GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
LÝ DO NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Có thể nói thị trường tài chính vừa là nguồn lực, vừa là huyết mạch của nền kinh tế nói chung Nó luôn là một trong những thị trường có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến thế giới cũng như sức hút hấp dẫn và sự lôi cuốn mạnh mẽ của thị trường này đối với các nhà đầu tư trên thế giới Trong bối cảnh thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư hướng tới sự tập trung cao vào công nghệ, không thể phủ nhận độ bao phủ diện rộng của công nghệ đối với đời sống con người Điều đó càng được thể hiện rõ nét hơn dưới tác động của đại dịch Covid 19 kéo dài trong những năm qua, gây nên không ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Độ phủ sóng của mạng lưới công nghệ trên các nền tảng số được mở rộng trên phạm vi toàn cầu và phát triển với tốc độ vượt bậc, đặc biệt là các nền tảng đầu tư tài chính số. Nhờ có mạng internet, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin phong phú, nắm bắt xu hướng và tin tức thị trường diễn ra một cách nhanh chóng, đa dạng hóa các hình thức kiếm thêm thu nhập bên cạnh những công việc truyền thống làm theo giờ hành chính.
Thế hệ Z (Gen Z) – một thế hệ được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn internet đã bắt đầu phát triển, có cơ hội tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm nên cuộc sống của Gen Z có thể nói là thế hệ được trải nghiệm trọn vẹn nhất những tiện ích hiện đại mà công nghệ cao mang lại Chính vì thế họ là những công dân đại diện cho thời đại số hóa – nhạy bén, linh hoạt với các xu thế mới, mang vai trò định hình mạnh mẽ cho thị trường dịch vụ tài chính và đặc biệt sớm có tư duy về tài chính nhờ vào các thông tin có thể dễ dàng tiếp cận từ các nền tảng số Theo dữ liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc thì có khoảng 2,5 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng 32% dân số toàn cầu Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia (số liệu tính đến tháng 7/2021) Tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với khoảng 50 người thuộc thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nhận được là có đến85.4% quan tâm đến việc đầu tư tài chính, 92.5% đã được tiếp cận với
2 các ứng dụng về đầu tư tài chính qua các nền tảng công nghệ và 74.4% là có mong muốn tìm hiểu và tham gia đầu tư tài chính trong tương lai Do đó, phân khúc đầu tư tài chính vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển và thế hệ Z sẽ trở thành một nguồn khách hàng vô cùng tiềm năng để khai thác Bởi, họ là những người trẻ luôn chủ động trong việc tìm hiểu và học hỏi, không ngại tiếp nhận những cái mới, có mong muốn làm chủ tài chính cá nhân từ sớm và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân.
Xuất phát từ những vấn đề và lý do trên, tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu là thực sự cần thiết, làm cơ sở để tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư tài chính của Gen Z, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản trị chiến lược của đơn vị công ty trong tương lai có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới từ thế hệ này.
MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Xác định và đo lường các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản trị chiến lược của đơn vị công ty trong tương lai có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới từ thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung đã nêu trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây cũng như đánh giá khả năng hiện tại nhằm tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Xác định các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đo lường các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản trị chiến lược của đơn vị công ty trong tương lai có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới từ thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các yếu tố nào tác động đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Những hàm ý chính sách nào được đưa ra nhằm giúp đơn vị công ty trong tương lai có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới từ thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư tài chính của Gen Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát: Nhóm người thuộc Gen Z không phân biệt giới tính, trình độ, công việc, thu nhập,… được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 – 2012 (có độ tuổi từ
10 tuổi đến 27 tuổi), là thế hệ đầu tiên sinh ra và lớn lên trọn vẹn trong thời đại công nghệ số.
Phạm vi về không gian: Thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập nguồn số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn và phiếu khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 05/2022 đến tháng
06/2022 Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục thống kê, Internet, các trang báo điện tử,… trong khoảng thời gian từ 2019 – 2021.
PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Với phương pháp định tính, tác giả thảo luận và tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn, các sinh viên đã thực hiện khóa luận nhằm tìm kiếm nội dung nghiên cứu, điều chỉnh thang đo lường để lựa chọn, bổ sung các biến quan sát sao cho phù hợp với mục tiêu của bài nghiên cứu Qua đó có thể xây dựng bảng câu hỏi khảo sát một cách hoàn thiện và thực tế hơn về quyết định đầu tư tài chính của Gen Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu được tiến hành thông qua phát bảng khảo sát trực tuyến các đối tượng trong phạm vi đã đưa ra bằng các câu hỏi chi tiết Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các thang đo có được sau khi nghiên cứu, cách thức lấy mẫu là chọn mẫu thuận tiện và phi xác suất.
Tiếp theo đó, tác giả xác định mẫu và xử lý dữ liệu bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS Khóa luận sẽ sử dụng các kỹ thuật như thống kê mô tả, hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy cũng như và độ giá trị (factor loading) của biến đo lường, phân tích yếu tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra các yếu tố đại diện cho các biến quan sát tác động đến quyết định đầu tư tài chính của Gen
Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phân tích tương quan và hồi quy để phân tích các dữ liệu đã thu thập được.
Sử dụng kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết, làm cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu về cường độ tác động của các yếu tố lên quyết định đầu tư tài chính của Gen Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp và phân tích từ các nguồn tài liệu, các bài nghiên cứu, các bài báo trong và ngoài nước.
Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông tin từ những cá nhân ngẫu nhiên sinh ra trong giai đoạn 1995 – 2012 Thực hiện khảo sát trực tuyến thông quaInternet bằng các phương tiện truyền thông, các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhưFacebook, Zalo, Twitter,… Bên cạnh đó, khóa luận sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để lựa chọn mẫu khảo sát, kích thước mẫu nghiên cứu dự kiến là 300 mẫu.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Trước tiên, nghiên cứu là sự kế thừa từ những kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trước đó, đóng góp của đề tài liên quan đến việc xác định, đo lường mức độ và đánh giá tác động của các yếu tố đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó dựa trên các phát hiện từ mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm giúp cho các nhà quản trị chiến lược của đơn vị công ty trong tương lai có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư trẻ thuộc Gen Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tham gia đầu tư tài chính.
BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Bên cạnh phần tóm tắt, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận được trình bày với 5 nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu Ở chương đầu tiên này sẽ trình bày khái quát các nội dung cơ bản, bao gồm: Tính cấp thiết của đề tài, lý do chọn đề tài Đồng thời chương 1 cũng sẽ xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài luận Từ đó đưa ra những phương pháp và dữ liệu phù hợp để thực hiện nghiên cứu Cuối cùng là đóng góp và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này sẽ tổng hợp các khái niệm, đặc điểm về thế hệ Z và hoạt động đầu tư tài chính, bên cạnh đó trình bày một số hình thức đầu tư tài chính hiện có Đồng thời, tác
6 giả cũng sẽ điểm lược qua các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài để đề ra giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư giúp nghiên cứu đáng tin cậy hơn.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Xây dựng và thiết kế quy trình nghiên cứu, mô tả phương pháp chọn mẫu, thiết lập các quan sát để điều chỉnh thang đo cho các biến trong bảng câu hỏi, mã hóa thang đo để thực hiện xử lý dữ liệu có được từ các khảo sát và các đánh giá sơ bộ sẽ được trình bày cụ thể tại chương này.
Cùng với đó, tác giả nêu ra các chỉ tiêu nhằm kiểm định các ý nghĩa và hệ số của mô hình từ những cơ sở lý luận có được từ chương 2 kết hợp với mô hình nghiên cứu được đưa ra ở chương 3 Từ đó làm cơ sở cho kết quả nghiên cứu tại chương tiếp theo.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nội dung chương 4 sẽ là tổng hợp các kết quả trong suốt quá trình nghiên cứu bằng hai phương pháp định tính và định lượng bao gồm thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA và sự tương quan, phân tích mô hình hồi quy Tiếp đến tác giả sẽ thảo luận, đánh giá các kết quả nghiên cứu và kết luận giả thuyết nào chấp nhận hay bị bác bỏ qua các số liệu hiển thị cụ thể dựa trên các kết quả đó.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Trong chương cuối cùng này, tác giả sẽ kết luận tổng quát cho các kết quả nghiên cứu. Đồng thời đề xuất các hàm ý chính sách phù hợp nhất giúp cho các nhà quản trị chiến lược của đơn vị công ty trong tương lai có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới từ thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Ở chương đầu tiên này, một cái nhìn tổng quan về vấn đề được trình bày trước khi bắt đầu nghiên cứu, tác giả sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng và làm rõ mục tiêu của việc nghiên cứu Sau đó, xác định câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Tiếp đến xác định các phương pháp nghiên cứu sẽ áp dụng và đưa ra dữ liệu phù hợp để tiến hành nghiên cứu Chương này cũng sẽ trình bày rõ ràng những
7 đóng góp của đề tài cũng như nội dung của nghiên cứu.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC KHÁI NIỆM VỀ THẾ HỆ Z (GEN Z) VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
2.1.1 Tổng quan về thế hệ Z (Gen Z)
Thuật ngữ Gen Z được sử dụng lần đầu tiên có thể là trong một bài báo Thời đại quảng cáo vào tháng 9 năm 2000 thảo luận về những thay đổi sẽ diễn ra trong giáo dục (theo Wikioedia) và ngày càng trở nên phổ biến trên các bài báo, thông tin địa chúng Thế hệ
Z (Gen Z) được dùng để nói đến nhóm người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm
1997 đến năm 2013 (Pew Research, 2019), là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha, còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như iGeneration, Gen Tech, Zoomers, Net Gen…).
Hầu hết những thành viên thuộc thế hệ này được tiếp cận và sử dụng internet cùng các thiết bị kỹ thuật số và điện tử từ khi còn nhỏ, họ được xem là thế hệ đầu tiên lớn lên trong “thời đại công nghệ số” Do đó, thế hệ này dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn trong việc nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, tiếp cận với các tổ chức tài chính và sử dụng nó trong cuộc sống của họ Thế hệ này không chỉ phải đối mặt với sự phức tạp ngày càng tăng của các sản phẩm, dịch vụ tài chính và thị trường, mà còn phải đối mặt với các rủi ro tài chính trong tương lai Nền kinh tế quốc gia của một quốc gia sẽ vẫn ổn định và không bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nếu người dân của quốc gia đó hiểu về hệ thống tài chính (Novia Utami et al., 2021).
Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng và định hình đáng kể đến tính cách, hành vi và đặc điểm củaThế hệ Z (Luntungan et al., 2014) Nó giải thích tại sao thế hệ này thể hiện những đặc điểm khác biệt đáng kể so với các thế hệ trước Có thể thấy những đặc điểm chung của thế hệ này là: Tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ nên có sự yêu thích và dành sự quan tâm lớn với các thiết bị công nghệ cao, đặc biệt là điện thoại di động, do đó dễ dàng tiếp cận, cập nhật các thông tin mới cũng như chủ động và nhanh chóng nắm bắt tạo nên các xu hướng mới; Có xu hướng tự chủ và độc lập tài chính cá nhân từ sớm; Thường sử dụng các các công cụ thanh toán trực tuyến (như ví điện tử: Momo, ZaloPay, AirPay…) cho các dịch vụ trên các nền tảng thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Baemin,…), các dịch vụ giải trí (như mua vé xem phim) và các ứng dụng hỗ trợ đặt vé máy bay, đặt phòng (Traveloka…).
2.1.2 Đầu tư tài chính, quyết định đầu tư và một số kênh đầu tư tài chính 2.1.2.1. Đầu tư tài chính
Theo Sunariyah (2003), đầu tư tài chính là sử dụng vốn cho một hoặc nhiều tài sản sở hữu và thường là tài sản dài hạn với hy vọng thu được lợi nhuận trong tương lai Nguồn vốn để đầu tư có thể đến từ tài sản lưu động thuộc quyền sở hữu cá nhân, các khoản vay từ các bên khác hoặc tiết kiệm Các nhà đầu tư giảm mức tiêu dùng hiện tại sẽ có khả năng dư thừa tiền để tiết kiệm Đầu tư tài chính là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết đối với một quốc gia để cải thiện phúc lợi của người dân Hai mô hình xã hội liên quan đến đầu tư: đầu tư được coi là mong muốn và đầu tư được coi là một điều cần thiết (Boughton & Jackson, 2019) Đầu tư tài chính là một hoạt động sử dụng nguồn vốn cá nhân với mục đích đầu tư sinh lời với các tài sản tài chính như chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bất động sản… nhằm có thêm thu nhập cho bản thân (Hartono, 2003). Căn cứ vào mục đích và thời gian, đầu tư tài chính sẽ được chia ra hai loại là đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn Các khoản đầu tư ngắn hạn là chứng khoán được giao dịch tự do và nắm giữ trong khoảng thời gian không quá một năm, thường được gọi là chứng khoán thị trường (thanh khoản) (Usmanova Nasiba Yunusovna, 2021) Tương tự các khoản đầu tư dài hạn là các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), bất động sản, vàng, tiền gửi tiết kiệm,… có thời hạn trên một năm.
Quyết định đầu tư là một chính sách hoặc một quyết định được thực hiện để đầu tư vào một hoặc nhiều tài sản Hay nói một cách đơn giản, đó là cách một người nào đó nên phân bổ vốn vào hình thức đầu tư có thể mang lại lợi ích sau này (Wulandari & Iramani,
2014) Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến việc đầu tư vào tài sản trong một thời gian nhất định để thu được lợi nhuận trong tương lai (Petrunya Y.E, 2011) Các quyết định đầu tư được xem như một loại quyết định hành chính liên quan đến việc hình thành thành phần và cấu trúc tài sản tối ưu của một công ty, bằng cách lựa chọn các phương án đầu tư thích hợp nhất (Vlasyuk T.M, 2009).
Theo định nghĩa của Atamas P.Y (2009), các quyết định đầu tư là những quyết định được xem như một khoản chi phí ở hiện tại để tạo ra thu nhập trong tương lai Chúng được đặc trưng bởi những điều sau: (1) Các khoản chi thường đi trước lợi ích; (2) Sau khi quyết định, các nguồn vốn đã đầu tư bị ràng buộc trong một thời gian dài và không thể sử dụng cho các mục đích khác cũng như không nhanh chóng thu lại lợi nhuận; (3) Các nguồn vốn đã đầu tư được yêu cầu tạo ra lợi nhuận, do đó tỷ suất lợi nhuận phải cao hơn lợi nhuận của các khoản đầu tư vào các tài sản khác; (4) Trong giai đoạn kết thúc việc đầu tư có thể có một số giá trị thanh lý Theo cách đó, các quyết định đầu tư có thể được xác định như một quyết định mang tính chiến lược được thiết kế trong một thời gian dài và liên quan đến sự không chắc chắn và rủi ro.
Theo Dewi & Purbawangsa (2018), ra quyết định đầu tư là quá trình đưa ra kết luận và đưa ra quyết định về một số vấn đề, đưa ra sự lựa chọn giữa hai hay nhiều phương án đầu tư hoặc một phần chuyển đầu vào thành đầu ra Quyết định đầu tư bao gồm cam kết đầu tư dưới dạng vốn để thu được dòng tiền và lợi ích trong tương lai (Adair & McGreal, 1994) Trong đầu tư, có năm yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn đầu tư theo Yulianti & Silvy (2013), cụ thể là mức độ bảo mật và rủi ro, các thành phần rủi ro, thu nhập từ đầu tư, tăng trưởng đầu tư và cuối cùng là thanh khoản.
2.1.2.3 Một số kênh đầu tư tài chính
Gửi tiền tiết kiệm là hoạt động đầu tư mà một khoản tiền của cá nhân sẽ được gửi vào ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ Đây là hình thức đầu tư vô cùng quen thuộc với tất cả người dân Việt Nam và có thể nói là một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay do những ưu điểm mà nó mang lại như lãi suất ổn định, tính thanh khoản cao, rủi ro thấp và đa dạng gói tiết kiệm (phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi cá nhân) Đi đôi với sự phát triển của các ứng dụng ngân hàng số là sự gia tăng nhu cầu gửi tiết kiệm trên các nền tảng trực tuyến Điều này đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra nhiều hình thức tiết kiệm online với mức lãi suất cạnh tranh thu hút nhiều nhà đầu tư mới Với dịch vụ này, khách hàng chỉ cần đăng nhập tài khoản bằng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc trang web và tiến hành mở sổ tiết kiệm, ký hợp đồng là có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ tài chính, không cần thủ tục quá phức tạp Bên cạnh hình thức gửi tiết kiệm vào các ngân hàng truyền thống, một số kênh đầu tư tích lũy uy tín tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến là Timo, Finhay, Savy, Viettelpay, Infina…
Vàng được coi là một sản phẩm tích lũy hay một loại hàng hóa “nguyên liệu thô” được giao dịch dựa trên cung và cầu Đầu tư vàng có thể hiểu là mua vàng, sau đó dựa vào sự biến động chênh lệch giá giữa lúc mua và lúc bán để thu lợi nhuận kiếm lời Vàng thường không bị mất giá khi nền kinh tế biến động nên nó được xem như một kênh trú ẩn an toàn của dòng tiền.
Các hình thức đầu tư vàng đã trở nên đa dạng hơn qua nhiều năm như mua bán trang sức, tích trữ vàng miếng Một số công ty vàng bạc đá quý hàng đầu Việt Nam hiện nay là Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), CTCP Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu… Song với sự phát triển khoa học công nghệ, các hình thức đầu tư vàng trực tuyến cũng đã xuất hiện Nhà đầu tư vàng trực tuyến không cần phải đến cửa hàng để giao dịch Theo đó, vàng hay trang sức sẽ được mã hóa thành các chỉ số online và nhà đầu tư sẽ theo dõi sự thay đổi của các chỉ số để ra quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán ra (một hình thức tương tự như chứng khoán) Các sàn đầu tư vàng trực tuyến uy tín tại Việt Nam và nhận được sự đánh giá cao từ những người đã và đang tham gia giao dịch có thể kể đến như Finhay, Midtrade, Plus 500, Etoro, XM, XTB,… Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây không phải là kênh tích lũy tài sản tốt vì sự ảnh hưởng của các yếu tố như chính sách của Chính Phủ khiến giá vàng trong nước có sự chênh lệch với giá vàng thế giới.
