-DV
Riêng lĩnh vực TM-DV
1 Nhân sự < người