Bất động sản vốn là một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn khi có nguồn tài chính lớn bởi nhà đất luôn có xu hướng tăng giá trong dài hạn và thường mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư Trong thời kỳ đại dịch, thị trường bất động sản đã phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do những bất cập của các lệnh giãn cách xã hội gây ra khiến việc trao đổi, giao dịch trở nên khó khăn Tuy nhiên, thật bất ngờ khi thị trường nhà đất vẫn hoạt động tốt và nguyên nhân giúp lĩnh vực này có thể tăng trưởng trong mùa dịch chính là công nghệ, khi mà xu hướng mua bán nhà đất trực tuyến là sự lựa chọn tối ưu của nhiều nhà đầu tư bất động sản để duy trì kinh doanh mùa dịch Một số sàn giao dich bất động sản hàng hoanganhsaigon.com.vn/), (https:// www.novaland.com.vn/),
(http://dkrs.com.vn/), Hoàng Anh Sài Gòn Vinhomes (https://vinhomes.vn/), Novaland
Khái niệm đầu tư chứng khoán (bao gồm trái phiếu, cổ phiếu) chắc hẳn đã không còn gì xa lạ nữa với các nhà đầu tư, là một trong những hình thức đầu tư luôn thu hút không ít những người trẻ quan tâm tìm hiểu và tác động trực tiếp đến thị trường tài chính Theo số liệu báo cáo của VSD, chỉ trong vòng một tháng (từ 28/02 – 31/03/2022), số lượng tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân mới đã tăng từ 4.662.794 tài khoản lên 4.932.805 tài khoản (tăng khoảng 270.011 tài khoản) Bên cạnh với hình thức mua chứng khoán truyền thống, khách hàng trực tiếp đến sàn giao dịch và làm thủ tục Dưới sự phát triển và hỗ trợ của công nghệ thời đại 4.0, hiện nay các công ty chứng khoán đã nhanh chóng cập nhật và đơn giản hóa các thủ tục bằng cách cho ra đời các ứng dụng đầu tư chứng khoán online Như vậy, khách hàng sẽ không mất quá nhiều thời gian để hoàn tất các thủ tục như đăng ký, mở tài khoản và ký hợp đồng, tạo nên sự tiện lợi nhất cho các khách hàng cá nhân Danh sách một vài công ty chứng khoán Việt Nam phổ biến và tốt nhất hiện hiện nay là CTCP Chứng khoán VPS,
CTCP Chứng khoán SSI, CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), CTCP Chứng khoán VNDirect,…
• Thị trường Forex (Ngoại tệ)
Thị trường Forex hay còn gọi là thị trường ngoại hối, là thị trường giao dịch tài chính lớn nhất thế giới, nơi diễn ra trao đổi tiền tệ của các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng với khối lượng giao dịch hàng ngày ước tính là hơn 6 nghìn tỷ đô la Mỹ, mở cửa suốt 24 giờ, năm ngày một tuần (từ thứ Hai đến thứ Sáu) Giờ hoạt động được tính theo giờ quốc tế, mở cửa vào sáng thứ Hai tại Wellington, New Zealand, trước khi tiến tới các thị trường châu Á ở Tokyo và Singapore Sau đó sẽ di chuyển đến London và kết thúc, đóng cửa vào tối thứ Sáu tại New York Mặc dù thị trường đóng cửa vào thứ Bảy, Chủ nhật nhưng những tin tức hay sự kiện xảy ra vẫn sẽ gây nên biến động cho các loại tiền tệ vào lúc mở cửa ngày thứ Hai Có thể xem đây là một thị trường không bao giờ ngủ.
CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CHO VIỆC NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được xây dựng bởi Ajzen và Fishbein vào năm 1975. Mục đích của lý thuyết này là tìm hiểu ý định của một cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành vi, ý định này là yếu tố dự đoán họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không.
Mô hình TRA cho thấy hành vi bị được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những ý định này là thái độ và các chuẩn mực chủ quan Trong đó, thái độ bị ảnh hưởng bởi sự tự tin vào kết quả của các hành động trong quá khứ, còn các chuẩn mực chủ quan bị ảnh hưởng bởi niềm tin vào ý kiến của người khác và động lực để tuân theo những ý kiến đó (xem hình 2.2).
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thái độ (Attitudes) là sản phẩm của niềm tin và đánh giá của một cá nhân đối với một hành vi mục tiêu về kết quả mà hành vi đó mang lại (tốt hoặc xấu) Nó cho thấy đánh giá cũng như cảm giác tích cực, tiêu cực hoặc trung tính của một cá nhân về việc thực hiện hành vi Lý thuyết cho rằng ý định thực hiện một hành vi sẽ cao hơn khi cá nhân có đánh giá tích cực về kết quả (Ajzen, 1991).
Chuẩn chủ quan (Subjective norms) cho thấy mọi người thường hành động dựa trên nhận thức của họ về những gì người khác nghĩ rằng họ nên hay không nên làm, và ý định của họ để thực hiện một hành vi có khả năng bị ảnh hưởng bởi những người gần gũi với họ như thành viên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Đây là một sự kết hợp giữa niềm tin quy chuẩn (niềm tin của cá nhân sau khi tham khảo ý kiến của những người có mối quan chặt chẽ) và động cơ (sự thúc đẩy cá nhân đó làm đúng theo mong muốn của họ) (Fishbein & Ajzen, 1975). Ý định hành vi (Behavioral intention) được quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan.
2.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behaviour – TPB)
Thuyết hành vi hoạch định (TPB) là một khung lý thuyết giải thích các quy trình ra quyết định cá nhân và được Ajzen (1985) đề xuất là một sự mở rộng của lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) (Fishbein & Ajzen, 1975) Lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của các lý thuyết trước khi cho rằng hành vi của con người bị kiểm soát hoàn toàn do lý trí So với TRA, Ajzen (1985) cho rằng có một yếu tố quan trọng thứ ba ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi bên cạnh thái độ và các chuẩn chủ quan, đó là nhận thức kiểm soát hành vi (xem hình 2.3).
Hình 2.3: Mô hình hành vi hoạch định (TPB)
Thứ nhất, thái độ cá nhân đối với một hành vi là đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về hành vi Thứ hai, chuẩn mực chủ quan là nhận thức áp lực xã hội khiến cá nhân thực hiện hoặc không thực hiện vào một hành vi (Colman, 2015) Thứ ba, nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức về khả năng của cá nhân khi thực hiện một hành vi nhất định Lau et al (2001), Gopi và Ramayah (2007) và Lee (2009) đã áp dụng thành công TPB để điều tra ý định của các nhà đầu tư giao dịch trực tuyến và sử dụng ngân hàng trực tuyến Tập trung vào các quyết định đầu tư, East (1993) mở rộng TPB bằng cách giới thiệu hành vi trong quá khứ như một mục thứ tư có thể ảnh hưởng đến ý định hành vi, tương tự đề xuất trước đây của Bentler và Speckart (1979) và Bagozzi (1981) East
(1993) kiểm tra lý thuyết trên ba mẫu dữ liệu khác nhau và thấy rằng hành vi cá nhân được dự đoán chính xác bằng ý định Ý định lần lượt được giải thích bằng thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát nhận thức và hành vi trong quá khứ Cụ thể hơn, nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của bạn bè và người thân đối với quyết định tài chính cá nhân.
2.2.3 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT)
Mô hình UTAUT được phát triển bởi Venkatesh et al (2003) để giải thích nhận thức của người dùng, kiểm tra hành vi chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp cận thống nhất hơn Trong mô hình UTAUT, Venkatesh có bốn yếu tố quyết định cốt lõi về ý định và hành vi sử dụng: kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi Ngoài ra, Venkatesh et al (2003) cũng có đề xuất bổ sung các yếu tố ngoại vi (tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm và sự tự nguyện) để điều chỉnh mức độ ảnh hưởng đến ý định hành vi Mô hình được xem như một sự kết hợp các yếu tố thiết yếu của các mô hình trước đó, có thể giải thích 70% cho sự chấp nhận công nghệ của người dùng và 50% cho hành vi của người dùng, cao hơn khoảng 20 - 30% so với mô hình TAM (Venkatesh et al., 2012) (xem hình 2.4).
Hình 2.4: Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Năm 1994, Robert A Nagy & Robert W Obenberge đã công bố một nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân” Nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi thu thập được từ các nhà đầu tư cá nhân và có 137 phản hồi đã được sử dụng trong
500 bảng câu hỏi được phát ra, những người có tham gia được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của 34 yếu tố Qua nghiên cứu cho thấy việc tối đa hóa lợi ích là rất quan trọng với họ cũng như các nhà đầu tư không có xu hướng là chỉ dựa vào một cách tiếp cận duy nhất Trong 34 yếu tố thì phát hiện có 7 nhóm yếu tố có sự ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân, đó là: (1) Thông tin trung lập; (2) Thông tin kế toán;
(3) Hình ảnh công ty; (4) Thông tin cơ bản như rủi ro cá nhân, lợi nhuận kỳ vọng…; (5) Nhóm yếu tố liên quan đến xã hội; (6) Những ý kiến, lời khuyên của các tổ chức, bạn bè;
(7) Nhu cầu tài chính cá nhân.
Một nghiên cứu bởi Natalie Gallery et al (2011) với đề tài: “Hiểu biết về tài chính và quỹ hưu trí quyết định đến lựa chọn đầu tư” được tiến hành bằng phương pháp định tính Tác giả đã tổng hợp các tài liệu của các nghiên cứu trước và xác định một loạt các yếu tố có tác động đến việc ra quyết định lựa chọn đầu tư Theo kết quả nghiên cứu được tác giả đưa ra, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định Đầu tiên, nhân tố nhân khẩu học (Agnew và Szykam, 2005; van Rooij et al., 2007; Lusardi & Mitchell,
2007) và nhân tố kinh tế xã hội (Lusardi & Mitchell, 2007; ANZ, 2008; Byrne et al., 2009; Worthington, 2008; Al-Tamimi & Bin Kalli, 2009; GGBFP, 2010) như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, loại công việc và địa vị, thu nhập cá nhân và hộ gia đình, các khoản thu nhập từ đầu tư khác đóng vai trò quan trọng đối với kiến thức tài chính và có ảnh hưởng gián tiếp đến các quyết định lựa chọn đầu tư Thứ hai, các nhân tố xã hội (ANZ Survey, 2008), chẳng hạn như nguồn dữ liệu thông tin và các lời khuyên có ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết về tài chính và quyết định lựa chọn đầu tư của cá nhân Thứ ba là khẩu vị rủi ro (Kahneman và Tversky, 1979) và cuối cùng là đặc điểm của sự lựa chọn đầu tư về mặt số lượng (Choi et al., 2003; Gallery et al., 2004; Beashears et al.,
2007) cũng như hiệu ứng đóng khung tâm lý (Kahneman và Tversky, 1979) ảnh hưởng một cách rõ ràng đến nhận thức và lựa chọn của các cá nhân Cụ thể là đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt đòi hỏi các cá nhân phải có kiến thức tài chính đầy đủ và hiểu biết về các sản phẩm đầu tư khác nhau và các rủi ro liên quan.
Năm 2013, Tomola Marshal Obamuyi đi vào nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư vào thị trường vốn: nghiên cứu về các nhà đầu tư cá nhân tại Nigeria” Mục đích của nghiên cứu là để xác định các yếu tố ảnh hưởng nhất đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân Để có thể đạt được mục đích, bằng phương pháp định lượng, tác giả đã tiến hành thực hiện khảo sát với 320 nhà đầu tư cá nhân tại thị trường vốn Nigerian và có 297 câu trả lời được sử dụng cho nghiên cứu này Cấu trúc của bảng câu hỏi được phát triển theo Al-Tamimi (2005) với một số sửa đổi, bao gồm 35 câu hỏi được chia làm 2 phần Phần đầu là 10 câu hỏi liên quan đến đặc điểm kinh tế - xã hội của nhà đầu tư, phần tiếp theo là 25 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Kết thúc nghiên cứu, các kết quả được đưa ra là có 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư: hiệu suất của cổ phiếu trong quá khứ; kỳ vọng gia tăng vốn, thu nhập; chính sách cổ tức; kết quả định giá cổ phiếu và tâm lý nhanh chóng giàu có Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ là văn hóa, thông tin đại chúng, sự trung thành đối với các sản phẩm, dịch vụ của công ty, ý kiến của các thành viên trong gia đình và sự thua lỗ từ các khoản đầu tư khác.
Ngoài ra, các đặc điểm kinh tế - xã hội của nhà đầu tư như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân và trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ Qua nghiên cứu, một số hàm ý quản lý được cung cấp hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý xây dựng các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của các công ty hoạt động trên thị trường vốn Nigeria và khuyến khích nhiều nhà đầu tư hơn tham gia vào thị trường vốn.
Nestor Naabulee Nasage (2019) đã thực hiện nghiên cứu: “Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến các quyết định đầu tư của mỗi cá nhân tại thành phố WA, Vùng Thượng Tây của Ghana” Tác giả sử dụng phương pháp định lượng để phân tích dữ liệu và tiến hành thu thập số liệu thông qua hình thức khảo sát với 300 nhà đầu tư tại thành phố WA bằng bảng câu hỏi được thiết kế Mục đích của phân tích nghiên cứu này là giải thích và rút ra kết luận từ dữ liệu được thu thập Dữ liệu thu thập được đã được định lượng bằng cách sử dụng các bảng thống kê mô tả Phần mềm SPSS phiên bản 25 được sử dụng để phân tích thống kê Từ kết quả phân tích, có thể kết luận rằng các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Nghiên cứu cho thấy giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân và kiến thức quản lý tài chính có mối quan hệ tương quan với các quyết định đầu tư; các chính sách bảo hiểm nhân thọ, tiền gửi tiết kiệm, quỹ mở, đầu tư cổ phiếu và quỹ chứng khoán đại chúng Điều này có nghĩa là, các yếu tố nhân khẩu học xác định mức độ mà các cá nhân đầu tư vào các hình thức trên Người ta cũng kết luận rằng trình độ học vấn là một yếu tố dự báo yếu đối với các quyết định đầu tư và do đó không xác định được quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân Nghiên cứu cuối cùng đã kết luận rằng các hình thức đầu tư được các cá nhân lựa chọn nhiều nhất bao gồm tiền gửi ngân hàng và các chính sách bảo hiểm nhân thọ.
Kết quả nghiên cứu của Yopy Junianto et al (2020) về “Hiểu biết tài chính và Công nghệ tài chính trong việc ra quyết định đầu tư” đã chỉ ra rằng công nghệ tài chính có tác động rất lớn đến các quyết định đầu tư, trong khi hiểu biết tài chính thì không Nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu chính từ bảng câu hỏi, trong đó thu thập dữ liệu sử dụng mô hình thang đo Likert Đối tượng của nghiên cứu này là các sinh viên tại Đại học Ciputra và các chuyên gia trẻ đã có các khoản đầu tư với sự hỗ trợ của fintech ở
Surabaya và Jakarta Dựa trên kết quả nghiên cứu, một hàm ý được tác giả đưa ra: Các công ty dịch vụ tài chính hoặc các tổ chức cần tạo điều kiện cho công nghệ thông tin phát triển hơn nữa Tích cực truyền đạt các vấn đề liên quan đến kiến thức tài chính về các sản phẩm fintech đến các nhà đầu tư cá nhân để mọi người có thể dễ dàng hơn trong việc đáp ứng các hoạt động đầu tư.
Theo Metin Ozdemir et al (2021) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của động lực, kiến thức tài chính và các nền tảng truyền thông về tài chính đối với lợi ích đầu tư của sinh viên”.
Tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng việc khảo sát bằng bảng câu hỏi để thực hiện nghiên cứu, sử dụng phân tích mô tả, kiểm ra tính xác thực, kiểm tra độ tin cậy, kiểm tra giả thuyết từng phần để phân tích dữ liệu Đối tượng nghiên cứu là tất cả sinh viên chuyên ngành quản lý tại trường đại học ở Bandung, Indonesia Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích dữ liệu, có thể kết luận rằng động lực, kiến thức tài chính và các nền tảng mạng xã hội, truyền thông có ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư của các bạn sinh viên tại Bandung, Indonesia Cụ thể, động lực đầu tư của sinh viên là ý định, một chức năng của hành vi đối với hành vi chuẩn mực chủ quan Tác giả đưa ra để thúc đẩy sự quan tâm đầu tư ở sinh viên, động lực bên ngoài là cần thiết Nghiên cứu cũng cho thấy sự hiểu biết về tài chính bao gồm giáo dục, kiến thức và thông tin về tài chính (ngân hàng, tiền gửi, tín dụng, bảo hiểm, thuế) đóng góp trong việc ra quyết định của sinh viên Sự khôn ngoan và ứng xử tài chính được thể hiện qua khả năng của một cá nhân trong việc thiết lập các mục tiêu tài chính, lập kế hoạch tài chính, quản lý tài chính và đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính Việc học tập hiệu quả sẽ giúp sinh viên hiểu, đánh giá và hành động vì lợi ích tài chính của họ Cuối cùng, tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng trên các nền tảng mạng xã hội là những giai đoạn quan trọng nhất để đưa ra quyết định đầu tư ngày nay Trước khi các nhà đầu tư mua một sản phẩm tài chính, họ thường sẽ tìm kiếm thông tin về hiệu quả mong muốn hoặc sản phẩm được cung cấp Số lượng các nền tảng đào tạo tài chính trên mạng xã hội hiện đang là một xu hướng mới của giới trẻ Hầu như mọi người đều đã sử dụng internet; do đó, mọi người hiếm bị tách khỏi điện thoại thông minh Cuộc cách mạng công nghệ tài chính đã tạo điều kiện cho các hệ thống thanh toán điện tử phát triển Những tiến bộ trong công nghệ ngày nay đã giúp việc tiếp cận và tìm kiếm các kiến thức, hiểu biết về tài chính trở nên dễ dàng hơn, chủ yếu là thông qua phương tiện truyền thông xã hội.
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Lê Hoàng Anh và nnk (2018) nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên Việt Nam” Nội dung của bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên như giới tính, ngành học,… Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu từ các phiếu điều tra đối với các sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, nguồn dữ liệu từ bảng câu hỏi được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 và phương pháp thống kê mô tả Phiếu khảo sát bao gồm 25 câu hỏi trong đó có 20 câu hỏi tổng quát về hiểu biết tài chính nói chung và
5 câu hỏi tính toán nhằm đánh giá việc ra các quyết định tài chính phù hợp Dựa vào kết quả phân tích, phần lớn sinh viên còn thiếu hiểu biết về tài chính, có sự khác biệt đáng kể giữa mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên đại học giữa nam và nữ (cụ thể nữ giới có mức độ hiểu biết tài chính hơn nam giới) Thêm vào đó, đa số các sinh viên thường đi làm thêm những công việc lao động chân tay như phục vụ bàn, chạy xe , trong khi số lượng sinh viên có cơ hội đi thực tập hay đi làm ở các công ty liên quan đến tài chính là rất ít Hay nói cách khác, những sinh viên đi làm thêm lại có điểm số hiểu biết tài chính thấp hơn những người chưa đi làm Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những hạn chế về hiểu biết tài chính của phần lớn người dân đã trực tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính của họ Kết thúc nghiên cứu, một số hàm ý được đưa ra dành cho sinh viên, nhà trường và hàm ý chính sách dành cho chính phủ với mong muốn sẽ có những biện pháp hợp lý để nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân ở sinh viên Việt Nam.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả thực hiện (2022)
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Thông qua cơ sở lý thuyết, kết hợp với việc phân tích và khảo lược các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề quyết định đầu tư tài chính của các nhà đầu tư cá nhân, tác giả đã chọn lọc và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 7 biến độc lập là: Nhân khẩu học, Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính, Phương tiện truyền thông, Niềm tin và uy tín, Kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Năng lực công nghệ vàMức độ hiểu biết tài chính Biến số phụ thuộc là quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Mô hình nghiên cứu được thiết lập như hình 3.2 sau đây:
CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các đặc điểm nhân khẩu học cung cấp các thông tin, đặc điểm cơ bản của đối tượng khảo sát nhằm giúp các nhà quản trị chiến lược marketing có thể hiểu rõ và nhận diện được nhóm khách hàng tiềm năng cho công ty Một số đặc điểm nhân khẩu học thường được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu có thể liệt kê như là tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ giáo dục, tình trạng hôn nhân (xem hình 3.3):
Hình 3.3: Một số đặc điểm nhân khẩu học
Theo Natalie Gallery et al (2011), tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, loại công việc và địa vị, thu nhập cá nhân và hộ gia đình, các khoản thu nhập từ đầu tư khác đóng vai trò quan trọng đối với kiến thức tài chính và có ảnh hưởng gián tiếp đến các quyết định lựa chọn đầu tư Ngoài ra, các các đặc điểm kinh tế - xã hội của nhà đầu tư có tác động đến quyết định đầu tư của họ cũng được phát hiện trong nghiên cứu của Tomola Marshal Obamuyi (2013) và Nestor Naabulee Nasage (2019).
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Thạc sĩ Lê Hoàng Anh và nnk (2018) cho rằng có sự khác biệt đáng kể giữa mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên đại học giữa nam và nữ (cụ thể nữ giới có mức độ hiểu biết tài chính hơn nam giới) Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những hạn chế về hiểu biết tài chính của phần lớn người dân đã trực tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính của họ Vì vậy, giả thuyết thứ nhất được đề xuất như sau:
H1: Nhân khẩu học tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính.
3.3.2 Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính là yếu tố tác động đáng kể đến các quyết định đầu tư của các cá nhân, được định nghĩa qua sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ tài chính để đáp ứng được nhu cầu tài chính của từng nhà đầu tư, mức phí giao dịch hay duy trì tài khoản và lãi suất cạnh tranh giữa các kênh đầu tư Theo Robert A. Nagy & Robert W Obenberge (2013) lợi nhuận kỳ vọng và nhu cầu tài chính cá nhân có ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư Hay kết quả nghiên cứu của Trần Việt Trinh
(2019) cũng chỉ ra rằng lợi ích tài chính (bao gồm giá cả, chi phí và lãi suất cộng thêm) đóng vai trò quan trọng đến sự tin cậy của các cá nhân đến việc đầu tư vào đồng nội tệ. Giả thuyết sau đây được đề xuất:
H2: Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính.
Nghiên cứu của Metin Ozdemir et al (2021) chỉ ra rằng phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy giáo dục tài chính khi số lượng nền tảng đào tạo tài chính trên phương tiện truyền thông hiện đang là một xu hướng mới trong giới trẻ và quan trọng tất cả mọi người đều có thể tìm hiểu mà không cần tốn phí Trước khi các nhà đầu tư mua một sản phẩm tài chính, họ thường sẽ tìm kiếm thông tin về hiệu quả mong muốn hoặc sản phẩm được cung cấp Chính vì thế, tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng được xem là một giai đoạn quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư ngày nay, bởi nó có thể cho thấy niềm tin của một người đối một sản phẩm, dịch vụ Kết quả nghiên cứu của Robert A Nagy & Robert W Obenberge (1994) và Tomola Marshal Obamuyi
(2013) cũng cho thấy hình ảnh công ty và thông tin đại chúng có tác động tích cực đến quyết định đầu tư.
Trong thời đại công nghệ 4.0, các ngân hàng và tổ chức tài chính thường xuyên sử dụng phương tiện truyền thông để quảng bá hình ảnh, ưu điểm vượt trội của công ty và truyền tải kiến thức tài chính để có thể tiếp cận gần hơn với các nhà đầu tư cá nhân Đây cũng là một trong những yếu tố sẽ gúp nâng cao năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng, tổ chức tài chính và lôi kéo khách hàng quyết định lựa chọn tổ chức để đầu tư Dựa trên yếu tố và cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H3: Phương tiện truyền thông có tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính.
3.3.4 Niềm tin và uy tín Độ uy tín của các kênh đầu tư là một yếu tố được hình thành qua một thời gian dài và được đánh giá bởi thị trường cũng như những người tham gia đầu tư Sự tin tưởng rất quan trọng đối với các mối quan hệ của các tổ chức tài chính với nhà đầu tư cá nhân.Phát hiện của Carlin et al (2009) cho thấy niềm tin là một yếu tố quan trọng đối với quyết định đầu tư, đó là sự tin tưởng của các NĐT cá nhân đối với các tổ chức tài chính. Niềm tin sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cá nhân thực hiện hành vi tài chính, bên cạnh đó cũng giúp các tổ chức tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó thúc đẩy các hiệu ứng có lợi cho xã hội và nền kinh tế Với mức độ tin tưởng càng cao, các cá nhân sẽ cảm thấy tự tin rằng lợi ích của họ sẽ được đảm bảo và dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư.
Do đó, giả thuyết được đề xuất là:
H4: Niềm tin và uy tín có tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính.
Venkatesh et al (2003) định nghĩa kỳ vọng nỗ lực là mức độ mà các cá nhân tin rằng việc học cách sử dụng một hệ thống thông tin nhất định sẽ không đòi hỏi nỗ lực đáng kể. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng kỳ vọng nỗ lực sử dụng hệ thống thông tin là một tiền đề đáng kể của ý định hành vi sử dụng hệ thống thông tin (Venkatesh & Morris, 2000; Wang et al 2009) Trong bối cảnh giao dịch đầu tư trực tuyến, việc xây dựng kỳ vọng nỗ lực được khái niệm hóa là mức độ mà các nhà đầu tư cá nhân tin rằng việc học cách đầu tư bằng trang web hay các ứng dụng sẽ không đòi hỏi nỗ lực đáng kể.
Kỳ vọng nỗ lực của việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ đầu tư là đánh giá của các NĐT cá nhân về mức độ nỗ lực cần thiết để học cách sử dụng một hệ thống giao dịch đầu tư tài chính Do đó, ý định hành vi đầu tư tài chính dự kiến sẽ tăng lên nếu các NĐT tin rằng hệ thống giao dịch đầu tư tài chính rất dễ học hỏi và sử dụng Giả thuyết đưa ra là:
H5: Kỳ vọng nỗ lực tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính.
Venkatesh et al (2003) định nghĩa ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân nhận thấy những người quan trọng (ví dụ: gia đình, bạn bè và đồng nghiệp) tin rằng họ nên sử dụng một hệ thống công nghệ cụ thể Như vậy, ảnh hưởng xã hội của các sản phẩm, dịch vụ tài chính đối với các NĐT cá nhân là mức độ tác động của những người có ảnh hưởng nghĩ rằng họ nên đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ tài chính Chow et al (2019) lập luận rằng mọi người tìm kiếm lời khuyên trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào Theo Cialdini và Trost (1998), ảnh hưởng đến xã hội là một cách để mang lại sự thay đổi về kinh tế một cách tích cực cho một cá nhân. Ảnh hưởng của gia đình cũng được thể hiện rõ ràng qua việc những người trẻ tuổi cần giải quyết một vấn đề tài chính thường xuyên nhất sẽ thường tìm đến gia đình để xin lời khuyên Gia đình và nhà trường thường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của người trẻ thông qua việc cung cấp kinh nghiệm và kiến thức cũng như tạo thành một trong những liên kết quan trọng không thể thiếu trong chuỗi giáo dục Đây là hai môi trường cơ bản nơi thanh thiếu niên tiếp thu kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Grima & Pavia, 2019; Pavia & Grima, 2019; Wood & ctg, 2020) Các nghiên cứu của Robert A Nagy & Robert W Obenberge (1994), Natalie Gallery et al (2011), Tomola Marshal Obamuyi (2013) hay Lương Thu Hà và nnk (2021) cũng cho cùng một kết quả là những ý kiến, lời khuyên của các tổ chức, bạn bè và gia đình có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định tài chính Từ những cơ sở và nghiên cứu trên, tác giả đưa ra giả thuyết:
H6: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính.
Sự phát triển trong công nghệ dẫn đến kỳ vọng của các nhà đầu tư giúp cải thiện hiệu suất và kinh nghiệm đầu tư của họ Các nhà đầu tư nhìn thấy những lợi ích của công nghệ trong cuộc sống hàng ngày, và mong muốn áp dụng chúng trong cuộc sống tài chính của họ Công nghệ tài chính được định nghĩa là sự chuyển đổi của các dịch vụ tài chính thông qua một công nghệ có thể tạo ra các mô hình kinh doanh, các ứng dụng, quy trình và sản phẩm có tác động quan trọng đến các dịch vụ tài chính (Financial Stability Board, 2017) Thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc đưa ra quyết định đầu tư cũng chịu tác động của yếu tố công nghệ tài chính, việc sử dụng công nghệ hệ thống tài chính có khả năng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới Nó có tác động đến sự ổn định tiền tệ,S hệ thống tài chính, hiệu quả, bảo mật và độ tin cậy của hệ thống Kết quả nghiên cứu của Yopy Junianto et al (2020) cũng đã cho thấy rằng yếu tố fintech có tác động rất lớn đến các quyết định đầu tư Giả thuyết được đề xuất là:
H7: Công nghệ của các sản phẩm, dịch vụ đầu tư tài chính có tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính.
3.3.8 Mức độ hiểu biết tài chính
Kiến thức tài chính có một vai trò thiết yếu trong các lĩnh vực tài chính, đặc biệt là về đầu tư Hiểu biết tài chính là kiến thức và kỹ năng của mỗi cá nhân áp dụng các khung lý thuyết và sự hiểu biết rủi ro khi tham gia đầu tư trong thị trường tài chính, từ đó khả năng đưa ra quyết định sẽ hiệu quả hơn để cải thiện phúc lợi tài chính, của cả cá nhân và xã hội (Kemendikbud, 2017) Nghiên cứu của Vidya Purnamasari et al (2021) cho rằng kiến thức tài chính có hai tác động tối thiểu đến các quyết định đầu tư và đó là: Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân trong việc quản lý các kế hoạch tài chính của họ Thứ hai, nó sẽ tác động đến lĩnh vực tài chính trong một phạm vi rất lớn. Những người có kiến thức tài chính đầy đủ sẽ được hưởng lợi từ việc thực hiện các kế hoạch tài chính của họ, chẳng hạn như thiết lập hoặc phân bổ tiền một cách chính xác (Robb & Woodyard, 2011) Huston (2010) cũng tuyên bố kiến thức tài chính sẽ quyết định nguồn thu nhập từ đầu tư dựa trên kiến thức và khả năng của các cá nhân Hơn nữa, dựa trên nghiên cứu hành vi kinh tế ở Nga, mức độ hiểu biết tài chính của xã hội thấp có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường tài chính (Fedorova et al., 2015).
Kết quả nghiên cứu của Metin Ozdemir et al (2021) đã cho thấy sự hiểu biết về tài chính như các thông tin về ngân hàng, tiền gửi, thuế,… có đóng góp trong việc ra quyết định của sinh viên Việc học tập hiệu quả sẽ giúp sinh viên hiểu, đánh giá và hành động vì lợi ích tài chính của họ Những hạn chế về hiểu biết tài chính của phần lớn người dân đã trực tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính (Thạc sĩ Lê Hoàng Anh và nnk., 2018) Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước về tầm ảnh hưởng của kiến thức tài chính đến các quyết định của nhà đầu tư cá nhân, tác giả đề xuất giả thuyết thứ 8 như sau:
H8: Mức độ hiểu biết tài chính có tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính.
XÂY DỰNG THANG ĐO
Các thang đo và các biến quan sát được xây dựng dựa trên những cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đây đã được lược khảo ở chương 2 Để đo lường mức độ tác động của các biến độc lập đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả áp dụng thang đo Likert cho nghiên cứu và được mô tả chi tiết trong bảng 3.4 Thang đo Likert là một thang đo có thể được sử dụng để đo lường thái độ, ý kiến và nhận thức của một người về một đối tượng hoặc hiện tượng cụ thể Trong nghiên cứu này, 5 mức độ của thang đo đã được sử dụng, cụ thể là:
Mức độ 1: Hoàn toàn không đồng ý.
Mức độ 3: Không có ý kiến.
Mức độ 5: Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 3.4: Thang đo các biến trong nghiên cứu Câu hỏi Tôi quyết định đầu tư tài chính vì?
1 Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính
SP1 Các công ty đầu tư tài chính có sản phẩm, dịch vụ đa dạng, dễ lựa chọn và phù hợp với nhu cầu cá nhânSP2 Các sản phẩm, dịch vụ tài chính có mức phí hợp lý
SP3 Các sản phẩm, dịch vụ tài chính có lãi suất hấp dẫn
TT1 Tôi biết đến các sản phẩm, dịch vụ đầu tư tài chính qua báo đài, tivi TT2 Tôi biết đến các sản phẩm, dịch vụ đầu tư tài chính qua các nền tảng mạng xã hội (facebook, tiktok, youtube…)
TT3 Tôi dễ dàng tìm kiếm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ đầu tư của công ty tài chính
TT4 Công ty đầu tư tài chính có hình thức quảng cáo gây ấn tượng với tôi
3 Niềm tin và uy tín
Các kênh đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính và quen thuộc với tôi
NT2 Tôi đầu tư vào các kênh tài chính lâu đời
NT3 Tôi tin tưởng việc đầu tư các kênh này sẽ mang lại lợi nhuận mong muốn
NT4 Các kênh đầu tư tài chính có hành lang pháp lý rõ ràng
NT5 Thông tin của nhà đầu tư cá nhân đảm bảo tính bảo mật và an toàn
KVNL1 Tôi không cảm thấy khó khăn khi học cách sử dụng các ứng dụng và trang web để đầu tư
KVNL2 Tôi mong muốn tìm được một ứng dụng hoặc trang web về đầu tư rõ ràng và dễ hiểu
KVNL3 Tôi sẽ tìm một ứng dụng và trang web của sản phẩm, dịch vụ tài chính dễ sử dụng và tiện lợi để đầu tư
AH1 Những người xung quanh tôi khuyến khích tôi đầu tư tài chính (thầy cô, đồng nghiệp,…)
AH2 Những người quan trọng với tôi (bạn bè, người thân đã và đang đầu tư) nghĩ rằng tôi nên đầu tư tài chính
AH3 Những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (những người làm công việc sáng tạo nội dung, KOL có lượng người theo dõi cao và có độ nhận diện nhất định…) AH4 Những người xung quanh tôi đều đã và đang đầu tư tài chính
CN1 Các sản phẩm, dịch vụ tài chính thường xuyên cập nhật, ứng dụng công nghệ mới CN2 Các giao dịch online diễn ra an toàn, suôn sẻ
CN3 Các sản phẩm, dịch vụ của công ty tài chính đáp ứng được nhu cầu của tôi 24/24 CN4 Tôi thích đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ tài chính có công nghệ hiện đại
7 Mức độ hiểu biết tài chính
HBTC1 Tôi đã biết các khái niệm tài chính cơ bản (lạm phát, thanh khoản, lãi đơn, lãi kép, cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn…) HBTC2 Tôi biết phân biệt các sản phẩm và dịch vụ tài chính (quỹ đầu tư, đầu tư ngoại hối,…) HBTC3 Tôi biết cách phân bổ và quản lý chi tiêu cá nhân hàng tháng
HBTC4 Tôi có khoản tiết kiệm và nguồn tiền nhàn rỗi
8 Quyết định đầu tư tài chính
QĐ1 Tôi sẽ dùng nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư tài chính
QĐ2 Tôi quyết định sẽ đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ tài chính trong tương lai QĐ3 Tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ tài chính
QĐ4 Tôi sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè,… đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ đầu tư tài chính
Nguồn: Tác giả thực hiện (2022)
PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN CỠ MẪU
Theo Hair et al (2010), kích thước mẫu tối thiểu là 100 và không ít hơn năm lần số biến quan sát để phân tích nhân tố (EFA) Mẫu được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, mô hình nghiên cứu có 30 biến quan sát Nếu theo tiêu chuẩn thì cỡ mẫu ít nhất bằng 4 hoặc 5 lần số biến quan sát Do đó, kích thước mẫu tối thiểu sẽ là N = 5*30 = 150 mẫu. Để quá trình phân tích hồi quy được tốt nhất thì theo Tabachnick & Fidell (1996), cỡ mẫu tối thiếu cần đảm bảo được tính theo công thức: N ≥ 8*m + 50 (Trong đó: N là cỡ mẫu và m là số biến độc lập của mô hình) Suy ra, cỡ mẫu thích hợp cho nghiên cứu là N
Tuy nhiên, để đảm bảo kích thước mẫu đạt tiêu chuẩn và độ tin cậy cao cho nghiên cứu thì cỡ mẫu càng lớn càng tốt, do đó số mẫu tối thiểu nên từ 250 mẫu Đối tượng khảo sát là các nhà đầu tư cá nhân thuộc thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Bảng câu hỏi được điều chỉnh theo hướng dẫn của giảng viên trước khi tác giả tiến hành gửi 300 bảng trực tiếp đến các đối tượng được khảo sát chính thức, dữ liệu được thu thập sẽ được làm sạch trước khi thực hiện phân tích.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng việc trả lời bảng câu hỏi được gửi đến các nhà đầu tư trẻ thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp và hình thức điền biểu mẫu qua đường dẫn khảo sát trực tuyến của Google. Bảng câu hỏi được thiết kế như sau:
Phần 1 của biểu mẫu là các thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu (bao gồm: nơi sinh sống hiện tại, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập trung bình mỗi tháng và tính trạng hôn nhân).
Phần 2 bổ sung một số thông tin cần thiết là các kênh đầu tư tài chính cá nhân đã và đang tham gia cũng như thời gian đầu tư và thiết kế bảng câu hỏi chính thức với 30 biến quan sát, trong đó có 7 biến độc lập với 26 biến quan sát và 1 biến phụ thuộc với 4 quan sát Các thông tin được thu thập sẽ dùng để đo lường mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc theo thang đo Likert (5 mức độ).
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Dựa trên các phương pháp phân tích dữ liệu của các nghiên cứu trước, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để thống kê dữ liệu và kiểm định độ tin cậy của các giả thuyết nghiên cứu nhằm bảo đảm kết quả của thang đo có độ chính xác cao, từ đó xác định các yếu tố có tác động lớn nhất biến phụ thuộc Cụ thể các phương pháp đó là:
3.6.1 Đánh giá độ tin cậy bằng phân tích Cronbach’ Alpha
Phương pháp hệ số Alpha (Cronbach, 1951), là một phương pháp phù hợp có thể được sử dụng cho thang đo Likert Do đó, nó không bị giới hạn ở định dạng đúng - sai hoặc chính xác – không chính xác (Oncu, 1994) Kiểm định Cronbach’ Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo Theo Thorndike et al (1991), hệ số Cronbach’ Alpha là giá trị trung bình của các biến thể tiêu chuẩn có trọng số, thu được bằng cách chia tổng biến trong thang đo cho phương sai chung (Thorndike et al., 1991) Thông qua phương pháp này, cho phép người phân tích có thể loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu bằng hệ số Cronbach’ Alpha, được tính theo công thức sau:
Trong đó, K là số lượng biến được đưa vào phân tích; ơ^ là phương sai của biến quan sát đầu tiên; ơỵ là phương sai của biến tổng Nếu mối tương quan giữa các biến là âm, hệ số Alpha cũng sẽ âm Nó cho biết dữ liệu nghiên cứu đang có vấn đề cũng như gây ra sự sai lệch trong mô hình độ tin cậy (Ozdamar, 1999) Thông thường, những biến có giá trị hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item - Total Correlation) từ 0,3 trở lên và hệ số Cronbach’ Alpha của tổng thể cao hơn 0,7 sẽ được coi là thang đo đủ điều kiện và sử dụng được cho nghiên cứu, với một thang đo lường tốt nhất sẽ có độ tin cậy từ 0,8 đến gần 1.
3.6.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach’ Alpha Nghiên cứu tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định sự phù hợp của thang đo với 30 biến quan sát được thiết kế trong nghiên cứu EFA nhằm xác định các giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và thu gọn các tham số ước tính theo từng nhóm biến Phân tích nhân tố EFA được thực hiện thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu
= như hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin), kiểm định Barlett (Barlett’s test of sphericity), trị số Eigenvalue, phương sai trích (Percentage of Variance) và hệ số tải nhân tố (Factor Loading - FL).
- Kiểm định hệ số KMO được sử dụng để phân tích sự phù hợp của các yếu tố Giá trị KMO phải đạt từ 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1), nếu KMO < 0,5 thì các yếu tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Kiểm định Bartlett được sử dụng để kiểm tra xem các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê khi Sig Bartlett’s Test < 0,05 cho thấy các biến quan sát được có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Phương sai trích (Percentage of Variance) phải lớn hơn ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100%, giá trị tổng phương sai trích có ý nghĩa cho biết có bao nhiêu phần trăm biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi các yếu tố.
- Trị số Eigenvalue là một trong những tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng yếu tố trong phân tích EFA Và yếu tố có Eigenvalues lớn hơn hoặc bằng 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, còn nhỏ hơn 1 sẽ bị loại bỏ (Garson, 2003).
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading - FL) là chỉ tiêu để bảo đảm mức ý nghĩa thiết thực của EFA Theo Hair et al (2009), điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại là
FL phải ở mức ± 0,3 Tuy nhiên, giá trị này nên được xem xét cùng kích thước mẫu.
Hệ số tải nhân tố càng cao nghĩa là tương quan đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Để các biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt thì FL nên từ ± 0,5 trở lên Do đó trong bước này, các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ tiếp tục được loại trừ.
3.6.3 Phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính là một phương pháp phân tích mối quan hệ đồng thời giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu (Hair et al., 1998), xem giữa các biến có mối tương quan với nhau hay không, để từ đó xác định mức độ tác động của một hay nhiều biến độc lập lên biến phụ thuộc Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS, tác giả tiếp tục lựa chọn dữ liệu đạt tiêu chuẩn để tiến hành phân tích hồi quy Phương trình hồi quy có dạng như sau:
Trong đó: Y là biến phụ thuộc; β là hằng số; β (i = 1…7) là các hệ số hồi quy; X (i = 1…
7) là các biến độc lập và ε là sai số.
Các biến phụ thuộc và độc lập có tương quan cao, báo hiệu sự tồn tại của mối quan hệ tiềm ẩn giữa hai biến Tác giả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua giá trị Sig của kiểm định F Theo đó nếu Sig < 0,05 thì kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bộ phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được Tiếp đến sử dụng trị số Durbin – Watson (DW) để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất (kiểm định tương quan của các sai số kề nhau) Mô hình sẽ không có hiện tượng tự tương quan nếu DW có giá trị biến thiên trong khoảng từ 1 đến 3 Nếu DW nằm ngoài khoảng giá trị đó, mô hình rất có khả năng xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất (Field, 2009) Theo Yahua Qiao (2011), mức giá trị tiêu chuẩn DW được sử dụng phổ biến hiện nay sẽ nằm trong khoảng từ 1,5 – 2,5 Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng giá trị Sig của kiểm định
T để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy Với một biến độc lập, nếu Sig < 0,05 thì có thể kết luận biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc và ngược lại, Sig > 0,05 thì không có sự tác động giữa hai biến Cuối cùng, để phát hiện sự tồn tại của hiện tượng đa cộng tuyến, nghiên cứu sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF Thông thường, VIF của một biến độc lập vượt quá 10 là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Khi đó sai số chuẩn của tham số hồi quy tăng cao, dẫn đến kiểm định T trên các hệ số có ít khả năng bác bỏ giả thuyết không Với các đề tài sử dụng thang đo Liker trong nghiên cứu, hệ số VIF > 2 thì khả năng cao giữa các biến độc lập đang xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Thông qua chương 3, tác giả đã cụ thể hóa quy trình nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu và giả thuyết để có thể xây dựng quy mô cho các yếu tố trong mô hình Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, sau đó thảo luận với các giảng viên để điều chỉnh nội dung cho phù hợp Ngoài ra,phương pháp lựa chọn cỡ mẫu, thu thập dữ liệu và các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 cũng được trình bày một cách chi tiết và đầy đủ tại chương 3, làm cơ sở để chạy mô hình và rút ra kết luận cho chương tiếp theo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SƠ CẤP
4.1.1 Thống kê mô tả dữ liệu nhân khẩu học
Kết quả khảo sát thu được 300 phiếu, có 26 phiếu không hợp lệ và có 274 phiếu hợp lệ.
Tỷ lệ phiếu hợp lệ là 91,33%.
Các dữ liệu thông tin cơ bản khảo sát ở phần 1 được tác giả phân tích và trình bày trong bảng 4.1 như sau:
Tiêu chí Phân loại Tần số Tỷ lệ (%)
Tình trạng Chưa kết hôn 232 84,7 hôn nhân Đã kết hôn 42 15,3
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Theo như số liệu thống kê, trong 274 mẫu khảo sát thì nam chiếm 56,2% trong tổng số câu trả lời, còn nữ chiếm 43,8% Điều này cho thấy phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu là nam giới và có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư tài chính Với độ tuổi, phần lớn đối tượng có độ tuổi từ 18-22 tuổi chiếm 56,9% và độ tuổi từ 23- 25 tuổi chiếm 43,1% Số liệu cho thấy, lượng người trẻ tham gia đầu tư chủ yếu là sinh viên đại học, khá nhanh nhạy và mong muốn gia tăng thu nhập cho bản thân Đối với trình độ học vấn, THPT có 46 đối tượng chiếm tỷ lệ tương ứng 16,8%, đại học có 206 đối tượng chiếm tỷ lệ tương ứng 75,2% và sau đại học có 22 đối tượng chiếm tỷ lệ tương ứng 8% Thu nhập chiếm tỷ lệ cao nhất là trên 10 triệu (43,1%), tiếp theo là thu nhập từ 4-10 triệu (35,4%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là thu nhập dưới 4 triệu (21,5%) Về tình trạng hôn nhân, có đến 84,7% đối tượng chưa kết hôn và có 15,3% đối tượng đã kết hôn Giới trẻ ngày nay họ không đặt nặng vấn đề kết hôn, họ có xu hướng chỉ tiến đến hôn nhân khi bản thân có đủ tài chính để tự lo bản thân.
4.1.2 Thống kê mô tả dữ liệu những kênh đầu tư tham gia và thời gian đầu tư
Bảng 4.2: Những kênh đầu tư đã và đang tham gia
Phản hồi Phần trăm theo mẫu
Bất động sản 9 1,8% 3,3% Đầu tư chứng khoán 191 37,8% 69,7%
Thị trường Forex (đầu tư ngoại tệ) 33 6,5% 12,0% Đầu tư vào các công ty quản lý quỹ 51 10,1% 18,6%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả bảng 4.2 cho thấy, kênh đầu tư nhiều nhất là đầu tư chứng khoán (37,8%), tiếp đến lần lượt là gửi tiền tiết kiệm (30,7%), vàng (13,1%), đầu tư vào các công ty quản lý quỹ (10,0%), Thị trường Forex (đầu tư ngoại tệ) (6,5%) và cuối cùng là bất động sản (1,8%) Các con số thống kê đã chứng tỏ các bạn trẻ thuộc thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh không quan tâm nhiều đến thị trường ngoại tệ và thị trường bất động sản, hầu như mọi người đều có xu hướng lựa chọn các kênh đầu tư tài chính quen thuộc như thị trường chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm.
Hình 4.3: Thống kê Thời gian đầu tư
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Về thời gian đầu tư được thể hiện trong hình 4.3, ta thấy có 45,3% đối tượng đầu tư dưới
1 năm, có 34,3% đối tượng đầu từ 1-3 năm và có 20,4% đối tượng đầu tư trên 3 năm Đây gần như đều là những nhà đầu tư mới và chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính.
4.2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỨ CẤP
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Tiến hành kiểm định thang đo như bảng 4.4 bên dưới cho ra kết quả Cronbach’s Alpha của tất cả nhân tố như đều > 0,6 và tất cả hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, rút ra kết luận tất cả thang đo này phù hợp được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các nhân tố
Nhân tố Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập
Phân tích nhân tố khám phá lần 1:
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO lần 1
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 3008,593
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Kết quả phân tích nhân tố ở bảng 4.5 bên dưới cho thấy chỉ số KMO là 0,872 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, lúc này bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố.
Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax Kết quả cho thấy 26 biến quan sát được chia thành 7 nhóm.
Bảng 4.6: Eigenvalues và Phương sai trích lần 1
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Giá trị tổng phương sai trích = 66,339% > 50%: đạt yêu cầu: khi đó có thể nói rằng 7 nhân tố này giải thích 66,339% biến thiên của dữ liệu Giá trị hệ số Eigenvalues của nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 7 có Eigenvalues là 1,070.
Bảng 4.7: Bảng ma trận xoay
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Thông qua kết quả ma trận xoay ở bảng 4.7, ta thấy rằng tất cả các quan sát đã thỏa mãn điều kiện hệ số tải > 0,5, ngoại trừ biến NT4 nên ta loại biến NT4.
Phân tích nhân tố khám phá lần 2: (loại NT4)
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO lần 2
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 2872,039
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,863 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, lúc này bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố.
Bảng 4.9: Kết quả EFA của các biến độc lập lần 2
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên SPSS
Dựa vào bảng ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix ở trên ta thấy các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 đảm bảo ý nghĩa, cho nên không có biến nào bị loại.
Hệ số Eigenvalue = 1,070 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
Tổng phương sai trích (Cumulative %) = 67,249% lớn hơn 50% Điều này chứng tỏ 7 nhân tố độc lập giải thích được 67,249% mô hình nghiên cứu.
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO biến phụ thuộc
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 658,305
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,837 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 lúc này bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố.
Bảng 4.11: Eigenvalues và Phương sai trích biến phụ thuộc
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax Kết quả cho thấy: giá trị tổng phương sai trích = 76,389% > 50%, khi đó có thể nói rằng nhân tố này giải thích 76,389% biến thiên của dữ liệu.
Tiếp theo là kết quả phân tích ma trận chưa xoay của biến phụ thuộc được thể hiện qua bảng 4.12 như sau:
Bảng 4.12: Bảng ma trận chưa xoay biến phụ thuộc
Biến quan sát Nhân tố
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Ta thấy rằng tất cả các quan sát đã thỏa mãn điều kiện hệ số tải > 0,5 Như vậy ở bảng trên tất cả các quan sát đều đã thỏa mãn điều kiện.
Bảng 4.13: Tóm tắt kết quả chạy ma trận xoay
STT Nhân tố Biến loại Biến còn lại
Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính (SP1, SP2, SP3)
Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính (SP1, SP2, SP3)
Phương tiện truyền thông (TT1,
Phương tiện truyền thông (TT1, TT2, TT3, TT4)
Kỳ vọng nỗ lực (KVNL1, KVNL2, KVNL3)
Kỳ vọng nỗ lực (KVNL1, KVNL2, KVNL3)
Niềm tin và uy tín (NT1, NT2,
Niềm tin và uy tín (NT1, NT2, NT3, NT5)
5 Ảnh hưởng xã hội (AHXH1, AHXH2, AHXH3, AHXH4) Ảnh hưởng xã hội (AHXH1, AHXH2, AHXH3, AHXH4)
Năng lực công nghệ (CN1, CN2,
Năng lực công nghệ (CN1, CN2, CN3, CN4)
Mức độ hiểu biết tài chính (HBTC1, HBTC2, HBTC 3)
Mức độ hiểu biết tài chính (HBTC1, HBTC2, HBTC 3)
Quyết định đầu tư tài chính (QĐ1, QĐ2, QĐ3, QĐ4)
Quyết định đầu tư tài chính (QĐ1, QĐ2, QĐ3, QĐ4)
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
4.2.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu
4.2.3.1 Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4.14: Kết quả tương quan Pearson
QĐ SP TT NT KVN
**: Mức ý nghĩa 1% Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Các giá trị giữa các biến độc lập và phụ thuộc đều có Sig < 0,05 nên giữa các cặp biến độc lập và phụ thuộc đều có tương quan tuyến tính và có ý nghĩa thống kê.
Các giá trị giữa các cặp biến độc lập đều có Sig < 0,05 nên giữa các biến độc lập đó có tương quan tuyến tính, nên có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2.3.2 Phân tích hồi quy đa biến
❖ Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Bảng 4.15: Bảng tóm tắt mô hình
Sai số chuẩn ước lượng
Giá trị Durbin - Watson hìn h
Nguồn: Kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 4.21: Tóm tắt kết quả của phân tích hồi quy
STT Giả thuyết Đánh giá
H1: Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính tác động tích
1 Chấp nhận cực đến quyết định đầu tư tài chính.
H2: Phương tiện truyền thông tác động tích cực đến
2 Chấp nhận quyết định đầu tư tài chính.
H3: Niềm tin và uy tín tác động tích cực đến quyết định
3 Chấp nhận đầu tư tài chính.
H4: Kỳ vọng nỗ lực tác động tích cực đến quyết định đầu
4 Chấp nhận tư tài chính.
H5: Ảnh hưởng xã hội tác động tích cực đến quyết định
5 Chấp nhận đầu tư tài chính.
H6: Năng lực công nghệ tác động tích cực đến quyết định
6 Chấp nhận đầu tư tài chính.
H7: Mức độ hiểu biết tài chính tác động tích cực đến
7 Chấp nhận quyết định đầu tư tài chính.
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Căn cứ vào kết quả nhận được của mô hình phân tích hồi quy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 và H7 đều được chấp nhận Như vậy, tất cả các biến độc lập có tác động tích cực đến biến phụ thuộc và mức độ tác động được sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất như sau: (1) Phương tiện truyền thông; (2) Mức độ hiểu biết tài chính; (3) Niềm tin và uy tín; (4) Kỳ vọng nỗ lực; (5) Năng lực công nghệ; (6) Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính và (7) Ảnh hưởng xã hội.
Yếu tố “Phương tiện truyền thông” có tác động lớn nhất đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Giả thuyết này được chấp nhận vì giá trị Sig gần như bằng 0,000 < 0,05 và hệ số Beta = 0,259 > 0 (cao nhất trong các yếu tố) Chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa biến “quyết định đầu tư tài chính” và biến
“phương tiện truyền thông” là tác động cùng chiều, có ý nghĩa là khi phương tiện truyền thông tăng (giảm) 1 đơn vị thì quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng (giảm) 0,259 đơn vị Kết quả từ biến quan sát thể hiện các bạn trẻ chủ yếu biết đến các sản phẩm, dịch vụ đầu tư tài chính thông qua các nền tảng xã hội như facebook, tiktok, youtube… Bên cạnh đó, họ có xu hướng quyết định đầu tư khi dễ dàng tìm kiếm các thông tin của công ty đầu tư, quảng cáo gây ấn tượng cũng tác động một phần đến các quyết định tìm kiếm của họ Nghiên cứu này có kết quả tương đồng với các nghiên cứu của Tomola Marshal Obamuyi (2013), Yopy Junianto et al (2020), Metin Ozdemir et al (2021),…
Yếu tố “Mức độ hiểu biết tài chính” có mối quan hệ tương quan thuận với quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Với giá trị Sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05 và hệ số Beta = 0,22 lớn hơn 0, giả thuyết này được chấp nhận Điều này cho thấy mối quan hệ giữa biến “quyết định đầu tư tài chính” và biến “mức độ hiểu biết tài chính” là như nhau Vì vậy, khi hệ số mức độ hiểu biết tài chính tăng (giảm) 1 đơn vị thì quyết định đầu tư tài chính sẽ tăng (giảm) 0,22 đơn vị Thực tế sự hiểu biết các kiến thức cơ bản về kinh tế tài chính là điều cần thiết đối với các nhà đầu tư Gen Z, việc đó giúp họ tin rằng biết cách quản lý tài chính cá nhân cũng như hiểu rõ ưu nhược điểm của các hình thức sẽ hỗ trợ trong việc phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý vào các quyết định đầu tư tài chính Cần có đủ kiến thức cơ bản, kinh nghiệm và ý thức để phân tích xem nên đầu tư vào kênh tài chính nào là phù hợp với mục tiêu của bản thân Do đó, yếu tố mức độ hiểu biết tài chính có tác động đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Natalie Gallery et al (2011), Metin Ozdemir et al (2021), Lê Hoàng Anh và nnk (2018), Đặng Lã Tuyết Trinh (2021), Lương Thu Hà và nnk (2021).
Yếu tố “Niềm tin và uy tín” tương quan cùng chiều với quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đây là yếu tố có mức độ tác động lớn thứ ba trong mô hình Giả thuyết này được chấp nhận vì Sig = 0,002 < 0,05 và hệ số Beta 0,157 > 0, qua đó thể hiện mối quan hệ tác động tích cực giữa “quyết định đầu tư tài chính” và “niềm tin và uy tín” Khi đó, niềm tin và uy tín tăng theo một đơn vị thì quyết định đầu tư tài chính tăng tương ứng 0,157 đơn vị và ngược lại Các phát hiện phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tomola Marshal Obamuyi (2013) và Trần Việt Trinh (2019),
Yếu tố thứ tư có tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Mình là “Kỳ vọng nỗ lực” Giá trị Sig = 0,002 nhỏ hơn 0,05 và hệ số Beta = 0,153 mang dấu (+) nên giả thuyết được chấp nhận Các giá trị cũng thể hiện ý nghĩa là khi không xét các yếu tố khác, quan hệ giữa “kỳ vọng nỗ lực” và “quyết định đầu tư tài chính” là mối tương quan thuận chiều, hay nói cách khác khi kỳ vọng nỗ lực tăng (giảm) theo một đơn vị đo lường được quy định trước thì quyết định đầu tư tài chính tăng (giảm) tương ứng 0,153 đơn vị Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lương Thu Hà và nnk (2021).
Tiếp đến là yếu tố “Năng lực công nghệ” có tác động đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Nhìn vào bảng kết quả ta thấy giả thuyết này được chấp nhận vì Sig = 0,002 < 0,05 và hệ số Beta = 0,146 > 0, mang ý nghĩa chứng minh mối quan hệ giữa biến “năng lực công nghệ” và biến “quyết định đầu tư tài chính” là tương quan cùng hướng Nghĩa là khi năng lực công nghệ tăng lên 1 đơn vị thì quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,259 đơn vị và ngược lại Nghiên cứu có kết quả phù hợp với các nghiên cứu của Yopy Junianto et al.
(2020), Metin Ozdemir et al (2021), Trần Việt Trinh (2019),…
Yếu tố “Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính” có giá trị Sig bằng 0,031 nhỏ hơn 0,05 và hệ số Beta bằng 0,1 mang dấu dương nên giả thuyết “Sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính có tác động tích cực đến quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được chấp nhận Điều này cho thấy mối quan hệ tương quan thuận chiều giữa biến “sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính” và biến “quyết định đầu tư tài chính” Hay nói cách khác, khi hệ số sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính tăng (giảm) 1 đơn vị thì quyết định đầu tư tài chính sẽ tăng (giảm) tương ứng 0,1 đơn vị Điều này cũng hoàn toàn hợp lý và có ý nghĩa trong thực tế hiện nay vì mọi người có xu hướng sẽ xem xét sản phẩm và dịch vụ có mức phí và lãi suất có lợi cho họ hay không để quyết định đầu tư Chính vì thế đây sẽ là một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các công ty và tổ chức đầu tư trên thị trường tài chính Do đó, yếu tố này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Robert A Nagy & Robert W Obenberge (1994), Tomola Marshal Obamuyi (2013), Trần Việt Trinh (2019),…
Cuối cùng, yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” tác động tích cực với quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Giả thuyết H7 được chấp nhận vì Sig 0,038 < 0,05 và hệ số Beta hiệu chỉnh = 0,094 > 0 Đây là có yếu tố có hệ số Beta nhỏ nhất, đồng nghĩa là yếu tố có mức độ tác động đến biến phụ thuộc ít nhất Các giá trị chứng minh rằng mối quan hệ giữa biến “ảnh hưởng xã hội” và biến “quyết định đầu tư tài chính” là tương quan thuận chiều, mang ý nghĩa khi ảnh hưởng xã hội tăng (giảm) một đơn vị thì quyết định đầu tư tài chính của thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng (giảm) 0,094 đơn vị Đa số các nhà đầu tư thuộc thế hệ Z bị tác động bởi lời nói của những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội nghĩ rằng họ nên đầu tư tài chính và những người quan trọng với họ (như bạn bè, người thân đã và đang đầu tư) Vì vậy, kết quả phân tích được tương ứng với kết quả các nghiên cứu trước đây của Robert
A Nagy & Robert W Obenberge (1994), Natalie Gallery et al (2011), Tomola Marshal Obamuyi (2013), Lương Thu Hà và nnk (2021).
Chương 4, tác giả thực hiện khảo sát thông qua gửi bảng câu hỏi trực tiếp và gián tiếp thông qua Google Drive cho 300 nhà đầu tư thuộc Gen Z tại thành phố Hồ Chí Minh.Tiếp đến nghiên cứu định lượng những yếu tố được xây dựng từ mô hình ở chương trước bằng việc phân tích dữ liệu sơ cấp với thông kê mô tả, phân tích dữ liệu thứ cấp với kiểm định Cronbach’ Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng hệ số KMO và kiểm định Bartlett, kiểm định mô hình nghiên cứu với phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến Kết quả nghiên cứu thực nghiệm làm cơ sở để tác giả đưa ra kết luận và những hàm ý quản trị nhằm giúp cho các công ty và tổ chức tài chính nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới tại chương 5.